Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

5-Bộ đề, ĐA ôn thi Văn tháng cuối

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (308.86 KB, 11 trang )

BỘ ĐỀ THI THỬ HỖ TRỢ GIÁO VIÊN GIÚP HỌC SINH TỰ HỌC
ÔN THI CẤP TỐC THÁNG CUỐI TỪ 21-5-2015
( dành cho thầy cô và HS chưa chia sẻ với người viết)
Thầy ( cô ) và các em học sinh nào có nhu cầu tìm đọc 100 đề đọc hiểu, 30 đề thi thử dạng
so sánh và ý kiến bàn về văn học có đáp án, xin liên hệ qua Thầy giáo có địa chỉ Email
và gọi DĐ Số 01223745614 được giải đáp. Tài liệu (có phí)
chuyển qua Email của thầy/cô. Thầy(cô) vui lòng khi gửi Email ghi rõ Họ và tên, Địa chỉ nơi công
tác ( Trường, xã, huyện, tỉnh…) , số Di động cá nhân để được phản hồi những thông tin chi tiết
hơn.


ĐỀ THI THỬ QUỐC GIA THPT
MÔN: NGỮ VĂN KHỐI 12
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)

Vì sao Sơn Đoòng mê hoặc du khách?

(1) Huyền bí và mênh mông đủ làm choáng ngợp, vẻ đẹp của Sơn Đoòng được báo chí quốc tế
cho rằng xứng đáng với số tiền mà du khách đã bỏ ra khi khám phá nơi đây. Hang Sơn Đoòng dài
khoảng 9km, có rừng rậm nhiệt đới và dòng sông. Không gian bên trong hang có thể chứa được một
tòa nhà 40 tầng.
(2) Nhưng điều quan trọng mà nhiều người chưa biết đến là việc hình thành hang động Sơn
Đoòng không phải theo cách truyền thống - đá vôi bị hoà tan bởi nước mưa, lâu dần theo thời gian
hàng triệu năm, nước bào mòn các hoà tan thành hang động vĩ đại. Với "siêu hang động" Sơn Đoòng,
câu chuyện ở một hướng khác. Sơn Đoòng nằm trên một đường đứt gãy hướng Bắc - Nam, chính trục
đứt gãy này tạo điều kiện cho hang động lớn nhất thế giới này hình thành một cách mạnh mẽ qua dòng
chảy không gì cản được của dòng nước lũ và bào mòn thành hang động tuyệt vời mà các nhà khoa học
gọi là “Một vũ trụ bị bỏ quên nằm ẩn mình trong một hệ sinh thái độc đáo. Điều này không được tìm
thấy ở bất kỳ nơi nào khác trên hành tinh này”. Các nhà khoa học Mỹ ví von, đây như là “chén thánh”
đối với các nghiên cứu sinh học, địa mạo trái đất.


(Theo )
Đọc văn bản trên và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4:
1/ Địa danh Sơn Đoòng thuộc tỉnh Quảng Bình là đúng hay sai? Xác định phong cách ngôn
ngữ của văn bản?
2/ Nêu thao tác lập luận và xác định câu chủ đề trong đoạn văn (1),
3/ Câu văn đá vôi bị hoà tan bởi nước mưa, lâu dần theo thời gian hàng triệu năm, nước bào
mòn các hoà tan thành hang động vĩ đại thuộc thành phần gì trong đoạn văn (2)? Nêu hiệu quả nghệ
thuật của thành phần đó?
4/ Viết đoạn văn ngắn( từ 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ của Anh/chị trong việc giữ gìn, bảo vệ
và khai thác danh thắng Sơn Đoòng.

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ câu 5 đến câu 7:
"Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất,
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi."
( Trích Vội vàng- Xuân Diệu)
5/ Xác định thể thơ của văn bản?
6/ Các từ tắt nắng, buộc gió được phối thanh như thế nào? Nêu hiệu quả nghệ thuật việc phối
thanh đó?
7/Xác định các dạng phép điệp trong văn bản? Nêu ý nghĩa nghệ thuật của các dạng phép điệp
đó?
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)
Anh/chị hãy suy nghĩ về câu nói: “Đừng bao giờ ném bùn vào người khác. Bạn có thể
ném trượt nhưng tay bạn chắc chắn bị bẩn”
Câu 2. (4,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp riêng qua hai đoạn thơ :
“Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng

Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?
Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay ”
( Trích Việt Bắc, Tố Hữu)
Con sóng dưới lòng sâu,
Con sóng trên mặt nước,
Ôi con sóng nhớ bờ,
Ngày đêm không ngủ được,
Lòng em nhớ đến anh,
Cả trong mơ còn thức.

