Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Phân tích mối quan hệ giữa chuẩn mực pháp luật và chuẩn mực đạo đức thông qua một vài ví dụ cụ thể

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.33 KB, 11 trang )

MỤC LỤC
………………………………………………………………… 10
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………11
MỞ ĐẦU
Trong đời sống xã hội hiện nay, pháp luật có một vai trò đặc biệt quan trọng,
là phương tiện không thể thiếu bảo đảm cho sự tồn tại, vận hành bình thường của
xã hội nói chung và của nền đạo đức nói riêng. Bàn về mối quan hệ này, mối quan
hệ giữa chuẩn mực đạo đức và pháp luật, nhiều nhà nghiên cứu đã tìm hiều và có
những kết luận khá lí thú. Vậy, thế nào là chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực pháp
luật? Đặc điểm và mối quan hệ của chúng như thế nào ? Để hiểu rõ hơn về vấn đề
1
này em chọn đề tài: “Phân tích mối quan hệ giữa chuẩn mực pháp luật và chuẩn
mực đạo đức thông qua một vài ví dụ cụ thể”.
NỘI DUNG
I/ Khái quát chuẩn mực pháp luật và chuẩn mực đạo đức.
1. Chuẩn mực pháp luật.
a) Khái niệm
Chuẩn mực pháp luật dưới góc độ luật học được hiểu như là tổng thể các
quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận, thể hiện
ý chí của giai cấp cầm quyền, được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện
pháp giáo dục, thuyết phục, và cưỡng chế.
b) Các đặc điểm của chuẩn mực pháp luật
Chuẩn mực pháp luật là dạng chuẩn mực thành văn được thể hiện trong các
văn bản quy phạm pháp luật thành một hệ thống pháp luật. Việc nghiên cứu những
đặc điểm của chuẩn mực pháp luật giúp chúng ta thiết lập, xây dựng hệ thống pháp
luật có căn cứ khoa học, đồng thời để vận dụng có hiệu quả công cụ pháp luật vào
việc quản lí nhà nước, quản lí nền kinh tế và quản lí mọi hoạt động của xã hội.
 Tính quy định xã hội của pháp luật
Dưới góc độ xã hội học pháp luật, tính quy định xã hội của pháp luật là một
đặc trưng cơ bản của hiện tượng pháp luật. Trước hết, pháp luật được xem xét như
một hiện tượng xã hội, nảy sinh từ các tiền đề có tính chất xã hội, phản ánh các


quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của xã hội ở những giai đoạn lịch sử nhất
định , đặc biệt là quan hệ kinh tế. Trong mối quan hệ với kinh tế, pháp luật phụ
thuộc vào kinh tế, và pháp luật cũng tác động ngược trở lại với sự tác động của
kinh tế.
Mặt khác, trong xã hội cũng luôn luôn tồn tại nhiều mối quan hệ xã hội với tính
chất đa dạng và phức tạp nên mục đích xã hội của pháp luật là hướng tới điều
2
chỉnh các quan hệ xã hội. Tuy nhiên, pháp luật không thể điều chỉnh tất cả các
quan hệ xã hội, mà chỉ có thể điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản, có tính phổ
biến, điển hình, thông qua đó, tác động tới các quan hệ xã hội khác, định hướng
cho các quan hệ đó phát triển theo những mục đích mà nhà nước đã xác định. Mọi
sự thay đổi của pháp luật, suy cho cùng đều xuất phát từ sự thay đổi của các quan
hệ xã hội và chịu sự quyết định bởi chính thực tiễn xã hội. Điều đó nói lên bản chất
xã hội của pháp luật.
 Tính chuẩn mực của pháp luật
Dưới góc độ nhìn của nhiều nhà xã hội học pháp luật thì pháp luật thường
được tiếp cận nghiên cứu với tư cách một loại chuẩn mực xã hội. Vì vậy, tính
chuẩn mực của pháp luật là một chủ đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Pháp
luật là hệ thống các quy tắc xử sự, đó là những “khuôn mẫu” được xác định một
cách tương đối cụ thể, rõ ràng trong chừng mực có thể. Tính chuẩn mực của pháp
luật nói lên giới hạn cần thiết mà nhà nước quy định để mọi chủ thể có thể xử sự
một cách tự do trong khuôn khổ cho phép, thường biểu hiện dưới dạng “cái có
thể”, “cái được phép” , “cái không được phép” và cái bắt buộc thực hiện”….Vượt
khỏi giới hạn, phạm vi đó là vi phạm pháp luật. Chuẩn mực pháp luật khác với các
loại chuẩn mực xã hội khác ở một điểm cơ bản là nó mang tính cưỡng chế cuả nhà
nước. Các chuẩn mực xã hội, khi được nhà nước thừa nhận, sử dụng và bảo đảm
bằng khả năng cưỡng bức, sẽ trở thành chuẩn mực pháp luật. Chuẩn mực pháp luật
thành văn đã hàm chứa trong nó các quy tắc xử sự mà trong phần lớn các trường
hợp đã được thể hiện và thực hiện trong hành vi thực tế của con người. Chuẩn mực
pháp luật được thực hiện chừng nào nó còn phù hợp với các quan hệ xã hội, phù

