Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NGỮ VĂN 6 - MA TRẬN THEO CHUẨN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.64 KB, 8 trang )

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II - NĂM HỌC: 2010 - 2011
MÔN NGỮ VĂN LỚP 6
ĐỀ SỐ 1 ( Đề tham khảo)
Thời gian 90 phút (không kể thời gian phát đề)
I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA
Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học kì 2,
môn Ngữ văn lớp 6 theo 3 nội dung Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn, với mục đích đánh giá năng
lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của HS thông qua hình thức kiểm tra trắc nghiệm và tự luận.
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA
Hình thức đề kiểm tra: Trắc nghiệm 30% - Tự luận 70%.
Cách tổ chức kiểm tra: cho học sinh làm bài kiểm tra trắc nghiệm trong vòng 15’, tự luận trong
vòng 75’ phút.
III. THIẾT LẬP MA TRẬN
- Liệt kê tất cả các chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình môn Ngữ văn lớp 6, học kì 2.
- Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra
- Xác định khung ma trận.
KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
LỚP 6 HỌC KÌ 2
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
Tên Chủ đề
(nội
dung,chương…)
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng
TN TL TN TL Cấp độ thấp Cấp độ cao
TN TL TN TL
Chủ đề 1:
Văn học
-Bài học đường
đời đầu tiên.
C3- Nhận
biết được


nội dung
chính của
đoạn văn
C2 -
Hiểu
được nội
dung – ý
nghĩa của
câu văn
-Vượt thác;
Sông nước Cà
Mau
C8- So
sánh để
biết điểm
giống
nhau
giữa 2
v/b Vượt
Thác và
Sông Cà
Mau
-Đêm nay Bác
không ngủ
C7- Hiểu
được tấm
lòng yêu
thương
sâu sắc
rộng lớn

của Bác
dành cho
bộ đội và
nhân dân
-Buổi học cuối
cùng
C5- Hiểu
về nhân
vật thầy
giáo Ha-
men
-Cây tre Việt
Nam
C10-Nhận
biết nghệ
thuật của
bài Cây tre
Việt Nam
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
2 câu
0,5
5%
4 câu
1 đ
10%
6 câu
1,5 đ
15%

Chủ đề 2:
Tiếng Việt
- Phó từ
-So sánh
-Nhân hóa
C1- Xác
định được
phó từ.
C13 a
-Nêu
định
nghĩa
về
nhân
hóa.

C4- Phân
biệt được
phép so
sánh với
BPTT
khác.
C13b-
Phát
hiện
chi
tiết
nghệ
thuật
nhân

hóa

kiểu
nhân
hóa
-Các thành phần
chính của câu.
C11-
Hiểu
được cấu
tạo của
thành
phần VN
trong một
câu cụ
thể.
-Câu trần thuật
đơn có từ là
C6- Xác
định
được
kiểu câu
trần thuật
đơn có từ
là.
-Ẩn dụ C9-Tìm
phép ẩn
dụ trong
văn cảnh
cụ thể

Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1 câu
0,25
2,5%
1/2
câu
0,5đ
5%
4 câu

10%
1/2
câu
1,5 đ
15%
6 câu
3,25đ
32,5%
Chủ đề 3
Tập làm văn
-Phương pháp
tả người
C12- Xác
định yêu
cầu khi tả
người
0
-Văn tả cảnh. C14

-Viết
được
bài
văn
tả
cảnh
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1 câu
0,25 đ
2,5%
1 câu
5 đ
50%
2 câu
5,25 đ
52,5%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
3 câu
1,25 đ
12,5%
1/2
câu
0,5đ
5%
9 câu
2,25 đ

22,5%
1/2
câu
1 đ
10%
1 câu
5 đ
50%
14 câu
10đ
100%
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II - NĂM HỌC: 2010 - 2011
MÔN NGỮ VĂN LỚP 6
ĐỀ SỐ 1 ( Đề tham khảo)
Thời gian 90 phút (không kể thời gian phát đề)
I. Phần trắc nghiệm: 3 điểm 12 câu ( mỗi câu 0,25 điểm)
*Đọc đoạn văn sau rồi trả lời các câu hỏi từ 1 đến 3.
"Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm
bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự
lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ
gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành
cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên đã nghe tiếng phành phạch, giòn giã.
Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ và rất ưa nhìn. Đầu tôi to
ra và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngọap như
hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng…"
(Tô Hoài).
Câu 1: Câu văn :“ Đầu tôi to ra và nổi từng tảng rất bướng” sử dụng mấy phó từ ?
A: Một C: Ba
B: Hai D: Bốn
Câu 2: Chi tiết nào trong các chi tiết sau đây không thể hiện vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn?

