!"
#$%&'
())&*&+),
/0-123-4235678 &96:3;</=2
>?@8 AB&AA+9CDA
9C:EFG29H=78 9C:B
D29I.<929C:8 AFJ29K-:3L2
M9D29KD29
N3O7P29K>D2D29
BFJ29K&L:
Q O.<9ORL:
S96:9K/=-9O
T3O7P29K-299U7
V/=239KG29
NĂM 2014
Bài thuyết trình: Môn Kế toán quản trị GVHD: TS. Phạm Ngọc Toàn
Trình bày: Nhóm 4 – Lớp 14SKT11 Trang 2
MỤC LỤC
MỤC LỤC ………………………………………………………. 2
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ………………………………… 3
DANH MỤC BẢNG BIỂU …………….……………………… 3
CHUYÊN ĐỀ
I. Đặt vấn đề …………………………………………………… 4
II. Nội dung phương pháp kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động… 4
1. Khái niệm………………………………………………………4
2. Yếu tố cần thiết cho việc thực hiện thành công hệ thống ABC 6
3. Các bước thực hiện phương pháp ABC ……………………. 7
4. Điều kiện vận dụng phương pháp ABC ……………………. 15
III. Ưu nhược điểm của phương pháp ABC …………………… 17
5. Ưu điểm ……………………………………………………. 17
6. Nhược điểm ………………………………………………… 19
7. Xu hướng tất yếu đối với quản trị …………………………. 20
IV. Thực trạng áp dụng phương pháp ABC ở Việt Nam ……… 23
V. Kết luận và kiến nghị …………………………………… 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………. 27
Bài thuyết trình: Môn Kế toán quản trị GVHD: TS. Phạm Ngọc Toàn
Trình bày: Nhóm 4 – Lớp 14SKT11 Trang 3
)WX
ABC: Activity Based Costing - Kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động
CAM-I: Tổ chức Liên hiệp thế giới về tiến bộ trong sản xuất
PX: Phân xưởng
SP: Sản phẩm
SX: Sản xuất
TSCĐ: Tài sản cố định
KCS: Kiểm tra chất lượng sản phẩm
)!Y
Hình 1. Quy trình thực hiện kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động
Bài thuyết trình: Môn Kế toán quản trị GVHD: TS. Phạm Ngọc Toàn
$Z
#$%&'
())&*&+),
[\Z8
Xu hướng hội nhập kinh tế thế giới, nền kinh tế cạnh tranh ngày một gay gắt
đã và đang đặt ra nhiều thách thức cho sự tồn tại và phát triển của các doanh
nghiệp. Nó đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng hoàn thiện công tác quản
lý hoạt động sản xuất kinh doanh, mà việc nâng cao chất lượng thông tin cung
cấp cho các nhà quản trị doanh nghiệp đóng một vai trò quyết định. Chi phí sản
xuất và giá thành sản phẩm là thông tin không thể thiếu được đối với mỗi doanh
nghiệp, nó giúp cho nhà quản trị doanh nghiệp có thể xác định được hiệu quả
kinh doanh, mức độ tiết kiệm các nguồn lực đồng thời định giá bán cho sản
phẩm.
Kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động (ABC – Activity Based Costing) có thể
được xem là một trong những giải pháp cho vấn đề trên. Với ABC, chi phí sẽ
được theo dõi một cách cụ thể cho từng hoạt động gắn với từng loại sản phẩm, vì
thế thông tin chi phí cung cấp bởi hệ thống ABC có mức độ chính xác cao hơn,
giúp cho việc ra các quyết định liên quan đến từng nhóm sản phẩm, từng loại sản
phẩm,…
%#$%&'
(%),8
A 9 2-R:8
Có rất nhiều định nghĩa liên quan đến phương pháp ABC.
Trình bày: Nhóm 4 – Lớp 14SKT11 Trang 4
Bài thuyết trình: Môn Kế toán quản trị GVHD: TS. Phạm Ngọc Toàn
Judith J Baker đã đưa ra khái niệm về ABC: ABC gồm hai yếu tố chính là
đo lường chi phí và đo lường mức độ thực hiện của các hoạt động và nguồn lực
cho từng đối tượng chịu phí. Chi phí các nguồn lực được phân bổ đến các hoạt
động, sau đó chi phí các hoạt động được phân bổ đến các đối tượng chịu phí dựa
trên mức độ sử dụng của chúng.
Theo hai nhà kinh tế lớn Robert S.Kaplan và Robin Cooper thì ABC được sử
dụng như là cách để đo lường những hoạt động của công ty, nguồn lực được tiêu
hao bởi những hoạt động, sản phẩm và dịch vụ được sinh ra từ những hoạt động
đó. ABC ra đời nhằm đáp ứng sự cần thiết về thông tin chính xác của những
nguồn lực bị tiêu tốn bởi những sản phẩm, dịch vụ, khách hàng, kênh phân phối.
ABC cho phép những chi phí gián tiếp và chi phí hỗ trợ được phân bổ, trước tiên
là tới các hoạt động, sau đó tới sản phẩm và dịch vụ khách hàng. ABC cho người
quản lý thấy rõ ràng về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. ABC không chỉ
theo dõi cách tính chi phí mà nó còn là phương pháp quản lý hoạt động đáng tin
cậy cho phép đưa ra những quyết định chính xác nhất.
Riêng Blocher thì cũng mô tả về ABC như sau: “Để sản xuất sản phẩm, cần
thiết phải thực hiện một số hoạt động. Những hoạt động này làm tiêu tốn các
nguồn lực của doanh nghiệp, vì vậy làm phát sinh chi phí. Thông qua việc xác
định mức tiêu tốn các nguồn lực của mỗi hoạt động và số đơn vị cần thiết để sản
xuất một sản phẩm, mỗi doanh nghiệp có thể theo dõi chi phí sản xuất một cách
trực tiếp hơn.
Tổ chức liên hiệp thế giới về tiến bộ trong sản xuất (CAM-I) đã đưa ra định
nghĩa về ABC như sau:
- Là một phương pháp đo lường chi phí và mức độ thực hiện của các hoạt
động có liên quan đến chu trình và đối tượng chịu phí.
- Phân bổ các chi phí hoạt động dựa trên việc sử dụng các nguồn lực của
chúng, phân bổ chi phí đến các đối tượng chịu phí như là các khách hàng, sản
phẩm, quá trình dựa trên mức độ sử dụng của chúng.
- Tìm ra các mối quan hệ nhân quả để xác định được các tiêu thức phân bổ
hoạt động.
Trình bày: Nhóm 4 – Lớp 14SKT11 Trang 5
Bài thuyết trình: Môn Kế toán quản trị GVHD: TS. Phạm Ngọc Toàn
Từ những khái niệm trên, có thể khái quát khái niệm về ABC như sau: “Kế
toán chi phí trên cơ sở hoạt động (ABC) là một hệ thống kế toán thực hiện việc
tập hợp và phân bổ các nguồn lực vào các hoạt động dựa trên mức độ sử dụng các
nguồn lực này của các hoạt động, sau đó chi phí các hoạt động được phân bổ đến
các đối tượng chịu phí dựa trên mức độ sử dụng của các đối tượng đó.”
