Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Quy Trình An Toàn Trong Chụp Ảnh Phóng Xạ Công Nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (362.59 KB, 24 trang )

ASNT - Corporate partner
QUI TRÌNH AN TOÀN CHỤP ẢNH
Tài liệu số : TTA/NDT/RT/SF-01
Hiệu đính : 1
Ngày ban hành : 01/01/2008
Trang : 1 of 24
QUI TRÌNH AN TOÀN TRONG CHỤP
ẢNH PHÓNG XẠ CÔNG NGHIỆP
1 01/01/2008
Để phê
duyệt
0 10/01/2006
Để phê
duyệt
T.A.KHANH T.M. TIEN N.V.CHINH
Soạn Thảo Xem Xét Phê Duyệt
Hiệu
đính
Ngày Mô tả
T.T.Asia
Tài liệu số: TTA/NDT/RT/SF-01 Tham chiếu Qui trình
23 trang bao gồm cả bìa TTA/NDT/RT/01
ASNT - Corporate partner
QUI TRÌNH AN TOÀN CHỤP ẢNH
Tài liệu số : TTA/NDT/RT/SF-01
Hiệu đính : 1
Ngày ban hành : 01/01/2008
Trang : 2 of 24
NỘI DUNG
MỤC NỘI DUNG TRANG
QUAN ĐIỂM VÀ CAM KẾT VỀ AN TOÀN


2
CHÍNH SÁCH AN TOÀN
3
KHUYẾN CÁO
4
1.0
GIỚI THIỆU
5
2.0
PHẠM VI
5
3.0
MỤC ĐÍCH
5
4.0
THAM KHẢO
5
5.0
NHỮNG ĐỊNH NGHĨA
6
6.0
QUẢN LÝ
6
7.0
NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG
8
8.0
THIẾT BỊ
9
9.0

PHƯƠNG THỨC LÀM VIỆC
9
10.0
LÀM VIỆC
11
11.0
VẬN CHUYỂN
15
12.0
XỬ LÝ TÌNH HUỐNG KHẦN CẤP
16
MẪU 1
21
MẪU 2
22
MẪU 3
23
MẪU 4
24
ASNT - Corporate partner
QUI TRÌNH AN TOÀN CHỤP ẢNH
Tài liệu số : TTA/NDT/RT/SF-01
Hiệu đính : 1
Ngày ban hành : 01/01/2008
Trang : 3 of 24
QUAN ĐIỂM VỀ AN TOÀN VÀ LỜI CAM KẾT
Thông qua những kinh nghiệm gặt hái được trong lónh vực NDT suốt thời gian dài,
T.T.A xác đònh sự quan trọng của vấn đề an toàn cho nhân sự và môi trường luôn giữ
một vò trí quan trọng hàng đầu, đặc biệt là phóng xạ công nghiệp trong hoạt động tác
nghiệp của công ty.

Bất kỳ dự án nào nơi ma T.T.A cung cấp dòch vụ NDT, chúng tôi yêu cầu từ khách
hàng rất chi tiết tất cả các qui trình an toàn liên quan tới hoạt động của chúng tôi.
Chính điều này cho phép cho phép Ban lãnh đạo đào tạo nhân viên và củng cố nền
tảng những nguyên tắc cơ bản về an toàn trong hoạt động tác nghiệp.
Mọi nhân viên làm việc cho T.T.A đều được đào tạo nội bộ trước khi bắt đầu công
việc và tiếp tục được đào tạo như là một phần trong triết lý cải tiến liên tục của
công ty.

Cam kết của Ban lãnh đạo T.T.A Việt Nam
Trong mọi trường hợp cho mọi hành động
Kèm theo dưới đây là một ví dụ trong hướng dẫn chất lượng ở một Bảng An Toàn
trong bất kỳ một công trường nào mà T.T.A được cung cấp dòch vụ NDT.
AN TỒN LÀ TRÊN HẾT
ASNT - Corporate partner
QUI TRÌNH AN TOÀN CHỤP ẢNH
Tài liệu số : TTA/NDT/RT/SF-01
Hiệu đính : 1
Ngày ban hành : 01/01/2008
Trang : 4 of 24
Chính sách An toàn
LUÔN SUY NGHĨ VỀ AN TOÀN
HÃY AN TOÀN ĐỂ ĐỪNG HỐI
TIẾC !
ĐỪNG TRỞ VỀ NHÀVỚI TAI NẠN
ASNT - Corporate partner
QUI TRÌNH AN TOÀN CHỤP ẢNH
Tài liệu số : TTA/NDT/RT/SF-01
Hiệu đính : 1
Ngày ban hành : 01/01/2008
Trang : 5 of 24

KHUYẾN CÁO
- MỌI NGƯỜI LÀM VIỆC CHO T.T.A PHẢI
LUÔN GHI NHỚ RẰNG SỰ AN TOÀN CỦA
CÁC CÁ NHÂN , ĐỒNG NGHIỆP VÀ MỌI
NGƯỜI PHẢI ĐƯC TUÂN THỦ Ở VỊ TRÍ ƯU
TIÊN HÀNG ĐẦU. CHÚNG TÔI PHẢI ĐẢM
BẢO SỰ AN TOÀN CHO CHÍNH CHÚNG TÔI
TẠI NƠI LÀM VIỆC.
- SAU MỖI LẦN CHỤP ẢNH PHÓNG XẠ, NHÓM
TRƯỞNG SẼ KIỂM TRA VỚI MỘT MÁY PHÁT
TÍN HIỆU VÀ MÁY ĐO LIỀU BỨC XẠ RẰNG
NGUỒN ĐÃ VỀ VỊ TRÍ CŨ TRONG BUỒNG
CHỨA NGUỒN.
- QUI TRÌNH ĐƠN GIẢN NÀY SẼ NGĂN CHẶN
BẤT KỲ TÌNH TRẠNG NGUY HIỂM NÀO VỚI
MỘT NGUỒN PHÓNG XẠ.
ASNT - Corporate partner
QUI TRÌNH AN TOÀN CHỤP ẢNH
Tài liệu số : TTA/NDT/RT/SF-01
Hiệu đính : 1
Ngày ban hành : 01/01/2008
Trang : 6 of 24
1.0 GIỚI THIỆU
Qui trình này chỉ ra các công việc được tiến hành thực tiễn để đảm bảo tránh được sự chiếu xạ
không mong muốn vào con người và mọi sự chiếu xạ được giữ ở mức thấp nhất có thể.
2.0 PHẠM VI
Qui trình này áp dụng cho tất cả mọi công việc chụp ảnh phóng xạ thực hiện bởi Công ty T.T.A
cho các dự án NDT mà Công ty thực hiện.
3.0 MỤC ĐÍCH
Tài liệu này được soạn thảo cho việc thực hiện những hoạt động an toàn theo yêu cầu Qui

