Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

Tiểu luận môn công nghệ xử lý khí thải và tiếng ồn: xử lý khí sunfua dioxit (SO2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (748.36 KB, 40 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TPHCM
KHOA CNSH & KTMT

TIỂU LUẬN MÔN:
CÔNG NGHỆ XỬ LÝ KHÍ THẢI VÀ TIẾNG ỒN
ĐỀ TÀI: CÔNG NGHỆ XỬ LÝ KHÍ SUNFUA DIOXIT (SO
2
)
GVHD: TRẦN ĐỨC THẢO
LỚP: 03DHMT2
NHÓM: 14, Thứ 2, tiết 10-11-12
Thành viên nhóm 14 :
STT
HỌ VÀ TÊN
MSSV
1
HUỲNH THỊ ÂN
2009120113
2
NGUYỄN THỊ CHIẾN
2009120166
3
NGUYỄN THỊ HÀ
2009120144
4
LÊ THỊ ÁI NHI
2009120179
5
TRƯƠNG THỊ THƯƠNG
2009120156


TP.HCM, ngày 24 tháng 11 năm 2014
LỜI NÓI ĐẦU
Sunfu dioxit (SO
2
) là loại chất ô nhiễm phổ biến nhất trong sản xuất công nhiệp cũng
như trong sinh hoạt con người. Nguồn phát thải khí SO
2
chủ yếu là các trung tâm nhiệt
điện, các loại lò nung, lò hơi khi đốt nguyên liệu than, dầu và khí đốt có chứa lưu huỳnh
hoặc hợp chất có lưu huỳnh. Ngoài ra, một số công đoạn sản xuất trong công nghiệp hóa
dầu, luyện kim, cũng thải ra bầu khí quyển một lượng khí SO
2
.
Vấn đề ô nhiểm bầu khí quyển bởi khí SO
2
từ lâu đã trở thành mối hiểm họa của
nhiều quốc gia, nhất là các nước phát triển trên thế giới. Vì những lý do nêu trên, công
nghiệp xử lý khí SO
2
trong bầu khí thải công nghiệp đã được nghiên cứu rất sớm và phát
triển mạnh mẽ.
Ngoài tác dụng làm sạch bầu khí quyển, bảo vệ môi trường, xử lý khí SO2 còn có ý
nghĩa kinh tế to lớn của nó vì SO2 thu hồi được từ khí thải lại là nguồn nguyên liệu để
sản xuất axit sunfuric hay lưu huỳnh nguyên chất.
Chúng em xin chân thành cảm ơn giáo viên - Thạc sĩ: Trần Đức Thảo. Thầy đã nhiệt
tình hướng dẫn, giúp đỡ chúng em. Để chúng em có thêm nhiều kiến thức và hướng
nghiên cứu đúng đắn. và thực hiện tốt đề tài này.
Nhóm 14
Mục Lục
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC 5

XỬ LÝ KHÍ SUNFUA DIOXIT (SO
2
) 6
I. TỔNG QUAN VỀ KHÍ SO
2
: 6
II. XỬ LÝ KHÍ SO
2
THEO PHƯƠNG PHÁP HẤP THỤ: 6
 Cơ chế phương pháp hấp thụ có thể chia thành 3 bước : 6
1. Hấp thụ khí SO
2
bằng nước : 7
a. Sơ đồ hệ thống: 7
b. Nguyên lý hoạt động: 7
2. Hấp thụ SO
2
bằng đá vôi hoác vôi nung: 9
a. Sơ đồ hệ thống: 9
b. Nguyên lý hoạt động: 9
c. Ưu, nhược điềm: 10
d. Ứng dụng: 10
3. Xử lý khí SO
2
bằng ammoniac: 10
a. Hệ thống xử lý SO
2
bằng amoniac theo chu trình: 11
b. Xử lý SO
2

bằng amoniac có chưng áp: 13
c. Xử lý khí SO
2
bằng amoniac và vôi: 14
4. Xử lý khí SO2 bằng Magie Oxit (MgO): 15
a. Phương pháp magie oxit kết tinh theo chu kì: 16
b. Phương pháp magie oxit không kết tinh: 18
c. Phương pháp magie oxit sủi bọt: 19
d. Phương pháp magie oxit kết hợp với potas: 20
e. Ưu nhược điểm của phương pháp xử lý SO
2
bằng MgO: 22
5. Xử lý khí SO
2
bằng kẽm oxit ZnO: 23
a. Phương pháp kẽm oxit đơn thuần: 23
b. Phương pháp kẽm oxit kết hợp với natri sunfit: 24
6. Xử lý khí SO
2
bằng các chất hấp thụ hữu cơ : 25
a. Quá trình sunfidin : 26
b. Quá trình khử SO
2
bằng dimetyanilin – Quá trình ASARCO: 27
III. XỬ LÝ KHÍ SO
2
THEO PHƯƠNG PHÁP HẤP PHỤ: 28
 Cơ chế của phương pháp hấp phụ: 28
1. Hấp phụ khí SO
2

bằng than hoạt tính: 28
a. Sơ đồ hệ thống: 28
b. Nguyên lý hoạt động: 28
c. Ưu, nhược điểm: 29
d. Ứng dụng: 30
2. Xử lý khí SO
2
bằng than hoạt tính có tưới nước- Quá trình LURGI: 30
a. Sơ đồ hệ thống: 30
b. Nguyên lý hoạt động: 30
c. Ưu, nhược điểm: 31
d. Ứng dụng: 31
3. Xử lý SO
2
bằng nhôm oxit kiềm hóa: 31
a. Sơ đồ hệ thống: 31
b. Nguyên lý hoạt động: 32
c. Ưu, nhược điểm: 32
d. Phương pháp sản xuất chất hấp phụ: 32
4. Xử lý khí SO
2
bằng mangan oxit(MnO) 33
a. “Quá trình mangan”được nghiên cứu ở Mỹ: 33
b. Quá trình DAR- mangan của hãng Mitsubishi: 35
5. Xử lý SO
2
bằng vôi và dolomit trộn vào than nghiền: 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO 40
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
STT

HỌ VÀ TÊN
MSSV
NHIỆM VỤ
KÍ TÊN
1
HUỲNH THỊ ÂN
2009120113
Tìm tài liệu, tổng
hợp powerpoint,
thuyết trình
2
NGUYỄN THỊ CHIẾN
2009120166
Tìm tài liệu,
thuyết trình
3
NGUYỄN THỊ HÀ
2009120144
Tìm tài liệu, làm
phần Word
4
LÊ THỊ ÁI NHI
2009120179
Tìm tài liệu,
thuyết trình
5
TRƯƠNG THỊ THƯƠNG
2009120156
Tìm tài liệu, chỉnh
sửa powerpoint

