Tải bản đầy đủ (.pdf) (602 trang)

Địa lý và lịch sử các tỉnh thành Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.4 MB, 602 trang )










Ebooks Team
1
61 tỉnh thành Việt Nam

Mục lục
Mục lục 1
Bản đồ địa hình Việt Nam 3
Bản đồ vị trí các tỉnh 4
Vài hàng tổng quát 5
An Giang 14
Bà Rịa - Vũng Tàu 24
Bạc Liêu 40
Bắc Cạn 46
Bắc Giang 52
Bắc Ninh 60
Bến Tre 72
Bình Dương 80
Bình Định 86
Bình Phước 98
Bình Thuận 102
Cà Mau 110


Cao Bằng 116
Cần Thơ 122
Đà Nẵng 129
Đắc Lắc 140
Đồng Nai 149
Đồng Tháp 159
Gia Lai 169
Hà Giang 175
Hà Nam 181
Hà Nội 188
Hà Tây 206
Hà Tĩnh 223
Hải Dương 234
Hải Phòng 246
Hòa Bình 256
Hưng Yên 263
Khánh Hòa 271
Kiên Giang 282
Kon Tum 292
Lai Châu 298
Lạng Sơn 304
Lào Cai 313
Lâm Đồng 323
Long An 334
Nam Định 340
2
Nghệ An 352
Ninh Bình 363
Ninh Thuận 376
Phú Thọ 382

Phú Yên 389
Quảng Bình 397
Quảng Nam 407
Quảng Ngãi 423
Quảng Ninh 432
Quảng Trị 455
Sài Gòn 463
Sóc Trăng 493
Sơn La 499
Tây Ninh 504
Thái Bình 509
Thái Nguyên 517
Thanh Hóa 525
Thừa Thiên - Huế 539
Tiền Giang 560
Trà Vinh 569
Tuyên Quang 575
Vĩnh Long 579
Vĩnh Phúc 588
Yên Bái 596
3

4

5

Vài hàng tổng quát
Diện tích : 330.991 cây số vuông.
Dân số : (2001) 78.685.800 người.
Thủ đô :

Hà Nội
VỊ TRÍ :
Kinh tuyến : 102° 10' - 109° 30' Ðông.
Vĩ tuyến : 8° 30' - 23° 22' Bắc.
Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một dải đất hình chữ S, nằm ở trung
tâm khu vực Ðông Nam Á, ở phía Ðông bán đảo Ðông Dương, phía Bắc giáp Trung
Quốc, phía Tây giáp Lào, Campuchia, phía Ðông và Nam trông ra biển Ðông và
Thái Bình Dương. Bờ biển Việt Nam dài 3260 km, biên giới đất liền dài 3730 km.
Trên đất liền, từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam (theo đường chim bay) dài 1650
km, từ điểm cực Ðông sang điểm cực Tây nơi rộng nhất 600 km (Bắc bộ), 400 km
(Nam bộ), nơi hẹp nhất 50 km (Quảng Bình).
Việt Nam là đầu mối giao thông từ Ấn Ðộ Dương sang Thái Bình Dương.
KHÍ HẬU :
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới có gió mùa, có ánh nắng
chan hoà, lượng mưa dồi dào và độ ẩm cao. Một số nơi gần chí tuyến hoặc vùng
núi cao có tính chất khí hậu ôn đới.
Nhiệt độ trung bình từ 22 đến 27°C, rất thích hợp với khách du lịch. Tuy nhiên
6
nhiệt độ trung bình ở từng nơi có khác nhau, Hà Nội 23°C, thành phố Hồ Chí Minh
26°C, Huế 25°C.
Khí hậu Việt Nam có hai mùa rõ rệt, mùa khô rét (từ tháng 11 đến tháng 4 năm
sau), mùa mưa nóng (từ tháng 5 đến tháng 10), nhiệt độ thay đổi theo mùa rõ rệt
nhất ở các tỉnh phía Bắc, giao động nhiệt độ giữa các mùa chênh nhau đến 12°C.
Ở các tỉnh phía Nam, sự chênh lệch nhiệt độ giữa các mùa không đáng kể, chỉ
khoảng 3°C. Ở các tỉnh phía bắc, khí hậu thay đổi bốn mùa : Xuân, Hạ, Thu,
Ðông.
ĐỊA HÌNH :
Lãnh thổ Việt Nam bao gồm 3 phần 4 là đồi núi. Bốn vùng núi chính là :
Vùng núi Ðông Bắc (còn gọi là Việt Bắc).
Kéo dài từ thung lũng sông Hồng đến vịnh Bắc bộ. Tại đây có nhiều danh lam

thắng cảnh nổi tiếng như các động Tam Thanh, Nhị Thanh (Lạng Sơn), hang Pắc
Pó, thác Bản Giốc (Cao Bằng), hồ Ba Bể (Bắc Cạn), núi Yên Tử, vịnh Hạ Long
(Quảng Ninh). Ðỉnh núi Tây Côn Lĩnh cao nhất vùng Ðông Bắc : 2431 m.
Vùng núi Tây Bắc
Kéo dài từ biên giới phía Bắc (giáp Trung Quốc) tới miền Tây tỉnh Thanh Hoá. Ðây
là vùng núi cao hùng vĩ, có Sa Pa (Lào Cai) ở độ cao 1500 m so với mặt biển, nơi
nghỉ mát lý tưởng, nơi tập trung đông các tộc người H' Mông, Dao, Kinh, Tày, Giáy,
Hoa, Xá Phó
Vùng núi Tây Bắc còn có di tích chiến trường lừng danh Ðiện Biên Phủ và đỉnh núi
Phan - Xi - Păng, cao 3143 m.
Vùng núi Trường Sơn Bắc
7
Từ miền Tây tỉnh Thanh Hoá đến vùng núi Quảng Nam - Ðà Nẵng, có động Phong
Nha (Quảng Bình) kỳ thú và những đường đèo nổi tiếng như đèo Ngang, đèo Hải
Vân Ðặc biệt có đường mòn Hồ Chí Minh được thế giới biết đến nhiều bởi những
kỳ tích của người Việt Nam trong cuộc kháng chiến vĩ đại lần thứ hai.
Vùng núi Trường Sơn Nam
Nằm ở phía Tây các tỉnh Nam Trung bộ. Sau những khối núi đồ sộ là một vùng đất
rộng lớn được gọi là Tây Nguyên (cao nguyên phía Tây). Vùng đất đầy huyền thoại
này còn chứa đựng nhiều điều bí ẩn về thực vật, động vật, nhất là nền văn hóa
đặc sắc của các bộ tộc ít người. Thành phố Ðà Lạt, nơi nghỉ mát lý tưởng được
hình thành từ cuối thế kỷ 19.
Việt Nam có hai đồng bằng lớn là đồng bằng châu thổ sông Hồng và đồng bằng
châu thổ sông Cửu Long
Ðồng bằng sông Hồng (đồng bằng Bắc bộ).
Rộng khoảng 15.000 km² được bồi tụ bởi phù sa của hai con sông lớn là sông
Hồng và sông Thái Bình. Ðây là địa bàn cư trú của người Việt cổ, cũng là nơi hình
thành nền văn minh lúa nước.
Ðồng Bằng sông Cửu Long (đồng bằng Nam bộ).
- Rộng khoảng 36.000km², là vùng đất phì nhiêu, khí hậu thuận lợi. Ðây là vựa lúa