phạm An toàn bức xạ Việt Nam và dựa trên những nguyên tắc cơ bản của An toàn bức xạ Quốc
tế.
Qui trình này ứng dụng cho cả việc bảo vệ con người tại nơi làm việc và ngăn chặn sự ảnh
hưởng tới sức khoẻ và an toàn của cộng đồng mà chúng có thể phát ra từ hoạt động chụp ảnh
phóng xạ.
Người sử dụng lao động phải đảm bảo an toàn cho nhân viên trong công việc bằng cách duy trì
kế hoạch an toàn, hệ thống an toàn trong lao động và những tiêu chí về an toàn cũng như bởi
những hướng dẫn đào tạo và sự giám sát phù hợp. Mục tiêu là các nhà quản lý sẽ nhìn vào
những hoạt động tác nghiệp như là một thể thống nhất cả về an toàn của nhân viên cũng như an
toàn của cộng đồng và phải đảm bảo rằng không có một hậu quả nào xảy ra bởi những hoạt
động này.
Mọi nhân viên có nhiệm vụ cần phải quan tâm đúng mức để tránh sự tổn hại đối với họ và với
những người khác bởi công việc của họ và hợp tác với người sử dụng lao động tương ứng với
những yêu cầu luật đònh.
Hệ thống công việc được mô tả trong tài liệu này giúp cho T.T.A và những nhân viên của Công
ty thực hiện đầy đủ những yêu cầu luật đònh liên quan tới công việc sử dụng bức xạ ion hoá.
Tuy vậy, mặc dù có nhiều phần trong tài liệu này liên quan mật thiết tới những yêu cầu luật
đònh, nó vẫn không được coi như là để diễn giải cho những yêu cầu này.
4.0 THAM KHẢO
4.1 Pháp lệnh An toàn và kiểm soát bức xạ. Số 50 L/CTN ngày 3/7/1996 Nghò đònh số
50/1998/NĐ – CP ngày 16/7/.
4.2 Qui phạm an toàn bức xạ ion hoá. TCVN4397-87.
4.3 Hướng dẫn vận chuyển an toàn chất phóng xạ.
4.4 Tiêu chuẩn Liên bang cho nhiệm vụ bảo đảm an toàn bức xạ. 10 CFR, 10 CRF20, 10
CFR21, 10 CFRa 30, 10 CFR34.
4.5 Qui đònh an toàn của chủ đầu tư.
4.6 Qui đònh an toàn của nhà thầu.
4.7 Sổ tay an toàn công việc thực hành bức xạ – Cơ quan Nguyên tử năng Quôc tế.
4.8 Tiêu chuẩn ISO 3999, ISO 1677 của Tổ chức tiêu chuẩn Quốc tế ISO.
ASNT - Corporate partner

QUI TRÌNH AN TOÀN CHỤP ẢNH
Tài liệu số : TTA/NDT/RT/SF-01
Hiệu đính : 1
Ngày ban hành : 01/01/2008
Trang : 7 of 24
4.9 Sổ tay hướng dẫn của Nhà sản xuất.
5.0 CÁC ĐỊNH NGHĨA
Tham chiếu TCVN 439787 (Hướng dẫn an toàn bức xạ ion hoá, Tiêu chuẩn Việt Nam).
5.1 Hiện trường cô lập hoàn toàn
Một sự thiết lập được sử dụng đặc biệt cho chụp ảnh phóng xạ Công nghiệp, trong đó
vùng bức xạ được cô lập hoàn toàn bởi sự che chắn bao gồm các tường chắn, sàn và
trần, và trong đó không có người được phép ở bên trong khi chiếu chụp.
5.2 Hiện trường cô lập một phần
Một công trường chụp ảnh phóng xạ mà trong đó tất cả các vật bò chiếu chụp trực
tiếp được ở trong hoàn toàn một khối cố đònh và được che chắn bởi những bức tường
có chiều cao thấp nhất là 2.1m nhưng phần trên bò hở ra cho phép di chuyển vật được
chiếu chụp phóng xạ vào ra và trong đó không có ai được phép ở bên trong khi chiếu
chụp.
5.3 Hiện trường mở
Một công trường chụp ảnh phóng xạ mà trong đó, do yêu cầu hoạt động của công
việc, không thể có sự che chắn đầy đủ, nên hệ thống dây giăng có dấu hiệu rõ ràng
cần được thiết lập và kiểm soát chặt chẽ của sự ra/vào và hoạt động trong đó. Đây là
dạng thường gặp trong hoạt động chụp ảnh phóng xạ của T.T.A.
6.0 QUẢN LÝ AN TOÀN
6.1 Tổ chức và trách nhiệm cho công việc An Toàn Bức Xạ
Cá nhân có liên quan tới công việc chụp ảnh phóng xa công nghiệp được đề cập dưới
đây:
 Giám đốc quản lý về NDT:
- Phê chuẩn và công bố qui trình an toàn hoặc sửa đổi.
- Cung cấp các thiết bò và tạo điều kiện đảm bảo về an toàn.

- Chỉ đònh nhân sự và xác đònh trách nhiệm/quyền hạn của họ.
 Quản lý dự án:
- Chuẩn bò về qui trình an toàn.
- Yêu cầu sửa đổi khi cần thiết.
- Đảm bảo mức độ giám sát thích hợp tại công trường.
 Quản lý / đảm bảo chất lượng (QA/QC)và Quản lý An toàn
Thông báo với nhân viên về sự nguy hiểm khi làm việc với nguồn bức xạ.
- Đào tạo và cung cấp thông tin về an toàn cho mọi nhân viên.
- Kiểm tra các yêu cầu an toàn có đạt được hay không.
 Người cố vấn về an toàn bức xạ (RPA)
ASNT - Corporate partner
QUI TRÌNH AN TOÀN CHỤP ẢNH
Tài liệu số : TTA/NDT/RT/SF-01
Hiệu đính : 1
Ngày ban hành : 01/01/2008
Trang : 8 of 24
Được Công ty bổ nhiệm để đưa ra những phần tư vấn cần thiết và sự tuân thủ các
thực tiễn hiệu quả nhất trong công nghiệp liên quan đến những qui tắc của ngành
phóng xạ. Tư vấn an toàn có trách nhiệm đảm bảo với mọi khía cạnh về an toàn bức
xạ, những qui đònh của pháp luật và những yêu cầu thực tiễn được đưa vào các Qui
trình tác nghiệp chuẩn của T.T.A và phải được tuân thủ hoàn toàn. Tư vấn an toàn
cần có những sự đánh giá gửi đến Ban Quản Lý Công Trường khi cần thiết.
 Giám sát viên An Toàn Bức Xạ (RPS)
Một cán bộ đã được Công ty đào tạo và được bổ nhiệm để đảm bảo an toàn khi làm
việc với bức xạ ion hoá, có đủ khả năng làm việc giám sát. Trong phạm vi tương ứng
với khu vực qui đònh an toàn và đảm bảo rằng tất cả các bước an toàn được thực hiện
để đảm bảo những qui đònh của Công ty được duy trì/ củng cố.
 Giám sát An Toàn Bức Xạ Dự Án
Thêm vào đó Công ty chỉ đònh một người giám sát an toàn cho mỗi dự án để đảm
bảo rằng an toàn bức xa ïđược giám sát thích hợp tại những nơi mà công việc được

