Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

Thuyết trình chứng khoán Các lệnh giao dịch và kinh doanh chứng khoán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (591.19 KB, 38 trang )

Phần 1: Các giao dịch chứng khoán trên sở giao dịch chứng
khoán
I,Hệ thống giao dịch chứng khoán
1. Phân loại hệ thống
Bao gồm hệ thống giao dịch đấu giá theo giá và hệ thống giao dịch đấu giá theo
lệnh.
- Hệ thống giao dịch đấu giá theo giá là hệ thống giao dịch có sự xuất hiện của
những nhà tạp lập thị trường.Những nhà tạo lập thị trường có nghĩa vụ chào các
mức giá mua và bán tốt nhất.Giao dịch được thực hiện giữa 1 bên là nhà đầu từ
và 1 bên là nhà tạo lập thị trường.Giá thực hiện được xác định trên cơ sở cạnh
tranh giữa những người tạo lập thị trường,người đầu tư chỉ cần lựa chọn mức giá
phù hợp.Những người tạo thị trường được hưởng phần chênh lệch giữa giá mua
và bán.
Ưu điểm: có tính thanh khoản và ổn định cao.
Nhược điểm:có thể bóp méo cơ chế xác lập giá trên thị trường và tăng chi phí
giao dịch của người đầu tư;luôn tiềm ẩn hành vi giao dịch không công bằng của
người tạo lập thị trường vì họ nắm đặc quyền về thị trường.Nhìn chung hệ thống
này vận hành phức tạp và thường không được áp dụng ở thị trường mới hình
thành.
- Hệ thống giao dịch đấu giá theo lệnh là hệ thống giao dịch trong đó lệnh
giao dịch của người đầu tư được khớp trực tiếp với nhau.Mức giá thực
hiện là mức thỏa mãn cả bên mua và bán.Giá thực hiện được xác định trên
cơ sở cạnh tranh những người đầu tư.Người đầu tư sẽ trả 1 khoản phí cho
công ty chứng khoán.
Hệ thống này hiện nay được các SGDCK trên thế giới áp dụng rộng rãi do có
các ưu việt:
+Quá trình xác lập giá được thực hiện 1 cách hiệu quả,người đầu tư có thể giao
dịch tại mức giá tốt nhất.
+Đảm bảo tính minh bạch thị trường do không có sự hiện diện nhà tạo lập thị
trường.
+Thông tin được công bố rộng rãi nên nhà đầu tư dễ nắm bắt tình hình diễn biến


thị trường.
+Chi phí giao dịch thấp,kỹ thuật giao dịch đơn giản,dễ theo dõi kiểm tra giám
sát.
Tuy nhiên hệ thống có nhược điểm là giá cả dễ biến động,khả năng thanh toán
và linh hoạt không cao.
2. Khớp lệnh định kỳ và khớp lệnh liên tục:
- Khớp lệnh liên tục là phương thức giao dịch được thực hiện liên tục khi có
các lệnh đối ứng được nhập vào hệ thống.
Ưu điểm:
+Giá cả phản ánh tức thời các thông tin trên thị trường.Hệ thống cung cấp mức
giá liên tục của chứng khoán,tạo điều kiện cho nhà đầu tư tham gia thị trường
một cách năng động và thường xuyên.
+Khối lượng giao dịch lớn,tốc độ giao dịch nhanh =>phù hợp với các thị trường
có khối lượng giao dịch lớn và sôi động.
+Hạn chế chênh lệch giữa giá lệnh mua và lệnh bán,thúc đẩy các giao dịch diễn
ra nhanh và liên tục
Nhược điểm:chỉ tạo ra mức giá cho 1 giao dịch điển hình chứ không phải tổng
hợp các giao dịch.
- Khớp lệnh định kỳ là phương thức giao dịch dựa trên cơ sở tập hợp tất cả
các lệnh mua và bán trong 1 khoảng thời gian nhất định,khi đến giờ chốt
giá giao dịch,giá chứng khoán được khớp tại mức giá đảm bảo thực hiện
được khối lượng giao dịch là lớn nhất.
Ưu điểm:Ngăn chặn được nhưng đột biến về giá thường xuất hiện dưới ảnh
hưởng của lệnh giao dịch có khối lượng lớn hoặc thưa thớt,giảm thiểu biến động
về giá nảy sinh tình trạng giao dịch bất thường,tạo sự ổn định giá cần thiết trên
thị trường.
Nhược điểm:giá chứng khoán không phản ánh được tức thời thông tin thị trường
và hạn chế cơ hội tham gia giao dịch của nhà đầu tư
Các SGDCK thường kết hợp cả 2 hình thức nói trên:khớp lệnh định kỳ được áp
dụng để xác định giá mở của,giá giữa các phiên và giá đóng cửa.Trong khoảng

