Đề tài : Hiệu Trưởng quản lý họat động giáo dục ngòai giờ lên lớp ở Trường THCS Tây Yên A
A. LÝ LỊCH
Họ và tên : HUỲNH VĂN VỮNG
Chức vụ : Hiệu Trưởng
Đơn vị công tác : Trường THCS Tây Yên A- An Biên- Kiên Giang
Tên Đề tài : Hiệu Trưởng Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
B. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Lý do khánh quan:
Việt Nam đang trên con đường xây dựng đất Nước, theo phương châm: “Công
nghiệp hoá, hiện đại hoá”, phát triển nền kinh tế thị trường, theo định hướng xã hội
chủ nghĩa.
Đặc biệt khi nước ta chính thức trở thành, thành viên thứ 150 của Trung tâm
thương thế giới ( WTO ). Từ đó Việt Nam phải đón nhận những nền kinh tế và văn
hóa tiên tiến, đồng thời cũng gánh chịu những hậu quả mà nó mang lại, như sự bùng
nổ của công nghệ thông tin, phim ảnh đồ trị, trang phục, tệ nạn ma túy, căn bệnh thế
kỷ HIV… Làm suy giảm đạo đức và nhân cách.
Vì vậy để khắc phục tình trạng xuống cấp đạo đức của học sinh, thì không chỉ
có thực hiện giáo dục trong giờ dạy học chính thức, mà họat động giáo dục ngòai giờ
lên lớp, là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng, góp phần tích cực vào việc hình
thành nhân cách cho học sinh
Trường THCS Tây yên A – An Biên – Kiên Giang trong những năm qua vấn đề
suy thoái về phẩm chất đạo đức, nhân cách học sinh cũng diễn ra, song không nhiều.
Tuy nhiên năm học 2009-2010 đã có dấu hiệu suy thoái về phẩm chất đạo đức,
nhân cách của một số học sinh khá phổ biến ở các khối lớp. Do vậy để kịp thời ngăn
chặn và tìm biện pháp giáo dục lành mạnh trong nhà trường, thì ngòai việc giáo dục
trong giờ dạy học chính thức, cần quan tâm chú trọng đến hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp, xem đây là nhiệm vụ cấp thiết, mà nhà quản lý cần phải tổ chức thực hiện
và duy trì về lâu, về dài.
2. Lý do chủ quan:
Trường Trung học cơ sở Tây Yên A, là một trường nhiều năm liền đạt Trường :
“ Xanh- Sạch - Đẹp”, Năm học này trường phấn đấu đạt trường “ Xanh- Sạch - Đẹp”
mức độ cao, tiến tới đạt Trường Chuẩn Quốc Gia. Chính vì vậy mà chất lượng giáo
dục, luôn được xem là nhiệm vụ hàng đầu, trong đó giáo dục đạo đức để hình thành
nhân cách giử vai trò trọng yếu, quyết định đến hiệu quả giáo dục và đào tạo của đơn
vị, cũng như chất lượng giáo dục đã đề ra.
Người thực hiện : Huỳnh Văn Vững
1
Đề tài : Hiệu Trưởng quản lý họat động giáo dục ngòai giờ lên lớp ở Trường THCS Tây Yên A
Nhưng trong thực tế thì một số giáo viên chủ nhiệm, vì bận nhiều việc, nên ít
quan tâm đến hành vi, thái độ của học sinh. Một số học sinh có học lực yếu kém,
không hứng thú trong việc học tập và rèn luyện.
Trong những năm qua giáo dục cả nước nói chung, Trường THCS Tây Yên A
nói riêng, vấn đề chất lượng giáo dục, và tình trạng xuống cấp đạo đức của học sinh
là bài tóan nan giải; Đặc biệt là năm học 2009-2010, tòan ngành tiếp tục hưởng ứng
cuộc vận động hai không với 4 nội dung, và cuộc vận động Xây dựng Trường học
thân thiện học sinh tích cực do Bộ Trưởng Bộ giáo dục và đào tạo phát động.
Xuất phát từ hình hình đó, mà bản thân tôi đi sâu nghiên cứu về thực trạng họat
động giáo dục ngòai giờ lên lớp, xem đây là bước đột phá trong công tác quản lý của
mình . Để từ đó mà rút ra nhiều bài học kinh nghiệm bổ ích, qua đây đề ra những giải
pháp hữu hiệu hơn, đồng thời điều chỉnh dần công tác quản lý giáo dục trong đơn vị
mình phục trách. Đó là lý do thôi thúc tôi chọn đề tài quản lý họat động giáo dục
ngòai giờ lên lớp.
II/ PHẠM VI NGHIÊN CỨU :
Từ công việc quản lý mọi họat động của Nhà Trường, bản thân Tôi đã làm cũng
như chỉ đạo thực hiện. Tôi nhận thức rằng công tác quản lý họat động giáo dục ngòai
giờ lên lớp, luôn mang tín cấp thiết trong đơn vị mình phụ trách. Tôi nhận thấy rằng
đó là một họat động giáo dục, mà tất cá các Nhà quản lý giáo dục cần phải quan tâm.
Họat động giáo dục ngòai giờ lên lớp, rất phong phú và đa dạng; Song với khả
năng và thời gian có hạn . Nên tôi chỉ trình bày nội dung như sau : “ Hiệu trưởng quản
lý họat động giáo dục ngòai giờ lên lớp ở Trường THCS Tây Yên A- An Biên – Kiên
Giang năm học 2009-2010
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp nghiên cứu lý luận :
Thông qua việc tham khảo sách báo, học tập kinh nghiệm của các Nhà giáo
dục, trên cơ sở thực trạng quản lý họat động giáo dục ngòai giờ lên lớp của nhà
trường, mà xây dựng kế họach, tổ chức thực hiện và kiểm tra đánh giá sao cho phù
hợp.
