Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Diện và hàng thừa kế - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.24 KB, 19 trang )

Lời mở đầu
Quyền để lại thừa kế và quyền thừa kế là những quyền cơ bản của công dân
luôn luôn được pháp luật ở nhiều nước trên thế giới quan tâm, theo dõi và bảo hộ.
Việt Nam là một trong những nước đang phát triển và có nền văn hóa với các
truyền thống đạo đức lâu đời được truyền từ đời này qua đời khác. Do đó, đối với
người Việt Nam hiện nay, việc coi trọng các phong tục, tập quán, tình cảm cha
con, vợ chồng, anh em gắn bó keo sơn đã khiến cho không ít người bỏ qua việc
đảm bảo quyền để lại thừa kế của mình bằng cách thảo một bản di chúc. Bên cạnh
đó có những người đã lập di chúc nhưng lại chưa hiểu rõ về pháp luật khiến cho
những bản di chúc này không rõ ràng khiến cho những người thừa kế phải nhờ
pháp luật phân xử hộ làm giảm đi mối quan hệ tình cảm thân thuộc vốn có. Chính
vì vậy phần lớn các vụ việc thừa kế ở Việt Nam được giải quyết theo quy định của
pháp luật. Việt Nam đang trên bước đường hội nhập toàn cầu. Tầm quan trọng của
pháp luật ngày càng nâng cao. Do đó nhu cầu nghiên cứu, sửa đổi luật pháp cho
phù hợp với tình hình đất nước đang ngày càng tiến lên là một nhu cầu cần thiết.
Trong vấn đề thừa kế theo pháp luật, diện và hàng thừa kế là vấn đề vô cùng quan
trọng. Nó xác định phạm vi và thứ tự được hưởng thừa kế của những người được
hưởng thừa kế. Hiện nay quy định của pháp luật tuy đã khá chặt chẽ nhưng thực tế
vẫn còn những điểm cần khắc phục, bởi vậy em đã chọn đề tài “Diện và hàng thừa
kế - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này.
1
Nội dung
I.Một số vấn đề lý luận về diện và hàng thừa kế.
1.Thừa kế theo pháp luật.
Ta có thể hiểu một cách đơn giản thừa kế theo pháp luật là sự chuyển dịch
tài sản của người chết cho những người thừa kế theo quy định của pháp luật thừa
kế. Theo điều 674 Bộ luật dân sự 2005: “Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo
hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định”.
Theo quy định của thừa kế theo pháp luật thì sau khi người để lại di sản qua
đời, tài sản sẽ được chia đều cho những người thừa kế của người đó. Những người
thừa kế này được xác định thông qua ba mối quan hệ chính là: quan hệ hôn nhân,


quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng. Những người thừa kế theo quy định
của pháp luật không phụ thuộc vào mức độ năng lực hành vi, dù cho người đó có
bị hạn chế năng lực hành vi hay thậm chí bị mất năng lực hành vi thì người đó vẫn
có quyền thừa kế. Đảm bảo nguyên tắc bình đẳng của công dân về quyền thừa kế
nên mọi người đều có quyền bình đẳng trong việc hưởng di sản thừa kế từ người
chết và bình đẳng trong việc thực hiện nghĩa vụ tài sản mà người chết để lại trong
phạm vi di sản mình nhận được.
Vì phạm vi những người thừa kế rộng nên pháp luật chia những người thừa
kế thành nhiều hàng thừa kế. Trong đó những người thuộc hàng thứ nhất là những
người có quan hệ hộn nhân, quan hệ huyết thống gần gũi nhất so với các hàng
khác. Các hàng thứ hai, thứ ba là các hàng dự bị, chỉ được hưởng di sản nếu như
không còn ai ở hàng thứ nhất hoặc có nhưng họ đều không nhận hoặc không được
quyền nhận.
2
2.Diện và hàng thừa kế
a.Diện thừa kế:
Diện những người thừa kế là phạm vi những người hưởng di sản thừa kế của
người chết theo quy định của pháp luật. Diện những người thừa kế được pháp luật
quy định dựa trên ba mối quan hệ chính với người để lại di sản:
Quan hệ hôn nhân: xuất phát từ việc kết hôn giữa vợ và chồng.
Quan hệ huyết thống: quan hệ giữa những người cùng dòng máu (cụ với
ông, bà; ông, bà với cha, mẹ; cha mẹ với các con; anh chị em ruột…)
Quan hệ nuôi dưỡng: xuất phát từ sự quan tâm, chăm sóc, nuôi dưỡng lẫn
nhau giữa những người không cùng huyết thống hay không có quan hệ hôn nhân
(cha mẹ nhận nuôi con nuôi). Ở Việt Nam thời phong kiến, dựa theo khuôn mẫu
gia đình “tam, tứ đại đồng đường” là kiểu gia đình mở rộng, nơi ba bốn thế hệ
chung sống dưới cùng một mái nhà. Nên diện thừa kế theo pháp luật được xác định
hết sức rộng rãi, bao gồm toàn bộ những người thích thuộc của người chết mà
không theo mức độ gần gũi. Theo sự ghi nhận của các bộ dân luật thời phong kiến
thì tất cả người thân thuộc của người chết dù xa hay gần, dù thân hay sợ đều thuộc