lớn nhất của Việt Nam.
Trên lãnh thổ Việt Nam có hàng nghìn con sông lớn, nhỏ. Dọc bờ biển, cứ khoảng
20 km lại có một cửa sông, do đó hệ thống giao thông thủy khá thuận lợi.
Hai hệ thống sông quan trọng là sông Hồng ở miền Bắc và sông Mê Kông (còn gọi
là Cửu Long) ở miền Nam.
8
Việt Nam có 3260 km bờ biển, nếu có dịp đi dọc theo bờ biển Việt Nam bạn sẽ
được đắm mình trong làn nước xanh của những bãi biển đẹp như Trà Cổ, Sầm Sơn,
Lăng Cô, Non Nước, Nha Trang, Vũng Tàu, Hà Tiên Có nơi núi ăn lan ra biển tạo
thành vẻ đẹp kỳ thú như vịnh Hạ Long, đã được UNESCO công nhận là di sản thiên
nhiên thế giới.
Việt Nam có nhiều hải cảng lớn như Hải Phòng, Ðà Nẵng, Qui Nhơn, Cam Ranh,
Vũng Tàu, Sài Gòn
Giữa vùng biển Việt Nam còn có hệ thống đảo và quần đảo gồm hàng ngàn đảo
lớn nhỏ nằm rải rác từ Bắc đến Nam, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa.
Rừng và đất rừng chiếm một diện tích lớn trên lãnh thổ Việt Nam. Các khu rừng
quốc gia được nhà nước bảo vệ và có kế hoạch phát triển du lịch sinh thái bền
vững. Những khu rừng quí đó lại được thiên nhiên "chia" cho nhiều địa phương
trên cả nước : rừng Ba Vì (Hà Tây), rừng Cát Bà (Hải Phòng), rừng Cúc Phương
(Ninh Bình), rừng Bạch Mã (Huế), rừng Cát Tiên (Ðồng Nai), rừng Côn Ðảo v.v
Việt Nam là nước có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú. Dưới lòng đất có
nhiều khoáng sản quí như : thiếc, kẽm, bạc, vàng, angtimoan, đá quí, than đá. ở
thềm lục địa của Việt Nam có nhiều dầu mỏ, khí đốt.
Nguồn suối nước khoáng cũng rất phong phú : suối khoáng Quang Hanh (Quảng
Ninh), suối khoáng Hội Vân (Bình Ðịnh), suối khoáng Vĩnh Hảo (Bình Thuận), suối
khoáng Dục Mỹ (Nha Trang), suối khoáng Kim Bôi (Hoà Bình) v.v

*
9

Lược sử
Từ đầu thời đại đồng thau, các bộ lạc người Việt đã định cư chắc chắn ở Bắc Bộ
và Bắc Trung Bộ. Bấy giờ có khoảng 15 bộ lạc Lạc Việt sống chủ yếu ở miền trung
du và đồng bằng Bắc Bộ, hàng chục bộ lạc Âu Việt sống chủ yếu ở miền Việt Bắc.
Tại nhiều nơi, người Lạc Việt và người Âu Việt sống xen kẽ với nhau, bên cạnh các
thành phần dân cư khác.
Do nhu cầu trị thuỷ, nhu cầu chống ngoại xâm và do việc trao đổi kinh tế, văn hoá
ngày càng gia tăng, các bộ lạc sinh sống gần gũi nhau có xu hướng tập hợp và
thống nhất lại. Trong số các bộ lạc Lạc Việt, bộ lạc Văn Lang hùng mạnh hơn cả.
Thủ lĩnh bộ lạc này là người đứng ra thống nhất tất cả các bộ lạc Lạc Việt, dựng
lên nước Văn Lang, tự xưng là vua, mà sử cũ gọi là Hùng Vương và con cháu ông
nhiều đời về sau vẫn nối truyền danh hiệu đó.
Căn cứ vào các tài liệu sử học, có thể tạm xác định địa bàn nước Văn Lang tương
ứng với vùng Bắc Bộ và bắc Trung Bộ nước ta hiện nay cùng với một phần phía
nam Quảng Ðông, Quảng Tây (Trung Quốc). Thời gian tồn tại của nước Văn Lang
khoảng từ đầu thiên niên kỷ I trước Công nguyên đến thế kỷ 3 trước Công nguyên.
Năm 221 trước Công Nguyên, Tần Thuỷ Hoàng cho quân xâm lược đất của toàn
bộ các nhóm người Việt. Thục Phán, thủ lĩnh liên minh các bộ lạc Âu Việt, được tôn
làm người lãnh đạo cuộc chiến chống Tần. Năm 208 trước Công Nguyên, quân Tần
phải rút lui. Với uy thế của mình, Thục Phán xưng vương (An Dương Vương), liên
kết các bộ lạc Lạc Việt và Âu Việt lại, dựng nên nước Âu Lạc.
Năm 179 trước Công Nguyên, Triệu Đà, vua nước Nam Việt, tung quân đánh
chiếm Âu Lạc. Cuộc kháng cự của An Dương Vương thất bại. Suốt 7 thế kỷ tiếp đó,
10
mặc dù các thế lực phong kiến phương Bắc thay nhau đô hộ, chia nước ta thành
nhiều châu, quận với những tên gọi khác lạ mà chúng đặt ra, nhưng vẫn không
xoá nổi cái tên "Âu Lạc" trong ý thức, tình cảm và sinh hoạt thường ngày của nhân
dân ta.
Mùa xuân năm 542, Lý Bí khởi nghĩa đánh đuổi quân Lương, giải phóng lãnh thổ.
Tháng 2-544, Lý Bí lên ngôi Hoàng đế, đặt quốc hiệu là Vạn Xuân, khẳng định

