Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

SKKN SACH SOAN GIAO AN DIEN TU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (550.52 KB, 10 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI: MỘT SỐ KINH NGHIỆM KHI SOẠN GIẢNG BẰNG
GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ
PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ
I.LÍ DO VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Như bao giáo viên tiểu học khác, tôi thường băn khoăn khi giảng dạy một số bài
học cần hình ảnh minh họa sống động, trừu tượng (như bài Sự chuyển động của Trái
Đất, môn Tự nhiên và xã hội ở lớp 3, … ) hay những bài có nội dung khá xa lạ với học
sinh (Kể về Lễ hội, môn Tập làm văn ở lớp 3), … Các bài này không khó dạy nhưng
làm sao có tư liệu để cho học sinh xem và hiểu thì không dễ. Thường thì chúng ta
thường photo rồi phóng to các ảnh để dạy, nhưng những tấm ảnh khô khan đó không thể
mang lại kết quả tốt. Vả lại photo rất tốn kém và không đẹp. Vậy đâu là câu trả lời cho
bài toán khó trên? Đó chính là công nghệ thông tin.
II.THỰC TRẠNG.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục là một ý trong chủ đề của
những năm học gần đây. Việc ứng dụng công nghệ thông tin đã có tác dụng mạnh mẽ,
làm thay đổi phương pháp dạy học, nhờ đó mà học sinh đã hứng thú học tập hơn, tiếp
thu bài tốt hơn. Đây là bước đột phá trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy. Tuy
nhiên không phải trường nào, giáo viên nào cũng có thể ứng dụng công nghệ thông tin
trong giảng dạy được, đặc biệt là các giáo viên ở vùng sâu, vùng xa như chúng tôi.
Thường thì chúng ta gặp các nguyên nhân sau:
1Nguyên nhân khách quan.
Cở sở vật chất còn hạn chế, nhiều trường chưa có máy tính xách tay, máy chiếu.
Tài liệu hướng dẫn soạn giảng bằng giáo án điện tử còn ít.
Việc thiết kế giáo án điện tử chưa có nhiều kinh nghiệm nên việc chọn màu sắc,
phông nền hay phông chữ, chọn hiệu ứng đôi khi chưa phù hợp.
Trình độ tin học của giáo viên còn hạn chế.
2.Nguyên nhân chủ quan.
Nhiều đồng nghiệp ngại khó mang máy tính để bàn lên lớp dạy.
Giáo viên ít tự nghiên cứu, tìm hiểu thêm trên Internet.
Hưởng ứng mạnh mẽ sự áp dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy thì tôi đã


nghiên cứu soạn và dạy học bằng phần mềm Power Point từ năm học 2009 – 2010 đến
này và thu được khá nhiều thành công. Trong quá trình giảng dạy tôi đã rút ra được một
vài kinh nghiệm xin chia sẻ cùng các đồng nghiệp.
III.PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Ở sáng kiến kinh nghiệm này tôi xin đề cập đến một số điều cơ bản khi ứng dụng
công nghệ thông tin vào soạn giảng các môn học ở bậc tiểu học.
PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.PHẦM MỀM ĐỂ SOẠN GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ.
Đó là phần mềm Power Point có sẵn trong Microsoft Office. Thường thì các máy tính
đều có cài đặt chương trình này hết, nhưng chưa đặt biểu tượng lên màn hình. Chúng
NGƯỜI THỰC HIỆN: ĐỖ TRỌNG VINH 1
ta đặt biểu tượng lên màn hình
bằng cách nháy chuột vào
Start\Programs\ Microsoft
Office\ Microsoft Office\ Power
Point nháy chuột thì chương trình
mở ra và bắt đầu soạn phần trình
chiếu trên từng Slides (hình minh
họa ở bên).
II.SOẠN PHẦN TRÌNH
CHIẾU TRÊN PHẦN MỀM
POWERPOINT
Phần bài giảng được soạn
và dạy mà sử dụng phần mềm
Power Point chỉ là trình chiếu
giống như phần mà khi dạy không có sử dụng phần mềm PowerPoint ta thiết kế để trình
bày trên bảng lớp. Như vậy phần trình chiếu giúp cho người giáo viên khi lên lớp không
phải hoàn toàn lo đến việc trình bày bảng và tiết kiệm được rất nhiều thời gian viết bảng
hoặc treo tranh minh hoạ, … Chính vì phần trình chiếu điện tử thay thế cho cái bảng
truyền thống nên khi soạn mỗi Slides để trình chiếu chúng ta phải hoàn toàn tuân thủ

