Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Nguyên tắc thu phát hồng ngoại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (449.83 KB, 20 trang )

Nguyên tắc thu phát hồng ngoại
Ánh sáng hồng ngoại (tia hồng ngoại) là ánh sáng không thể nhìn thấy được bằng mắt thường, có bước
sóng khoảng từ 0.86µm đến 0.98µm. Tia hồng ngoại có vận tốc truyền bằng vận tốc ánh sáng .
Khái niệm
- Tia hồng ngoại có thể truyền đi được nhiều kênh tín hiệu. Nó được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp.
Lượng thông tin có thể đạt 3 mega bit /s. Lượng thông tin được truyền đi với ánh sáng hồng ngoại lớn gấp
nhiều lần so với sóng điện từ mà người ta vẫn dùng.
- Tia hồng ngoại dễ bị hấp thụ, khả năng xuyên thấu kém. Trong điều khiển từ xa bằng tia hồng ngoại, chùm
tia hồng ngoại phát đi hẹp, có hướng, do đó khi thu phải đúng hướng.
- Sóng hồng ngoại có những đặc tính quan trọng giống như ánh sáng (sự hội tụ qua thấu kính, tiêu cự …).
Ánh sáng thường và ánh sáng hồng ngoại khác nhau rất rõ trong sự xuyên suốt qua vật chất. Có những vật
chất ta thấy nó dưới một màu xám đục nhưng với ánh sáng hồng ngoại nó trở nên xuyên suốt. Vì vật liệu
bán dẫn “trong suốt” đối với ánh sáng hồng ngoại, tia hồng ngoại không bị yếu đi khi nó vượt qua các lớp
bán dẫn để đi ra ngoài .
Nguyên tắc thu phát hồng ngoại :
1. Phần phát :
a) Sơ đồ khối :
b) Giải thích :
- Khối chọn chức năng và khối mã hóa: Khi người sử dụng bấm vào các phím chức năng để phát lệnh yêu
cầu của mình, mỗi phím chức năng tương ứng với một số thập phân. Mạch mã hóa sẽ chuyển đổi thành mã
nhị phân tương ứng dưới dạng mã lệnh tín hiệu số gồm các bít 0 và 1. Số bit trong mã lệnh nhị phân có thể
là 4 bit hay 8 bit … tùy theo số lượng các phím chức năng nhiều hay ít .
- Khối dao động có điều kiện: Khi nhấn 1 phím chức năng thì đồng thời khởi động mạch dao động tạo xung
đồng hồ, tần số xung đồng hồ xác định thời gian chuẩn của mỗi bit .
- Khối chốt dữ liệu và khối chuyển đổi song song ra nối tiếp: Mã nhị phân tại mạch mã hóa sẽ được chốt để
đưa vào mạch chuyển đổi dữ liệu song song ra nối tiếp. Mạch chuyển đổi dữ liệu song song ra nối tiếp được
điều khiển bởi xung đồng hồ và mạch định thời nhằm đảm bảo kết thúc đúng lúc việc chuyển đổi đủ số bit
của một mã lệnh.
- Khối điều chế và phát FM: mã lệnh dưới dạng nối tiếp sẽ được đưa qua mạch điều chế và phát FM để
ghép mã lệnh vào sóng mang có tần số 38Khz đến 100Khz, nhờ sóng mang cao tần tín hiệu được truyền đi
xa hơn, nghĩa là tăng cự ly phát.


- Khối thiết bị phát: là một LED hồng ngoại. Khi mã lệnh có giá trị bit =’1’ thì LED phát hồng ngoại trong
khoảng thời gian T của bit đó. Khi mã lệnh có giá trị bit=’0’ thì LED không sáng. Do đó bên thu không nhận
được tín hiệu xem như bit = ‘0’ .
2. Phần thu :
a) Sơ đồ khối :
b) Giải thích :
- Khối thiết bị thu: Tia hồng ngoại từ phần phát được tiếp nhận bởi LED thu hồng ngoại hay các linh kiện
quang khác .
- Khối khuếch đại và Tách sóng: trước tiên khuếch đại tính hiệu nhận rồi đưa qua mạch tách sóng nhằm triệt
tiêu sóng mang và tách lấy dữ liệu cần thiết là mã lệnh.
- Khối chuyển đổi nối tiếp sang song song và Khối giải mã: mã lệnh được đưa vào mạch chuyển đổi nối tiếp
sang song song và đưa tiếp qua khối giải mã ra thành số thập phân tương ứng dưới dạng một xung kích tại
ngõ ra tương ứng để kích mở mạch điều khiển .
- Tần số sóng mang còn được dùng để so pha với tần số dao động bên phần thu giúp cho mạch thu phát
hoạt động đồng bộ , đảm bảo cho mạch tách sóng và mạch chuyển đổi nối tiếp sang song song hoạt động
chính xác .
BẾP GA TIẾT KIỆM GA
Người gửi: SIEUTHIMYGIA Điện thoại: 0944810409
Nơi đăng: Toàn quốc Ngày đăng: 15/04/2009
Lượt xem: 55
Giá (VNĐ): Trên 2.000.000 VND