niềm tự tôn dân tộc, tinh thần độc lập và mong muốn đất nước được bền vững
muôn đời.
Chính quyền Lý Bý tồn tại không lâu rồi lại rơi vào vòng đô hộ của các triều đại
phong kiến phương Trung Quốc (từ năm 602). Quốc hiệu Vạn Xuân bị vùi dập và
chỉ được khôi phục sau khi Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán bằng chiến thắng
Bặch Ðằng năm 938, chấm dứt thời kỳ Bắc thuộc.
Năm 968, Ðinh Bộ Lĩnh dẹp yên các sứ quân cát cứ, thống nhất quốc gia, lên
ngôi Hoàng đế và cho đổi quốc hiệu là Ðại Cồ Việt (nước Việt lớn). Quốc hiệu này
duy trì suốt đời Ðinh (968-979), Tiền Lê (980-1009) và đầu thời Lý (1010-1053).
Năm 1054, nhân điềm lành lớn là việc xuất hiện một ngôi sao sáng chói nhiều
ngày mới tắt, nhà Lý liền cho đổi tên nước là Ðại Việt và quốc hiệu Ðại Việt được
giữ nguyên đến hết thời Trần.
Tháng 3-1400, Hồ Quý Ly phế Trần Thiếu Ðế, lập ra nhà Hồ và cho đổi tên nước
thành Ðại Ngu ("ngu" tiếng cổ có nghĩa là "sự yên vui"). Quốc hiệu đó tồn tại đến
khi giặc Minh đánh bại triều Hồ (tháng 4-1407).
Sau 10 năm kháng chiến (1418-1427), cuộc khởi nghĩa chống Minh của Lê Lợi toàn
thắng. Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi, đặt tên nước là Ðại Việt (lãnh thổ nước ta lúc
11
này về phía Nam đã tới Huế). Quốc hiệu Ðại Việt được giữ qua suốt thời hậu Lê
(1428-1787) và thời Tây Sơn (1788-1810).
Năm 1802, Nguyễn Ánh đăng quang, mở đầu thời Nguyễn và cho đổi tên nước là
Việt Nam, Quốc hiệu Việt Nam được công nhận hoàn toàn về mặt ngoại giao để
trở thành chính thức vào năm 1804. Tuy nhiên, hai tiếng "Việt Nam" lại thấy xuất
hiện từ khá sớm trong lịch sử nước ta. Ngay từ cuối thế kỷ 14 đã có một bộ sách
nhan đề Việt Nam thế chí do trạng nguyên Hồ Tông Thốc biên soạn. Cuốn Dư địa
chí của Nguyễn Trãi (đầu thế kỷ 15) nhiều lần nhắc đến hai chữ "Việt Nam". Ðiều
này còn được đề cập rõ ràng trong những tác phẩm của trạng Trình Nguyễn Bỉnh
Khiêm (1491-1585), chẳng hạn ngay trang mở đầu tập Trình tiên sinh quốc ngữ đã
có câu : "Việt Nam khởi tổ xây nền". Người ta cũng tìm thấy hai chữ "Việt Nam"
trên một số tấm bia khắc từ thế kỷ 16-17 như bia chùa Bảo Lâm (1558) ở Hải

Phòng, bia chùa Cam Lộ (1590) ở Hà Tây, bia chùa Phúc Thành (1664) ở Bắc
Ninh Ðặc biệt bia Thuỷ Môn Ðình (1670) ở biên giới Lạng Sơn có câu đầu : "Việt
Nam hầu thiệt, trấn Bắc ải quan" (đây là cửa ngõ yết hầu của nước Việt Nam và là
tiền đồn trấn giữ phương Bắc). Về ý nghĩa, phần lớn các giả thuyết đều cho rằng
từ "Việt Nam" kiến tạo bởi hai yếu tố : chủng tộc và địa lý (người Việt ở phương
Nam).
Ðến đời vua Minh Mạng (1820-1840), quốc hiệu được đổi thành Ðại Nam. Dù vậy,
hai tiếng "Việt Nam" vẫn được sử dụng rộng rãi trong các tác phẩm văn học, trong
nhiều giao dịch dân sự và quan hệ xã hội.
Ngày 19-8-1945, Cách mạng Tháng Tám thành công, lật đổ hoàn toàn ách
thống trị phong kiến và thực dân, mở ra một kỷ nguyên mới. Ngày 2-9-1945, Chủ
12
tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng
hoà.
Suốt 30 năm tiếp theo, tuy đất nước lâm vào cảnh chiến tranh, rồi chia cắt, hai
tiếng "Việt nam" vẫn được phổ biến từ Bắc chí Nam và trở thành thân thiết, thiêng
liêng với mọi người.
Ngày 30-4-1975, miền Nam được giải phóng, non sông quy về một mối. Ngày 2-
7-1976, trong kỳ họp đầu tiên của Quốc hội nước Việt Nam thống nhất, toàn thể
Quốc hội đã nhất trí lấy tên nước là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hiến
pháp năm 1980 và hiến pháp năm 1992 tiếp tục khẳng định quốc hiệu đó, đưa nó
trở thành chính thức cả về pháp lý lẫn trên thực tế.
Ngôn ngữ
Việt Nam là đất nước có 54 dân tộc. Mỗi dân tộc đều có tiếng nói và sắc thái văn
hoá riêng nhưng lại có chung một nền văn hoá thống nhất. Tính thống nhất của
nền văn hoá Việt Nam biểu hiện ở ý thức cộng đồng, gắn bó giữa các dân tộc với
nhau trong quá trình dựng nước và giữ nước. Tiếng Việt được sử dụng là tiếng phổ
thông, là công cụ giao tiếp chung của các dân tộc sống trên dải đất Việt Nam.
Cùng với sự phát triển của đất nước, ngày nay để phục vụ cho giao lưu quốc tế
nhiều ngôn ngữ nước ngoài cũng được sử dụng ở Việt Nam như tiếng Anh, Pháp,