thời gian từ khi mở cửa đến khi đóng cửa sẽ áp dụng khớp lệnh liên tục.
3. Phân loại giao dịch
Các giao dịch chứng khoán có thể được phân loại dựa trên thời gian thanh toán
và tính chất các giao dịch,bao gồm 5 loại:
+ Giao dịch thông thường:là cái giao dịch phổ biến trên thị trường chứng
khoán.Sau khi giao dịch chứng khoán diễn ra,xử lý thanh toán sau giao dịch là 1
quá trình phức tạp và đòi hỏi có thời gian(thường là sau 3 ngày)
+ Giao dịch đặc biệt:là các giao dịch có tính chất đặc biệt,bao gồm:giao dịch cổ
phiếu mới niêm yết,giao dịch trong trường hợp tách gộp cổ phiếu,giao dịch lô
lớn,giao dịch lô lẻ,giao dịch không đước hưởng cổ tức,giao dịch ký quỹ,giao
dịch bán khống.
+ Giao dịch giao ngay: là loại giao dịch được thanh toán ngay trong ngày giao
dịch,thường được áp dụng ở 1 số thị trường có hệ thống thanh toán tiên tiến và
chủ yêu đối với giao dịch trái phiếu.
+ Giao dịch có kỳ hạn:là loại giao dịch được thanh toán vào 1 ngày cố định được
xác định trước trong tương lai hoặc theo sự thỏa thuận giữa 2 bên mua và
bán,hiện nay loại giao dịch này hầy như không còn được thực hiện.
+ Giao dịch tương lai:giống như các giao dịch hợp đồng có kỳ han,song có điểm
khác biệt như sau:
• Các hợp đồng tương lai về chứng khoán được tiêu chuẩn hóa bởi
các luật lệ của SGDCK
• Các hợp đồng tương lai được quy định rõ về nội dung mua bán và
được mua bán trên SGDCK
+ Giao dịch quyền chọn là các giao dịch quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán
một loại chứng khoán nhất định với giá và thời gian xác định trước.
II. Giao dịch mua bán chứng khoán trên Sở giao dịch chứng
khoán:
1. Giao dịch mua bán thủ công tại sàn GD
Là giao dịch trực tiếp tại SGDCK,những người môi giới sau khi nhận được lệnh
mua bán từ khách hàng sẽ liên hệ với các chuyên gia chứng khoán chuyên về

loại chứng khoán giao dịch để biết mức giá tốt nhất và khối lượng tại mỗi mức
giá.Sau đó nhà môi giới sẽ tiến hành thương lượng với các nhà môi giói khác để
thỏa thuận về giá cũng như khối lượng giao dịch.Khi nhà môi giới 2 bên mua và
bán đồng ý,giao dịch được thực hiện nhưng không có hợp đồng nào được ký
kết.Mỗi bên chỉ ghi đày đủ các chi tiết được thỏa thuận(loại chứng khoán,số
lượng,giá,người mua,người bán),người môi giới có trách nhiệm báo cáo về văn
phòng công ty chứng khoán để thông báo kết quả cho khách hàng.Nếu khách
hàng đồng ý giao dịch sẽ diễn ra.
Sau khi giao dịch kết thúc chuyên viên báo giá của SGDCK đưa ngay kết quả
vào bảng điện tử các thông tin:loại chứng khoán vừa giao dịch,số lượng,mức giá.
2. Giao dịch mua bán qua máy tính điện tử:
-Giao dịch bán tự động:là hình thức kết hợp giữa giao dịch thủ công với giao
dịch qua máy tính điện tử.Theo phương thức này 1 số khâu như nhận lệnh,ghép
lệnh,thanh toán,bù trừ,…được thực hiện qua máy tính còn các khâu còn lại được
thực hiện thủ công.Hiện nay các thị trường như Mỹ,Nhật Bản vẫn sử dụng hệ
thống bán tự động bên cạnh hệ thống tự động hoàn toàn.
-Giao dịch điện tử tự động hoàn toàn: là hệ thống giao dịch trong đó tất cả các
khâu đều thông qua hệ thống máy tính.Giá giao dịch tại SGDCK sẽ được xác lập
theo phương pháp so khớp các tập hợp lệnh hoặc đơn lệnh.Nếu như giá giao dịch
được xác lập theo phương pháp so khớp đơn lệnh thì về tính chất giá cũng được
hình thành như giao dịch thủ công.Trường hợp giá giao dịch xác lập theo tập
hợp lệnh đăng ký thì giá chốt là mức giá cho khối lượng giao dịch lớn nhất.
Giao dịch điện tử tự động hoàn toàn bao gồm các bước sau:
Bước 1:Mở tài khoản giao dịch:Nhà đầu tư muốn giao dịch chứng khoán phải
tiến hành mở tài khoản tại 1 công ty chứng khoán là thành viên của SGDCK.Thủ
tục mở tài khoản cũng tương tự như thủ tục mở tài khoản ngân hàng,chủ tài
khoản phải cung cấp các thông tin thiết yếu và đem theo CMTND. Mở tài khoản
chứng khoán không mất phí gì hết, phí chỉ xuất hiện khi bạn thực hiện giao dịch
mua bán thành công. Không cần duy trì số dư tối thiểu giống cũng như phí
thường niên như tài khoản tiền bên Ngân hàng, trước khi bắt đầu mua cổ phiếu