M ]OE^<J2E9-]E<9/0-R<E9_<9-R2E9=29<`239RE9^23)8
Rất nhiều chuyên gia đã cho rằng để thực hiện thành công ABC thì cần thiết
phải thực hiện một số yếu tố then chốt:
+ Trước khi thực hiện hệ thống ABC, phải có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ các nhà
quản trị hàng đầu của công ty.
+ Thiết kế và thực hiện hệ thống ABC cần thiết phải có sự tham gia và chịu
trách nhiệm của một nhóm gồm đại diện từ các phòng ban thay vì chỉ đơn thuần
là phòng kế toán. Nhóm này bao gồm những người đại diện của những khu vực
mà chúng ta sẽ tiến hành thu thập dữ liệu phục vụ cho hệ thống ABC. Thông
thường là đại diện của các bộ phận như: Sản xuất, quản lý vật tư, kỹ thuật, tiếp
thị, bán hàng,…cũng như những nhân viên kế toán đã được huấn luyện về
ABC.Cũng có thể là một nhân viên tư vấn từ bên ngoài chuyên về ABC làm việc
như là một người cố vấn cho nhóm.
Việc cần thiết sự hỗ trợ mạnh mẽ từ nhà quản trị hàng đầu của công ty cũng
như một nhóm gồm đại diện từ các phòng ban là do xuất phát từ thực tế cho thấy
rất khó thực hiện việc thay đổi trong công ty trừ khi có sự hỗ trợ từ những người
có khả năng tác động và ảnh hưởng đến sự thay đổi này. Thêm vào đó, để thiết kế
một hệ thống ABC tốt, đòi hỏi phải có những hiểu biết về các hoạt động trong
toàn công ty. Sự hiểu biết này không ai khác hơn là những người đến từ các bộ
phận liên quan vốn đã quen thuộc với những hoạt động đó.
Theo thời gian, hệ thống ABC có thể được thực hiện bởi bản thân những
nhân viên kế toán và không nhất thiết phải tiếp tục duy trì sự hỗ trợ từ các nhà
quản trị hàng đầu cũng như sự hợp tác và hỗ trợ tích cực như ban đầu từ các
trưởng bộ phận nữa.
N .<Ha?<E9_<9-R2@9ab23@9.@)8
Trình bày: Nhóm 4 – Lớp 14SKT11 Trang 6
Bài thuyết trình: Môn Kế toán quản trị GVHD: TS. Phạm Ngọc Toàn
Một số thuật ngữ chính liên quan đến mô hình này:
+ Nguồn lực: Là một yếu tố kinh tế được sử dụng để thực hiện các
hoạt động. Con người, dụng cụ, thiết bị và nhà xưởng,… là những ví dụ về
nguồn lực.
+ Hoạt động: Colin Drury thì cho rằng “Hoạt động bao gồm sự kết
hợp của nhiều công việc và được mô tả bởi những hành động liên kết với đối
tượng chịu phí. Những hoạt động điển hình như: lên kế hoạch sản xuất, lắp đặt
máy, mua vật tư, kiểm tra chất lượng vật tư,… ”
+ Đối tượng chịu phí: theo lý thuyết ABC, chi phí hoạt động sẽ được phân
bổ tới các đối tượng chịu phí. Đối tượng chịu phí thường rất đa dạng và tùy thuộc
vào nhu cầu thông tin của nhà quản trị mà người thiết kế hệ thống sẽ thiết lập các
đối tượng chịu phí khác nhau. Một số đối tượng chịu phí điển hình như: Sản
Trình bày: Nhóm 4 – Lớp 14SKT11 Trang 7
Bài thuyết trình: Môn Kế toán quản trị GVHD: TS. Phạm Ngọc Toàn
phẩm,dịch vụ, lô sản phẩm, từng hợp đồng, công việc, dự án, khách hàng, nhóm
khách hàng, kênh phân phối, khu vực bán hàng
+ Tiêu thức phân bổ chi phí nguồn lực: là một yếu tố đo lường sự tiêu hao
nguồn lực cho hoạt động. Nếu như nguồn lực là con người, những người này tiêu
tốn thời gian cho những hoạt động khác nhau, do đó tỷ lệ thời gian tương ứng tiêu
tốn cho mỗi hoạt động sẽ là tiêu thức phân bổ chi phí nguồn lực.
+ Tiêu thức phân bổ chi phí hoạt động: là cầu nối giữa các hoạt động và các
đối tượng chịu phí, đo lường sản phẩm, dịch vụ…được tạo ra trong mỗi hoạt
động. Peter B.B Turney cũng đưa ra định nghĩa như sau: Tiêu thức phân bổ chi
phí hoạt động là một yếu tố dùng để đo lường sự tiêu hao của hoạt động cho đối
tượng chịu phí. Nếu như board mạch là đối tượng chịu phí và việc cắm các linh
kiện vào board mạch là hoạt động thì số lượng linh kiện được cắm vào board
mạch sẽ là tiêu thức phân bổ chi phí hoạt động.
Các bước thực hiện mô hình ABC như sau:
a?<A: Nhận diện các hoạt động chính.
Các hoạt động được xác định thông qua việc phân tích ban đầu, kiểm tra
thực tế khu vực làm việc, thực hiện phỏng vấn những nhân viên liên quan, hoặc
yêu cầu những nhân viên này mô tả thời gian của họ để thực hiện công việc, hoặc
phỏng vấn những người quản lý về công việc và khu vực làm việc của nhân viên
mà họ đang quản lý. Những câu hỏi phỏng vấn được sử dụng nhằm xác định các
hoạt động, thông tin thu thập được từ những câu hỏi đã đưa ra sẽ là cơ sở cho
việc xây dựng danh sách các hoạt động cũng như cung cấp thông tin hữu ích cho
việc phân bổ chi phí các nguồn lực đến các hoạt động riêng biệt. Một số câu hỏi
thông thường được đưa ra như:
+ Có bao nhiêu người làm việc trong bộ phận của bạn?
+ Họ làm việc gì?
+ Nguồn lực nào bị tiêu hao bởi những hoạt động nào?
Trình bày: Nhóm 4 – Lớp 14SKT11 Trang 8
Bài thuyết trình: Môn Kế toán quản trị GVHD: TS. Phạm Ngọc Toàn
+ Kết quả của những hoạt động này? (nhằm xác định tiêu thức phân bổ các
hoạt động và xác định đối tượng chịu phí)
+ Nhân viên tốn bao nhiêu thời gian để thực hiện mỗi hoạt động? Bởi những
thiết bị nào? (thông tin cần thiết để phân bổ chi phí lao động và thiết bị đến các
hoạt động)
+ ……
Trong giai đoạn này, thông thường sẽ có rất nhiều công việc chi tiết được
xác định, nhưng sau khi phỏng vấn xong, những hoạt động này sẽ được kết hợp
lại với nhau để tạo thành những hoạt động chính. Hoạt động chính được chọn ở
mỗi cấp độ được xem là hợp lý phải dựa trên cơ sở cân nhắc giữa chi phí bỏ ra
cho việc theo dõi hoạt động này và nhu cầu về tính chính xác của thông tin chi
phí được cung cấp.
