Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (330.33 KB, 61 trang )

KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Sư phạm Ngữ văn
LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với các thầy cô
của trường Đại học Hùng Vương, đặc biệt là các thầy cô giáo kho KHXH&NV
của trường đã tạo điều kiện cho em để có nhiều kiến thức và thời gian cho khoá
luận tốt nghiệp.
Em cũng xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thị Thuý Hằng, người đã
tận tình hướng dẫn em hoàn thành tốt khoá luận tốt nghiệp.
Trong quá trình làm khoá luận, khó tránh khỏi sai sót, em rất mong các
Thầy, Cô bỏ qua. Đồng thời do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn
còn hạn chế nên khoá luận không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong
nhận được ý kiến chỉ dẫn của quý Thầy, Cô. Đó là hành trang quý giá giúp em
tự hoàn thiện bản thân mình sau này.
Xin cảm ơn gia đình và bạn bè luôn đồng hành, tạo điều kiện giúp đỡ em
hoàn thành tốt khoá luận.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Nguyễn Mỹ Linh
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Trước đây, khi làm thơ người ta hay bị bó buộc vào những khuôn khổ
nhất định của Đường luật, sonnet luật, hay lục bát luật… và luôn cố dồn nén câu
từ một cách hàm súc, cô đọng nhất, đa tầng ý nghĩa “ý tại ngôn ngoại”, “họa vân
hiển nguyệt”…Nhưng với sự vận động không ngừng nghỉ trong dòng chảy của
mình, thơ ngày càng đa dạng hơn về diện mạo cũng như nội dung. Đặc biệt từ
sau 1975, công cuộc đổi mới toàn diện đất nước đã thúc đẩy tinh thần dân chủ
và sự phát triển mạnh mẽ ý thức cá nhân trong văn học. Thơ thời kỳ này thể hiện
khát vọng đào sâu vào bản ngã, vào con người bên trong con người để rồi nhiều


xu hướng thơ được nảy nở, nhiều thể nghiệm mạnh bạo được ra mắt công
chúng. Quan niệm thơ có nhiều biến đổi và ý thức cách tân thơ ngày càng mạnh
mẽ, từ bóng dáng siêu thực đến thứ "thơ vụt hiện", thơ như trò chơi của ngôn
từ Với “gương mặt” mới này, thơ Việt Nam sau 1975 ngày càng gần gũi hơn
với xu hướng thơ thế giới đương đại.
1.2. Một thế hệ thơ trẻ xuất hiện từ sau 1975, nhất là từ đầu những năm 90
của thế kỉ XX đã đem đến nhiều tiếng nói mới, cách nhìn mới, xúc cảm mới
trong thơ. Ít bị ràng buộc với truyền thống, họ mạnh dạn và tự do hơn trong sự
tìm tòi, thể nghiệm, với nhu cầu được bộc lộ hết mình của con người cá nhân.
Trong số họ, tuy chưa có những phong cách khẳng định được vị trí của mình
trong lòng công chúng rộng rãi, nhưng đã có nhiều tên tuổi gây được sự chú ý:
Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Quốc Chánh, Đồng Đức Bốn và gần đây là Phan
Huyền Thư, Vi Thùy Linh, Nguyễn Hữu Hồng Minh. Các nhà thơ dân tộc thiểu
số cũng góp những tiếng thơ đặc sắc mang bản sắc dân tộc: Y Phương, Lâm
Quý, Lò Ngân Sủn, Inrasara…
1.3. Vi Thùy Linh là một những cây bút trẻ thuộc thế hệ 7X, 8X, chịu ảnh
hưởng của nhiều luồng văn học trên thế giới, có những nét phá cách và có nhiều
thể nghiệm mới mẻ. Cùng với hành trình tìm cho mình phong cách thơ mới định
hình, thơ của tác giả đang có những bứt phá mới. Nữ thi sĩ họ Vi đã trở thành
2
"một hiện tượng của thơ ca Việt Nam hiện đại" ( Nhà thơ Thanh Thảo) với sức
sáng tạo khá sung mãn. Đọc thơ Vi Thùy Linh, người đọc trở về với những gì
chân thật nhất, đời thường nhất: đó là tình yêu trần thế, bản chất giới tính, sự tồn
tại mang giá trị nhân văn và con người… Bằng cá tính thơ của mình, cây bút trẻ
này đã bộc lộ cái tôi, thổi vào văn đàn một luồng gió mới về khát vọng tình yêu,
khát vọng "nữ quyền" thật độc đáo. Cũng từ đó, một phong cách thơ nữ hình
thành với những đặc trưng rất riêng biệt, không trộn lẫn trong thế giới nghệ
thuật. Nhờ sự sáng tạo trong nội dung và thi pháp, Vi Thùy Linh được coi là một
trong những nhà thơ trẻ góp phần tạo ra diện mạo mới của thơ đương đại.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu một vấn đề

khá nổi trội trong thế giới nghệ thuật nhà thơ nữ trẻ: Khát vọng nữ quyền trong
thơ Vi Thùy Linh. Tiếp cận thế giới nghệ thuật thơ chị theo hướng này, chúng
tôi hi vọng có cái nhìn sâu sắc hơn đối với thế giới nghệ thuật của một nhà thơ,
đồng thời, nhận thức rõ hơn về những đổi thay trong quan niệm nghệ thuật cũng
như xu hướng cách tân của thơ trẻ Việt Nam đương đại. Đề tài cũng là một tư
liệu hữu ích, đáp ứng ham muốn tìm hiểu thơ của sinh viên Văn và những ai
quan tâm đến thơ nữ trẻ Việt Nam thời kỳ đổi mới.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1. Những đánh giá chung về khát vọng nữ quyền trong sáng tác của các cây
bút nữ trước và sau 1975
Con người là sinh thể mang trong mình nhiều sự bí ẩn, phức tạp sâu kín.
Mỗi người sẽ chọn cho mình một phương thức để giải toả những điều đó. Đặc
biệt, các nhà thơ nữ chọn cho mình cách gửi gắm vào trang viết những ước
mong, những thông điệp về tình yêu, hạnh phúc. Tuy nhiên, để có một cái tôi
bản thể trỗi dậy mạnh mẽ và dữ dội, thì đến thơ nữ trẻ đương đại mới bắt đầu trổ
những nụ hoa đầu tiên. Trên trang giấy, họ được thể hiện những phá cách của
mình về quan điểm nghệ thuật, họ tự trang bị và bồi đắp cho đời sống thi ca
những suy nghĩ, ý tưởng, sự sắp đặt và trình diễn để nhằm mục đích duy nhất,
tạo cho thơ tránh khỏi lối mòn, tránh khỏi khuôn khổ chật hẹp xưa nay. Như thế
đồng nghĩa với việc họ đang có đủ tự tin để trở thành người xung kích mở
3
đường giải phóng cho cái tôi phụ nữ nhỏ bé lắm phiền muộn nhưng cũng đầy tự
tin, cao ngạo của thơ nữ trẻ đương đại Việt Nam trong thời buổi hội nhập toàn
cầu.
Năm 2007, luận văn Thạc sĩ của Cao Hạnh Thủy trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn TP.HCM với đề tài Hồ Xuân Hương - tiếp cận quan điểm
giới tính đã vận dụng lý thuyết về giới để nghiên cứu bà chúa Hồ Xuân Hương
từ cuộc đời đến thơ ca. Đi theo hướng tiếp cận này, tác giả đã động chạm đến
một số vấn đề liên quan đến nữ quyền nhưng chủ yếu là trên quan điểm giới.
Năm 2006, đề tài khoa học Sự thức tỉnh của người phụ nữ trong văn học

