Tải bản đầy đủ (.ppt) (52 trang)

Bài giảng Cơ sở văn hóa Việt Nam Văn hóa và văn hóa dân tộc - GV. Nguyễn Thị Huệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (723.51 KB, 52 trang )

LOGO
www.themegallery.com
Bài giảng
CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
Giảng viên: Nguyễn Thị Huệ
Email:
YM:
Cellphone: 0936 30 06 16
www.themegallery.com
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MÔN HỌC

Tên học phần: Cơ sở văn hóa Việt Nam

Số tín chỉ: 02

Mục tiêu học phần:

Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về khái
niệm, cấu trúc, các thiết chế và chức năng của văn hóa; về diễn
trình lịch sử của văn hóa Việt Nam; về không gian văn hóa
Việt Nam; các phong tuc văn hóa, tín ngưỡng, lễ hội truyền
thống; đặc trưng các vùng văn hóa Việt Nam…
www.themegallery.com
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MÔN HỌC

Mô tả nội dung học phần:
- Các khái niệm cơ bản: văn hoá, văn minh, văn hiến…
- Bản chất, chức năng, cấu trúc và hình thái văn hoá.
- Định vị văn hoá Việt Nam
- Tiến trình văn hoá Việt Nam
- Các thành tố của văn hoá Việt Nam


- Không gian văn hoá Việt Nam
Phân bố thời gian:
- Lý thuyết: 22.5 tiết
- Thực hành, thảo luận, kiểm tra: 7.5 tiết
- Tự học: 4 giờ/ tuần x 15 tuần = 60 giờ
Cách đánh giá học phần:
- Điểm thành phần: Hệ số 0,3
- Điểm thi cuối kỳ: Hệ số 0,7
- Hình thức thi: Tự luận
www.themegallery.com
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MÔN HỌC

TÀI LIỆU HỌC TẬP
1, Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam,
Nxb Giáo Dục, Hà Nội.
2, Trần Quốc Vượng (cb), Tô Ngọc Thanh, Nguyễn Chí
Bền, Lâm Mỹ Dung, Trần Thúy Anh (1998), Cơ sở
văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
3, Tài liệu giảng viên tự biên soạn
www.themegallery.com
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MÔN HỌC

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1, Trần Ngọc Thêm (1997), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam: cái nhìn hệ thống
loại hình, Nxb TP. Hồ Chí Minh.
2, Trần Quốc Vượng (1996), Văn hóa học đại cương và cơ sở văn hóa Việt
Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
3, Đoàn Văn Chúc (2004), Văn hóa học, Nxb Lao Động, Hà Nội.
4, Phan Ngọc (1994), Văn hóa Việt Nam và cách tiếp cận mới, Nxb Văn hóa
thông tin, HN.

5, Bùi Quang Thắng (2003), Hành trình vào văn hóa học, Nxb Văn hóa thông
tin, Hà Nội.
6, Ngô Đức Thịnh (2007), Về tín ngưỡng lễ hội cổ truyền, Viện văn hóa và Nxb
Văn hóa thông tin, Hà Nội.
7, Ngô Đức Thịnh (2004), Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam,
Nxb Trẻ, HN.
www.themegallery.com
Chương 01: VĂN HÓA HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
- Mục đích chương 1:
Cung cấp cho sinh viên những tiền đề lý luận chung về văn
hóa và văn hóa Việt Nam làm nền tảng cho việc xem xét các
đặc trưng văn hóa Việt Nam qua đó thấy được quy luật hình
thành và phát triển của nó.
-
Nội dung chương 1 gồm 3 nội dung chính sau:
+ Văn hóa và văn hóa học
+ Định vị văn hóa Việt Nam
+ Tiến trình văn hóa Việt Nam
www.themegallery.com
Bài 1: VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA HỌC
I. MỤC TIÊU TIẾT HỌC
1, Về kiến thức
-
Cung cấp cho sinh viên những vấn đề lí luận chung về văn
hóa
-
Quan niệm chung nhất về văn hóa
-
Thuật ngữ văn hóa và khái niệm văn hóa
-

Mối quan hệ giữa khái niệm văn hóa và văn minh
-
Khái niệm văn hiến, văn vật
2, Về kỹ năng
Qua bài học giúp sinh viên có kỹ năng phán đoán, phân
tích, thuyết trình.
www.themegallery.com
Bài 1: VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA HỌC
II, YÊU CẦU
1, Về kiến thức
Sau giờ học sinh viên có thể hiểu được thuật ngữ văn hóa ra
đời từ khi nào; nắm được một số khái niệm tiêu biểu về văn
hóa; nắm được một số khái niệm có liên quan: văn minh, văn
hiến, văn vật và hiểu được sự tương đồng cũng như khác biệt
giữa chúng.
2, Về thái độ học tập:
Có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực chuẩn bị tài liệu đầy
đủ; đọc trước tài liệu giảng viên yêu cầu; làm việc chủ động
dưới sự hướng dẫn của giảng viên
www.themegallery.com
Bài 1: VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA HỌC
Phương pháp và phương tiện giảng dạy:
-
Phương pháp: Thuyết trình, thảo luận, vấn đáp
-
Phương tiện: Project, Overhead
www.themegallery.com
TIẾT 1: VĂN HÓA VÀ CÁC KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN

NỘI DUNG CHÍNH:

-
Quan niệm chung về văn hóa
-
Thuật ngữ văn hóa
-
Khái niệm văn hóa
-
Khái niệm văn minh
-
Khái niệm văn hiến và văn vật
www.themegallery.com
Bài 1: VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA HỌC
1.1. Văn hóa và các khái niệm
1.1.1. Khái niệm văn hóa
a, Thuật ngữ văn hóa
- Phương Đông: Theo chiết tự của tiếng Hán:
+ Văn: đẹp
+ Hóa: trở thành, biến cải

Văn hóa: làm cho cái gì trở nên đẹp có giá trị
- Trong “Chu dịch”, quẻ “Bi” đã có từ “văn” và “hóa”: “Quan hề nhân văn dĩ hóa
thiên hạ” - xem dáng vẻ con người, lấy đó mà giáo hóa thiên hạ.
- Người sử dụng từ văn hóa sớm nhất có lẽ là Lưu Hướng (năm 77 – 76 B.C) thời
Tây Hán, với nghĩa như một phương thức giáo hóa con người – văn trị giáo hóa
– dùng “văn” để “giáo hóa”.
→ Văn hoá ở đây được dùng đối lập với vũ lực (phàm dấy việc võ là không phục
tùng, dùng văn hóa mà không sửa đổi, sau đó mới thêm chém giết).
www.themegallery.com
Bài 1: VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA HỌC
-

Phương Tây: Thuật ngữ văn hóa bắt nguồn từ chữ Latin
cultus – nghĩa gốc là trồng trọt => cultus agri (trồng trọt
ngoài đồng) và cultus animi (trồng trọt tinh thần – sự giáo
dục)
=> Về nghĩa gốc, dù theo quan niệm phương Tây hay phương
Đông, văn hóa gắn liền với giáo dục, bồi dưỡng tâm hồn, trí
tuệ, đào tạo con người, một tập thể người để cho họ có phẩm
chất tốt đẹp, cần thiết cho toàn thể cộng đồng.
www.themegallery.com
Bài 1: VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA HỌC
Ở Việt Nam

Từ “văn hóa” hay khái niệm văn hóa xuất hiện khá muộn vào
khoảng đầu thế kỷ XX – trong tác phẩm “Việt Nam văn hóa sử
cương” – Đào Duy Anh.

Trước đó, Nguyễn Trãi dùng “văn hiến” – cũng với nghĩa văn
hóa trong “Bình Ngô đại cáo” – Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
www.themegallery.com
Bài 1: VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA HỌC
b, Quan niệm chung về văn hóa
-
Kiến thức về nghệ thuật, về toán học, y học, phong tục tập quán,
lễ tết….
-
Một bài hát
-
Một bức tranh
-

Trình độ học vấn
-
Món phở Hà Nội, Cốm làng Vòng…
-
Cá nhân một con người …
=> Có được coi là văn hóa không?
www.themegallery.com
Bài 1: VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA HỌC

Văn hóa theo nghĩa hẹp:
+ Văn hóa chỉ một lĩnh vực nào đó của kiến thức (y học, kiến trúc,
văn chương, hội họa
+ Chỉ trình độ học vấn
+ Những hiểu biết về lối sống, cách ứng xử với môi trường tự nhiên,
cũng như môi trường xã hội
Khái niệm văn hóa theo nghĩa hẹp của UNESSCO
Khi hiểu theo nghĩa hẹp: văn hóa là một tổng thể biểu trưng, ký hiệu
chi phối cách ứng xử và sự giao tiếp trong một cộng đồng, khiến
cộng đồng ấy có đặc thù riêng. Nó bao gồm hệ thống những giá trị
để đánh giá một sự việc, một hiện tượng theo lối tư duy của cộng
đồng ấy. (UNESSCO)
www.themegallery.com
Bài 1: VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA HỌC

Văn hóa theo nghĩa rộng:
+ Văn hóa mang tính miêu tả thuần túy, không thiên về một
lĩnh vực cụ thể nào.
+ Văn hóa là những gì làm nên đặc trưng, đặc tính của một dân
tộc, khu biệt dân tộc này với dân tộc khác, tộc người này với
tộc người khác, nhóm người này với nhóm người khác.