Dẫu xuôi về phương bắc,
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ,
Hướng về anh - một phương.
( Trích Sóng, Xuân Quỳnh)

-HẾT-

ĐỀ THI THỬ QGTHPT NGỮ VĂN NĂM 2015

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
(1)Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa
( Trích Bếp lửa-Bằng Việt)
(2)Tôi đi lính, lâu không về quê ngoại

dòng sông xưa vẫn bên lở bên bồi
Khi tôi biết thương bà thì đã muộn
Bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi!
(Trích Đò Lèn – Nguyễn Duy)

Đọc 2 văn bản trên và thực hiện những yêu cầu sau từ câu 1 đến câu 4:
1/ Xác định phương thức biểu đạt chính và giọng thơ trong văn bản(1) và (2)?
2/ Xác định từ láy và nêu hiệu quả nghệ thuật các từ láy đó trong văn bản (1)?
3/ Nêu nét riêng trong tình cảm “thương bà” của mỗi nhà thơ?
4/ Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ cảm xúc “thương bà” của riêng Anh/chị.
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 5 đến câu 8 :
(1) Tiếng khèn theo đồng bào lên nương, xua tan đi những nhọc nhằn của lao động. Tiếng
khèn rộn rã trong ngày hội mùa, báo hiệu một cuộc sống ấm no, và tiếng khèn tha thiết gọi tình yêu
đến bên con người. Tiếng khèn ấy thực sự trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu được của
người Mông ở miền núi xứ Thanh.
(2)Người Mông ở Thanh Hóa có nguồn gốc di cư từ miền núi Tây Bắc xuống. Họ sinh sống rải
rác tại các huyện vùng cao Mường Lát, Quan Sơn, Quan Hóa. Ngày nay, trong đời sống của mình,
người Mông ở miền núi xứ Thanh vẫn còn lưu giữ được những nét văn hóa truyền thống lâu đời của
cha ông. Trong đời sống sinh hoạt âm nhạc của mình, người Mông sử dụng rất nhiều loại nhạc cụ đơn
giản và giàu tính biểu cảm, từ chiếc sáo mèo cho tới khèn môi và khèn lá, nhưng ấn tượng và đặc sắc
nhất vẫn là cây khèn
( Theo - Việt Ba)

5/ Kể tên các nhạc cụ được giới thiệu trong văn bản trên?
6/ Câu chủ đề của đoạn văn (1) là gì?
7/ Xác định các từ láy và nêu hiệu quả nghệ thuật các từ láy đó trong đoạn văn (1)?
8/ “Tiếng khèn” trong văn bản gợi cho anh(chị) nhớ đến câu thơ nào trong bài thơ Tây Tiến của
Quang Dũng?

Phần II. Làm văn (7,0 điểm)

Câu 1. (3,0 điểm)
Trong lời dạy của Phật giáo có câu:
“Đạo đức là ngọn đèn sáng chiếu rọi phẩm cách một người. Đạo đức không phải là roi vọt
dùng để hành hạ, làm nhục, làm khổ người ta.”
Suy nghĩ của Anh / chị về ý nghĩa câu nói trên ( bài viết khoảng 600 từ).
Câu 2. (4,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về chi tiết nồi “chè khoán” của bà cụ Tứ trong truyện “Vợ nhặt”( Kim
Lân) và “xương rồng luộc chấm muối” trong lời kể của nhân vật người đàn bà hàng chài truyện “Chiếc
thuyền ngoài xa”( Nguyễn Minh Châu).

ĐỀ THI THỬ QUỐC GIA THPT NĂM 2015
Môn: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)

(1)Em ơi em!
Hãy nhìn rất xa
Vào bốn ngàn năm Đất Nước
Năm tháng nào cũng người người lớp lớp
Con gái, con trai bằng tuổi chúng ta
Cần cù làm lụng
Khi có giặc người con trai ra trận
Người con gái trở về nuôi cái cùng con
Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh
Nhiều người đã trở thành anh hùng
Nhiều anh hùng cả anh và em đều nhớ
Những em biết không
Có biết bao người con gái, con trai
Trong bốn ngàn lớp người giống ta lứa tuổi

Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước
( Trích Đất Nước,Nguyễn Khoa Điềm)

(2)Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước

Ta làm con chim hót
Ta làm một nhành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
( Trích Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải)
Đọc văn bản (1) và (2) ở trên và thực hiện những yêu cầu sau từ câu 1 đến câu 5:
1/Xác định thể thơ của mỗi văn bản.
2/Khi nhìn Vào bốn ngàn năm Đất Nước, mỗi nhà thơ đã phát hiện điều gì mới mẻ về Đất
Nước?
3/Xác định biện pháp tu từ trong hai câu thơ Đất nước như vì sao/Cứ đi lên phía trước và nêu
hiệu quả nghệ thuật biện pháp tu từ đó trong văn bản(2)?
4/Viết một đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ :Anh/chị sẽ “Lặng lẽ dâng cho
đời”những gì?

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 5 đến câu 8 :


Đình Hồng Thái thuộc địa phận làng Kim Trận (nay là thôn Cả), xã Tân Trào, huyện Sơn
Dương. Đình cất dựng năm 1919, có kiến trúc thuần gỗ, mái lợp lá cọ, đình gồm 3 gian 2 chái, dáng
dấp nhà sàn miền núi. Đình Hồng Thái cũng như ngôi đình của Việt Nam với chức năng tín ngưỡng
thờ Thành Hoàng làng, thần Sông, thần Núi và các vị thần xung quanh vùng. Ngoài ra, một vị nhân
thần là Ngọc Dung Công Chúa. Hơn nữa, đình còn là nơi sinh hoạt văn hoá, hội họp của làng. Hàng
năm dân làng tổ chức nhiều lễ cúng bái tại đình, các ngày lễ dựa vào mùa vụ trong năm. Ngày lễ lớn
nhất là ngày mùng 3 tháng Giêng âm lịch, trong ngày lễ này, đồng bào tổ chức nghi lễ rước Công
chúa Ngọc Dung; phần hội có nhiều trò chơi hấp dẫn như hát then, hát cọi, các trò chơi dân gian…
Ngoài giá trị về mặt văn hoá tín ngưỡng thì ngôi đình còn có giá trị về mặt lịch sử. Bởi đây là nơi
dừng chân đầu tiên của vị lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc khi người từ Pắc Bó, Cao Bằng đến với căn cứ địa
Cách mạng Tân Trào ngày 21/5/1945.
( Theo )
5/ Văn bản trên có một câu văn không chính xác. Hãy chỉ ra câu văn mắc lỗi và cho biết nó
thuộc lỗi nào ? Nêu cách sửa câu văn mắc lỗi mà anh(chị) vừa tìm được.
6/ Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên ?
7/ Nêu nội dung chính của văn bản trên ? Văn bản gợi anh(chị) nhớ đến một câu thơ của nhà
thơ Tố Hữu trong bài thơ Việt Bắc ?
8/ Anh(chị) hiểu như thế nào về văn hoá tín ngưỡng ?

Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)
Điều tốt đẹp nhất bạn có thể làm cho người khác không phải là chia sẻ sự giàu có của mình mà
là giúp anh ấy nhận ra sự giàu có của bản thân.
Viết một bài văn (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.
Câu 2 (4,0 điểm)
Cái mới của văn học Việt Nam giai đoạn từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX là“ tính chất
hướng nội, quan tâm nhiều hơn tới số phận cá nhân trong những hoàn cảnh phức tạp, đời thường”
( Trích SGK Ngữ văn 12, trang 17,Tập I, NXBGD năm 2008)
Từ cảm nhận nhân vật người đàn bà hàng chài của truyện “Chiếc thuyền ngoài xa” (

Nguyễn Minh Châu) và nhân vật Hồn Trương Ba thuộc đoạn trích vở kịch “Hồn Trương Ba,
da hàng thịt” ( Lưu Quang Vũ), anh(chị) hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