diện thừa kế theo luật của người đó. Khi không còn ai bên nội tộc còn sống thì di
sản được chuyển dịch sang bên ngoại.
Sau khi giành được chính quyền và thành lập nước Việt Nam dân chủ công
hòa, Nhà nước ta đã ban hành rất nhiều văn bản pháp luật xác định phạm vi những
người thuộc diện thừa kế theo pháp luât:
Thông tư 1742 do Bộ tư pháp ban hành ngày 19/8/1956 quy định diện những
người thừa kế theo pháp luật bao gồm: vợ hoặc chồng, các con đẻ, các con nuôi,
cháu, chắt, cha mẹ của người để lại di sản và những người thừa kế khác. Nhưng
3
thông tư này không xác định rõ những người thừa kế khác là ai nên trong thời kỳ
này anh, chị, ông, bà không thuộc diện thừa kế.
Thông tư 594 xác định diện thừa kế bao gồm: vợ góa (cả vợ cả và vợ lẽ);
con đẻ và con nuôi; bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, ông bà nội, ông bà ngoại; anh
chị em ruột và anh chị em nuôi. Thông tư này đã thêm được anh chị em và ông bà
vào diện thừa kế nhưng lại bỏ đi cháu, chắt ra khỏi diện thừa kế.
Thông tư 81 xác định rõ cơ sở pháp lý của việc thừa kế theo pháp luật là ba
mối quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng. Đây là một quan điểm tiến bộ vẫn
được sử dụng cho đến ngày nay. Vì vậy, diện thừa kế được quy định trong thông tư
bao gồm: vợ góa (vợ cà và vợ lẽ) hoặc chồng góa, các con đẻ và con nuôi; bố mẹ
đẻ hoặc bố mẹ nuôi; ông bà nội ngoại; anh chị em ruột, anh chị em cùng cha khác
mẹ, cùng mẹ khác cha và anh chị em nuôi. Ngoài ra thông tư còn quy định “người
thừa tự” cũng là người thừa kế theo pháp luật tức là cháu được quyền thừa kế của
ông bà nếu cha mẹ không còn.
Pháp lệnh thừa kế do Hội đồng Nhà nước ban hành vào ngày 30/8/1990.
Diện thừa kế theo pháp lệnh này mở rộng hơn so với Thông tư 81. Đối với những
người có quan hệ huyết thống với người để lại tài sản theo trực hệ được xác định
đến tận 4 đời (từ đời cụ xuống đời chắt). Đối với những người có quan hệ huyết
thống với người để lại di sản theo bàng hệ (ngành ngang) đã được mở rộng sang
hai đời (chú ruột, bác ruột, cô ruột, dì ruột, cậu ruột của người chết là cháu và
ngược lại). Pháp lệnh thừa kế bác bỏ quyền thừa kế của anh chị em nuôi.

Bộ luật dân sự 1995 không quy định trực tiếp về diện thừa kế nhưng dựa vào
hàng thừa kế theo pháp luật và những người thừa kế thế vị thì đã xác định được
diện thừa kế bao gồm: vợ hoặc chồng; các con đẻ và các con nuôi (thuộc hàng thừa
kế thứ nhất); bố mẹ đẻ hoặc bố mẹ nuôi; ông bà nội ngoại; anh chị em ruột (thuộc
4
hàng thừa kế thứ hai); cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cô ruột,
cậu ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là cụ nội,
cụ ngoại (thừa kế thế vị).
Cho đến nay Bộ luật dân sự 2005 thì diện thừa kế vẫn được xác định như
năm 1999. Tuy nhiên có một điểm khác biệt là chắt được liệt thêm vào hàng thừa
kế thứ ba.
b.Hàng thừa kế
Theo pháp luật, di sản của người chết đượcchia cho những người thân thích,
gần gũi đối với người chết. Tuy nhiên mức độ gần gũi, thân thiết của những người
thân thích đó với người chết là khác nhau khiến cho việc phân chia di sản thừa kế
trở nên khó khăn, phức tạp. Vấn đề này xảy ra ở rất nhiều nước trên thế giới chứ
không phải chỉ ở riêng Việt Nam và phần lớn các nước đặt ra quy định về hàng
thừa kế để giải quyết vấn đề này.
Hàng thừa kế theo pháp luật là nhóm những người có cùng mức độ gần gũi
với người chết và theo đó họ cùng hưởng ngang nhau đối với di sản thừa kế để giải
quyết vấn đề này.
Hàng thừa kế theo pháp luật là nhóm những người có cùng mức độ gần gũi
với người chết và theo đó họ cùng hưởng ngang nhau đối với di sản thừa kế mà
người chết để lại.
Theo Khoản 1 Điều 678 Bộ luật dân sự 2005, pháp luật Việt Nam chia
những người trong diện thừa kế ra làm ba hàng:
Hàng thứ nhất bao gồm:vợ hoặc chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi,
con đẻ, con nuôi của người chết.
5
Ở hàng thừa kế này có hai mối quan hệ giữa những người có quyền hưởng di