Ví dụ, việc mua vật tư có thể được phân loại ra thành những hoạt động
riêng biệt ở cấp độ chi tiết hơn như việc đặt hàng, theo dõi đơn hàng,…. Tuy
nhiên,việc tách nhỏ các hoạt động này lại liên quan đến việc thu thập thông tin và
sẽ phải tốn thêm chi phí. Vì vậy, có thể thiết lập hoạt động chính ở cấp độ mua
vật tư chung mà không cần phải chi tiết hơn vì chúng có mối liên kết với nhau và
có cùng tiêu thức phân bổ. Ngược lại, nếu kết hợp việc mua vật tư với việc lưu
giữ và quản lý vật tư thành một hoạt động chung và lúc này, dường như sẽ không
có tiêu thức phân bổ phù hợp áp dụng chung cho cả 2 hoạt động này do mức độ
đóng góp của 2 hoạt động này cho đối tượng chịu phí là khác nhau.
Việc lựa chọn các hoạt động thông thường còn bị ảnh hưởng bởi yếu tố giá
trị của khoản chi phí (nó phải đáng kể để tách riêng ra) và nó phải có tiêu thức
phân bổ riêng để đáp ứng việc xác định chi phí của hoạt động một cách thoả
đáng.
Một trong những cách hữu dụng khi người ta nghĩ đến việc xác định các
hoạt động và cách để kết hợp chúng lại với nhau là việc thiết lập chúng trong năm
cấp độ hoạt động (Activity hierarchies):
Trình bày: Nhóm 4 – Lớp 14SKT11 Trang 9
Bài thuyết trình: Môn Kế toán quản trị GVHD: TS. Phạm Ngọc Toàn
- Cấp độ đơn vị sản phẩm (Unit-level activities)
- Cấp độ lô sản phẩm (Batch-level activities)
- Cấp độ sản phẩm (Product-sustaining activities)
- Cấp độ khách hàng (Customer-level activities)
- Cấp độ khu vực hoặc toàn doanh nghiệp (Area or general-operations-
level
activity).
Những cấp độ này được mô tả như sau:
+ Hoạt động ở cấp độ đơn vị sản phẩm: loại hoạt động này được sử dụng
mỗi lúc mà đơn vị sản phẩm được sản xuất hoặc tiêu thụ. Chi phí của cấp độ này
bao gồm chi phí lao động trực tiếp, nguyên vật liệu trực tiếp, điện năng… và
những chi phí tiêu hao nguồn lực tương ứng với số giờ máy sản xuất. Ví dụ, nếu
công ty tăng sản lượng sản xuất 10%, nó sẽ tiêu tốn thêm 10% chi phí lao động,
10% giờ máy chạy và 10% chi phí điện. Tiêu thức phân bổ chi phí điển hình cho
hoạt động ở cấp độ đơn vị sản phẩm này là theo giờ lao động, giờ máy hay theo
số lượng sản phẩm sản xuất. Những tiêu thức phân bổ này cũng được sử dụng
trong hệ thống chi phí truyền thống. Vì vậy, hệ thống chi phí truyền thống cũng
phân bổ chính xác những chi phí hoạt động ở cấp độ đơn vị sản phẩm đến các đối
tượng chịu phí.
+ Hoạt động ở cấp độ lô sản phẩm: Những hoạt động này được thực hiện
theo từng lô sản phẩm. Chẳng hạn việc thiếp lập, chuẩn bị máy hay đặt một lệnh
mua vật tư được thực hiện mỗi lúc một lô hàng được sản xuất. Một điểm phân
biệt quan trọng giữa hoạt động ở cấp độ theo lô và theo đơn vị sản phẩm là những
nguồn lực được yêu cầu để thực hiện một hoạt động theo lô sản phẩm thì độc lập
với số lượng của những đơn vị trong lô, chẳng hạn như độc lập với số lượng sản
phẩm được sản xuất khi thiết lập máy. Hệ thống chi phí truyền thống thì xem
những chi phí phát sinh theo lô sản phẩm là chi phí cố định. Vì vậy hệ thống
ABC cung cấp một kỹ thuật cho việc phân bổ các chi phí phức tạp như thiếp lập
Trình bày: Nhóm 4 – Lớp 14SKT11 Trang 1 0
Bài thuyết trình: Môn Kế toán quản trị GVHD: TS. Phạm Ngọc Toàn
máy, xử lý đơn đặt hàng của khách hàng,… tới những sản phẩm, dịch vụ thông
qua các hoạt động được thực hiện.
+ Hoạt động ở cấp độ sản phẩm: Những hoạt động được thực hiện dành
riêng cho việc sản xuất hoặc tiêu thụ những sản phẩm riêng biệt. Những hoạt
động này có thể là thiết kế một sản phẩm, quảng cáo cho một sản phẩm, hay cập
nhật một tính năng cho một sản phẩm, hỗ trợ kỹ thuật cung cấp riêng cho sản
phẩm, thiết kế lại một chu trình sản xuất của một sản phẩm riêng biệt.
+ Hoạt động ở cấp độ khách hàng: Những hoạt động liên quan đến những
khách hàng riêng biệt. Năm 1998, Kaplan và Cooper đã mở rộng ý tưởng với
trường hợp khách hàng là đối tượng chịu phí. Ví dụ: Nghiên cứu thị trường khách
hàng và hỗ trợ kỹ thuật cho những khách hàng riêng biệt (hỗ trợ này không giới
hạn cho bất cứ sản phẩm nào).
+ Hoạt động ở cấp độ khu vực hoặc toàn doanh nghiệp: Hoạt động này được
thực hiện mà không quan tâm đến khách hàng nào được phục vụ hoặc sản phẩm
nào được sản xuất hoặc bao nhiêu lô sản phẩm được sản xuất hoặc bao nhiêu sản
phẩm được làm ra. Hoạt động này gắn liền với toàn bộ hoạt động của khu vực
hoặc doanh nghiệp. Ví dụ như lương quản lý sản xuất, khấu hao nhà xưởng, lau
dọn văn phòng, cung cấp mạng nội bộ, chuẩn bị báo cáo tài chính cho cổ đông,…
Khi thực hiện kết hợp các hoạt động trong hệ thống ABC, các hoạt động
nên được gộp lại với nhau ở những cấp độ phù hợp. Hoạt động ở cấp độ lô sản
phẩm không nên gộp với các hoạt động ở cấp độ đơn vị sản phẩm, hay không nên
gộp các hoạt động ở cấp độ sản phẩm với các hoạt động ở cấp độ lô sản phẩm, …
Nhìn chung, chỉ nên gộp những hoạt động trong cùng một cấp độ mà chúng có
mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong chu trình làm việc.