Nam Bộ đầu thế kỉ XX của Lê Ngọc Phương - Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn TP.HCM đã lý giải sự ra đời của ý thức nữ giới nước ta theo bối cảnh
lịch sử - xã hội cụ thể và phân tích những cây bút nữ nổi bật trong thời kỳ này cả
về phương diện nội dung tư tưởng cũng như nghệ thuật thể hiện.
Trong bài viết Ý thức nữ quyền và sự phát triển bước đầu của văn học nữ
Nam Bộ trong tiến trình hiện đại hóa văn hóa dân tộc đầu thế kỷ XX, tác giả Hồ
Khánh Vân có đưa ra quan điểm của nhà phê bình văn học Phan Khôi về vấn đề
này: "Phụ nữ nên tham gia vào sáng tác văn học và có thể tạo nên một nền văn
học vững chãi, dày dặn, có giá trị cho giới của mình. Từ sự tương đồng giữa phụ
nữ và tính chất mỹ cảm của văn chương, ông cho rằng phụ nữ thích hợp với văn
chương hơn so với nam giới khi dùng ngòi bút bộc lộ đời sống tình cảm bên
trong con người, đặc biệt là khi hướng đến đối tượng là chính bản thân họ"[34].
Nguyễn Thị Kiêm cũng là một nhà báo sắc sảo trên văn đàn đương thời.
Trong bài diễn thuyết nhằm khẳng định vai trò của người phụ nữ đối với văn
chương và tri thức của nhân loại, nữ sĩ đưa ra những dẫn chứng khẳng định vai
trò "nội tướng" của nữ giới trong sự nghiệp văn học so với nam giới các nước,
phong trào học thuật của phụ nữ ở các quốc gia tiên tiến: "( ) cái địa vị của đàn
bà ở trong văn học cũng không phải là thấp thỏi gì, theo như nhiều người đã
tưởng. Và cái ảnh hưởng của đàn bà đối với những bậc văn nhân tạo sĩ cũng rất
là nặng nề thảm thiết, nhờ đó mà văn học phát đạt vô cùng".[32]
4
Trong khi đó, Hoàng Thụy Anh lại đưa ra nhận định khá sâu sắc: "từ thế kỉ
XIX đến đầu thế kỉ XX, phương tây đã rầm rộ với làn sóng chủ nghĩa nữ quyền:
đấu tranh chống lại mọi áp bức, thống trị của nam giới và của xã hội để thiêt lập
sự bình đẳng giới và "phục hồi" cái tôi của mình. Ở Việt Nam, những năm đầu
thế kỉ XX, vấn đề bình đảng nam nữ cũng được bàn đến. Trong đó, quan trọng
nhất, là sự ra đời của tờ báo Nữ giới chung (1918) do Sương Nguyệt Ánh làm
chủ bút, tuy còn nhiều hạn chế nhưng có thể nói lần đầu tiên, người phụ nữ được
cất lên tiếng nói trực tiếp của mình" [2].
Tuy nhiên, mãi đến khi công cuộc đổi mới và cải cách diễn ra toàn diện,

chủ nghĩa nữ quyền mới bắt nhịp với đời sống văn học Việt Nam. Và sau năm
1986, thời kì "âm thịnh dương suy" trong văn học thực sự bùng phát''. Năm
2006, trong bài viết tham dự Hội thảo Quốc tế về văn học tại Viện Văn học có
nhan đề Vấn đề phái tính và âm hưởng nữ quyền trong văn học Việt Nam đương
đại, nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Điệp đã giới thiệu khái quát về vấn đề phái
tính trong văn học ở từng giai đoạn và đưa ra những bình luận ban đầu về vấn đề
tính nữ trong văn học Việt Nam: “Sự xuất hiện và mở rộng âm hưởng nữ quyền
trong văn học Việt Nam đương đại, theo ý tôi, xuất phát từ ba nguyên nhân cơ
bản: Thứ nhất, sự thay đổi tư duy và sự mở rộng của tinh thần dân chủ xã hội
khiến cho nữ giới có điều kiện tự do cất cao tiếng nói của mình với tư cách là
chủ thể độc lập; Thứ hai, bản thân nữ giới đã có những thay đổi lớn về nhận
thức, học vấn, điều kiện tự chủ kinh tế, khả năng am hiểu luật pháp…; Thứ ba,
cấu trúc sinh học cũng như sự nhạy cảm và mối quan tâm của nữ giới có nhiều
điểm gặp gỡ với nhịp sống thời hiện đại” [8]. Tác giả đã chỉ ra những khoảng
trống trong phê bình nữ quyền ở Việt Nam hiện nay: “ Vấn đề phái tính và văn
học nữ tính đến nay vẫn chưa được giới học thuật nước ta quan tâm nhiều mặc
dù trong ý thức, chúng ta đều hiểu đây là một vấn đề quan trọng của đời sống
hiện đại ( ) Trong quá trình khẳng định bản ngã của nữ giới, nhà văn có thể
miêu tả những khoái cảm tình dục nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc coi
giải phóng tình dục là con đường duy nhất để giải phóng cá nhân. Cần phải nhìn
tình dục vừa như một hoạt động bản năng vừa có ý nghĩa văn hoá. Bởi thế, trong
5
văn học, sex phải hiện lên như một yếu tố văn hoá và nhà văn có thể thông qua
sex để biểu đạt những vấn đề nhân sinh một cách có nghệ thuật.” [8].
Năm 2008, luận văn Thạc sĩ khoa học Ngữ văn của Bùi Thị Thủy - trường
Đại học Sư phạm Hà Nội với đề tài "Dấu hiệu ý thức nữ quyền trong văn nữ
Việt Nam đương đại" đã cung cấp một số khái niệm công cụ về "nữ quyền", ảnh
hưởng của nó trong văn học cũng như những biểu hiện, nghệ thuật thể hiện của
"nữ quyền" trong sáng tác của các tác giả nữ đương đại.
Những nhận định, nghiên cứu về khát vọng nữ quyền trong văn học nữ

trước và sau 1975 tuy có nhưng vẫn còn lẻ tẻ, nhiều mặt còn chưa đi đến tận
cùng và vẫn thiên về yếu tố lý luận phê bình là nhiều, khát vọng nữ quyền là gì?
và được thể hiện rõ ràng ra sao qua từng tác phẩm chưa được xem là tâm điểm
của nghiên cứu và đánh giá.
2.2. Những nghiên cứu về thơ Vi Thùy Linh và khát vọng nữ quyền trong thơ
của nữ sĩ
Vi Thuỳ Linh sinh năm 1980, sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, đã tốt nghiệp
Phân viện báo chí và tuyên truyền. Hiện nay cô đang là nhà báo nhưng đồng thời
cũng là một nhà thơ. Ngay từ khi còn ngồi trên giảng đường Đại học, Linh đã
xuất bản hai tập thơ Khát và Linh. Đây được xem như là sự khởi đầu cho sự
nghiệp sáng tạo nghệ thuật của Vi Thuỳ Linh. Là một nhà thơ trẻ, nhưng Vi
Thuỳ Linh đã sớm được kết nạp vào Hội nhà văn Việt Nam (2007). Cô là tác giả
trẻ nhất trong Tuyển tập thơ nữ từ xưa đến nay (Nxb phụ nữ, được in song ngữ
Việt- Anh). Linh cũng là một trong những tác giả đạt giải Bông hồng vàng của
Đài truyền hình kỹ thuật số VTC do khán giả bình chọn (2006) cùng với Kỷ
niệm chương của Hội liên hiệp phụ nữ Hà Nội (7. 03. 2008). Vi Thuỳ Linh là tác
giả trẻ Việt Nam dự liên hoan thơ quốc tế tại cộng hoà Pháp (11. 2003). Như
vậy, với hơn 10 năm sáng tác, Vi Thuỳ Linh đã đạt được những thành quả đáng
ghi nhận.
Thơ Vi Thuỳ Linh đã trải qua một hành trình khá dài từ Khát (1999), Linh
(2000), đến Đồng tử (2005), và tập thơ thứ tư với cái tên rất ấn tượng Vili in
love (2008). Tình yêu đối với thơ luôn được đặt song hành trong cuộc đời cũng
6
như sự nghiệp của chị. Bằng một lối thơ cuộn chảy phăng phăng được khơi
nguồn từ cảm xúc nồng nhiệt đắm say đối với cuộc đời, Vi Thuỳ Linh đã dâng
cho đời những vần thơ mang vẻ đẹp bản năng và đầy sức hấp dẫn. Trên con
đường nghệ thuật khổ ải ấy, cô luôn nỗ lực tự làm mới thơ ca, tự hoàn thiện
mình qua những vần thơ nóng bỏng, thiết tha. Sự sáng tạo nghệ thuật đó của cô
nhận được sự ủng hộ của nhiều bạn đọc yêu thơ chị và một số nhà nghiên cứu,
nhà thơ của thế hệ đi trước như: Phạm Xuân Nguyên, Nguyễn Huy Thiệp,