Nga, Hoa, Ðức
Nền tảng văn hoá truyền thống của Việt Nam là văn hoá dân gian. Ðó là kho tàng
văn hoá giàu có phong phú với những truyện thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, ca
dao, hò vè , là những làn điệu dân ca, các hình thức sân khấu dân gian phong
phú. Nền văn hóa dân gian ấy đã phát triển dưới dạng truyền miệng trước khi có
13
chữ viết ở Việt Nam.
Song song với dòng văn học truyền miệng, nền văn học bác học bắt đầu xuất hiện
ở Việt Nam với các tác phẩm viết bằng chữ Hán (thế kỷ thứ X). Trong suốt một
thời gian dài, các nền văn hoá phương Bắc, văn hoá ấn Ðộ thông qua đạo Phật,
đạo Nho đã ảnh hưởng sâu sắc đến nền văn học và chữ viết của Việt Nam. Tuy
nhiên bản sắc của văn hoá Việt Nam vẫn được bảo vệ và phát triển với việc xuất
hiện văn học chữ Nôm (cải biên của chữ Hán theo âm tiếng Việt) vào thế kỷ XIII.
Ðặc biệt vào thế kỷ XVII, một số giáo sĩ phương Tây đã sử dụng chữ cái La Tinh
để phiên âm tiếng Việt và nhờ vậy đã ra đời chữ Quốc ngữ. Sau hai thế kỷ, chữ
Quốc ngữ đã ngày càng phổ biến và trở thành chữ viết chính thức của Việt Nam.
Từ cuối thế kỷ XIX, dòng văn học bằng chữ quốc ngữ đã ra đời và phát triển mạnh
mẽ (văn xuôi, văn vần, truyện, thơ, ). Sau Cách mạng tháng Tám, nền văn học
hiện đại Việt Nam đã chuyển sang một giai đoạn mới mang tính dân tộc và tính
hiện đại sâu sắc. Việt Nam đã giới thiệu nhiều thành tựu văn học của mình, từ văn
học cổ điển đến văn học hiện đại ra nước ngoài và nhiều tác phẩm, tác giả Việt
Nam đã được thế giới biết đến.

*




14
An Giang

Diện tích : 3424 km².
Dân số : 1.592.600 người (2001).

Tỉnh lỵ : Thành phố Long Xuyên.
Thò xã : Thò xã Châu Đốc.
Các huyện : Chợ mới, An Phú, Tân Châu, Phú Tân, Châu Phú, Tònh Biên, Tri Tôn,
Châu Thành, Thoại Sơn.
Dân tộc : Việt (Kinh), Khmer, Chăm, Hoa
An Giang là một tỉnh miền Tây Nam bộ thuộc đồng bằng sông Cửu Long, bắt đầu
từ chỗ sông Mê Kông chảy vào nước ta được chia làm đôi. Phía đông và đông bắc
An Giang giáp đồng Tháp, phía đông nam giáp Cần Thơ, phía nam và tây nam
giáp Kiên Giang, phía tây giáp Cam Pu Chia. Khác với các tỉnh đồng bằng sông
Cửu Long, bên cạnh vùng đồng bằng phù sa, An Giang còn có một miền núi nhỏ,
dài 30 km, rộng 13 km. Đó là đám bảy núi (Thất Sơn) ở các huyện Tònh Biên, Tri
Tôn. Phía tây tỉnh chạy song song với biên giới là kênh Vónh Tế, được đào năm
1823 nối từ Châu Đốc đến Hà Tiên.
An Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình
27°C,
cao nhất từ 35 - 36°C vào tháng 4 và tháng 5, thấp nhất từ 20 - 21°C vào tháng 12
và tháng 1. Lượng mưa trung bình 1400 - 1500 mm, có hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ
tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Hàng năm An
Giang vẫn đón nhận con nước lũ khoảng từ 2,5 tháng đến 5 tháng và hình thành
"mùa nước nổi".
An Giang là tỉnh đứng đầu cả nước về sản lượng lúa (trên 2 triệu tấn), ngoài cây
lúa còn trồng bắp, đậu nành và nuôi trồng thủy sản nước ngọt như cá, tôm An
Giang còn nỗi tiếng với các nghề thủ công truyền thống như lụa Tân Châu, mắm
Châu Đốc, mộc chợ Thủ, bánh phồng Phú Tân, khô bò và các mặt hàng tiêu dùng.
Đặc biệt là nghề dệt vải thủ công lâu đời của đồng bào Chăm và nghề nuôi cá bè
đặc trưng của vùng sông nước.
Thành phố Long Xuyên trên hữu ngạn sông Hậu, cách Sài Gòn 189 km , được

hình thành vào đầu thế kỷ 19.
15
An Giang được nhiều du khách biết đến với các danh lam thắng cảnh : Núi Sam,
Chùa Bà Chúa Xứ, núi Cấm, hệ thống hang động Thủy Đài Sơn, Anh Vũ Sơn, Sơn
Viên Cô Tô.
Sinh hoạt, kinh tế
Dân chúng sinh sống trong tỉnh An Giang phần lớn là người Kinh, kế đến là người
Việt gốc Khmer, gốc Chàm và gốc Trung Hoa. Các tôn giáo là đạo Phật, Hòa Hảo,
Cao Đài và Thiên Chúa.
Nông nghiệp là nghề căn bản của đồng bào ta tại An Giang. Ngoài hoa màu chính
là lúa gạo, còn có các loại nông sản phụ đáng kể là ngô, đậu xanh, các loại rau,
các loại dưa, cầu (na), chuối, dừa, thuốc lá, dâu, thốt nốt Đường thốt nốt rất
ngon.
Núi Ba Thê có mỏ vỏ sò rất lớn. Vỏ sò tiện dùng trong nông nghiệp và chế biến
thức ăn trong nuôi gia súc. Núi Sập có mỏ đá hoa cương dùng cho xây cất và tráng
thạch dùng làm đồ trang sức.
Những vùng gần sông ngòi, kinh rạch, dân ta hành nghề đánh cá, tôm , nuôi vòt và
làm nước mắm, cá khô. Trước năm 1975, hai nghành đánh cá và nuôi gia súc phát
triển mạnh trong tỉnh. Việc nuôi cá ở ao hồ rất phát đạt, nhất là nuôi cá tra. Đặc
biệt, vùng cù lao Ông Chưởng có rất nhiều cá, tôm, nên miền Nam có câu ca dao :
"Ba phen quạ nói với diều.
Cù lao Ông Chưởng có nhiều cá tôm".
"Ông Chưởng" là tiếng gọi tắt chức "Chưởng dinh" của ông Nguyễn Hữu Cảnh khi
đem quân đi dẹp giặc ở biên giới Việt - Miên, sau Miên Chúa phải đi cầu hòa.
Đây là cù lao lớn và trù phú nhất Long Xuyên, huyện Chợ Mới sầm uất như một
tỉnh lỵ ở miền Tây. Ngoài ra nghề mộc làm bàn ghế, đóng ghe tàu và dệt vải cũng
rất thònh hành.
Rừng núi Châu Đốc mang lại nhiều lợi ích cho tỉnh, đặt biệt là gỗ quý như : giáng
hương, cao, gõ, mù u. Núi Sam và núi Trá Sư có đá tràng thạch, đá hoa cương và
các loạïi đá dùng trong công nghiệp. Núi Dài, núi Cô Tô có mỏ đá hạt lóng lánh