CÔNG NGHỆ XỬ LÝ KHÍ SUNFUA DIOXIT (SO2)
GVNH: TRẦN ĐỨC THẢO
NHÓM: 14 6
XỬ LÝ KHÍ SUNFUA DIOXIT (SO
2
)
I. TỔNG QUAN VỀ KHÍ SO
2
:
SO
2
là chất ô nhiễm phổ biến nhất, sinh ra do đốt nhiên liệu chứa lưu huỳnh trong sản
xuất và sinh hoạt.Là chất khí không màu, mùi hắc, vị cay, khó cháy – nổ. SO
2
là nguyên
nhân gây mưa axit ăn mòn các công trình, phá hoại cây cối. Gây hại cho con người và
động vật như các bệnh về hô hấp, mắt,… và có thể gây tử vong.
II. XỬ LÝ KHÍ SO
2
THEO PHƯƠNG PHÁP HẤP THỤ:
Gồm 6 công nghệ xử lý SO
2
:
 Cơ chế phương pháp hấp thụ có thể chia thành 3 bước :
 Khuếch tán các phân tử chất ô nhiễm thể khí trong khối khí thải đến bề mặt
của chất lỏng hấp thụ. Nồng độ phân tử ở phía chất khí phụ thuộc vào cả 2 hiện tượng
khuếch tán:
 Khuếch tán rối: có tác dụng làm nồng độ phân tử được đều đặn trong khối khí.
 Khuếch tán phân tử: làm cho các phân tử khí chuyển động về phía lớp biên.
 Trong pha lỏng cũng xảy ra hiện tượng tương tự như thế:

Khuếch tán rối: được hình thành để giữ cho nồng độ được đều đặn trong toàn bộ khối
chất lỏng.
Khuếch tán phân tử: làm dòng chuyển các phân tử đến lớp biên hoặc từ lớp biên đi
vào pha khí
 Thâm nhập và hòa tan chất khí vào bề mặt của chất hấp thụ
 Khuếch tán chất khí đã hòa tan trên bề mặt nhăn cách vào sâu trong lòng
chất lỏng hấp thụ.
CÔNG NGHỆ XỬ LÝ KHÍ SUNFUA DIOXIT (SO2)
GVNH: TRẦN ĐỨC THẢO
NHÓM: 14 7
1. Hấp thụ khí SO
2
bằng nước :
a. Sơ đồ hệ thống:
Hình 1. Sơ đồ hệ thống xử lý khí SO
2
bằng nước.
b. Nguyên lý hoạt động:
Hấp thụ khí SO
2
bằng nước là phương pháp đơn giản được áp dụng sớm nhất để loại
bỏ khí SO
2
trong khí thải.
Sơ đồ hệ thống xử lý khí SO
2
bằng nước bao gồm 2 giai đoạn:
+ Hấp thụ khí SO
2
bằng cách phun nước vào dòng khí hoặc cho khí thải đi qua lớp vật

liệu đệm ( vật liệu rỗng) có tưới nước _scrubơ.
+ Giai đoạn khí SO
2
ra khỏi chất hấp thu hồi SO
2
nếu cần vào nước sạch.
Quá trình diễn ra theo phản ứng sau:
SO
2
+ H
2
O = H
+
+ HSO
3
-
Mức độ hòa tan của khí SO
2
trong nước giảm khi nhiệt độ nước tang cao, do đó nhiệt
độ nước cấp vào hệ thống hấp thụ khí SO
2
phải đủ thấp. Còn để giải thoát khí SO
2
khỏi
nước thì nhiệt độ nước phải cao. Cụ thể là ở nhiệt độ 100℃ thì SO
2
bốc ra một cách hoàn
CÔNG NGHỆ XỬ LÝ KHÍ SUNFUA DIOXIT (SO2)
GVNH: TRẦN ĐỨC THẢO
NHÓM: 14 8

toàn và trong không khí thoát ra có lẫn cả hơi nước. Bằng phương pháp hấp thụ ngưng tụ
người ta có thể thu được SO
2
với độ đậm đặc khoảng 100% để dùng vào mục đích sản
xuất axit sunfuric.
Để giải hấp thụ cần phải đun nóng một lượng nước rất lớn tức phải có môt nguồn cấp
nhiệt (hơi nước) công suất lớn. Đó là một khó khăn. Ngoài ra để sử dụng lại nước cho
quá trình hấp thụ phải làm nguội nước xuống gần 10℃ tức là phải cần đến nguồn cấp
lạnh. Đó cũng là vấn đề không đơn giản và khá tốn kém.
Từ những nhược điểm trên, phương pháp khí SO
2
bằng nước chỉ áp dụng được khi:
- Nồng độ ban đầu của khí SO
2
trong khí tương đối cao.
- Có sẳn nguồn nhiệt (hơi nước) giá rẻ.
- Có sẳn nguồn cấp lạnh.
- Có thể xả nước có ít nhiều axit ra song ngòi.
Trường hợp khí giàu SO
2
như trong công đoạn nấu quặng sunfua kim loại của công
nghiệp luyện kim. Người ta có thể xử lý bằng nước kết hợp với quá trình oxy hóa SO
2
bằng chất xúc tác vanadi.
Hình 2: Sơ đồ hệ thống xử lý khí SO2 bằng nước kết hợp với oxit hóa bằng xúc tác.
Quá trình cũng được thực hiện thành hai gian đoạn:
- Khí SO
2
kết hợp với oxy nhờ sự có mặt của chất xúc tác vanadi để biến thành
anhidriric (SO

3
), phản ứng này có tỏa nhiệt và xảy ra càng mạnh ở nhiệt độ càng thấp, do
đó cần thực hiện quá trình này qua nhiều tầng xúc tác, sau mỗi tầng điều được làm nguội.
CÔNG NGHỆ XỬ LÝ KHÍ SUNFUA DIOXIT (SO2)
GVNH: TRẦN ĐỨC THẢO
NHÓM: 14 9
- Dùng nước tưới trong scrubơ để anhidrit sunfuric kết hợp với nước tạo thành axit
sunfuric.
2. Hấp thụ SO
2
bằng đá vôi hoác vôi nung:
a. Sơ đồ hệ thống:
Hình 3: Sơ đồ hệ thống truyền xử lý khí SO
2
bằng sữa vôi
b. Nguyên lý hoạt động:
Xử lý SO
2
bằng vôi là phương pháp được áp dụng rất rộng rãi trong công nghiệp vài
hiệu quả xử lý cao, nguyên liệu rẻ tiền và có sẳn ở mội nơi.
Các phản ứng hóa học xảy ra trong quá trình xử lý như sau:
CaCO
3
+ SO
2
→ CaCO
3
+ CO
2
CaO + SO

