Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Cảm nhận về hình tượng sông Hương qua bài kí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.78 KB, 4 trang )

Sharing the value
Đề: Cảm nhận về hình tượng sông Hương qua bài kí “Ai
đã đặt tên cho dòng sông”
MB
1. Giới thiệu tác giả
- HPNT – nhà trí thức yêu nước với phong cách văn chương đậm chất Huế
- Sáng tác của ông có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và trữ tình,
giữa nghị luận sắc bén với tư duy đa chiều được tổng họp từ vốn kiến thức
phong phú. Tất cả đều được thể hiện qua lối hành văn hướng nội, súc tích,
mê đắm và tài hoa
2. Giới thiệu tác phẩm
Bài kí được viết vào tháng 1/1981, in trong tập sách cùng tên, thể hiện rõ
phong cách của nhà văn
3. Giới thiệu khái quát về dòng sông
TB
1. Vẻ đẹp của cảnh sắc sông Hương
A, Ở thượng nguồn
- Khác với những nha văn khác, HPNT đã nhìn sông Hương trong mối quan hệ
đặc biệt với dãy Trường Sơn
- Sông Hương hiện lên với những tiết tấu hùng tráng, dữ dội của bản trường ca
rừng già: “rầm rộ”, “mãnh liệt”, “cuộn xoáy”, phóng khoáng man dại như cô
gái Di gan những cũng có lúc lại dịu dàng, say đắm giữa những dặm dài chói
lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng
 Vẻ đẹp của một sức sống mãnh liệt, hoang dại nhưng lại rất đỗi trữ
tình. Tg gọi đó là “phần tâm hồn sâu thẳm” mà dòng sông ko muốn
bộc lộ nên khi ra khỏi cửa rừng đã đóng kín lại và ném chìa khóa
trong những hang đá dưới chân núi Kim Phụng
Sharing the value
B, Ra khỏi cửa rừng, sông Hương như một cô gái đẹp nằm ngủ mơ màng
giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại vừa được đánh thức bởi người tình
mong đợi


- Nên nó bừng lên sức trẻ và niềm khao khát của tuổi thanh xuân nên chuyển
dòng liên tục qua hàng loạt động từ: chuyển, vòng, uốn, vẽ, ôm, xuôi, vượt,
trôi…
- Trong sự chuyển dòng ấy, sông Hương ánh lên nhiều vẻ đẹp khác nhau: vẻ
đẹp của “sắc nước trở nên xanh thẳm” khi nó vượt qua một lòng vức sâu dưới
chân núi Ngọc Trản, vẻ đẹp “dòng sông mềm mại như tấm lụa” khi qua đồi
vọng cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo; vẻ đẹp của những mảng phản quang đầy
màu sắc “sớm xanh, trưa váng, chiều tím” khi chảy qua những ngọn đồi phía
Tây Nam thành phố, “vẻ đẹp trầm mặc” “như triết lý như cổ thi” khi dòng
sông lặng lẽ chảy dưới chân những rừng thông u tịch”
C, Khi về đến ngoại ô thành phố, sông Hương ‘vui tươi hẳn lên” vì nó đã
nhìn thấy bóng dáng của người tình mong đợi là chiếc cầu trắng của
thành phố in ngần trên nền trời như những vành trăng non.
Nó không còn băn khoăn trăn trở nữa mà kéo một nét thẳng thực yên tâm
theo hướng Tây Nam – Đông Bắc về phía chiếc cầu.
D, Khi giáp mặt thành phố Huế, sông Hương uốn một cánh cung thật nhẹ
sang đến cồn Hến, làm dòng sông mềm hẳn đi “như một tiếng vâng ko
nói ra của tình yêu”  Cái e lệ, duyên dáng, tình tứ, kín đáo của Huế
E, Khi chảy vào thành phố Huế
- Nó tỏa ra những nhánh sông đào mang nước đi khắp phố thị. Trên những
nhánh sông ấy, dưới những gốc đa, gốc cừa cộ thụ lập lòe trong đêm sương
ánh lửa thuyền chài tạo nên vẻ đẹp cổ kính của Huế mà không một thành
phố hiện đại nào còn nhìn thấy được.
- Qua Huế, sông Hương trôi đi chậm, thực chậm, cơ hồ chỉ còn là một bờ hồ
yên tĩnh. Tg đã so sánh điệu chảy của sông Hương với sông Nê va, liên tưởng
đến câu nói của Heraclit, đến trăm nghìn cánh hoa đăng đêm hội rằm tháng 7
từ điện Hòn Chén trôi về, đến hình ảnh một người tài nữ đánh đàn lúc đêm
khuya để làm nổi bật cái điệu chảy lặng lờ của sông Hương – điệu slow tình
cảm mà sông Hương dành riêng cho Huế.
Sharing the value