ĐỀ THI THỬ QUỐC GIA THPT NĂM 2015
Môn: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
“Năm nay, chúng ta kỷ niệm 40 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất
nước đúng vào thời điểm Đảng ta tiến hành đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội XII của Đảng.
Đây là một sự kiện trọng đại đối với Đảng ta, dân tộc ta; đồng thời, cũng là dịp để Đảng ta nâng cao
hơn nữa năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, phát huy trí tuệ của toàn Đảng, hoàn thiện đường lối đổi
mới, thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn cách mạng
mới. Bài học thành công về sự lãnh đạo của Đảng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước cần
phải được tiếp tục kế thừa, phát huy trong tình hình mới. Đó là bài học kiên định đường lối, mục tiêu
độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; kiên định và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh; giữ vững bản chất giai cấp công nhân và củng cố vững chắc nền tảng tư tưởng
của Đảng. Trên cơ sở đó, xác định đường lối, chủ trương, giải pháp lãnh đạo đúng đắn, sát yêu cầu
phát triển của cách mạng; tích cực đổi mới phương thức lãnh đạo, nghiên cứu lý luận, tổng kết thực
tiễn, tìm ra quy luật khách quan bảo đảm cho sự lãnh đạo của Đảng mang lại hiệu lực, hiệu quả trên
thực tế.”
( Trích bài viết “Thắng lợi vĩ đại của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước là thắng lợi của đường
lối và nghệ thuật quân sự Việt Nam dưới sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng”của Tổng Bí
thư Nguyễn Phú Trọng nhân kỉ niệm 40 năm chiến thắng 30-4-1975_30-4-2015)
Đọc văn bản trên và thực hiện những yêu cầu sau từ câu 1 đến câu 5:
1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên.
2. Nêu ý chính của văn bản?
3. Xác định câu chủ đề nói về bài học rút ra từ chiến thắng 30-4-1975 trong văn bản?
4. Xác định 02 đại từ có tác dụng thay thế trong văn bản?
5. Viết một đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ cảm xúc của anh/chị khi được ôn lại truyền
thống ngày 30-4-1975.


Đọc văn bản (1),(2) sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 6 đến câu 9 :
(1)Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi
Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác!
Khi bờ bãi dần lui, làng xóm khuất,
Bốn phía nhìn không một bóng hàng tre.
( Trích Người đi tìm hình của nước- Chế Lan Viên)
(2) Khi tôi còn là hạt bụi
Bay trong bão giông lầm lũi
Đoạ đày cùng mẹ cùng cha
Bác bước lên tàu đi xa
( Trích Dấu chân phía trước- Hồ Thi Ca)
6/ Văn bản (1),(2) đều gợi nhớ sự kiện gì trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí
Minh?
7/ Xác định phương thức biểu đạt chính của 2 văn bản?
8/ Xác định và nêu hiệu quả nghệ thuật biện pháp tu từ trong câu thơ: Cho tôi làm sóng dưới
con tàu đưa tiễn Bác!
9/ Từ văn bản (1),(2), viết một đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ của anh/chị trong
việc làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)
THƯỢNG ĐẾ CŨNG KHÔNG BIẾT
Thượng đế lấy đất sét nặn ra con người. Khi Ngài nặn xong vẫn còn thừa ra một mẩu đất.
- Còn nặn thêm cho mày gì nữa, con người ? – Ngài hỏi
Con người suy nghĩ một lúc: có vẻ như đã đủ đầy tay, chân, đầu… rồi nói:
- Xin Ngài nặn cho con hạnh phúc.
Thượng đế, dù thấy hết, biết hết nhưng cũng không hiểu được hạnh phúc là gì. Ngài trao cục
đất cho con người và nói:
- Này, tự đi mà nặn lấy cho mình hạnh phúc.

(Trích Những giai thoại hay nhất về tình yêu và cuộc sống, Tập 2, NXB Công an Nhân Dân)

Viết một bài văn (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa câu chuyện trên.

Câu 2 (4,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của nhân vật Mị trong truyện “Vợ chồng A Phủ” của
Tô Hoài và nhân vật Dít trong truyện “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành.

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2015
Môn: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
Câu I (3,0 điểm)
“Đời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu càng
lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng
với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không
bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận”.
( Trích Thi nhân Việt Nam- Hoài Thanh và Hoài Chân)
Đọc đoạn văn trên và trả lời các yêu cầu sau từ câu 1 đến câu 3:
1) Nêu nội dung chính của đoạn văn?
2) Anh (chị) hiểu như thế nào về bề rộng và bề sâu mà tác giả nói đến ở đây?
3) Phân tích tác dụng cách dùng từ ngữ, câu văn và nghệ thuật hô ứng trong đoạn văn trên?
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 4 đến câu 6 :
LỜI NÓI DỐI NHÂN ÁI
Gió nói với chiếc lá úa:
"Trong vòng tuần hoàn bất tận của chiếc lá,
Màu vàng của mi trong khoảnh khắc này
Là sắc đẹp vĩnh hằng của nhan sắc mùa Thu tàn phai nhanh;
Đừng buồn cái đẹp nào cũng phù du vì chỉ có cái phù du mới đẹp”
Lá biết gió nói dối nhưng lá vẫn vui vẻ bay vèo theo gió.
"CHÀNG thấy NÀNG đẹp rồi chàng mới yêu

