Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

ĐỀ CƯƠNG XÂY DỰNG NỀN ĐƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (377.04 KB, 31 trang )

ĐỀ CƯƠNG XÂY DỰNG NỀN ĐƯỜNG 2014
Câu 1. Chất lượng thi công của nền đường phụ thuộc những yếu tố gì? Các giải pháp
để có một nền đường đạt chất lượng tốt nhất theo yêu cầu?
Câu 2. Yêu cầu của vật liệu làm nền đường?
Câu 3. Các cách thi công nền đường đào? Ưu, nhược điểm? Kiểm tra chất lượng công
tác đào như thế nào?
Câu 4. Các cách thi công nền đường đắp? Ưu, nhược điểm? Kiểm tra chất lượng công
tác đắp như thế nào?
Câu 5. Nguyên tắc chọn máy và sử dụng máy trong thi công nền đường?
Câu 6. Cách thi công bằng máy ủi để đạt được hiệu quả cao nhất?
Câu 7. Thi công máy đào như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất?
Câu 8. Thi công máy san như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất?
Câu 9. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả thi công của các loại máy?
Câu 10. Phân biệt ý nghĩa, mục đích, cách xác định của các khái niệm độ chặt?
Câu 11. Mục đích của 2 loại Proctor tiêu chuẩn và cối Proctor cải tiến?
Câu 12. Ý nghĩa công tác đầm nén nền đường? Từ đó cần phải có chú ý gì để nền
đường có độ chặt tốt nhất?
Câu 13. Đặc điểm các phương pháp nổ phá trong xây dựng nền đường?
Câu 14.Các biện pháp xử lí dưới tác dụng của thời gian hoặc tải trọng.
Câu 15. Trình tự thi công bấc thấm? Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của phương
pháp này?
Câu 16. Tác dụng của vải địa kỹ, lưới địa kỹ thuật? Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả
của phương pháp này? Ứng dụng của phương pháp này trong xây dựng nền đường?
Câu 17. Khi nào cần gia cố mái taluy nền đường? Có các biện pháp nào? Các yếu tố
ảnh hưởng việc lựa chọn các phương pháp đó?
Câu 18. Phối hợp công tác thi công cống trong thi công nền đường như thế nào? So
sánh cấu tạo, phạm vi áp dụng, trình tự thi công cống tròn và thi công cống bản?
Câu 19. Ý nghĩa công tác kiểm tra và công tác nghiệm thu? Kiểm tra và nghiệm thu
công tác xây dựng nền đường được thực hiện như thế nào?

Câu 1. Chất lượng thi công của nền đường phụ thuộc những yếu tố gì? Các giải


pháp để có một nền đường đạt chất lượng tốt nhất theo yêu cầu? (4d)
Trang 1
ĐỀ CƯƠNG XÂY DỰNG NỀN ĐƯỜNG 2014
 Chất lượng công trình phụ thuộc vào:
a. Yếu tố khách quan
- Thời tiết VD trời mưa ảnh hưởng tới độ ẩm tối ưu của vật liệu,thành phần của vật
kiệu…
- Địa hình,địa chất thường xuyên thay đổi cũng dẫn đến chất lượng công trình bị ảnh
hưởng nhiều.
b. Yếu tố chủ quan
- Năng lực của nhà thầu. Đây là yếu tố quyết định đến chất lượng thi công và thời gian
hoàn thành công trình, năng lực kỹ thuật có hạn sẽ dẫn đến thi công không đạt các thông
số yêu cầu, dẫn đến công trình có chất lượng không như thiết kế.
- Vật tư xây dựng không đảm bảo chất lượng khiến kết cấu không đủ cường độ như thiết
kế, hoặc không đảm bảo độ ổn định của nền đường.
- Máy móc thi công không đạt các thông số, các tiêu chuẩn kỹ thuật gây khó khăn cho
đơn vị thi công, khó kiểm soát chất lượng của công trình.
 Các giải pháp để có một nền đường đạt chất lượng tốt nhất theo yêu cầu:
- Kiểm tra vật liệu sử dụng đắp nền.
- Công tác khảo sát nền địa chất công trình phải đảm bảo chính xác để có những
biện pháp thi công hiệu quả.
- Thi công phải đảm bảo các thông số kỹ thuật.
- Máy móc thi công luôn trong tình trạng làm việc đảm bảo hiệu quả.
- Đội ngũ nhân lực luôn theo sát và kiểm tra các hạng mục trong thi công.
- Lựa chọn thời gian thi công hợp lý đảm bảo tránh những điều kiện thời tiết bất lợi.
Câu 2. Yêu cầu của vật liệu làm nền đường? (2đ)
Trả lời:
 Yêu cầu của vật liệu làm nền đường:
- Không sử dụng trực tiếp các loại đất dưới đây để đắp bất cứ bộ phận nào của nền
đường:

+ Đất bùn, đất than bùn
+ Đất mùn lẫn hữu cơ có thành phần hữu cơ quá 10%, đất có lẫn cỏ và rễ cây, lẫn rác
thải sinh hoạt.
+ Đất lẫn các thành phần muối dễ hòa tan quá 5%
+ Đất sét có độ trương nở cao vượt quá 3%
Trang 2
ĐỀ CƯƠNG XÂY DỰNG NỀN ĐƯỜNG 2014
- Không sử dụng đất bụi để xây dựng các bộ phận nền đường dưới mức nước ngập
hoặc mức nước ngầm và không nên dùng chúng trong phạm vi khu vực tác dụng
của nền đường.
- Vật liệu đắp nền phải có sức chịu tải CBR nhỏ nhất được quy định trong TCVN
9436- 2012 (TC Nền đường ô tô – Thi công và nghiệm thu)
- Kích cỡ hạt lớn nhất của các hạt cuội sỏi, đá lẫn trong đất áp dụng cho trường hợp
đắp đất lẫn đá là 100mm khi đắp trong phạm vi khu vực tác dụng của nền đường
và là 150 mm khi đắp phạm vi dưới khu vực tác dụng. Khi đắp trong phạm vi dưới
khu vực tác dụng bằng đá loại cứng vừa và nửa cứng thì cỡ hạt lớn nhất còn có thể
cho phép bằng 2/3 bề dày đầm nén lớp đất lẫn đá lúc thi công. Nếu đá là đá mềm
hoặc có nguồn gốc từ đá phong hóa mạnh thì kích cỡ hạt lớn nhất có thể bằng với
bề dày đầm nén nhưng trị số sức chịu tải CBR của chúng vẫn phải đạt yêu cầu.
- Vật liệu đắp bao
+ Khi nền đường đắp bằng cát, nền đường phải được đắp bao cả hai bên mái taluy.
+ Nếu kết hợp làm chức năng lớp đáy móng, vật liệu đắp bao phía đỉnh nền phù hợp
với qui định về sức chịu tải trong 22TCN 211-06
+ Nếu khó kiếm được đất đắp bao phù hợp phải đề xuất giải pháp thay thế khác để
đáp ứng các yêu cầu đã được quy định. Giải pháp thay thế phải được trình duyệt
theo quy định về quản lý dự án.
Câu 3. Các cách thi công nền đường đào? Ưu, nhược điểm? Kiểm tra chất lượng
công tác đào như thế nào?(3đ)
Trả lời:
1 . Các cách thi công nền đường đào, ưu nhược điểm của các phương pháp:

a. Phương án đào toàn bộ theo chiều ngang:
- Từ đầu hoặc từ hai đầu đoạn nền đào, đào trên toàn bộ mặt cắt ngang (chiều rộng
và chiều sâu) tiến dần vào dọc theo tim đường.
- Có thể dùng các loại máy sau để thi công:
+ Máy xúc: là loại máy thích hợp nhất để thi công. Tuy nhiên, để nâng cao năng
suất của máy thì chiều cao mỗi bậc phải đảm bảo máy xúc đầy gầu (3-4m; tùy
thuộc thoe loại đất và dung tích gầu)
+ Thi công bằng thủ công: Biện pháp này chỉ dùng khi nền đào có khối lượng
nhỏ hoặc không thể thi công bằng máy. Chiều cao đào của mỗi bậc độ 1,5m đến
2m để đảm bảo an toàn lao động và thi công thuận lợi.
+ Thi công bằng máy ủi: có thể dùng máy ủi đào đổ ngang trong trường hợp
chiều sâu đào thấp hay đào chữ L.
Trang 3
ĐỀ CƯƠNG XÂY DỰNG NỀN ĐƯỜNG 2014
- Đào ngược dốc để tránh gây tích nước, giảm chi phí làm rảnh thoát nước phục vụ thi
công
- Nếu nền đường sâu, có thể chia làm nhiều bậc đồng thời tiến hành thi công, để tăng
diện tích thi công nhưng phải đảm bảo mỗi bậc có đường vận chuyển đất và hệ thống
thoát nước riêng tránh tình trạng nước ở bậc trên chảy xuống bậc dưới ảnh hưởng đến
công tác thi công bậc dưới.
- Phương pháp này thích hợp vs những đoạn nền đường sâu và ngắn.
b. Phương án đào từng lớp theo chiều dọc:
- Đào từng lớp theo chiều dọc trên toàn bộ chiều rộng của m/c ngang nền đường và đào
sâu dần xuống dưới, mỗi lớp 10 đến 30cm
- Có thể đào theo 2 độ dốc xen kẽ nhau:
- Có thể dùng các loại máy sau để thi công:
+ Nếu cự ly vận chuyển ngắn (< 100M) thì có thể đung máy ủi
+ Nếu cự ly vận chuyển dài (100<L<1000m) thì có thể dùng máy xúc chuyển
+ Nếu cự ly L>1000m thì có thể dùng máy xúc kết hợp vs ô tô vận chuyển or máy ủi để
đào kết hợp vs máy xúc và ô tô vân chuyển.

- Để đảm bảo thoát nước, bề mặt đào phải luôn luôn dốc ra phía ngoài.
- Ưu điểm: tuyến công tác dài, có thể bố trí được nhiều nhân lực, máy móc thi công
-Nhược điểm: không thích hợp khi đào địa hình dốc, bề mặt gồ ghề, không thuận tiện
cho máy vào làm việc
- PVAD: Phương án này thích hợp khi địa chất của nền đào gồm nhiều tầng lớp vật liệu
khác nhau mà có thể tận dụng vật liệu đào để đắp nền tuy nhiên phương án này ko thích
hợp vs nơi địa hình dốc và bề mặt gồ ghề, ko thuận tiện cho máy móc làm việc.
c. Phương pháp đào hào dọc:
Trang 4
ĐỀ CƯƠNG XÂY DỰNG NỀN ĐƯỜNG 2014
- Khi dùng phương án này, thì đào 1 hào dọc hẹp trc rồi lợi dụng hào dọc đó mở rộng
sang hai bên, như vậy có thể phát triển diện thi công, có thể lợi dụng hào dọc đó để làm
đường vận chuyển và thoát nc ra ngoài, có thể lắp đường ray, dùng xe goong để vận
chuyển đất.
- Để đào hào dọc co thể dùng 1 trong 2 phương pháp đào dọc hoặc đào ngang như trên
- Nếu chiều sâu thi công lớn, phải chia bậc thi công, mỗi bậc đào 1 hào dọc riêng
- Ưu điểm: hòa làm đường vận chuyển rất tốt, đường thoát nước tốt, diện thi công rộng,
dễ triển khai máy móc
- PVAD: Phương án này thích hợp vs loại nền đường đào vừa dài vừa sâu.
d. Phương án đào hỗn hợp:
- Là phương án sử dụng hỗn hợp cả phương pháp đào ngang và phương pháp đào dọc
thành luống, phương án này thích hợp cho các đoạn nền đào sâu và đặc biệt dài, theo đó
trước tiên đào một luống theo hướng dọc của nền đào, rồi theo hướng ngang đào sang
hai bên một số hào phụ, bằng cách này có thể tập trung nhiều người và máy móc lần
lượt theo hướng dọc, hướng ngang đồng thời đào vào. Tuy nhiên, cần chú ý mỗi một
mặt dốc được mở để đào đều phải đủ chỗ cho một tổ thi công hoặc một cỗ máy làm việc
bình thường. Khi đào nền nửa đào và vận chuyển đất hoặc đổ đất theo hướng ngang thì
còn có thể sử dụng các phương án đào từng tầng hoặc từng mảng.
2. Kiểm tra chất lượng công tác đào
a. Kiểm tra lên ga phóng dạng ở hiện trường:

Ngay tại hiện trường, trước khi thi công vị trí tim, vị trí đỉnh taluy (đỉnh trái và đỉnh
phải), vị trí rãnh biên, rãnh đỉnh đều phải được định vị chính xác.
b. Kiểm tra trong quá trình thi công:
- Kiểm tra nơi đổ đất (đất thải) có đúng quy định không. Tránh các trường hợp đổ đất ra
mái taluy âm và ra nơi làm cản trở dòng chảy của các công trình thoát nước;
- Kiểm tra đất đào được tận dụng lại để đắp;
- Kiểm tra các biện pháp an toàn lao động khi thi công ở trên cao hoặc nổ mìn;
- Kiểm tra chất lượng phần nền đất ở cao độ thiết kế xem có đúng như thiết kế hay
không (theo cột địa tầng hoặc hố đào khi khảo sát) để kịp thời đưa ra các giải pháp kỹ
thuật thích hợp như: cày xới, đầm lại hoặc thay đất
c. Các tiêu chuẩn kiểm tra sau khi đã thi công xong:
- Kiểm tra cao độ tim đường và vai đường. Sai số cho phép về cao độ không quá 5cm và
không tạo ra độ dốc phụ thêm 0,5%.
- Kích thước hình học của nền đường. Sai số cho phép ±5cm trên đoạn 50m dài nhưng
toàn chiều rộng nền đường không hụt quá 5cm.
- Kiểm tra độ dốc dọc của nền đường. Sai số cho phép ±0,005;
Trang 5
ĐỀ CƯƠNG XÂY DỰNG NỀN ĐƯỜNG 2014
- Kiểm tra độ dốc ngang, siêu cao ở các đường cong nằm. Sai số cho phép không quá
5% của độ dốc thiết kế.
- Kiểm tra độ dốc mái taluy, độ bằng phẳng của bề mặt mái taluy. Sai số cho phép
không quá (2, 4, 7)% độ dốc thiết kế tương ứng với chiều cao (>6, 2-6, <2)m; không quá
15% đối với nền đá cấp I-IV.
- Kiểm tra độ chặt của nền đường. Sai số không quá 1%.
- Đặc biệt lưu ý, ở các đường cấp cao, trong khoảng 50cm kể từ đáy áo đường xuống,
Kyc = 0,98. Do vậy phải kiểm tra độ chặt của nền đất tự nhiên, nếu không đạt yêu cầu
phải tiến hành lu đến khi đạt độ chặt. Kiểm tra các loại rãnh biên, rãnh đỉnh (chiều sâu
rãnh, chiều rộng rãnh, độ dốc mái taluy rãnh, độ dốc dọc rãnh, cao độ đáy rãnh).
- Ký nhận tại hiện trường và báo cáo kết quả kiểm tra hμng ngμy cho kỹ sư trưởng theo
mẫu quy định.