Thanh Thảo, Thuỵ Khuê, Nguyễn Trọng Tạo… Đây là những người tích cực cổ
vũ cho giọng thơ này. Họ đều thấy ở Vi Thuỳ Linh những trăn trở, những khát
vọng được yêu, được sống thành thực, và nỗ lực phá bỏ mọi thói quen, mọi quan
niệm cũ mòn, cứng nhắc.
Xuất hiện trên thi đàn, ngay từ tập thơ đầu tiên Vi Thùy Linh đã tạo nên sự
chú ý. Có rất nhiều ý kiến, khen nhiều mà chê cũng không ít. Vi Thùy Linh trở
thành “một hiện tượng của thơ ca Việt Nam hiện đại” (Nhà thơ Thanh Thảo)
[25].
Khi đọc “Khát” của Vi Thùy Linh, nhà thơ - nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo đã
cảm nhận ở cô “cái tôi” đầy cá tính và sống động: “Một thiếu nữ đa tình? Một
phận kiếp đa đoan? Một tâm hồn dám sống? Là tất cả mà không là gì cả. Mạnh
mẽ, thành thật và tận hiến cho tình yêu, nghệ thuật. Thơ phóng sinh ý tưởng ra
ngoài gông cùm của thành kiến truyền kiếp, đập cánh quyết liệt vào hiện đại. Thơ
phá tung cánh cửa vờ vĩnh che chắn trái tim trụy lạc, trưng cầu ánh sáng. Đó là Vi
Thùy Linh với tuyên ngôn “Không bao giờ hóa trang để nhập vai kẻ khác!”.
(Tháng 12, 1998) [24].
Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã thấy một “Hiện tượng Vi Thùy Linh” (in
trong báo Sinh viên Việt Nam, 9. 2003, rút trong tập Phê bình, tiểu luận Giăng
lưới bắt chim, Nxb Hội nhà văn, 2005 - Giải thưởng Phê bình Hội nhà văn Hà
Nội 2006) “Nhiều người nói với tôi rằng Vi Thùy Linh là biểu tượng sex trong
thơ. Tôi không thấy thế. Vi Thùy Linh là một biểu tượng trong trắng đấy chứ
Vi Thùy Linh là một hiện tượng trong thơ Việt Nam. Một tiếng thơ lạ" [26].
Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên khi đọc tập “Đồng tử” thấy
Linh là “Người “tận lực tham ô tuổi trẻ” để sống thơ” (Tạp chí Văn học số 9,
7
2005) “Vẫn một niềm khao khát của Linh như ngày nào, khao khát vừa ngây thơ
vừa đau đớn mà hạnh phúc. Tôi (và ta) gặp lại ở đây những khát vọng cháy bỏng
và thăng hoa trong thơ Linh về tình yêu. “Chân lý” bị khước từ ở đây là những
con mắt đạo đức giả, những rao giảng tới điều nhàm chán cũ rích, những sự bất
lực, những chân lý lỗi thời. Mặc tất! - vì tình yêu mạnh hơn và sinh tạo ra những

chân lý đẹp nhất, đó là phát minh vĩ đại nhất của mọi thời đại… Thế là đủ cho
Linh hát ca và hoan lạc. Một niềm hoan lạc sống đời thơ” [18].
Còn Nguyễn Việt Chiến khi đọc tập thơ này đã viết bài “Thơ Vi Thùy Linh
cơn cuồng lưu từ những mê - lộ - chữ” và nhận thấy “Vi Thùy Linh có một đời
sống nồng cháy đam mê và nhiều nỗi đau mờ, nhiều nỗi đau. Trong những bài thơ
định mệnh của mình, Vi Thùy Linh như một người dệt tầm gai nhẫn nại đan dệt
những cảm xúc của mình với nỗi đau vô hình trong tay - ngôn - ngữ luôn bị trầy
xước, rớm máu bởi những nỗi đau vô hình trong thi ca và hữu hình trong tình yêu,
đời sống con người" [6].
Nhà thơ, dịch giả Dương Tường tỏ ra bênh vực Vi Thuỳ Linh trước dư
luận, đồng thời khẳng định thơ cô nêu cao biểu tượng cho khát vọng được thay
đổi, vượt thoát ra ngoài khuôn khổ cũ: “Vi Thùy Linh là một cơn lốc - lốc ý
tưởng, lốc chữ (chứa chất nổ), lốc tình (đôi khi là khoái cảm). Cơn lốc không
kiềm chế đó đương nhiên gây sốc, khiến nhiều người ngộ nhận những cố gắng
trong thơ cô và lầm lẫn cho sự bất chấp những ước lệ và kiêng kị và phạm húy.
Với tôi, Vi Thùy Linh là một biểu tượng giải phóng phụ nữ trong thơ” [33].
Trần Đăng Khoa trong bài viết “Đọc lại thơ Vi Thùy Linh” (1.1.2007) đã
đưa ra một cái nhìn tổng thể, khẳng định cá tính, sức sống của thơ Vi Thuỳ Linh
dù theo ông, vẫn còn nhiều thứ cần trau chuốt: “Thơ Vi Thùy Linh là thế. Ngổn
ngang và rậm rạp trong những suy nghĩ trăn trở của ngày hôm nay… Phải nói Vi
Thùy Linh là người dũng cảm, tự tin. Thơ chị có nội lực. Chị vin vào nội lực ấy
mà đứng dậy trên hai chân của mình và sáng bằng nước mắt. Đọc chị, ta luôn có
cảm giác rợn ngợp như đang đứng trước một ngọn núi lửa mới tuôn trào với một
sức mạnh không thể ngăn cản nổi. Lẫn trong ngổn ngang đất đỏ, nham thạch là
không ít những thỏi quặng quý” [4].
8
Đài AFI, chương trình tết Đinh Hợi (2007) có nhận xét: “Vi Thùy Linh là
nhà thơ trẻ Việt Nam có nội lực mạnh nhất hiện nay. Cô sở trường nhất trong đề
tài tình yêu. Nói đến Vi Thùy Linh, là nói đến những bài thơ tình yêu không thể
trộn lẫn của cô”[15].

Có thể thấy rằng “hiện tượng” Vi Thùy Linh đã gây được nhiều sự chú ý
với những thiện cảm, xét cả ở góc độ độc giả lẫn các nhà phê bình có kinh
nghiệm. Tuy nhiên các bài viết mới chỉ gợi hoặc nêu ra được một vài phương
diện nào đó khát vọng nữ quyền trong thơ Vi Thùy Linh chứ chưa có bài viết,
công trình nào tập trung nghiên cứu về vấn đề này. Đây là những gợi dẫn quý
báu để chúng tôi thực hiện đề tài.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi mong muốn làm rõ khát vọng nữ quyền
trong thơ của Vi Thùy Linh. Từ đó hướng tới nhận diện vấn đề nữ quyền được
đặt ra trong sáng tác thơ sau 1975.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác định khái niệm công cụ: nữ quyền và các tiền đề nảy sinh tư tưởng nữ
quyền trong thơ Việt Nam sau 1975.
- Xác định những biểu hiện của tư tưởng nữ quyền trong thơ Vi Thùy Linh.
- Xác định nghệ thuật thể hiện khát vọng nữ quyền trong thơ Vi Thùy Linh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là khát vọng nữ quyền trong thơ Vi
Thùy Linh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Thực hiện khóa luận, chúng tôi khảo sát sáng tác thơ của Vi Thùy Linh,
chủ yếu là hai tập: Khát (NXB Hội nhà văn, 1999) và Linh (NXB Thanh Niên,
2000). Ngoài ra, trong trường hợp cần thiết, khóa luận sẽ khảo sát thêm để mở
rộng so sánh trong các tập: Thơ trẻ chọn lọc 1994 – 1998 (NXB Văn hóa – TT,
1998); Thơ sáng tác trẻ (NXB Hội nhà văn, 2000); Tuyển tập thơ Việt Nam
1975 – 2000 (NXB Hội nhà văn, 2000)
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp tiếp cận thi pháp học
9

Phương pháp này giúp chúng tôi tiếp cận với quan niệm, tư tưởng của nhà
thơ, là chìa khóa để chúng tôi đi sâu vào các bình diện thế giới nghệ thuật của
tác phẩm.
5.2. Phương pháp phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại
Chúng tôi sẽ vận dụng phương pháp này để tiếp cận các sáng tác thơ nhằm
làm sáng rõ các biểu hiện của khát vọng nữ quyền. Từ đó, rút ra được các thủ
pháp nghệ thuật được nhà thơ lựa chọn và sử dụng làm rõ tư tưởng về nữ quyền.
5.3. Phương pháp so sánh - đối chiếu
Sử dụng phương pháp này, chúng tôi mong muốn làm rõ sự giống và khác
nhau, sự kế thừa và phát triển tư tưởng nữ quyền trong sáng tác thơ sau 1975 với
các thời kì trước đó, cũng như của tác giả Vi Thùy Linh với các tác giả khác
trong cùng một giai thời.
5.4. Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại
Khi nghiên cứu khóa luận này, chúng tôi sẽ khảo sát, thống kê và phân loại
các biểu hiện của khát vọng nữ quyền và thủ pháp xây dựng vấn đề này trong
các tập thơ của Vi Thùy Linh.
Những phương pháp trên được sử dụng có khi là tách biệt, nhưng đa phần
là đan xen, kết hợp trong quá trình nghiên cứu, hoàn thành khóa luận này.
6. Đóng góp mới của đề tài
Từ những nhiệm vụ, mục tiêu đã đặt ra ở mục 3, đề tài nghiên cứu của
chúng tôi xin đưa ra một số đóng góp mới sau:
- Thấy được sự vận động, tìm tòi, sáng tạo độc đáo của Vi Thùy Linh.
- Đưa ra cái nhìn tổng quát về khát vọng nữ quyền trong các tập thơ của Vi
Thùy Linh. Từ đó, khẳng định những thủ pháp nghệ thuật đặc sắc trong xây
dựng hình ảnh người phụ nữ với khát vọng nữ quyền này.
- Cung cấp thêm một số tài liệu tham khảo cho người học, người dạy, và
những độc giả quan tâm đến văn học Việt Nam sau 1975 nói chung và Vi Thùy
Linh nói riêng.
7. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung khóa