Phụ thuộc vào đặc điểm sản xuất kinh doanh và quy trình công nghệ mà mỗi
doanh nghiệp có các hoạt động khác nhau. Theo phương pháp này, mỗi hoạt động
thường bao gồm các khoản chi phí có cùng nguồn gốc phát sinh. Do vậy mỗi một
hoạt động cần tập hợp chi phí riêng.
Trình bày: Nhóm 4 – Lớp 14SKT11 Trang 1 1
Bài thuyết trình: Môn Kế toán quản trị GVHD: TS. Phạm Ngọc Toàn
a?<M: Tập hợp trực tiếp chi phí vào các hoạt động hoặc đối tượng chịu
phí.
Ngoài việc tập hợp chi phí thông thường được chi tiết theo các tài khoản,
nếu như xác định được chi phí đang được tập hợp sử dụng cho đối tượng chịu chi
phí nào hay thuộc hoạt động nào thì ta tập hợp vào đối tượng hoặc hoạt động đó.
Ví dụ, cước phí vận chuyển hàng hóa xuất khẩu ngoài việc tập hợp theo
khoản mục chi phí bán hàng, nếu xác định cước phí vận chuyển này phục vụ cho
đối tượng chịu phí nào (khách hàng, sản phẩm, kênh phân phối) thì tập hợp trực
tiếp ngay vào đối tượng chịu phí đó mà không cần phải qua giai đoạn phân bổ.
Chi phí trực tiếp trong các đơn vị sản xuất thường bao gồm chi phí nguyên
vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp. Các khoản chi phí này thường dễ
nhận diện và tập hợp thẳng vào đối tượng chịu chi phí để tính giá thành sản xuất
sản phẩm.
a?<N8 Phân bổ chi phí gián tiếp cho các hoạt động.
Các chi phí nguồn lực được tiêu hao trong một giai đoạn nếu không được tập
hợp trực tiếp vào các hoạt động hoặc các đối tượng chịu chi phí sẽ được phân bổ
tiếp tục đến từng hoạt động trong hệ thống ABC. Ví dụ những chi phí như điện,
nước , lương, phí thuê văn phòng, …
Những chi phí nguồn lực này sẽ được phân bổ đến các hoạt động với các
tiêu thức phân bổ dựa trên mối quan hệ nhân-quả, có thể áp dụng phương pháp đo
lường mức độ tiêu hao nguồn lực vào các hoạt động hay tiến hành phỏng vấn
những người làm việc trực tiếp hay những người quản lý nơi mà chi phí phát sinh
để họ cung cấp những thông tin hợp lý cho việc ước lượng chi phí tiêu hao nguồn
lực cho các hoạt động khác nhau.
Ví dụ, thời gian làm việc của các nhân công gián tiếp là một nguồn lực,
nhiệm vụ của chúng ta là tìm ra cách để ước lượng số thời gian mà nhân công này
sử dụng cho mỗi hoạt động trong hệ thống ABC. Có thể tiến hành phỏng vấn
những nhân viên gián tiếp này (có thể là người quản lý phân xưởng, kỹ sư, người
Trình bày: Nhóm 4 – Lớp 14SKT11 Trang 1 2
Bài thuyết trình: Môn Kế toán quản trị GVHD: TS. Phạm Ngọc Toàn
quản lý chất lượng,…) để tìm hiểu thời gian mà họ dành cho xử lý đơn đặt hàng
của khách hàng, hay thiết kế sản phẩm, hay với chu trình sản xuất các đơn vị sản
phẩm, …Trong một số trường hợp có thể triển khai từ đặt câu hỏi chung nhất là
“Bao nhiêu phần trăm chi phí nguồn lực tiêu hao này dành cho hoạt động này?”.
Ngoài ra, phải tìm hiểu thêm còn có cách nào khác hay không để đo lường sự tiêu
hao chi phí nguồn lực vào các hoạt động dựa trên mối quan hệ nhân-quả của
chúng.
Như vậy sau khi có được các thông tin từ cuộc phỏng vấn, dựa trên sự cân
nhắc của nhóm dự án ABC , các chi phí nguồn lực này sẽ được phân bổ xuống
các hoạt động dựa trên các tiêu thức phân bổ vừa tìm được.
Cần chọn tiêu thức đảm bảo tính đại diện của chi phí, tiêu thức dễ tính toán,
phù hợp với các nguyên tắc và chuẩn mực của kế toán. Tiêu thức phân bổ sẽ tác
động tới độ chính xác.
a?<B8 Phân bổ chi phí các hoạt động vào các đối tượng chịu phí.
Để phân bổ chi phí các hoạt động tới các đối tượng chịu chi phí trong giai
đoạn này, đòi hỏi phải lựa chọn nhiều tiêu thức phân bổ cho các chi phí hoạt
động. Tiêu thức phân bổ trong giai đoạn này gọi là tiêu thức phân bổ chi phí hoạt
động.
Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu như Colin Drury, Robert
S.Kaplan… thì có có ba loại tiêu thức phân bổ chi phí hoạt động:
- Tiêu thức phân bổ dựa trên số lần thực hiện:
Các tiêu thức phân bổ như là số lần chuẩn bị máy, số lượng đơn đặt hàng
mua hàng được thực hiện, số lần kiểm định được thực hiện, … là những tiêu thức
phân bổ có thể đếm được khi một hoạt động được thực hiện. Đây là một loại tiêu
thức phân bổ ít tốn kém nhưng dường như nó lại kém phần chính xác, bởi lẽ tiêu
thức này thừa nhận rằng chi phí nguồn lực tốn kém sẽ giống nhau cho mỗi họat
động được thực hiện.
Trình bày: Nhóm 4 – Lớp 14SKT11 Trang 1 3
Bài thuyết trình: Môn Kế toán quản trị GVHD: TS. Phạm Ngọc Toàn
Ví dụ, khi phân bổ chi phí chuẩn bị máy căn cứ vào tiêu thức phân bổ là số
lần sử dụng máy , điều đó thừa nhận rằng tất cả các lần chuẩn bị máy đều tốn
cùng một lượng thời gian như nhau. Trong một số trường hợp, số lượng các
nguồn lực được sử dụng để thực hiện từng hoạt động là khác nhau đáng kể giữa
các sản phẩm, khí đó cần phải sử dụng tiêu thức khác chính xác hơn và tốn kém
hơn.
- Tiêu thức phân bổ dựa trên số thời gian thực hiện:
Tiêu thức phân bổ này liên quan đến số lượng thời gian được yêu cầu để
thực hiện một hoạt động. Tiêu thức này được sử dụng khi có sự khác nhau đáng
kể về số lượng thời gian giữa các hoạt động được thực hiện cho các đối tượng
chịu phí. Ví dụ những sản phẩm đơn giản thì việc chuẩn bị máy chỉ mất khoảng
10 đến 15 phút. Ngược lại đối với các sản phẩm phức tạp và đòi hỏi sự chính xác
cao thì để chuẩn bị máy phải mất đến 2 giờ.