thì nộp tiền vào tài khoản chứng khoán để mua là được.
Bước 2:Ra lệnh giao dịch:có thể thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp qua điện
thoại,fax,…Phiếu lệnh mua và lệnh bán bao gồm các thông tin chủ yếu sau:Các
thông tin về khách hàng(Họ tên,CMTND,mã số tài khoản,…);Loại chứng khoán
mua và bán(mã chứng khoán);Khối lượng,Giá;Loại lệnh và định chuẩn lệnh:Số
hiệu lệnh ban đầu;Thời gian nhận lệnh;Đợt giao dịch;Ngày giao dịch;Ký tên của
khách hàng,nhân viên nhận lệnh và trưởng phòng giao dịch.
Bước 3:Chuyển phiếu lệnh đến phòng giao dịch chứng khoán:Phòng giao dịch
chứng khoán có trách nhiệm xem xét các thông số trên phiếu lệnh,nếu thấy chính
xác thì chuyển lệnh đến người môi giới tại SGDCK và ghi thời gian chuyển lệnh
vào phiếu lệnh
Bước 4:Chuyển lệnh đến người môi giới tại SGDCK:Phiếu lệnh được chuyển tới
nhà môi giới tại Sàn giao dịch bao gồm các thông số: Mua/bán;loại chứng
khoán;số lượng;loại lệnh và định chuẩn lệnh;số hiệu lệnh;thời gian;mã số tài
khoản khách hàng.
Bước 5:Chuyển lệnh đến bộ phận khớp lệnh:Sau khi nhận được phiếu lệnh,nhà
môi giới tại Sàn chuyển lệnh đến bộ phận nhận lệnh và khớp lệnh của SGDCK
để tham gia đấu giá.Lệnh chuyển lúc này ngoài các thông số như trên còn có mã
số nhà môi giới tại sàn.
Bước 6:Khớp lệnh và thông báo kết quả giao dịch:Đến giờ ra giá chốt giao
dịch,SGDCK thông báo kết quả giao dịch từng loại chứng khoán niêm yết trên
SGD.Đồng thời kết quả giao dịch được chuyển đến trung tâm lưu ký và thanh
toán bù trừ chứng khoán cũng như tại các công ty CK thành viên.
Bước 7:Báo kết quả giao dịch về CTCK
Nhà môi giới tại sàn sau khi nhận được kết quả giao dịch sẽ báo về cho phòng
giao dịch CTCK.Phòng giao dịch sẽ ghi vào phiếu lệnh của các khách hàng có
giao dịch phần kết quả giao dịch với nội dung:số lượng,giá cả và thời gian.
Bước 8:Xác nhận giao dịch và làm thủ tục thanh toán
Phòng giao dịch chuyển các phiếu lệnh có giao dịch đến Phòng thanh toán(Kế
toán).Cuối buổi giao dịch,phòng Thanh toán căn cứ vào kết quả giao dịch lập

báo cáo kết quả giao dịch và chuyến kết quả đến Trung tâm lưu lý và thanh toán
bù trừ chứng khoán để tiến hành quá trình thanh toán.
Đồng thời sau khi đã có kết quả giao dịch,CTCK gửi cho khách hàng một phiếu
xác nhận đã thi hành xong lệnh.Xác nhận này có vai trò như một hóa đơn hẹn
ngày thanh toán với khách hàng.
Bước 9:Thanh toán và hoàn tất giao dịch:
Trung tâm lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán tiến hành so khớp kết quả
giao dịch do SGDCK cung cấp và báo cáo kết quả giao dịch của các CTCK để
tiến hành thanh toán bù trừ.
Trong thời gian 3 ngày,trung tâm lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán sẽ
thực hiện việc chuyển quyền sở hữu chứng khoán từ người bán sang người mua
và Ngân hàng chỉ định thanh toán sẽ thanh toán bù trừ tiền từ người mua sang
người bán thông qua hệ thống tài khoản của các CTCK tại Ngân hàng.Việc bù
trừ các kết quả giao dịch sẽ kết thúc bằng việc in ra các chứng từ thanh toán.Các
chứng từ này sẽ được gửi cho các CTCK và là cơ sở để thực hiện thanh toán và
giao nhận giữa các CTCK.Sau khi các CTCK hoàn tất các thủ tục thanh toán bù
trừ tại SGDCK,CTCK sẽ thanh toán tiền và chứng khoán cho các khách hàng
thông qua hệ thống tài khoản mà khách hàng mở tại CTCK
Phần 2: Bảng điện tử giao dịch
I. Ý nghĩa các cột trong bảng
1. “CK” (Mã chứng khoán): Là mã giao dịch của các công ty cổ phần niêm yết
tại Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh.
Theo bảng điện tử các mã CK sẽ được sắp xếp theo vần A, B, C…Ngoài
ra, với những mã bạn quan tâm, bạn có thể click vào ô màu trắng bên trái mã
CK thì mã đó sẽ hiện lên đầu.
2. “Trần” (Giá trần): Là mức giá cao nhất mà nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua
hoặc bán chứng khoán trong ngày giao dịch. Giá trần là mức giá cao nhất mà
một loại chứng khoán có thể được thực hiện trong phiên giao dịch.
Giá trần = Giá tham chiếu + (Giá tham chiếu x Biên độ dao động giá)
3. “Sàn” (Giá sàn): Là mức giá thấp nhất mà nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua

hoặc bán chứng khoán trong ngày giao dịch. Giá sàn là mức giá thấp nhất mà
một loại chứng khoán có thể được thực hiện trong phiên giao dịch.
Giá sàn = Giá tham chiếu - (Giá tham chiếu x Biên độ dao động giá)
4. “TC” (Giá tham chiếu): Là giá được dùng để tính giới hạn giá giao dịch trong
ngày trên cơ sở biên độ dao động do UBCK qui định, thường được thể hiện bằng
màu vàng.
Giá tham chiếu là giá đóng cửa của phiên giao dịch ngày hôm trước.Giá tham
chiếu có thể được điều chỉnh với các trường hợp chia cổ tức, cổ phiếu thưởng,…
Đối với các cổ phiếu,chứng chỉ quỹ mới lên sàn, giá TC là giá do tổ chức tư
vấn niêm yết tính toán đưa ra một cách hợp lý và được sự chấp thuận của
UBCK.
 Biên độ dao động giá
Biên độ dao động giá là khoảng được phép giao dịch ở giữa mức tối đa và
trên mức tối thiểu.
• Biên độ dao động giá quy định trong ngày giao dịch đối với giao
dịch cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đầu tư trên sàn HSX là +/-7%. Biên
độ này được áp dụng từ ngày 21-1-2013.
• Không áp dụng biên độ dao động giá đối với giao dịch trái phiếu.
• Biên độ dao động giá không áp dụng đối với chứng khoán trong một
số trường hợp sau:
– Ngày giao dịch đầu tiên của cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư mới niêm
yết.
– Cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư được giao dịch trở lại sau khi bị tạm
ngừng giao dịch trên 30 ngày.
– Các trường hợp khác theo quyết định của HSX.
5. “Đặt mua”: Là hệ thống cột biểu thị 03 mức giá đặt mua tốt nhất (giá đặt
mua cao nhất) và khối lượng đặt mua tương ứng. Giá 1 là mức giá đặt mua tốt
nhất, KL 1 là khối lượng đặt mua tương ứng với giá 1. Giá 2 là mức giá đặt mua
tốt thứ hai, KL 2 là khối lượng đặt mua tương ứng với giá 2. Giá 3 là mức giá
đặt mua tốt thứ ba, KL 3 là khối lượng đặt mua tương ứng với giá 3.

6. “Chào bán”: Là hệ thống cột hiển thị ba mức giá chào bán tốt nhất (giá
chào bán thấp nhất) và khối lượng tương ứng với các mức giá đó. Giá 1 là mức
giá đặt bán tốt nhất, KL 1 là khối lượng đặt bán tương ứng với giá 1. Giá 2 là
mức giá đặt bán tốt thứ hai, KL 2 là khối lượng đặt bán tương ứng với giá 2. Giá
3 là mức giá đặt bán tốt thứ ba, KL 3 là khối lượng đặt bán tương ứng với giá 3.
Với người bán thì giá tốt nhất luôn là giá cao nhất, vì người bán luôn muốn tìm
người mua cao nhất, được giá nhất để bán và ngược lại cũng thế, trong vai trò là
người mua thì ta luôn muốn tìm người bán thấp nhất để mua có lợi nhất.
Lưu ý:
 Hệ thống cột “Đặt mua”/ “Chào bán” chỉ hiện thị ba mức giá mua/giá
bán tốt nhất. Ngoài ba mức giá mua/giá bán trên, thị trường còn có các
mức giá mua/giá bán khác nhưng không tốt bằng ba mức giá thể hiện trên
màn hình.
 Khi có lệnh ATO hoặc ATC thì các lệnh này sẽ hiển thị ở vị trí của cột
“Giá 1” và “KL 1” của bên “Đặt mua” hoặc “Chào bán”.
 Trong đợt giao dịch khớp lệnh liên tục (đợt 2) và sau khi kết thúc ngày
giao dịch, cột “Đặt mua” sẽ chuyển thành “Dư mua”, cột “Chào
bán” sẽ chuyển thành “Dư bán”. Trong đợt 2, cột “Dư mua”/“Dư bán”
biểu thị những lệnh đang chờ khớp. Kết thúc ngày giao dịch, các cột “Dư
mua”/“Dư bán” biểu thị những lệnh không được thực hiện trong ngày
giao dịch.
7. “Khớp lệnh”: Là hệ thống cột bao gồm các cột “Giá khớp”, “KLTH” và
“+/-”. Trong thời gian giao dịch, ý nghĩa của các cột này như sau:
7.1 Trong đợt khớp lệnh định kì (Đợt 1 và Đợt 3):
“KLTH” (Khối lượng khớp): Là khối lượng cổ phiếu dự kiến sẽ được
khớp trong đợt giao dịch đó.
“+/-” (Tăng/giảm giá): Là mức thay đổi giá dự kiến so với giá tham chiếu
7.2. Trong đợt khớp lệnh liên tục (Đợt 2):
“Giá”: Là giá thực hiện của giao dịch gần nhất.
“KLTH” (Khối lượng khớp): Là khối lượng cổ phiếu được thực hiện của