luận của chúng tôi dự kiến triển khai trong 3 chương:
Chương 1: Dấu ấn nữ quyền trong thơ Việt Nam sau 1975
Chương 2: Biểu hiện của khát vọng nữ quyền trong thơ Vi Thùy Linh
Chương 3: Nghệ thuật thể hiện khát vọng nữ quyền trong thơ Vi Thùy Linh
10
NỘI DUNG
Chương 1
DẤU ẤN NỮ QUYỀN TRONG THƠ VIỆT NAM SAU 1975
Từ sau 1975, dù không có vị thế nổi trội và vai trò tiên phong trong đời
sống văn học như các thể loại văn xuôi, nhưng thơ vẫn rất phong phú, đa dạng,
có nhiều tìm tòi cách tân mạnh mẽ, đem đến một gương mặt mới trong tiến trình
thơ hiện đại Việt Nam. Không chỉ phát triển nhanh về số lượng mà chất lượng
thơ ca sau đổi mới cũng có những tiến bộ vượt bậc. Sự xuất hiện của các cây bút
nữ không chỉ cân bằng về lực lượng sáng tác mà còn thổi một luồng gió mới vào
văn chương nghệ thuật. Với nội lực mạnh mẽ và sức sáng tạo bền bỉ, các nữ văn
sĩ đã có nhiều tác phẩm mang dấu ấn “nữ quyền”, thể hiện tư duy mới mẻ của
phái nữ về giới của mình.
1.1. Nhìn chung về sự vận động và những đổi mới cơ bản của thơ Việt Nam
sau 1975
1.1.1. Tiền đề lịch sử, văn hóa, xã hội
Với thắng lợi mùa xuân năm 1975, đất nước ta đã khép lại trang sử chiến
tranh, bước sang một thời kỳ mới - bảo vệ xây dựng non sông, đất nước trong
bối cảnh hoà bình. Từ đây, đời sống kinh tế, chính trị xã hội đã có những bước
11
đổi thay rất lớn. Đặc biệt, tháng 12-1986, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã
phát động công cuộc Đổi mới. Sự kiện này tác động sâu rộng tới hầu khắp mọi
lĩnh vực của đời sống xã hội: kinh tế, khoa học, văn hoá, giáo dục, văn học nghệ
thuật Nền kinh tế chuyển từ chế độ bao cấp sang mô hình kinh tế thị trường.
Công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá được đẩy mạnh kéo theo nó là sự phát
triến của quá trình đô thị hoá. Toàn cầu hoá đang là xu thế khách quan của đời

sống xã hội. Thời kỳ này ở nước ta đã có sự bùng nổ về thông tin truyền thông
đại chúng, tinh thần dân chủ được phát huy mạnh mẽ. Việc chủ động mở cửa hội
nhập với thế giới đã tạo điều kiện cho các hoạt động giao lưu tiếp xúc văn hoá
phát triển.
Người Việt Nam đang dần thích nghi với lối sống “Tây hoá”, sử dụng các
phương tiện được nhập từ nước ngoài, vô tuyến truyền hình, computer, internet,
ngày càng được dùng phổ biến. Kinh tế thị trường và lối sống tiêu thụ vừa kích
thích sản xuất vừa tạo nên bộ mặt mới lạ, sôi động trên đất nước ta. Đây chính là
môi trường cho sáng tạo, cạnh tranh tích cực, giải phóng tài năng cá nhân. Sự
bùng nổ của công nghệ thông tin cùng với nền kinh tế thị trường đã ảnh hưởng
tới mọi gia đình trên khắp đất nước, làm thay đổi nếp sống, nếp nghĩ có tính chất
truyền thống, đưa con người vào cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, mặt trái của nền
kinh tế thị trường đã làm nảy sinh và phát triển lối sống thực dụng, cá nhân ích
kỷ, chạy theo đồng tiền, hưởng thụ tức thời Bộ máy quản lý cồng kềnh, trì trệ,
chậm được cải cách và nhất là tệ nạn tham nhũng lan tràn và nặng nề mà chưa
có giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn và thanh toán được. Những điều đó đã tác
động sâu sắc tới tâm thức con người thời kỳ này cũng như ảnh hưởng không nhỏ
đến sự vận động của văn học.
Sự chuyển biến về hoàn cảnh xã hội, ý thức xã hội đã dẫn đến sự thay đổi
về thị hiếu thẩm mĩ tương ứng với sự thay đổi các thang chuẩn giá trị của cuộc
sống. Những thước đo giá trị cũ, những chuẩn mực cũ, giờ đây khi cọ sát với đời
sống xô bồ, nhộn nhạo của thời hiện đại đang mất dần đi tính tuyệt đối của nó.
Trước đây con người nhìn cuộc sống bằng ánh sáng của lí tưởng, bằng nhãn
quan sử thi, nay cuộc sống không còn vẻ hào quang nữa mà tồn tại bao nghịch lí,
12
phi lí buộc con người phải đối mặt. Văn học bao giờ cũng mẫn cảm với không
khí tinh thần và nhu cầu thời đại. Trạng thái tâm lí xã hội đã được các nhà văn
thể hiện qua những ý tưởng mới, cách nói mới. Sự trăn trở, đổi mới ấy bắt đầu từ
ý thức của cá nhân, dần dần chuyển dịch vào ý thức nghệ thuật.
1.1.2. Thơ Việt Nam sau 1975 – sự vận động và những đổi mới cơ bản

1.1.2.1. Sự vận động của thơ Việt Nam sau 1975
Sau đại thắng mùa xuân 1975, cuộc kháng chiến chống Mĩ vẫn tiếp tục là
nguồn cảm hứng lớn của nhà thơ, nhất là ở nửa cuối thập kỉ 70 và đầu những
năm 80. Đứng ở vị thế người chiến thắng, các nhà thơ thuộc thế hệ thơ trẻ thời
kì kháng chiến có nhu cầu nhìn lại con đường mà thế hệ mình cùng với cả dân
tộc vừa đi qua, chiêm nghiệm về lịch sử qua những trải nghiệm của chính mình
và thế hệ mình. Thể loại trường ca với khả năng tổng hợp trong nó cả trữ tình, tự
sự, chính luận đã đáp ứng tối đa nhu cầu nói trên. Vì thế đã có một giai đoạn nở
rộ của trường ca trong khoảng từ 1976 đến 1985. Cảm hứng sử thi vẫ là nền tảng
của các trường ca và nhiều bài thơ về đề tài chiến tranh chống Mĩ, nhưng những
trải nghiệm cá nhân của mỗi người làm thơ đã làm cho sự khái quát lịch sử có
được cái nhìn cụ thể, xác thực và thấm thía hơn. Chân dung tinh thần của thế hệ
trẻ đi qua cuộc kháng chiến được tô đậm ở sự lựa chọn dấn thân tự nguyện đầy
tỉnh táo chứ không còn là niềm say mê, háo hức đầy chất lãng mạn như hồi đầu
bước vào cuộc chiến tranh. Thơ cũng phản ánh các quan hệ thế sự trong cuộc
sống thường nhật nhiều bộn bề, lo toan, với những khát vọng về hạnh phúc và cả
nhưng trăn trở, lựa chọn về cách sống: Ánh trăng (Nguyễn Duy), Hoa trên đá
(Chế Lan Viên). Các nhà thơ nữ (Xuân Quỳnh, Ý Nhi, Lâm Thị Mĩ Dạ, ) là
những người nhạy cảm hơn cả với khát vọng hạnh phúc bình dị đời thường, với
cả những lo âu, cô đơn trên hành trình dài dặc kiếm tìm hạnh phúc.
Vào những năm 80 của thế kỉ XX, đất nước rơi vào cuộc khủng hoảng kinh
tế - xã hội ngày càng nặng nề, thực trạng xã hội bộc lộ nhiều mặt trái, nhiều vấn
đề bức xúc. Bằng cái nhìn tỉnh táo và ý thức trách nhiệm, thơ đã không né tránh
những sự thật đau lòng, bất công ngang trái. Sự tự vấn, tự thú, thức tỉnh trở
thành một xu hướng ở nhiều bài thơ (Cờ lau Đinh Bộ Lĩnh - Chế Lan Viên, Tạ
lỗi cánh đồng - Trương Nam Hương, Đò lèn - Nguyễn Duy). Cảm hứng hào
13
hùng và bi tráng khi nói về đất nước, nhân dân, về thế hệ trẻ trong chiến tranh đã
nhường chỗ dần cho những cảm xúc đượm nỗi buồn, nỗi xót xa hay sự hoài
nghi. Thơ nói nhiều đến nỗi buồn - buồn nhân thế - buồn thân thế và cả nỗi buồn

