Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

bài giảng thực hành thiết bị may công nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (19.8 MB, 134 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH













BÀI GIẢNG

Họ tên giáo viên: NGUYỄN HỮU TRÍ
Khoa: MAY – THỜI TRANG – DA GIÀY
Môn học: THỰC HÀNH THIẾT BỊ MAY CÔNG NGHIỆP



TP. HỒ CHÍ MINH, 1/2015
Bài giảng Thực hành Thiết bị may công nghiệp
[Khoa công nghệ may – Thời trang – Da giày] Page 2


Mục lục
Mục lục:…………………………………………………… ……….……….…Trang 1


Bài 1: Máy may bằng 1 kim………………….…………………………….… Trang 2
Bài 2: Máy vắt sổ…… ……………….…………………………………….….Trang 29
Bài 3: Máy đính nút…………………………….…………………….….….… Trang 48
Bài 4: Máy thùa khuy….…………………….…………………… ……….… Trang 62
Bài 5: Các dạng cử, gá lắp……………………… …………………… …… Trang 77
Bài 6: Thiết bị dùng trong ngành may …………………….…………….…… Trang 114
Bảng tổng hợp vật tư dùng trong môn học……….………………………….… Trang 133






Bài 1:Máy may bằng 1 kim
[Khoa công nghệ may – Thời trang – Da giày] Page 3

Bài 1: MÁY MAY BẰNG 1 KIM
1. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA BÀI THỰC HÀNH
1.1. Mục đích:
─ Nhận dạng được mũi may thắt nút
─ Sử đụng được các máy may bằng 1 kim.
─ Bảo trì, bảo quản các loại máy may bằng 1 kim.
─ Tìm ra các nguyên nhân gây hư hỏng và sửa chữa được các hỏng hóc
thông thường các loại máy may bằng 1 kim.
─ Rèn luyện các kỹ năng, tính tỉ mỉ, tính kiên nhẫn và tác phong công
nghiệp.
1.2. Yêu cầu:
─ Nhận dạng được các dạng mũi may thắt nút
─ Làm chủ tốc độ máy may bằng 1 kim.
─ Chỉnh và lắp được thuyền vào máy may bằng 1 kim.

─ Lắp được kim và chỉ vào máy may bằng 1 kim.
─ Hiệu chỉnh được sức căng của chỉ.
─ Sửa chữa được các hư hỏng thông thường
─ Đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp.

2. DỤNG CỤ VÀ THIẾT BỊ
STT

Dụng cụ và nguyên liệu
Đơn vị
tính
Định
mức/SV
Định
mức/sản
phẩm
Ghi chú
1
Dụng cụ cầm tay: Kim
DB, thuyền, suốt, chỉ, kéo
bấm, ốc kim, vít vặn ốc
Bộ

01
Sinh viên tự
trang bị
2 Máy may bằng 1 kim CN máy
1

Nhà trường

cung cấp




Bài 1:Máy may bằng 1 kim
[Khoa công nghệ may – Thời trang – Da giày] Page 4

3. VẬT TƯ
STT

Dụng cụ và nguyên liệu
Đơn vị
tính
Định
mức/SV
Định
mức/sản
phẩm
Ghi chú
1 Giấy thực tập Tờ
5

Sinh viên tự
trang bị
2 Vải thử máy mét
1

Nhà trường
cung cấp


4. NỘI DUNG
4.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chương 1: Các dạng mũi may cơ bản.
1.2. Mũi may thắt nút.
1.2.1. Định nghĩa: là mũi may được thực hiện bởi 1 chỉ của kim, cùng 1 chỉ của ổ tạo
thành các mũi thắc nút liên kết với nhau ở giữa lớp nguyên liệu
1.2.2. Ký: hiệu: 300 (Con số đầu tiên đại diện họ mũi may. Hai số sau biểu thị cho
dạng tếch chỉ khác nhau của họ của mũi may đó).
1.2.3. Kết cấu:
 301: đường may thẳng căn bản (Double lockstitch)