G, Khi rời kinh thành Huế
- Đang trôi xuôi về phía Vĩ Dạ xanh biếc tre trúc, sông Hương bỗng đột ngột
đổi dòng rẽ hướng để gặp lại Huế lần cuối ở góc thị trấn Bao Vinh xưa cổ.
- Tấc giả ví cái phút dùng dằng trước khi về với biển cả ấy như cái phút nàng
Kiều trở lại tìm chàng Kim trong đêm tình tự.  sự gắn bó, cái chất người
đến kì lạ của sông Hương.
2. Sông Hương nhìn từ góc độ văn hóa
- Toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế đã sinh thành trên mặt nước sông
Hương…
- Sông Hương và nhạc Huế đã ảnh hưởng tới Truyện Kiều của Nguyễn Du.
(Câu chuyện nghệ nhân già…)
- Sông Hương còn là dòng sông của thi ca, dòng sông không bao giờ tự lặp lại
mình trong cảm hứng của các thi sĩ.
3. Sông Hương trong mối quan hệ với lịch sử: Sông Hương là dòng sông
của sử thi viết giữa mà cỏ lá xanh biếc.
- Sử thi: vì sông Hương mang vẻ đẹp của bản hùng ca ghi dấu những thế kỉ
quang vinh của dân tộc: …  Nó đã nhận được những lời chia buồn sâu sắc
cũng như những lời ngợi ca xứng đáng với chiến công và sự hi sinh của nó
- “Sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc”: sử thi mà trữ tình, là bản hùng ca
nhưng là bản hùng ca dịu dàng, tươi mát.
+ Sau khi tự hiến đời mình làm những chiến công, sông Hương lại trở về với
cuộc sống bình thường, “làm một người con gái dịu dàng của đất nước”
+ Màu áo điều lục: màu xanh chàm lồng màu đỏ bên trong – sự sống hiền
hòa, dịu dàng, bất diệt vẫn là mạch sống chính của sông Hương, của xứ Huế.
4. Vẻ đẹp của những người con gái
Sharing the value
- Người con gái nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại vừa
được đánh thức bởi người tình mong đợi
- Người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya gợi điệu chảy lặng lờ của sông Hương
khi qua thành phố Huế

- Là nàng Kiều trở lại tìm chàng Kim trong đêm tình tự gợi lòng chung thủy
của dòng sông
- Có lúc lại là cô gái Digan phóng khoáng và man dại  cô gái Huế mãnh liệt
và dịu dàng, tình tứ mà kín đáo, đa tình mà chung thủy.
- Là người con gái dịu dàng của đất nước trong cuộc sống thường nhật.
 Công trình mỹ thuật tuyệt vời của tạo hóa, mẹ phù sa của một vùng văn
hóa xứ sở - biểu tượng cho vẻ đẹp, chất thơ của xứ Huế
4. Về nghệ thuật
A, Miêu tả sông Hương theo trình tự từ thượng nguồn đến khi chia tay
kinh thành Huế, bộc lộ những vẻ đẹp khác nhau của dòng sông.
B, Việc liên tưởng sông Hương như những người con gái với những dòng
chảy cong cong…
C, Tg sử dụng vốn văn hóa đa dạng, nhiều chiều
D, Nghệ thuật nhân hóa so sánh
E, Vốn ngôn ngữ giàu có, câu văn dồi dào cảm xúc, đầy chất thơ
KB
(Đã tham khảo)

×