Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

THUỐC bôi CORTICOID

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (288.28 KB, 6 trang )

THUỐC BÔI CORTICOID
Đại cương
Thuốc bôi corticoid được sử dụng đầu tiên năm 1952 bởi Sulzberger và Witten. Sau
khoảng 5 thập kỷ sử dụng, người ta đã biết được nhiều tác dụng điều trị cũng như những
tác dụng phụ của nó. Danh sách thuốc bôi corticoid ngày càng dài và danh sách bệnh sử
dụng những thuốc này ngày càng tăng. Hiện nay, các thuốc này được các nhà da liễu sử
dụng nhiều nhất.
Cấu trúc
Các hoạt chất corticoid trong các thuốc bôi đều có cấu trúc cơ bản như hình dưới đây.
Hình 1: Cấu trúc cơ bản của corticoid
Dẫn chất fluor thêm hoạt lực của corticoid nhưng tăng thêm hoạt tính giữ muối, nước.
Cơ chế tác dụng
Co mạch (vasoconstriction): thuốc bôi corticoid làm cho các mao mạch của hạ bì co lại,
giảm đỏ. Khả năng co mạch của thuốc liên quan chặt chẽ với khả năng chống viêm. Phân
loại thuốc theo hiệu lực dựa vào khả năng co mạch của thuốc.
Chống tăng sinh (antiproliferation): thuốc bôi corticoid ức chế tổng hợp DNA và phân
bào.
Ức chế miễn dịch (immunosuppression).
Chống viêm (anti-inflammation): corticoid ức chế phopholipase A2.
Phân loại
Theo hiệu lực
Thuốc bôi corticoid chia nhóm theo hiệu lực dựa trên khả năng co mạch
(vasoconstriction). Hiệu lực của thuốc dựa vào: hoạt chất, nồng độ thuốc (nồng độ càng
cao hiệu lực càng mạnh), dạng thuốc hay tá dược (các thuốc mỡ có độ kết dính cao hơn
nên thường có hiệu lực mạnh hơn các dạng thuốc khác có cùng thành phần và nồng độ).
Có hai phân loại: phân loại của Mỹ và phân loại của châu Âu.
Phân loại của Mỹ: Thuốc bôi corticoid chia thành 7 nhóm chính: từ nhóm có hiệu lực
mạnh nhất (nhóm 1) xuống dần đến nhóm có hiệu lực nhẹ nhất (nhóm 7).
Bảng 1: Phân loại thuốc bôi corticoid của Mỹ
Phân loại của châu Âu: phân thuốc bôi corticoid thành 4 nhóm: nhẹ, trung bình, mạnh và
rất mạnh.


Theo dạng thuốc
Ngày nay có rất nhiều dạng thuốc bôi corticoid khác nhau:
− Thuốc mỡ (ointment): khả năng ngấm sâu, dùng ở những vùng da dày như lòng bàn tay,
lòng bàn chân. Nhược điểm: gây bẩn quần áo, bết tóc, cảm giác nhờn, khó chịu.
− Thuốc kem (cream): ít nhờn hơn mỡ, dễ bôi hơn và có tính thẩm mỹ cao hơn so với mỡ.

Gel.

Hồ (paste).

Dung dịch (solution).

Dạng xịt (spray).

Dạng tạo bọt (foam).
− Băng (steroid-impregnated tape): hấp thu thuốc tốt hơn và tránh tác động gãi của bệnh
nhân.
Dạng gel và dung dịch dùng cho da đầu và những vùng râu.
Theo vị trí sử dụng
- Thuốc bôi ở niêm mạc.
- Thuốc bôi ở da.
Sử dụng trong lâm sàng
Lựa chọn thuốc dựa vào: chẩn đoán, vị trí, tuổi, khả năng tài chính của bệnh nhân.
Đáp ứng của một số bệnh da với các thuốc bôi corticoid: chia làm 3 nhóm: đáp ứng tốt,
đáp ứng vừa và đáp ứng ít. Nếu đáp ứng tốt thường chọn corticoid yếu, vừa; đáp ứng vừa
chọn corticoid vừa, mạnh; đáp ứng ít chọn corticoid mạnh, rất mạnh.
Bảng 2: Đáp ứng của một số bệnh với thuốc bôi corticoid
Việc lựa chọn thuốc bôi còn phụ thuộc vào vùng da cần điều trị: độ dày của lớp sừng và
mạch máu của vùng da đó ảnh hưởng đến đến sự hấp thu thuốc. Những vùng da mỏng hấp
thu thuốc cao hơn và dễ xảy ra những tác dụng phụ nhiều hơn ở những vùng da dày. Khả