hợp với các lợi ích của giai cấp thống trị nảy sinh từ các quan hệ xã hội này.
 Tính ý chí của pháp luật
Pháp luật không phaỉ là kết quả của sự tự phát hay cảm tính, mà bao giờ cũng
là hiện tượng ý chí. Pháp luật thể hiện các quan hệ xã hội và ý chí giai cấp có gốc
3
rễ từ trong các quan hệ xã hội được thể hiện ra trong hệ thống các chuẩn mực pháp
luật.Xét về bản chất, ý chí của pháp luật là ý chí của giai cấp cầm quyền trong xã
hội ,được thể hiện rõ ở mục đích xây dựng pháp luật, nội dung xây dựng pháp luật
và dự kiến hiệu ứng của pháp luật khi triển khai vào thực tế.Tính ý chí nói lên mối
quan hệ khăng khít giữa nhà nước và pháp luật. Nhà nước là một tổ chức đặc biệt
của quyền lực chính trị, nhưng quyền lực đó chỉ có thể được triển khai và phát huy
có hiệu lực trên cơ sở các quy định của pháp luật. Chính vì vậy, nhà nước không
thể tồn tại và phát huy quyền lực nếu thiếu pháp luật và ngược lại, pháp luật chỉ
phát sinh, tồn tại và có hiệu lực khi nó dựa trên cơ sở sức mạnh của quyền lực nhà
nước.
 Tính cưỡng chế của pháp luật.
Đặc trưng này chỉ có ở chuẩn mực pháp luật không có ở các loại chuẩn mực xã
hôi khác. Pháp luật do nhà nước xây dựng, ban hành và bảo đảm thực hiện. Với tư
cách của mình, nhà nước là một tổ chức hợp pháp, công khai và có quyền lực bao
trùm toàn xã hội. Nhà nước không chỉ xây dựng, ban hành pháp luật mà còn có các
biện pháp tác động nhằm đảm bảo cho pháp luật được tôn trọng và thực hiện thông
qua việc nhà nước thường xuyên củng cố và hoàn thiện bộ máy công cụ thể hiện
quyền lực nhà nước như quân đội, cảnh sát, toàn án, nhà tù… Nhờ vậy mà pháp
luật sẽ có sức mạnh quyền lực nhà nước và có thể tác động đến tất cả mọi người.
2. Chuẩn mực đạo đức
a) Khái niệm
Chuẩn mực đạo đức là hệ thống các quy tắc, yêu cầu, đòi hỏi với hành vi xã
hội của con người, trong đó xác lập những quan điểm, quan điểm chung về
công bằng và bất công, về cái thiện và cái ác, về lương tâm, danh dự, trách
nhiệm và những phạm trù khác thuộc đời sống đạo đức tinh thần của xã hội.