2
→CaSO
3
2 CaSO
3
+ O
2
→ 2CaSO
4
Khói thải sau khi lọc sạch tro bụi đi vào scubơ 1, trong đó xảy ra quá trình hấp thụ khí
SO
2
bằng dung dịch sữa vôi tưới trên lớp đệm bằng vật liệu rỗng. Nước chứa cxit chảy ra
từ scubơ có chưa nhiều sunfit và canxi sufat dưới dạng tinh thể: CaSO
3
.0,5H
2
O và 1 ít tro
bụi còn sót lại sau bộ lọc tro bụi., do đó cần tinh thể nói tren ra khỏi dung dịch bằng bộ
tách tinh thể 2. Thiết bị số 2 là 1 bình rỗng cho phép dung dịch lưu lại 1 thời gian đủ thể
hình thành các tinh thể sunfit và sunfat canxi. Sau bộ phận tách tinh thể 2, dung dịch 1
phần đi vòa tưới cho sruber, phần còn lại đi qua bình lọc chân không 3, ở đó các tinh thể
CÔNG NGHỆ XỬ LÝ KHÍ SUNFUA DIOXIT (SO2)
GVNH: TRẦN ĐỨC THẢO
NHÓM: 14 10
bị giữ lại dưới dạng cặn bùn và được thải ra ngoài. Đá vôi được ngập vụn và nghiền
thành bọt và cho vào thùng 6 để pha trộn với dung dịch loãng chảy ra từ bộ lọc chân
không số 3 cùng với 1 lượng nước bổ sung để được dung dịch sữa vôi mới.
Nguyên liệu vôi được sử dụng một cách hoàn toàn, cụ thể là cặn bùn từ hệ thống xử lý
thải ra có thể được sử dụng làm chất kết dính trong xây dựng sau khi chuyển sunfit thành

sunfat trong là nung.
c. Ưu, nhược điềm:
 Ưu điểm:
 Công nghệ đơn giản, chi phí đầu tư ban đầu không lớn, cho thể chế tạo thiết bị
bằng vật liệu thôn thường, không cần đến vật liệu chống axit không chiếm nhiều dện tích
xây dựng.
 Hiệu quả hấp thụ SO
2
bằng sữa vôi đạt 99%. Sức cản khí động của hệ thống không
vượt quá 20 mm H2O.
 Nhược điểm:
 Đóng cặn ở thiết bị do tạo thành CaSO
4
và CaSO
3
gây tắc nghẽn các đường ống và
ăn mòn thiết bị.
d. Ứng dụng: được áp dụng rất rộng rãi trong công nghiệp vì hiệu quả xử lý cao,
nguyên liệu rẻ tiền và sẵn có ở mọi nơi.
3. Xử lý khí SO
2
bằng ammoniac:
Amoniac và SO
2
trong dung dịch nước có phản ứng với nhau và tạo ra muối trung
gian amoni sunfit, sau đó muối amoni sunfit lại tác dụng tiếp với SO
2
và H
2
O để tạo ra

muối amoni bisunfit theo phản ứng sau:
SO
2
+ 2NH
3
+ H
2
O = (NH
4
)
2
SO
3
(NH
4
)
2
SO
3
+ SO
2
+ H
2
O = 2NH
4
HSO
3
Lượng bisunfit tích tụ dần dần trong dung dịch có thể hoàn nguyên bằng cách nung
nấu trong chân không, kết quả thu được amoni sunfit và SO
2

. Amoni sunfit này lại có thể
sử dụng tiếp để khử SO
2
:
2 NH
4
HSO
3
= (NH
4
)
2
SO
3
+ SO
2
↑ + H
2
O
CÔNG NGHỆ XỬ LÝ KHÍ SUNFUA DIOXIT (SO2)
GVNH: TRẦN ĐỨC THẢO
NHÓM: 14 11
Ngoài ra, trong dung dịch có thể xảy ra sự phân hủy sunfit và bisunfit amoni thành
sunfat amoni và lưu huỳnh đơn chất theo phản ứng sau đây:
2NH
4
HSO
3
+ (NH
4

)
2
SO
3
= 2(NH
4
)
2
SO
4
+ S + H
2
O
Lưu huỳnh đơn chất hình thành theo phản ứng trên đến lượt của mình lại tác dụng với
amoni sunfit và tạo ra thiosunfat:
(NH
4
)
2
SO
3
+ S = (NH
4
)
2
S
2
O
3
Sau đó, thiosunfat lại kết hợp với amoni bisunfit và tạo ra lưu huỳnh đơn chất nhiều

hơn gấp 2 lần:
(NH
4
)
2
S
2
O
3
+ 2NH
4
HSO
3
= 2(NH
4
)
2
SO
4
+ 2S + H
2
O
Lưu huỳnh đơn chất lại tác dụng với sunfit. Cứ như vậy tốc độ phản ứng phân hủy
dung dịch làm việc tăng dần và dung dịch làm việc sẽ hoàn toàn biến thành amoni sunfat
và lưu huỳnh đơn chất.
a. Hệ thống xử lý SO
2
bằng amoniac theo chu trình:
 Sơ đồ hệ thống:
Hình 4.Sơ đồ hệ thống Hệ thống xử lý SO