Anh thì ngược lại, anh yêu trước rồi sau đó mới biết rằng em đẹp”
Lời nói dối ngược ngạo luật phản xạ của anh chồng làm ửng hồng đôi má cô vợ trẻ.
Cô gái nói với ông già:
“Bố đẹp lão quá! Hồi còn trai chắc bố có số đào hoa"
Ông già - héo queo như cây kiểng còi - uống lời nói dối cực kỳ khó tin của cô
gái như uống giọt nước thần có dược chất hồi xuân
Tiếc thay! những lời nói dối ta phải nghe hằng ngày lại là những lời nói dối không nhân ái.
Trang Thế Hy (1989)
4/ Xác định những nhân vật nào nói với nhau trong bài thơ? Nội dung lời nói mỗi nhân vật là
gì?
5/ Xác định 2 biện pháp tu từ về từ trong bài thơ?
6/ Qua bài thơ, anh/ chị hiểu thế nào là Lời nói dối nhân ái? Thế nào là Lời nói dối không
nhân ái? Viết một đoạn văn ngắn 5-7 dòng để trình bày điều đó.
Câu II (3,0 điểm):
Biết tự khẳng định mình là một đòi hỏi bức thiết đối với mỗi con người trong cuộc sống hôm
nay.
Viết một bài văn ngắn( khoảng 600 từ) bày tỏ suy nghĩ về vấn đề trên.

Câu III (4,0 điểm): Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp riêng về đất nước qua hai đoạn thơ :
Ta về mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình.
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung
( Trích Việt Bắc, Tố Hữu)


Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái "ngày xửa ngày xưa " mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó
”.
( Trích Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm)
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2015
Môn: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
Câu I (3,0 điểm)
“Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai tiếng bước tới tiếng cười
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ nhớ mãi ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời””
(Trích Nói với con – Y Phương, Theo Sách Ngữ văn 9,Tập 2, NXB Giáo dục,
năm 2006)
Đọc đoạn thơ và trả lời các yêu cầu sau từ câu 1 đến câu 3:

1/ Anh/chị hiểu “người đồng mình” có nghĩa là gì?
2/ Hai câu thơ “Rừng cho hoa/ Con đường cho những tấm lòng”, tác giả sử dụng biện pháp tu từ
nào? Cho biết tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng?
3/ Anh/ chị cảm nhận đoạn thơ thể hiện cảm xúc gì của nhà thơ?
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 4 đến câu 7 :
"Thơ cũng như gương mặt người con gái. Có vẻ đẹp trời cho, có vẻ đẹp cha mẹ cho. Có cái đẹp
sắc sảo, có cái đẹp thuỳ mị. Một cái nốt ruồi xinh xinh đặt ở đâu đấy trên mặt tạo nên một sự hài hoà,
nhưng nếu đặt không đúng chỗ sẽ tạo nên sự phản cảm
Thơ hay cũng có nhiều cách: hay vì lời đẹp, hay vì tình nồng, hay vì ý sâu, hay vì ý tưởng mới. Có
bài thơ tác giả viết, chữ trào ra đầu bút, bụng dạ như sắp phát cuồng. Có bài thơ đến nhanh như một
bài thuộc lòng chép sẵn. Có bài thơ như tự nhiên nhặt được. Có bài thơ là sự chiêm nghiệm một đời,
sự đau đớn trăn trở một đời, sự ám ảnh một đời " (
Nguyễn Bùi Vợi)
4/Đoạn văn trên thuộc thể loại gì?
5/ Biện pháp tu từ cú pháp nào được sử dụng nhiều nhất trong đoạn văn trên là gì? Nêu tác dụng
của biện pháp nghệ thuật đó?
6/ Câu văn Có bài thơ là sự chiêm nghiệm một đời, sự đau đớn trăn trở một đời, sự ám ảnh một
đời " là để chỉ điều gì?
7/Đặt tiêu đề cho đoạn văn trên.