Bếp ga tia hồng ngoại
Tia hồng ngoại là loại ánh sáng sản sinh ra nhiệt năng cao nhất, ánh sáng tia hồng ngoại có sức xuyên thấu
mạnh mẽ nhất. Tia hồng ngoại có thể làm tăng nhiệt độ mặt trong và mặt ngoài của vật chất, tạo nên hiệu quả tiết
kiệm năng lượng. Trong công nghiệp ngày nay, người ta đã ứng dụng rộng rãi phương thức dùng tia hồng ngoại
để tăng nhiệt, hong khô và giữ nhiệt. Dùng gas để nung nóng miếng sứ ở bên trên, sau đó đem lửa đang đốt nóng
chuyển hóa thành tia hồng ngoại có nhiệt độ cao để đạt được hiệu quả làm nóng cao nhất. Giới thiệu đặc tính của
bếp gas tia hồng ngoại.


- Tiện lợi: Bếp này thích hợp trong phạm vi gia đình, sử dụng bình gas thông thường hay ống dẫn gas thiên
nhiên, dễ dàng lắp đặt, sử dụng thuận tiện không cần đến bất cứ kỹ thuật công nghiệp đặc biệt nào. Người tiêu
dùng có thể đem về tự lắp đặt, thay mới, tiện lợi, nhanh chóng.
- An toàn: Khi sử dụng bếp này, điểm phát lửa của tia hồng ngoại lúc nào cũng đảm bảo ở mức độ trong bình, có
thể đốt cháy ngay tất cả gas được dẫn ra, không có lượng gas rò rỉ hoặc sản sinh lượng CO, CO2 quá lớn. Lại có
thể đề phòng được nguy cơ lửa bị gió thổi tắt hoặc bị nước trào ra dập tắt, đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
- Vệ sinh: Khi sử dụng bếp này, gas không những hoàn toàn được đốt cháy mà còn chuyển đổi thành nhiệt năng
của tia hồng ngoại để tăng thêm nhiệt độ, không có khói đen của bụi than, không đen mặt nồi inox, sạch sẽ, vệ
sinh
Các phương pháp phân tích đo quang
Phương pháp phân tích đo quang nằm trong nhóm các phương pháp phân tích bằng công cụ có
nhiệm vụ nghiên cứu cách xác định các chất dựa vào việc đo đạc tín hiệu bức xạ điện từ và tác
dụng tương hỗ của bức xạ này với các chất nghiên cứu.
Phương pháp phân tích đo quang được dùng để khảo sát một khoảng bức xạ điện từ rộng, từ
tử ngoại tới hồng ngoại, các vùng có bước sóng bé hơn nữa như tia X, hoặc các vùng co bước
sóng lớn như cộng hưởng spin-electron, sóng viba, cộng hưởng từ hạt nhân
Đây là một trong những phương pháp cơ bản và quan trọng của hóa học phân tích hiện đại.
**************** Chia sẻ với bạn bè bài viết này bằng cách ****************
Copy đường link dưới đây gửi đến nick yahoo bạn bè!
Hãy Click Thanks Để Cảm Ơn Một Bài Viết Chất Lượng
thay đổi nội dung bởi: tuxedomask, 10-12-2008 lúc 05:14 PM.

tuxedomask
Xem hồ sơ
Tìm bài gởi bởi tuxedomaskGởi nhắn tin tới tuxedomask
#2
10-16-2008, 04:05 PM