Câu 4. Các cách thi công nền đường đắp? Ưu, nhược điểm? Kiểm tra chất lượng
công tác đắp như thế nào?(3đ)
Trả lời:
 Các phương pháp đắp nền đường bằng đất
(1) Phương pháp đắp từng lớp ngang
- Đất được đắp thành từng lớp nằm ngang rồi tiến hành đầmchặt
- Chiều dày mỗi lớp phụ thuộc vào:
+ Loại đất đắp: tùy theo loại đất đắp mà chiều dày của lớp vật liệu có thể khác nhau.
+ Loại lu ( áp lực lu, chiều sâu, time tác dụng của lu…)
+ Độ ẩm của đất.
- Đây là phương pháp đắp nền đường tốt nhất, phù hợp vs những nguyên tắc đắp tạo
điều kiện đảm bảo chất lượng thi công.
- Ưu điểm: đắp nền đường đạt đến độ chặt yêu cầu tại bất kì vị trí nào của nền đường.
khi đắp đất thành từng lớp thì có thể đắp bằng các loại đất khác nhau ở từng lớp.
Trang 6
ĐỀ CƯƠNG XÂY DỰNG NỀN ĐƯỜNG 2014
(2) Phương pháp đắp từng lớp xiên ( đắp lấn)
- AD khi đắp nền qua khu vực ao hồ, vực sâu đầm lầy or địa hình dốc , vận chuyển khó
khăn….
1 2 3
AO HO^`
- Đất được đắp thành từng lớp xiên và kéo dài dần ra ngoài.
- Do chiều dày mỗi lớp là lớn nên để đảm bảo độ chặt thì:
+ Dùng lu có áp lực lớn và chiều sâu tác dụng lớn
+ Dùng đất cát á cát. ( không nên dùng đất khó thoát nước và khó đầm chặt)
- Nhược điểm: Ko thể đầm chặt đất trên toàn bộ chiều rộng nền đắp, đất được chặt
lại là do nền đắp lún dần dưới tác dụng của khối đất
(3) Phương pháp đắp hỗn hợp:
Nếu nền đường tương đối cao và địa hình cho phép thì có thể đắp lớp dưới theo pp đắp
lần còn đắp lớp trên theo pp đắp từng lớp

1 2 3
AO HO^`
Ưu điểm: khắc phụ phần nào nhược điểm của phương pháp đăp lấn,
 Phương pháp đắp đất ở vị trí xây dựng cống (cống địa hình, cống cấu tạo)
Trang 7
ĐỀ CƯƠNG XÂY DỰNG NỀN ĐƯỜNG 2014
Đắp đất ở vị trí xây dựng cầu (mố cầu)
 Cách kiểm tra chất lượng công tác đắp:
- Kiểm tra đất đắp có theo đúng tiêu chuẩn hay chưa.
- Đắp theo từng lớp đều đặn với chiều dầy 20 – 25cm.
- Đất khi lu phải có độ ẩm xấp xỉ với độ ẩm tốt nhất được xác định bằng thí nghiệm
đầm nén tiêu chuẩn trong phòng TN.
- Từng lớp đều có kiểm tra độ chặt ngay tại hiện trường. Chỉ sau khi đạt độ chặt yêu
cầu mới cho tiếp tục làm các lớp tiếp theo. Sai số về độ chặt so với thiết kế cho phép là
1%.
- Nếu phải đắp bao mái taluy hay trồng cỏ mái taluy thì phải thực hiện ngay, tránh
mưa xói mòn.
- Kiểm tra cao độ tim đường vai đường. Sai số cho phép về cao độ không quá 5cm
và không tạo ra độ dốc phụ thêm 0.5%.
- Kiểm tra kích thước hình học của nền đường. Sai số cho phép là 5cm trên đoạn
50m dài nhưng toàn chiều rộng nền đường không hụt quá 5cm.
- Kiểm tra độ dốc dọc của nền đường. Sai số cho phép 0,5%.
- Kiểm tra độ dốc ngang, độ dốc siêu cao ở đường cong nằm. Sai số cho phép không
quá 5% độ dốc thiết kế.
Câu 5. Nguyên tắc chọn máy và sử dụng máy trong thi công nền đường? (3đ)
Trang 8
ĐỀ CƯƠNG XÂY DỰNG NỀN ĐƯỜNG 2014
Tr ả l ờ i:
 Nguyên tắc chọn máy và sử dụng máy trong thi công nền đường
- Khi thi công nền đường thì phải tiến hành công tác: xới, đào, vận chuyển, san, đầm

nén và hoàn thiện nền đường phù hợp vs thiết kế, cho nên thường phải dùng nhiều loại
máy khác nhau phối hợp vs nhau.
- Với các công tác như: đào, đắp, vận chuyển, đầm lèn,,,thì cần các loại máy chính.
- Vs các công tác phụ có khối lượng nhỏ: xới, san , hoàn thiện…. thì dùng máy phụ.
(1) Khi chọn máy phải chọn máy chính trước, máy phụ sau, trên nguyên tắc máy phụ
phải đảm bảo phát huy tối đa năng suất của máy chính.
VD: Thi công nền đào chư L:
- Công tác chính: đào đất-> máy chính: máy xúc, ủi…
- Công tác phụ: xới đất, vận chuyển, lu lèn… > máy phụ: máy xới, san , lu.
(2) Khi chọn máy phải xét một cách tổng hợp: tính chất công trình, điều kiện thi công
khả năng cung cấp máy móc, đồng thời phải tiến hành so sánh kinh tế- kỹ thuật.
-T/c công trình bao gồm:
+ Loại nền đường ( đào or đắp)
+ Chiều cao đào đắp.
+ Cự ly vận chuyển: L<100m –máy ủi; L<500m xúc chuyển công suất nhỏ (3-
6m3) hoặc L< 1000m nếu máy xúc chuyển có dung tích lớn; L>1000m dùng máy xúc ô
+ vận chuyển.
+ Khối lượng công việc và thời gian thi công: nếu khối lượng công việc lớn or cần
thi công nhanh thì chọn máy có năng suất lớn còn nếu khối lượng công việc nhỏ or ko
cần bị khống chế về time thi công chì chọn máy có công suất nhỏ.
- Điều kiện thi công bao gồm:
+ Loại đất ( mềm or cứng, lẫn đá or ko…)
+ ĐK địa chất thủy văn
+ ĐK thoát nc mặt,
+ ĐK vận chuyển ( độ dốc mặt đất, tình trạng mặt đường, địa hình địa vật…)
+ ĐK khí hậu ( mưa, nắng, gió, nhiệt độ, sương mù…)
+ĐK cung cấp v/l cho máy làm việc.
-> ĐK thi công có ảnh hưởng rất lớn tới việc chọn máy, nhất là đối vs máy chính.
- Trông cùng một điều kiện thi công, công trình như nhau, có thể có nhiều phương án
chọn máy khác nhau thì phải tiến hành so sánh kinh tế để chọn từng phương án thích

hợp nhất.
(3) Khi chọn máy, nên giảm số loại máy khác nhau trong cùng một đội máy và nên
dùng loại máy làm được nhiều công việc khác nhau.
(4) Khi sử dụng máy thì phải tìm mọi loại biện pháp để máy làm việc vs năng suất cao
nhất.
Trang 9
ĐỀ CƯƠNG XÂY DỰNG NỀN ĐƯỜNG 2014
Câu 6. Cách thi công bằng máy ủi để đạt được hiệu quả cao nhất?(3đ)
Trả lời:
 Cách thi công bằng máy ủi để đạt được hiệu quả cao nhất:
1. Lựa chọn máy hợp lý:
Máy ủi là loại máy có năng suất cao, thi công đc trong địa hình khó khăn, chủ đạo trong
công tác đào và vận chuyển đất vì vậy để thi công máy ủi đạt hiệu quả cao nhất trước
tiên phải ta phải lựa chọn đúng loại máy phù hợp với từng điều kiện kh ác nhau:
- Dựa vào kích thước của lưỡi ủi
+ Máy ủi loại nhỏ ( nhẹ) có chiều dài lưỡi ủi 1,7-2m; lực kéo từ 2,5-13,5 tấn.
+Máy ủi loại vừa có chiều dài lưỡi ủi 2-3,2m lực kéo từ 13,5-20 tấn.
+ Máy ủi loại lớn ( nặng) có chiều dài lưỡi ủi 3,2-4,5m lực kéo 30 tấn.
-Dựa vào phương thức cố định của lưỡi
+ Máy ủi thường: lưỡi ủi dc cố định vuông góc vs trục dọc máy
+ Máy ủi vạn năng: lưỡi ủi có thể đặt chéo hoạc nghiêng
- Dựa vào cấu tạo của b/p di chuyển chia thành:
+ Máy ủi bánh xích: có khả năng làm việc trên các địa hình khó khăn do sức bàm
tốt nhưng tính cơ động ko cao.
+ Máy ủi bánh lốp: có ưu điểm là cơ động, tiêu hao ít năng lượng hơn.
- Dựa vào hệ thống điều khiển nâng hạ lưỡi ủi: Loại điều kiển bằng dây cáp và loại điều
kiển bằng thủy lực.
2. Lựa chọn phương pháp thi công hợp lý:
Xén (đào) đất:
- Khi xén đất xuống dốc 20% thì năng suất đạt 172%. Độ dốc càng lớn, năng suất xén

