Tải bản đầy đủ (.docx) (77 trang)

Nhà giữ xe tự động điều khiển bằng PLC S7-1200 và giám sát bằng phần mềm WinCC V7.0

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.9 MB, 77 trang )

Lời nói đầu
Trước sự phát triển nhanh chóng của kinh tế - xã hội, con người ngày càng tiến bộ
nên việc sử dụng sức lao động trong công nghiệp được thay thế bằng cơ cấu điều khiển
người máy, con người tham gia trực tiếp điều khiển trên máy tính và máy móc tự động
làm việc, đó chính là tự động hóa trong công nghiệp và dân dụng.
Tự động hóa không những làm giảm nhẹ sức lao động của con người mà còn góp
phần rất lớn cho việc nâng cao năng suất lao động, cải thiện chất lượng sản phẩm. Chính
vì thế, tự động hóa đang ngày càng khẳng định vị trí cũng như vai trò của mình trong
nghành công nghiệp.
Để phục vụ tốt hơn nữa cuộc sống con người trong thời điểm xã hội ngày càng hiện
đại và phát triển hiện nay, vẫn luôn đòi hỏi cải tiến công nghệ mà bộ não trong các hệ
thống tự động hóa là các bộ điều khiển lập trình PLC (Programmable Logic Control).
Với các phần mềm hữu dụng,mà các kỹ sư cơ khí và kỹ sư điện - điện tử đã kết nối
với linh hoạt PLC, giúp họ dễ dàng giám sát và điều khiển các hệ thống tự động hóa.
Vì vậy, trong đồ ántốt nghiệp, tôi đã chọn đề tài để nghiên cứu là:
“Nhà giữ xe tự động”điều khiển bằng PLC S7-1200 và giám sát bằng phần mềm
WinCC V7.0.
Nội dung chính gồm các chương sau:
+ Chương I: Tổng quan về cửa cuốn tự động và nhà giữ xe thông minh.
+ Chương II: Tổng quan PLC S7-1200 và phần mềm.
+ Chương III: Giới thiệu mô hình sản phẩm.
+ Chương IV: Phần lập trình PLC và giao diện WinCC cho Nhà giữ xe thông
minh.
+ Chương V: Phần kết luận và hướng phát triển của đề tài.
Tôi xin chân thành cám ơn !
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CỬA CUỐN VÀ NHÀ GIỮ XE THÔNG MINH
1.1 Giới thiệu cửa cuốn tự động.
Hình 1 Cửa cuốn
Loại của này có ưu điểm là gọn nhẹ và tiện sử dụng. Hệ thống của này thường được
lắp đặt ở các cửa hàng, các garage oto, cửa cuốn tôn sơn tĩnh điện, nan nhôm inox, cửa
cuốn lưới inox được lắp đặt moto điều khiển trực tiếp bằng công tắc. Động cơ được đặt


thẳng với trục cuốn.
Tính ưu việt của loại cửa này là tiết kiệm tối đa diện tích sử dụng.Hiện nay các hệ
thống cửa sử dụng động cơ điện có công suất tương đối lớn rất thuận tiện trong việc sử
dụng nhưng có nhược điểm là khi mất điện thì vận hành rất khó và của không chắc chắn
và dễ bị hỏng hơn các cửa khác.
1.2 Các loại cửa cuốn hiện nay.
1.2.1 Cửa cuốn truyền thống.
Hình 2 Cửa cuốn truyền thống
Hầu hết là các loại cửa cuốn lá hoặc cửa cuốn lưới song ngang hoặc mắc võng. Các
loại cửa cuốn truyền thống được sản xuất bằng kim loại như sắt hợp kim, inox, một số ít
bằng nhôm…
Người sử dụng kéo bằng tay mỗi khi muốn đóng mở. Nhược điểm của loại cửa này
là âm thanh phát ra khi kéo cửa
1.2.2 Cửa cuốn trong suốt.
Hình 3 Cửa cuốn trong suốt
Thân cửa được cấu tạo bằng các thanh nan làm từ hợp kim nhôm và các tấm trong
suốt có độ dày khoảng 3mm, có hệ thống lò xò trợ lực đảm bảo về độ đàn hồi, thường
được lắp rắp tại những cửa hàng, siêu thị mang tính trưng bày. Mặt tiếp đất của cửa gồm
thanh đáy và ray hướng dẫn làm bằng nhôm được anot hóa để chống ăn mòn và trầy xướt
cùng với hệ thống mô tơ nhỏ gọn và có khả năng tự đổi chiều. Tốc độ mở cửa nhanh và
dễ vận hành, có thể mở cửa bằng tay nhẹ nhàng khi mất điện. Cửa còn có chế độ hẹn giờ
khi đóng cửa.
1.2.3 Cửa cuốn tấm liền.
Hình 4 Cửa cuốn tấm liền
Là dòng sản phẩm tiêu chuẩn với thân cửa làm bằng thép hợp kim mạ nhôm và
kẽm, bề mặt được sơn tĩnh điện tạo khả năng chống ăn mòn. Hệ thống lò xo có hỗ trợ
việc mở, đóng cửa bằng tay. Hơn nửa, lô cuốn kiều G, tức là thân lỗ được cán sóng để tạo
độ cứng cho lô cuốn.
Hệ thống điều khiển của cửa có khả năng kết nối với thiết bị báo động, đèn chiếu