những nguyên tắc của nó.
III.NHỮNG NGUYÊN TẮC KHI SOẠN BÀI GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ
1.Về màu sắc của màn hình:
Chọn mẫu Template (mẫu
màu nền): Chọn Format\Slide
Designs, xuất hiện hộp thoại
Apply a Designs Template, chọn
các mẫu màu nền thích hợp.
Chọn màu cho Template:
Chọn Format\Slide Color
Schemes, xuất hiện hộp thoại
Apply a Color Schemes, chọn
màu thích hợp. Nếu muốn chọn
các màu khác vào nút Change
Color để mở bảng màu tự chọn.
Sau khi chọn màu xong, vào nút
Apply để đổi màu cho các slide
hiện hành, hoặc vào nút Apply
to All để đổi màu cho tất cả các
slide trong tập tin.
Chọn màu nền cho Template: Vào Format\Background, xuất hiện hộp thoại
Background, trong hộp thoại này có hai lựa chọn More Colors và Fill Effeets.
NGƯỜI THỰC HIỆN: ĐỖ TRỌNG VINH 2
Cần tuân thủ nguyên tắc tương phản (contrast), chỉ nên sử dụng màu sậm (đen,
xanh đậm, đỏ…) trên nền màu trắng
hay màu sáng. Ngược lại, khi sử
dụng màu nền sẫm thì chỉ nên sử
dụng chữ có màu sáng hay trắng.
Không nên sử dụng sử dụng những
hình nhiều màu sắc, loè loẹt quá

hoặc có nội dung là tranh ảnh đậm,
sáng quá vì như vậy nó sẽ là phần
kiến thức cần trình chiếu “mờ” đi,
chói mắt - học sinh không theo dõi
được hoặc chỉ chú ý đến hình nền
mà không chú ý nội dung bài học.
Và font chữ: chỉ nên dựng các font
chữ đậm, rõ và gọn (.VnTime, Arial,
Tahoma, VNI-Helve …) hạn chế
dùng các font chữ có đuôi (VNI-
times …) vì dễ mất nét khi trình
chiếu.
Ngoài ra, chúng ta còn có thể
chọn màu nền đặc biệt, cách chọn
như sau:
NGƯỜI THỰC HIỆN: ĐỖ TRỌNG VINH 3
2.Về cỡ chữ: (size chữ)
Đề mục, ngày … thứ … tháng … năm … ta nên sử dụng cỡ chữ 28.
Khi soạn mỗi giáo viên thường muốn chứa thật nhiều thông tin trên một Slide nên
hay có khuynh hướng dùng cỡ chữ nhỏ. Thực tế, khi chiếu trên màn hình mà sử dựng
máy chiếu chiếu lên màn cho khoảng 30 - 35 em học sinh xem thì size chữ thích hợp
phải từ cỡ 24 trở lên thì học sinh ngồi cuối lớp mới đọc, quan sát rõ nét được.
3.Về trình bày nội dung bài học trên màn hình:
Giáo viên không nên trình bày nội dung tràn lấp đầy nền hình từ trên xuống, từ
trái qua phải, mà cần để ra khoảng trống đều ra hai bên và trên dưới theo tỉ lệ thích hợp
(thường là 1/5), để đảm bảo tính mĩ thuật, sắc nét và không mất chi tiết khi chiếu lên
màn. Ngoài ra, những tranh, ảnh hay đoạn phim minh họa dù hay nhưng mờ nhạt, không
rõ ràng thì cũng không nên sử dụng vì không có tác dụng cung cấp thông tin xác định
như ta mong muốn. ở mỗi slide thì nên để mặc định Thứ ngày … tháng năm.
Môn:

Bài:
Lần lượt: I, II hoặc a, b
Vì điểm hạn chế của trình chiếu là không thể trình bày hết nội dung của những
phần đã học trên một slide được (mỗi slide chứa được từ 10 đến 12 dòng) vậy nên phần
củng cố nên có một slide tổng hợp nội dung bài học để học sinh khái quát nội dung bài
học một cách trọn vẹn và dễ nhớ, dễ hiểu.
Nội dung bài khi trình chiếu không nên chọn các hiệu ứng lúc xuất hiện hay thoát
ra khỏi màn hình xoay nhiều vòng, bay lượn trông rối mắt làm sự chú ý của học sinh bị
phân tán. Nên chọn các hiệu ứng mà nội dung bài xuất hiện hay thoát khỏi màn hình có
hiệu ứng chậm từ trên xuống, dưới lên hoặc từ phải, trái xuất hiện ra. Với các nội dung
bài là tranh ảnh nên chọn các hiệu ứng là: Ply In, cawl In, …
Khi thiết kế nội dung bài học sắp xếp các Slide theo nội dung bài học. Cài đặt khi
trình chiếu có thể kích chuột, ấn phím Enter, điều khiển bằng các mũi tên lên xuống.
Khi giáo viên trình chiếu trên phần mềm Power Point, để học sinh có thể quan sát
kĩ nội dung thì khi soạn trong mỗi slide không nên xuất hiện dầy đặc cùng lúc. Ta nên
phân dòng hay phân đoạn thích hợp, cho xuất hiện theo hiệu ứng thời gian tương ứng.
Trường hợp có nội dung dài mà nhất thiết phải xuất hiện trọn vẹn cùng lúc, ta trích xuất
từng phần thích hợp để giảng, sau đó đưa về lại trang có nội dung tổng thể để học sinh
dễ hiểu và dễ nhớ hon. Trong các slide nếu có chèn thêm âm thanh thì lựa chọn âm
thanh cho hợp lý không nên chèn nhiều âm thanh vui nhộn quá mức làm cho học sinh
phân tán sự chú ý.
Không nên soạn phần trình chiếu như là “diễn lại sách giáo khoa" với màu mè và
các hiệu ứng hoạt hình vui mắt mà lại không khai thác hết nội dung bài học.
4.Sắp xếp các Slides và số lượng các Slides trong một tiết học.
Slides đầu tiên của phần trình chiếu chưa đựng những thông tin như là: Chào
mừng các thầy cô … Sau đó rồi đến các Slides chứa nội dung bài học. Slides cuối cùng
thường là thông báo giờ học đã kết thúc, dặn dò học sinh học ở nhà,
Trong phạm vi một tiết học chúng ta nên soạn nội dung khoảng từ 12 đến 18
Slides. Vì trình chiếu nhiều Slides dẫn đến sự phân tán tập trung của học sinh và giáo
NGƯỜI THỰC HIỆN: ĐỖ TRỌNG VINH 4

viên tương tác với máy tính hêt nhiều thời gian không còn thời gian bao quát lớp, giảng
bài.
5.Tạo hiệu ứng cho các slide
Xác lập hiệu ứng động cho
đói tượng: chọn đối tượng cần
thiết lập hiệu ứng, sau đó chọn
Slide Show\Custom Animation
(right tại đối tượng và chọn
Custom Animation). Trong cửa sổ
Custom Animation, chọn trong
hộp Add Effects một Effects nào
đó thích hợp, sau đó chọn cách
biểu thị kỹ xảo, chọn cách biểu thị
từng chữ hay từng câu trong phần
Introduce text.
Muốn thay đổi thứ tự xuất
hiện của đối tượng nào, chọn đối
tượng đó và vào nút Move để thay
đổi vị trí thứ tự.
Thiết lập thời gian bắt đầu thực hiện: sau khi đã sắp đặt đúng vị trí thứ tự, chọn
từng đối tượng và thiết lập thời gian bắt đầu thực hiện hiệu ứng bên khung Start
Animation, có hai chọn lựa:
- On Mouse: khi chuột tại vị trí bất kỳ trên màn hình, hiệu ứng sẽ bắt đầu được
thực hiện. Đối với một bài giảng điện tử nên chọn chế độ này để chủ động được trong
quá trình thực hiện tiết dạy.
- Automaticaly: tự động thực hiện hiệu ứng sau thời gian ấn định (sau hiệu ứng
trước). Nếu thời gian bằng 00:00 thì hiệu ứng sẽ thực hiện ngay sau khi hiệu ứng trước
thực hiện xong.
Định thời gian trình diễn: Chọn Menu Slide Show\Slide Transition, xuất hiện hộp
thoại Slide Transition, định thời gian vào ô seconds, nhấn vào nút Apply nếu định thời