càng cao, nhưng theo kinh nghiệm nếu độ dốc lớn hơn 15% thì máy lùi lại khó khăn,
thời gian làm việc trong một chu kỳ tăng, do đó mà năng suất lại giảm…vì thế nên cân
nhắc và chọn độ dốc thích hợp để năng suất máy đạt hiệu quả nhất
Vận chuyển đất:
+ Đặt lưỡi ủi sâu dưới mặt đất 0,5-2m để tránh đất lọt xg dưới.
+ Lắp tấm chắn ở hai bên lưỡi ủi để giảm đất rơi vãi sang hai bên
+ Sử dụng 2 or 3 máy ủi // chuyển đất.( 2 lưỡi ủi cách nhau 0,2-0,5m)
+ Khi đào tạo thành các bờ để giữ đất. Chiều rộng bờ thường 0,5-1m chiều cao bờ
thường ko lớn hơn ½ chiều chiều cao lưỡi ủi để đảm bảo sao cho thể tích 1 bờ đất = thể
tích 1 lần đào. Theo cách này khối lượng vận chuyển tăng đc 10-30% .
Rải đất và san đất.:
- Máy ủi tiến lên phía trc đồng thời nâng lưỡi ủi lúc đó đất đc rải theo từng lớp.
- Khi chuyển đất tới nơi đổ đất, máy dừng lại rồi nâng cao lưỡi ủi, sau đó cho máy tiến
về phía trước 1-1,5 m rồi hạ lưỡi xuống và lùi lại, đất đc san đều. Theo cách rải này đất
đc ép chặt 1 phần do lưỡi ủi đè lèn và giảm đc khối lượng c/tác lèn chặt sau này
Đào nền đường:
-Đào và vận chuyển ngang: Nếu độ dốc nghiêng của mặt đất ko lớn thì nên đổ đất sang
2 bên để giảm cự ly vận chuyển. Nếu độ dốc tươg đối lớn thì đổ phía thấp.
Trang 10
ĐỀ CƯƠNG XÂY DỰNG NỀN ĐƯỜNG 2014
-Đào và vận chuyển dọc: Dùng mày ủi đào và vận chuyển dọc đổ đất ra ngoài 2 đầu nền
đào or lợi dụng để đắp nền đường.Do vận chuyển dọc lợi dụng đc độ dốc lúc ủi đất
xuống nên n/suất tương đối cao.
Thi công nền đường trên sườn dốc
-Khi t/công nền đào trên sườn dốc, thì thườngg đặt chéo lưỡi ủi để máy chạy dọc và
chuyển đất ngang về phía cuối dốc.
3. Nâng cao năng suất máy ủi,
 Nsuất của máy ủi khi xén và chuyển đất là:
N=
d

r
t
KQ
Kt
KT

.
60
(m3/ca) với
t: time lviệc của 1 chu kỳ (phút)
t = Lx/Vx+Lc/Vc+Lt/Vt+2tq+2th+td
 Nsuất san đất có thể tính theo công thức sau
N=60.T.Kt.F/t (m2/ca)
với F: dtích san đc trong 1 chu kỳ(m2) ;
=>Để nâng cao năng suất làm việc của máy cần chú ý các đặc điểm sau:
+ Tăng khối lượng trước lưỡi ủi Q: giảm lượng rơi vãi đất dọc đường khi chuyển đất,
tăng chiều cao lưỡi ủi, lợi dụng xuống dốc đấy đất
+ Nâng cao hệ số dụng thời gian Kt
+ Giảm thời gian chu kỳ làm việc có thể lắp thêm các răng xới phía sáu, khi mày lùi lại
có thể làm tơi xốp đất
+ Xác định phương pháp thi công hợp lý
+ Chọn sơ đồ làm việc của máy hợp lý.
 Thi công máy ủi đạt hiệu quả cao.
(Quy định TCVN Thi công và nghiệm thu nền và mặt đường ô tô )
+ Máy ủi thi công đất có hiệu quả nhất trong giới hạn chiều sâu đào hoặc chiều cao
đắp không quá 2m. Cự ly vận chuyển của máy ủi không được vượt quá 100 đến
180m
+ Máy ủi sử dụng thích hợp cho các loại đất cấp I, II, III. Đối với đất cấp IV cần làm
tơi trước.
+ Máy ủi di chuyển trên dốc thì :

- Độ dốc ủi khi máy lên không vượt quá 25 độ.
- Độ dốc khi máy xuống không vượt quá 35 độ.
- Độ dốc ngang không quá 30 độ.
+ Khi vận chuyển đất máy ủi không chạy với tốc độ cao để tránh rơi vãi dọc đường.
+ Khi đào đất cứng, cần lắp thêm răng cầy vào máy để kết hợp xới tơi đất khi máy
lùi.
+ Khi máy ủi di chuyển phải nâng bàn gạt cách mặt đất 0,5m. Bán kính vòng dưới
của đường phải phù hợp với bán kính quay của máy ủi nhất là đối với máy ủi bánh lốp.
Trang 11
ĐỀ CƯƠNG XÂY DỰNG NỀN ĐƯỜNG 2014
Câu 7. Thi công máy đào như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất?(3đ)
1. Lưa chọn loại máy hợp lý:
Để thi công máy đào đạt hiệu quả cao nhất trước tiên phải ta phải lựa chọn đúng loại
máy phù hợp, với mỗi loại máy khác nhau sẽ có chức năng, phạm vi sử dụng khác nhau:
-
Theo số gầu:
+ Máy đào 1 gầu: thường sử dụng nhiều trong công tác làm đường
+ Máy đào nhiều gầu: năng suất rất cao, nhưng chỉ thích hợp với các loại đất mềm,
có độ dính cao, chủ yếu dùng trong công tác đào hòa, kện mương
-
Tùy vào khối lượng đất đào mà ta có thể lựa chọn các loại máy với dung tíc gầu
khác nhau như 0,25, 0,5; 0,1, 3… m
3
trong công tác làm đường thường sử dụng
loại 0,5-1m
3
-
Theo cấu tạo:
+ Máy đào gầu thuận: sử dụng đào đất đá ở cao hơn vị trí máy đứng
+ Máy đào gầu nghịch: sử dụng đào đất ở vị trí thấp hơn vị trí máy đứng

