Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Kiểm tra giữa kì 2 - địa 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.4 KB, 4 trang )

KIỂM TRA HỌC KÌ II – ĐỊA LÝ 11
Ngày soạn: 20/04/2013
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Bài kiểm tra nhằm hệ thống và kiểm tra những kiến thức mà các em đã được học
trong ba bài: Nhật Bản, Trung Quốc, Đông Nam Á
2. Kỹ năng
Kiểm tra học sinh các kỹ năng
- Tổng hợp kiến thức và liên hệ thực tế
- Vẽ biểu đồ và nhận xét biểu đồ
- Nhận xét bảng số liệu
3. Thái độ
Rèn luyện cho học sinh thái độ nghiêm túc trong thi cử và tự học, tự nghiên cứu
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: Tự luận
III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
Cấp độ thấp Cấp độ cao
Đông Nam Á Hiểu được
những thuận
lợi và khó
khăn mà điều
kiện tự nhiên
mang lại cho
nền kinh tế
Đông Nam Á
1 câu = 4đ
Nhật Bản Trình bày
được đặc
điểm dân cư
xã hội Nhật
Bản


Hiểu được
đặc điểm dân
cư xã hội đã
trở thành
động lực phát
triển kinh tế
Nhật Bản
1 câu = 2đ 1 câu = 1đ
Trung Quốc Vẽ biểu đồ và
nhận xét
được sự thay
đổi GDP của
Trung Quốc
giai đoạn
1985 - 2004
1 câu = 3đ
TSĐ = 10Đ 20% = 2Đ 50% = 5Đ 30% = 3Đ 0% = 0Đ
IV. ĐỀ KIỂM TRA
Câu 1 : ( 3 điểm) Trình bày đặc điểm dân cư Nhật Bản? Tại sao đức tính cần cù, có
tinh thần trách nhiệm cao, coi trọng giáo dục đã trở thành động lực quan trọng
trong việc phát triển kinh tế Nhật Bản?
Câu 2: (4 điểm) Phân tích những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lý và điều kiện
tự nhiên của Đông Nam Á đối với sự phát triển kinh tế?
Câu 3: (3 điểm) Cho bảng số liệu:
Cơ cấu GDP của Trung Quốc thời kì 1985 - 2004
Ngành
1985 1995 2004
Tổng GDP (tỉ USD)
239 697,6 1649,3
Nông lâm ngư nghiệp (%)

28,4 20,5 14,5
Công nghiệp – xây dựng (%)
40,3 48,8 50,9
Dịch vụ (%)
31,3 30,7 34,6
a. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP của Trung Quốc trong giai đoạn 1985 – 2004
b. Từ biểu đồ đã vẽ, rút ra nhận xét cần thiết
V. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1: Những đặc điểm dân cư Nhật Bản (2 điểm)
- Dân số đông, quy mô dân số ngày càng giảm
- Tốc độ gia tăng dân số tự nhiên thấp
- Xu hướng già hóa dân số
- Đặc điểm lao động Nhật Bản: cần cù, tiết kiệm, có tinh thần trách nhiệm cao,
thích ứng nhanh với khoa học công nghệ
• ( 1 điểm) Những đức tính cần cù, có tinh thần trách nhiệm cao, coi trọng giáo
dục trở thành động lực quan trọng trong phát triển kinh tế Nhật Bản vì :
- Đất nước có nhiều khó khăn về tự nhiên thì ý chí và nghị lực của người dân
là vô cùng quan trọng
- Coi trọng giáo dục => Nhật Bản là một trong những quốc gia có trình độ dân
trí cao nhất thế giới, là tiền đề cho cải tiến kĩ thuật, phát triển các ngành có
hàm lượng khoa học kĩ thuật cao
- Nền kinh tế Nhật Bản phát triển theo hướng sử dụng triệt để những đức tính
đó
Câu 2: Những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên Đông
Nam Á đối với sự phát triển kinh tế
a. Thuận lợi
- Là cầu nối giữa lục địa Á - Âu với lục địa Úc, là cầu nối giữa Ấn Độ Dương
và Thái Bình Dương (0,5đ)
- Đông Nam Á nằm ở nơi giao thoa của các nền văn hóa lớn trên thế giới
(0,5đ)

- Khí hậu nóng ẩm, hệ đất phong phú, mạng lưới sông ngòi dày đặc, lưu lượng
lớn thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới. (0,5đ)
- Trừ Lào, tất cả các quốc gia đều giáp biển, thuận lợi cho phát triển tổng hợp
kinh tế biển (0,5đ)
- Nằm trong vành đai sinh khoáng của thế giới nên giàu có về khoáng sản, rất
thuận lợi cho phát triển công nghiệp (0,5đ)
- Tài nguyên rừng rất phong phú, lâm nghiệp có điều kiện để phát triển (0,5đ)
b. Khó khăn
- Tài nguyên thiên nhiên đa dạng, vị trí địa lý thuận lợi, nên Đông Nam Á trở
thành nơi cạnh tranh ảnh hưởng của các đế quốc lớn trên thế giới (0,5đ)
- Thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai: động đất, núi lửa, sóng thần,
bão, lũ lụt (0,5đ)
Câu 3:
a. Vẽ biểu đồ (2 điểm)
- Vẽ biểu đồ tròn, 3 hình tròn tương ứng với 3 năm
- Yêu cầu: vẽ đúng, trực quan, có đầy đủ các yếu tố trên biểu đồ
b. Nhận xét
- Tổng GDP của Trung Quốc từ năm 1985 – 2004 ngày càng tăng (0,25đ)
- Khu vực II đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu GDP (0,25đ)
- Có sự chuyển dịch trong cơ cấu GDP Trung Quốc (0,25đ)
- Giải thích (0,25đ)

×