Nt = 1.4 m
Lt = 1.4 m
2.8 m
 302: đường may thẳng căn bản (Double lockstitch)
Bài 1:Máy may bằng 1 kim
[Khoa công nghệ may – Thời trang – Da giày] Page 5


Nt = 2.65 m
Lt = 2.65 m
5.3 m
 306: đường may ziczac 2 mũi (Double lockstitch 4 stitch zigzag)

Nt = 2.85 m
Lt = 2.85 m
5.7 m
 308: đường may ziczac 3 mũi (Double lockstitch 6 stitch zigzag)



Nt = 3.7 m
Lt = 3.7 m
7.4 m
Bài 1:Máy may bằng 1 kim
[Khoa công nghệ may – Thời trang – Da giày] Page 6

1.2.4. Đặc tính:
 Rất bền chặt, hình dạng 2 mặt giống nhau
 Đường may kém đàn hồi
 Hướng tạo mũi thực hiện được cả 2 chiều
 Bộ tạo mũi may phức tạp
 Chỉ dưới bị giới hạn
1.2.5. Phạm vi ứng dụng:
 Dùng cho tất cả các loại máy may bằng đường thẳng
 Dùng cho tất cả các loại nguyên liệu dệt thoi, da (ít dùng trong nguyên liệu dệt
kim)
 Dùng cho các loại máy chuyên dùng (máy may bằng 2 kim)

Chương 2: Máy may.
2.1. CHỨC NĂNG CẤU TẠO NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG MỘT SỐ CHI TIẾT MÁY:
2.1.1 Cấu tạo và chức năng của kim:
2.1.1.1. Cấu tạo của kim: gồm 3 phần (Đốc kim, Thân kim, Mũi kim).

 Đốc kim: là phần kim dùng để gắn vào trụ kim, trên đốc kim có ghi chỉ số kim
 Thân kim: là phần chính để mang chỉ xuyên qua nguyên liệu. Thông thường thân
kim có dạng trụ tròn, có 2 rãnh chạy dọc ở 2 phía đối diện nhau (thường là 1 dài 1
Bài 1:Máy may bằng 1 kim
[Khoa công nghệ may – Thời trang – Da giày] Page 7


ngắn). Cuối thân kim là lỗ kim, ở trên lỗ kim phía bên ngắn thường có vẹt lõm vào
thân kim
 Mũi kim: là phần kim để đục xuyên qua nguyên liệu, tùy theo chủng loại nguyên
liệu và chức năng công nghệ của máy mà mũi kim có hình dạng và kích thước
khác nhau. Các dạng thường gặp là: mũi kim nhọn, mũi kim tròn.
2.1.1.2 Nguyên lý hoạt động của kim:
 Kim mang chỉ xuyên qua nguyên liệu đi xuống tận cùng dưới. Trong giai đoạn
này chỉ kim nằm dọc theo 2 rãnh thân kim và ôm sát mép trên lỗ kim

 Khi kim từ tận cùng dưới rút lên, nhánh chỉ nằm trong rãnh dài ít bị ma sát
giữa chỉ với nguyên liệu may, nên phần lớn được rút lên theo kim. Còn nhánh
chỉ phía bên rãnh ngắn do phần thân kim không có rãnh nên phần lớn nhánh
chỉ này bị cản lại dưới lớp nguyên liệu, phồng ra tạo thành vòng chỉ ở lỗ kim.
Mỏ ổ hay mỏ móc sẽ chui vào vòng chỉ này gọi là bắt mũi


2.1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến vòng chỉ ở lỗ kim
 Khoảng rút lên của kim: từ vị trí tận cùng dưới tới vị trí bắt mũi khoảng cách
này càng lớn, vòng chỉ hình thành càng lớn
Bài 1:Máy may bằng 1 kim
[Khoa công nghệ may – Thời trang – Da giày] Page 8