=> Theo nghĩa rộng nhất văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá
trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo
www.themegallery.com
Bài 1: VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA HỌC
c, Khái niệm văn hóa
Theo sự hiểu biết của anh/ chị, văn hóa là gì?
www.themegallery.com
Bài 1: VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA HỌC

Khái niệm đầu tiên về văn hóa - E.B. Taylor (1871 )– nhà nhân
loại học đầu tiên của Anh:
“Văn hoá là một tổng thể phức tạp bao gồm tri thức, tín
ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục và cả
những năng lực, thói quen mà con người đạt được trong xã
hội”.
www.themegallery.com
Bài 1: VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA HỌC

Thế kỷ XX:
+ F.Boas: ý nghĩa văn hoá được quy định do khung giải thích
riêng chứ không bắt nguồn từ cứ liệu cao siêu như “trí lực”, vì
thế sự khác nhau về mặt văn hoá từng dân tộc cũng không phải
theo tiêu chuẩn trí lực
=> Văn hoá không xét ở mức độ thấp – cao mà ở góc độ khác
biệt.
www.themegallery.com
Bài 1: VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA HỌC

Khái niệm văn hóa của một số học giả Việt Nam
-

GS Đào Duy Anh: “Người ta thường cho rằng văn hóa chỉ là
những học thuật tư tưởng của loài người, nhân thế mà xem văn
hóa vốn có tính chất cao thượng đặc biệt. Thực ra không phải là
như vậy. Học thuật tư tưởng cố nhiên là ở trong phạm vi của văn
hóa, nhưng phàm sự sinh hoạt về kinh tế, về chính trị, về xã hội
cùng hết thảy các phong tục tập quán tầm thường lại là không
phải ở trong phạm vi văn hóa hay sao? Hai tiếng văn hóa chẳng
qua là chỉ chung tất cả các phương diện sinh hoạt của loài người
cho nên ta có thể nói rằng “Văn hóa tức là sinh hoạt”.
=> Có thể theo ông văn hóa tức là sinh hoạt có nghĩa ông muốn
trình bày văn hóa như một kiểu thức sinh tồn của xã hội =>
đồng nhất văn hóa với xã hội.
www.themegallery.com
Bài 1: VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA HỌC
-
Định nghĩa của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng
như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát
minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn
giáo, văn học nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng
ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ
những sáng tạo và phát minh đó là văn hóa”.

Văn hóa là sự tổng hợp mọi phương thức sinh hoạt, với biểu
hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm đáp ứng nhu
cầu đời sống. Tuy nhiên mới dừng ở mức độ liệt kê.
www.themegallery.com
Bài 1: VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA HỌC

Định nghĩa của UNESSCO:
“Trong ý nghĩa rộng nhất, văn hóa hôm nay có thể coi là tổng thể những nét

riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một
xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và
văn chương, những lối sống những quyền cơ bản của con người, những hệ thống
giá trị, những tập tục và tín ngưỡng; văn hóa đem lại cho con người khả năng
suy xét về bản thân. Chính văn hóa làm cho chúng ta trở thành những sinh vật
đặc biệt nhân bản, có lí tính, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo lý. Chính
nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là
một phương án chưa hoàn chỉnh đặt ra để xem xét những thành tựu của bản
thân, tìm tòi không biết mệt mỏi những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những
công trình mới vượt trội lên bản thân mình
=> Như vậy, văn hóa không phải là một lĩnh vực riêng biệt. Đó là tổng thể các giá
trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo phục vụ cho sự phát triển của xã
hội. Văn hóa đã cấu thành nên một hệ thống các giá trị truyền thống, thẩm mỹ và
lối sống mà từng dân tộc dựa vào đó mà khẳng định bản sắc riêng của mình
www.themegallery.com
Bài 1: VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA HỌC

Định nghĩa của G.S Phan Ngọc: “Không có cái vật gì là của
văn hóa cả và ngược lại, bất kỳ vật gì cũng có cái văn hóa.
Văn hóa là một quan hệ. Nó là quan hệ giữa thế giới biểu
tượng và thế giới thực tại. Quan hệ ấy biểu hiện thành một
kiểu lựa chọn riêng của một tộc người, một cá nhân so với một
tộc người khác, một cá nhân khác”.

GS xét văn hóa dưới góc độ là một quan hệ. Mỗi vùng, mỗi
dân tộc, Có một kiểu biểu hiện riêng do vậy văn hóa của họ
cũng có những đặc thù riêng biệt.
www.themegallery.com
Bài 1: VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA HỌC


Đề cương văn hoá – 1943 của Đảng Cộng sản Việt Nam:
“Văn hoá bao gồm cả tư tưởng, học thuật (tức là khoa học và
kỹ thuật), nghệ thuật”.
 Văn hoá cũng được coi là một trong 3 mặt trận của Cách mạng
Việt Nam (mặt trận kinh tế, mặt trận chính trị, mặt trận văn
hoá).
www.themegallery.com
Bài 1: VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA HỌC

Định nghĩa của G.S Trần Ngọc Thêm: “Văn hóa là hệ thống
hữu cơ các giá trị (vật chất và tinh thần, tĩnh và động, vật thể
và phi vật thể…) do con người sáng tạo ra và tích lũy qua quá
trình hoạt động thực tiễn, trong tương tác với môi trường tự
nhiên và xã hội của mình”.

×