A: Đôi càng mẫm bóng.
B: Râu dài và cong một vẻ rất đỗi hùng dũng.
C: Cái đầu to, nổi từng tảng rất bướng.
D: Đưa hai chân lên vuốt râu.
Câu 3 :Nội dung chính của đoạn văn trên là gì?
A: Miêu tả vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn.
B: Thuật lại sự việc Dế Mèn trêu chị Cốc.
C: Miêu tả tâm trạng hối hận của Dế Mèn .
D: Miêu tả cảnh hồ nước sau mấy hôm trời mưa.
Câu 4: So sánh, liên tưởng nào sau đây không phù hợp để miêu tả mặt trăng đêm rằm?
A: Mặt trăng to, tròn như một chiếc mâm con.
B: Trăng tròn như quả bóng để quên giữa trời.
C: Mặt trăng đêm khuya tròn như chiếc đĩa.
D: Trăng như múi bưởi, sáng hơn ngọn đèn dầu.
Câu 5: Lí do nào khiến thầy Ha-men mặc y phục ngày chủ nhật trong buổi học cuối cùng?
A: Vì thầy tôn trọng các cụ già tới dự
B: Vì hôm đó đúng là ngày chủ nhật.
C: Vì thầy muốn tôn vinh buổi học cuối cùng.
D: Vì hằng ngày thầy luôn ăn mặc như thế.
Câu 6: Câu văn" Bà đỡ Trần là người huyện Đông Triều.” thuộc kiểu câu trần thuật đơn có từ
là nào?
A: Câu định nghĩa C: Câu miêu tả
B: Câu giới thiệu D: Câu đánh giá
Câu 7: Trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ lí do nào khiến Bác không ngủ được?
A: Bác có quá nhiều việc phải bận tâm, lo nghĩ.
B: Trời mưa quá lạnh mà mái lều tranh thì xơ xác.
C: Bác thương dân công, chiến sĩ, lo cho chiến dịch.
D: Bác vốn là người rất khó ngủ nên ít khi ngủ được.
Câu 8: Điểm giống nhau giữa 2 đoạn trích Vượt thác và Sông nước Cà Mau là gì?
A: Tả cảnh đẹp của một vùng sông nước.

B: Tả cảnh quan vùng cực Nam của Tổ quốc.
C: Tả cảnh đẹp của sông nước ở miền Trung .
D: Tả cảnh con người chinh phục thiên nhiên.
Câu 9: Hình ảnh “mặt trời” trong câu nào sau đây được dùng theo lối ẩn dụ?
A: Mặt trời mọc ở đằng đông
B: Thấy anh như thấy mặt trời,
Chói chang khó ngó, trao lời khó trao.
C: Ngày ngày Mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một Mặt trời trong lăng rất đỏ.
D: Bác như ánh mặt trời xua màn đêm giá lạnh.
Câu 10: Để nêu lên phẩm chất của cây tre, trong bài Cây tre Việt Nam, tác giả đã sử dụng
biện pháp tu từ gì?
A: So sánh C: Nhân hóa
B: Ẩn dụ D: Hoán dụ
Câu 11: Câu văn : “ Một buổi chiều, tôi ra đứng ở cửa hang như mọi khi, xem hoàng hôn
xuống” vị ngữ trong câu trên do từ hoặc cụm từ nào cấu tạo nên?
A: Danh từ C: Động từ
B: Cụm danh từ D: Cụm động từ
Câu 12: Trong các câu sau đây câu nào không phù hợp để tả một em bé?
A: Khuôn mặt bụ bẫm, ngây thơ.
B: Đôi mắt to, tròn đen lay láy.
C: Đôi môi chúm chím, đỏ như son.
D: Mái tóc dài như áng mây chiều.
II. Phần tự luận: 7 điểm
Câu 13: a/ Nhân hóa là gì ?
b/ Tìm phép nhân hóa trong các câu sau đây và cho biết nó thuộc kiểu nhân hóa nào?
( 2 điểm)
… “ Cô gió chăn mây trên đồng
Bác mặt trời đạp xe qua đỉnh núi”
Câu 14: Viết một bài văn miêu tả hình ảnh cây mai vàng vào dịp Tết đến xuân về ( 5 điểm).

Hết.
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II - NĂM HỌC: 2010 - 2011
MÔN NGỮ VĂN LỚP 6
ĐỀ SỐ 1 ( Đề tham khảo)
Thời gian 90 phút (không kể thời gian phát đề
________________________
HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM
ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN
LỚP 6 HỌC KÌ II
Thời gian 90 phút
I. Phần trắc nghiệm:
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Đáp
án
B D A D C B C A C C D D
II. Phần tự luận:
Câu 13: - Học sinh nêu được khái niệm nhân hóa ( 0,5 điểm)
Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối , đồ vật ,…bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả
con người.
- Học sinh xác định được các từ ngữ nhân hóa mỗi câu 0,5 điểm và kiểu nhân hóa được sử dụng
mỗi kiểu 0,25đ : (TC: 1,5 điểm)
+ Cô gió; bác mặt trời -> Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.
+ Chăn mây; đạp xe -> Dùng những từ vốn chỉ họat động của người để chỉ họat động của vật
Câu 14: Viết bài văn tả hình ảnh cây mai vàng vào dịp Tết đến xuân về (5 điểm)
Biết viết một bài văn tả cảnh phải hoàn chỉnh, bố cục rõ ràng, biết tả có thứ tự, diễn đạt trôi
chảy, trong sáng, văn viết có hình ảnh, biết dùng từ, đặt câu đúng, sử dụng linh họat các biện pháp tu
từ đã học. Cụ thể
a. Giới thiệu cây định tả ( Cây gì? Ở đâu? Quan sát trong hòan cảnh nào?) (0,7 5 điểm)
b. Tả cây mai từ bao quát đến cụ thể theo trình tự quan sát :
- Trước Tết cây mai như thế nào? ( thân, lá, cành…) (0,75 điểm)

- Trong Tết cây mai thay đổi ra sao? ( rể, thân , ành, lá, nụ, hoa…) (1,5 điểm)
- Ý nghĩa ,công dụng của hoa mai: báo hiệu xuân về, mang lại sự mai mắn, gợi không khí đầm
ấm sum họp ( 0,75 điểm)
c. Nêu suy nghĩ, tình cảm của em đối với cây mai (0, 75 đ)
Lưu ý: Toàn bài có 0,5 điểm hình thức và bố cục, trường hợp hs sai chính tả giáo viên trừ điểm
sao cho thật hợp lí.

×