 Lực ma sát giữa chỉ và nguyên liệu:
+ Nguyên liệu càng dày thì lực ma sát lớn nên vòng chỉ hình thành càng lớn
+ Nguyên liệu có sự dệt khích thì ma sát lớn nên vòng chỉ hình thành càng lớn
+ Lực ép chân vịt quá yếu thì kim đâm xuống mặt vải bị chùng xuống làm giảm độ ma
sát nên vòng chỉ hình thành kém
 Chỉ số chỉ phải phù hợp với chỉ số kim: chỉ quá nhỏ so với lỗ kim hoặc chỉ có
độ se lớn sẽ dễ làm lệch vòng chỉ gây khó khăn cho việc bắt mũi
 Chỉ có độ đàn hồi quá lớn dễ tạo vòng chỉ nhỏ

2.1.2 Cơ cấu nén ép nguyên liệu:
 Cơ cấu nén ép nguyên liệu có chức năng ép giữ nguyên liệu tạo độ căng phẳng cần
thiết cho nguyên liệu để đủ lực ma sát cho quá trình hình thành vòng chỉ ở lỗ kim.
Ngoài ra cơ cấu này còn có nhiệm vụ phối hợp với cơ cấu chuyển đẩy nguyên liệu
để đẩy nguyên liệu đi.
 Cơ cấu nén ép nguyên liệu gồm có: tấm kim (mặt nguyệt), chân vịt tùy theo chức
năng của từng loại máy mà các chi tiết này có hình dạng khác nhau
 Đối với nguyên liệu dầy thì lực ép phải lớn, đối với nguyên liệu mỏng thì lực ép
phải vừa đủ.

Bài 1:Máy may bằng 1 kim
[Khoa công nghệ may – Thời trang – Da giày] Page 9

2.1.3 Hệ thống đều hòa và cung cấp chỉ
 Để có mũi may đúng kỹ thuật, thì việc kim tạo thành vòng chỉ và chi tiết bắt mũi
vào lấy vòng chỉ của kim chính xác. Sau đó mũi chỉ phải được thắt chặt đúng hình
dạng vị trí trên sản phẩm.
 Như vậy, phải có sự điều hòa lượng chỉ này. Việc điều hòa chỉ trong quá trình tạo
mũi rất quan trọng phải đảm bảo cung cấp đủ chỉ cho việc bắt mũi, khi đã bắt mũi
rồi thì phải thu hồi lượng chỉ dư về và thắt chặt mũi may, đồng thời tiếp thêm
phần chỉ từ ngoài cuộn vào cho quá trình tạo mũi tiếp theo.
 Lượng chỉ lưu thông này phụ thuộc vào dạng mũi may và kết cấu chi tiết bắt mũi.
 Cụ thể là ở chi tiết trực tiếp thực hiện việc điều hòa chỉ và cung cấp chỉ. Dạng mũi
thắt nút thường sử dụng cò giật chỉ.
 Nguyên tắc hoạt động: Cò giật chỉ có dạng chuyển động xoay lắc lên xuống. Khi
mỏ ổ bắt mũi và đem vòng chỉ này lộn qua vòng ôm lớn nhất của ruột ổ thì cò giật
chỉ phải đi xuống, thả lỏng chỉ kim để cung cấp chỉ cho quá trình này. Khi vòng
chỉ đã vượt qua vòng ôm lớn nhất của ruột ổ, mỏ ổ nhả vòng chỉ ra thì cò giật chỉ
phải rút lên nhanh để thu hồi lượng chỉ thừa về, đồng thời thắt chặt mũi chỉ vừa
hình thành và rút thêm từ cuộn chỉ vào 1 lượng chỉ phục vụ cho mũi may tiếp theo




Bài 1:Máy may bằng 1 kim
[Khoa công nghệ may – Thời trang – Da giày] Page 10

2.1.4 Cơ cấu tạo lực căng chỉ:
 Để chỉ được thắt chặt và có hình dạng vị trí đúng cho sản phẩm thì ngoài việc điều
hòa đúng lượng chỉ phủ có lực căng xác định.
 Lực căng chỉ phụ thuộc vào dạng mũi may. Loại chỉ, độ dầy nguyên liệu tính chất
nguyên liệu và chiều dài mũi may.
 Nguyên tắc chung khi điều chỉnh lực căng là lực căng chỉ trên bao giờ cũng phải
tương ứng với lực căng chỉ dưới theo tiêu chuẩn mũi may
 Lực căng chỉ cho các bộ phận sau tạo ra các mắt dẫn chỉ tạo ra lực căng ban đầu
trước khi vào cụm đồng tiền, khi đi qua cụm đồng tiền chỉ được hiệu chỉnh độ
căng chính xác. Ta có các bộ phận: cụmg đồng tiền, me thuyền là các bộ phận
chính tạo lực căng chỉ còn các chi tiết phụ khác như mắt dẫn chỉ và các bộ phận
phụ trong hệ thống tạo lực căng chỉ