- Tiêu thức phân bổ dựa trên mức độ thực hiện:
Đây là tiêu thức phân bổ chi phí hoạt động chính xác nhất nhưng cũng tốn
kém nhất.Trong cùng một ví dụ trên về việc chuẩn bị máy, một số trường hợp các
sản phẩm phức tạp và đòi hỏi sự chính xác cao thì đôi lúc đòi hỏi sự chuẩn bị một
cách đặc biệt trước khi máy vận hành, đòi hỏi về chất lượng kiểm soát của người
chuẩn bị máy, cũng như thiết bị kiểm tra chuyên dùng mỗi khi tình trạng hoạt
động của máy được thiết lập. Trong trường hợp này, chi phí hoạt động phải được
tính trực tiếp vào sản phẩm dựa trên yêu cầu công việc và phải theo dõi, tập hợp
các chi phí phát sinh riêng cho sản phẩm đó.
Theo Robert S.Kaplan, tiêu thức phân bổ chi phí là trọng tâm đổi mới trong
hệ thống ABC, nhưng nó cũng là một công việc tốn kém chi phí nhất trong hệ
thống ABC. Kaplan cũng khuyên trong hệ thống ABC chỉ nên duy trì không quá
50 tiêu thức phân bổ chi phí hoạt động khác nhau, hầu hết có thể tập hợp và truy
cập tới từng sản phẩm và khách hàng tương đối đơn giản trong hệ thống thông tin
của công ty. Đối với tiêu thức phân bổ theo thời gian thực hiện và tiêu thức phân
bổ theo mức độ thực hiện thì có thể tính toán mức độ khó khăn để thực hiện công
Trình bày: Nhóm 4 – Lớp 14SKT11 Trang 1 4
Bài thuyết trình: Môn Kế toán quản trị GVHD: TS. Phạm Ngọc Toàn
việc cho từng loại đối tượng chịu phí, từ đó sử dụng thông tin này để làm chuẩn
cho việc thực hiện phân bổ các lần sau thay vì phải theo dõi thời gian và nguồn
lực tiêu hao cho từng đối tượng chịu phí trong từng giai đoạn.
Nói chung, kế toán quản trị chọn các tiêu thức khoa học phân bổ cho từng
sản phẩm, dịch vụ. Nếu hoạt động liên quan đến một loại sản phẩm thì kế toán
kết chuyển toàn bộ chi phí đó cho sản phẩm đó. Nếu hoạt động liên quan tới 2
loại sản phẩm trở lên thì phải tính toán tỷ lệ các hoạt động, sau đó xác định mức
phân bổ chi phí của từng hoạt động cho từng loại sản phẩm cụ thể.
Mô hình ABC tập hợp toàn bộ chi phí gián tiếp trong quá trình sản xuất vào
từng hoạt động (mỗi hoạt động là tập hợp những chi phí gián tiếp phát sinh cùng
nguồn gốc, bản chất tương đương). Từ đó phân bổ chi phí theo hoạt động này vào
từng sản phẩm, dịch vụ theo các tiêu thức thích hợp. Khoản chi phí gián tiếp này
được phân bổ vào giá thành sản xuất cùng với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và
chi phí nhân công trực tiếp.
B -cOd-R20e25f23@9ab23@9.@)8
Mô hình ABC vận dụng thích hợp trong các doanh nghiệp có các điều kiện
sau:
(i) Doanh nghiệp sản xuất hoặc cung cấp nhiều loại sản phẩm và dịch vụ
khác nhau;
(ii) Có sự đa dạng hóa trong quy trình sản xuất sản phẩm;
(iii) Các chi phí gián tiếp chiếm một tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu chi phí
của doanh nghiệp và tỷ trọng này không ngừng tăng lên;
(iv) Có sự đa dạng hóa trong các kênh phân phối sản phẩm và dịch vụ của
doanh nghiệp;
(v) Có sự khác biệt về mức độ cung cấp dịch vụ cho các khách hàng khác
nhau;
(vi) Hệ thống kế toán chi phí hiện tại bộc lộ nhiều yếu điểm;
Trình bày: Nhóm 4 – Lớp 14SKT11 Trang 1 5
Bài thuyết trình: Môn Kế toán quản trị GVHD: TS. Phạm Ngọc Toàn
(vii) Áp lực cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt.
So sánh 2 phương pháp tính giá:
Phương pháp tính giá truyền thống và phương pháp tính giá trên cơ sở hoạt
động (phương pháp ABC):
Theo phương pháp truyền thống, chi phí được phân bổ cho sản phẩm chủ
yếu dựa vào sự phân chia chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp. Chi phí nguyên
vật liệu được được xem là một chi phí trực tiếp cho sản phẩm (thông qua định
mức nguyên vật liệu hay các cách thức khác). Chi phí nhân công trực tiếp thì
củng được xem là chi phí liên quan trực tiếp đến sản phẩm và được phân bổ trên
giờ công lao động. Chi phí chung là vấn đề lớn nhất cũng được tính cho sản phẩm
thông qua giờ công lao động hay giờ máy hoạt động. Do đó, hai phương pháp này
thực chất không khác biệt. Khác nhau cơ bản của hai phương pháp này là cách
tập hợp và phân bổ chi phí.
423I/I.29
-1OE9g< 9ab23@9.@EFO7c2E9^23 9ab23@9.@)
1. Đối tượng tập
hợp chi phí
Công việc, nhóm sản phẩm hay
nơi phát sinh chi phí: phân xưởng
, đội sản xuất, …
Tập hợp dựa trên hoạt động
2. Nguồn phát sinh
chi phí
Có nhiều nguồn sinh phí đối với
đối tượng tập hợp chi phí
-Nguồn sinh phí xác định rõ
-Thường chỉ có một nguồn sinh phí
trong mỗi hoạt động
3. Tiêu chuẩn phân
bổ chi phí
Dựa trên 1 trong nhiều tiêu thức
phân bổ; giờ công, tiền lương,
giờ máy, …
-Dựa trên nhiều tiêu thức
-Tiêu thức lựa chọn thực sự là
nguồn sinh phí ở mỗi hoạt động.
4. Tính hợp lý và
chính xác
Giá thành được tính hoặc quá cao
hoặc quá thấp
Giá thành chính xác hơn, do vậy
tin cậy trong việc ra quyết định
5. Kiểm soát chi
phí
Kiểm soát trên cơ sở tru trung
tâm chi phí: phân xưởng, phòng
ban, đơn vị
Kiểm soát theo từng hoạt động,
cho phép những ưu tiên trong
quản trị chi phí
Trình bày: Nhóm 4 – Lớp 14SKT11 Trang 1 6
Bài thuyết trình: Môn Kế toán quản trị GVHD: TS. Phạm Ngọc Toàn
6. Chi phí kế toán Thấp Tương đối cao
hYi)% )8
AOj-k:<lD@9ab23@9.@)8
1.1 Cung cấp thông tin giá thành chính xác và hợp lý hơn:
Theo phương pháp ABC, giá thành sản phẩm không chỉ bao gồm chi phí sản
xuất mà là toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh, bao gồm cả các chi phí gián tiếp
như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Do tỷ trọng chi phí gián tiếp
ngày càng lớn, việc không phân bổ các chi phí này vào giá thành sản phẩm có thể
dẫn tới ngộ nhận về mức lợi tức sản phẩm và do đó dẫn đến sai lầm trong việc ra
quyết định kinh doanh.