giao dịch gần nhất.
“+/-” (Tăng/giảm giá): Là mức thay đổi của mức giá thực hiện mới nhất
so với giá thực hiện của giao dịch liền trước đó.
7.3 Sau khi kết thúc ngày giao dịch, các cột trên có ý nghĩa như sau:
“Giá”: Là giá khớp lệnh của đợt giao dịch xác định giá đóng cửa.
“KLTH” (Khối lượng khớp): Là khối lượng cổ phiếu đã được thực hiện
trong toàn bộ ngày giao dịch.
“+/-” (Tăng/giảm giá): Là mức thay đổi của giá khớp lệnh đợt 3 so với
giá tham chiếu.
Lưu ý:
Trên bảng giá trực tuyến, tất cả các cột thể hiện khối lượng sẽ là số lượng
tính theo lô (1 lô = 10 cổ phiếu). Đơn vị yết giá: 1000 đ.
8.
“Lịch sử giá”: là hệ thống cột hiển thị mức giá khớp cao nhất và mức giá khớp
thấp nhất trong ngày giao dịch
• “Cao” (Giá cao nhất): Là giá khớp lệnh cao nhất kể từ đầu ngày giao dịch đến
thời điểm hiện tại.
• “Thấp” (Giá thấp nhất): Là giá khớp lệnh thấp nhất kể từ đầu ngày giao dịch
đến thời điểm hiện tại.
9. “Tổng KL”: thể hiện tổng khối lượng khớp lệnh đối với mã đó kể từ đầu ngày
giao dịch cho đến thời điểm hiện tại.
10. “NN mua”: thể hiện tổng khối lượng nhà đầu tư nước ngoài mua đối với mã
đó kể từ đầu ngày giao dịch cho đến thời điểm hiện tại.
11. Các thông tin khác:
Phần thông tin phía trên của bảng giá bao gồm :
• Dòng đầu tiên trên bảng giá cho biết : ngày giao dịch hiện tại, giờ hiện tại
và phiên giao dịch
• Các chỉ số VNIndex, HNX, UPCOM biểu hiện tăng hay giảm bởi các màu
sắc khác nhau và phần trăm giá trị.
• Cột tiếp theo thể hiện số mã chứng khoán tăng giá , giảm giá, đứng yên

giá so với giá tham chiếu (Giá đóng cửa ngày hôm trước) của thị trường
vào thời điểm hiện tại.
• Tổng khối lượng: Cho biết tổng khối lượng giao dịch chứng khoán của
ngày hiện tại. Nó tương ứng với tổng khối lượng khớp lệnh của tất cả các
mã chứng khoán
• Tổng giá trị : Cho biết tổng giá trị giao dịch của ngày hiện tại (đơn vị tống
khối lượng giao dịch tính theo tỷ đồng)
Tống thanh khoản của ngày hôm đó càng nhiều chứng tỏ khối lượng giao
dịch mã chứng khoán càng tăng, tuy nhiên nó không thể hiện thị trường
đang tăng hay giảm mà chỉ thể hiện mức giao dịch hiện tại của thị trường
(Giả sử thị trường đi xuống , nhiều người bán , khớp lệnh với giá sàn thì
thanh khoản giao dịch cũng cao)
II. Chỉ báo về màu sắc
Một số quy định về màu sắc sẽ giúp nhà đầu tư dễ dàng nhận biết về những
thay đổi đang diễn ra trên thị trường. Cụ thể như sau:
 Màu xanh lá cây: Giá tăng.
 Màu tím: Giá tăng kịch trần.
 Màu vàng: Đứng giá.
 Màu đỏ: Giá giảm.
 Màu xanh nước biển: Giá giảm kịch sàn.
 Một số ký hiệu giao dịch đang được sử dụng trên các phương tiện công bố
thông tin của TTGDCK TP.HCM:
Ký hiệu trạng thái chứng khoán:
Ký hiệu Ý nghĩa
P Chứng khoán giao dịch bình thường
H Chứng khoán bị tạm ngừng giao dịch trong 1 ngày giao
dịch
S Chứng khoán bị ngừng giao dịch
C Chứng khoán bị kiểm soát
X Chứng khoán bị hủy niêm yết

Ký hiệu của TTGDCK về chứng khoán:
Ký hiệu Ý nghĩa
XD Giao dịch không hưởng cổ tức
XR Giao dịch không hưởng quyền kèm theo
XI Giao dịch không hưởng lãi trái phiếu
SP Ngừng giao dịch
DS Chứng khoán cảnh báo
III. Cách đặt lệnh hiệu quả
Dưới đây là một số cách để tăng khả năng lệnh được khớp:
1
.
Trong đợt khớp lệnh định kỳ (Đợt 1 và đợt 3)

Nếu là người bán: Tham khảo cột khớp lệnh, cột này cung cấp các
thông tin về giá dự kiến. Để lệnh có thể được khớp, nhà đầu tư nên đặt mức
giá bán thấp hơn so với giá dự kiến.
Nếu là người mua: Tương tự, dựa vào giá dự kiến khớp trên cột khớp
lệnh, nhà đầu tư nên đặt mua với giá cao hơn giá dự kiến
Lưu ý:
Trong đợt khớp lệnh định kỳ, nhà đầu tư chỉ nên đặt lệnh ATO (ATC) khi
sẵn sàng mua ở mức giá trần (nếu là người mua) hoặc sẵn sàng bán ở mức
giá sàn (nếu là người bán) vì khi đặt lệnh ATO (ATC) có nghĩa là nhà đầu tư
sẵn sàng mua/bán ở mọi mức giá.

