Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

phân tích phần 1 bài thơ Tây Tiến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.4 KB, 3 trang )

Sharing the value
Phân tích đoạn thơ sau để làm rõ cảnh sắc thiên nhiên Tây Bắc và
những cuộc hành quân gian khổ của đoàn quân Tây Tiến.
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”
I. Mở bài
1. Giới thiệu tác giả
Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài nhưng trước hết là một nhà thơ có hồn thơ vừa hồn
nhiên vừa tinh tế, mang vẻ đẹp hào hoa phóng khoáng, đậm chất lãng mạn, đặc biệt là
khi ông viết về người lính Tây Tiến và xứ Đoài (Sơn Tây) của mình.
2. Giới thiệu tác phẩm
Tây Tiến là bào thơ thể hiện sâu sắc phong cách của Quang Dũng được in trong tập
Mây đầu ô viết năm 1948 lúc Quang Dũng đã rời xa đoàn quân Tây Tiến một thời gian.
Bài thơ thể hiện nỗi nhớ cồn cào da diết về núi rừng miền Tây và đoàn quân Tây Tiến.
3. Giới thiệu đoạn trích
Đoạn trích thuộc phần đầu bài thơ, miêu tả những cuộc hành quân của người lính trên
nền thiên nhiên hùng vĩ dữ dội qua đó khắc họa vẻ đẹp kiêu hùng hào hoa của đoàn
quân.
II. Thân bài
Ra đời từ những năm đầu kháng chiến chống Pháp, cùng một đề tài người lính với
Nhớ của Nguyên Hồng, Đồng Chí của Chính Hữu nhưng Tây Tiến của Quang Dũng
vẫn có một gương mặt riêng thật khó quên, mang đậm hào khí lãng mạn của một thời,
gắn với một giai đoạn lịch sử đấu tranh anh dũng của dân tộc.
Tây Tiến không có một sáng tạo gì khác thường, đột xuất mà vẫn là sự tiếp tục của
dòng thơ ca lãng mạn nhưng đã được tác giả thổi vào một hồn thơ rất mới và rất trẻ,
khác hẳn với những tiếng thơ bi lụy, não nùng trước đó. Tây Tiến nhắc nhở một thời
gian khổ và oanh liệt của lịch sử đất nước nhưng được thể hiện theo cách riêng đặc
sắc của ngòi bút Quang Dũng với tâm trạng cụ thể: nỗi nhớ đồng đội trong đoàn quân
Tây Tiến. Chính niềm thương nhớ máu thịt và niềm tự hào chân thành của Quang
Dũng về những người đồng đội của ông là âm hưởng chủ đạo của bài thơ, khiến


người đọc cảm động sâu xa.
1. Nỗi nhớ ấy mở ra từ đầu bài thơ:
"Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi"
a/ - Hai câu thơ khép lại với âm "ơi" -> thanh bằng ngân dài một nỗi nhớ mênh
mang
- "Sông Mã" xuất hiện đầu tiên -> xác định đối tượng của nỗi nhớ là bãi chiến
trường xưa
Sharing the value
- Hai câu thơ tiếp theo làm rõ nỗi nhớ ấy qua hai chữ nhớ:
+ Chữ nhớ 1 xác định không gian của nỗi nhớ: không gian của núi cao vực
thẳm, thác gầm thét, cọp trêu người cũng là không gian của "hoa", của
hương nếp xôi
+ Chữ nhớ 2 xđ tính chất của nỗi nhớ "nhớ chơi vơi". Đó là nỗi nhớ lơ lửng
nhưng đầy ắp, trải dài theo con đường mà đoàn quân đã đi qua.
b/ Phía sau nỗi nhớ ấy hiện lên không gian của núi rừng miền Tây và hình ảnh
đoàn quân:
" Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi"
- Hình ảnh "sương lấp đoàn quân mỏi" vẽ lên gương mặt đoàn quân dãi dầu mỏi
mệt sau một chặn hành trình dài như chìm lấp trong màn sương dày đặc của
Sài Khao.
- Nhưng "hoa về trong đêm hơi" đã xua đi cái mệt mỏi ấy, mang đến cho đoàn
quân sự thư thái tâm hồn, gợi nên chất hào hoa lãng mạn ở người lính.
2. Bốn câu thơ tiếp theo nói về những cuộc hành quân gian khổ nơi rừng núi.
a/ Những dốc núi được miêu tả đặc sắc qua đôi mắt của người trong cuộc:
- Câu thơ "Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm":
+ Điệp từ dốc, ngát nhịp 4/3, các từ láy tượng hình khúc khuỷu, thăm thẳm >
Nổi lên những đèo dốc điệp trùng, quanh co, gập ghềnh, đứt nối.
+ Âm điệu: 5 thanh trắc trong một dòng thơ 7 chữ-> gợi tả thành công con