Câu II (3,0 điểm): Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh,
rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp.
(Bài kí đề danh tiến sĩ – 1442, Thân Nhân Trung).
Suy nghĩ của anh (chị) về nhận định trên.

Câu III (4,0 điểm): Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau:
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ

(Tây Tiến - Quang Dũng)
Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo
(Việt Bắc- Tố Hữu)

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2015
Môn: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
Câu I (3,0 điểm)
Trăng nở nụ cười
Đâu Thị Nở, đâu Chí Phèo
Đâu làng Vũ Đại đói nghèo Nam Cao
Vẫn vườn chuối gió lao xao
Sông Châu vẫn chảy nôn nao mạn thuyền
Ả ngớ ngẩn
Gã khùng điên
Khi tình yêu đến bỗng nhiên thành người
Vườn sông trăng nở nụ cười
Phút giây tan chảy vàng mười trong nhau
Giữa đời vàng lẫn với thau
Lòng tin còn chút về sau để dành
Tình yêu nên vị cháo hành
Đời chung bát vỡ thơm lành lứa đôi.
(Lê Đình Cánh)
Đọc bài thơ trên và thực hiện những yêu cầu sau từ câu 1 đến câu 3:
1/ Xác định thể thơ? Chép lại 2 câu thơ sử dụng nhịp lẻ trong bài thơ?
2/ Các từ ngữ Thị Nở;Chí Phèo;làng Vũ Đại đói nghèo;ngớ ngẩn;khùng điên;Vườn
sông;trăng;cháo hành;lứa đôi đạt hiệu quả nghệ thuật như thế nào khi người đọc liên tưởng tới truyện

ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao?
3/ Nêu và phân tích hiệu quả nghệ thuật biện pháp tu từ về từ trong hai câu thơ:Vườn sông
trăng nở nụ cười/Phút giây tan chảy vàng mười trong nhau.
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 4 đến câu 7 :
Các triệu chứng thường gặp của bệnh sởi là: có sốt, phát ban và kèm theo ít nhất một trong
các dấu hiệu sau: ho, chảy mũi, đau mắt đỏ, nổi hạch (cổ, chẩm, sau tai), sưng đau khớp. Sau mắc sởi,
do sức đề kháng của cơ thể suy giảm, bệnh nhân dễ bị biến chứng nếu không được điều trị kịp thời
như: mù lòa, tiêu chảy cấp, viêm phổi, viêm não, có thể dẫn đến tàn phế, tử vong đặc biệt ở trẻ nhỏ,
trẻ suy dinh dưỡng, mắc HIV/AIDS hoặc các bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh. Đối với phụ nữ mang
thai, mắc sởi khi mang thai có thể gây ra xảy thai, đẻ non…
Tiêm vắc xin sởi là biện pháp tốt nhất chủ động phòng bệnh sởi. Để phòng bệnh có hiệu quả,
trẻ cần được tiêm 2 mũi. Mũi thứ nhất được tiêm cho trẻ từ 9 đến 11 tháng tuổi, mũi thứ hai được tiêm
khi trẻ được 18 tháng tuổi. Nếu trẻ được tiêm một mũi vắc xin sởi lúc 9 - 11 tháng tuổi, chỉ có 80-85%
trẻ có đáp ứng miễn dịch. Nếu trẻ được tiêm thêm mũi vắc xin sởi thứ hai lúc 18 tháng tuổi thì tỷ lệ
bảo vệ là 90-95%. Sau khi trẻ được tiêm đủ 2 mũi vắc xin theo lịch tiêm chủng hoặc sau khi trẻ mắc
sởi thì trẻ sẽ có miễn dịch có thể bền vững suốt đời.
(Nguồn: Cục Y tế dự phòng Bộ Y tế)
4/ Xác định lỗi chính tả, dấu câu trong văn bản trên?
5/ Đoạn văn từ "Tiêm vắc xin sởi suốt đời" sử dụng thao tác lập luận gì? Câu chủ đề của đoạn
văn là gì?
6/ Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ gì?
7/ Đặt tiêu đề cho văn bản trên?
Câu II (3,0 điểm): Hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý
kiến sau:
Sai lầm lớn nhất trong cuộc đời là sợ mắc phải sai lầm.
(Dẫn theo George Matthew Adams, Không gì là không thể, NXB Trẻ, Tp Hồ Chí Minh,
2009, tr. 118)

Câu III (4,0 điểm): Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau:
Ta với mình, mình với ta

Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh
Mình đi, mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu…
(Việt Bắc - Tố Hữu, Ngữ văn 12,
Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr.110)
Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh – một phương
(Sóng – Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12,
Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr.156)


ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2015
Môn: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
Câu I (3,0 điểm)
Ngày 19-3-2015, Cơ quan CSĐT Công an TP HCM cho biết đã thực hiện lệnh bắt khẩn cấp
Trương Hồ Phương Nga (SN 1987, ngụ Hà Nội) về tội “Lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản”.Trương
Hồ Phương Nga được nhiều người biết đến với danh hiệu Hoa hậu người Việt tại Nga năm 2007.
Theo nguồn tin riêng của Báo Người Lao Động, Nga và ông H. (doanh nhân ngụ tại quận 7)
có mối quan hệ thân thiết, nhiều lần đi ăn uống, đi chơi với nhau. Từ đây, Nga nói với ông H. rằng
với uy tín của mình, Nga có thể mua nhiều bất động sản với giá rẻ nhưng với điều kiện ông không ra
mặt, mọi giao dịch do Nga thực hiện.
Do tin tưởng, ông H đã nhiều lần đưa Nga 5,6 tỉ đồng để mua một căn nhà tại quận 5. Sau khi
nhận tiền, Nga không mua nhà mà nói với ông H rằng không mua được nhà và yêu cầu ông H chuyển
thêm tiền để mua căn nhà khác.
Cũng vì tin tưởng Nga, ông H. đã nhiều lần chuyển cho Nga hơn 16 tỉ đồng để mua nhà. Tuy
nhiên sau khi nhận tiền, Nga đã cắt đứt liên lạc và không giao nhà như thỏa thuận, buộc lòng ông H
phải gởi đơn đến Công an TP HCM yêu cầu can thiệp.

Sau thời gian xác minh, cuối năm 2014 Công an TP HCM xác định có dấu hiệu lừa đảo nên
khởi tố vụ án để điều tra làm rõ.
Tuy nhiên lúc này Nga đã trưng ra một số bằng chứng, giấy tờ có chữ ký của ông H, nhân
chứng nhằm ngụy biện rằng đã trả đủ cho ông H số tiền hơn 16 tỉ đồng. Công an TP HCM đã cho
trưng cầu giám định chữ ký thì phát hiện tất cả giấy tờ, chữ ký đều là giả mạo.
(Nguồn )
Đọc văn bản trên và thực hiện những yêu cầu sau từ câu 1 đến câu 3:
1/ Xác định phong cách ngôn ngữ văn bản trên? Cơ sở nào để xác định phong cách ngôn ngữ
đó?
2/ Nội dung chính của văn bản trên là gì?
3/ "Có những cái sai không thể sửa được. Chắp vá gượng ép chỉ càng làm sai thêm. Chỉ có
cách là đừng bao giờ sai nữa, hoặc là phải bù lại bằng một việc đúng khác" ( Lưu Quang Vũ). Liên hệ
với văn bản trên, hãy:
- Chỉ ra cái sai và chỗ sai thêm của Trương Hồ Phương Nga.
- Chỉ ra cách sửa sai phù hợp với pháp luật và đạo đức.
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 4 đến câu 6:
Tôi đi lính, lâu không về quê ngoại
dòng sông xưa vẫn bên lở bên bồi
Khi tôi biết thương bà thì đã muộn
Bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi!
(Trích Đò Lèn – Nguyễn Duy)
4. Tại sao viết về bà, tác giả liên tưởng đến “dòng sông xưa ” trong đoạn thơ?
5. Các từ “đã muộn”, “nấm cỏ ” có vai trò gì trong việc thể hiện tâm trạng của nhà thơ?
6. Viết đoạn văn ngắn bày tỏ suy nghĩ về vấn đề đặt ra qua đoạn thơ.

Câu II (3,0 điểm):
Có ý kiến cho rằng:
Gây ra những điều sai trái là tội lỗi; ngụy biện cho những điều sai trái là tội ác.
Viết bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩa của anh (chị) về ý kiến trên.
Câu III (4,0 điểm): Cảm nhận của anh.chị về vẻ đẹp nữ tính của Sông Đà trong đoạn trích tuỳ bút

“Người lái đò sông Đà”của Nguyễn Tuân và bút kí “Ai đặt tên cho dòng sông”của Hoàng Phủ Ngọc
Tường.

( Còn nữa- Phần đáp án liên hệ tác giả đã trình bày ở trang đầu)

×