trước sự bất lực của thơ ca và vị thế mới của nó. Công cuộc đổi mới toàn diện
đất nước đã thúc đẩy tinh thần dân chủ và sự phát triển mạnh mẽ ý thức cá nhân
trong văn học. Thơ thời kì này thể hiện khát vọng đào sâu vào bản ngã, vào con
người bên trong con người, đặc biệt là thế giới tâm linh, những vùng mờ của
tiềm thức, vô thức. Quan niệm thơ có nhiều biến đổi và ý thức cách tân ngày
càng mạnh mẽ: Về Kinh Bắc, Mưa Thuận Thành - Hoàng Cầm; Bóng chữ - Lê
Đạt; Mùa sạch, Cổng tỉnh - Trần Dần, mang đến cho thơ từ bóng dáng siêu
thực đến thứ "thơ vụt hiện", thơ như trò chơi của ngôn từ
Từ giữa những năm 90 đến nay, đổi mới thơ đã trở thành một đòi hỏi cấp
thiết và xu hưỡng cách tân ngày càng trở nên mạnh mẽ, đặc biệt là trong thế hệ
nhà thơ xuất hiện từ thời kì đổi mới. Nhiều quan niệm mới lạ về thơ, nhiều thể
nghiệm mạnh bạo được thực hiện. Thơ trở lại vị trí thực của nó giữa cuộc đời và
nhu cầu tự biểu hiện của con người, đặc biệt nhấn mạnh bản chất nghệ thuật
ngôn từ của thơ, xem việc làm thơ là "làm chữ". Nhiều nhà thơ trẻ ở cuối thập kỉ
90 xuất hiện đem đến nhiều tiếng nói mới, cách nhìn mới, xúc cảm mới trong
thơ mà ít bị ràng buộc với truyền thống: Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Quốc
Chánh, Đồng Đức Bốn và gần đây là Phan Huyền Thư, Vi Thùy Linh, Nguyễn
Hữu Hồng Minh, Các nhà thơ dân tộc thiểu số góp những tiếng thơ đặc sắc
mang bản sắc dân tộc: Y Phương, Lâm Quý, Inrasara, Lò Ngân Sủn.
1.1.2.2. Những đổi mới cơ bản của thơ Việt Nam sau 1975
Nằm ở chiều sâu và giữ vai trò động lực cho sự đổi mới thơ chính là sự đổi
mới về quan niệm thơ, bao gồm quan niệm về bản chất, chức năng của thơ., về
nhà thơ, quan hệ thơ với công chúng. Thơ thời kì đổi mới, đã có sự nhận thức
lại, ngày càng mạnh mẽ và triệt để. Thơ là nhu cầu tự biểu hiện của cá nhân, để
khám phá bản ngã của mình, cả ở khoảng mù mờ, lộn xộn của tiềm thức, vô
thức. Điểm nổi bật trong quan niệm thơ giai đoạn này là đề cao bản chất nghệ
thuật ngôn từ của thơ, mà biểu hiện rõ nhất ở: thơ là một trò chơi, làm thơ là làm
chữ, "chữ bầu lên nhà thơ". Quan niệm về nhà thơ cũng có sự thay đổi. Từ vị trí
14
là người truyền lệnh, nhà thơ thiên sứ, phán truyền những chân lý của thời đại,

phát ngôn cho ý chí, tiếng nói cộng đồng, nay nhà thơ trở về với vị trí khiêm tốn
là chính mình. Quan hệ giữa thơ và công chúng cũng thay đổi rõ rệt, theo hướng
dân chủ. Người đọc đến với thơ trong tâm thế tiếp nhận tự do hơn và phải tự
mình giải mã văn bản bài thơ.
Trong kháng chiến chống Mĩ nổi lên hai dạng thức chính của cái tôi trữ
tình: cái tôi sử thi và cái tôi thế hệ trẻ của lớp nhà thơ trẻ. Nhưng trong những
năm 80, cái tôi sử thi trong thơ mờ dần, thay vào đó là cái tôi thế sự với những
cảm xúc khác, những nỗi buồn, sự lo âu, tâm trạng xót xa, day dứt trước hiện
trạng xã hội, nhân thế. Cái tôi cá nhân được khai thác ở mọi bình diện, tầng bậc,
trong mọi mối quan hệ, hướng vào bản thể, với sự biểu hiện trực tiếp của thế
giới tiềm thức, vô thức, trong một cái tôi "đa ngã", "đa bội", chứa đựng nhiều
mâu thuẫn và luôn biến đổi.
Quan niệm truyền thống ở Việt Nam cũng như trên thế giới, thơ vẫn được
coi là tiếng nói của tình cảm, cảm xúc. Phải đến giai đoạn từ sau 1975, xu hướng
đưa thơ về gần với chất văn xuôi, với đời thường mới trở thành xu hướng có tính
tự giác rõ rệt. Chất liệu của thơ vì thế đã được mở rộng đáng kể bao gồm cả
những cái tầm thường, trần trụi thô tục của đời sống. Thơ cũng được gia tăng
chất suy tưởng triết lí. Sự suy tưởng, triết lí không hướng vào những vấn đề của
đời sống tư tưởng - chính trị mà nhằm vào những vấn đề triết học nhân sinh, về
bản thể, về thơ. Ở xu hướng đi sâu vào những miền u uẩn của tiềm thức, tâm
linh, vô thức, thơ lại gần với phân tâm học. Không ít trường hợp cái tôi trong thơ
chỉ còn hiện diện ở phần bản năng vô thức, nó không mấy quan tâm đến đời
sống ý thức, tư tưởng, tình cảm, xem đó chỉ là phần nổi của tảng băng, không có
mấy ý nghĩa với sự khám phá con người.
Tự do hóa hình thức thơ là xu hướng đã xuất hiện từ giai đoạn trước, nhưng
đến giai đoạn sau 1975 nó được đẩy mạnh và trở thành một đặc điểm chủ đạo.
Tự do hóa được thể hiện trên nhiều cấp độ, từ thể thơ, kết cấu bài thơ, dòng thơ
đến ngôn ngữ và cách trình bày văn bản bài thơ. Hầu hết các nhà thơ trẻ thuộc
thế hệ sau 1975 không muốn làm thơ theo những thể cách luật. Họ muốn giải
phóng thực sự cho ý tưởng cảm xúc khỏi những khuôn mẫu thể loại có sẵn. Kết

15
cấu đa dạng và nhiều trường hợp vượt ra khỏi những kết cấu, lập tứ quen thuộc:
lối thơ "vụt hiện", hay ở những thể nghiệm của Trần Dần, Lê Đạt, để cho các
chữ "tự hành" - tự tạo sinh ý nghĩa; thử nghiệm lối thơ rất ngắn, bài thơ chỉ gồm
hai câu (Ngó lời - Lê Đạt). Tổ chức câu thơ, dòng thơ cũng được giãn nở hoặc
co lại một cách rất tự do; trường từ ngữ trong thơ đã được mở rộng đến gần như
không có giới hạn nào. Về hình ảnh, phổ biến là xu hướng biểu tượng hóa. Các
loại biểu tượng cũng hết sức đa dạng, từ những hình ảnh có sẵn trong thiên
nhiên, những "mẫu gốc" trong tâm thức văn hóa dân tộc, các bộ phận của con
người đến các hình ảnh kì ảo là sản phẩm của trí tưởng tượng hoặc đột hiện từ
tâm linh, vô thức. Bên cạnh xu hướng mĩ hóa hình ảnh thơ lại có xu hướng "trần
trụi hóa".
Thơ Việt Nam từ sau 1975 đã có sự vận động và biến đổi hòa nhập với
những chuyển biến của đời sống xã hội và công cuộc đổi mới nền văn học. Tuy
không giữ vai trò mở đường và trụ cột trong đời sống văn học thời kì đổi mới
như các thể loại văn xuôi, nhưng thơ lại thể hiện rõ nhất nhu cầu đổi mới nghệ
thuật với những thể nghiệm, cách tân rất mạnh mẽ. Những đổi mới thơ từ đầu
những năm 90 của thế kỉ XX theo hướng hiện đại, chủ yếu là tượng trưng, siêu
thực đã tạo nên biến đổi quan trọng trong tư duy nghệ thuật, quan niệm thơ và
ngôn ngữ thơ, đồng thời ảnh hưởng ngày càng mạnh mẽ và rộng rãi đến giới
sáng tác và công chúng thơ hiện nay.
1.2. Khái quát về dấu ấn tư tưởng nữ quyền trong thơ Việt Nam sau 1975
1.2.1. “Nữ quyền” và một số khái niệm liên quan
Trong thời đại mới hiện nay, vấn đề bình đẳng giới, nữ quyền xuất hiện
như một làn sóng mạnh mẽ ở mọi lĩnh vực trong đời sống, từ chính trị, xã hội,
kinh tế đến văn hoá nghệ thuật, Chỉ bằng một thao tác nhỏ tìm kiếm với
Google, chúng ta sẽ nhận được rất nhiều kết quả có liên quan đến từ khoá “nữ
quyền” nhưng để hiểu cho đúng và đầy đủ về nó thì không phải ai cũng làm
được.
Theo từ điển Tiếng Việt, “nữ quyền” là: “ Quyền lợi về chính trị và xã hội