gian cho Slide đó, và nhấn nút Apply All để định thời gian cho tất cả các Slide.
NGƯỜI THỰC HIỆN: ĐỖ TRỌNG VINH 5
6.Chèn nhạc, phim vào các Slides.
Chèn ảnh ClipArt: Chọn Insert\Picture\ClipArt, xuất hiện cửa sổ ClipArt, chọn
hình ảnh muốn chèn.
Chèn tập tin ảnh: Chọn Insert\Picture\From File, xuất hiện cửa sổ From File, trong
cửa sổ này muốn chèn hình ảnh ở thư mục nào thì mở thư mục đó ra, chọn các File ảnh
thích hợp (có dạng *.bmp, *.jpg, *.tif, *.emf, *.wmf).
Chèn sơ đồ tổ chức (Organization Chart): Chọn Insert\Picture\Organization Chart,
chọn các mẫu sơ đồ thích hợp.
Chèn phim ảnh và âm thanh: Chọn Insert\Movie and Sound\ trong trình đơn này
có các mục sau:
- Movie from Gallery: chèn phim từ thư viện của chương trình Microsoft Office.
Drag chuột vào phim muốn chèn từ thư viện phim vào slide cần chèn.
- Movie from File: chèn tập tin dạng *.avi tự chọn.
- Sound from Gallery: chèn âm thanh từ thư viện của chương trình Microsoft
Office.
- Sound from File: chèn tập tin âm thanh tự chọn.
- Play CD Audio Track: chèn âm thanh từ đĩa Audio CD (phải đưa đĩa vào ổ đĩa
CD-ROM).
- Record Sound: ghi âm.
NGƯỜI THỰC HIỆN: ĐỖ TRỌNG VINH 6
a.Chèn nhạc mp3
Chèn nhạc đã thành công
NGƯỜI THỰC HIỆN: ĐỖ TRỌNG VINH 7
b.Chèm phim mpg vào các Slides
Chèn phim đã thành công
NGƯỜI THỰC HIỆN: ĐỖ TRỌNG VINH 8
NHỮNG LƯU Ý KHI DẠY BẰNG GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ.
1.Vị trí đặt máy chiếu và máy vi tính