sáng, cài đặt mật khẩu đóng, mở cửa…. Dòng cửa này có tốc độ mở cửa tương đối nhanh
(15-20cm/s), vận hành êm ái, thân thiện với môi trường do không sử dụng dầu mỡ bôi
trơn bên các đường ray. Giá của loại cửa này là 670.000 – 890.000đ/m2.
1.2.4 Cửa cuốn khe thoáng.
Hình 5 Cửa cuốn khe thoáng
Mang phong cách Châu Âu với thân cửa làm bằng nhôm hợp kim cứng và chịu va
đập, có thể lắp ráp hầu hết các loại cửa. Kiểu lỗ thông thoáng hình ô van và được thiết kế
với kích thước thích hợp đảm bảo tính an toàn tối đa cho thân cửa. Buli đỡ thân cửa kiểu
chữ G bằng nhựa PA được thiết kế có vành lõm để đỡ thanh nan cửa ở trên cùng giúp cho
lô cửa khi vận hành được ôm chặt vào nhau tạo thành một cuộn tròn đồng nhất.
Đặc biệt, cửa giảm và triệt tiêu 90% tiếng ồn phát ra khi vận hành so với cửa cuốn
truyền thống. Thiết bị cảm ứng chống xô cửa có tính an toàn và độ nhạy cao. Bên cạnh
đó là hệ thống mô tơ sử dụng điện một chiều 24V an toàn cho người sử dụng. Giá từ
1.200.000 – 2.300.000đ/m2.
1.3 Nhà giữ xe thông minh.
Hiện nay, tại nhiều thành phố lớn ở Việt Nam, số lượng xe máy và ôtô ngày càng
nhiều, trong khi quỹ đất để xe là rất ít. Một số tòa nhà cao ốc là nơi có nhiều công ty và
dịch vụ giải trí nên có số lượng người rất đông mỗi ngày, kèm theo đó là phương tiện của
họ. Nên đã có nhiều tòa nhà đã xây dựng bãi đỗ xe dưới tầng hầm sử dụng công
nghệquản lý bãi xe thông minh tiên tiến nhất.Các bãi giữ xe thường kết hợp giữa hệ
thống điều khiển thông minh (PLC), Camera theo dõi và cảm biến phát hiện xe.
Hình 6 Cổng vào
Hình 7 Cổng ra
CHƯƠNGII. TỔNG QUAN PLC S7-1200 VÀ PHẦN MỀM
2.1Giới thiệuchung về PLC S7-1200.
Năm 2009, Siemens ra dòng sản phẩm S7-1200 dùng để thay thế dần cho S7-200. So
với S7-200 thì S7-1200 có những tính năng nổi trội:
- S7-1200 là một dòng của bộ điều khiển logic lập trình (PLC) có thể kiểm soát
nhiều ứng dụng tự động hóa. Thiết kế nhỏ gọn, chi phí thấp, và một tập lệnh mạnh làm
cho chúng ta có những giải pháp hoàn hảo hơn cho ứng dụng sử dụng với S7-1200.