dùng làm trang sức. Đá đem lại nguồn lợi rất lớn cho tỉnh. Châu Đốc còn có ong
mật, ong ruồi đem lại số lượng sáp ong, mật ong khá nhiều. Dân ta dùng lá ở các
16
rừng tràm chế biến dầu nóng. Vùng rừng Thất Sơn có trên 150 loại cây làm thuốc
nam.
Hai sông Tiền, sông Hậu Giang có nhiều cá và dân chúng cũng nuôi thêm cá nước
ngọt ở ao hồ. Rừng tràm có cá đồng, cá linh làm nước mắm ngon. Ai về Châu Đốc
cũng phải thưởng thức thổ sản là mắm Châu Đốc ngon nổi tiếng.
Trong các ngành nuôi gia súc, nghề nuôi bò thònh hành nhất. Dân chúng hợp "chợ
trâu bò" rất đông dưới chân núi Sam mỗi tháng ba lần. Tục ngữ có câu :
"mắm Châu Đốc, dốc Nam Vang, bò Châu Giang, kinh Vónh Tế".
Châu Đốc có nhiều ao hồ thiên nhiên. Đặt biệt là hồ "Bủng Bình Thiên" ở giữa
Khánh Bình và Nhơn Hội, rộng trên 300 mẫu, có nhiều tôm cá.
Ngoài ra dân chúng còn trồng thuốc lá, dâu tằm, dệt lụa, nhuộm hàng và các
nghành nghề tiểu thủ công nghiệp khác. Nghề trồng dâu nuôi tằm ỡ quận Tân
Châu khá phổ biến. Việc nuôi tằm rất cực khi tầm ăn "ăn ba, ăn rỗi". Tục ngữ có
câu "làm ruộng ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng" là vậy. Tơ lụa lãnh Tân
Châu nổi tiếng khắp nơi.
Lược sử
An Giang thuộc Thủy Chân Lạp, được vua Nặc Tôn dâng cho chúa Nguyễn Phúc
Khoát (1738 - 1765) để đền ơn lập mình lên vua và giúp dẹp nội loạn.
Năm Đinh Sửu 1757, đất An Giang thuộc ba đạo : Đạo Đông Khẩu (xứ Sa Đéc),
đạo Tân Châu (xứ Cù Lao ở Hậu Giang) và đạo Châu Đốc (xứ Châu Đốc ở Hậu
Giang). Tất cả ba đạo đều thuộc dinh Long Hồ. Nam Kỳ, thời các chúa Nguyễn
được chia làm bốn dinh, ba dinh kia là Trấn Biên tức Biên Hòa, Phiên Trấn tức
Gia Đònh và Trấn Đònh tức Đònh Tường. Năm 1805, Gia Long chia Nam Kỳ làm
năm trấn, lúc đó đất An Giang và Vónh Long họp thành trấn Vónh Thanh.
Năm 1832, Minh Mạng đổi các trấn thành tỉnh và Nam Kỳ gọi là Gia Đònh. An
Giang trở thành tỉnh riêng gồm hai phủ Tuy Biên, Tân Thành và bốn huyện Tây
Xuyên, Phong Phú, Đông Xuyên và Vónh An dưới quyền cai trò của tổâng đốc An -

Hà (An Giang - Hà Tiên).
Thời Pháp thuộc, đất An Giang bò chia ra thuộc sáu tỉnh mới : Long Xuyên, Châu
Đốc, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cần Thơ và Sa Đéc.
17
Khi quân Pháp tiến chiếm các tỉnh miền Tây thì người dân An Giang đã theo hai
anh hùng Võ Duy Dương và Trần Văn Thành kháng chiến. Các đồn bót của giặc
quanh vùng Long Xuyên không bao giờ yên ổn với các cuộc tấn công của nghóa
quân.
Năm 1910 một số nhà cách mạng Đông Kinh Nghóa Thục bò Pháp đày an trí tại
miền Nam, trong số này có hai ông Lê Đại, Dương Bá Trạc bò đưa về Long Xuyên.
Nhưng sau đó hai ông vẫn bí mật hoạt động, mở trường dạy học, truyền bá tinh
thần yêu nước đến thanh niên.
Năm 1914, anh hùng Lương Ngọc Quyến xuống miền Nam để liên lạc với những
người yêu nước, ông vào Sài Gòn rồi xuống Long Xuyên tiếp xúc với bạn cũ là
Dương Bá Trạc và gặp cả tên Nguyễn Bá Trác, bạn học ở Nhật. Lúc bấy giờ, tên
này đã lén lút làm điềm chỉ cho quân Pháp; sau đó, hắn đã bảo cho Pháp chận
đường Lương Ngọc Quyến ở biên giới Lào - Campuchia nhưng không thành.
Tháng 8-1862, triều đình Tự Đức nhu nhược muốn hàng quân Pháp nên ra lệnh
Chánh Quản Cơ Trần Văn Thành (người làng Bình Thạnh Đông, quận Châu Phú)
mang quân đi bắt anh hùng Võ Duy Dương. Thay vì mở cuộc hành quân, ông đến
bản dinh Thiên Hộ Dương một mình cho xem chiếu chỉ và giúp ý kiến chiêu mộ
thêm nghóa quân đợi ngàøy khởi nghóa. Năm 1863, anh hùng Nguyễn Hữu Huân lui
quân từ Đònh Tường về Châu Đốc, tiếp tục hoạt động, kêu gọi mọi người tham gia
kháng chiến.
Tháng 6 năm 1867, đại quân thủy bộ của De la Grandière kéo đến tỉnh. Tổng đốc
Châu Đốc lập kế hoạch bắt cóc bọn quan Pháp nhưng thất bại. Thành Châu Đốc
lọt vào tay giặc. Anh hùng Trần Văn Thành và đề đốc Văn đưa nghóa quân chiếm
giữ vùng Lăng Linh làm căn cứ "đoàn binh Gia Nghò", rồi tiến đánh các đồn trại
của giặc quanh vùng Châu Đốc và Long Xuyên. Năm 1872, ông chiếm khu rừng
"Bảy Thưa" (thuộc làng Tú Tề), đánh Pháp quyết liệt ở Tri Tôn, Tònh Biên, Chắc