+ Máy đào gầu ngoạm: dùng để bốc, xúc vật liệu hoặc nạo vét bùn.
-
Theo bộ phận di động:
+ Máy đào bánh xích: làm việc trên địa hình khó khăn, tính cơ động không cao
+ Bánh lốp: tính cơ động cao nhưng phải giữ ổn địn trong quá trình đào
+ Loại đi trên chân khay: có năng suất lớn, thường áp dụng tại các khu hầm mỏ.
2. Lựa chọn phương thức đào và hướng đào hợp lý
- Số luống phải ít nhất. Nếu dùng đườngg ray thì số lần di chuyển đường ray phải ít
nhất
- Mỗi luống đào phải có dtích m/c ngang đủ để đảm bảo cho máy đào lviệc thuận
lợi, phát huy đc tính năng của máy
- Khối lượng đất mà máy đào ko đào đc phải ít nhất, khối lượng này ko đc quá 8-
10% diện tích m/c ngang
- Mỗi luống đào phải đảm bảo thoát nước tốt. Hướng dốc của luống đào phải ngược
với hướng tiến của máy
- Chiều cao lớn nhất của luống đào ko đc vượt quá chiều cao cho phép của đất. Nếu
vượt quá thì phải btrí lg đào trên cùng 1 mặt ngang với luống đào trước để đảm
bảo an toàn
- Các cách bố trí luống đào: song song, nan quạt…
Trang 12
ĐỀ CƯƠNG XÂY DỰNG NỀN ĐƯỜNG 2014
1
2
3
4
3. Nâng cao năng suất máy đào:
Năng suất máy đào được xác định theo công thức:
N
h
= K

c
. (m
3
/h)
Với:
+
Q: dung tích gầu m
3
+
n: số lần đào trong 1 phút n= 60/t
+
t: thời gian làm việc trong một chu kì của máy (s)
+
K
c
: hệ số chứa đầu gầu
+
K
r
: hệ số rời rác của đất
Năng suất làm việc của máy trong 1 ca: N=8.K
t
.N
h
Với K
t
: hệ số sử dụng máy theo thời gian
 Để tăng năng suất máy đào:
+ Rút ngắn thời gian đào bằng cách tăng chiều dày đào đất, giảm góc quay máy, tận
dụng thời thời gian làm việc của máy

+ Tăng K
t
: thường xuyên bảo dưỡng, cung cấp vật tư, nhiên vật liệu kịp thời, đầy đủ
+ Công nhân lái máy phải có trình độ cao
+ Phối hợp tốt công tác đào và vận chuyển đất.
 Thi công máy đào đạt hiệu quả cao ( Quy định trong TCVN Thi công và nghiệm
thu Nền và Mặt đường ô tô)
- Chỗ đứng máy đào phải bằng phẳng, máy phải nằm toàn bộ trên mặt đất. Phải đảm bảo
khoảng cách máy đào cách mép mái dốc 2m khi đào đường sườn đồi, núi Độ nghiêng
cho phép máy đào theo hướng đổ đất không quá 2 độ.
- Khi đào phải theo dõi khoang đào. Tránh hiện tượng có hàm ếch. Nếu có phải phá ngay.
- Khi đổ đất vào thùng xe, khoảng cách từ đáy gầu đến thùng xe không được cao quá 0,7m.
- Khi đào đất cát, cát sỏi, đất cát pha lắp vào máy đào loại gầu không răng, lưỡi gầu gắn
liền hoặc loại gầu có rắng nhưng dung tích lớn hơn bình thường.
Trang 13
ĐỀ CƯƠNG XÂY DỰNG NỀN ĐƯỜNG 2014
- Khi đào đất phải đảm bảo thoát nước trong khoang đào. Độ dốc nền khoang hướng phía
ngoài trị số dốc không nhỏ hơn 3%. Khi đào phải bắt đầu từ chỗ thấp nhất.
- Không được vừa đào xuống vừa lên xuống cần, hoặc vừa lên xuống cần vừa di chuyển.
- Khi di chuyện phải luôn nâng gàu đào cách mặt đất 0,5m. Hạn chế tối đa tốc độ tự hành,
di chuyển không quá 3km.
- Phải chọn oto phù hợp với năng suất gàu đào. Thường năng suất vận chuyển của oto lớn
hơn 15-20% năng suất gầu đào.
- Khi làm việc xong hết ca phải tiến hành vệ sinh, cậy đất sạch sẽ gầu đào.
Câu 8. Thi công máy san như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất? (3đ)
Các biện pháp để thi công máy san đạt hiệu quả:
1. Lựa chọn loại máy hợp lý:
Máy san có khá nhiều chức năng như san bằng, rải vật liệu, làm mui luyện, san taluy,
đào rãnh… để thi công đạt hiệu quả trước tiên cần lựa chọn loại máy sao cho hợp lý.
Máy san thường có hai loại: máy san tự hành và máy san kéo theo, hiện nay chủ yếu sử

dụng loại máy san tự hành với động cơ có công suất lớn.
2. Phương pháp thi công hợp lý:
Với mỗi hạng mục công trình sẽ có các biện pháp thi công khác nhau:
- Đắp nền đường bằng máy san:
Dùng để đắp nền đường cao dưới 0,75m, tiến hành đào đất ở thùng đấy, vừa đào
vừa chuyển sang
- Đào rãnh thoát nước: máy san có thể đào rãnh thoát nước hình chữ V và hình
thang, khi đào hình thang cần lắp thêm phụ kiện
- Đào khuôn áo đường bằng máy san. Khi đào khuôn đường thì máy phải tiến hành
đào đất bắt đầu từ trục đường và chuyển đất gần ra lề đường, sau cùng san phẳng
lòng đường và lề đường, tạo mui luyện.
3. Tăng năng suất máy:
Năng suất của máy khi đào và vận chuyển có thể tính theo công thức :
N = (60.T.F.L.K
t
)/t m
3
/
/ca
Với:
+
T: thời gian làm việc trong 1 ca
+
K
t
Hệ số sử dụng thời gian
+
F: tiến diện công trình thi công m
2
+

L: chiều dài đoạn thi công (m)
+
T: thời gian làm việc của một chu kỳ để hoàn thành 1 đoạn thi công L (ph)
 Để nâng cao năng suất máy đào:
+ Nâng cao hệ số sử dụng thời gian
+ Tăng tốc độ chạy, giảm số lần cắt xén và vận chuyển đất: tăng diện tích một lần
xén và tăng cự ly vận chuyển ngang, giảm các hệ số trùng phục khi xén và chuyển đất
+ Giảm thời gian quay đầu.
Trang 14
ĐỀ CƯƠNG XÂY DỰNG NỀN ĐƯỜNG 2014
Câu 9. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả thi công của các loại máy?
1. Việc chọn lựa loại máy thích hợp:
- Khi thi công phải chọn máy chính trước máy phụ sau trên nguyên tắc máy phụ
đảm bảo phát huy tối đa năng suất của máy chính
- Chọn máy phải xét một cách tổng hợp tính chất công trình, điều kiện thi công, khả
năng cung cấp máy đồng thời phải tiến hành so sánh kinh tế kỹ thuật
+ Tính chất công trình gồm: loại nền đường, chiều cao đắp, cự li vận chuyển,
khối lượng công việc và thời hạn thi công
+ Điều kiện thi công gồm: loại đất, điều kiện địa chất thủy văn, điều kiện
thoát nước mặt, điều kiện vận chuyển, điều kiện khí hậu, điều kiện cung cấp
vật liệu cho máy.
Điều kiện tho công có ảnh hưởng lớn đến việc chọn máy nhất là với máy chính, với đất
sét lẫn đá hay đất tương đối cứng có thể dùng máy đào, máy xúc chuyển chỉ có thể thi
côngđất cừng với năng xuất cao sau khi đã được xới tơi…
- Khi chọn máy nên giảm các loại máy khác nhau trong cùng một đội máy cà nên
dùng loại máy làm được nhiều công việc khác nhau
2. Năng suất của các máy:
Năng suất của các máy có thể tính theo công thức : N = T.K
1
.Q/t