tiến hành.
 Kỹ thuật viên các thiết bò chụp ảnh phóng xạ công nghiệp có trách nhiệm thực
hiện tất cả các công việc tuân theo qui trình này và các điều kiện cụ thể của Dự Án.
Mọi người làm việc với bức xạ hay vật liệu phóng xạ cần có những đo đạc cần thiết
để đảm bảo không những người đó mà cả những người khác đều không bò chiếu xạ.
Thêm vào đó, mỗi nhân viên chụp ảnh phóng xạ cần có trách nhiện:
- Sử dụng thiết bò đo đạt cá nhân được cấp phát và gửi trả (Công ty) khi đáo hạn.
Mỗi nhân viên cũng phải chú ý để đảm bảo rằng thiết bò đo suất liều cá nhân chỉ
được chiếu xạ bởi nguồn bức xạ ion hoá trong quá trình làm việc bình thường.
- Báo cáo ngay cho người Quản lý / đảm bảo chất lượng (QA/QC)và Quản lý An
toàn bất kỳ sự bất thường hoặc nghi ngờ nào về sự không an toàn công việc hay
các tình trạng nguy hiểm khác.
- Tìm hiểu và quen thuộc các đặc trưng lý hoá chính và những hiệu ứng sinh học
đối với cơ thể của bức xạ hoặc chất phóng xạ đang sử dụng.
- Thực hiện tất cả các sự đo đạc thực tế để giảm thiểu đến mức thấp nhất sự nguy
hiểm phóng xạ tại nơi làm việc.
- Thực hiện đầy đủ các qui đònh của Công trường và qui trình của Công ty trong
trường hợp có tai nạn hoặc xảy ra những vấn đề bất thường.
- Mặc/ mang tất cả các trang/ thiết bò bảo hộ lao động tương ứng trong suốt quá
trình làm việc.
ASNT - Corporate partner
QUI TRÌNH AN TOÀN CHỤP ẢNH
Tài liệu số : TTA/NDT/RT/SF-01
Hiệu đính : 1
Ngày ban hành : 01/01/2008
Trang : 9 of 24
 Tất cả nhân viên đều có chòu trách nhiệm đảm bảo sự giám sát mọi ngưới khách
đến công trường khi công việc chụp ảnh phóng xạ đang tiến hành và họ đều được
trang bò các thiết bò theo dõi phóng xạ cá nhân tương ứng.
 Với những người khác

Mọi người đều có khả năng tiếp xúc với bức ion hoá do hậu quả của công việc chụp
ảnh phóng xạ công nghiệp.

6.2 Theo dõi sức khoẻ
Mọi nhân viên làm việc với bức xạ sẽ có phiếu khám sức khỏe được thực hiện bởi Bộ
phận phụ trách Y tế của Công ty hoặc Bác só được chỉ đònh. (ví dụ : khoảng 12 tháng từ
ngày được kiểm tra ngoại trừ trường hợp đặc biệt).
6.3 Phát hiện phóng xạ và ghi nhận liều bức xạ
Mỗi nhân viên chụp ảnh phóng xạ sẽ mang một liều kế nhiệt phát quang(TLD). Chúng
được cung cấp cho T.T.A từ Cơ quan An toàn Bức Xạ Đòa Phương và được T.T.A cấp cho
các nhân viên chụp ảnh phóng xạ mỗi hàng tháng. Ngay khi nhận được liều kế
mới(TLD), nhân viên phải giao liều kế cũ trở lại cho người quản lý / đảm bảo chất lượng
(QA/QC) và quản lý an toàn của T.T.A để chuyển đến Cơ quan An toàn Bức Xạ Đòa
Phương cho việc phân tích. Liều kế nhiệt phát quang (TLD)cần đeo theo cách đã được
chấp thuận của người quản lý/ đảm bảo chất lượng (QA/QC) và quản lý an toàn. Bất kỳ
liều kế cá nhân nào bò mất đều phải được báo cáo cho QA/QC và người quản lý an toàn
không được chậm trễ.
Bản ghi nhận liều tích luỹ cá nhân được duy trì bởi T.T.A và Cơ Quan An toàn Phóng Xạ
Sở Tại. Khi có sự yêu cầu của bất kỳ nhân viên làm phóng xạ nào với những lý do hợp
lý, T.T.A sẽ cung cấp cho nhân viên đó một bản sao liều tích luỹ của họ.
6.4 Chiếu Quá Liều
Bất kỳ nhân viên nào có lý do tin là anh ta hay một người khác đã bò chiếu xạ quá liều
khi thực hiện công việc thì phải báo cáo ngay cho QA/QC và người quản lý an toàn, là
những người chòu trách nhiệm đầu tiên cho một sự kiểm tra toàn diện.
Dưới đây là kết quả điều tra mức hợp lý an toàn phóng xạ cho yêu cầu không được chiếu
quá liều và những qui đònh của các cấp thẩm quyền liên quan.
Liều cho phép tối đa (Tính cho toàn bộ cơ thể trong một năm)
Đối với nhân viên làm phóng xạ 20 mSv (2 Rem)
Những người khác 1 mSv (0.1 rem)
Suất liều tức thời cho phép tối đa

Đối với nhân viên làm phóng xạ 25 µSv/h (2.5mR/h)
Những người khác 7.5 µSv/h (0.75mRem/ h)
6.5 Giám sát công trường (Site Visits)
ASNT - Corporate partner
QUI TRÌNH AN TOÀN CHỤP ẢNH
Tài liệu số : TTA/NDT/RT/SF-01
Hiệu đính : 1
Ngày ban hành : 01/01/2008
Trang : 10 of 24
Ban lãnh đạo T.T.A có thể đến giám sát những công trường để kiểm tra công việc an
toàn. Những nơi sự cải tiến thực tế về an toàn được đề nghò với tính khả thi và có sự đồng
ý của tất cả các bên liên quan, thì tài liệu này sẽ được sửa đổi và áp dụng thay thế.
7.0 NĂNG LỰC KỸ THUẬT VIÊN
T.T.A luôn khẳng đònh và đảm bảo rằng tất cả các nhân viên của mình đều có đầy đủ những
hiểu biết, được đào tạo và kinh nghiệm để tiến hành công việc theo cách an toàn. Tất cả các
nhân viên của T.T.A khi được chỉ đònh đến công trường làm việc sẽ nhận được sự hướng dẫn về
an toàn bức xạ như là một phần thống nhất trong qui trình đào tạo chung nhân viên chụp ảnh
phóng xạ. Tất cả cá nhân là nhân viên chụp ảnh phóng xạ phải có năng lực và sở hữu các bằng
cấp liên quan và các bằng chứng về huấn luyện, sàng lọc về sức khỏe- y tế. Thêm vào đó,
T.T.A chỉ đònh ít nhất là một (1) Giám Sát Viên An Toàn Phóng Xạ (RPS) nhằm cung cấp sự
giám sát chặt chẽ ngay tại công trường để công việc được tiến hành tương ứng với công tác an
toàn thực tiễn.
8.0 THIẾT BỊ
8.1 Khái quát
Tất cả các thiết bò của T.T.A sẽ đươ6c kiểm tra trước khi hoạt động. đều được kiểm tra
đònh kì. Chứng chỉ kiểm tra và chứng chỉ cân chỉnh của thiết bò được lưu giữ bởi QA/QC
và Quản lý an toàn. Tất cả các máy đo liều đều được kiểm tra trước thời hạn là 14
tháng.
Mọi nhân viên đều có trách nhiệm đảm bảo rằng các thiết bò X – Ray (hoặc Gamma)
của T.T.A luôn ở trạng thái hoạt động tốt. Người quản lý/ đảm bảo chất lượng(QA/QC)