Bài 1:Máy may bằng 1 kim
[Khoa công nghệ may – Thời trang – Da giày] Page 11

2.1. Sử dụng & Bảo quản máy 1 kim
2.1.1. Trước khi vận hành
- Kiểm tra dầu trong bể
- Sau khi lắp đặt máy, kiểm tra chiều quay của trục động cơ
- Không sử dụng puly động cơ lớn trong tháng đầu tiên
- Xác định đúng điện thế và pha của động cơ theo bảng hiệu trên động cơ
2.1.2. Đề phòng khi máy hoạt động:

- Để tay chắn khỏi kim, nhấn nút "ON" và trong khi máy đang hoạt động
- Không để tay vào trong đáp che cò giật chỉ khi máy đang hoạt động
- Phải chắc chắn đã nhấn nút "OFF" trước khi nghiêng đầu máy hay tháo đay
chuyền
- Suốt quá trình máy đang hoạt động phải cẩn thận không đưa đầu ngón tay, hay bất
cứ vật gì lại gần puly máy, đay chuyền, động cơ Þ rất nguy hiểm
- Khi rời máy phải nhấn nút "OFF"
- Nếu máy có trang bị tấm che đay chuyền, tấm bảo hiểm ngón tay hay các dụng cụ
bảo hiểm khác thì không cho máy hoạt động khi các tấm bảo hiểm này bị tháo ra

2.1.3. Gắn kim: (Chú ý: tắt động cơ điện trước khi gắn kim)
- Chọn chỉ số kim theo chỉ số chỉ và tính chất nguyên phụ liệu
- Quay puly máy, đưa trụ kim lên cao nhất, nới lỏng vít, giữ kim vẹt lõm phía phải
- Lắp kim hết cỡ (hết đốc) vào trụ kim
- Xiết chặt vít hãm
- Kiểm tra rãnh dài của kim ở bên trái
2.1.4. Điều chỉnh chiều dài mũi may:
- Xoay núm vặn điều chỉnh chiều dài mũi may cho đến số yêu cầu của mật độ chỉ
- Khi muốn giảm chiều dài mũi may, ta nhấn cần lại mũi xuống và giữ ở vị trí đó rồi
mới xoay núm điều chỉnh
- Khi quay núm điều chỉnh cùng chiều kim đồng hồ là tăng mật độ chỉ và ngược lại
2.1.5. Điều chỉnh lực căng chỉ:
a) Lực căng chỉ suốt:
- Vặn vít điều chỉnh lực căng theo chiều kim đồng hồ làm tăng chỉ suốt và ngược lại
b) Lực căng chỉ kim:
- Tùy theo tính chất nguyên liệu may
Bài 1:Máy may bằng 1 kim
[Khoa công nghệ may – Thời trang – Da giày] Page 12