2. Phương pháp quan sát :
Quan sát tình hình thực tế họat động giáo dục ngòai giờ lên lớp của tòan
trường, chú ý quan sát những biểu hiện, hành vi và thái độ lệch lạc của giáo viên và
học sinh.
3. Phương pháp trò chuyện – trao đổi :
Thông qua trò chuyện – trao đổi với một số giáo viên, học sinh, phụ huynh, thu
thập về tòan cảnh, tâm tư, nguyện vọng của họ để đề ra những biện pháp quản lý phù
hợp.
4.Phương pháp tổng kết kinh nhiệm :
Từ việc quản lý họat động giáo dục ngòai giờ lên lớp, tìm ra nguyên nhân để
điều chỉnh.
Người thực hiện : Huỳnh Văn Vững
2
Đề tài : Hiệu Trưởng quản lý họat động giáo dục ngòai giờ lên lớp ở Trường THCS Tây Yên A
C.NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I.CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1/ Cơ sở pháp lý
a. Điều lệ trường trung học :
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được quy định trong Điều lệ trường trung
học của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo ban hành ngày 02/4/2007 tại khoản 2 điều
26 có viết:
Nhà trường phối hợp với các tổ chức, cá nhân tham gia giáo dục ngoài nhà
trường thực hiện các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp bao gồm các hoạt động ngoại khoá về khoa học, văn học, nghệ thuật, thể
dục thể thao, an toàn giao thông, phòng chống tệ nạn xã hội, giáo dục giới tính, giáo
dục pháp luật, nhằm phát triển toàn diện và bồi dưỡng năng khiếu; các hoạt động vui
chơi, tham quan, du lịch, giao lưu văn hoá, giáo dục môi trường, các hoạt động xã hội,
từ thiện phù hợp với đặc điểm sinh lý lứa tuổi học sinh.
b. Luật Giáo dục 2005( sửa đổi) qui định:
Điều 27. Mục tiêu giáo dục phổ thông: Giúp học sinh phát triển toàn diện về
đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân,
tính năng động sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa,
xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên
hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng bảo vệ Tổ Quốc”.
c.Các văn bản của cấp trên hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2009-
2010 của Sở Giáo dục & Đào tạo Kiên Giang, Phòng giáo dục và đào tạo huyện An
Biên và phương hướng nhiệm vụ năm học của trường THCS Tây Yên A- An Biên –
Kiên Giang.
2/ Cơ sở lý luận :
a.Khái niệm:
*.Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là gì?
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, là những hoạt động được tổ chức ngoài giờ
học của các môn học ở trên lớp. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là sự tiếp nối
hoạt động dạy - học trên lớp, là con đường gắn lý thuyết với thực tiễn, tạo nên sự
thống nhất giữa nhận thức với hành động của học sinh.
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là việc tổ chức giáo dục thông qua hoạt động
thực tiễn của học sinh về khoa học- kỹ thuật, lao động công ích, hoạt động xã hội,
hoạt động nhân đạo, văn hoá nghệ thuật, thẩm mỹ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí
…để giúp các em hình thành và phát triển nhân cách( đạo đức, năng lực, sở trường…)
*.Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là gì?
Người thực hiện : Huỳnh Văn Vững
3
Đề tài : Hiệu Trưởng quản lý họat động giáo dục ngòai giờ lên lớp ở Trường THCS Tây Yên A
Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, là những tác động của chủ thể quản
lý vào quá trình hoạt động giáo dục nhằm hình thành và phát triển toàn diện nhân
cách học sinh theo mục tiêu đào tạo của nhà trường.
b.Nội dung hoạt động ngoài giờ lên lớp:
Nội dung hoạt động ngoài giờ lên lớp rất đa dạng và phong phú thể hiện tập
trung ở các loại hình hoạt động sau đây:
*Hoạt động chính trị - xã hội và nhân văn;
*Hoạt động văn hoá nghệ thuật;
*Hoạt động thể dục thể thao;
*Hoạt động lao động, khoa học, kỹ thuật, hướng nghiệp;
*Hoạt động vui chơi giải trí.
c.Nội dung quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp:
Để đạt được chất lượng và hiệu quả giáo dục mong muốn nhà trường cần phải
tuân thủ một số nội dung quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp sau đây:
*Điều khiển, tổ chức học sinh nắm vững hệ thống tri thức khoa học về tự nhiên,
xã hội- nhân văn;
*Phát triển năng lực và những phẩm chất trí tuệ, đặc biệt là năng lực tư duy
sáng tạo;
*Hình thành phẩm chất đạo đức nói riêng và phát triển nhân cách nói chung.
d.Ý nghĩa của quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp:
Nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh.
*Củng cố và khắc sâu kiến thức của các môn học; mở rộng và nâng cao hiểu
biết cho học sinh về các lĩnh vực của đời sống xã hội, làm phong phú thêm vốn trí
thức, kinh nghiệm hoạt động tập thể của học sinh.
*Rèn luyện cho học sinh những kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi học sinh
THCS như: Kỹ năng giao tiếp, ứng xử có văn hoá; kỹ năng tổ chức quản lý và tham
gia các hoạt động tập thể với tư cách là chủ thể của hoạt động; kỹ năng tự kiểm tra
đánh giá kết quả học tập, rèn luyện; củng cố và phát triển các hành vi, thói quen tốt
trong học tập, lao động và công tác xã hội.
*Bồi dưỡng thái độ tự giác tích cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạt
động xã hội; hình thành tình cảm chân thành, niềm tin trong sáng với cuộc sống, với
quê hương, đất nước, có thái độ đúng đắn đối với các hiện tượng tự nhiên và xã hội.
II. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HỌAT ĐỘNG GIÁO DỤC NGÒAI GIỜ LÊN
LỚP, Ở TRƯỜNG THCS TÂY YÊN A – AN BIÊN – KIÊN GIANG
1. Thuận lợi và khó khăn
a. Thuận lợi :
Trường THCS Tây Yên A, có đội ngũ Cán bộ giáo viên trẻ khỏe, có trình độ
chuyên môn tốt, hiện có 33/33 giáo viên đạt chuẩn chiếm tỉ lệ : 100%, có 22/33 đạt
trên chuẩn chiếm tỉ lệ : 66,67%. Nhìn chung đội ngũ giáo viên đủ về số lượng đảm
bảo về chất lượng, nhiệt tình, bám trường bám lớp, hăng hái tích cực trong công tác,
Người thực hiện : Huỳnh Văn Vững
4
Đề tài : Hiệu Trưởng quản lý họat động giáo dục ngòai giờ lên lớp ở Trường THCS Tây Yên A
hòan thành tốt nhiệm vụ được giao. Sự lãnh đạo nhiệt tình và giám sát chặt chẽ của
Lãnh đạo phòng giáo dục và đào tạo An Biên.
Được sự quan tâm chỉ đạo của chính quyền địa phương, Ban đại diện cha mẹ
học sinh; Từ đó đã tạo điều kiện cho Nhà Trường hòan thành các mặt công tác giáo
dục tại địa phương.
b. Khó khăn :
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, thì Trường cũng gặp một số khó khăn về
cơ sở vật chất còn rất hạn chế, như chưa có phòng thiết bị, thí nghiệm, phòng nghe
nhìn phục vụ giảng dạy,khuôn viên trường còn hạn hẹp, mỹ quan sư phạm còn hạn
chế.
Xuất phát từ tình hình đó, mà chất lượng giáo nói chung của Trường THCS Tây
yên A, và họat động giáo dục ngòai giờ lên lớp nói riêng, gặp rất nhiều khó khăn, làm
ảnh hưởng đến giáo dục tòan diện cho học sinh.
2. Tình hình các mặt họat động của nhà trường trong năm học 2009-2010
a. Về tình hình đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên:
Trường THCS Tây Yên A, năm học 2009-2010 có tổng số nhân sự là :
35/19 nữ, trong đó chia ra như sau :
Ban giám hiệu :02 ( Hiệu Trưởng, P. Hiệu Trưởng )
Giáo viên trực tiếp giảng dạy là : 25 tỉ lệ : 1,9%
Nhân viên : 08
Hiện giáo viên đạt chuẩn là : 100%, trên chuẩn là : 66,67%
Số giáo viên địa phương là 85%
b.Về tình hình học sinh :
Trường có 13 lớp với 333 học sinh
Khối 6 : 4 lớp : 99 h/s
Khối 7 : 3 lớp : 71 h/s
Khối 8 : 4 lớp : 99 h/s
Khối 9 : 2 lớp : 64 h/s
c. Về tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ giảng dạy và học tập :
Về cơ sở vật chất hiện nay, có 8 phòng học phục vụ cho 13 lớp, 01 phòng
làm việc, 01phòng thư viện, 01 phòng máy tính, chưa có phòng thiết bị, thực hành, thí
nghiệm và các phòng chức năng khác.
d.Về tình hình chất lượng hai mặt giáo dục ) Học lực- hạnh kiểm)
Kết quả học tập và rèn luyện của học sinh, năm học 2009-2010 được thể hiện như sau
:
Người thực hiện : Huỳnh Văn Vững
5
Đề tài : Hiệu Trưởng quản lý họat động giáo dục ngòai giờ lên lớp ở Trường THCS Tây Yên A
Khối Học Lực Hạnh Kiểm
Giỏi
%
Khá
%
T.Bình
%
Yếu
%
Kém
%
Tốt
%
Khá
%
T.Bình
%
Yếu
%
6 2.04 23.47 44.90 24.49 4.08 69.39 30.61
7 7.46 17.91 44.78 26.87 2.99 74.63 25.37
8 8.25 31.96 46.39 13.40 0 80.4
1
19.59
9 3.17 15.87 69.84 11.11 0 82.5
3
17.46
III. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG :
Như chúng ta đã biết, mục tiêu của giáo dục phổ thông hiện nay là: “ Dạy chữ -
dạy người”. Trong đó dạy chữ là dạy các bộ môn văn hóa, trang bị cho học sinh
những kiến thức, những tư duy, để rồi hình thành cho các em về thế giớ quan khoa
học.
Còn dạy người là dạy kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, ứng xử có văn hóa giữa
người với người, giữa người với thiên nhiên…Nhằm hình thành cho học sinh thế giới
quan về nhân sinh quan.
Ngòai ra trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách ở học sinh, luôn có
những đặc điểm tâm sinh lý khác nhau, do lứa tuổi, môi trường sống và môi trường
học tập mà tạo nên những khác nhau ấy.
Từ đó nhà trường và đội ngũ nhà giáo, phải hiểu rõ những đặc trưng đó, mà
phải có những họat động tổ chức sao cho phù hợp từng đối tượng, thì mới mang lại
hiệu quả giáo dục đề ra.
Như vậy nhà trường và giáo viên cần giám sát, theo dõi học sinh một cách
thường xuyên, để nhằm phát hiện những biểu hiện mới ở học sinh, mà có phương
thức tổ chức những họat động giáo dục, sao cho phù hợp đạt hiệu quả cao nhất, thực
hiện được mục tiêu giáo dục đã đề ra.
Hơn nữa ở bất cứ một cơ sở giáo dục đào tạo nào, thì những họat động dục đều
mang tính mục tiêu nhất định; Song trong thực tế thì, mục tiêu của họat động giáo dục
ngòai giờ lên lớp, luôn bị che lấp, xem nhẹ, vì cho rằng đây là tiêu chí mang tính
phong trào, mà là phong trào thì có thể tích cực tham gia hoặc không tích cực tham
gia.