2
bằng ammoniac
 Nguyên lý hoạt động:
Khói thải từ lò sau khi được lọc sạch tro bụi đi vào scrubơ 1 và được tưới nước tuần
hoàn. Khói được làm nguội đến 30℃, còn bụi cắn được thải ra ngoài. Trong nước tuần
hoàn dùng cho quá trình làm nguội khói trong scrubơ 1 có chứa bụi, SO
2
và H
2
SO
4
.
Lượng khí SO
2
khử được trong scrubơ 1 chiếm khoảng 10% lượng SO
2
chung trong khói
CÔNG NGHỆ XỬ LÝ KHÍ SUNFUA DIOXIT (SO2)
GVNH: TRẦN ĐỨC THẢO
NHÓM: 14 12
thải khi nồng độ ban đầu của SO
2
trong khói là 0,3%. Nhiệt độ cuối cùng của nước đạt =
50℃. Để nước tuần hoàn được trong hệ thống, nó phải được làm nguội xuống khoảng
27℃ trong thiết bị làm nguội (thiết bị trao đổi nhiệt) số 2. Thiết bị 2 có thể là tháp làm
mát, lúc đó không khí đi qua tháp phải được thải ở độ cao thích hợp để đề phòng sự lan
tỏa khí SO
2
từ nước thoát ra trong quá trình làm nguội nước. Để ngăn chặn sự tích tụ bụi
quá mức trong nước tuần hoàn, cần phải có bể lắng; một bộ phận nước sau khi lắng cặn

sẽ thải ra ngoài sau khi trung hòa axit và nước sạch được bổ sung liên tục vào vòng tuần
hoàn. Từ scrubo 1 khí đã được làm nguội đi vào tháp hấp thụ số 3, tại đó quá trình hấp
thụ SO
2
được thực hiện trên nhiều tầng, mỗi tầng hấp thụ được tưới dung dịch theo chu
trình kín, trong khi đó một phần dung dịch từ tầng trên được đưa xuống tưới một cách
liên tục cho tầng dưới. Tầng hấp thụ trên cùng được tưới bằng nước sạch với mục đích
ngăn cản sự thất thoát khí NH
3
đi theo khói thải ra ngoài. Thành phần dung dịch tưới ở
mỗi tầng hấp thụ được giữ không đổi. Dung dịch đã hoàn nguyên được cấp vào tầng hấp
thụ kề với tầng trên cùng.
Dung dịch đi ra ở tầng hấp thụ dưới cùng có chứa nhiều amoni bisunfit (NH
4
)
2
SO
3
được trích một phần để đưa vào tháp hoàn nguyên 5, trong đó được cấp nhiệt bằng hơi
nước bảo hòa khô để đun nóng dung dịch. ở đây xảy ra phản ứng:
2 NH
4
HSO
3
= (NH
4
)
2
SO
3

+ SO
2
↑ + H
2
O
Khí SO
2
thoát ra từ tháp hoàn nguyên 5 đạt nồng độ khoảng 94 - 97% và được sữ
dụng để điều chế axit sunfuric. Dung dịch sau khi hoàn nguyên xong (chứa amoni sunfit)
được làm nguội trong thiết bị trao đổi nhiệt 4 và đưa vào chu trình tưới. Như vậy dung
dịch hấp thụ được tuần hoàn theo chu trình kín và do đó người ta gọi là phương pháp theo
chu trình. Một lượng amoniac NH
3
được bổ sung vào chu trình tưới để bù lại lượng NH
3
đã tiêu hao để tạo thành amoni sunfit theo phản ứng:
2NH
4
HSO
3
+ (NH
4
)
2
SO
3
= 2(NH
4
)
2

SO
4
+ S + H
2
O
Để tách amoni sunfat hình thành trong quá trình hấp thụ ra khỏi dung dịch, một phần
dung dịch sau khi hoàn nguyên được đưa sang thiết bị 6, tại đây người ta cấp nhiệt cho
nước bốc hơi, phần còn lại được làm nguội và kết tinh trong thùng 7. Các tinh thể sunfat
được vắt khô trong máy quay ly tâm 8 còn phần dung dịch thì quay về chu trình tưới.
CÔNG NGHỆ XỬ LÝ KHÍ SUNFUA DIOXIT (SO2)
GVNH: TRẦN ĐỨC THẢO
NHÓM: 14 13
Ngoài amoni sunfat, trong dung dịch ra khỏi hấp thụ 3 còn có thể có thiosunfat. Do đó
một phần dung dịch ra khỏi hấp thụ 3 được đưa sang xử lý ở nồi chưng áp 9. Ở đây dưới
áp suất và nhiệt độ khoảng 140℃ sunfit, bisunfit va thiosunfat amoni phân hủy thành
amoni sunfat và lưu huỳnh đơn chất theo phản ứng:
(NH
4
)
2
S
2
O
3
+ 2NH
4
HSO
3
= 2(NH
4

)
2
SO
4
+ 2S + H
2
O
Dung dịch amoni sunfat được tách khỏi lưu huỳnh bằng phương pháp lắng và đi vào
tháp bốc hơi 6. Còn lưu huỳnh đơn chất được đổ ra khuôn.
Amoni sunfat là một loại phân bón và mặc dù có lẩn một ít sunfit amoni bisunfit, chất
lượng của nó vẩn không bị ảnh hưởng mấy. Củng có thể nâng cao chất lượng phân bón
bằng cách dùng không khí nóng sấy khô để các sunfit và bisunfit oxy hóa và biến thành
amoni sunfat hoàn toàn.
b. Xử lý SO
2
bằng amoniac có chưng áp:
 Sơ đồ hệ thống:
Hình 5.Sơ đồ Xử lý SO
2
bằng amoniac có chưng áp
 Nguyên lý hoạt động:
Khí thải sau khi được lọc sạch bụi đi vào tháp hấp thụ 1, ở đó dụng dịch hấp thụ được
tưới theo chu trình tuần hoàn. Nồng độ muối amoni trong dung dịch hấp thụ đạt khoảng
45%. Người ta bổ sung vào dung dịch tưới một lượng dung dịch nước-amoniac đậm đặc
CÔNG NGHỆ XỬ LÝ KHÍ SUNFUA DIOXIT (SO2)
GVNH: TRẦN ĐỨC THẢO
NHÓM: 14 14
(30%). Một phần dung dịch tưới tương đương với lượng dung dịch mới bổ sung vào luôn
luôn được tách ra sau tháp hấp thụ để đưa vào bộ lọc ép 2, sau đó đi vào thùng chưng áp
3. Ở đây người ta cho một lượng nhỏ axit sunfuric vào dung dịch và đun nóng đến nhiệt