của phụ nữ (nói khái quát): tranh đấu cho phụ nữ quyền” [35;744]. Trong khi đó,
nhà nghiên cứu xã hội học Hoàng Bá Thịnh lại đưa ra những cấp độ hiểu khác
16
nhau của nữ quyền: “1. Trên phương diện lý luận, nữ quyền là một thuật ngữ chỉ
“ học thuyết đấu tranh cho sự bình đẳng của phụ nữ so với nam giới”. 2. Trên
phương diện hoạt động thực tiễn, có phong trào nữ quyền với mục tiêu ban đầu
là đấu tranh giành quyền cho phụ nữ về các phương diện chính trị, kinh tế. 3. Từ
góc độ nghề nghiệp, nhà nữ quyền là những người đấu tranh cho mục tiêu bình
đẳng nam và nữ” [28]. Cuộc sống thường nhật cũng có rất nhiều người đàn ông
hay chính bản thân nữ giới hiểu đơn thuần “nữ quyền” chính là: hôm nay anh
nấu cơm, quét nhà, rửa bát; ngày mai em rửa bát, quét nhà, nấu cơm; việc chăm
sóc con cái là của cả hai nhưng người mẹ vẫn là chủ yếu. Như vậy, dù có hiểu
nông, sâu thế nào đi nữa thì thực chất cũng là một vấn đề, một ý tưởng: ý thức
đòi hỏi về quyền bình đẳng của người phụ nữ trên mọi lĩnh vực.
Vấn đề nữ quyền, cụ thể hơn là làn sóng nữ quyền được xây dựng và phát
triển rầm rộ ở các nước phương Tây như: lý thuyết nữ quyền tự do, thuyết nữ
quyền Marxist, thuyết nữ quyền cấp tiến, lý thuyết nữ quyền phân tâm học, lý
thuyết nữ quyền hiện sinh đang ngày càng lan toả ra các châu lục khác trên thế
giới và tác động hình thành nên thuyết nữ quyền xã hội chủ nghĩa, cao hơn nữa
là thuyết nữ quyền hậu hiện đại. Tuy nhiên, các nước thuộc khu vực Á Đông,
nhất là các nước đang phát triển thì vấn đề nữ quyền cũng chưa thực sự được
chú trọng để đẩy lên thành một phong trào, làn sóng trên mọi bình diện, nó chỉ
mới manh nha xuất hiện và chỉ bắt đầu từ việc thay đổi nhận thức và suy nghĩ
của con người, xã hội đối với người phụ nữ mà thôi.
Tựu chung lại, “nữ quyền” là “sự thừa nhận và coi trọng như nhau các đặc
điểm giống và khác nhau giữa phụ nữ và nam giới ( ). Ý thức nữ quyền là sự
khao khát được đối xử công bằng, được tự do trong tình yêu, hôn nhân của
người phụ nữ, hơn thế còn là mong ước được hưởng hạnh phúc, những thành
tựu phát triển của xã hội và đặc biệt là cống hiến tài năng, phẩm chất, vẻ đẹp
hình thể và phẩm chất của mình Khát vọng này gắn liền với hiện thực xã hội,

bao gồm một tầng lớp, một giai cấp. Những vấn đề ý thức nữ quyền đề cập là
những sự kì thị giới tính, sự đàn áp giới tính, so sánh và xem nhẹ vai trò cũng
như khả năng của phụ nữ đối với nam giới.” [23;15]. Như vậy có thể thấy vấn đề
17
ý thức nữ quyền có ảnh hưởng nhưng chưa triệt để, thực chất mới chỉ dừng lại
dưới các cấp độ làm thay đổi nhận thức: ý thức, tự ý thức, tiềm thức và vô thức.
1.2.2. Tư duy về "nữ quyền" trong văn học trước 1975
Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, Việt Nam thuộc loại hình văn hóa gốc
nông nghiệp. Đặc trưng của loại hình văn hóa này về mặt tổ chức cộng đồng "ưa
sống theo nguyên tắc trọng tình" và tất nhiên lối sống trọng tình cảm tất yếu dẫ
đến thái độ "trọng đức, trọng văn, trọng phụ nữ". Trong truyền thống văn hóa,
người Việt rất coi trọng nếp nhà, cái bếp bởi thế việc đề cao người phụ nữ là
hoàn toàn nhất quán. Người phụ nữ Việt được đảm đương, quán xuyến việc gia
đình - là người nắm tay hòm chìa khóa và vì thế họ được đề cao: "nhất vợ, nhì
trời", "lệnh ông không bằng cồng bà". Trong dân gian cũng rất coi trọng con gái
đầu lòng: "ruộng sâu, trâu nái, không bằng con gái đầu lòng". Ngay trong dấu ấn
ngôn ngữ của dân tộc Việt, vì tầm quan trọng của người mẹ nên hay có từ "cái"
với nội hàm là "chính, quan trọng" ví như: sông cái, đường cái, ngón cái, máy
cái, Và không phải ngẫu nhiên mà nhiều học giả phương Tây gọi vùng nông
nghiệp Đông Nam Á là "xứ sở mẫu hệ". bởi chất âm tính của văn hóa nông
nghiệp dẫn đến hệ quả tất yếu là lối sống thiên về tình cảm, trọng nữ và dễ thấy
là trong các tín ngưỡng dân gian, nữ thần chiếm ưu thế. Tục thờ Mẫu đã trở
thành điển hình với bộ ba tam phủ: Mẫu Thượng Thiên - Mẫu Thượng Ngàn -
Mẫu Thoải (Trời - Đất - Nước). Và ngay cả bây giờ, một số dân tộc ít chịu ảnh
hưởng của văn hóa Trung Hoa như Chăm hay các dân tộc ở Tây Nguyên (Êđê,
Giarai, ) vai trò của người phụ nữ vẫn rất lớn: phụ nữ có quyền chủ động trong
hôn nhân, chồng về ở rể nhà vợ, con cái đặt theo họ mẹ. Tóm lại, trong văn hóa
gốc người Việt thì vai trò của người phụ nữ được coi trọng.
Tuy nhiên, cơ tầng này đã bị mờ hóa khi nền văn hóa dân tộc chịu ảnh
hưởng, chi phối của nhiều nền văn hóa khác đặc biệt là văn hóa Trung Hoa.