2
.
Trong đợt khớp lệnh liên tục (Đợt 2)

Nếu là người bán: Tham khảo cột “Giá 1” và “KL 1” của bên mua,
đây là mức giá tốt nhất có thể bán tính tới thời điểm hiện tại. Khi lệnh đặt với

mức “Giá 1” có thể sẽ được thực hiện ngay.
Nếu là người mua: Tham khảo cột “Giá 1” và “KL 1” của bên bán, đây
là mức giá tốt nhất có thể mua tính tới thời điểm hiện tại. Nếu khối lượng đặt
bán tại “Giá 1” nhỏ hơn nhu cầu đặt mua của nhà đầu tư thì có thể đặt lệnh
mua ở mức “Giá 2” hay các mức giá cao hơn. Trong trường hợp này, lệnh
mua của bạn vẫn đảm bảo được thực hiện toàn bộ tại mức “Giá 1” rồi mới
đến các mức giá khác cao hơn.
Lưu ý:

Trong nhiều trường hợp sẽ có độ trễ giữa bảng điện tử so với bảng số liệu tại
Sở GDCK Hồ Chí Minh do đó, hướng dẫn đặt lệnh hiệu quả trên không đảm
bảo chắc chắn mọi giao dịch có thể được thực hiện.
Phần 3: Các lệnh giao dịch và kinh doanh chứng khoán
I. CÁC LỆNH TRONG GIAO DỊCH VÀ KINH DOANH CHỨNG KHOÁN:
Trên các thị trường quốc tế thì đang áp dụng rất nhiều lệnh giao dịch về cơ bản
có 9 loại giao dịch :
1. Lệnh giới hạn (Limit Order)
2. Lệnh thị trường (Market Order)
3. Lệnh ATO (At The Opening Order)
4. Lệnh ATC (At The Closing Order)
5. Lệnh dừng ( stop order )
6. Lệnh dừng giới hạn ( stop limit order )
7. Lệnh mở
8. Lệnh sửa đổi
9. Lệnh hủy bỏ ( cancel order )
1. Lệnh giới hạn (limit order) (LO)
Khái niệm
Lệnh giới hạn là lệnh mua hoặc bán chứng khoán do người đầu tư đưa ra cho
người môi giới thực hiện theo mức giá chỉ định hoặc tốt hơn.
Phân loại

Có hai loại lệnh giới hạn: lệnh giới hạn mua và lệnh giới hạn bán.
- Lệnh giới hạn mua chỉ ra mức giá mua cao nhất mà người mua chấp nhận thực
hiện giao dịch.
-Lệnh giới hạn bán chỉ ra mức giá bán thấp nhất mà người bán chấp nhận giao
dịch.
Nguyên tắc khớp lệnh
Một lệnh giới hạn thông thường không thể thực hiện ngay, do đó nhà đầu tư phải
xác định thời gian cho phép đến khi có lệnh huỷ bỏ. Trong khoảng thời gian lệnh
giới hạn chưa được thực hiện, khách hàng có thể thay đổi mức giá giới hạn. Khi
hết thời gian đã định, lệnh chưa được thực hiện hoặc thực hiện chưa đủ mặc
nhiên sẽ hết giá trị.
Khi ra lệnh giới hạn, nhà đầu tư cần có sự hiểu biết, nhận định chính xác, vì vậy
thường các lệnh giới hạn được chuyển cho các chuyên gia hơn là các nhà môi
giới hoa hồng.
Lệnh này có hiệu lực chỉ trong một ngày, hoặc có thể kéo dài cho đến khi bị hủy
(hạn này dài hay ngắn tùy theo qui định của công ty môi giới). Nếu chỉ trong
một ngày, thì nhà đầu tư phải nói rõ điều kiện “chỉ cho ngày hôm nay” (good for
today only). Nếu muốn kéo dài cho đến khi hết hạn thực hiện, thì nhà đầu tư phải
nói rõ điều kiện “cho đến khi hủy lệnh” (good till canceled).
Thí dụ nhà đầu tư nói, “Mua 2.000 cổ phiếu Agrex Saigon ở mức giá giới hạn 10
đôla, chỉ cho ngày hôm nay” (Buy 2,000 shares of Agres Saigon at a limit price
of 10, good for today only). Người môi giới sẽ nhập lệnh vào máy. Nếu ngày
hôm nay mua được 2.000 cổ phiếu với giá 10 đôla hoặc rẻ hơn, thì lệnh đã thực
hiện xong. Nếu ngày hôm nay không mua được với giá đó hoặc rẻ hơn, thì lệnh
sẽ tự động hủy không thực hiện nữa.
Ưu điểm
- Khách hàng có thể có cơ may mua hoặc bán một loại chứng khoán nào đó với
giá tốt hơn giá thị trường tại thời điểm lúc ra lệnh.
- Lệnh giới hạn giúp nhà đầu tư dự tính được mức lời hoặc lỗ khi giao dịch
được thực hiện.