b) Các đặc điểm của chuẩn mực đạo đức.
 Chuẩn mực đạo đức là loại chuẩn mực xã hội bất thành văn, nghĩa là các
4
quy tắc, yêu cầu của nó không được ghi chép thành văn bản dưới dạng một “bộ
luật đạo đức” nào cả, mà nó tồn tại dưới hình thức những giá trị đạo đức, những
bài học về luân thường đạo lí, phép đối nhân xử thế giữa con người với nhau trong
xã hội. Chuẩn mực đạo đức là một loại chuẩn mực bất thành văn nhưng nó lại có
tác động to lớn đến việc con người sẽ hành xử như thế nào trong một vài trường
hợp cụ thể.
Chuẩn mực đạo đức thường được củng cố, giữ gìn và phát huy vai trò, hiệu
lực của nó thông qua con đường giáo dục truyền miệng, thông qua quá trình xã hội
hóa cá nhân, được củng cố, tiếp thu và lưu truyền từ đời này sang đời khác, từ thế
hệ này sang thế hệ khác.
Trong lịch sử xã hội, chuẩn mực đạo đức được hình thành từ rất sớm trong
xã hội nguyên thủy, khi mà các hiện tượng nhà nước và pháp luật còn chưa xuất
hiện. Trong xã hội ngày nay, cùng với các tập quán, chuẩn mực đạo đức là nhân tố
chủ yếu chi phối và điều chỉnh hành vi của con người.
 Chuẩn mực đạo đức mang tính giai cấp, mặc dù tính giai cấp của nó không
thể hiện mạnh mẽ, rõ nét như tính giai cấp của chuẩn mực pháp luật.Tính giai cấp
của chuẩn mực đạo đức thể hiện ở chỗ nó được sinh ra cũng là nhằm củng cố, bảo
vệ hay phục vụ cho các nhu cầu, lợi ích vật chất, tinh thần của giai cấp này hay giai
cấp khác trong một xã hội nhất định.
 Chuẩn mực đạo đức được đảm bảo tôn trọng và thực hiện trong thực tế xã
hội là nhờ vào hai nhóm các yếu tố: các yếu tố chủ quan và các yếu tố khách quan.
+Các yếu tố chủ quan là các yếu tố tồn tại ,thường trực trong ý thức, quan điểm
của mỗi cá nhân, chi phối và điều chỉnh hành vi đạo đức của họ, bao gồm: Những
thói quen ,nếp sống trong sinh hoạt hàng ngày của mỗi người gần như mang tính
“tự động”, sự tự nguyện, tự giác của mỗi con người trong việc thực hiện hành vi
đạo đức phù hợp với các quy tắc của chuẩn mực đạo đức, sức mạnh nội tâm, chịu
sự chi phối bởi lương tâm của mỗi người. Nếu như pháp luật được tuân thủ và thực

5
hiện chủ yếu nhờ vào sức mạnh cưỡng bức của các chế tài thì chuẩn mực đạo đức
chủ yếu dựa vào sự tự nguyện, tự giác của mỗi cá nhân. Ví dụ như việc ta đi trên
đường làng ta nhìn thấy người già người lớn tuổi ta luôn chào hỏi họ một cách lễ
phép. Đâu có quy phạm pháp luật nào quy định việc ta phải chào những người lớn
tuổi ta gặp trên đường nhưng ta vẫn luôn làm việc này với một trạng thái rất vui vẻ
không chút gò bó hay khó chịu.
+ Các yếu tố khách quan là những yếu tố tồn tại bên ngoài ý thức của con người,
nhưng lại luôn giữ vai trò chi phối, điều chỉnh hành vi đạo đức của họ, hoặc ít nhất
cũng tác động đến việc tuân thủ chuẩn mực đạo đức, chúng bao gồm : sự tác động,
ảnh hưởng của các thuần phong mĩ tục trong xã hội, hành vi hợp đạo đức của
những người xung quanh tới ý thức và hành vi đạo đức của mỗi cá nhân, sức mạnh
của dư luận trong việc định hướng và điều chỉnh hành vi của con người. Ví dụ như
việc dư luận lên án rất nhiều về việc các nữ ca sĩ bước lên sân khấu nghệ thuật với
những bộ đồ mặc trên người có cũng như không. Những lời bình luận không mấy
thiện cảm của dư luận cũng khiến những con người được bình luận có chút xấu hổ
và sửa chữa hành vi của mình.
 Chuẩn mực đạo đức được sinh ra từ sự mâu thuẫn được quy định về mặt vật
chất giữa các lợi ích chung và lợi ích riêng, từ sự thể hiện cái hiện có và cái cần có,
nó thể hiện năng lực của con người đối với sự tự hoàn thiện và phát triển năng lực,
nhân cách của mình.
II/ Mối quan hệ giữa chuẩn mực pháp luật và chuẩn mực đạo đức
Trong đời sống xã hội hiện nay, pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng. Nó
là phương tiện không thể thiếu bảo đảm cho sự tồn tại, vận hành bình thường của
xã hội nói chung và của nền đạo đức nói riêng. Pháp luật không chỉ là một công cụ
quản lý Nhà nước hữu hiệu, mà còn tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của
6
ý thức đạo đức, làm lành mạnh hoá đời sống xã hội và góp phần bồi đắp nên những
giá trị mới.
Pháp luật có mối quan hệ chặt chẽ với đạo đức. Đạo đức là tập hợp các quan