và quản lý an toàn sẽ đảm bảo việc đo đạc, kiểm soát phù hợp được thực hiện để duy trì
chế độ làm việc tốt của thiết bò và thay thế khi cần thiết.
8.2 Thiết bò an toàn
 Máy đo suất liều bức xạ
T.T.A sẽ trang bò tại công trường NDT của Công ty trong mọi thời điểm một máy đo
suất liều thích hợp, luôn luôn hoạt đông, trong tình trạng được cân chỉnh với Chứng
chỉ cân chỉnh còn hiệu lực.
 Biển cảnh báo
Biển cảnh báo sẽ được đặt tại bất kỳ vò trí nào tồn tại tiềm ẩn những nguy hiểm
phóng xạ. Nó luôn được sử dụng kể cả trên xe vận tải và tại nơi làm khi công việc
chụp ảnh phóng xạ được thực hiện. Biển cảnh báo có kích thước đủ lớn để nhìn được
một cách rõ ràng. Biển cảnh báo sẽ có những thuật ngữ phù hợp và kí hiệu được
quốc tế công nhận “hình ba lá”.
 Máy đo liều tónh điện thạch anh(QFE)
Mặc dù không phải là thiết bò đo liều yêu cầu bắt buộc nhưng việc sử dụng máy đo
liều tónh điện được khuyến khích dùng nhiều đến mức có thể khi làm việc bình
thường trong môi trường bức xạ ion hoá. Trong tình huống khẩn cấp hoặc tai nạn,
ASNT - Corporate partner
QUI TRÌNH AN TOÀN CHỤP ẢNH
Tài liệu số : TTA/NDT/RT/SF-01
Hiệu đính : 1
Ngày ban hành : 01/01/2008
Trang : 11 of 24
máy đo liều loại này cần được sử dụng và thường xuyên đọc kết quả để hỗ trợ cho
việc đánh giá suất liều cũng như các qui trình khẩn cấp khác.

9.0 PHƯƠNG THỨC LÀM VIỆC
9.1 Tổng quan
Công tác an toàn có một tầm quan trọng đặc biệt trong khi làm việc tại công trường bò
hạn chế về không gian làm việc với nhiều hoạt động khác nhau. mà không ảnh hưởng tới

các hoạt động khác. Đó chính là lý do để xác đònh với mọi người là có thể thực hiện được
các công việc khác trong sự liên quan đến chụp ảnh phóng xạ không, như là bảo vệ,…
An toàn của Kỹ Thuật Viên phóng xạ là điều quan trọng hàng đầu. Cần có sự xem xét
thích hợp về số lượng nhân viên chụp ảnh phóng xạ tại mỗi nơi làm việc.
Trong mọi trường hợp, không cho phép một cá nhân đơn lẻ nào thực hiện công việc một
mình với thiết bò chụp ảnh phóng xạ gamma khi thiết bò có thể phụ thuộc vào thời gian
(vận hành) thủ công.
9.2 Đánh dấu và cô lập vùng làm việc
Khu vực chụp ảnh phóng xạ tại công trường NDT của Công ty- ngoại trừ những trường
hợp yêu cầu cụ thể của Chủ đầu tư/ Nhà thầu- sẽ được bao quanh bởi dây giăng, biển
cảnh báo có ký hiệu được quốc tế công nhận “ hình ba lá” và đèn cảnh báo sẽ được đặt ở
khoảng cách mà tại đó có suất liều là 0,75mR/h.
9.3 Tín hiệu cảnh báo phóng xạ
Cần thực hiện các tín hiệu cảnh báo thích hợp khi việc chiếu chụp chuẩn bò tiến hành và
khi đang tiến hành. Tín hiệu được phát trước khi quá trình chiếu chụp thực hiện.
Những tín hiệu dưới đây sẽ được sử dụng:
Tín hiệu trước khi chiếu chụp:
Còi sẽ được RPS thổi
Tín hiệu trong quá trình chiếu chụp:
là các thiết bò cảnh báo có thể nhìn thấy được bao gồm hàng rào, biển báo và đèn cảnh
báo. Khu vực này được kiểm tra giám sát tại mọi thời điểm.

9.4 Sự phòng ngừa chung
T.T.A nhận thấy rằng vẫn chưa đủ để đảm bảo chỉ cần sự thiết lập hàng rào và sử dụng
các thiết bò, tín hiệu cảnh báo là cò thể ngăn cản hoàn toàn sự xâm nhập của các cá
nhân không có trách nhiệm. Do đó, các nhân viên được chỉ đònh sẽ duy trì ngăn chặn
triệt để sự xâm nhập của người không có trách nhiệm khác vào khu vực đang được
chiếu chụp T.T.A.
Các nhân viên chụp ảnh phóng xạ sẽ báo cáo cho QA/QC- Người Phụ Trách An Toàn
của T.T.A bất kỳ sự xâm nhập trái phép nào vào khu vực được xác đònh cho chụp ảnh

phóng xạ và những điều tra-xem xét sơ khởi, như là sự quá liều phóng xạ sẽ được báo
cáo đến các cấp thẩm quyền liên quan.
ASNT - Corporate partner
QUI TRÌNH AN TOÀN CHỤP ẢNH
Tài liệu số : TTA/NDT/RT/SF-01
Hiệu đính : 1
Ngày ban hành : 01/01/2008
Trang : 12 of 24
9.5 Máy đo suất liều
Các kỹ thuật viên của T.T.A dưới sự điều động của Nhân Viên An Toàn Phóng Xạ phải
chòu trách nhiệm đảm bảo là máy đo suất liều hoạt động trong tình trạng tốt.
Máy đo suất liều được sử dụng để đảm bảo:
(a) Xác đònh vò trí phù hợp của vành đai an toàn.
(b) Xác đònh vỏ chứa nguồn đóng kín hoàn toàn và nguồn được che chắn sau mỗi
lần chiếu chụp.
(c) Xác đònh vò trí của nguồn khi bò mất.
(d) Xác đònh điều kiện làm việc được kiểm soát hoàn toàn.
10.0 Khi tiến hành công việc
10.1 Trước khi bắt đầu bất kỳ một hoạt động chụp ảnh phóng xạ nào các Kỹ Thuật Viên
phải đảm bảo rằng các thiết bò chụp ảnh phóng xạ công nghiệp phải:
a) Họ phải thông thạo hoàn toàn với các thiết bò và cách sử dụng chúng, qui tắc làm việc
đã được được phê duyệt và các qui trình tương ứng khi có tình huống khẩn cấp trong
công việc.
b) Họ phải có giấy phép hiện hành của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường.
c) Họ đang giữ (trong tay) các thiết bò theo dõi phóng xạ tương ứng, bao gồm :
(i) Máy đo liều phóng xạ.
(ii) Liều kế nhiệt phát quang (TLD).
(iii) Máy đo phóng xạ và phát tín hiệu cá nhân.
d) Sự di chuyển của nguồn đồng vò phóng xạ và máy tia X được ghi nhận trong Sổ Theo
Dõi Di Chuyển Nguồn Phóng Xạ.