Cà Đao. Ngày 20 tháng 2 năm 1873, nhờ Trần Bá Lộc hướng dẫn, đại binh Pháp
tấn công rừng "Bảy Thưa", anh hùng Trần Văn Thành và đề đốc Văn tử trận.
Trên bước đường đấu tranh cứu nước, nhiều nhà cách mạng đã xuống các tỉnh
miền Nam và đến Châu Đốc để liên lạc với những người yêu nước. Năm 1904,
18
anh hùng Phan Bội Châu ghé quận Châu Phú; năm 1909, ông Cường Để từ Mỹ
Tho đến quận Tân Châu, rồi sang Cao Lãnh
Năêm 1940, ảnh hưởng giáo lý Phật giáo Hòa Hảo lan rộng khắp nơi ở miền Nam,
trở thành một phong trào quốc gia dân tộc khiến quân Pháp nao núng. Chúng liền
bắt đức thầy Huỳnh Phú Sổ mang về Sài Gòn, sau đó đem về quản thúc tại Bạc
Liêu. Ở bất cứ đâu, đức thầy vẫn tiếp tục truyền rộng trong quần chúng. Đầu năm
1945, sau khi Nhật đảo chính Pháp, đức thầy thành lập Việt Nam Độc Lập Đồng
Minh Hội để tranh thủ nền độc lập cho Việt Nam.
Phong cảnh, di tích
Khu Du Lòch Núi Cấm (Huyện Tònh Biên) : Cách thò xã Châu Đốc 30 km, là một
ngọn trong dãy "Thất Sơn" hùng vó của An Giang, trong đó có núi Cấm cao 710 m.
Đường đi lên dốc núi thoải mái dễ đi, trên sườn núi có nhiều cảnh đẹp như suối
Thanh Lang, động Thủy Liêm, hang Vồ Bồ Hong, vườn cây ăn quả, đặc biệt khí
hậu ở núi Cấm rất mát mẻ. Đến khu du lòch núi Cấm, du khách sẽ được tham quan
thắng cảnh núi non, hồ chứa nước Otuka Sa, thảm cỏ xanh tươi.
Khu Du Lòch Núi Sam : Di tích núi Sam thuộc xã Vónh Tế, phía tây thò xã Châu
Đốc. Từ thò xã Long Xuyên đến thò xã Châu Đốc 56 km theo đường liên tỉnh 10 đi
5 km nữa thì đến núi Sam. Núi Sam cao 284 m nằm giữa cánh đồng, có đường đá
trải nhựa dài 5 km cho xe chạy vòng quanh lên tận đỉnh núi. Núi Sam cùng núi
Bảy là những cao điểm án ngữ biên giới Campuchia. Núi thấp có nhiều đường
mòn, nhiều ngã lên xuống, ít cây cổ thụ.
Theo truyền thuyết, núi có nhiều linh hiển, nên có nhiều chùa thờ Phật đã dựng
lên tại đây gần 2 thế kỷ. Đồng bào khắp nơi về đây cúng lễ rất đông. Có đến 200
ngôi đền, chùa, am, và miếu nằm rải rác ở chân núi, sườn núi và cả trên đỉnh.
Trên đỉnh có một pháo đài cũ do Pháp xây dựng. Đặc biệt dưới chân núi còn có

lăng Thoại Ngọc Hầu tức Nguyễn Văn Thoại, một tướng triều Nguyễn có nhiều
công đức đối với nhân dân đòa phương trong việc tổ chức đào các con kênh quan
trọng trong tỉnh An Giang : kinh Vónh Tế dài 90 km nối sông Hậu đến Hương
Thành (Hà Tiên) đổ ra biển Thái Lan; kinh Chỉnh An nối sông Hậu qua sông Tiền.
Tất cả những công trình quan trọng ấy đều hoàn tất trước khi quân Pháp xâm lược
19
Nam Kỳ (1858).
Núi Sam không chỉ là cảnh đẹp thiên nhiên mà còn gắn liền với nhiều di tích lòch
sử đã khắc sâu vào tâm linh người dân đồng bằng Nam bộ. Nơi đây còn có miếu
thờ bà Chúa Xứ, chùa Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu, vườn Tao Ngộ, đồi Bạch
Vân Đây là khu du lòch nổi tiếng cả vùng Nam bộ.
Di Tích Lòch Sử Quản Cơ Trần Văn Thành : Đền thờ quản cơ Trần Văn Thành
thuộc xã Thạch Mỹ Tây, huyện Châu Phú, nằm giữa đồng lúa Lạng Vinh, bên bờ
kinh Xáng Vinh Tre (kinh Tri Tôn), cách thành phố Long Xuyên khoảng 50 km.
Đền thờ do ông Trần Văn Nhu, con trai cả ông Trần Văn Thành đứng ra xây dựng
năm 1897, sau 20 năm từ ngày ông Trần Văn Thành hy sinh trong một trận chiến
đấu chống quân Pháp. Đền thờ là nơi tưởng nhớ người lãnh đạo cuộc khởi nghóa
Láng Linh - Bảy Thưa vào năm 1867 - 1873 và còn là nơi tập hợp nhân dân và tín
hữu đạo Bửu Sơn Kỳ Hương để chờ thời cơ đánh Pháp.
Lăng Thoại Ngọc Hầu : Là công trình đồ sộ nhất ở chân núi Sam (Châu Đốc - An
Giang). Khu lăng có đền thờ ông Thoại Ngọc Hầu, mộ ông cùng hai phu nhân.
Thoại Ngọc Hầu tên thật là Nguyễn Văn Thoại (1761 - 1829), một danh tướng nổi
danh của triều Nguyễn. Ông sinh ngày 25-11-1761 tại Diên Phước, Tỉnh Quảng
Nam, được phong tước Ngọc Hầu và mất ngày 06-06-1829. Ông là người đã chỉ
huy đào kênh Vónh Tế, kênh Thoại Hà để phát triển nông nghiệp và mở đường
từ Châu Đốc đi núi Sam, Châu Đốc đi Lò Gò và Sóc Trăng. Ông có công lớn trong
việc mở mang khai phá nhiều vùng đất phía Tây Nam tổ quốc.
Toàn bộ khu lăng tẩm kết thành một khối kiến trúc hài hòa, bao bọc xung quanh
là bức tường dày đều đặn các bậc xây bằng đá ong. Khu chính giữa gồm lăng mộ
của hai bà vợ. Bên phải khu mộ là những ngôi mộ vô danh của dân công khi theo