năng hấp thu thuốc giảm dần theo thứ tự: niêm mạc, da bìu, mi mắt, mặt, thân người, chi,
bàn tay và bàn chân. Ví dụ: vùng mi mắt và da bìu hấp thu gấp 4 lần ở trán, gấp 36 lần ở
bàn chân, bàn tay. Vùng da bị viêm, ẩm ướt, trợt cũng làm tăng hấp thu thuốc. Không nên
dùng các thuốc bôi corticoid nhóm 1, 2 ở những vùng da hấp thu thuốc cao như mi mắt.
Việc lựa chọn thuốc còn tuỳ thuộc vào giai đoạn của bệnh. Ví dụ: tổn thương đang tiết
dịch thì không dùng các thuốc mỡ.
Không cần rửa vùng da trước khi bôi.
Nguy cơ ở trẻ em
Do tỷ lệ da/trọng lượng cơ thể cao hơn người lớn, da mỏng hấp thu nhanh, chuyển hoá
thuốc chậm, thuốc bôi ở vùng tã lót giống như biện pháp băng bịt dẫn đến tình trạng tăng
hấp thu, ức chế tuyến thượng thận. Nên người ta khuyến cáo khi dùng thuốc bôi corticoid
ở trẻ em thì dùng các thuốc có tác dụng yếu hoặc trung bình.
Phụ nữ có thai
Chưa có nghiên cứu nào ở người. Những nghiên cứu trên động vật cho thấy thuốc có thể
hấp thu toàn thân, ảnh hưởng đến chuyển hoá của thai nhi khi dùng thuốc bôi số lượng
lớn, băng bịt, sử dụng trong thời gian dài, sử dụng những thuốc có hoạt lực mạnh. FDA
khuyến cáo cẩn thận khi dùng thuốc bôi corticoid ở phụ nữ có thai.
Phụ nữ cho con bú: hiện nay người ta chưa rõ thuốc có bài tiết qua sữa hay không, nhưng
không dùng thuốc bôi ở ngực trước khi cho con bú.
Người cao tuổi: da mỏng và có thể teo da do tuổi tác làm tăng khả năng hấp thu thuốc
bôi, vì vậy phải cẩn thận khi dùng thuốc.
Cách dùng
Số lần sử dụng: các nhà da liễu thường kê đơn 2 lần/ngày, có thể sử dụng 1-3 lần ngày.
Định lượng thuốc bôi
Khi kê đơn các nhà da liễu thường dựa vào diện tích tổn thương và dạng thuốc để định
lượng tổng lượng thuốc bôi của cả đợt điều trị. Thuốc mỡ bôi được diện tích rộng hơn
dạng kem.
Có nhiều cách định lượng:
- 1 gram kem bôi diện tích 10x10cm.
- Cách định lượng khác: Đơn vị đầu ngón tay (FTU - fingertip unit): đầu ống tube đường