độ 180
0
C với áp suất dư 14 atm. Dưới điều kiện nhiệt độ và áp suất nêu trên quá trình oxi
hóa tự động xảy ra để tạo thành amoni sunfat và lưu huỳnh đơn chất. Sau khi hoàn thành
phản ứng oxi hóa, các chất trong thùng chưng áp nguội dần, áp suất dư giảm xuống đến
3,5 atm, lưu huỳnh đơn chất lắng xuống đáy rồi đưa ra đổ thành khuôn. Phần dung dịch
nổi bên trên được đưa sang thiết bị bốc hơi chân không 4 rồi đi qua máy lọc ly tâm 5 để
tách amoni sunfat.
Đặc điểm của phương pháp xử lý SO
2
bằng amoniac có chưng áp là sản phẩm cuối
cùng thu được chủ yếu gồm amoni sunfat.
c. Xử lý khí SO
2
bằng amoniac và vôi:
 Sơ đồ hệ thống:
Hình 6. Sơ đồ hệ thống xử lý khí SO
2
bằng ammoniac kết hợp với vôi.
 Nguyên lý hoạt động:
Hỗn hợp hơi nước và amoniac được phun trực tiếp vào khói thải trên dường ống dẫn
vào hệ thống hai scrubơ lắp nối tiếp 1 và 2. Khí SO
2
trong khói thải kết hợp với amoniac
tạo thành sunfit và bisunfit amoni. Trong scrubơ 1 phần lớn tro bụi và các sản phẩm
sunfit, bisunfit được loại ra khỏi dòng khí và theo dung dịch tưới chảy xuống thùng chứa
7. Tại đây nhiệt độ khí cũng hạ xuống còn khoảng 60
0
C. Tiếp theo khí đi vào scrubơ 2 và
CÔNG NGHỆ XỬ LÝ KHÍ SUNFUA DIOXIT (SO2)

GVNH: TRẦN ĐỨC THẢO
NHÓM: 14 15
các sản phẩm tạo thành từ SO
2
và amoniac còn xót lại còn tiếp tục bị tách ra khỏi dòng
khí và theo dung dịch chảy xuống thùng chứa 8. Một phần dung dịch tưới từ scrubơ 2
chảy xuống thùng chứa 8 được đưa sang tưới cho scrubơ 1và một lượng dung dịch mới
được bổ sung vào thùng 8.
Dung dịch đã bão hòa ở thùng chứa 7 được đưa sang thùng phản ứng 3, tại đó sữa vôi
và hơi nước được cấp vào để kết hợp với sufit và bisunfit amoni tạo thành sufit và sunfat
canxi theo các phản ứng sau đây:
(NH
4
)
2
SO
4
+ Ca(OH)
2
= CaSO
4
+ 2NH
3
↑ + 2H
2
O
NH
4
HSO
3

+ Ca(OH)
2
= CaSO
3
+ NH
3
↑ + 2H
2
O
(NH
4
)
2
SO
3
+ Ca(OH)
2
= CaSO
3
+ 2NH
3
↑ + 2H
2
O
Amoniac và hơi nước bốc lên tự thùng phản ứng 3 được hút và phun vào đường ống
dẫn khói thải, còn bùn nhão lắng ở đáy được đưa sang làm nguội trong thiết bị trao đổi
nhiệt 4, sau đó cặn được tách ra ở máy lọc ly tâm 5 và dung dịch trong một phần đưa về
thùng 8 để tham gia vào chu trình tưới cho scrubơ 2, phần còn lại chảy vào thùng 6 để
pha chế sữa vôi mới. Cặn thu được ở máy lọc ly tâm 5 không chứa canxi bisunfit có tính
chất hòa tan nên có thể loại bỏ hoặc được sử dụng như vật liệu san lấp, làm nền đường,

vv…
 Ưu, nhược điểm:
 Ưu điểm:
 Hiệu quả khử SO
2
của phương pháp amoniac-vôi có thể đạt 95%; nồng độ NH
3
theo khí sạch thoát ra khoảng 0,001%.
 Ít tốn amoniac và có thể áp dụng để khử SO
2
trong khói thải có chứa nhiều bụi ở
nhiệt độ cao.
 Hệ thống có thể làm việc với lưu lượng khói thải rất lớn.
 Nhược điểm:
 Lượng phế thải nhiều.
4. Sử lý khí SO2 bằng Magie Oxit (MgO):
Phương pháp dựa trên các phản ứng sau:
MgO + SO
2
= MgSO
3
Magie sunfit lại tác dụng tiếp với SO
2
để cho bisunfit:
CÔNG NGHỆ XỬ LÝ KHÍ SUNFUA DIOXIT (SO2)
GVNH: TRẦN ĐỨC THẢO
NHÓM: 14 16
MgSO
3
+ SO

2
+ H
2
O = Mg(HSO
3
)
Một phần magie sunfit tác dụng với oxy trong khói thải để tạo thành sunfat:
2MgSO
3
+ O
2
= 2MgSO
4
Magie sunfat không có hoạt tính đối với SO
2
do đó phản ứng oxy hóa sunfit là không
mong muốn. Tuy nhiên khi nồng độ MgSO
4
trong dung dịch làm việc đạt 120-160 g/l thì
quá trình sunfit sẻ dừng lại không tiếp tục nữa.
Magie bisunfit có thể trung hòa bằng cách bổ sung thêm MgO mới:
Mg(HSO
3
)
2
+ MgO = 2MgSO
3
+ H
2
O

Do hòa tan của magie sunfit trong nước rất hạn chế, do đó MgSO
3
sẻ kết tủa thành
tinh thể hexahydrat MgSO
3
.6H
2
O và ở nhiệt độ 50℃ hexahydrat biến thành trihydrat
MgSO
3
.3H
2
O.
Các tinh thể được tách ra khỏi dung dịch huyền phù, sấy khô và xử lý nhiệt ở nhiệt độ
800-900℃ để thu hồi MgO và SO
2
:
MgSO
3
= MgO + SO
2
Magie oxit được quay trở lại chu kì làm việc, còn SO
2
đậm đặc có thể đem qua giai
đoạn chế biến axit sunfurit hoặc lưu huỳnh đơn chất.
a. Phương pháp magie oxit kết tinh theo chu kì:
 Sơ đồ hệ thống:
Hình 7.Sơ đồ nguyên lý của hệ thống SO
2
bằng magie oxit kết tinh theo chu trình.