ông khai hoang, lập ấp, đào kênh Vónh Tế.
Ngoài ra, sau phần mộ của Thoại Ngọc Hầu có tấm bia "Vónh Tế Sơn" bằng đá sa
thạch, khắc 730 chữ được dựng từ năm 1828, 4 năm sau khi đào kênh Vónh Tế.
Lăng Thoại Ngọc Hầu được hoàn thành vào cuối những năm 20 của thế kỷ 19.
Trải qua bao năm tháng, lăng vẫn còn nét uy nghi diễm lệ, là một công trình kiến
trúc nghệ thuật mang nhiều ý nghóa lòch sử. Để ghi công ơn Thoại Ngọc Hầu,
20
hàng năm đến ngày 6-6 âm lòch, nhân dân quanh vùng đến làm lễ tưởng niệm ông.
Chùa Tây An : Từ thò xã Châu Đốc nhìn về hướng tây thấy một ngọn núi cao
khoảng 248 m gọi là núi Sam cách thò xã 5 km. Đến chân núi Sam, nhìn lên chân
núi là thấy một ngôi chùa mang dáng dấp của những ngôi chùa Ấn Độ có kiến
trúc hài hòa với cảnh chí thiên nhiên, tạo một vẻ đẹp lộng lẫy đó là chùa Tây An.
Chùa Tây An cổ tự do một vò quan triều Nguyễn đời Minh Mạng (1820) là tổng
đốc Nguyễn Nhật An xây dựng theo lời nguyện của ông khi được triều đình phái
đi Cao Miên. Theo lời nguyện này, nếu ông đi thành công, khi về sẽ dựng một
ngôi chùa thờ Phật tại chân núi Sam. Cất chùa xong, ông thỉnh vò hòa thượng đầu
tiên là Nguyễn Văn Giác, pháp hiệu là Hải Tònh đến trụ trì. Năm Thiệu Trò thứ 7
(1847), chùa lại thỉnh thêm một vò hòa thượng nữa tên là Đoàn Minh Huyền, pháp
hiệu là Pháp Tang đến trụ trì. Vò hòa thượng sau này ngoài việc tu hành còn có tài
làm thuốc trò bệnh cho nhân dân rất hiệu quả nên sau khi ông mất, đồng bào suy
tôn hòa thượng với danh hiệu là Phật thầy Tây An và danh hiệu này vẫn được gọi
đến ngày nay.
Chùa sửa chữa nhiều lần theo thời gian trụ trì của các vò hòa thượng. Chùa kiến
trúc theo kiểu Ấn Độ với các vật liệu bền chắc như gạch ngói, xi măng. Chính
diện là ngôi chùa, cao 18 m thờ tượng Phật Thích Ca, còn hai bên là lầu chiêng và
lầu trống. Trước chùa có ba vọng cửa : cửa giữa tam quan thờ tượng Phật Quan
Âm, 2 cửa hai bên có hai bảng đề "Tây An cổ tự", bên trong cửa tam quan là sân
chùa có một cột phướn cao 16 m. Dưới bậc thang chùa có đúc bạch tượng và hắc
tượng, vai có đắp hai vò thần tiên ngồi trên mặt trăng lưỡi liềm, 2 bên là hai hành
lang phân biệt cho tín đồ nam nữ. Chùa theo phái Đại Thừa, có tới 11.270 tượng

lớn nhỏ làm bằng gỗ. Ngày rằm tháng giêng, tháng 7 và tháng 10 âm lòch là ngày
nhân dân đến cúng lễ đông nhất.
Chùa Giồng Thành (Long Hương Tự) : Thuộc xã Long Sơn, huyện Phú Tân. Chùa
được khởi công xây dựng vào năm 1875 do hòa thượng Trần Minh Lý đứng ra
trông coi. Sở dó gọi là chùa Giồng Thành vì chùa này được xây dựng trên nền hào
thành trước đây của nhà Nguyễn. Từ năm 1875 đến nay, chùa đã trải qua 4 lần
xây dựng tu bổ lại. Năm 1970 là lần sửa chữa lớn nhất gần đây và hòa thượng
21
Chôn Nhơ cho sửa lại chùa theo kiến trúc kiểu Ấn Độ. Xung quanh chùa cây cối
xanh tốt làm tăng thêm vẻ cổ kính, trang nghiêm.
Chùa Giồng Thành được cất theo chữ "Song Hỉ" có 3 gian : chánh điện, nhà giảng,
hậu tổ. Giữa chánh điện và hậu tổ có 2 nhà cầu và song hành. Chùa lợp ngói, trên
cột chánh điện có vẽ rồng. Trên nóc chùa có tháp 2 tầng hình phễu. Gian chánh
điện thờ Phật Thích Ca, Ngọc Hoàng và 2 ông Nam Tào, Bắc Đẩu. Nhà giảng thờ
Phật Mẫu : gian hậu tổ thờ hòa thượng Trần Minh Lý, Chôn Nhơ và hòa thượng
Nguyễn Văn Điền. Hàng năm, vào dòp rằm tháng Giêng, rằm tháng 7, rằm tháng
10 âm lòch có nhiều lượt người đến tham quan và lễ chùa. Hiện nay chùa vẫn giữ
được vẻ đẹp như xưa do không bò chiến tranh tàn phá.
Thánh Đường Hồi Giáo Ma Bu Rát (Chùa Chăm, Châu Giang) : Tỉnh An Giang
có trên 12.000 đồng bào thuộc dân tộc Chăm ở Thuật Hải, người Chăm ở An
Giang đều theo đạo Hồi. Trong khu vực họ cư trú có rất nhiều chùa lớn nhỏ -
thường gọi là thánh đường. Thánh đường Ma Bu Rát thuộc xã Phú Hiệp, huyện
Phú Tân, cách thò xã Châu Đốc khoảng 2 km và được xem là một thánh đường
tiêu biểu của người Chăm ở An Giang. Thánh đường có lối kiến trúc độc đáo.
Hàng năm có tổ chức 3 lần lễ lớn :
Lễ Haji vào ngày 10-12 hồi lòch (3-7 dương lòch).
Lễ ra chay vào tháng 9 hồi lòch (27-4 dương lòch).
Lễ sinh nhật của Mahamet (người sáng lập đạo Hồi).
Trong những dòp lễ lớn này, cả đồng bào Việt (Kinh) cùng đồng bào Chăm quanh
vùng về đây hành lễ rất đông vui.