e) Mọi công việc phóng xạ phải triệt để tuân theo các qui tắc luật đònh liên quan, qui
phạm thực hành và các qui trình của T.T.A.
f) Mọi sự quá liều nghi ngờ trên 100mRem (1mSv) phải được báo cáo ngay lập tức cho
Nhân Viên An Toàn Phóng Xạ.
g) Bất kỳ Liều kế TLD hay Máy đo liều nào đã tiếp nhận liều khi chưa đeo phải được báo
ngay cho Nhân Viên An Toàn Phóng Xạ.
Qui trình có thể cho cảm giác chán ngắt và tốn thời gian.
Nhưng nó hoàn toàn cần thiết.
Không được để sai sót với phóng xạ.
Không thể phục hồi khi bò bỏng phóng xạ.
Hãy chắc chắn tiến hành các bước như chỉ dẫn.
ASNT - Corporate partner
QUI TRÌNH AN TOÀN CHỤP ẢNH
Tài liệu số : TTA/NDT/RT/SF-01
Hiệu đính : 1
Ngày ban hành : 01/01/2008
Trang : 13 of 24
10.1.2 Bảo dưỡng nguồn Iridium (đồng vò), máy tia X
10.1.3 Nguồn đồng vò, máy tia X phải có giấy phép hiện hành ban hành bởi Bộ Khoa
học Công nghệ và Môi trường.
Chú ý: Số hiệu vỏ nguồn và số hiệu đồng vò/ nguồn hoặc số hiệu máy
tia X phải được xác đònh rõ ràng tương thích với yêu cầu của dự
án.
10.1.3.1 Khi chọn vỏ nguồn từ kho chứa nguồn, kiểm tra nhãn trên vỏ tương
ứng so với đồ thò bán rã đồng vò.
10.1.3.2 Kiểm tra Máy đo phóng xạ để đảm bảo rằng:
a) Máy đo được nạp đủ năng lượng (pin).
b) Các máy đo đang hoạt động.
c) Hãy nhớ là có một nguồn đồng vò trong vỏ nguồn bạn đã chọn (Cần
đem nó ra xa những nguồn đồng vò khác).

10.1.3.3 Kiểm tra rằng Liều kế TLD hay Máy đo liều cá nhân đang hiện hữu.
10.1.3.4 Kiểm tra rằng Máy đo phóng xạ và phát tín hiệu cá nhân đang hoạt
động đúng.
10.1.3.5 Chọn cuộn dây, chuẩn trực (collimator), ống dây mềm, cáp điều
khiển máy tia X thích hợp.
10.1.3.6 Ghi nhận những chi tiết sau trong Sổ Nhật Ký Di Chuyển Nguồn
Đồng Vò:
- Tên Kỹ Thuật Viên
- Số hiệu Vỏ nguồn/ mái tia X.
- Số hiệu nguồn đồng vò.
- Số hiệu Máy đo liều phóng xạ.
- Tên và đòa chỉ khách hàng/ công trường.
- Ngày/ giờ di chuyển.
- Kỹ Thuật Viên chòu trách nhiệm điều khiển.
- Số xác đòrnh mức độ nguy hiểm.
- Ngày/ giờ thực tế trả về.
- Chữ ký của Kỹ Thuật Viên chòu trách nhiệm đăng ký.
ASNT - Corporate partner
QUI TRÌNH AN TOÀN CHỤP ẢNH
Tài liệu số : TTA/NDT/RT/SF-01
Hiệu đính : 1
Ngày ban hành : 01/01/2008
Trang : 14 of 24
Chú ý: Đừng sao chép những nội dung trong Sổ Nhật Ký một cách máy
móc. Số đồng vò có thể thay đổi !
10.1.3.7 Khi trả nguồn về kho của công trường đã kết thúc, cần hoàn tất lần
kiểm tra cuối cùng và đăng ký lại nguồn đồng vò.
10.1.3.8 Bất kỳ sự thiếu hụt, mất mát nào của các bộ phận thiết bò phải được
báo cáo ngay lập tức cho QA/QC- Người Phụ Trách An Toàn và gắn
nhãn” Không hoạt động“ lên thiết bò.

10.2 Cô lập vùng làm việc cụ thể
10.2.1 Ngay khi đến công trường hoặc do sắp xếp trước đó, nhân viên làm phóng xạ
được cấp phép chòu trách nhiện tại công trường sẽ liên hệ với người chòu
trách nhiệm về vùng được dự đònh dành cho chụp ảnh phónh xạ. Anh ta cần
báo cho người này về:
a) Số hiệu, kiểu và hình dáng tất cả các bộ phận/ thiết bò phóng xạ dự đònh
dùng trên công trường.
b) Kiểu các thiết bò cảnh báo dự đònh dùng trên công trường.
c) Vò trí các dây giăng dự đònh và giới hạn ra/ vào trong ”vùng phóng xạ”.
d) Sử dụng chuẩn trực (collimator) bất cứ khi nào có thể để giữ mức liều
chiếu thấp nhất có thể được một cách hợp lý (Qui tắc ALARA).
10.2.2 Khi xác lập và hoạt động công trường làm phóng xạ, nhân viên làm phóng xạ
được cấp phép chòu trách nhiện tại công trường phải tuân thủ những yêu cầu
sau:
a) Đường biên công trường làm phóng xạ phải được xác đònh rõ ràng bằng
dây giăng và dấu hiệu cảnh báo. Đèn cảnh báo FLAM (khối đèn báo
sáng nhấp nháy có âm thanh) phải được đặt tại cửa và những vò trí ra/ vào
chủ yếu.
b) Suất liều chiếu xạ bên ngoài đường biên không có vò trí nào lớn hơn:
- Cho nhân viên làm phóng xạ: 20m Sv/năm.
- Cho cộng đồng: 1 mSv/năm .
c) Suất liều chiếu xạ tại đường biên phải thường xuyên được kiểm tra đònh
kỳ để đảm bảo đường biên đặt đúng vò trí. Không được chỉ dùng một
trong hai loại hoặc dây giăng hoặc đèn cảnh báo để thay thế nhau. Trong
tình huống cần thiết, dây giăng hoặc đèn cảnh báo có thể được dùng
thêm.
ASNT - Corporate partner
QUI TRÌNH AN TOÀN CHỤP ẢNH
Tài liệu số : TTA/NDT/RT/SF-01
Hiệu đính : 1