+ T: thời gian làm việc trong 1 ca
+ K
1
hệ số sử dụng thời gian xét đến thời gian dừng máy và thời gian máy không
được sử dụng hoàn toàn gồm thời gian đi đến địa điẻm làm việc, thời gian quay về
nơi để máy, thời gian nghỉ của công nhân lái máy, thời gian điều máy trong quá
trinhg làm việc, thời gian cho dầu, nước vào máy.
+ Q: khối lượng công việc hoàn thành được trong một chu kỳ làm việc (m, m
3
, m
2
)
+ t: thời gian của một chu kỳ làm việc để hoàn thành khối lượng Q.
 để tăng năng suất máy làm việc:
+ tăng số ca trong một ngày làm việc
+ tăng hệ số sử dngj thời gia: tận dụng tối đa thời gian làm việc của máy để tăng hiệu
suất làm việc
+ tăng khối lượng công việc hoàn thành trong một chu kì làm việc
+ rút ngắn thời gian của một chu kì làm việc để hoàn thành khối lượng công việc Q
Câu 10. Phân biệt ý nghĩa, mục đích, cách xác định của các khái niệm độ chặt? (3đ)
a. Độ chặt:
- Độ chặt của đất nền đường là một thông số đánh giá chất lượng đầm nén thông qua
dung trọng khô của đất nền. Thường ký hiệu là: δ (g/cm
3
)
b. Độ chặt tiêu chuẩn (tốt nhất) δ
0
:
Trang 15
ĐỀ CƯƠNG XÂY DỰNG NỀN ĐƯỜNG 2014

- Độ chặt tiêu chuẩn (hay độ chặt tốt nhất) δ
0
: là giá trị độ chặt tìm được trong thí
nghiệm đầm nén tiêu chuẩn khi đầm nén đất ở độ ẩm tốt nhất (W
0
) bằng một công
đầm nén tương ứng với công đầm nén cần thiết ngoài thực tế sản xuất phải bỏ ra để
đạt được độ chặt lớn nhất khi đầm nén các lớp đất dầy 10 – 15 cm bằng máy lu loại
vừa ở độ ẩm gần với giới hạn dẻo dưới (giới hạn dẻo W
d
, giới hạn chảy W
L
).
c.Độ chặt yêu cầu δ
yc
.
- Độ chặt yêu cầu δ
yc
: là giá trị độ chặt cần thiết phải đạt được để cho nền đường
đảm bảo yêu cầu về cường độ, về chất lượng phục vụ trong suất quá trình khai thác
sử dụng đồng thời giá thành xây dựng là hợp lý nhất
d. Độ chặt thực tế δ
tt
:
- Độ chặt thực tế δ
tt
: là giá trị độ chặt mà nền đường đạt được sau khi lu lèn ngoài
hiện trường.
Để nền đường đảm bảo cường độ, chất lượng thì:
Nếu nhỏ hơn thì phải tiếp tục đầm nén thêm cho đạt.

e. Hệ số đầm nén K :
+ Hệ số đầm nén K hay còn gọi là độ chặt tương đối: là 1 chỉ tiêu đánh giá mức độ nén
chặt của đất nền. Có 2 loại:
Hệ số đầm nén yêu cầu K
yc
: là tỉ số giữa độ chặt yêu cầu và độ chặt lớn nhất:
Hệ số đầm nén thực tế K
tt
: là tỉ số giữa độ chặt thực tế đất nền đạt được và độ chặt lớn
nhất:
Trang 16
yctt
δδ

o
yc
yc
K
δ
δ
=
o
tt
tt
K
δ
δ
=
ĐỀ CƯƠNG XÂY DỰNG NỀN ĐƯỜNG 2014
Điều kiện:

+ Mục đích của việc sử dụng hệ số đầm nén K:
Cùng một loại đất nếu δ càng lớn thì đất càng chặt. Nhưng nếu khác loại đất thì δ lớn
hơn cũng chưa chắc đã biết được đất nào chặt hơn. Nhưng với việc sử dụng hệ số đầm
nén K thì sẽ cho phép ta so sánh, đánh giá được mức độ nén chặt của các loại đất khác
nhau.
Thay cho việc qui định độ chặt yêu cầu δ
yc
cho từng loại đất cụ thể, một điều không thể
làm xuể, thì việc qui định một trị số độ chặt yêu cầu K
yc
lại có thể dùng chung cho mọi
loại đất nên đã giải quyết được khúc mắc trên.
Câu 11. Mục đích của 2 loại Proctor tiêu chuẩn và cối Proctor cải tiến? (4đ)
Phân loại.
Đặc trưng Proctor tiêu chuẩn Proctor cải tiến
Trọng lượng quả đầm
Đường kính quả đầm
Chiều cao thả đầm
Số lớp
Số lần đầm mỗi lớp
Trọng lượng gần đúng
mỗi lớp
2490g
51mm
305mm
3
25
650g
4535g
51mm

457mm
5
25
400g
+. Mục đích .
- Mục đích chung.
+. Cùng một loại đất nhưng khi ta làm 2 thí nghiệm đầm với công đầm khác nhau (trọng
lượng búa khác nhau) thì ta tìm được độ ẩm tốt nhất và dung trọng khô tốt nhất khác
Trang 17
yctt
KK

ĐỀ CƯƠNG XÂY DỰNG NỀN ĐƯỜNG 2014
nhau cụ thể là công đầm tăng thì độ ẩm tốt nhất giảm và dung trọng khô tốt nhất tăng,
còn công đầm nhỏ thì độ ẩm tốt nhất tăng và dung trọng khô tốt nhất giảm. Cả hai
trường hợp dung trọng khô tốt nhất đạt được đều gần tương ứng với độ rỗng không khí
Av = 5%.
+. Sau khi thí nghiệm ta sẽ xác định được độ ẩm tối ưu, công đầm nén tối ưu cho từng
loại đất. Sau khi giai đoạn đầm nén kết thúc thì kiểm tra lại độ chặt hiện trường. Kết quả
trong phòng thí nghiệm ta sẽ làm căn cứ để xác định độ chặt ngoài hiện trường xem đạt
độ chặt bao nhiêu, ví dụ như độ chặt K95, K98 .
Mục đích riêng.
• PP Proctor tiêu chuẩn.
+. Ra đời từ năm 30 của thế kỷ trước với điều kiện phương tiên đi lại, máy móc còn hạn
chế, cũng như tải trọng xe nhỏ nên hiện nay sẽ có nhưng hạn chế nhất định. Vì thế chỉ
được áp dụng cho các loại đường cấp thấp ,lưu lượng xe chạy nhỏ.
• PP Proctor cải tiến.
+. Phù hợp với điều kiện hiện nay khi mà tải trọng xe cũng như lưu lượng trên đường rất
lớn. Đảm bào nền đường sau khi thi công có được độ chặt tương đương so với phòng thí
nghiệm thì khả năng chịu lực sẽ được đảm bảo

Câu 12. Ý nghĩa công tác đầm nén nền đường? Từ đó cần phải có chú ý gì để nền
đường có độ chặt tốt nhất? (4đ)
a. Công tác đầm nén đất nền đường có ý nghĩa:
+ Nâng cao cường độ của nền đường:
+ Tăng môđuyn đàn hồi của đất nền đường nên giảm sự biến dạng của nền đường.
+ Tăng khả năng chống trượt của đất nền do hệ số c, ϕ tăng lên.
+ Nâng cao tính ổn định về cường độ của đất nền đường.
+ Đảm bảo và nâng cao sự ổn định toàn khối của nền đường.
+ Nâng cao tính ổn định nước của nền đường: giảm tính thấm nước, giảm chiều cao mao
dẫn, giảm nhỏ độ co rút của đất nền khi khô hanh.
+ Giảm thiểu ảnh hưởng của chế độ thủy nhiệt đến mặt đường.
b.Để nền đường có độ chặt tốt nhất.
• Độ ẩm:
Trang 18
ĐỀ CƯƠNG XÂY DỰNG NỀN ĐƯỜNG 2014
+ Độ ẩm hay lượng nước chứa trong đất là một trong những nhân tố quan trọng nhất ảnh
hưởng đến hiệu quả của công tác đầm nèn đất đắp nền đường.
+ Vì vậy, khi lu lèn cần phải chú ý đến độ ẩm của đất. Độ ẩm đất đắp càng gần độ ẩm
tốt nhất càng tốt(Từ 90%-100% của độ ẩm tối ưu W
0
).
• Công đầm nén:
+ Khi thay đổi công đầm nén thì trị số độ ẩm tốt nhất và độ chặt tốt nhất của cùng một
loại đất cũng thay đổi. Nếu tăng công đầm nén: độ ẩm tốt nhất giảm xuống, độ chặt lớn
nhất tăng lên.
+ Chú ý không nên thay đổi công đầm nén quá nhiều vì W
0
sẽ giảm xuống vì khi đầm
nén ở W
0