sản của nhau:
+ Quan hệ thừa kế của vợ chồng:
Căn cứ để xác định quan hệ thừa kế giữa vợ và chồng là quan hệ hôn nhân.
Theo điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam 2000 thì “Hôn nhân là mối quan
hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn”. Vì thế vào thời điểm mở thừa kế nếu
quan hệ hôn nhân giữa họ về mặt pháp lý vẫn còn tồn tại được thì họ được quyền
hưởng thừa kế của nhau. Do rất nhiều thay đổi trong luật pháp nên việc xác định
quyền thừa kế của vợ chồng cần chú ý các trường hợp sau:
Trường hợp một: vợ chồng đã chia tài sản chung hoặc sống ly thân hoặc một
người đã bỏ đi sống với người khác một cách bất hợp pháp nhưng chưa ly hôn, về
mặt pháp lý quan hệ hôn nhân vẫn còn tồn tại. Nên người này được quyền thừa kế
khi người kia chết.
Trường hợp hai: vợ chồng đang xin ly hôn mà chưa được tòa án chấp nhận
hoặc đã được chấp nhận nhưng quyết định hoặc bản án cho ly hôn chưa có hiệu lực
pháp luật thì một người chết. Khi đó người còn lại vẫn được quyền hưởng di sản
của người chết.
Trường hợp ba: nếu một người có nhiều vợ mà tất cả các cuộc hôn nhân đều
tiến hành trước ngày 13/1/1960 ở miền Bắc (ngày Luật hôn nhân và gia định năm
1959 có hiệu lực ở miền Bắc) và trước ngày 25/3/1977 ở miền Nam (ngày áp dụng
thống nhất các văn bản pháp luật trên toàn quốc) thì việc người đó có nhiều vợ vẫn
được chấp nhận. Do đó khi người này chết thì tất cả các bà vợ (còn sống vào thời
điểm đó) đều có quyền hưởng thừa kế theo hàng thứ nhất và ngược lại người chồng
có thể hưởng thừa kế ở hàng thứ nhất khi các bà vợ qua đời.
6
Trường hợp bốn: nếu cán bộ chiến sĩ đã có vợ ở miền Nam, sau khi tập kết
ra Bắc, lấy vợ ở miền Bắc mà việc kết hôn sau không bị hủy bỏ bằng một bản án
có hiệu lực pháp luật thì những người vợ đó đều là người thừa kế ở hàng thứ nhất
của người chồng và ngược lại.
Trường hợp năm: đối với các trường hợp hôn nhân không đăng ký kết hôn
nhưng được thừa nhận là hôn nhân thực tế (gồm các cuộc hôn nhân tiến hành trước

ngày Luật Hôn nhân và gia đình 1986 có hiệu lực pháp luật có đủ điều kiện kết hôn
nhưng không đăng ký kết hôn) thì quan hệ vợ chồng giữa họ vẫn được thừa nhân
nên họ là người thừa kế theo pháp luật ở hàng thứ nhất của nhau.
Trường hợp sáu: hai vợ chồng đã ly hôn nhưng sau đó quay lại sống chung
với nhau trước ngày Luật Hôn nhân gia đình 1986 có hiệu lực mà cuộc sống chung
đó không bị hủy bỏ bằng một bản án có hiệu lực thì quan hệ vợ chồng đó vẫn được
chấp nhận. Và họ vẫn là người thừa kế hàng thứ nhất của nhau. Quan hệ thừa kế
giữa cha mẹ và con. Quan hệ này được xác lập theo hai căn cứ. Thứ nhất là mối
quan hệ huyết thống giữa những người cùng dòng máu trực hệ trong phạm vi hai
đời liền kề nhau. Trong đó cha mẹ đẻ là người đã sinh ra người đó nên được pháp
luật quy định ở hàng thừa kế thứ nhất. Thứ hai là mối quan hệ nuôi dưỡng giữa cha
mẹ và con. Mối quan hệ nuôi dưỡng ở đây có thể là của bố mẹ đẻ với con đẻ cũng
có thể là của bố mẹ nuôi với con nuôi và ngược lại. Do đó việc pháp luật quy định
bố mẹ nuôi và con nuôi vào hàng thừa kế thứ nhất là hoàn toàn hợp lý. Sau đây là
một số trường hợp cần lưu ý trong việc xác định quyền thừa kế trong mối quan hệ
này:
Trường hợp một người vừa có con nuôi vừa có con đẻ thì người này được
hưởng thừa kế ở hàng nhất đối với cả hai người và ngược lại. Trong trường hợp
người này có con nuôi mà chưa đăng ký việc nhận con nuôi theo đúng quy định
7

×