CÔNG NGHỆ XỬ LÝ KHÍ SUNFUA DIOXIT (SO2)
GVNH: TRẦN ĐỨC THẢO
NHÓM: 14 17
 Nguyên lý hoạt động:
Khói thải cần được xử lý SO
2
được đưa vào scrubơ 1 trong đó được tưới dung dịch
huyền phù MgSO
3
.6H
2
O và MgO. Khí SO
2
trong khói khí thải sẻ bị khử và khí sạch được
thoát ra ngoài. Sau khi ra khỏi burubơ 1, một phần dung dịch đã bị oxy hóa chảy vào bể
thứ 3, tại đây nhờ có bộ phận đo liều lượng 4 MgO được bổ sung vào bể chứa. Lượng
MgO bổ sung phụ thuộc và lượng SO2 bị khử. Từ bể chứa 3 dung dịch được đưa lên tưới
cho scrubơ 1 sau khi đã lọc các hạt hạt cứng ở cấp độ 2, một phần dung dịch ra khỏi
scrubơ 1 được đưa sang xiclon thủy lực 5 và 6. Phần bùn sệt lắng ở đáy xiclon sẻ chảy
xuống máy lọc chân không có băng tải số 8 để tách các tinh thể MgSO
3
.6H
2
O. phần nổi
bên trên các xiclon còn lẫn nhiều cắn bùn được đưa sang máy lọc ép 7 để loại bỏ cắn bùn,
phần dung dịch còn lại ở các bộ lọc 7 và 8 chảy về lại bể chứa 3 để chuẩn bị dung dịch
tưới mới.
Các tinh thể MgSO
3
.6H

2
O thu được ở bộ lọc băng tải được đưa sang lò nung 9, ở đó
dưới tác dụng của nhiệt độ cao (800-900℃) do đốt nguyên liệu rắn, lỏng hoặc khí đốt,
phản ứng sảy ra, khí SO
2
sẻ thoát ra với độ đậm đặc khoảng 18-20% dùng để cung cấp
cho công đoạn sản suất axit sunfuric hoặc lưu huỳnh đơn chất, còn magie oxit được hoàn
nguyên và đưa về bể 3 để chế biến dung dịch mới.
 Nhược điểm: Quá trình khử khí SO2 trong scrubơ (trong khoảng 12 – 15 ngày)
các đệm bằng vật liệu rỗng của tháp bị bám nhiều tinh thể magie sunfit. Vì vậy, cần định
kỳ thau rửa lớp đệm của tháp hấp thụ bằng nước nóng hoặc tẩy cặn bẩn bằng biện pháp
cơ học.
CÔNG NGHỆ XỬ LÝ KHÍ SUNFUA DIOXIT (SO2)
GVNH: TRẦN ĐỨC THẢO
NHÓM: 14 18
b. Phương pháp magie oxit không kết tinh:
 Sơ đồ hệ thống:
Hình 8. Sơ đồ hệ thống xử lý khí SO
2
bằng magie oxit “không kết tinh”.
 Nguyên lý hoạt động:
Thực chất bản chất của phương pháp này là các tinh thể hình thành trong dung dịch
tưới được tách ra trong thiết bị riêng biệt – gọi là thể trung hòa, trong đó magie bisunfit
theo dung dịch từ scrubơ chảy ra kết hợp với MgO theo phản ứng:
Mg(HSO
3
)
2
+ MgO = 2MgSO
3

+ H
2
O
Nhờ đó lương magie sunfit còn lại của dung dịch sau khi tưới chỉ chiếm khoảng 2-3%
và thiết bị được hoạt động được nhẹ nhàng hơn.
Khí cần lọc sạch SO
2
đươc đưa và scrubơ 1, ở đó được tưới dung dịch hấp phụ từ
thùng áp lực 2. Sau khi hấp thụ SO
2
trong khí thải, dung dịch có nồng độ magie bisunfit
50 -70 g/l từ scrubơ chảy vào bể chứa 3, từ đó 1 phần dung dịch đưa về thùng áp lực 2 để
tới trở lại cho scrubơ, phần còn lại đi vào thung trung hòa 4 để tách các tinh thể
MgSO
3
.6H
2
O. một lượng MgO thu được từ quá trình hoàn nguyên được cấp vào thùng
trung hòa 4. Để các phản ứng xảy ra triệt để, thùng trung hòa 4 cần có dung tích đủ lớn,
đảm bảo được 30-35 phút hoạt động của hệ thống và phải được khuấy liên tục 50-60
vg/ph. Quá trình tách và nung magie sunfit lấy ra từ bể trung hòa 4 cũng được thực hiện
tương tự như sơ đồ trước. dung dịch loãng và nước từ máy ép 7 chảy về bể chứa 10 có
khuấy, tại đây người ta bổ sung 1 lượng nước để bù hao hụt và một lượng MgO thu được
CÔNG NGHỆ XỬ LÝ KHÍ SUNFUA DIOXIT (SO2)
GVNH: TRẦN ĐỨC THẢO
NHÓM: 14 19
sau quá trình hoàn nguyên ở lò nung 8. Dung dịch mới từ bể chứa 10 được đưa về bổ
sung vào thùng áp lực 2 để tham gia vào chu trình tưới của scrubơ.
 Ưu, nhược điểm:
 Ưu điểm: các tinh thể kết tinh magie oxit trong dung dịch chỉ còn khoảng 2- 3%

và thiết bị hoạt động nhẹ nhàng hơn.
 Nhược điểm: tiêu tốn nhiều điện năng cho quá trình tách các tinh thể
MgSO
3
.6H
2
O ở thùng trung hòa.
c. Phương pháp magie oxit sủi bọt:
 Sơ đồ hệ thống:
Hình 9. Sơ đồ hệ thống xử lý khí SO2 bằng magie oxit sủi bọt.
 Nguyên lý hoạt động:
Trong phương pháp magie oxit sủi bọt, tháp hấp thụ được kết hợp với thùng kết tinh
thành một khối thống nhất. khói thải cần lọc sạch SO
2
đi vào khoảng trống phía trên của
thiết bị hấp thụ 1 gồm nhiều hình trụ thẳng đứng, đầu dưới của các ống trụ nhúng ngập 8-
10 cm và dung dịch hấp thụ chứa ở phần dưới của thiết bị hấp thụ. Khói thải theo các
CÔNG NGHỆ XỬ LÝ KHÍ SUNFUA DIOXIT (SO2)
GVNH: TRẦN ĐỨC THẢO
NHÓM: 14 20
hình trụ sục qua lớp dung dịch hấp thụ, làm sủi bọt, rồi qua một bộ phận tách giọt nước 3
để thoát ra ngoài. Khi đi qua lớp dung dịch sủi bọt, khí SO
2
trong khói thải có phản ứng
với dung dịch hấp thụ và bị giữ lại trong dung dịch dưới dạng các chất sunfit và bisunfit.
Tháp hấp thu kết hợp với thùng kết tinh luôn luôn được bổ sung dung dịch mới được
pha chế ở bể 4. Bộ phận khuấy của thùng kết tinh luôn luôn hoạt động và chất buồn nhõa
luôn lắng xuống đáy thùng ngày càng đông đặc. Tiếp theo chất bùn nhõa được đưa sang
công đoạn lọc bằng xiclon thủy lực và máy ép có băng tải rồi đưa sang lò nung để hoàn
nguyên MgO.