- Chỉnh cụm đồng tiền

2.1.6. Điều chỉnh lực ép chân vịt:
- Nới lỏng nút ren, xoay núm điều chỉnh lực ép chân vịt theo chiều kim đồng hồ thì
làm tăng lực ép chân vịt và ngược lại
- Sau khi điều chỉnh xong thì xiết chặt nút ren
2.1.7. Điều chỉnh độ cao răng cưa:
a) Độ cao răng cưa được đo từ mặt tấm kim lên đỉnh răng cưa, khi răng cưa lên tận
cùng trên
b) Nếu răng cưa nhô quá cao: khi may vải mỏng sẽ làm nhăn vải (độ cao trung bình
0,7mm - 0,8mm)
c) Cách điều chỉnh độ cao răng cưa: nới lỏng vít của tay đòn, xê dịch cần răng cưa
lên hay xuống. Xiết chặt vít tay đòn
2.1.8. Điều chỉnh sự liên quan giữa kim và ổ:
a) Quay puly máy cho kim đến tận cùng dưới, nới lỏng vít hạ trụ kim
b) Điều chỉnh độ cao trụ kim
- Nếu dùng kim DB: cho vạch dấu A của trụ kim trùng với mép đáp của bạc trụ kim
dưới, sao cho đó xiết chặt vít.
- Nếu dùng kim DA: Cho vạch dấu của trụ kim trùng với mép đáy của bạc trụ kim
dưới, xiết chặt vít hãm
c) Điều chỉnh vị trí của ổ:
- Nếu dùng kim DB: nới lỏng 2 vít của ổ, quay puly máy cho trụ kim đi lên, cho
đỉnh mỏ ổ mằm ngang tâm kim và mỏ ổ cách kim 1 khoảng từ 0,04mm đến 0,1mm, xiết
chặt 2 vít hãm ổ
2.1.9. Điều chỉnh độ cao của trụ chân vịt:
- Nới lỏng vít hãm trụ chân vịt
- Điều chỉnh độ cao trụ chân vịt so với mặt tấm kim từ 0,7cm đến 01cm
- Xiết chặt vít hãm
2.1.10. Điều chỉnh lượng chỉ cung cấp cho mỗi mũi may
- Khi may vải dầy, chuyển đáp dẫn chỉ qua trái để tăng lượng chỉ được kéo vào từ
cuộn bởi cò giật chỉ
- Khi may vải mỏng chuyến đáp dẫn chỉ qua phải để giảm lượng chỉ vào từ cuộn

với cò giật chỉ
- Thông thường chỉnh đáp dẫn chỉ ở giữa
Bài 1:Máy may bằng 1 kim
[Khoa công nghệ may – Thời trang – Da giày] Page 13

4.2. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN
4.2.1. Chuẩn bị:
─ Sinh viên mang theo đầy đủ các dụng cụ, nguyên liệu theo yêu cầu.
─ Sinh viên chia nhóm thực hành(1 nhóm từ 5 đến 10 sinh viên)
4.2.2. Thực hiện:
4.2.2.1. Nhận dạng được các dạng mũi may thắt nút
301: đường may thẳng căn bản (Double lockstitch)
Mặt trên:



Mặt dưới:





302: đường may thẳng căn bản (Double lockstitch)
Mặt trên:

Mặt dưới:

306: đường may ziczac 2 mũi (Double lockstitch 4 stitch zigzag)
Mặt trên:


Mặt dưới:

308: đường may ziczac 3 mũi (Double lockstitch 6 stitch zigzag)
Mặt trên:

Mặt dưới:

4.2.2.2. Tìm hiểu cấu tạo của máy
Bài 1:Máy may bằng 1 kim
[Khoa công nghệ may – Thời trang – Da giày] Page 14

CẦN GẠT
C.VỊT = TAY
NÚM ĐIỀU
CHỈNH MẬT
ĐỘ CHỈ
CẦN LẠI
MŨI
TRỤ GẮN
KIM

CẦN GẠT C.VỊT
= CHÂN
BÀN ĐẠP
MÁY

Bài 1:Máy may bằng 1 kim
[Khoa công nghệ may – Thời trang – Da giày] Page 15

4.2.2.3. Bật, tắt máy

 Quan sát ổ cắm điện, dây điện, hộp công tắt (an toàn)
 Nhấn bàn đạp về phía sau (hoặc thả bàn đạp ra) để dừng
 Nhấn nút ON để khởi động máy
 Nhấn nút OFF để ngắt điện máy
 Chú ý: Khi ngắt điện môtơ vẫn còn chạy đà. Khi môtơ chạy hết đà, lúc đó
gọi là tắt máy hoàn toàn.