tuxedomask
Super Moderator


Tham gia ngày: Mar 2008
Bài gởi: 732
Thanks: 1
Thanked 36 Times in 36 Posts



1. Bức xạ điện từ
Trong lịch sử khoa học: các nhà triết học Hy lạp cổ đại xem ánh sáng như các tia truyền thẳng
Vào thế kỷ thứ 17, nhiều nhà khoa học Châu Âu tin vào giả thuyết: ánh sáng là một dòng các
hạt rất nhỏ , một số nhà khoa học khác lại tin rằng: ánh sáng là sóng, và nó được truyền đi
trong môi trường chứa đầy ete.
Sau khi lý thuyết sóng và lý thuyết hạt ra đời, lý thuyết điện từ của James Clerk Maxwell năm
1865, khẳng định lại lần nữa tính chất sóng của ánh sáng. Đặc biệt, lý thuyết này kết nối các
hiện tượng quang học với các hiện tượng điện từ học, cho thấy ánh sáng chỉ là một trường hợp
riêng của sóng điện từ.
Các thí nghiệm sau này về sóng điện từ, như của Heinrich Rudolf Hertz năm 1887, đều khẳng
định tính chính xác của lý thuyết của Maxwell

Như vậy ánh sáng được mô tả theo tính chất tính chất sóng điện từ và theo tính chất hạt.
Trong quang phổ học: ánh sáng nhìn thấy, tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia X, sóng radio… đều
được chỉ bằng 1 thuật ngữ chung đó là bức xạ điện từ, chúng chỉ khác nhau về độ dài sóng
(bước sóng).

tuxedomask
Xem hồ sơ
Gởi nhắn tin tới tuxedomask
Tìm bài gởi bởi tuxedomask
#3

tuxedomask

Khi mô tả tính chất sóng người ta dùng các thuật ngữ bước sóng, băng tần. Bức xạ điện từ mô
tả theo tính chất sóng có thể được hình dung như một tổ hợp các trường dao động điện E và
một từ trường M vuông góc với nhau và chuyển động với vận tốc không đổi trong môi trường
nhất định.

Bước sóng λ là khoảng cách giữa 2 đỉnh sóng kề nhau. Đơn vị hay được sử dụng là nanomet
hay đơn vị Angstron

Tần số ν là số lần đếm được đỉnh sóng đi qua một khoảng không gian nhất định trong một
đơn vị thời gian. Đơn vị là Hz (Hec) biểu thị số peak đi qua mỗi giây. Quan hệ giữa tần số và
bước sóng: bước sóng λ (cm/peak) . tần số ν (pic/s) = vận tốc c (cm/s)
Tính chất hạt: được mô tả dưới dạng những đơn vị năng lượng mang tên photon. Năng lượng
Photon gắn liền với sóng điện từ tỷ lệ thuận với tần số sóng, ký hiệu là E
E = h. ν (h: hằng số Planck có giá trị bằng 6,6260693.10E-34 J.s = 6,6260693.10 E-27 ec.s
Tương tác của bức xạ điện từ với một chất có thể được biểu hiện một cách đại cương ở hai
quá trình:
- quá trình hấp thụ, trong trường hợp bức xạ điện từ tới từ nguồn bị chất nghiên cứu hấp thụ
và cường độ bức xạ giảm đi. Quá trình hấp thụ thường xảy ra khi phân tử chất nghiên cứu ở
trạng thái năng lượng điện tử thấp nhất (trạng thái cơ bản) nên có khả năng hấp thụ năng
lượng của bức xạ điện từ
- Quá trình phát xạ, trong trường hợp chất nghiên cứu cũng phát ra bức xạ điện từ và vì vậy
sẽ làm tăng cường độ bức xạ phát ra từ nguồn. Có nghĩa những phân tử ở trạng thái kích
thích và những phân tử này trở lại trạng thái cơ bản và khi đó phát ra bức xạ điện từ khiến
cho cường độ bức xạ điện từ tăng lên trong quá trình phát xạ.

10-16-2008, 04:10 PM

tuxedomask

Super Moderator

Tham gia ngày: Mar 2008
Bài gởi: 732
Thanks: 1
Thanked 36 Times in 36 Posts

Gởi nhắn tin tới tuxedomask
Tìm bài gởi bởi tuxedomask
#4
11-07-2008, 10:34 PM
Tham gia ngày: Mar 2008
Bài gởi: 732
Thanks: 1
Thanked 36 Times in 36 Posts

tuxedomask

2. Các đại lượng đo bức xạ điện từ
* Độ dài sóng (bước sóng) λ: Bước sóng là khoảng cách giữa hai đỉnh sóng (điểm mà sóng đạt
giá trị lớn nhất), hoặc tổng quát là giữa hai cấu trúc lặp lại của sóng, tại một thời điểm nhất
định.