Ví dụ, một sản phẩm mới có thể có giá thành công xưởng nhỏ hơn các sản
phẩm hiện tại, nhưng đòi hỏi một khoản chi phí quảng cáo lớn để đưa ra thị
trường. Nếu chỉ căn cứ vào giá thành công xưởng thì có thể thấy sản xuất sản
phẩm đó sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn, nhưng nếu phân bổ đủ cả chi phí quảng
cáo thì có thể sản phẩm đó sẽ bị lỗ.
Cùng với việc phân bổ toàn bộ chi phí vào giá thành sản phẩm, phương pháp
ABC sử dụng một hệ thống các tiêu thức phân bổ được xây dựng trên cơ sở phân
tích chi tiết mối quan hệ nhân-quả giữa chi phí phát sinh cho từng hoạt động và
mức độ tham gia của từng hoạt động vào quá trình sản xuất và kinh doanh sản
phẩm , thay vì chỉ sử dụng một tiêu thức phân bổ (ví dụ như chi phí nhân công
trực tiếp) như phương pháp truyền thống. Các tiêu thức phân bổ do đó phản ánh
chính xác hơn mức tiêu hao nguồn lực thực tế của từng sản phẩm. Theo đó, ABC
sẽ giúp các nhà quản lý tránh được những quyết định sai lầm do sử dụng thông
tin không chính xác.
1.2 Giúp kế toán quản trị thực hiện tốt mục tiêu kiểm soát chi phí:
- Phương pháp ABC cung cấp thông tin hữu ích giúp các nhà quản lý cắt
giảm chi phí kinh doanh: Với những thông tin do ABC cung cấp, các nhà quản lý
có thể dể dàng phân loại các hoạt động trong doanh nghiệp theo các nhóm: các
Trình bày: Nhóm 4 – Lớp 14SKT11 Trang 1 7
Bài thuyết trình: Môn Kế toán quản trị GVHD: TS. Phạm Ngọc Toàn
hoạt động có mức đóng góp cao vào giá trị sản phẩm, các hoạt động có mức đóng
góp thấp, và các hoạt động không đóng góp, thậm chí là nhân tố cản trở quá trình
sản xuất kinh doanh, Trên cơ sở hiểu rõ tầm quan trọng của các hoạt động, nhà
quản lý có thể đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp bằng cách loại bỏ những hoạt động không có đóng góp vào giá trị sản
phẩm, tổ chức lại các hoạt động có mức đóng góp thấp nhằm nâng cao hơn mức
đóng góp của các hoạt động này. Việc cắt giảm chi phí kinh doanh ở đây được
xét trên phạm vi tổng thể, tức nhà quản lý có thể tăng chi phí cho một hoạt động
cụ thể nào đó nhằm nâng cao mức đóng góp của hoạt động đó vào quá trình sản
xuất kinh doanh, qua đó giảm giá thành sản phẩm.
- Phương pháp ABC giúp các nhà quản lý nâng cao giá trị doanh nghiệp:
Việc hiểu rõ quá trình và nguyên nhân phát sinh chi phí không chỉ giúp tìm ra
biện pháp thích hợp để cắt giảm chi phí mà còn giúp cho nhà quản lý có thể xây
dựng được một cơ chế đánh giá và khuyến khích nhân viên phù hợp, góp phần
quan trọng nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên, qua đó cải thiện hiệu quả
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể thông tin do ABC cung cấp cho
phép nhà quản lý có thể thấy được mối liên hệ giữa 3 yếu tố: chi phí phát sinh-
mức độ hoạt động-mức đóng góp vào sản phẩm. Việc hiểu rõ mối liên hệ này sẽ
làm thay đổi tư duy quản lý từ chổ tìm cách cắt giảm chi phí sang nâng cao giá trị
doanh nghiệp. Theo đó một sự tăng chi phí sẽ không phải là không tốt nếu như
lợi ích tăng thêm cao hơn chi phí tăng thêm, và do đó tạo ra giá trị tăng thêm.
Việc áp dụng phương pháp ABC sẽ cho phép doanh nghiệp có thể xây dựng một
cơ chế đánh giá và khuyến khích nhân viên dựa trên mức độ tạo ra giá trị gia tăng
thay vì dựa trên chi phí, qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động chung của doanh
nghiệp.
1.3 Vận dụng phương pháp ABC, kế toán quản trị có sự linh hoạt trong việc
sử dụng các tiêu chuẩn phân bổ chi phí cho sản phẩm nhằm cung cấp thông tin đa
dạng, phong phú về tình hình chi phí, giá thành đáp ứng được các nhu cầu sử
dụng thông tin khác nhau của các nhà quản trị.
Trình bày: Nhóm 4 – Lớp 14SKT11 Trang 1 8
Bài thuyết trình: Môn Kế toán quản trị GVHD: TS. Phạm Ngọc Toàn
1.4 Phương pháp ABC đã làm thay đổi cách quan niệm về chi phí sản xuất
chung. Một số yếu tố chi phí sản xuất chung, theo truyền thống, được coi là các
khoản chi phí gián tiếp thì bây giờ lại liên quan đến từng hoạt động cụ thể và do
đó có thể quy nạp thẳng cho từng loại sản phẩm cụ thể.
M9am<j-k:<lD@9ab23@9.@) 8
Mặc dù việc quy nạp chi phí sản xuất chung cho các sản phẩm về cơ bản là
dựa vào mối quan hệ khách quan giữa các hoạt động và từng loại sản phẩm, dịch
vụ nhưng về mặt kỹ thuật, trong nhiều trường hợp, do mối quan hệ đó là không rõ
ràng, kế toán vẫn phải lựa chọn các tiêu chuẩn phân bổ một cách chủ quan.
Việc vận dụng mô hình ABC đòi hỏi phương pháp tổ chức sản xuất của
doanh nghiệp cũng phải đạt tới trình độ quản lý theo hoạt động.
Điểm hạn chế nhất của việc áp dụng mô hình này là khối lượng công việc
kế toán rất lớn và khá phức tạp.
NnO9a?23EoE7]Oj^-0?-pO42EFK8
Phương pháp ABC phức tạp và tất nhiên là tốn kém hơn các phương pháp
truyền thống, vì vậy không phải bất cứ công ty nào cũng đủ điều kiện áp
dụng.Tuy nhiên, ABC sẽ là xu hướng tất yếu đối với quản trị bởi:
- Năng lực cạnh tranh dựa trên chi phí giảm thiểu đòi hỏi phải có những số
liệu chính xác hơn về chi phí, tránh tình trạng lợi giả tạo.