Xuất phát từ tình hình thực tế đó, mà năm học 2009-2010 Trường THCS tây
yên A, đã thành lập được Ban chỉ đạo họat động giáo dục ngòai giờ lên lớp, nhằm xác
định được mục tiêu họat động cả năm học; Từ đó lập ra kế họach họat động cho từng
học kỳ, từng tháng, với chủ điểm cụ thể, nhằm góp phần vào việc phát triển tòan diện
cho học sinh ( Chân-thiện- mĩ).
Song để thực hiện được mục tiêu, của họat động giáo dục ngòai giờ lên lớp, thì
nhà trường phải cần tổ chức, các họat động sao cho phong phú, đa dạng, kết hợp họat
Người thực hiện : Huỳnh Văn Vững
6
Đề tài : Hiệu Trưởng quản lý họat động giáo dục ngòai giờ lên lớp ở Trường THCS Tây Yên A
động trong nhà trường và ngòai nhà trường, bằng cách tổ chức tham quan, giao lưu,
kết nghĩa…. Từ đó tạo được động cơ tham gia của học sinh, mà có động cơ thì việc
tham gia luôn mang tính tự giác, tự nguyện, từ đó hiệu quả của động mang lại mới
cao.
Tuy nhiên để tổ chức họat giáo dục ngòai giờ lên lớp, đạt được mục tiêu, thì
không chỉ có kế họach, tổ chức thực hiện kế họach, mà còn phải có nguồn lực như con
người, kinh phí, cơ sở vật chất, thời gian …. Nội dung hình thức cũng như quy mô
họat động, tất cả là yếu tố quyết định, cho sự thành công hay thất bại của họat động
giáo dục ngòai giờ lên lớp.
Như vậy họat động giáo dục ngòai giờ lên lớp, là một hoạt động giáo dục ngòai
giờ dạy học chính thức. Nhưng đây là một họat động mang tính giáo dục cao, quyết
định đến việc hình thành và phát triển cách cho học sinh, vì những họat động đều gắn
với những chủ điểm trong năm, đều mang tính giáo dục nhân văn sâu sắc. Nên góp
phần rất lớn vào mục tiêu giáo dục và đào tạo là : “ Dạy chữ - dạy người”.
Họat động giáo dục ngòai giờ lên lớp, ở Trường THCS Tây Yên A, năm học
2009-2010 cũng được lãnh đạo nhà trường vạch ra kế họach cụ thể, rõ ràng, mang
tính khả thi cao, được Ban chỉ đạo họat động, chỉ đạo, kiểm tra, đáng giá.
Bản thân là Hiệu trưởng, kiêm Trưởng Ban chỉ đạo họat động giáo dục ngòai
giờ lên lớp, nên tôi đã có kế họach chỉ đạo, họat động này một cách sâu sát, như phân
công nhiệm vụ rõ ràng cho các thành viên là Tiểu ban của họat động, từ đó mà trong
quá trình tổ chức thực hiện luôn được thuận lợi ;
Ngòai ra tôi còn phối kết hợp, khai thác một cách triệt để, đối với Tổng phụ
trách, để nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục của Trường năm 2009-2010 là : “Vừa
học- vừa chơi”. Tạo được bầu không khí tâm lý vui tươi, lành mạnh, kích thích cho
học sinh tham gia học tập ngày một tốt hơn .
Để chuẩn bị cho năm học 2009-2010, Nhà trường đã tiến hành họp Hội đồng
giáo dục vào ngày 20 tháng 08 năm 2009, để thông qua dự thảo cho các qui chế, nội
qui, kế họach năm học, trong đó có kế họach tổ chức họat động giáo dục ngòai giờ lên
lớp, để tập thể góp ý.
Tiếp đến vào ngày 15 tháng 09 năm 2009, tiến hành Hội nghị Viên chức năm
học 2009-2010, thông qua các qui chế và kế họach; Đồng thời được sự thống nhất của
tập thể, nhà trường tiến hành ra Nghị Quyết năm học 2009-2010.
Căn cứ vào Nghị Quyết của năm học 2009-2010, xây dựng kế họach của Ban
chỉ đạo họat động giáo dục ngòai giờ lên lớp, nhà trường tiến hành tổ chức các họat
động giáo dục ngòai giờ lên lớp như sau:
* Tổ chức văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11
* Tổ chức cho học sinh cấm trại tập trung kỉ niệm ngày 22/12.
* Tổ chức họat động ngòai giờ lên lớp với chủ đề : “ Tiếp bước măng non” Để
mừng Đảng mừng xuân vào đêm 03/02/2009
Người thực hiện : Huỳnh Văn Vững
7
Đề tài : Hiệu Trưởng quản lý họat động giáo dục ngòai giờ lên lớp ở Trường THCS Tây Yên A
* Thực hiện Nghị Định 32/2007 của chính phủ ngày 26 tháng 06 năm 2007 về
một số biện pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông.
Nhà trường tổ chức họat động giáo dục ngòai giờ lên lớp tòan trường với đề : “ An
tòan giao thông” vào ngày 28 tháng 02 năm 2010.
Thông qua việc tổ chức họat động giáo dục ngòai giờ lên lớp, thì bản thân tôi
cũng nhận thấy, việc tổ chức các họat động này cũng có những điểm mạnh và điểm
yếy như sau:
Điểm Mạnh :
1. Công tác xây dựng kế họach họat động giáo dục ngòai giờ lên lớp của
người Hiệu Trưởng :
Bản thân tôi là Hiệu Trưởng kiêm Trưởng Ban chỉ đạo, họat động giáo dục
ngòai giờ lên lớp, nên việc xây dựng kế họach cho các họat động, đều hết sức quan
tâm đến tính khả thi của kế họach; Muốn thực hiện được đều này, thì mỗi chủ đề, chủ
điểm, trong kế họach, đều được thông qua Ban chỉ đạo, để các Tiểu ban thảo luận góp
ý, sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị .Đây cũng là việc thực dân chủ ở
cơ sở, đồng thời cũng là huy động sức mạnh tổng hợp, để khi ra thực hiện gặp được
nhiều thuận lợi.