Ngày ban hành : 01/01/2008
Trang : 15 of 24
10.2.3 Trong quá trình chiếu xạ, nếu có người không có trách nhiệm đi vào vùng
chiếu xạ:
a) Ngừng ngay việc chiếu xạ.
b) Lòch sự nhưng cương quyết yêu cầu họ rời khỏi vùng chiếu xạ.
c) Hỏi tên của họ và xác đònh thời gian liên quan, mức độ tiếp cận nguồn
phóng xạ.
d) Báo cáo mọi thông tin cho QA/QC- Người Phụ Trách An Toàn của
T.T.A, Đại diện của Nhà Thầu càng sớm càng tốt.
10.2.4 Khi hoàn thành công việc, nhân viên làm phóng xạ được cấp phép chòu trách
nhiện phải dùng máy đo phóng xạ để kiểm tra đảm bảo rằng nguồn đồng vò
đã ở tình trạng an toàn và tháo/ dời tất cả nguồn phóng xạ và thiết bò cảnh
báo khỏi công trường trước khi rút đi, Cần thông báo cho Nhà thầu khi công
việc phóng xạ đã kết thúc.
11.0 VẬN CHUYỂN THIẾT BỊ
11.1 Tổng quan
Có rất nhiều qui đònh cần thiết liên quan đến việc chuyên chở, dựa trên Qui Đònh của Hội
Nguyên Tử Năng Quốc Tế về an toàn vận chuytển các chất phóng xạ. Tất cả nội dung và
mục đích của tiêu chuẩn dàn trải trên các việc Đóng gói, Dán nhãn, Gửi hàng, các chứng
chỉ tương ứng không phụ thuộc vào phương tiện vận chuyển.
11.2 Các dạng gửi hàng
Mặc dù có sự phân lớp miễn trừ cho các kiện hàng chứa nguồn hoạt độ rất thấp, nhưng sự
phân lớp này gần như không được khuyến khích. Do vậy, tất cả các kiện hàng chất phóng
xạ được gửi đến/ từ công trường đều được đánh dấu như nhau.
Có một số cách đánh dấu, tuy nhiên, tất cả các nguồn đồng vò được gửi đến/ từ công
trường đều được dán nhãn Kiện Nhãn Vàng cấp độ III. Như vậy, suất liều không được quá
2.0µSvh-1 tại bề mặt kiện hàng và 0.5µSvh-1 tại vò trí 1 mét tính từ bề mặt của kiện
hàng. Nhãn sẽ có 3 viền đỏ.
Người gửi hàng cần đảm bảo kiện hàng thể hiện kiểu và hoạt độ theo tiêu chuẩn. Có 2

dạng kiện hàng Kiểu “A” và Kiểu “B”. Trong bất kỳ tình huống nào, kiểu kiện hàng đều
phải đánh dấu rõ ràng ở bên ngoài. Bất kỳ kiện hàng loại “B” nào cũng phải có sự chấp
thuận của cơ quan thẩm quyền tương ứng.
Kiểu kiện hàng “2LD” bao gồm luôn phần công cụ chiếu xạ bên ngoài (hộp cuộn dây).
Người gửi hàng cần làm giấy chứng nhận gửi hàng theo mẫu qui đònh với các thông tin
sau:
a) Tên và đòa chỉ người gửi hàng;
b) Số hiệu kiện hàng;
c) Mô tả đặc điểm phóng xạ (đồng vò, hoạt độ, hóa-lý tính);
ASNT - Corporate partner
QUI TRÌNH AN TOÀN CHỤP ẢNH
Tài liệu số : TTA/NDT/RT/SF-01
Hiệu đính : 1
Ngày ban hành : 01/01/2008
Trang : 16 of 24
d) Chỉ số vận chuyển…, suất liều tối đa mRem/giờ tại vò trí 1 mét từ bề mặt kiện hàng
(Chú thích: 1.0 R/giờ tương đương 10m Sv/giờ).
e) Kiểu đóng gói.
T.T.A chỉ giao kiện hàng đến công trường khi tại công trường có người đã được huấn
luyện và đủ năng lực cho các trường hợp khẩn cấp và có thể đảm bảo việc giao/ nhận an
toàn.
12.0 QUI TRÌNH KHẨN CẤP
12.1 Tổng quan
Phần mục này tổng hợp từ những thông tin và thực tế những tai nạn đã xảy ra những
năm gần đây trong ngành công nghiệp trên thế giới và mục này còn được dùng như là
những hướng dẫn để giải quyết những tình huống khẩn cấp có thể xảy ra.
Xét đến trong trừơng hợp tại hiện trường không thể có sự hỗ trợ ngay tức thì, QA/QC-
Người Phụ Trách An Toàn của T.T.A sẽ được liên lạc qua điện thọai và sẽ có trách
nhiệm thực hiện những tình huống khẩn cấp để đảm bảo không có bất kỳ một ai bò
chiếu xạ.

12.2 Các tổ chức tư vấn cho công việc an toàn phóng xạ:
Tổ chức này được thành lập để tư vấn dựa trên những điều luật an tòan phóng xạ và xử
lý những vấn đề liên quan đến an toàn phóng xạ bất kỳ lúc nào, bao gồm:
 Ủy ban bảo vệ phóng xạ hạt nhân: 59 Lý thường Kiệt, Hòan Kiếm, Thủ Đô Hà
Nội, Điện thọai (04) 8 248 199.
 Khoa bảo vệ phóng xạ hạt nhân, Trung tâm kỹ thuật hạt nhân Tp Hồ Chí Minh:
217 Nguyễn Trãi, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Điện thọai (08) 8 356 568.
12.3 Trách nhiệm cho hành động khẩn cấp
T.T.A phải có trách nhiệm đầu tiên với các tình huống khẩn cấp về phóng xạ khi xảy
ra. Trong những trường hợp quá khó khăn, thì sẽ liên hệ với những sự trợ giúp từ bên
ngòai công ty, đặc biệt khi quá cần thiết và đòi hỏi sự hỗ trợ đòi hỏi càng nhanh càng
tốt.
12.4 Chiếu xạ quá liều
Những tình huống khẩn cấp có thể xảy ra do việc chiếu xạ quá liều, trong trường hợp
này, QA/QC- Người Phụ Trách An Toàn phải thông báo cho các cơ quan thẩm quyền có
liên quan không được chậm trễ.
12.5 Tình huống khẩn cấp đối với Thiết bò tia X:
Hầu hết những tình huống khẩn cấp xảy ra đối với các thiết bò X-ray trong thời gian tiến
hành công việc là do năng lượng phát xạ ngoài dự kiến từ thiết bò họăc do có người
ngoài đi vào khu vực giới hạn và đang được kiểm soát phóng xạ một cách vô ý.
Hành động của nhân viên phóng xạ được chỉ đònh:
ASNT - Corporate partner
QUI TRÌNH AN TOÀN CHỤP ẢNH
Tài liệu số : TTA/NDT/RT/SF-01
Hiệu đính : 1
Ngày ban hành : 01/01/2008
Trang : 17 of 24
- Ngừng thiết bò càng nhanh càng tốt và sơ tán mọi người ra khỏi khu vực phóng xạ.
- Thông báo cho RPS để thông báo đến QA/QA/QC và Người Phụ Trách An Toàn
của T.T.A và Ngừơi Đại Diện Chủ Đầu Tư.