 Ưu, nhược điểm:
 Ưu điểm: hấp thụ không cần lớp đệm bằng vật liệu rỗng, do đó vấn đề đống cặn
bẩn gây tắc lớp đệm là không xảy ra.
 Nhược điểm: dòng khí phải sục qua lớp dung dịch nên sức cản khí động của hệ
thống tương đối cao và vì vậy vận tốc dòng khí đi qua tiết diện ngang của thiết bị hấp thụ
phải hạn chế ở mức thấp.
d. Phương pháp magie oxit kết hợp với potas:
 Sơ đồ hệ thống:
Hình 10. Sơ đồ nguyên lý của phương pháp xử lý khí SO
2
bằng magie oxit – potas.
CÔNG NGHỆ XỬ LÝ KHÍ SUNFUA DIOXIT (SO2)
GVNH: TRẦN ĐỨC THẢO
NHÓM: 14 21
 Nguyên lý hoạt động:
Trong phương pháp này không dùng các muối magie oxit dạng sữa huyền phù để tưới
cho tháp hấp thụ mà dùng dung dịch kali cacbonat và kali sunfat là những chất hoàn toàn
hòa tan trong nước.
Phương pháp được dựa trên các phản ứng sau:
K
2
CO
3
+ SO
2
= K
2
SO
3
+ CO

2
K
2
SO
3
+ SO
2
+ H
2
O = 2KHSO
3
Kali sunfit có thể oxi hóa thành kali sunfat nhờ lượng oxy có mặt trong nước thải:
2K
2
SO
3
+ O
2
=2K
2
SO
4
Kali sunfat là chất hoàn toàn trung tính với SO
2
, do đó phản ứng trên là không mong
muốn đối với quá trình.
Dung dịch kali bisunfit (KHSO
3
) được trung hòa bới MgO ở nhiệt độ 40-45℃
Để tạo thành các tinh thể hexahydrat magie sunfit kết tủa và giải phóng kali sunfit để

trở lại tham gia quá trình khử SO
2
.
Phản ứng xảy ra như sau:
2KHSO
3
+ MgO + 6H
2
O = MgSO
3
.6H
2
O ↓ + K
2
SO
3
+ H
2
O
Tiếp theo quá trình lọc và tách magie sunfit và nung hoàn nguyên MgO, thu hồi SO
2
diễn ra một cách tương tự như các phương pháp magie oxit trước đây.
Khói thải có nồng độ SO
2
từ 0,15-0,6% đi vào scrubơ 1 với lớp đệm bằng vật liệu
rỗng xoắn, vận tốc khí đi qua tiết diện ngang của scrubơ có thể đạt 5 m/s, tổn thất cột áp
tương đối bé ( khoảng 14mmH
2
O cho 1 m chiều dài của lớp đệm). tháp hấp thụ được tưới
dung dịch kali sunfit-bisunfit nồng độ 15-18%, cường độ tưới 8-10 m

3
/m
2
h. dung dịch đi
qua khỏi scrubơ có chứa 150-300 g/l kali sunfat bằng cách cho thêm chất
parafenylendiamin 0,01-0,005% theo khối lượng. Lúc đó nồng độkali sunfat có thể giảm
xuống 15-20 g/l.
Một phần dung dịch tương ứng với lượng SO
2
hấp thụ được từ scrubơ chảy ra được
đưa vào bình lọc 3 để tách các hạt chất rắn, sau đó đi vào bình phản ứng 4 để trung hòa
bisunfit. Tiếp theo chất bùn nhõa được đưa sang công đoạn lọc bằng xiclon thủy lực và
máy ép có băng tải rồi đưa sang lò nung để hoàn nguyên MgO.
CÔNG NGHỆ XỬ LÝ KHÍ SUNFUA DIOXIT (SO2)
GVNH: TRẦN ĐỨC THẢO
NHÓM: 14 22
 Ưu, nhược điểm:
 Ưu điểm: Hiệu quả khử SO
2
của hệ thống đạt 95-99% khi nồng độ ban đầu của
SO
2
trong khói thải đi vào hệ thống nằm trong khoảng 0,15- 0,6% theo thể tích. Đây là
phương pháp có tuần hoan theo chu trình đối với tất cả K
2
SO
3
lẫn MgO. Áp dụng được
trong trường hợp khói thải có nhiệt độ cao và chứa nhiều bụi mà không cần làm nguội và
lọc bụi trước khi đi vào hệ thống xử lý SO

2
.
 Nhược điểm: dung lượng hấp thụ SO
2
của dung dịch làm việc không được cao
bằng dung dịch magie oxit.
e. Ưu nhược điểm của phương pháp xử lý SO
2
bằng MgO:
 Ưu điểm:
+ Có thể làm sạch kí nóng. mà không cần làm sạch sơ bộ
+ Thu được axit sunfic, hiệu quả làm sạch cao.
 Nhược điểm:
+ Quy trình công nghệ phức tạp
+ Không phân giải hoàn toàn sulfat khi nung.
+ Tổn hao MgO khá nhiều.
f. Ứng dụng thực tế xử lý khí SO
2
bằng MgO:
Sơ đồ xử lý khí thải từ nồi hơi đốt than của nhà máy Nhiệt Điện đốt than tỉnh Đồng
Nai.
Nước nóng
MgO
Bể chứa Mg(OH)2
Ống khói
Bánh bùn
Khí thải
Sông
Thị Vải
Tro khô