đường hành quân hết dốc rồi lại dốc, vừa mô phỏng hơi thở nặng nhọc của
những người đang vượt dốc.
- Câu thơ "Heo hút cồn mây súng ngửi trời": độ cao của dốc núi. Độ cao ấy
được hình dung qua:
+ Hình ảnh "cồn mây": chỉ có ở một độ cao nhất định thì mây mới đọng lại
thành cồn trên đỉnh núi, và tạo nên cái heo hút đặc trưng của chiều cao
+ Hình ảnh nhân hóa "súng ngửi trời": những người lính vượt qua đỉnh dốc
như đang đi trên mây, mũi súng chạm tới đỉnh trời. -> nét tinh nghịch hồn
nhiên của họ.
- "Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống": Nhịp thơ 4/3 kết hợp thủ pháp đối
lập -> hình ảnh một dốc núi vút lên cao rồi đổ xuống gần như thẳng đứng.
b/ Câu thơ "Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi" ko trực tiếp tả núi.
- Nhưng những người lính phải ở một độ cao nhất định mới thấy trước mắt
mình là không gian bao la của những cơn mưa mờ mịt
- Câu thơ cuối với rất nhiều thanh bằng nghe như hơi thở nhẹ nhõm xủa người
lính đã vượt qua dốc núi, ngồi ngắm mưa rơi.
3. Hai câu thơ tiếp theo nói về cái chết của người lính
Sharing the value
"Anh bạn dãi dầu ko bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời"
a/ Chữ "dãi dầu" đã thâu tóm mọi gian khổ mà người lính trải qua
"Không bước nữa" là giới hạn của sự chịu đựng
-> Một sự giằng co rất lớn giữa ý chí con người và thiên nhiên khắc nghiệt, dẫn
đến hình ảnh bi hùng của cái chết
b/ "Gục lên súng mũ bỏ quên đời"
- Bi vì con người đã ko áp đảo được khó khăn nhưng hùng vì ko để cho gian
khổ khuất phục.
- Ba chữ "bỏ quên đời": quan niệm coi thường cái chết
=> Miêu tả sự hi sinh nhưng Quang Dũng không hề né tránh, dùng cách nói
ước lệ, chi tiết hình ảnh rất thực nhưng ko hề bi lụy mà rất bi tráng bởi tinh

thần và tư thế hi sinh của người lính.
4. Hai câu sau lại tiếp tục gợi lên vẻ hoang sơ, dữ dội bí mật của núi rừng:
"Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người"
a/ Các từ láy "chiều chiều", "đêm đêm" chỉ thời gian lặp lại cùng với pháp nhân
hóa "thác gầm thét", "cọp trêu người" làm hiện lên một không gian náo động dữ
dội. Sự nguy hiểm ko chỉ trải rộng trong không gian mà còn trải dài theo thời
gian.
b/ Chiều chiều đêm đêm là thời gian núi rừng hiễn ra với tất cả sự dữ dằn của nó.
Đối với những chàng trai Tây Tiến đến từ Hà Nội thì đây là một ấn tượng ko thể
nào quên.
5. Khép lại đoạn thơ là một kỉ niệm đầm ấm tình quân dân
a/ Đó là lúc người lính dừng chân, quây quần bên nồi cơm lên khói bên hương thơm
nếp xôi ở một bản làng nào đó
b/ Từ cảm thán "Nhớ ôi" đứng đầu câu thơ trực tiếp bộc lộ một nỗi nhớ bất chợt cồn
lên rồi vỡ òa ra khiến câu chữ cũng trở nên nhòe mờ với một "mùa em" đầy gợi cảm.
6. Về nghệ thuật (Phần này các em nhớ phân tích ra)
a/ Bút pháp lãng mạn nhưng ko thoát ly hiện thực
b/ Hình ảnh giàu sức gợi, có giá trị cao
c/ Ngôn ngữ có sự đan đẹt 2 chất liệu ngôn từ. Một bên là những hình ảnh về sự dữ dội,
một bên là về hình ảnh lãng mạn của núi rừng
d/ Thể thơ thất ngôn với nhịp 4/3, cứ một cây kết thúc vần bằng lại một câu kết thúc
vần trắc.
III. Kết bài
(Đã tham khảo)

×