kính 5mm, nặn thuốc từ đầu ngón tay đến ranh giới giữa ngón 2 và ngón 3. 1 FTU ở
người lớn xấp xỉ khoảng 0,5gram. 1 FTU bôi được diện tích bằng 2 mặt của 1 bàn tay.
Khi kê đơn có thể định lượng thuốc theo đơn vị FTU như hình vẽ dưới đây:
Hình 3: Định lượng thuốc bôi corticoid khi kê đơn thuốc
Băng bịt (Occlusive therapy)
Tiến hành: Làm sạch vùng da cần điều trị. Bôi thuốc lên vùng da cần điều trị ngay cả khi
da còn ẩm và dùng nilông bao phủ. Cố định bằng băng.
Thời gian 2-8 giờ (thường được tiến hành vào thời gian ngủ).
Băng bịt có thể làm cho hiệu quả của thuốc tăng lên gấp 100 lần so với không băng bịt.
Các thuốc bôi nhóm 1 không nên sử dụng băng bịt.
Trước khi băng bịt phải loại trừ những nhiễm khuẩn tại chỗ.
Tác dụng phụ
Phụ thuộc vào độ mạnh của thuốc, vùng da, phần trăm diện tích da của cơ thể, tuổi, tần số
sử dụng, thời gian điều trị, có bị băng bịt hay không.
Tác dụng tại chỗ:
Teo da và rạn da (Atrophy, Striae): do tác dụng chống tăng sinh gồm teo thượng bì, phá
vỡ các sợi đàn hồi, giảm tổng hợp collagen và mucopolysaccharides. Đây là tác dụng phụ
thường gặp nhất, gặp khi sử dụng thời gian kéo dài trên 3-4 tuần và ở những vùng da ẩm
ướt, băng bịt như ở nách, bẹn. Hạn chế tác dụng phụ bằng cách:
- Hướng dẫn bệnh nhân tự theo dõi khi dùng thuốc.
- Sử dụng cách quãng: ví dụ như bôi thuốc có tác dụng mạnh 2 ngày/lần vào những ngày
cuối tuần.
- Dùng đồng thời với dung dịch ammonium lactat 12%.
Trứng cá (Steroid Acne): sẩn viêm, mụn mủ tương đối giống nhau, thường thấy ở mặt,
ngực lưng.
Trứng cá đỏ, viêm da quanh miệng (rosacea/perioral and periocular dermatitis).
Dãn mạch (Telangiectasia).
Rậm lông (Hypertrichosis).
Giảm sắc tố (hypopigmentation).
Viêm nang lông (Folliculitis).

Bật bóng (rebound).
Hiện tượng nhờn thuốc (tachyphylaxis): thuốc kém tác dụng sau 1 thời gian dài sử dụng.
Xuất huyết (Purpura): có thể gặp khi sử dụng ở những vùng da mỏng.
Viêm da tiếp xúc dị ứng (allergic contact dermatitis): ít gặp và thường chủ yếu do tá dược.
Các chất gây viêm da tiếp xúc dị ứng: Parabens, polyethylen glycol, benzyl alcohol
Nhiễm trùng: băng bịt thuốc sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng của bệnh nhân.
Nhiễm nấm.
Mắt: glaucoma, cườm mắt.
Tác dụng toàn thân: thuốc bôi corticoid có thể gây ra những tác dụng phụ toàn thân khi
dùng kéo dài, dùng thuốc bôi có hiệu lực mạnh, băng bịt, nhất là khi dùng ở trẻ em.
Suy giảm trục dưới đồi – tuyến yên – thượng thận.
Hội chứng Cushing.
Chậm phát triển ở trẻ em (growth retardation).
Loãng xương (Osteoporosis).
Tăng huyết áp.
Đái tháo đường.
Chứng sợ corticoid (glucocorticoidphobia): bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân sợ tác
dụng phụ của thuốc một cách quá mức và từ chối dùng thuốc, không tuân thủ điều trị.
Tương tác thuốc
Không có sự tương tác thuốc. Vì vậy, chúng có thể được kết hợp với các thuốc khác như
thuốc chống nấm, kháng sinh, thuốc bạt sừng bong vảy.
Kết luận
Có thể nói rằng thuốc bôi corticoid đã làm nên một cuộc cách mạng trong lĩnh vực điều trị
của ngành da liễu. Tuy nhiên, nó cũng đã đem lại không ít phiền toái. Vì vậy:
− Các nhà dược lý đang nghiên cứu những thuốc bôi corticoid (hoạt chất và tá dược) có
tác dụng tốt và hạn chế những tác dụng phụ.
− Các nhà da liễu phải nắm được chỉ định, tác dụng, tác dụng phụ của thuốc để tránh lạm
dụng thuốc và hạn chế những tác dụng phụ của thuốc.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×