điểm, quan niệm của con người về cái thiện, cái ác, về sự công bằng và bất công,
về nghĩa vụ, danh dự và các phạm trù khác thuộc đời sống tinh thần của xã hội.
Các quan điểm, quan niệm này rất khác nhau, được quy định bởi các điều kiện của
đời sống vật chất xã hội. Trên cơ sở đó, hình thành nên hệ thống ứng xử của con
người. Khi đạo đức trở thành niềm tin nội tâm thì nó là nền tảng để điều khiển
hành vi của con người sao cho phù hợp với đòi hỏi chung của xã hội.
Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, việc tăng cường vai trò của
pháp luật được đặt ra như một tất yếu khách quan. Điều đó không chỉ nhằm mục
đích xây dựng một xã hội có trật tự, kỷ cương, văn minh, mà còn hướng đến bảo vệ
và phát triển các giá trị chân chính, trong đó có ý thức đạo đức.
Trong quá trình phát triển lịch sử nhân loại, cùng với Nhà nước, pháp luật ra
đời nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội. Bên cạnh đạo đức và dư luận xã hội,
pháp luật là công cụ quản lý xã hội chủ yếu của Nhà nước.
Trong xã hội có giai cấp, mối giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau đều có
quan niệm đạo đức riêng cho mình. Vì vậy, các quy phạm đạo đức có nhiều loại và
chúng có sự tác động qua lại với nhau. Giai cấp thống trị nắm quyền lực trong tay,
họ cũng có quan niệm đạo đức riêng, nên có ưu thế nâng quan niệm đạo đức trở
thành pháp luật. Do đó, pháp luật luôn phản ánh đạo đức của giai cấp cầm quyền.
Tuy nhiên, do có sự tác động qua lại lẫn nhau của các quy phạm đạo đức của các
giai cấp khác nhau trong xã hội, nên pháp luật không thể phản ánh lợi ích cũng như
các quan điểm khác nhau, thậm chí là mâu thuẫn của các giai cấp khác nhau đó.
Chẳng hạn, trong thời kì nhà nước phong kiến Việt Nam, giai cấp thống trị sử dụng
tam cương ngũ thường để điều chỉnh các quan hệ xã hội; và áp đặt quan niệm tam
tòng tứ đức lên người phu nữ.
7
Pháp luật luôn phản ánh đạo đức của giai cấp cầm quyền. Tuy nhiên do sự
tác động qua lại của nhiều lọai đạo đức của các giai cấp khác nhau trong xã hội nên
pháp luật không thể phản ánh lợi ích của các giai cấp khác nhau đó. Trong khi xây
dựng và thực hiện pháp luật, dù muốn hay không giai cấp cầm quyền buộc phải
tính đến yếu tố đạo đức nhằm tạo cho pháp luật một khả năng thích ứng, khiến cho

nó dường như thể hiện ý chí chung của mọi tầng lớp xã hội. Có những quy phạm
pháp luật, khi đã trở nên phổ biến trong xã hội, thành yếu tố thường trực trong
hành vi xã hội của con người sẽ trở thành quy phạm đạo đức.
Mặc dù chịu sự tác động của đạo đức và các quy phạm xã hội khác nhưng
pháp luật có tác động mạnh mẽ đối với đạo đức. Pháp luật có thể loại bỏ các chuẩn
mực đạo đức đã lỗi thời, cải tạo các chuẩn mực đạo đức, góp phần tạo nên các
chuẩn mực đạo đức mới, phù hợp hơn với tiến bộ xã hội.
III/ Một vài ví dụ cụ thể
1. Ví dụ về hiện tượng bạo lực gia đình
Hiện nay, hiện tượng bạo lực gia đình vẫn còn tồn tại và diễn biến nhanh
trong xã hội. Hành vi bạo lực thường thấy nhất là giữa vợ và chồng nhưng bạo lực
giữa cha mẹ với con cái hay ông bà, anh em ruột với nhau hoặc giữa mẹ chồng và
con dâu cũng có xảy ra và được xếp vào nhóm các hành vi này. Nạn nhân của
bạo lực thân thể thường là những đứa trẻ, những người phụ nữ- vợ hoặc mẹ của đối
tượng, với nam giới họ là nạn nhân của bạo lực tinh thần nhiều hơn. Rõ ràng, các
hành vi bạo lực gia đình trên đã đi ngược với truyền thống thương yêu giúp đỡ
nhau giữa các thành viên trong gia đình. Để hạn chế cũng như triệt tiêu tình trạng
bạo lực trên, bên cạnh việc sử dụng thiết chế đạo đức đảm bảo thông qua bằng dư
luận xã hội thì nhà nước còn phải sử dụng công cụ pháp luật để định hướng đạo
đức đi đúng quỹ đạo của nó. Chẳng hạn, Điều 3 Nguyên tắc phòng, chống bạo lực
8
gia đình được quy định trong Luật số 02/2007/QH12 quy định về phòng chống
bạo lực gia đình:
“1. Kết hợp và thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống bạo lực gia đình,
lấy phòng ngừa là chính, chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục về gia đình, tư
vấn, hoà giải phù hợp với truyền thống văn hoá, phong tục, tập quán tốt đẹp của
dân tộc Việt Nam.
2. Hành vi bạo lực gia đình được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời theo quy
định của pháp luật.
3. Nạn nhân bạo lực gia đình được bảo vệ, giúp đỡ kịp thời phù hợp với điều kiện