- Lập danh sách thông tin những người có mặt tại hiện trường.
12.6 Tình huống khẩn cấp với nguồn phóng xạ
12.6.1 Tổng quan
Hầu hết các bất thường kiểu này xảy ra là do:
a) Nguồn không trở về vò trí an toàn trong vỏ khi ngưng công việc chiếu chụp.
b) Nguồn phóng xạ bò rớt ra khỏi vỏ nguồn trong quá trình sử dụng.
c) Người lạ vô tình bứơc vào khu vực đang làm việc.
Vì công việc được tiến hành trong khu vực được giới hạn, có dây giăng đúng vò
trí, và có sử dụng máy phát hiện liều phóng xạ, cho nên trường hợp nguồn chưa
trở về vò trí an tòan sẽ được phát hiện ngay lập tức.
12.6.2 Hành động của nhân viên làm phóng xạ
 Sử dụng máy đo liều trong suốt quá trình làm việc.
 Duy trì việc giới hạn ra vào ở khu vực có dây giăng tại mức liều cho phép là
7.5µSv/h-mức 1 (0.75mRem/hour) và đảm bảo chỉ có những nhân viên làm
việc mới có thể vào khu vực giới hạn bởi dây giăng.
 Thông báo đến QA/QC- Người Phụ Trách An Toàn để thông báo đến nhân sự
liên quan.
 Lập thông tin về những ngừơi có mặt tại khu vực giới hạn (xem 12.6.1 (c) và
báo cáo đến QA/QA/QC- Người Phụ Trách An Toàn của T.T.A và Người Phụ
Trách An Toàn.
 Trước khi vào khu vực giới hạn QA/QC và Người Phụ Trách An Toàn sẽ lên
kế họach làm việc, mang theo những dụng cụ và vật liệu che chắn cần
thiết.v.v.
 QA/QC và Người Phụ Trách An Toàn báo cho Nhân Viện An Toàn Phóng
Xạ của Dự Án những công việc thực hiện những hành động dự kiến khác.
 Nếu có thể QA/QC và Người Phụ Trách An Toàn cùng phụ tá sẽ được phép
đưa nguồn trở vào vò trí an toàn trong vỏ nguồn.
12.6.3 Hành động của RPS
- Đánh giá mức độ nhiễm xạ của ngừơi bò chiếu xạ, nếu được xếp vào dạng
nghi ngờ bò nhiễm xạ quá liều thì dừng công việc của họ lại cho đến khi liều

kế cá nhân TLD của họ được phân tích bởi cơ quan thẩm quyền.
- Nếu cần thiết thì có thể mời chuyên gia bên ngòai đễ hỗ trợ.
12.6.4 Hành động của QA/QC và Người Phụ Trách An Toàn của T.T.A
ASNT - Corporate partner
QUI TRÌNH AN TOÀN CHỤP ẢNH
Tài liệu số : TTA/NDT/RT/SF-01
Hiệu đính : 1
Ngày ban hành : 01/01/2008
Trang : 18 of 24
 QA/QC và Người Phụ Trách An Toàn tiến hành điều tra toàn diện các trường
hợp với một báo cáo bằng văn bản về tất cả những ngừơi liên quan trong tai
nạn kèm theo mức liều nhiễm xạ của họ.
 Khi được biết có người bò nhiễm xạ quá liều, thì các cơ quan có thẩm quyền
phải được thông báo, và sắp xếp ngay những cuộc kiểm tra y tế và phân tích
liều kế cá nhân không đựơc chậm trễ.
 Khi nguồn không trở về vò trí hộp chứa một cách an toàn thì QA/QC và
Người Phụ Trách An Toàn phải lên kế họach xử lý và nếu cần thiết thì phải
có hộp chứa an tòan khác. Khi có mặt tại hiện trường thì phải tìm cách đặt
nguồn vào trong hộp chứa và đưa ra khỏi khu vực công trường để loại bỏ
theo quy trình đã được chấp thuận.
12.6.5 Hỏa họan với nguồn phóng xạ
Nguồn và hộp chứa nguồn đã được thiết kế để có thể chòu đựơc điều kiện hỏa
họan rất khắc nghiệt nhưng cũng phải cố gắng dời chuyển thiết bò nguồn ra khỏi
khu vực hỏa họan nếu có thể. Nếu không đựơc, thì ngừơi đại diện có kinh
nghiệm của T.T.A tại công trường sẽ miêu tả và thông báo đến lực lượng cứu
hỏa các thông tin và sự hiện diện của nguồn phóng xạ tại hiện trường hỏa họan.
12.6.6 Mất nguồn
Nếu nguồn phóng xạ bò mất thì nhân viên phóng xạ phải:
 Phải tìm kiếm ngay lập tức bằng các thiết bò phát hiện phóng xạ hiện có.
 Báo cáo ngay cho QA/QC - Người Phụ Trách An Toàn và Chủ nhiệm Dự án.

Nếu không tìm ra trong vòng 1 giờ thì QA/QC và Người Phụ Trách An Toàn
phải có mặt tại hiện trường và thông báo về Công ty (T.T.A).
12.6.7 Mất nguồn trong quá trình chuyên chở
 Truy tìm toàn diện, kiểm tra chéo tất cả các bản kê khai hàng hóa chuyên
chở.v.v… và QA/QC - Người Phụ Trách An Toàn sẽ xin ý kiến từ bên ngoài.
 Nếu nguồn không được tìm thấy, QA/QC và Người Phụ Trách An Toàn phải
báo cáo đến những cơ quan thẩm quyền cần thiết ngay lập tức.
12.6.8 Tai nạn giao thông trong khi chuyên chở nguồn phóng xạ
Những quy trình sau đây sẽ thực hiện nếu có trường hợp tai nạn xảy ra trong khi
chuyên chở các thiết bò nguồn phóng xạ:
a) Khi kéo phương tiện bò tai nạn đi, phải báo cho Nhân Viên An Tòan Phóng Xạ
sắp xếp thu gom hộp chứa để chứa nguồn tại hiện trường tại nạn.
b) Nếu không thực hiện được thì phải báo cáo cho cảnh sát giao thông về sự hiện
diện của nguồn phóng xạ trên phương tiện bò tai nạn.
c) Không cho phép những người không có trách nhiệm di chuyển hộp nguồn. Nếu
không thể ngăn chặn thì phải báo ngay cho Nhân Viên An Tòan Phóng Xạ và
cảnh sát.
ASNT - Corporate partner
QUI TRÌNH AN TOÀN CHỤP ẢNH
Tài liệu số : TTA/NDT/RT/SF-01
Hiệu đính : 1
Ngày ban hành : 01/01/2008
Trang : 19 of 24
d) Nếu có sự hư hỏng hộp chứa nguồn thì phải báo cho cảnh sát và giăng dây
khoanh vùng giới hạn, di tản ra xa những ngøi không trách nhiệm.
e) Khảo sát hiện trường tai nạn với máy phát hiện phóng xạ, nếu nghi ngờ có sự hư
hại lõi nguồn bên trong thì phải sử dụng thêm máy đo mức ô nhiễm phóng xạ.
12.6.9 Nguồn bò kẹt trong khi chiếu chụp
Tình trạng này hầu như xảy ra do sự hư hỏng về cơ khí của ống nguồn (ống chứa
lõi nguồn đã ra khỏi hộp nguồn), hoặc do bò kẹt các vật lạ trong ống nguồn. Khi