Lớp học bố trí đặt vị trí máy chiếu, nơi để máy vi tính sao cho thuận tiện hợp với
bố cục của phòng học, có thể sắp xếp để còn vẫn sử dụng được bảng đen của lớp học
khi cần thiết.
Đặt máy chiếu ở vị trí mà khi học sinh lên bảng trình bày, báo cáo, thảo luận
nhóm không bị vướng vào dây điện, máy vi tính, máy chiếu, đi qua đèn chiếu.
Để dễ nhìn thì chúng ta có thể dùng tấm vải trắng có kích thước 1,4m x 2,6m đính
lên bảng, máy chiếu rọi vào thì nhìn rất rõ và thuận tiện trong di chuyển.
Khi tiết dạy có phần trình chiếu điện tử nên tắt bớt đèn, đóng bớt cửa sổ hay kéo
rèm hạn chế ánh sáng ngoài trời để ảnh trên màn rõ hơn. Như vậy, những học sinh ngồi
ở các dãy cuối lớp hay những học sinh mắt kém sẽ dễ quan sát hình ảnh, chữ viết hay
công thức, hình ảnh trên màn chiếu.
2.Những lưu ý của giáo viên
Khi giảng dạy giáo viên nên đứng ở vị trí thuận lợi cho việc bao quát lớp học,
giảng bài và điều khiển máy vi tính.
Giáo viên không nên chăm chú vào máy vi tính và máy chiếu mà thiếu đi sự quan
tâm tới học sinh trong lớp học.
Tư thế người lúc giảng bài nên đứng thẳng, không đứng lom khom. Động tác tay
phối hợp với lời nói kết hợp nhịp nhàng, linh hoạt.
Giáo viên và học sinh không nên đi qua lại trước đèn chiếu vì làm hình ảnh trên
màn hình khi mà đi qua sẽ bị che lấp trông không đẹp, không có tính thẩm mỹ.
Giáo viên nên đứng ở một vị trí của lớp học người hướng về phía học sinh không
nên hướng vào màn hình.
Kết hợp nhịp nhàng sự tương tác giữa thầy và trò, giữa người thầy và máy vi tính,
giữa học sinh với học sinh.
PHẦN THỨ BA: KẾT QUẢ VÀ VIỆC PHỔ BIẾN ỨNG DỤNG
VÀO THỰC TIỄN
I.KẾT QUẢ THỰC HIỆN
Trước khi chưa thực hiện giảng bằng giáo án điện tử này thì trong giờ học học
sinh thụ động – gặp khó khăn khi lĩnh hội kiến thức mới. Bản thân thì mất rất nhiều thời
gian để chuẩn bị cho một tiết học, thiếu tự tin trong giảng dạy, … từ đó dẫn đến kết quả

giảng dạy – học tập đạt không cao. Phải kể thêm là rất tốn kém thời gian và tiền bạc để
làm đồ dùng học tập.
Sau khi ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học thì bản thân cảm thấy rất tự
tin khi lên lớp, thuận lợi nhiều trong các thao tác vì chỉ dịch chuyển bằng chuột, không
còn mất thời gian để chuẩn bị bài ở bảng phụ hoặc chép sẵn trên lớp, bên cạnh đó những
tư liệu giáo dục trên internet rất phong phú nên đã tiết kiệm được khá nhiều kinh phí và
thời gian để tìm tài liệu. Phương pháp giáo dục tích cực đã được phát huy, học sinh hăng
say, háo hức học bài mỗi khi bài học có phần trình chiếu điện tử còn đồng nghiệp thì
tham gia dự giờ rất đông. Do được tận mắt chứng kiến nên khắc sâu được kiến thức mà
giáo viên cần truyền đạt cho học sinh. Từ đó chất lượng học tập của các em bền vững và
được nâng lên rõ rệt.
NGƯỜI THỰC HIỆN: ĐỖ TRỌNG VINH 9
II.PHỔ BIẾN ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN:
Sáng kiến kinh nghiệm này đã áp dụng dạy ở trường Tiểu Học 1 xã Hàng Vịnh và
qua hội thi giáo viên dạy giỏi vòng huyện được nhiều đồng nghiệp tích cực đón nhận.
Bản thân cũng đã được lãnh đạo phòng giáo dục chỉ đạo chia sẻ lại kinh nghiệm cho
đồng nghiệp.
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của tôi qua những năm giảng dạy và qua quá
trình mày mò tìm hiểu đã đúc kết được, với mong muốn sẽ góp phần nhỏ bé của mình
giúp quí thầy cô đang dạy ở các trường tiểu học hưởng ứng tích cực chủ đề năm học và
thuận lợi hơn trong quá trình soạn giảng – song với năng lực còn hạn chế, chắc chắn
rằng sáng kiến này không thể tránh khỏi những thiếu sót, những hạn chế. Tôi mong
nhận được sự đóng góp chân thành của các cấp quản lí, của các bạn đồng nghiệp và của
hội đồng khoa học để sáng kiến này được hoàn chỉnh hơn và được áp dụng rộng rãi hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Hàng Vịnh, ngày 9 tháng 3 năm 2011
Người thực hiện
Đỗ Trọng Vinh
Để bảo vệ quyền tác giả, quý thầy cô muốn xin mã pin xin liên hệ 0939 292 005


NGƯỜI THỰC HIỆN: ĐỖ TRỌNG VINH 10

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×