Mặt khác khi Tôi xây dựng kế họach cho các họat động, đều chú ý đến kết quả
của các năm học trước, lấy những bài học kinh nghiệm của họat động các năm học
trước, làm cơ sở cho việc xây kế họach năm học này. Từ đó mà hiệu quả của việc xây
dựng kế họat động mang lại luôn đạt cao.
Hơn nữa khi xây dựng kế họat động, Tôi thường chú ý, lồng ghép vào các họat
động trong giờ học chính, như chào cờ, sinh họat lớp. Nên kế họach mang tính đa
dạng , phong phú, sinh động hơn, góp phần vào tính khả thi của kế họach họat động.
2. Công tác tổ chức thực hiện kế họach họat động ngòai giờ lên lớp của
người Hiệu Trưởng .
Trong quá trình tổ chức thực hiện kế họach, thì Ban chỉ đạo có một vai trò hết
sức quan trọng, quyết định sự thành công hay thất bại khi tổ chức thực hiện; Nên Ban
chỉ đạo cần phải cơ cấu hợp lí, như ban giám hiệu phải là Trưởng Ban để lãnh đạo
tòan diện, sau đó Tổng phụ trách đội cũng được cơ cấu phó Ban, để khi tập hợp học
sinh, mang tính nề nếp cao, ngòai ra các thành viên phải là: Bí thư chi đòan,Chủ tịch
công đòan, Tổ trưởng chuyên môn, Ban đại diện cha mẹ học sinh, chủ tịch hội khuyến
học, giáo viên chủ nhiệm các khối lớp,
Ban chỉ đạo họat động với tinh thần trách nhiệm cao, tất cả vì mục tiêu giáo dục
là : “ Dạy chữ - Dạy người”. Nên khi chỉ đạo tổ chức thực hiện, cần chú ý đến các
môn dạy học chính thức như: Giáo dục công dân, Ngữ văn, Lịch sử địa phương, cần
mời các nhân chứng lịch sử của địa phương, nhằm giúp cho học sinh hiểu và yêu mến
đất nước, con người Việt Nam nói chung, Tây Yên A – An Biên – Kiên Giang nói
riêng.
Người thực hiện : Huỳnh Văn Vững
8
Đề tài : Hiệu Trưởng quản lý họat động giáo dục ngòai giờ lên lớp ở Trường THCS Tây Yên A
Hàng tháng đều tổ chức họp giao ban Liên tịch định kỳ vào ngày 28 của tháng,
để trao đổi, chia sẽ, rút kinh nghiệm, cho kế họach tháng tiếp theo; Đặc biệt chú ý đến
các lớp tổ chức họat động chưa tốt, để có kế họach bồi dưỡng.
Hàng tuần Ban chỉ đạo lên kế họach ngọai giao với các tổ chức ngòai xã hội,
như Hội khuyến học, Ban đại diện cha mẹ học sinh, Trung tâm học tập cộng đồng,
những nhà hảo tâm; Nhằm tranh thủ sự trợ về kinh phí ,cho Ban chỉ đạo họat động
giáo dục ngòai giờ lên lớp, được tổ chức liên tục.
Thực hiện công tác thi đua khen thưởng, theo Luật giáo dục và Điều lệ Trường
phổ thông, cùng với Nghị Định 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 04 Năm 2006 quy
định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiên nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên
chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
Nên Hiệu Trưởng phải xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, trong đó dành một
phần kinh phí đáng kể, phục vụ cho họat động giáo dục ngòai giờ lên lớp, mà cần chú
ý đến công tác thi đua khen thưởng cho công tác này; Nhằm động viên kích lệ, cho cá
nhân, tập thể có thành tích xuất sắc. Từ đó tạo động lực, để công tác tổ chức thực hiện
kế họach, họat động giáo dục ngòai giờ lên lớp, đạt tốt nhất mục tiêu đề ra.
3. Công tác chỉ đạo thực hiện kế họach giáo dục ngòai giờ lên lớp của
người Hiệu Trưởng.
Bản thân Tôi là Hiệu Trưởng kiêm Trưởng Ban chỉ đạo, họat động giáo dục
ngòai giờ lên lớp, nên tôi chỉ đạo cho Phó Ban chỉ đạo là Tổng phụ trách, phối hợp
với giáo viên chủ nhiệm, rèn luyện và tập huấn kỹ năng cho học sinh, về cách tổ chức
họat động tập thể.
Ngòai ra Tôi còn chỉ đạo cho tổ trưởng chuyên môn, trong các lần sinh họat
chuyên môn, cần lồng ghép họat động giáo dục ngòai giờ lên lớp, vào các kỳ sinh
họat; Nhằm giúp cho giáo viên bộ môn, nâng cao chất lượng dạy và học ở bộ môn
mình phụ trách, bằng cách liên hệ thực tế, để giáo dục nhân cách cho học sinh.
Bên cạnh đó thì Hiệu Trưởng, cần chỉ đạo cụ thể cho bộ phận, thư viện – thiết
bị, có kế họach phục vụ tốt việc giáo dục ngòai giờ lên lớp, như sách, báo, trang ảnh,
loa máy… Đây là những bộ phận có vai trò trọng yếu, phục vụ đắc lực cho họat động
này.
Hiệu Trưởng chỉ đạo công tác này một cách nhất quán, công tác chỉ đạo phải
sát với kế họach, cũng cần phải có những chế tài nhất định, để việc thi đua khen
thưởng, được thực hiện một cách thuận lợi.