- Sự đa dạng hoá ngày một tăng của các sản phẩm và dịch vụ cùng với độ
phức tạp của các phân đoạn thị trường. Vì thế, việc tiêu dùng các nguồn lực cũng
sẽ thay đổi theo các sản phẩm và dịch vụ.
- Chu kỳ sống của sản phẩm trở nên ngắn hơn do tốc độ phát triển của công
nghệ làm công ty không đủ thời gian điều chỉnh giá cả và chi phí.
- Xác định đúng chi phí là một phần quan trọng của việc ra quyết định kinh
doanh. Thiếu nó, sự chuẩn xác của quyết định sẽ giảm thiểu.
Trình bày: Nhóm 4 – Lớp 14SKT11 Trang 1 9
Bài thuyết trình: Môn Kế toán quản trị GVHD: TS. Phạm Ngọc Toàn
- Cách mạng trong công nghệ máy tính đã làm giảm được chi phí về tiền bạc
lẫn thời gian cho việc phát triển và vận hành hệ thống xác lập chi phí có khả năng
truy nguyên nhiều hoạt động.
q5f:-299;D :
Công ty may sản xuất 2 loại sản phẩm quần nam và áo sơ mi nam, số lượng
quần nam: 5.000 chiếc, số lượng áo sơ mi nam: 20.000 chiếc. Để sản xuất ra mỗi
loại sản phẩm hết 45 phút giờ công từ khâu cắt tới sản phẩm hoàn thành và nhập
kho. Tình hình chi phí sản xuất do kế toán tập hợp như sau:
Đơn vị tính: 1.000 đ
9/42:f<<9-@9q OJ22D:(), /Ib:-2D:(,
1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 50 30
2. Chi phí nhân công trực tiếp 20 20
3. Tổng cộng chi phí trực tiếp 70 50
Tổng chi phí sản xuất chung là 1.750 triệu đồng , tổng giờ công lao động
trực tiếp 15.000 giờ. Tập hợp chi phí sản xuất chung như sau:
Đơn vị tính: 1.000 đ
/6Ejr23
s23
<9-@9q
1. Lương nhân viên PX 460.000
2. Vật liệu quản lý 320.000
3. Quần áo bảo hộ 162.000
4. Khấu hao TSCĐ 628.000
5. Tiền điện mua ngoài 180.000
Tổng cộng chi phí sản xuất chung 1.750.000
Bảng xác định nguồn phát sinh chi phí các hoạt động
/6Ejr23 3Ot2@9.EI-29<9-@9q
1. Cắt Số giờ làm việc trực tiếp
2. May Số giờ làm việc trực tiếp
3. KCS Số sản phẩm hoàn thành
Trình bày: Nhóm 4 – Lớp 14SKT11 Trang 2 0
Bài thuyết trình: Môn Kế toán quản trị GVHD: TS. Phạm Ngọc Toàn
4. Hỗ trợ SX Số giờ làm việc trực tiếp
Bảng ma trận Chi phí - hoạt động
/6Ejr23
9-@9q
/6E
jr23
<uE
/6E
jr23
:D7
/6E
jr23
&
/6E
jr239v
EFm
1. Lương nhân viên PX
x x
2. Vật liệu quản lý x x x
3. Quần áo bảo hộ x x x x
4. Khấu hao TSCĐ x x x x
5. Tiền điện mua ngoài x x x x
Bảng giá trị bằng tiền ma trận Chi phí - hoạt động
Đơn vị tính: 1.000 đ
/6Ejr23
9-@9q
/6Ejr23
<uE
/6E
jr23
D7
/6E
jr23
&
/6E
jr239v
EFm
s23
<r23
1. Lương nhân viên PX 160.000 300.000 460.000
2. Vật liệu quản lý 100.000 100.000 120.000 320.000
3. Quần áo bảo hộ 60.000 60.000 32.000 10.000 162.000
4. Khấu hao TSCĐ 150.000 400.000 28.000 50.000 628.000
5. Tiền điện mua ngoài 50.000 90.000 10.000 30.000 180.000
s23<r23<9-@9qI42
wOoE<9O23
NSxxxx SQxxxx MNxxxx QAxxxx ATQxxxx
Bảng ma trận Hoạt động-Sản phẩm
&42@9y:
/6Ejr23
OJ22D:
(),
/Ib:-
2D:(,
s23<r23
1.Hoạt động cắt (số giờ làm việc trực tiếp) 1.530 2.020 3.550
Trình bày: Nhóm 4 – Lớp 14SKT11 Trang 2 1
Bài thuyết trình: Môn Kế toán quản trị GVHD: TS. Phạm Ngọc Toàn
2.Hoạt động may (số giờ làm việc trực tiếp) 2.770 3.650 6.420
3.Hoạt động KCS (số sản phẩm hoàn thành) 5.000 20.000 25.000
4.Hoạt động hỗ trợ (số giờ làm việc trực tiếp) 2.690 2.340 5.030
Bảng giá trị bằng tiền ma trận Hoạt động-Sản phẩm
Đơn vị tính: 1.000 đ
&42@9y:
/6Ejr23
OJ22D:(),
/Ib:-2D:
(,
s23<r23
1.Hoạt động cắt 155.000 205.000 360.000
2.Hoạt động may 280.000 370.000 650.000
3.Hoạt động KCS 46.000 184.000 230.000
4.Hoạt động hỗ trợ 273.000 237.000 510.000
s23<9-@9q&n<9O23 TQBxxx zzSxxx ATQxxxx
Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung cho 2 SP theo các hoạt động
Đơn vị tính: 1.000 đ
/6Ejr23 )
Tổng chi phí SX chung 754.000 996.000
Sản lượng SP sản xuất 5.000 20.000
9-@9q&n<9O23A& AQx{V Bz{V
423Eq293 E9=29&E9|/M@9ab23@9.@
Đơn vị tính: 1.000 đ
9/42:f<<9-@9q
9ab23@9.@
)
9ab23@9.@EFO7c2
E9^23
&) & &) &
1. Chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp
50 30 50 30
2. Chi phí nhân công trực tiếp 20 20 20 20
3. Chi phí sản xuất chung 150,8 49,8 70 70
Trình bày: Nhóm 4 – Lớp 14SKT11 Trang 2 2
Bài thuyết trình: Môn Kế toán quản trị GVHD: TS. Phạm Ngọc Toàn
s23<r23<9-@9qI42wOLE MMx{V zz{V ABx AMx
Qua ví dụ trên ta thấy, giá thành sản xuất của 2 loại sản phẩm tính theo 2
phương pháp hoàn toàn khác nhau, do vậy nó ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh
của từng sản phẩm và tác động tới thông tin khi đưa ra các quyết định kinh
doanh.