Lọc bụi
tĩnh điện
Hệ thống
khử lưu
huỳnh
Trạm xử lý nước
thải tập trung của
nhà máy điện
CÔNG NGHỆ XỬ LÝ KHÍ SUNFUA DIOXIT (SO2)
GVNH: TRẦN ĐỨC THẢO
NHÓM: 14 23
Khí thải được được đưa qua hệ thống lọc bụi tĩnh điện để tách bụi (bụi sẻ được làm
lạnh và lưu giữ trong bồn chứa, sau đó vận chuyển cho nhà máy xi măng để tái sử dụng
như là nguyên liệu để sản xuất clinke hoặc bán cho nhà máy bê tông trộn sẳn với hiệu
suất tách bụi: 99.7%). Tiếp theo, khí thải sẻ qua hệ thống khử lưu huỳnh: nhà máy sử
dụng than có hàm lượng silful 1,3% được sử dụng như là nguyên liệu chính đốt lò hơi.
không có biện pháp kiểm soát ô nhiễm, nồng độ khí SO2 sẻ vượt quá tiêu chuẩn cho
phép. Do vậy hệ thống khử lưu huỳnh được lắp đặt để tách oxit lưu huỳnh. Chất hấp thụ
là Mg(OH)2 được tạo ra bằng cách hòa MgO vào nước nóng. Hiệu suất tách sulful đạt
khoảng 95%. Sau đó, khí sau xử lý được thải ra qua ống khói và nước thải và bùn được
đem xử lý ở các công đoạn tiếp theo.
5. Xử lý khí SO
2
bằng kẽm oxit ZnO:
Dùng phản ứng giữa SO
2
với kẽm oxit để thu các muối sunfit và bisunfit, sau đó dùng
nhiệt để phân ly thành SO
2
và ZnO.

Phương pháp này dựa trên phản ứng :
SO
2
+ ZnO +2,5 H
2
O  ZnSO
3
ZnSO
3
. 2,5 H
2
O  ZnO + SO
2
+ 2,5 H
2
O
 Có các phương pháp sau :
 Phương pháp kẽm oxit đơn thuần
 Phương pháp kẽm oxit kết hợp với natri sunfit
a. Phương pháp kẽm oxit đơn thuần:
 Nguyên lý hoạt động:
Theo phương pháp này, khí thải sau khi được lọc tro bụi và không cần làm nguội sơ
bộ đi vào scrubơ, trong đó tưới dung dịch huyền phù ZnO, phản ứng xảy ra trong scrubơ :
ZnO + SO
2
= ZnSO
3
Kẽm sunfit hình thành từ phản ứng trên là loại muối kẽm hòa tn trong nước và kết tủa
dưới dạng các tinh thể ZnSO
3

. 2,5 H
2
O trong bể tuần hoàn có khuấy. Tinh thể kẽm sufit
được tách ra khỏi dung dịch bằng máy lọc hoặc máy ly tâm. Dung dịch loãng sau máy lọc
được quay về để chuẩn bị sữa kẽm oxit mới, còn tinh thể kẽm sunfit thì được sấy khô và
đưa vào lò nung để hoàn nguyên kẽm oxit và thu hồi SO
2
nồng độ cao.
CÔNG NGHỆ XỬ LÝ KHÍ SUNFUA DIOXIT (SO2)
GVNH: TRẦN ĐỨC THẢO
NHÓM: 14 24
Khí SO
2
thu hồi được có thể hóa lỏng hoặc chế biến thành axti sulfuric hoặc lưu
huỳnh đơn chất.
 Ưu, nhược điểm :
 Ưu điểm:
 Quá trình phân ly kẽm sunfit ZnSO
3
thành SO
2
và ZnO xảy ra ở nhiệt độ thấp hơn
đáng kể so với quá trình phân ly bằng nhiệt đối với MgSO
3
.
 Nhược điểm :
 Đòi hỏi phải lọc sạch tro bụi trong khí thải trước khi đưa vào hệ thống xử lý, tiêu
hao nhiều nhiên liệu kẽm oxit và hệ thống xử lý khá phức tạp.
 Ngoài ra, nếu trong khí thải có chứa các chất ô nhiễm khác như hydroclorua và
oxit nitơ thì lượng tiêu hao kẽm oxit sẽ nhiều hơn do hình thành các clorit và nitrat hòa

tan.
b. Phương pháp kẽm oxit kết hợp với natri sunfit:
 Sơ đồ hệ thống:
Hình 11. Sơ đồ hệ thống xử lý SO
2
bằng kẽm oxit kết hợp với natri sunfit.
CÔNG NGHỆ XỬ LÝ KHÍ SUNFUA DIOXIT (SO2)
GVNH: TRẦN ĐỨC THẢO
NHÓM: 14 25
 Nguyên lý hoạt động:
Khí thải sau khi qua bộ lọc tro bụi được đưa vào scrubơ 1 để tiếp xúc với dung dịch
tưới là sufit và bisufit natri. Khí SO
2
bị hấp thụ bởi dung dịch tưới và natri sunfit biến
thành bisunfit theo phản ứng :
Na
2
SO
3
+ SO
2
+ H
2
O = 2NaHSO
3
Dung dịch sau khi tưới trong scrubơ được đưa về bể lắng 2, ở đó tro bụi lắng xuống
đáy bể và dung dịch trong đi vào thùng phản ứng 7, kẽm oxit sau khi được hoàn nguyên ở
lò nung 10 được đưa vào thùng phản ứng 7 để phục hồi tỷ lệ sunfit và bisunfit natri trong
dung dịch tưới, cò kẽm sunfit thì kết tủa thành cặn, phản ứng xảy ra như sau :
2NaHSO

3
+ ZnO = ZnSO
3
+ Na
2
SO
3
+ H
2
O
Tinh thể kẽm sunfit tử thùng phản ứng 7 được tách ra ở máy lọc chân không 8, qua
máy sấy 9 rồi đi vào lò nung. Từ lò nung 10 kẽm oxit sẽ quay trở lại chu trình còn khí
SO
2
sẽ được thu hồi và cung cấp cho các công đoạn chế biến axit sunfuric hoặc lưu
huỳnh đơn chất. phần dung dịch sau máy lọc 8 được quay về tưới cho scrubơ.
Khi hệ thống làm việc, một lượng natri sunfit có thể bị oxy hóa thành sunfat, như
phản ứng sau :
CaSO
3
+ SO
2
+H
2
O = Ca(HSO
3
)
2
 Ưu, nhược điểm:
 Ưu điểm :

 Không đòi hỏi làm nguội sơ bộ khói thải.
 Hiệu quả khử SO
2
đạt 96  98%.
 Nhược điểm :
 Hệ thống khá phức tạp.
 Tiêu hao nhiều muối natri.
6. Xử lý khí SO
2
bằng các chất hấp thụ hữu cơ :
Được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp luyện kim màu, chất hấp thụ khí SO
2
được
sử dụng phổ biến là amin thơm như anilin C
6
H
5
NH
2
, toluidin CH
3
C
6
H
4
NH
2
, xylidin
(CH
3

)
2
C
6
H
3
NH
2
và dimethyl-anilin C
6
H
5
N(CH
3
)
2
.

×