Các dịp lễ hội
Lễ Hội Bà Chúa Xứ (Lễ Vía Bà) : Đây là lễ hội dân gian lớn nhất của Nam bộ,
được tổ chức hàng năm bắt đầu từ đêm 23 đến 27 tháng 4 âm lòch. Khách hành
hương đến lễ hội có thể đi theo tỉnh lộ số 10 từ Long xuyên lên Châu Đốc, rẽ vào
7 km rồi tới núi Sam, hoặc đi bằng đường thủy từ Cần Thơ, Sóc Trăng lên hay từ
Sài Gòn xuống. Trong ngày lễ còn có múa bóng hát bội Từ đêm 23 mọi người
đã tập về chùa để xem lễ tắm Bà. Tượng Bà được đưa xuống cởi áo ra, lấy nước
mưa pha với nước hoa để tắm. Phong tục này đã tồn tại hàng trăm năm nay.
22
Lễ Vía Bà hàng năm thu hút rất đông khách thập phương đến, vừa để tham dự lễ
hội dân gian, xin cầu tài cầu lộc, đồng thời còn để du ngoạn, chiêm ngưỡng cảnh
trí thiên nhiên tuyệt đẹp của núi Sam, của các di tích như lăng Thoại Ngọc Hầu,
chùa Tây An.
Hội Đền Nguyễn Trung Trực : Đền Nguyễn Trung Trực ở xã Long Kiên, huyện
Chợ Mới. Ông là thủ lónh nghóa quân chống Pháp ở Nam bộ, với chiến thắng vang
dội là đã đánh chìm một tàu của Pháp trên sông Nhật Tảo (thế kỷ 19). Lễ hội mở
ra vào ngày 18, ngày 19 tháng 10 âm lòch hàng năm để tưởng niệm và ghi nhớ
công lao của ông. Sau lễ cúng và lễ tưởng niệm là đến mục diễn lại trận đánh con
tàu trên. Hội thường tổ chức chơi cờ tướng, bơi thuyền và nhiều trò vui khác.
Lễ Hội Chol ChNam Thmay : Là lễ năm mới, lễ Tết lớn nhất của người Khmer
Nam bộ (tương tự như Tết Nguyên Đán của người Việt), được tổ chức vào ngày 12,
13, 14 tháng 4 âm lòch tại chùa và ở gia đình. Lễ hội có ý nghóa tống tiễn mùa
nắng hạn, bước sang thời kỳ có mưa để làm mùa. Bà con làm lễ tiễn đưa Têvêda
(Thần coi sóc) cũ, đón Têvêda mới. Trong dòp này, ngoài cúng lễ bà con thăm hỏi
còn chúc mừng lẫn nhau. Buổi tối có đốt pháo thăng thiên, tham dự các trò chơi
như thả diều, đánh quay lửa Trai gái trong làng múa Roam Vông, hát Dù Kê
Lễ Đôn Ta (Lễ Cúng Ông Bà) : Lễ Đôn Ta được tổ chức từ ngày 1 đến 15 tháng
10 âm lòch tại vùng đồng bào Khmer Nam Bộ sinh sống. Đây là ngày lễ ông bà
(như Tết Thanh Minh của người Việt). Trong những ngày lễ này, nhân dân mang
bánh tét, hoa quả, cơm canh đến lễ chùa. Sau đó tổ chức ăn uống tại gia đình.

Lễ Hội Hát Gi (Haji hay còn gọi Roya Hadji) : Là lễ hội của cộng đồng người
Chăm theo đạo Hồi, ở các tỉnh An Giang, Tây Ninh, Đồng Nai, thờ thượng đế
Allah. Lễ được tổ chức từ ngày 7 đến 10 tháng 12 (hồi lòch) tại các thánh đường
Hồi giáo. Hàng năm ở An Giang lễ hội Hát Gi diễn ra tại chùa Chăm Châu Giang
xã Phú Hiệp, huyện Phú Tân.
Vào ngày lễ, toàn thể tín đồ phải lắng nghe ông Khojip nói lại sự tích ngày thánh
Lbrôhim. Buổi tối, tổ chức cuộc thi đọc kinh Coran và chấm giải nhất cho ai đọc
hay và thông suốt. Sau phần hành lễ, người Chăm thường tổ chức các cuộc vui
chơi, sinh hoạt văn hóa thể thao như ca hát, đua ghe Giống như Tết của người
23
Việt, đây là dòp để mọi người thăm viếng, vui chơi và chúc mừng, cầu nguyện
điều lành cho nhau.
Lễ Hội Đua Bò Của Dân Tộc Khmer : Lễ hội đua bò kéo bừa truyền thống là nét
sinh hoạt văn hóa độc đáo của người Khmer ở 2 huyện Tònh Biên và Tri Tôn, nơi
nuôi nhiều bò làm sức kéo nhất ở tỉnh An Giang. Sân đua bò thường là một khu
đất rộng khoảng 60 m và dài khoảng 170 m, được bao bởi bờ đất cao, đồng thời là
nơi dành cho khán giả ngồi hay đứng. Phía dưới là đường đua dài khoảng 90 m,
rộng khoảng 4 m, hai đầu đặt điểm xuất phát và đích đến.
Vào ngày hội, từng đôi bò được ách vào một chiếc bừa đặt biệt, gọng bừa là bàn
đạp gồm 1 tấm gỗ rộng 30 cm, dài 90 cm, bên dưới là răng bừa. Mỗi đôi bò được
đều khiển bằng 2 nài : nài chính và nài phụ. Nài chính đều khiển đua bò đứng
trên bàn đạp, cầm cương và gậy thúc bò chạy nhanh. Trước và sau mỗi lượt đua
bò, bò được săn sóc cẩn thận. Lễ hội đua bò được tổ chức vào lễ Đôn Ta (lễ cúng
ông bà), ngày cuối cùng của tháng 10 âm lòch của Khmer (năm 1998 tương ứng
với ngày chủ nhật 20-09-1998 dương lòch,trước chùa Khmer Cốt Rômiết thuộc xã
Lương Phi, huyện Tri Tôn).















×