- S7-1200 bao gồm một microprocessor, một nguồn cung cấp được tích hợp sẵn, các
đầu vào/ra (DI/DO).
Một số tính năng bảo mật giúp bảo vệ quyền truy cập vào cả CPU và chương trình
điều khiển:
• Tất cả các CPU đều cung cấp bảo vệ bằng password chống truy cập vào PLC
• Tính năng “know-how protection” để bảo vệ các block đặc biệt của mình.
S7-1200 cung cấp một cổng PROFINET, hỗ trợ chuẩn Ethernet và TCP/IP.Ngoài ra
bạn có thể dùng các module truyền thông mở rộng kết nối bằng RS485 hoặc RS232.
Phần mềm dùng để lập trình cho S7-1200 là Step7 Basic.Step7 Basic hỗ trợ ba ngôn
ngữ lập trình là FBD, LAD và SCL.Phần mềm này được tích hợp trong TIA Portal 11 của
Siemens.

Chức năng các bộ phận:
1 Bộ phận kết nối nguồn.
2 Các bộ phận kết nối dây của người dùng có thể tháo được (phía sau các nắp che).
Khe cắm thẻ nhớ nằm dưới cửa phía trên.
3 Các LED trạng thái dành cho I/O tích hợp.
4 Bộ phận kết nối PROFINET (phía trên của CPU).
2.2 Các module trong hệ S7-1200.
 Các kiểu CPU khác nhau cung cấp một sự đa dạng các tính năng và dung lượng giúp cho
người dùng tạo ra các giải pháp hiệu quả cho nhiều ứng dụng khác nhau.
 Họ S7-1200 cung cấp một số lượng lớn các module mở rộng.
2.3 Cấu trúc bộ nhớ.
Bộ nhớ được chia làm 4 vùng cơ bản, hầu hết các vùng nhớ đều có khả năng
đọc/ghi chỉ trừ bộ nhớ đặc biệt SM (Special Memory) là vùng nhớ có chỉ số đọc, số còn
lại có thể đọc/ghi được.
• Vùng nhớ chương trình: Là miền bộ nhớ được dùng để lưu giữ các lệnh chương
trình. Vùng này thuộc kiểu non-valatie đọc/ghi được.
• Vùng nhớ tham số: Là miền lưu giữ các tham số như từ khóa, địa chỉ, trạm…

cung giống như vùng nhớ chương trình, vùng này thuộc kiểu non-valatie đọc/ghi
được.
• Vùng dữ liệu: Được sử dụng để cất các dữ liệu của chương trình bao gồm kết quả
của các phép tính, hằng số, định nghĩa trong chương trình, bộ đệm truyền thông….
• Vùng đối tượng: Timer, bộ đếm tốc độ cao HC (high speed counter) và các cổng
vào ra tương tự được đặt trong vùng nhớ cuối cùng. Vùng này không thuộc kiểu
non-valatie nhưng đọc/ghi được.
Hai vùng nhớ cuối cùng có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện một chương
trình.
2.4 Cấu trúc bên trong của PLC.
2.5 Phần mềm TIA Portal V12.
2.5.1 Giới thiệu SIMATIC Step 7 Basic.
Phần mềm TIA PORTAL V12 cung cấp cho người dùng nhằm phát triển, chỉnh sửa
và giám sát mạng logic được yêu cầu để điều khiển ứng dụng, bao gồm các công cụ dành
cho quản lý và cấu hình tất cả các thiết bị trong đồ án, như các thiết bị PLC và HMI. Step
7 Basic cung cấp hai ngôn ngữ lập trình là LAD và FBD để thuận tiện và có hiệu quả
trong việc phát triển chương trình điều khiển ứng dụng và còn cung cấp các công cụ để
tạo ra và cấu hình các thiết bị HMI trong đề án của người dùng.
2.5.2 Kết nối qua giao thức TCP/IP.
-Để lập trình SIMATIC S7-1200 từ PC hay Laptop cần một kết nối TCP/IP.
-Để PC và SIMATIC S7-1200 có thể giao tiếp với nhau, điều quan trọng là các địa chỉ
IP của cả hai thiết bị phải phù hợp với nhau.
2.5.3 Cách tạo một Project.
Bước 1: Từ màn hình desktop nhấp đúp chọn biểu tượng Tia Portal V11.
Bước 2: Click chuột vào Create new project để tạo dự án.
Bước 3: Nhập tên dự án vào Project name sau đó nhấn Create.
Bước 4: Chọn Configure a device.
Bước5: Chọn Add new device.
Bước 6: Chọn loại CPU PLC sau đó chọn Add.
Bước 7: Project mới được hiện ra.