hoàn cảnh của họ và điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước; ưu tiên bảo vệ quyền,
lợi ích hợp pháp của trẻ em, người cao tuổi, người tàn tật và phụ nữ.”
Pháp luật không chỉ là sự ghi nhận các chuẩn mực đạo đức mà còn là công cụ,
phương tiện bảo vệ các chuẩn mực đạo đức một cách hữu hiệu bằng các biện pháp,
chế tài cụ thể. Pháp luật có vai trò lớn trong việc duy trì, bảo vệ và phát triển các
quy tắc đạo đức phù hợp, tiến bộ trong xã hội.
Song bên cạnh đó, chuẩn mực đạo đức là nền tảng tinh thần để thực hiện các
quy định của pháp luật. Trong nhiều trường hợp, các cá nhân thực hiện hành vi hợp
pháp không phải vì họ hiểu các quy định pháp luật mà họ tuân theo các quy tắc đạo
đức, cách đối nhân xử thế trong cuộc sống. Nhiều quy tắc , yêu cầu của chuẩn mực
đạo đức được nhà nước sử dụng và nâng lên thành quy phạm pháp luật. Khi xây
dựng ban hành, nhà nước không thể không tính tới các chuẩn mực đạo đức.
2. Nguyên tắc tôn sư trọng đạo
Điều 8 Bộ luật Dân sự quy định về nguyên tắc tôn trọng đạo đức, truyền
thống tốt đẹp:
“Việc xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự phải bảo đảm giữ gìn bản
sắc dân tộc, tôn trọng và phát huy phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp, tình
9
đoàn kết, tương thân, tương ái, mỗi người vì cộng đồng, cộng đồng vì mỗi người
và các giá trị đạo đức cao đẹp của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt
Nam.
Đồng bào các dân tộc thiểu số được tạo điều kiện thuận lợi trong quan hệ
dân sự để từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của mình.
Việc giúp đỡ người già, trẻ em, người tàn tật trong việc thực hiện quyền, nghĩa vụ
dân sự được khuyến khích”.
Việc xác lập nguyên tắc trên không chỉ đưa pháp luật vào quỹ đạo vận hành
chung mà còn giữ gìn và phát huy các phẩm chất vốn có của người Việt Nam về
tính trung thực, tính đoàn kết và nhân đạo trong truyền thống quý báu của dân tộc.
Khủng hoảng xã hội thường biểu hiện ở các quan hệ đạo đức trong xã hội. Khủng
hoảng đạo đức có thể tác động tiêu cực tới các mặt khác nhau của đời sống xã hội

trên tất cả các lĩnh vực.
KẾT LUẬN
Tóm lại, giữa đạo đức và pháp luật luôn có mối quan hệ biện chứng tác động
qua lại, tương hỗ lẫn nhau. Một xã hội có nền tảng đạo đức tốt sẽ là cơ sở để pháp
luật được thực hiện nghiêm chỉnh và tự giác. Pháp luật càng chặt chẽ, càng đầy đủ
và được thi hành nghiêm chỉnh thì đạo đức càng được đề cao, khả năng điều chỉnh
và giáo dục của đạo đức càng được mở rộng và ảnh hưởng một cách toàn diện, tích
cực đến mọi hành vi, mọi mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con
người với xã hội.
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình “Xã hội học pháp luật” – Ngọ Văn Nhân – Phan Thị Luyện –
NXB Tư pháp
2. Bộ Luật Dân sự 2005
10
3. Văn bản quy phạm pháp luật: Luật số 02/2007/QH12 quy định về phòng
chống bạo lực gia đình
4. Trang web: />muc-phap-luat-va.html
11

×