Trong suốt hơn một nghìn năm Bắc thuộc, cùng với các cuộc bành trướng của
phong kiến phương Bắc xuống phía Nam là việc thực thi chính sách đồng hóa
văn hóa, truyền bá các học thuyết vào Việt Nam. Theo đó, Nho giáo đã thâm
nhập vào nước ta. Văn hóa Nho giáo được tổ chức theo thứ bậc để nhằm mục
đích thiết lập một chế độ xã hội ngăn nắp, có tôn ty rõ ràng. Ở đây, vai trò của
18
nam giới được đề cao, vị thế của người phụ nữ bị hạ bệ trong những vòng trói
buộc của các quan niệm như "nam tôn nữ ty", "tam tòng tứ đức", "trinh tiết",
"nhất nam viết hữu thập nữ viết vô". Điều đó cũng chi phối trong sáng tác văn
học. Viết văn trở thành một trong ba tiêu chí của người quân tử và từ đó xác lập
vị thế của họ trong xã hội. Như vậy, trong văn chương cổ, nam giới luôn chiếm
vị trí "độc tôn".
Nền văn học Việt Nam là một yếu tố không tách rời tổng thể văn hóa dân
tộc, dấu ấn văn hóa được phản ánh rõ nét trong văn học. Nền văn học được cấu
thành bởi hai bộ phận có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ: văn học dân gian và văn
học viết. Vì thế, khi tìm hiểu tư duy về "nữ quyền" trong văn học trước 1975,
chúng tôi phải xét theo tiến trình văn học từ văn học dân gian đến văn học viết.
1.2.1.1. Văn học dân gian
Trong văn học dân gian, tiếng nói của người phụ nữ chủ yếu là tiếng nói tỏ
bày cảnh ngộ và tiếng nói than thân. Họ cảm thấy thân phận mình bé nhỏ, mỏng
manh, vô định. Ca dao có nhiều bài mở đầu bằng hai tiếng "Thân em":
- Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày
- Thân em như cọc bờ rào
Mọt thì anh đổi, cớ sao anh phiền
- Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân
Nhưng cũng có bài ca dao thể hiện sự phản kháng, ngao ngán của nữ giới
đối với những đấng mày râu trong xã hội cũ:
"Ba đồng một mớ đàn ông

Đem bỏ vào lồng cho kiến nó tha
Ba trăm một mụ đàn bà
Mua về mà trải chiếu hoa cho ngồi”
Cái ám ảnh, gông cùm ngặt nghèo về phẩm giá, trinh tiết chèn ép người
phụ nữ không chỉ trong đời sống tinh thần mà cả về bản năng, đời sống riêng tư.
Người phụ nữ nào lỡ có tư tưởng “vượt” ranh giới đó thì bị coi là thiếu đoan
chính, là dâm đãng. Phải thật sự can đảm, mạnh bạo người phụ nữ mới dám nói
lên cái khao khát cháy bỏng ấy:
"Bao giờ lão móm chầu trời
Thì em lại kiếm một người trai tơ”
Trong kho tàng truyện cổ dân gian, không ít những câu chuyện nói lên nỗi
thống khổ của người phụ nữ bị trói buộc trong vòng vây của trinh tiết, phẩm giá
19
và nếp nhà. Họ luôn bị rẻ rúng, đè nén và sống phụ thuộc. Nhưng cũng có
trường hợp người phụ nữ vượt qua sợi dây của "tam tòng tứ đức” để tự chọn bạn
đời cho mình: công chúa Tiên Dung lấy cái duyên trời định chọn Chử Đồng Tử
khi nàng đang khoả thân tắm bên bến sông làng Chử Xá trong vòng quây trướng
rủ.
Song rốt cuộc vị thế của người phụ nữ luôn thấp kém, lép vế trong các
mối quan hệ xã hội. Do đó, phần lớn tiếng nói của họ là than thân, hãn hữu có
phản kháng nhưng vẫn còn lẻ tẻ, yếu ớt.
1.2.1.2. Văn học viết
"Nhờ có chữ viết, văn học cũng có cơ hội làm nên những thành tựu nổi bật
và xuất sắc đáng ghi nhận. Đó là khả năng ghi lại tâm tư, tình cảm con người và
những khía cạnh trong hiện thực cuộc sống một cách chân thực, cụ thể và xác
đáng. Cùng với đó là sự thay đổi mới mẻ như phương thức sáng tác, đội ngũ
sáng tác, Tác giả được định danh rõ ràng, cụ thể, từ đó có cái nhìn và cách
đánh giá sâu sắc hơn” [23;18,19].
Thời kì văn học Trung đại, giai cấp phong kiến thống trị về mọi mặt. Phái
nam được xếp ở tầng trên còn đàn bà, nữ giới chỉ thuộc loại hèn kém. Những

quy định, lề lối khuôn mẫu, mực thước đi cả vào trong văn chương - một lĩnh
vực cần sự sáng tạo và tự do chi phối cả tư duy, cảm hứng sáng tác của các nam
văn gia. Bởi vậy, đề tài chủ yếu là nói lên cái danh nghĩa, chữ trung, đối tượng
miêu tả chỉ là tùng, cúc trúc, mai, phong, hoa, tuyết, nguyệt, Tuy thế, văn học
giai đoạn này đã có những tín hiệu đáng chú ý cho vấn đề "nữ quyền". Nhiều tác
giả mang cái nhìn vượt trước thời đại đã lên tiếng bênh vực, nói lên tiếng nói và
cuộc đời của người phụ nữ dù chỉ là gián tiếp, sâu xa. Tiêu biểu là Truyện Kiều
của Nguyễn Du, Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn - Đoàn Thị Điểm,
Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều - những bậc nam gia thấm nhuần tư
tưởng Nho giáo. Tiếng nói của các nữ văn sĩ vẫn xuất hiện mặc dù còn ít ỏi. Sự
xuất hiện của " Bà chúa thơ Nôm” - Hồ Xuân Hương đã mang đến một thanh âm
phá cách, đem sự căm hờn, châm biếm sâu cay của người phụ nữ lên trang giấy
nhằm trực diện vào xã hội phong kiến, vào chế độ nam quyền nơi mà thân phận
phụ nữ chỉ như con ong, cái kiến hèn mọn. Thơ của Hồ Xuân Hương khẳng định
vị thế mới của người phụ nữ. Đề tài trong thơ nữ sĩ thường xoáy sâu vào cảnh
20
ngộ chồng chung, làm lẽ không công, chính chuyên trong khi đàn ông được cho
phép năm thê bảy thiếp. Bà đã lên tiếng chửi mắng quyết liệt:
"Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung
Năm thì mười họa chăng hay chớ
Một tháng đôi lần có cũng không"
(Lấy chồng chung)
Trong xã hội phong kiến, người phụ nữ chửa hoang là một cái tội tày đình,
không thể dung thứ bất luận là do người phụ nữ gian dâm hay bị cưỡng ép. Cái
sự vô lí, vô tình đó đã làm cho không biết bao nhiêu người phụ nữ sống mà như
không phải sống, sống trong địa ngục đàm tiếu, ì xèo, trì triết của người thân và
xã hội. Xuân Hương cảm được điều đó, bà đã đứng về phía những thân phận dở
dang, bất hạnh bằng những lời thơ hùng hồn, tuyên chiến với lễ giáo phong kiến:
"Quản bao miệng thế lời chênh lệch

Không có, nhưng mà có, mới ngoan”
(Không chồng mà chửa)
Nếu như trong Mời trầu, Xuân Hương xưng tên họ để khẳng định cái tôi cá
nhân thì đến Đề đền Sầm Nghi Đống, nữ sĩ cao giọng nói lên khát vọng muốn
thay đổi thân phận, địa vị để thi thố tài năng với nam giới bởi bà rất tự tin vào
chính mình:
"Ví đây đổi phận làm trai được
Thì sự anh hùng há bấy nhiêu"
Văn học trung đại đã đánh dấu bước chuyển biến khá lớn so với văn học
dân gian. Văn học Trung đại với sự xuất hiện của Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị
Điểm đã khẳng định được phong cách cá nhân, tiếng nói riêng của người phụ nữ
muốn được đổi phận nhưng thực tế lại gián tiếp xác nhận vị thế tuyệt đối của
đàn ông.
Cho đến những năm đầu của thế kỷ XX và phong trào Thơ Mới 1932 -
1945, nhiều nữ sĩ xuất hiện, sáng tác cả thơ lẫn văn xuôi. Tuy nhiên, tiếng nói
cho nữ quyền chưa hẳn được chú ý. Giai đoạn 1945 – 1975 là giai đoạn chiến
tranh vệ quốc, thơ phục vụ cho mục tiêu cao cả: tất cả vì nhân dân, vì sự nghiệp
to lớn của dân tộc “ giành độc lập, tự do, thống nhất đất nước” bởi vậy tiếng thơ
dành cho cá nhân dường như chìm lắng. Thế nhưng phải từ năm 1975 cho tới
nay thì những cây bút nữ mới thực sự nổi trội trên văn đàn. Không tính văn xuôi,
21
chỉ riêng về thơ cũng đã có thể kể ra hàng loạt các cây bút như: Vi Thùy Linh,
Ly Hoàng Ly, Phan Huyền Thư, Bình Nguyên Trang, Dạ Thảo Phương, Đường
Hải Yến, Nguyễn Thúy Hằng, Trương Quế Chi, Phạm Vân Anh, Ngô Thị
Hạnh, Ngô Thị Thanh Vân, Lynh Bacardy, Nguyệt Phạm, Thanh Xuân, Phương
Lan, Khương Hà, Lê Mỹ Ý, Trần Lê Sơn Ý, Trương Gia Hòa, Tú Trinh Chính
không khí cởi mở của những năm sau Đổi mới 1986 đã thúc đẩy các cây bút nữ
cầm bút sáng tác không ngần ngại. Họ đi sâu vào đời sống hiện thực sau giải
phóng, khám phá chiều sâu của cuộc sống, con người. Bên cạnh những tác phẩm
văn chương mang nhiều giá trị, được bạn đọc ủng hộ, đồng tình thì cũng có