2.5.4 TAG của PLC/TAG local.
 Tag của PLC
- Phạm vi ứng dụng: giá trị Tag có thể sử dụng mọi khối chức năng trong PLC.
- Ứng dụng: binary I/O, Bits of memory.
- Định nghĩa vùng: Bảng tag của PLC.
- Miêu tả: Tag PLC được đại diện bằng dấu ngoặc kép.
 Tag Local
- Phạm vi ứng dụng: giá trị chỉ được ứng dụng trong khối được khai báo, mô tả tương
tự có thể được sử dụng trong các khối khác nhau cho các mục đích khác nhau.
- Ứng dụng: tham số của khối, dữ liệu static của khối, dữ liệu tạm thời
- Định nghĩa vùng: khối giao diện
- Miêu tả: Tag được đại diện bằng dấu #
 Sử dụng Tag trong hoạt động:
-Layout: bảng tag PLC chứa các định nghĩa của các Tag và các hằng số có giá trị trong
CPU. Một bảng tag của PLC được tự động tạo ra cho mỗi CPU được sử dụng trong
project.
-Colum: mô tả biểu tượng có thể nhấp vào để di chuyển vào hệ thống hoặc có thể kéo
nhả như một lệnh chương trình.
-Name: chỉ được khai báo và sử dụng một lần trên CPU.
-Data type: kiểu dữ liệu chỉ định cho các tag.
-Address: địa chỉ của tag.
-Retain: khai báo của tag sẽ được lưu trữ lại.
-Comment: comment miêu tả của tag.
 Nhóm tag: Tạo nhóm tag bằng cách chọn Add new tag table.
 Ngoài ra còn có một số chức năng sau:
-Lỗi tag
-Giám sát tag của PLC
-Hiện / ẩn biểu tượng
-Đổi tên tag: Rename tag
-Đổi tên địa chỉ tag: Rewire tag

-Copy tag từ thư viện Global
2.6Làm việc với một trạm PLC.
2.6.1Quy định địa chỉ IP cho module CPU.
IP TOOL có thể thay đổi IP address của PLC S7-1200 bằng 1 trong 2 cách. Phương
pháp thích hợp được tự động xác định bởi trạng thái của địa chỉ IP đó:
-Gán một địa chỉ IP ban đầu: Nếu PLC S7-1200 không có địa chỉ IP, IP TOOL sử
dụng các chức năng thiết lập chính để cấp phát một địa chỉ IP ban đầu cho PLC S7-1200.
-Thay đổi địa chỉ IP: nếu địa chỉ IP đã tồn tại, công cụ IP TOOL sẽ sửa đổi cấu hình
phần cứng (HW config) của PLC S7-1200.
2.6.2 Tải chương trình xuống CPU
Tải từ màn hình soạn thảo chương trình bằng cách kích vào biểu tượng download
trên thanh công cụ của màn hình.
Chọn cấu hình Type of the PG/PC interface và PG/PC interface như hình dưới sau
đó nhấn chọn load.
Chọn start all như hình vẽ và nhấn finish
2.7Kỹ thuật lập trình.
2.7.1 Vòng quét chương trình.
PLC thực hiện chương trình theo chu trình lặp. Mỗi vòng lặp được gọi là vòng quét.
Mỗi vòng quét được bắt đầu bằng giai đoạn chuyển dữ liệu từ các cổng vào số tới vùng bộ
đệm ảo I, tiếp theo là giai đoạn thực hiện chương trình. Trong từng vòng quét chương
trình được thực hiện từ lệnh đầu tiên đến lệnh kết thúc của khối OB1.Sau giai đoạn thực
hiện chương trình là giai đoạn chuyển các nội dụng của bọ đệm ảo Q tới các cổng ra
số.Vòng quét kết thúc bằng giai đoạn truyền thông nội bộ và kiểm tra lỗi.
Chú ý rằng bộ đệm I và Q không liên quan tới các cổng vào / ra tương tự nên các
lệnh truy nhập cổng tương tự được thực hiện trực tiếp với cổng vật lý chứ không thông
qua bộ đệm.
2.7.2 Cấu trúc lập trình.
2.7.2.1 Khối tổ chức OB – OGANIZATION BLOCKS.
- Organization blocks (OBs): là giao diện giữa hoạt động hệ thống và chương trình
người dùng. Chúng được gọi ra bởi hệ thống hoạt động, và điều khiển theo quá trình:

+Xử lý chương trình theo quá trình
+Báo động – kiểm soát xử lý chương trình
+Xử lý lỗi
-Startup OB, Cycle OB, Timing Error OB và Diagnosis OB: có thể chèn và lập trình
các khối này trong các project. Không cần phải gán các thông số cho chúng và cũng
không cần gọi chúng trong chương trình chính.
-Process Alarm OB và Time Interrupt OB: Các khối OB này phải được tham số hóa
khi đưa vào chương trình. Ngoài ra, quá trình báo động OB có thể được gán cho một sự
kiện tại thời gian thực hiện bằng cách sủ dụng các lệnh ATTACH, hoặc tách biệt với lệnh
DETACH.
- Time Delay Interrupt OB: OB ngắt thời gian trễ có thể được đưa vào dự án và lập
trình. Ngoài ra, chúng phải được gọi trong chương trình với lệnh SRT_DINT, tham số là
không cần thiết.
- Start Information: Khi một số OB được bắt đầu, hệ điều hành đọc ra thông tin được
thẩm định trong chương trình người dùng, điều này rất hữu ích cho việc chẩn đoán lỗi,
cho dù thông tin được đọc ra được cung cấp trong các mô tả của các khối OB.
2.7.2.2 Hàm chức năng – FUNCTION.
-Funtions (FCs) là các khối mã không cần bộ nhớ. Dữ liệu của các biến tạm thời bị
mất sau khi FC được xử lý.Các khối dữ liệu toàn cầu có thể được sử dụng để lưu trữ dữ
liệu FC.
-Functions có thể được sử dụng với mục đích:
+Trả lại giá trị cho hàm chức năng được gọi.
+Thực hiện công nghệ chức năng, ví dụ: điều khiển riêng với các hoạt động nhị
phân.
+Ngoài ra, FC có thể được gọi nhiều lần tại các thời điểm khác nhau trong một
chương trình. Điều này tạo điều kiện cho lập trình chức năng lập đi lặp lại phức tạp.
- FB (function block): đối với mỗi lần gọi, FB cần một khu vực nhớ. Khi một FB
được gọi, một Data Block (DB) được gán với instance DB. Dữ liệu trong Instance DB sau
đó truy cập vào các biến của FB.Các khu vực bộ nhớ khác nhau đã được gán cho một FB
nếu nó được gọi ra nhiều lần.

- DB (data block): DB thường để cung cấp bộ nhớ cho các biến dữ liệu . Có hai loại
của khối dữ liệu DB: Global DBs nơi mà tất cả các OB, FB và FC có thể đọc được dữ liệu
lưu trữ, hoặc có thể tự mình ghi dữ liệu vào DB, và instance DB được gán cho một FB
nhất định.
2.8 Giới thiệu các tập lệnh.
2.8.1 Bit logic (tập lệnh tiếp điểm). ( thay lại hình )
2.8.1.1 Tiếp điểm thường mở.
L
A
D
Tiếpđiểmthườnghởsẽ
đóngkhi
giá
trị
củabitcóđịa
chỉ
làn
bằng
1
Toán
hạng
n: I,Q,M,L, D
2.8.1.2 Tiếp điểm thường đóng.
L
A
D
T
iếpđiểmthường
đóng
sẽ

đóngkhi
giá
trị của bit
có địa chỉ n là 0
Toán
hạng
n: I,Q,M,L, D

×