thì đất khó thấm nước, nền đường ổn định hơn dưới tác dụng của nước.
• Thời gian tác dụng của phương tiện đầm nén:
+ Tốc độ lu phải phù hợp với từng giai đoạn đầm nén. Trong giai đoạn đầu, vật liệu mới
rải, nên dùng lu nhẹ với tốc độ chậm, sau đó tăng dần lên khi vật liệu đã chặt hơn. Cuối
cùng giảm tốc độ lu ở cuối hành trình nhằm tạo điều kiện củng cố, hình thành cường độ
cho lớp vật liệu đầm nén.
• Thành phần hạt:
+ Là yếu tố quan trọng sau độ ẩm. Tùy thuộc các loại hạt khác nhau thì sẽ cần những
quá trình đầm nén khác nhau.
Câu 13. Đặc điểm các phương pháp nổ phá trong xây dựng nền đường? (2đ)
a: Phương pháp nổ ốp.
Ưu điểm: rất đơn giản, không phải khoan, đào để tạo lỗ mìn.
Nhược điểm: hiệu quả nổ phá rất thấp, tốn thuốc nổ , không kinh tế.
Thường hạn chế dùng phương pháp này, áp dung khi phá đá mồ côi, đào gốc cây.
b: Phương pháp lỗ mìn.
Ưu điểm: rất đơn giản, dễ làm, áp dụng được mọi địa hình, phá được mọi loại đất đá và
đất đá phá ra tương đối đồng đều về kích cỡ.
Nhược điểm: do lượng thuốc nổ kéo dài, không tập trung lại không nhồi được khối
lượng lớn nên hiệu quả nổ phá thấp, tốn thuốc nổ.
Áp dụng: Đõy là phương pháp rất hay được dựng khi thi công nền đường với khối lượng
phá đá không lớn lắm, không tập chung, rải rác dọc tuyến.
c: Phương pháp nổ bầu.
Ưu điểm;
Trang 19
ĐỀ CƯƠNG XÂY DỰNG NỀN ĐƯỜNG 2014
+ Tăng hiệu quả nổ phá nhờ tập trung thuốc nổ vào 1 chỗ.
+ Hiệu suất phá đá của 1 m lỗ khoan tăng lờn, tiết kiệm được khối lượng công tác khoan
đào.
Nhược điểm:
+ Tốn thời gian tạo bầu, thi công phức tạp hơn.

+ Với đá cứng rất khó tạo bầu.
+ Đá vỡ ra không đồng đều .
d: Phương pháp nổ hầm thuốc.
- Ưu điểm:
+ Có thể cùng 1 lúc tiến hành thi công nền đường trên một đoạn dài, khối lượng
lớn
+ Tiết kiệm sức người, sức máy.
+ Thời gian thi công nhanh.
+ Thích hợp với vùng núi, địa hình hiểm trở,
- Nhược điểm:
Lượng thuốc nổ cần thiết cho 1 m
3
đất đá nhiều hơn so với các phương pháp nổ khác.
Có thể gây ảnh hưởng không tốt tới vùng đất đá lân cận phạm vi
Yêu cầu phải nhanh chúng dọn dẹp cấp tập một khối lương lớn đất đá nổ phá ra.
Phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho cán bộ, công nhân.
Câu 14 Các biện pháp xử lí dưới tác dụng của thời gian hoặc tải trọng.
Mục đích:
- Bảo đảm sự ổn định của nền đắp trong khi xây dựng.
- Đạt được một tốc độ lún phù hợp với thời gian thi công.
1. Xây dựng nền đắp theo giai đoạn.
- Cường độban đầu của nền đất yếu rất thấp do vậy đểcho nền đường ổn định thì cần
tăng dần cường độ của nó lên bằng cách đắp từng lớp một, chờ một thời gian cho nền ổn
định, cường độ đất nền tăng lên, khả năng chịu tải lớn hơn thì mới đắp lớp tiếp theo
Trang 20
ĐỀ CƯƠNG XÂY DỰNG NỀN ĐƯỜNG 2014
- Phương pháp này có nhược điểm là thời gian xây dựng kéo dài.
*PVAD: dùng cho những công trình không đòi hỏi tiến độ nhanh
.2. Tăng chiều rộng của nền đường, làm bệ phản áp.
- Khi cường độchống cắt của nền đất yếu quá nhỏ, không đủ để xây dựng nền đắp

theo giai đoạn hoặc khi cần tiến độ thi công nhanh thì có thể dùng bệ phản áp.
- Bệ phản áp có tác dụng như một đối trọng làm tăng ổn định, giảm khả năng trồi đất ra
hai bên.
- Biện pháp này có nhược điểm là chiếm dụng diện tích mặt bằng lớn.
*PVAD: - Thời gian đòi hỏi nhanh và gặp đất yếu
-Đất đắp ở phía trên có trọng lg nhẹ
- diện tích mặt bằng thi công lớn
.3. Đào bỏ một phần hoặc toàn bộ đất yếu.
- Tuỳ theo chiều dày và tính chất của đất yếu mà có thể đào bỏ một phần hoặc toàn bộ
đất yếu.
-PVAD:
+ Khi thời hạn đưa vào sử dụng là rất ngắn.
+ Các đặc trưng cơ học của đất yếu nhỏ. (VD: ϕ nhỏ).
+ Cao độ thiết kế rất gần cao độ thiên nhiên.
.4. Giảm trọng lượng nền đắp.
Có thểgiảm trọng lượng nền đắp trên đất yếu bằng hai cách:
- Giảm chiều cao nền đắp đến trị số tối thiểu cho phép căn cứ vào điều kiện địa chất
thuỷ văn. Nếu là nền đường ở bãi sông có thể giảm mực nước dâng bằng cách tăng khẩu
độ cầu.
- Dùng vật liệu nhẹ để đắp. Vật liệu này phải bảo đảm các yêu cầu sau:
+ Dung trọng nhỏ.
+ Không ăn mòn bê tông và thép.
+ Có khảnăng chịu nén tốt nhưng độ nén lún nhỏ.
Trang 21
ĐỀ CƯƠNG XÂY DỰNG NỀN ĐƯỜNG 2014
+ Không gây ô nhiễm môi trường.
.5. Phương pháp gia tải tạm thời.
- Dùng một tải trọng đặt lên nền đắp (thường là 2-3m nền đắp bổsung) trong một thời
gian sao cho trong thời gian đó nền đường sẽ đạt được độ lún dự kiến. Phương pháp này
cho phép đạt được một độ cố kết yêu cầu trong thời gian ngắn.