đó phải thực hiện các bước sau:
a) Cô lập khu vực và tuần tra để không cho những người không trách nhiệm
xâm nhập vào khu vực giới hạn.
b) Báo ngay cho QA/QC và Người Phụ Trách An Toàn, đại diện Nhà thầu về
tình trạng hiện tại.
c) Mang/ mặc các dụng cụ bảo hộ phù hợp và xác đònh chính xác vò trí của
nguồn trong ống nguồn bằng máy phát hiện phóng xạ. Tiếp cận nguồn và đặt
vật che chắn để giảm thiểu sự phát xạ đến mức thấp nhất. Gõ vào ống nguồn
để trục nguồn (đang kẹt)ra khỏi ống.
d) Kiểm soát mức liều trước khi tiến hành những hành động được trình bày ở
mục (c) trên. Phải thường xuyên đọc máy đo liều khi tiến hành các bước
trong quy trình.
e) Cố gắng quay tay quay cuộn dây tới lui để cho nguồn hết kẹt. Tuy nhiên,
không được dùng lực quá mạnh vì có thể làm cho lõi nguồn càng trở nên kẹt
cứng thêm hoặc làm vỡ luôn cáp dẫn hay đứt mối nối của cuộn cáp.
f) Nếu nguồn vẫn còn tiếp tục bò kẹt thì phải dùng chì, sắt thép hoặc bao cát
che chắn lại phía trên nguồn. Báo cáo cho cấp trên của T.T.A và thông báo
tình trạng hiện thời. Duy trì liên tục sự tuần tra, kiểm sóat khu vực giới hạn
và báo cho những ngừơi liên quan.
12.6.10 Thiết bò tay quay bò hư hỏng
Nếu nguồn không thể đưa về được vò trí an toàn trong hộp chứa nguồn do cơ cấy
tay quay bò hư hoặc do cáp bò kẹt, phải thực hiện theo các bước sau:
a) Mở khớp nối của thiết bò tay quay ra khỏi nguồn từ phía sau vỏ nguồn.
b) Kéo ngược vỏ bọc sợi cáp với khoảng đủ để có thể kẹp đựơc sợi cáp dẫn
trong vỏ bọc.
c) Trong khi đang kẹp chặt sợi cáp này, đi lùi ra xa hộp nguồn để kéo nguồn
đã dính vào cáp dẫn ra khỏi ống nguồn trở lại vào trong vỏ nguồn.
12.6.11 Nghi ngờ có sự chiếu xạ quá liều
+ Nếu có sự nghi ngờ về bất cứ một nhân viên nào bò nhận một mức liều
ngoài dự kiến trong quá trình làm việc, thì tất cả những chi tiết cần thiết

phải được báo cáo cho Nhân Viên An Toàn Phóng Xạ ngay lập tức.
+ Phải cung cấp đầy đủ thông tin của nhân viên đó như: tên họ, đòa chỉ, số
điện thọai.
ASNT - Corporate partner
QUI TRÌNH AN TOÀN CHỤP ẢNH
Tài liệu số : TTA/NDT/RT/SF-01
Hiệu đính : 1
Ngày ban hành : 01/01/2008
Trang : 20 of 24
12.6.12 Lõi nguồn rơi khỏi vỏ
Khi nguồn bò rơi ra ngoài (khỏi vỏ), hãy thực hiện qui trình sau:
a) Dùng thanh kẹp cầm tay dài, gắp bỏ nguồn vào HỘP CHÌ BẢO VỆ để giữ
lõi nguồn được che chắn trước khi có những xử lý tương ứng tiếp theo. Nếu
không thể thực hiện được, hãy che chắn nguồn bằng vỏ nguồn, túi cát, chì,
thép và liên hệ với Nhân Viên An Toàn để được hướng dẫn thêm.
b) Hãy đọc Liều Kế cá nhân thường xuyên để kiểm tra suất liều của mình.
c) CẤM LẤY/ NHẶT LÕI NGUỒN BẰNG TAY TRONG BẤT KỲ
TRƯỜNG HP NÀO. Luôn luôn phải dùng kẹp dài.
= = =
BIỂU MẪU 1
THÔNG BÁO CHÚ Ý ĐẾN MỌI NGƯỜI
Thông báo này thể hiện T.T.A đã trúng thầu để thực hiện công việc phóng xạ tại công trường này.
Phóng Xạ Ion Hóa có thể vô cùng nguy hiểm và chỉ những người được chỉ đònh của T.T.A mới được
phép tiến hành công việc này.
Quan sát và tuân theo tất cả những dấu hiệu cảnh báo, dây giăng có biểu tượng ba chiếc lá và bất kỳ
chi tiết nào khác liên quan đến phóng xạ ion hóa.
Báo cáo tất cả các trường có thể quá liều hoặc không nằm trong dự kiến.
Chụp ảnh phóng xạ được tiến hành tại những vò trí sau:
__________________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________________

__________________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________________
ASNT - Corporate partner
QUI TRÌNH AN TOÀN CHỤP ẢNH
Tài liệu số : TTA/NDT/RT/SF-01
Hiệu đính : 1
Ngày ban hành : 01/01/2008
Trang : 21 of 24
Những nguồn phóng xạ đã đóng kín được giữ tại những vò trí sau:
__________________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________________
__________________________________________________________________________________
Bất kỳ cá nhân nào yêu cầu thông tin hoặc cần hiểu rõ về việc sử dụng phóng xạ ion hóa cần tham
khảo ý kiến của QA/QC và Người Phụ Trách An Toàn, tất cả các bất thường liên quan đến phóng xạ
ion hóa cần phải báo cáo đến QA/QC và Người Phụ Trách An Toàn.
Ngày …… tháng ……… n ă m 200……
Phụ trách an tồn
ASNT - Corporate partner
QUI TRÌNH AN TOÀN CHỤP ẢNH
Tài liệu số : TTA/NDT/RT/SF-01
Hiệu đính : 1
Ngày ban hành : 01/01/2008
Trang : 22 of 24
BIỄU MẪU 2
GIAO VIỆC
Xin được thông báo rằng:
Ông:_________________________________________________________

Được chỉ đònh là QA/QC và Người Phụ Trách An Toàn của T.T.A theo các yêu cầu của dự án.
Ký tên ______________________________________________
Tên ______________________________________________
Chức vụ ______________________________________________
Ngày ______________________________________________
ASNT - Corporate partner
QUI TRÌNH AN TOÀN CHỤP ẢNH
Tài liệu số : TTA/NDT/RT/SF-01
Hiệu đính : 1
Ngày ban hành : 01/01/2008
Trang : 23 of 24
BIỄU MẪU 3
MẪU BÁO CÁO TAI NẠN PHÓNG XẠ
KỸ THUẬT VIÊN :
NGÀY :
VÙNG LÀM VIỆC :
THỜI GIAN :
HÃY MÔ TẢ BẰNG CHÍNH LỜI CỦA BẠN:
NHÓM LÀM VIỆC :
KỸ THUẬT VIÊN :
KÝ TÊN:
( TÊN )
TRƯỞNG BỘ PHẬN NDT
KÝ TÊN:
NHÀ THẦU
KÝ TÊN :
CHỦ ĐẦU TƯ
KÝ TÊN :
ASNT - Corporate partner
QUI TRÌNH AN TOÀN CHỤP ẢNH

Tài liệu số : TTA/NDT/RT/SF-01
Hiệu đính : 1
Ngày ban hành : 01/01/2008
Trang : 24 of 24
BIỄU MẪU 4
SOURCE LOCATION RECORD
(BÁO CÁO VỊ TRÍ NGUỒN)

Ir 192 SOURCE ARRIVED ON SITE : SERIAL No. :
(NGUỒN Ir 192 ĐÃ ĐẾN TẠI CÔNG TRƯỜNG) (SỐ HIỆU)
Ci STRENGTH (GBq) :
(HOẠT ĐỘ Ci):
DATE AND TIME OUT
OF CONTAINER
(Ngày-Giờ
Ở Ngoài Vỏ Nguồn)
WORKING AREA
(Vùng Làm Việc)
DATE AND TIME
IN CONTANER
(Ngày-Giờ Ở Trong
Vỏ Nguồn)
TECHNICIAN
(Kỹ Thuật Viên)

×