4. Công tác kiểm tra, đáng giá các họat động giáo dục ngòai giờ lên lớp của
người Hiệu Trưởng.
Trong bất kỳ họat động giáo dục nào, từ việc xây dựng kế họach, tổ chức thực
hiện kế họach, và công tác chỉ đạo để thực hiện; Thì vấn đề kiểm tra, đáng giá các kế
họach đó, luôn là nhiệm vụ cần thiết.
Người thực hiện : Huỳnh Văn Vững
9
Đề tài : Hiệu Trưởng quản lý họat động giáo dục ngòai giờ lên lớp ở Trường THCS Tây Yên A
Nên họat động giáo dục ngòai giờ lên lớp, cũng phải được kiểm tra, đáng giá,
để nhận định về tính hiệu quả của nó; Đồng thời qua đây mà rút ra những bài học quý
báu, làm nền tản vững chắc cho những kế họach sau này.
Với việc kiểm tra, đánh giá họat động giáo dục ngòai giờ lên lớp; Nhà quản lý
có thể kiểm sóat được việc dạy và học của giáo viên – học sinh, chất lượng của các
giờ dạy học chính thức; Vì khi họat động giáo dục ngòai giờ lên lớp không hiệu quả,
là có một phần việc cung cấp kiến thức ở các tiết dạy học chính thức.
Từ đó Hiệu Trưởng có kế họach điều chỉnh nghiệp vụ quản lí của mình, nhất là
công tác chuyên môn, như tăng cường việc dự giờ, thao giảng của giáo viên, để chia
sẽ kinh nghiệm lẫn nhau . Xuất phát từ đây làm cơ sở cho việc đánh xếp lọai viên
chức hàng năm, hỗ trợ cho công tác thi đua khen thưởng của đơn vị.
Như vậy chúng ta có thể nhận định rằng, trong quá trình giáo dục tòan diện cho
học sinh, bằng việc : “ Dạy chữ- dạy người”. Thì họat động giáo dục ngòai giờ lên
lớp, là một họat động không thể thiếu trong môi trường giáo dục; Mà còn là một họat
động góp phần tích cực, vào quá trình hình thành nhân cách cho học sinh.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, có những thuận lợi ( Điểm mạnh), thì
cũng còn những yếu kém hạn chế nhất định ( Điểm Yếu) như sau :
Điểm yếu :
1. Công tác xây dựng kế họach họat động giáo dục ngòai giờ lên lớp của người
Hiệu Trưởng.
Mặt dù các kế họach đều được Ban chỉ đạo, họat động giáo dục ngòai giờ lên
lớp thảo luận, song đôi lúc hiệu quả mang không cao, vì yếu tố thời gian hạn chế, nội
dung kế họach đôi khi chưa phù hợp, với đối tượng học sinh của đơn vị mình.
Cơ sở vật chất cũng là nguyên nhân rất lớn, trong khi thực hiện kế họach họat
động này;
Viêc bồi dưỡng giáo viên, chưa mang tính lâu dài, kinh phí cho bồi dưỡng giáo
viên còn hạn chế.
2.Công tác tổ chức thực hiện kế họach họat động giáo dục ngòai giờ lên lớp của
Hiệu Trưởng.
Trong quá trình tổ chức thực hiện kế họach, cũng gặp không ít khó khăn, như
một bộ phận giáo viên chưa tham gia tích cực; Đặc biệt là giáo viên có năng khiếu
hạn chế, học sinh vùng sâu chưa mạnh dạng, trong việc họat động phong trào.
Công tác xã hội hóa giáo dục, chưa thật sự đi vào chiều sâu; Từ đó chưa huy
động được lực lượng tổng hợp, phục vụ cho công tác tổ chức thực hiện kế họach họat
động giáo dục ngòai giờ lên lớp.
3. Công tác chỉ đạo thực hiện kế họach họat động giáo dục ngòai giờ lên lớp của
người Hiệu Trưởng.
Người thực hiện : Huỳnh Văn Vững
10
Đề tài : Hiệu Trưởng quản lý họat động giáo dục ngòai giờ lên lớp ở Trường THCS Tây Yên A
Mặt dù Hiệu Trưởng cùng với Ban chỉ đạo, họat động giáo dục ngòai giờ lên
lớp, đã chỉ đạo cho các Tiểu Ban và giáo viên thực hiện một cách sâu sát; Tuy nhiên
công tác chỉ đạo cũng còn những hạn chế yếu kém.
Phần lớn là các lực lượng trong và ngòai nhà trường, họat động chưa mang tính
đồng bộ, chưa linh họat, thiếu kinh nghiệm trong tổ chức họat động.
4. Công tác kiểm tra, đánh giá họat động giáo dục ngòai giờ lên lớp của người
Hiệu Trưởng.
Trong quá trình tổ chức thực hiện họat động, đều có kiểm tra, đáng giá rút kinh
nghiệm; Song việc xây dựng tiêu trí đánh giá cho họat động, chưa rõ ràng, cụ thể.
Các thành viên trong Ban chỉ đạo chưa được tham gia bồi dưỡng, nên trong quá
trình kiểm tra, đánh giá chưa đồng nhất về quan điểm.
Khi thực hiện kiểm tra, đánh giá chủ yếu dựa vào mục tiêu của kế họach, mà
chưa quan tâm khai thác ở phần nội dung của kế họach.
5. Nguyên nhân thành công và hạn chế của Hiệu Trưởng trong việc quản lý họat
động giáo dục ngòai giờ lên lớp.
a. Nguyên nhân thành công.
Quá trình thực hiện họat động giáo dục ngòai giờ lên lớp, của Trường THCS
Tây Yên A, đạt được kết quả khá kích lệ, là do sự phối hợp chặt chẽ giữa Lãnh đạo
nhà trường và Ban chỉ đạo Họat động; Cùng với các tổ chức trong -ngòai nhà trường,
đã tạo được sức mạnh tổng hợp cho họat động này.