+Chiề cao tới hạn lớn hơn nhiều chiều cao thiết kế
+Dày lớp đất yếu ko quá lớn (3-4m)
+Khi chiều cao nền đắp ko quá lớn, nếu chiều cao đắp lớn, đắp cao hơn nữa sẽ gây
mất ổn định.
.6. Biện pháp cải tạo điều kiện ổn định và biến dạng của đất yếu.
Khi lớp đất yếu có chiều dày không lớn và nằm trực tiếp dưới nền đắp thì có thểdùng
các biện pháp như làm lớp đệm cát, đệm đá Trong thực tế thường dùng đệm cát, đệm
sỏi đá để thay thếlớp đất yếu chiều dày dưới 3m cho móng các công trình xây dựng dân
dụng và công nghiệp, dưới bản đáy các công trình thuỷlợi.
- Biện pháp này không áp dụng khi chiều dày đất yếu lớn hoặc trong các lớp đất yếu
có nước ngầm.
* Làm lớp đệm cát.
- Áp dụng khi:
+ Chiều cao nền đắp từ 6-9m.
+ Lớp đất yếu không quá dày
+ Có nguồn cát ở gần.
* Làm lớp đệm đá sỏi.
Khi đất yếu dưới nền đắp ở trạng thái bão hoà nước, có chiều dày nhỏ hơn 3m và dưới
lớp đất yếu là lớp chịu lực tốt đồng thời xuất hiện nước có áp lực cao dùng lớp đệm
cát không thích hợp thì có thể sử dụng đệm đá hộc, đá dăm, sỏi sạn.
.7. Đắp đất trên bè.
- Bè có thểlàm bằng tre, gỗ, nứa, bó cành cây.
- Bè có tác dụng mở rộng diện tích truyền tải trọng và phân bốlại tải trọng tác dụng
Trang 22
ĐỀ CƯƠNG XÂY DỰNG NỀN ĐƯỜNG 2014
lên đất yếu.
- Phương pháp này có ưu điểm là thi công đơn giản, vật liệu dễ kiếm, rẻ tiền.
*PVAD:
-Nền đắp ko quá cao
-Khu vực xung quanh có sẵn tre gỗ

Câu 15. Trình tự thi công bấc thấm? Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của
phương pháp này? (4đ)
 Trình tự thi công :
- Phải thiết kế sơ đồ di chuyển cho máy cắm bấc thấm. Sơ đồ di chuyến của máy
phải đảm bảo điều kiện:
+ Không được đè lên bấc thấm đã cắm.
+ Hành trình di chuyển của máy là ít nhất
- Thi công lớp vải địa kỹthuật. Lớp vải địa kỹ thuật có tác dụng ngăn cách giữa lớp
đất yếu và lớp đệm cát, làm cho lớp đệm cát luôn sạch và thoát nước tốt. Trong
trường hợp đất yếu không làm bẩn tầng đệm cát thì không cần lớp vải địa kỹthuật.
- Thi công một phần của tầng đệm cát, phần còn lại phải đủ phủ lên bấc thấm một
đoạn tối thiểu là 2cm. Tầng đệm cát có tác dụng:
+ Tạo đường thấm ngang đểnước có thểthoát ra ngoài.
+ Để cho máy cắm bấc thấm di chuyển.
Trong trường hợp trên mặt gặp lớp đất tốt, máy cắm bấc thấm có thể hoạt động được
thì có thểlàm lớp đệm cát sau khi cắm bấc thấm.
- Định vị tất cảcác vịtrí cắm bấc thấm theo hàng dọc và hàng ngang đúng với hồ sơ
thiết kế, dùng cọc tre đánh dấu từng vị trí đã định vị.
- Lắp neo vào đầu bấc thấm. Các đầu neo phải có kích thước phù hợp với bấc thấm,
kích thước của đầu neo thường là 85x150mm bằng tôn dày 5mm. Đầu neo có tác
dụng giữ đầu bấc thấm khi bấc thấm được cắm đến độsâu thiết kế. Đầu bấc thấm
được gập lại tối thiểu 30cm.
- Cắm bấc thấm bằng máy cắm bấc thấm. Máy cắm bấc thấm có các đặc trựng kỹ
thuật như sau:
+ Trục dùng để lắp và cắm bấc thấm có tiết diện: 60x120mm, dọc trục có vạch
chia đến cm để theo dõi chiều sâu cắm bấc thấm và có quảdọi đểkiểm tra
độthẳng đứng khi cắm bấc thấm.
+ Máy phải có lực đủ lớn đểcắm bấc thấm đến độ sâu thiết kế.
- Khi bấc thấm đến độ sâu thiết kế thì kéo ống cắm bấc thấm lên sau đó cắt bấc thấm.
Đầu bấc thấm phải cao hơn tầng đệm cát 20cm.

Trang 23
ĐỀ CƯƠNG XÂY DỰNG NỀN ĐƯỜNG 2014
- Thi công nốt tầng đệm cát.
- Thi công tầng lọc ngược: làm bằng sỏi đá, cấp phối chọn lọc hoặc vải địa kỹ thuật.
- Đắp nền đường lên trên.
 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của phương pháp này:
( thiếu )
Câu 16. Tác dụng của vải địa kỹ, lưới địa kỹ thuật? Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu
quả của phương pháp này? Ứng dụng của phương pháp này trong xây dựng nền
đường?(4đ)
Vải địa kỹ thuât:
+Tác dụng:
- Chức năng phân cách: Lớp vải địa kỹ thuật dùng để ngăn cách giữa hai lớp vật
liệu có kích thước hạt khác nhau làm cho vật liệu hạt giữ nguyên vẹn các đặc
tính cơ học của nó.
- Chức năng gia cường: Vải địa kỹ thuật có tính chịu kéo cao. Người ta lợi dụng
đặc tính này để truyền cho đất một cường độ chịu kéo nào đó theo kiểu gia cố
cốt cho đất hoặc chứa đất vào các túi vải địa kỹ thuật.
- Chức năng bảo vệ: Vải địa kỹ thuật có tính bền môi trường (chịu nước mặn) và
khả năng tiêu thoát nước nhanh. Nên Vải địa kỹ thuật được kết hợp với các vật
liệu khác như thảm đá, rọ đá, đá hộc, bê tông … để chế tạo lớp đệm chống xói
cho đê, đập, bờ biển, trụ cầu
- Chức năng lọc: Lớp vải địa kỹ thuật đóng vai trò là lớp lọc được đặt giữa hai lớp
vật liệu có độ thấm nước và cỡ hạt khác nhau, chức năng của lớp lọc là tránh sự
xói mòn từ phía vật liệu có cỡ hạt mịn hơn vào lớp vật liệu thô.
- Chức năng tiêu thoát nước: Khả năng thấm theo phương vuông góc với mặt
phẳng vải địa kỹ thuật không dệt để chế tạo mương tiêu thoát nước ngầm. Dòng
thấm trong đất sẽ tập trung đến rãnh tiêu có bố trí lớp vải lọc và dẫn đến khu tập
trung nước bằng đường ống tiêu.
+ Ứng dụng của vải địa kỹ thuật:

- Gia cường nền đất yếu ở phía dưới: vải địa kỹ thuật có khả năng chịu kéo lớn nên
đảm bảo cho nền đường không bị trượt, đặc biệt là thuận lợi cho quá trình thi công,
giúp máy móc có thể đi lại bình thường.
Trang 24
ĐỀ CƯƠNG XÂY DỰNG NỀN ĐƯỜNG 2014
Tuy nhiên biện pháp này chỉ có hiệu quả đối với nền đất yếu mỏng và cường độ
không đến nỗi quá yếu.
- Dẫn nước: dẫn nước từ trong đất chảy ra bên ngoài, nhờ vậy lực chống cắt của
đất được gia tăng. Đặc điểm này chỉ có ở những loại vải không dệt, kim dùi.
-
Làm tầng lọc thay cho vật liệu truyền thống: làm lớp lọc cho phép nước ngầm từ
trong lòng đất chảy qua vải vào ống dẫn đồng thời ngăn chặn không cho đất lọt qua.
- Ngăn cách: ngăn cản lớp đất mịn bên dưới xâm nhập lên tầng cát đệm bên trên.
- Làm lớp bảo vệ mái taluy nền đường đào cũng như đắp, mái ta luy đê, đập, kề, . . .
chống tác dụng xói mòn của nước
- Tác dụng gia cố đất nền:
+ Khi này vải địa kỹ thuật có tác dụng như cốt mềm, vải địa kỹ thuật sẽ chịu
ứng lực kéo trong khối đất. Như vậy khả năng chịu kéo của vải địa kỹ thuật sẽ tăng
cường sức chịu tải của nền đường, đảm bảo cho nền đường ổn định, đủ cường độ.
+Thường dùng vải địa kỹ thuật để gia cố nền đường, tường chắn đất, đê đập.
• Lưới địa kỹ thuật
Trang 25

×