CÔNG TẮC
ĐIỆN
MÔ TƠ

4.2.2.4. Lắp kim
 Phải tắt máy hoàn toàn
 Quay puly để trụ kim lên vị trí cao nhất
 Lắp ốc kim
 Lắp kim vào trụ kim (lắp hết đốc, rãnh dài bên trái, rãnh ngắn bên phải)
 Vặn ốc thật chặt
4.2.2.5. May trên giấy theo mẫu (Giáo viên cung cấp)

Bài 1:Máy may bằng 1 kim
[Khoa công nghệ may – Thời trang – Da giày] Page 16


Bài 1:Máy may bằng 1 kim
[Khoa công nghệ may – Thời trang – Da giày] Page 17



Bài 1:Máy may bằng 1 kim
[Khoa công nghệ may – Thời trang – Da giày] Page 18



Bài 1:Máy may bằng 1 kim
[Khoa công nghệ may – Thời trang – Da giày] Page 19




Bài 1:Máy may bằng 1 kim
[Khoa công nghệ may – Thời trang – Da giày] Page 20


Bài 1:Máy may bằng 1 kim
[Khoa công nghệ may – Thời trang – Da giày] Page 21



Bài 1:Máy may bằng 1 kim
[Khoa công nghệ may – Thời trang – Da giày] Page 22


Bài 1:Máy may bằng 1 kim
[Khoa công nghệ may – Thời trang – Da giày] Page 23



Bài 1:Máy may bằng 1 kim
[Khoa công nghệ may – Thời trang – Da giày] Page 24



4.2.2.6. Lấy sản phẩm ra khỏi máy
 Dừng máy (nhấn bàn đạp về phía sau hoặc thả bàn đạp ra)
 Quay puly để kim lên khỏi mặt nguyên liệu và cò giật chỉ ở vị trí cao nhất
 Dùng chân đẩy cần gạt gối sang phải để nâng chân vịt lên cao
 Kéo nguyên liệu về phía trước
 Hạ chân vịt xuống
 Cắt chỉ
Bài 1:Máy may bằng 1 kim
[Khoa công nghệ may – Thời trang – Da giày] Page 25

4.2.2.7. Chỉnh thuyền
 Lắp suốt vào thuyền
 Chỉnh sức căng chỉ tương đối (không quá lỏng, không quá chặt)
 Cắt chỉ chừa chỉ thừa khoảng 5 Cm
4.2.2.8. Lắp thuyền vào máy may bằng 1 kim
 Dừng máy (nhấn bàn đạp về phía sau hoặc thả bàn đạp ra)
 Cằm bộ thuyền suốt (ngón cái ở bản lề thuyền, ngón trỏ, ngón giữa đối
diện)
 Đưa bộ thuyền suốt vào vị trí ổ máy, đẩy mạnh vào khớp (nghe tách)
 Muốn lấy bộ thuyền suốt ra ngoài thì sử dụng ngón cái tách bản lề thuyền
ra, sau đó cầm bản lề kéo bộ thuyền suốt ra ngoài
4.2.2.9. Lắp chỉ vào máy may bằng 1 kim
 Phải tắt máy hoàn toàn
 Lắp chỉ theo sự hướng dẫn của giáo viên
 Sỏ chỉ từ rãnh dài sang rãnh ngắn
 Nâng chân vịt lên, luồn chỉ vào chân vịt, hạ chân vịt xuống để đè chỉ kim
4.2.2.10. May thử trên vải
 Khởi động máy
 Nâng chân vịt lên
 Đưa nguyên liệu vào

 Hạ chân vịt xuống
 Nhấn bàn đạp về phía trước để may sản phẩm
 Khi may điều khiển nguyên liệu bằng đầu ngón tay (không kéo hoặc đẩy
nguyên liệu)
 Nhấn bàn đạp về phía sau (hoặc thả bàn đạp ra) để dừng
4.2.2.11. Hiệu chỉnh đường may. chữa các hư hỏng thông thường
Yêu cầu kỹ thuật
 Đường may có 2 mặt giống nhau
 May nhanh không đứt chỉ
 Mật độ mũi chỉ 5 mũi/Cm
 Vải không bị nhăn
 Thời gian thực hiện: 3 phút

×