Sự nhiệt tình của đội ngũ giáo viên trẽ, sự hiếu kỳ, năng động của học sinh,
cũng góp phần to lớn vào thành công, của họat động giáo dục ngòai giờ lên lớp của
đơn vị.
Phong trào Đòan, Đội, trong nhà trường cũng đã trở thành món ăn tinh thần,
không thể thiếu cho họat động giáo dục này.
Hơn bao giờ hết, qua họat động giáo dục ngòai giờ lên lớp, đã vấy lên phong
trào dạy học một cách mạnh mẽ, tạo ra môi trường giáo dục : “ Vừa học –vừa chơi”.
Từ đó mà cũng cố vị thế của nhà trường, đối với xã hội thông qua họat động giáo dục
ngòai giờ lên lớp.
b. Nguyên nhân hạn chế.
Cơ sở vật chất chưa đảm bảo tốt, cho họat động giáo dục ngòai giờ lên lớp,
kinh phí cho tổ họat động này cũng gắp rất nhiều khó khăn.
Công tác xã hội hóa giáo dục, phục vụ cho họat động giáo dục ngòai giờ lên lớp
chưa cao, một số giáo viên chưa nhiệt huyết cho họat động này.
Ban chỉ đạo họat động giáo dục ngòai giờ lên lớp, xây dựng và tổ kế họach
mang tính điều hành chung, chưa tận dụng sự sáng tạo của học sinh.
6. Đánh giá chung.
Nhìn chung họat động giáo dục ngòai giờ lên lớp, của Trường THCS Tây Yên
A - An Biên - Kiên Giang, trong năm học 2009-2010, đã đạt được kết quả khá khích
lệ, cơ bản đã thực hiện mục tiêu kế họach, của họat động này. Góp phần tích vào mục
Người thực hiện : Huỳnh Văn Vững
11
Đề tài : Hiệu Trưởng quản lý họat động giáo dục ngòai giờ lên lớp ở Trường THCS Tây Yên A
tiêu giáo dục chung là : “Dạy chữ- Dạy người”, làm chuyển biến mạnh mẽ về nhận
thức của giáo viên và học sinh, về họat động của giáo dục ngòai giờ lên lớp.
Bước đầu đã khắc phục được, vấn đề suy thóai đạo đức của học sinh, bởi môi
trường giáo dục được thể hiện đa dạng và phong phú, trong quá trình giáo dục hình
thành nhân cách cho học sinh, phát triển tòan diện, hướng tới: “ Chân – Thiện – Mĩ”.
IV. MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HỌAT ĐỘNG GIÁO DỤC NGÒAI GIỜ
LÊN LỚP.
1/ Cơ sở xây dựng biện pháp.
Chỉ thị của Bộ Trưởng bộ giáo dục và đào tạo về kế họach nhiệm vụ năm học
2009-2010
Các văn bản hướng dẫn của Sở giáo dục và đào tạo Kiên Giang, Phòng giáo
dục và đào tạo An Biên về kế họach nhiệm vụ năm học 2009-2010
Kế họach giáo dục và đào tạo của Trường THCS Tây Yên A, năm học 2009-
2010
Kế họach và thực trạng Trường THCS Tây Yên A, Về họat động giáo dục
ngòai giờ lên lớp năm học 2000-2010.
2/ Một số biện pháp cụ thể
Xuất phát từ thực trạng quản lý tổ chức họat động giáo dục ngòai giờ lên lớp,
tại trường THCS Tây Yên A, năm học 2009-2010; Thông qua việc phân tích thực
trạng, về điểm mạnh, điểm yếu, khi thực hiện họat giáo dục ngòai giờ lên lớp, đối
chiếu từ lý luận với thực tiễn; Bản thân tôi xin được đề ra một số biện pháp, nhằm
nâng cao hiệu quả họat động giáo dục này.
Một là :Công tác lập kế họach :
Hiệu Trưởng cùng với Ban chỉ đạo họat động giáo dục ngòai giờ lên lớp, cần
thông qua dự thảo về kế họach họat động này, đến từng cán bộ giáo viên, trong ngày
hội nghị viên chức vào đầu năm học. Để cho đội ngũ cán bộ giáo viên đóng góp ý
kiến cùng nhau xây dựng kế họach, sao cho mang tính khả thi cao.
Ban chỉ đạo cần có kế họach phân công trách nhiệm, rõ ràng cho các thành viên
Tiểu ban, trong việc xây dựng kế họach họat động giáo dục ngòai giờ lên lớp.
Hai là : Công tác tổ chức thực hiện kế họach :
Cần xây dựng các tiêu chí thi đua khen thưởng, cho họat động giáo dục ngòai
giờ lên lớp, để kích thích các đối tượng tham gia mộc cách tự giác, tự nguyện, mang
lại hiệu quả khá cao khi thực hiện kế họach họat động giáo dục này.
Khi tổ chức thực hiện cần linh họat các họat động, phong phú và đa dạng các
lọai hình họat động.
Ba là :Công tác chỉ đạo thực hiện kế họach:
Hiệu trưởng phối hợp chặt chẽ với Ban chỉ đạo, họat động giáo dục ngòai giờ
lên lớp, các tổ chức trong và ngòai nhà trường; Để lựa chọn thời gian cho họat động
hợp lý.
Người thực hiện : Huỳnh Văn Vững
12
Đề tài : Hiệu Trưởng quản lý họat động giáo dục ngòai giờ lên lớp ở Trường THCS Tây Yên A
Trong việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ của Trường, cần dành một phần
kinh phí nhất định cho họat động này, đồng thời tranh thủ sự hổ trợ của các nguồi lực
bên ngòai, thông qua ngọai giao.