những tác phẩm gây xôn xao dư luận theo chiều hướng phức tạp với nhiều khen,
chê trái ngược. Đó là điều tất yếu của bất cứ một nền văn học nào trên thế giới.
Điều quan trọng là chúng ta biết nhìn nhận và đánh giá đúng đắn, khẳng định giá
trị đồng thời phê phán mặt hạn chế của những tác phẩm đó.
1.2.2. Một vài nét về sự thể hiện tư tưởng nữ quyền trong thơ sau 1975
Thơ của các cây bút nữ trẻ xuất hiện từ khoảng 10 năm trở lại đây chịu sự
ảnh hưởng của những mạch nguồn thơ nữ trước đó, từ thế hệ các tác giả trưởng
thành trong chiến tranh như Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn, Đoàn Thị Lam
Luyến, Nguyễn Thị Hồng Ngát, Lâm Thị Mỹ Dạ, cho đến Thu Nguyệt, Tuyết
Nga, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh, Đoàn Ngọc Thu, Đặng Thị Thanh Hương
Cùng với việc tiếp tục khai thác hướng đề tài cũ nói về thân phận người đàn bà,
về tình yêu về lòng thủy chung son sắt, tình mẹ con, bầu bạn, những tác giả thơ
nữ trẻ đi sâu khai phá những đề tài mới đầy những biến động của đời sống,
những va đập của đời thường, niềm khát khao mãnh liệt hướng tới những cái
mới, những chân trời lạ lẫm. Thơ của thế hệ mới bên cạnh những đề tài cũ, thể
loại cũ, họ đi sâu khai thác bản thể, khám phá những chuyển động của bản thể
căng phồng sự sống, khám phá tình yêu, nhục cảm, cái tôi cá nhân bí ẩn và đầy
bất trắc. Tiếng thơ của họ bên cạnh những khát khao yêu thương, sẻ chia, bù
đắp, những khát khao chồng vợ, tổ ấm gia đình hạnh phúc, còn xuất hiện một
cảm hứng mới rất hiện đại mang đầy bản năng trong ngôn từ, cảm xúc: tính
nhục cảm.
22
Thơ nữ trẻ, với trào lưu “phê bình nữ quyền” (Feminist Criticism) ngày
càng mạnh mẽ đang có những thay đổi để phù hợp với trào lưu chung của khu
vực và thế giới. Họ khẳng định bản thể bằng cách đối thoại sòng phẳng với độc
giả, với bạn văn khác giới, nỗ lực để lớp đàn anh, đàn chị công nhận cái mới của
mình, hòa vào dòng chảy văn học đang ồ ạt những thử nghiệm, cách tân thơ.
Thơ của họ, bên cạnh cái “tôi” mang những nét chung vốn có như lòng yêu
nước, tự hào dân tộc, ngợi ca dân tộc thì còn có một cái “tôi” bản thể khẳng định
vai trò của cá nhân mình trong đời sống xã hội, trong thi ca. Trong thơ nữ trẻ

đương đại, hơn bất cứ điều gì, họ ý thức về cái tôi ngay từ cái tên gọi của chính
mình. Không còn những tựa đề bàng bạc, bảng lảng, không còn cách ví von sáo
mòn của những tu từ mỹ lệ ngân nga nỗi lòng chất chứa. Thơ nữ chọn những tựa
đề tập thơ, bài thơ dội thẳng vào lòng độc giả sự mạnh mẽ của sức sống trẻ, sự
căng tròn của bản ngã, khơi gợi những nhận diện về vẻ đẹp hình thể và tâm hồn
của người đàn bà đương tuổi thanh xuân. Những tựa đề tập thơ mang đầy dấu
hiệu tôn vinh bản ngã: Linh, Khát, Đồng Tử, Rỗng Ngực, Nằm nghiêng, Tôi
đang lớn, Thời hôm nay, khoái cảm và điên rồi hợp lý, đến những tên bài thơ
mang đậm dấu ấn cá nhân: Tôi, Hai miền hoa Thùy Linh, Sinh ngày 4 tháng 4,
Đồng giao CHI 18, Dã thú 16, Viết cho ngày sinh nhật 10.10.2003, Thất vọng
tạm thời, Giấc mơ của lưỡi, Lãng mạn giải lao, Mhz, Ngủ.Đi đâu đó giữa trưa,
Chơi game với chủ thể, Khóa trái – 6225, Đêm là của chúng mình, Performance
ham bơ gơ, Performance photo, Hành xác và thử nghiệm, Sinh năm 1980, Hãy
phủ thơ khắp thế giới của em, Nơi tận cùng sự ngưng đọng Bên cạnh đó, yếu
tố quan trọng hơn cả, là chính bản thân các tác giả là người song hành cùng đời
sống bao biến động. Họ đã trải qua, đã thử nghiệm, đã cho và nhận, đã được và
mất rất nhiều. Thơ như nhật ký được viết nên bằng chính những cảm xúc thăng
hoa tột đỉnh, có vui buồn, có sung sướng, khổ đau có cả những nỗi cô đơn lẻ loi
trong chặng đường đến với thi ca nghệ thuật: “Tôi sâm sấp mặt vũng/ Ngôn ngữ
đang chết trên cánh đồng/ Gieo vần”(Giấc mơ của lưỡi – Phan Huyền Thư). Họ
phải thừa nhận sự bế tắc của ngôn ngữ: “Có lúc/ Chữ nghĩa/ tôi nhai nát trong
miệng/ cùng với nước miếng/ rịt vào vết thương người làm tôi đau” (Ký hiệu –
23
Phan Huyền Thư). Và, khi chấp nhận không yên ổn con chữ với những giấc mơ
cũ, hình bóng cũ, ý tưởng cũ, nỗi buồn cũ, thơ nữ chối bỏ quá khứ của ngày hôm
qua để lại dấn thân, lại hăng hái trên con đường mới chọn: “Đoạn tuyệt ngày
hôm qua/ đầu giường sằng sặc giấc mơ mới/ đông cứng nỗi buồn/ ngọ nguậy
trong đầu con mọt nghiến răng/ thèm ý mới”(Mưa – Phan Huyền Thư). Họ
không lệ thuộc vào những khuôn hình đã có sẵn mà luôn luôn thường trực ý
nghĩ, phải làm mới mình. Họ thấy ngày cũ “bặt vô âm tín” trong sự hoan ca của

tình yêu: “Những đôi môi cuống quýt vội vã nồng nàn đau đớn/ Những đôi môi
ngậm tiếng thở gấp gáp, dặt dìu mộng du trong đêm/ Những đôi môi hàm chứa
giấc mơ mãn nguyện ngậm chặt nhau khi thiếp ngủ/ Ngày cũ bặt vô âm tín”
(Song mã - Vi Thùy Linh).
Nhắc đến thơ nữ mà lỡ quên Ly Hoàng Ly thì thật là thiếu sót. Thơ của chị
mê hoặc bạn đọc bởi sự ám ảnh của đêm. Đêm trong thơ chị không còn là thời
gian vật lý mà đã biến thành một miền tâm tư. Đêm tình yêu trong thơ tác giả
như một bản nhạc ấn tượng với nhiều cung bậc thanh âm khác nhau. Đó là đêm
của sự gắn bó ái ân nồng nàn đến cuồng nhiệt của người phụ nữ với một ý thức
rất cao về nữ quyền:
“Đêm là của chúng mình
Tình yêu thắp sáng đêm
Đêm là của chúng mình
Sao nỡ ngủ
hở anh.”
(Đêm là của chúng mình)
"Đêm là của chúng mình / sao nỡ ngủ hở anh". Câu thơ như một tuyên
ngôn hiện sinh cháy bỏng khao khát yêu đương của người phụ nữ. Chạy dài với
những bộn bề lo toan của cuộc sống, chỉ có đêm mới là khoảng không gian
huyền ảo nhất dành cho “chúng mình”. Đó là thời gian để đôi ta giao hoà, đan
bện, khao khát nhau. Nó có thể bản năng, trần trụi, ngại ngùng với những người
phụ nữ vốn quen sự ý nhị, nhẹ nhàng nhưng cái đó mới là sự thăng hoa nhất mà
người phụ mong muốn có được. Ta cũng bắt gặp điều đó với cảm thức trong thơ
Đoàn Ngọc Thu:
“Thôi,
Em sẽ làm tình cùng trăng, cùng gió và cả mặt trời

×