Nhược điểm
Nhà đầu tư khi ra lệnh giới hạn có thể phải chấp nhận rủi ro do mất cơ hội đầu
tư, đặc biệt là trong trường hợp giá thị trường bỏ xa mức giá giới hạn (ngoài tầm
kiểm soát của khách hàng). Trong một số trường hợp, lệnh giới hạn có thể không
được thực hiện ngay cả khi giá giới hạn được đáp ứng vì không đáp ứng được
các nguyên tắc ưu tiên trong khớp lệnh.
Rủi ro chính của lệnh giới hạn là không thực hiện được. Nhưng đối với lệnh giới
hạn bán, còn có một rủi ro nữa là thua lỗ đậm nếu giá tiếp tục rớt; trong trường
hợp này nhà đầu tư có thể hạ thấp giới hạn xuống để cho phù hợp, hoặc chuyển
sang lệnh theo thị trường.
2. Lệnh thị trường (Market order)
Khái niệm
Là lệnh sử dụng rất phổ biến trong các giao dịch chứng khoán, loại lệnh giao
dịch mà nhà đầu tư sẵn sàng mua hoặc bán theo mức giá của thị trường hiện tại
hay còn gọi là lệnh không ràng buộc.
Hay: Lệnh thị trường là lệnh mua chứng khoán tại mức giá bán thấp nhất hoặc
lệnh bán CK tại mức giá mua cao nhất hiện có trên thị trường.
- Chỉ áp dụng trong Phiên khớp lệnh liên tục.
- Không xác định giá tại thời điểm nhập lệnh.
- Bị hủy ngay trên hệ thống nếu không có lệnh đối ứng. Các lệnh mua MP
của nhà đầu tư nước ngoài nếu không được thực hiện hết sẽ tự động bị
huỷ bỏ
Nguyên tắc khớp lệnh
Khi nhà đầu tư nhập lệnh mua (bán) CK theo lệnh MP thì nguyên tắc khớp lênh
như sau:
- Nếu không có lệnh đối ứng thì lệnh bị từ chối.
- Nếu có lệnh đối ứng thì xét giá tốt nhất (khi mua thì xét giá bán thấp nhất
còn khi bán thì xét giá mua cao nhất) để khớp lệnh.
- Nếu khớp chưa hết MP thì sẽ xét giá tốt kế tiếp cho đến khi hết khối lượng
lệnh MP hoặc hết khối lượng lệnh đối ứng.

- Nếu khối lượng lệnh MP vẫn còn theo nguyên tắc ở trên và không thể tiếp
tục khớp lệnh thì lệnh MP sẽ được chuyển thành lệnh giới hạn mua (bán)
tại mức giá cao (thấp) hơn một bước giá so với giao dịch cuối cùng trước
đó.
Ưu điểm
- Lệnh của nhà đầu tư luôn được thực hiện, được ưu tiên thực hiện trước so
với các lệnh giao dịch khác.
- Lệnh thị trường là một công cụ hữu hiệu có thể được sử dụng để nâng cao
doanh số giao dịch trên thị trường, tăng cường tính thanh khoản của thị
trường.
- Thuận tiện cho người đầu tư vì họ chỉ cần ra khối lượng giao dịch mà
không cần chỉ ra mức giá giao dịch cụ thể và lệnh thị trường được ưu tiên
thực hiện trước so với các loại lệnh giao dịch khác.
- Nhà đầu tư cũng như công ty chứng khoán sẽ tiết kiệm được các chi phí
do ít gặp phải sai sót hoặc không phải sửa lệnh cũng như huỷ lệnh.
Nhược điểm
- Dễ gây ra sự biến động giá bất thường, ảnh hưởng đến tính ổn định giá
của thị trường, do lệnh luôn tiềm ẩn khả năng được thực hiện ở mức giá
không thể dự tính trước. Vì vậy, các thị trường chứng khoán mới đưa vào
vận hành thường ít sử dụng lệnh thị trường.
- Thông thường chỉ được áp dụng đối với các nhà đầu tư lớn, chuyên
nghiệp, đã có được các thông tin liên quan đến mua bán và xu hướng vận
động giá cả chứng khoán trước, trong và sau khi lệnh được thực hiện.
- Áp dụng chủ yếu trong các trường hợp bán chứng khoán vì tâm lý của
người bán là muốn bán nhanh theo giá thị trường và đối tượng của
lệnh này thường là các chứng khoán “nóng”, nghĩa là các chứng khoán
đang có sự thiếu hụt hoặc dư thừa tạm thời.
Ví dụ
Cổ phiếu XYZ ( có giá tham chiếu 10.0; giá trần 10.5; giá sàn 9.5) có sổ lệnh
trong đợt giao dịch liên tục như sau:

Khối luợng
mua Giá Khối lượng bán
5500 9.9
3200 10
10.1 3000
10.2 2500
10.3 2100
10.5 1000
Lệnh thị trường (MP) mua 5,000 cổ phiếu XYZ được nhập vào hệ thống giao
dịch.
Kết quả khớp lệnh như sau : Khớp 3,000 giá 10.1; 2000 giá 10.2 (Lệnh thị
trường khớp lần lượt các mức giá đối ứng tốt nhất hiện có trên thị trường).
Sổ lệnh sau đó là:
Khối luợng
mua Giá Khối lượng bán
5500 9.9
3200 10
10.2 500
10.3 2100
10.5 1000
Tiếp theo, lệnh thị trường (MP) Bán 10,000 cổ phiếu XYZ được nhập vào hệ
thống giao dịch.
Kết quả khớp lệnh: Khớp 3,200 giá 10; 5,500 giá 9.9. Khối lượng còn lại (1,300)
của lệnh thị trường chuyển thành lệnh giới hạn bán (LO) giá 9.8 (Lệnh thị
trường bán không khớp hết và chuyển thành lệnh giới hạn bán với mức giá thấp
hơn giá khớp cuối cùng một đơn vị yết giá).
Sổ lệnh sau đó là:
Khối luợng
mua Giá Khối lượng bán
9.8 1300