Chọn một số giáo viên có năng khiếu để bồi dưỡng thêm, về kỹ năng tổ chức,
tạo nguồn cho những năm tiếp theo, phục vụ họat động này.
Bốn là :Công tác Kiểm tra, đánh giá thực hiện kế họach:
Trong quá trình thực hiện cần phải giám sát, kiểm tra, đáng giá, để rút kinh
nghiệm.
Khi kiểm tra, đánh giá phải xây dựng được các tiêu chí, rõ ràng cho công tác
này.
D.PHẦN KẾT LUẬN
1/ Kết luận chung:
Từ phân tích thực trạng của Trường THCS Tây Yên A năm học 2009-2010, tôi
nhận thấy công tác quản lý họat động giáo dục ngòai giờ lên lớp của người Hiệu
Trưởng, cần thực hiện như sau :
* Mặt dù có kế họach cho họat động giáo dục ngòai giờ lên lớp, song nội dung
chưa thật sự phong phú.
* Công tác tổ chức thực hiện, tuy có phân công nhiệm vụ cho từng thành viên,
nhưng chưa mang tính đồng bộ nhiều, rộng khắp.
* Những thành tích đạt được là khá đáng kể, như giảm được việc suy thóai đạo cho
học sinh, nhưng thành tích chỉ dừng lại ở cá nhận xuất sắc.
* Có kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm, song việc tư vấn thúc đẩy cho họat động
này cũng còn hạn chế.
* Công tác xã hội hóa giáo dục cho họat động, giáo dục ngòai giờ lên lớp tuy có
thực hiện, nhưng hiệu quả mang lại chưa cao.
* Kinh phí phục vụ cho họat động giáo dục này, chưa đáp ứng với nhu cầu thực tế.
Nhìn chung việc họat động giáo dục ngòai giờ lên lớp, ở Trường THCS Tây
Yên A, năm học 2009-2010, cũng có những điểm mạnh đáng kể, là hạn chế được tình
trạng suy thóai đạo của học sinh. Ban chỉ đạo họat động này, cần sáng tạo, tìm tòi, cải
tiến hơn nữa, để họat động giáo dục này, thật sự đi vào chiều sâu của mục tiêu giáo
dục là : “ Dạy chữ- dạy người”.
2/ Bài học kinh nghiệm :
Nhằm từng bước thực hiện quản lý họat động giáo dục ngòai giờ lên lớp; Hiệu
Trưởng cần xem họat động giáo dục này, là nhiệm vụ trọng tâm không thể thiếu trong
nhà trường.
Quán triệt mục tiêu, kế họach của họat động này, thông qua việc triển khai,
thảo luận, mạn đàm…
Nội dung của họat động giáo dục này, phải đa dạng, thiết thực, hình thức tổ
chức phải linh họat, phù hợp với địều kiện cụ thể tại đơn vị.
Người thực hiện : Huỳnh Văn Vững
13
Đề tài : Hiệu Trưởng quản lý họat động giáo dục ngòai giờ lên lớp ở Trường THCS Tây Yên A
Truyên truyền sâu rộng họat động này, cho các tổ chức trong nhà trường và
ngòai nhà trường.
Khen thưởng kịp thời cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc, đồng thời Hiệu
Trưởng có kế họach bồi dưỡng, tư vấn thúc đẩy, cho những giáo viên có kỹ năng, tổ
chức họat động giáo dục này gặp khó khăn.
3/ Những đề xuất kiến nghị :
Lãnh đạo Phòng giáo dục và đào tạo An Biên,Quan tâm hơn nữa về tình hình
dạy học ở các Trường THCS trên địa bàn, chú trọng đến việc họat động giáo dục
ngòai giờ lên lớp; Từ đó trang bị thêm cơ sở vật chất, nhất là thiết bị dạy học phục vụ
cho họat động giáo dục này.
Tham mưu với Ủy ban nhân dân Huyện An Biên – Kiên Giang, về kinh phí bồi
dưỡng kỹ năng tổ chức họat động này cho giáo viên, hổ trợ kinh phí cho việc tham
quan du lịch học tập, cho giáo viên- học sinh.
Cần xây dựng tiêu chí kiểm tra, đánh giá chung, cho hoạt động giáo dục ngòai
giờ lên lớp cho tòan huyện.
Tóm lại : Họat động giáo dục ngoài giờ lên lớp, có tính quyết định đến chất
lượng giáo dục, thực hiện được mục tiêu giáo dục là : “ Dạy chữ- Dạy người”.
Bản thân là Hiệu Trưởng, tôi đã nhận thấy những điểm mạnh, điểm yếu của
đơn vị mình. Nên mạnh dạn đề xuất những kiến nghị nhỏ của mình; Hy vọng là sẽ
góp một phần nhỏ vào sự nghiệp giáo dục của Huyện nhà .
Do khả năng của bản thân và thời gian có hạn, nên đề tài này sẽ còn nhiều thiếu
sót. Kính mong được sự góp ý, trao đổi, chỉ bảo, chia sẽ của quý thầy cô.
Chân thành cảm ơn !
Người thực hiện
Hùynh Văn Vững
Nhận Xét của Hội Đồng :
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Người thực hiện : Huỳnh Văn Vững
14
Đề tài : Hiệu Trưởng quản lý họat động giáo dục ngòai giờ lên lớp ở Trường THCS Tây Yên A
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Người thực hiện : Huỳnh Văn Vững
15
Đề tài : Hiệu Trưởng quản lý họat động giáo dục ngòai giờ lên lớp ở Trường THCS Tây Yên A
Người thực hiện : Huỳnh Văn Vững
16
Đề tài : Hiệu Trưởng quản lý họat động giáo dục ngòai giờ lên lớp ở Trường THCS Tây Yên A
Người thực hiện : Huỳnh Văn Vững
17