}%)')8
Kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động là một trong những phương pháp tính
giá nhằm quản trị hiện đại đã và đang được áp dụng rộng rãi ở nhiều doanh
nghiệp trên thế giới như Anh, Mỹ, Thái Lan Tuy nhiên, phương pháp này hiện
chưa được áp dụng nhiều hay áp dụng rất hạn chế trong các doanh nghiệp Việt
Nam. Ở Việt Nam thường được vận dụng vào các Công ty sản xuất đồ may mặc,
dệt, giấy, xe máy, ô tô, vật liệu xây dựng, các sản phẩm và dịch vụ có quy trình
công nghệ sản xuất phức tạp: Công ty Hacomex, Công ty Xi măng Hoàng Mai,
công ty dệt may Gia Định…
3O71229L28
- Xét về tổng quát các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay mới chú trọng đến
kế toán tài chính mà chưa thực sự quan tâm nhiều đến kế toán quản trị, trong đó
ABC được coi là công cụ khá hiện đại trong kế toán quản trị nói chung và kế toán
chi phí nói riêng. Chẳng hạn, cả nhân viên kế toán và nhà quản lý đều chưa tiếp
cận đến khái niệm kế toán chi phí theo hoạt động vì vậy họ không biết đến các lợi
ích của ABC. Ví dụ, nhà quản lý và nhân viên kế toán của doanh nghiệp đều là
những người có tâm lý ngại thay đổi, hoặc họ cho rằng hệ thống kế toán hiện tại
đã thỏa mãn nhu cầu về thông tin liên quan đến chi phí và giá thành sản phẩm
phục vụ cho quản trị doanh nghiệp nên việc thay đổi là không cần thiết.
- Trên thực tế, ABC không phù hợp với doanh nghiệp có quy mô nhỏ do
tốn kém về thời gian và công sức thực hiện. Với danh mục hàng chục, thậm chí
hàng trăm các hoạt động khác nhau liên quan đến nhiều sản phẩm, dịch vụ được
sản xuất hoặc cung cấp tại một doanh nghiệp cụ thể thì thời gian và công sức thu
thập dữ liệu về chi phí của các hoạt động này sẽ rất lớn. Khi doanh nghiệp không
Trình bày: Nhóm 4 – Lớp 14SKT11 Trang 2 3
Bài thuyết trình: Môn Kế toán quản trị GVHD: TS. Phạm Ngọc Toàn
có phần mềm kế toán phù hợp hỗ trợ cho việc thu thập dữ liệu và tính toán giá
thành sản phẩm, không có nhân viên công nghệ thông tin và nhân viên kế toán có
đủ kinh nghiệm và kiến thức để vận hành hệ thống thì việc áp dụng ABC là
không khả thi. Trong khi đó, doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp
nhỏ và vừa: theo kết quả điều tra doanh nghiệp năm 2011 do Tổng cục Thống kê
thực hiện số doanh nghiệp nhỏ và vừa là 304.903 (trong tổng số 312.642 doanh
nghiệp), chiếm 97,5% (xếp theo tiêu chí lao động).
- Với các doanh nghiệp có quy mô lớn, cơ cấu tổ chức không đơn giản, sản
xuất nhiều loại sản phẩm và sử dụng nhiều nguồn lực khác nhau tất yếu sẽ đối
mặt với các rào cản và khó khăn về mặt kỹ thuật. Nhận diện và tập hợp các hoạt
động là một trong các công việc cơ bản thiết lập nền tảng của một hệ thống ABC.
Nếu không có cách thức tiếp cận các hoạt động phù hợp, rủi ro của bước công
việc này sẽ là không xác định được đầy đủ về số lượng và đúng về bản chất mối
liên hệ nhân quả của các hoạt động, chi phí của các hoạt động với các sản phẩm
khi doanh nghiệp có nhiều phòng ban, chức năng khác nhau. Một rủi ro khác liên
quan đến khía cạnh kỹ thuật là xác định cấp bậc của hoạt động không phù hợp,
dẫn đến xác định nhân tố phát sinh chi phí và lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí
sai. Kể cả khi các hoạt động được nhận diện đúng, lựa chọn tiêu thức phân bổ chi
phí phù hợp nhưng xác định mức độ phân bổ nguồn lực sử dụng cho từng đối
tượng chịu chi phí không chính xác thì cuối cùng, giá thành sản phẩm vẫn bị sai
lệch.
>~"8
Như trên, chúng tôi đã trình bày tóm tắt nội dung kế toán quản trị chi phí
theo hoạt động và thực trạng ứng dụng vào thực tế ở Việt Nam. Kết quả nghiên
cứu cho thấy, việc ứng dụng kế toán quản trị chi phí theo mô hình ABC là rất cần
thiết. Nó không phải chỉ đạt được mục tiêu là xác định giá phí các loại sản phẩm,
dịch vụ một cách chính xác mà còn chỉ ra những hoạt động kém hiệu quả, cần có
giải pháp để giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, giúp cho việc quản lý và kiểm
soát chi phí ngày càng chặt chẽ, đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin chính xác và
ra các quyết định tối ưu trong kinh doanh. Phương pháp tính giá thành dựa trên
Trình bày: Nhóm 4 – Lớp 14SKT11 Trang 2 4
Bài thuyết trình: Môn Kế toán quản trị GVHD: TS. Phạm Ngọc Toàn
cơ sở hoạt động sẽ bổ sung khả năng xử lý và cung cấp thông tin nhanh chóng
kịp thời chính xác trong việc ra quyết định ngắn hạn và dài hạn giúp doanh
nghiệp Việt Nam chiến thắng trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay.
Tuy nhiên, việc vận dụng kế toán quản trị chi phí theo mô hình ABC vào
công tác kế toán của doanh nghiệp là một vấn đề không dễ dàng, phụ thuộc vào
rất nhiều yếu tố, như: đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ, năng lực tổ
chức sản xuất và quản lý doanh nghiệp, trình độ chuyên môn của lao động kế
toán. Bởi vậy, để từng bước có thể ứng dụng rộng rãi kế toán quản trị chi phí theo
mô hình ABC vào công tác kế toán của doanh nghiệp, đáp ứng ngày càng nâng
cao về chất lượng thông tin kế toán, chúng tôi xin kiến nghị một số vấn đề sau
đây:
- Cần tiếp tục nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện kế toán quản trị chi phí
theo mô hình ABC đặc biệt là đối với mô hình doanh nghiệp vừa và nhỏ, xem
đây là một bộ phận quan trọng của kế toán quản trị và đưa vào giảng dạy rộng rãi
cho chuyên ngành Kế toán;
- Cần tổ chức tốt công tác kế toán quản trị trong các doanh nghiệp cả về
nghiệp vụ chuyên môn và công tác tổ chức lao động kế toán;
- Cần tăng cường bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ kế toán tại
các doanh nghiệp, đặc biệt là kế toán quản trị chi phí theo mô hình ABC.
Trình bày: Nhóm 4 – Lớp 14SKT11 Trang 2 5