10.2 500
10.3 2100
10.5 1000
Sau đó, lệnh thị trường (MP) mua 11,000 XYZ được nhập vào hệ thống giao
dịch.
Kết quả khớp lệnh: Khớp 1,300 giá 9.8; 500 giá 10.2, 2,100 giá 10.3, 1,000 10.5.
Khối lượng còn lại (5,100) của lệnh thị trường chuyển thành lệnh giới hạn mua
(LO)giá 10.5 (giá trần) do mức giá khớp cuối cùng là giá trần.
Khối luợng
mua Giá Khối lượng bán
5100 10.5
3. Lệnh ATO (At The Opening Order)
Khái niệm
Lệnh ATO (lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định giá mở cửa) là lệnh
đặt mua hoặc đặt bán chứng khoán tại mức giá mở cửa.
Đặc điểm
Lệnh ATO được ưu tiên trước lệnh giới hạn trong khi so khớp lệnh.
Lệnh ATO được nhập vào hệ thống giao dịch trong thời gian khớp lệnh định kỳ
(hiện tại thời gian khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa là 9h-9h15 đối với sàn
Tp.HCM còn trên sàn Hà Nội chưa có) xác định giá mở cửa.
Lệnh này sẽ tự động bị hủy bỏ sau thời điểm xác định giá mở cửa đối với lệnh
không được thực hiện hoặc phần lệnh còn lại chưa được thực hiện.
Khi đặt lệnh ATO trên các phiếu lệnh tại công ty chứng khoán, không cần ghi
giá cụ thể mà ghi ATO.
NĐT nên đặt lệnh ATO trong trường hợp nào?
Khi đặt lệnh ATO, NĐT có thể khớp với khoảng giá từ trần đến sàn (có khả
năng khớp ở mọi mức giá) nên nếu là người mua và chấp nhận đặt mua ở giá
trần thì hãy nên đặt lệnh ATO, còn không thì nên chọn lệnh LO là được. Còn
nếu là người bán thì chỉ khi chấp nhận bán ở giá sàn khách hàng mới nên đặt
lệnh bán ATO

4. Lệnh ATC (At The Closing Order)
Khái niệm
Lệnh ATC (lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định giá đóng cửa) là lệnh
đặt mua hoặc đặt bán chứng khoán tại mức giá đóng cửa.
Đặc điểm
Lệnh ATC được ưu tiên trước lệnh giới hạn trong khi so khớp lệnh.
Lệnh ATC được nhập vào hệ thống giao dịch trong thời gian khớp lệnh định kỳ
để xác định giá đóng cửa (14h30 – 14h45).
Lệnh ATC sẽ tự động bị hủy bỏ sau thời điểm xác định giá đóng cửa đối với
lệnh không được thực hiện hoặc phần lệnh còn lại chưa được thực hiện.
Khi đặt lệnh ATC trên các phiếu lệnh tại công ty chứng khoán, không cần ghi
giá cụ thể mà ghi ATC
Ví dụ
Sổ lệnh của cổ phiếu ABC có giá tham chiếu 10.000 đồng
Giá bán
ATO (ATC)
9.900 đồng
(1),(2),(3): Thứ tự lệnh được nhập vào hệ thống
Với sổ lệnh trên, lệnh ATO (ATC) dù vào sau lệnh (1) bán 1.000 cổ phiếu ABC
giá 9.900 đồng, nhưng vẫn được ưu tiên khớp với lệnh mua 1.500 đơn vị ở giá
10.000 đồng. Lượng dư bán 500 đơn vị của lệnh ATO (ATC) sẽ tự động bị huỷ
bỏ.
Giả sử lệnh ATO (ATC) trên chỉ bán với khối lượng 500 đơn vị thì bên mua sau
khi khớp vẫn còn thừa 1.000 đơn vị và lúc này lệnh (1) mới được khớp. Do lệnh
(1) vào hệ thống trước nên được ưu tiên giá tốt và 1.000 đơn vị sẽ được khớp với
giá 10.000 đồng. Khả năng mua được hoặc bán được của lệnh ATO (ATC) rất
cao, nhưng mức giá có thể không có lợi.
Một số điểm cần chú ý về ATO và ATC
a. Điểm khác nhau giữa ATO và ATC
Về cơ bản thì lệnh ATO và ATC là giống nhau. Điểm khác nhau duy nhất giữa

lệnh ATO và ATC là thời gian hiệu lực của lệnh. Đó là, lệnh ATO chỉ có hiệu
lực trong đợt khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa (đợt 1), còn lệnh ATC chỉ
có hiệu lực trong đợt khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa (đợt 3)

×