Để biểu thị độ dài sóng ở vùng radio người ta hay dùng thứ nguyên là m hoặc cm; ở vùng hồng
ngoại dùng micromet; ở vùng tử ngoại, khả kiến dùng nanomet (nm); ở vùng Rongen dùng
Angstron…
Sự liên hệ các đơn vị đó như sau: 1cm = 10E8 Å = 10E7 nm = 10E4 μm
* Tần số ν: là số lần cùng một hiện tượng lặp lại trên một đơn vị thời gian (giây). Trong 1 giây
bức xạ đi được c cm (c=2,9970.10E10 cm/s) và bước sóng là λ cm vậy: ν . λ = c hoặc ν = c/ λ
Như vậy đơn vị đo tần số là nghịch đảo đơn vị đo thời gian. Trong hệ đo lường quốc tế, đơn vị

này là Hz đặt tên theo nhà vật lý Đức, Heinrich Rudolf Hertz. 1 Hz cho biết tần số lặp lại của sự
việc đúng bằng 1 lần trong mỗi giây: 1Hz=1/s
Đại lượng này hay được sử dụng trong pp cộng hưởng từ hạt nhân (NMR) với tần số cỡ vài trăm
MHz
* Số sóng là số nghịch đảo của bước sóng, Số sóng tỷ lệ thuận với tần số và được dùng để có
những số đo nhỏ hơn số đo tần số. thứ nguyên là cmE-1 theo danh pháp IUPAC được gọi là
kaizer, viết tắt là K. 1000cmE-1=1000K=1kK (kilokaizer).
* Năng lượng của bức xạ: Năng lượng của bức xạ điện từ không liên tục, chúng hấp thụ hay
phát xạ một cách gián đoạn, từng lượng nhỏ nguyên vẹn gọi là lượng tử năng lượng. Ta có:
E = hv = hc/λ
(chú ý chuyển đổi các đơn vị năng lượng: 1 ec = 10E-7 J = 2,3884.10E-8 cal = 0,6241.10E12
eV)
Và vì phân tử hấp thụ từng lượng tử năng lượng nên biến thiên năng lượng cũng được tính
tương tự:
ΔE = hv = hc/λ
Super Moderator
Nguồn năng lượng tương lai từ tia hồng ngoại
Trong khi dùng các tấm biển
hấp thụ ánh sáng mặt trời để
chuyển chúng thành năng
lượng, các nhà nghiên cứu
thuộc phòng thí nghiệm quốc
gia Idaho, Mỹ đã thí nghiệm
một biện pháp thu thập mới:
sử dụng tia hồng ngoại để thu
được năng lượng năng suất
cao chưa từng thấy.
Nhóm các nhà khoa học do
Michael Naughton (thuộc Trường
Boston ở Chestnut Hill, bang

Massachusetts, Mỹ) đứng đầu đã
giới thiệu công trình nghiên cứu
tại hội thảo quốc tế lần thứ 2 về
đổi mới năng lượng do American Society of Mechanical Engineers tổ chức ngày 13/8 tại
Jacksonville.
Họ đã lắp đặt các thiết bị cảm ứng với độ dài của sóng hồng ngoại, dài hơn độ dài của ánh sáng
nhìn bằng mắt thường (sóng này còn có thể đi xa hơn độ dài các tế bào quang điện hiện nay).
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng những tấm bảng dệt bằng hàng triệu ăng ten rất nhỏ, nhạy cảm
với các quang tử IR của mặt trời và các nguồn khác. Đây là bước đầu tiên trong quá trình thu
thập năng lượng với chi phí rẻ và cho sản lượng lớn.
Các ăng ten có kích thước nano có thể thu hồng ngoại trung bình, như là hồng ngoại chiếu xuống
trái đất, ngay cả lúc nửa đêm, sau khi đã hấp thụ năng lượng mặt trời suốt cả ngày. Trong khi đó,
pin mặt trời đang được sử dụng hiện nay mới chỉ thu được những ánh sáng mặt trời nhìn thấy
được, và mất tác dụng vào ban đêm. Hơn nữa, sau khi được phát triển thêm, những ăng ten
nano này còn có khả năng hấp thụ sức nóng dư thừa của các đồ vật vào ban đêm, và chuyển
dạng năng lượng lãng phí này thành điện năng.
Những bộ phận nhỏ này được chế dưới dạng lò so xoắn bằng vàng, vạch trên cột trụ, dưới có
poly-êtilen (một chất liệu thường được sử dụng trong các túi nhựa dẻo). Dale Kotter, một thành
viên của nhóm nghiên cứu cho biết, trong số những loại sóng có tần số thấp của quang phổ điện
từ được các nhà nghiên cứu khác đặt nhiều hi vọng như là vi sóng, sóng hồng ngoại được quan
tâm hơn cả. Ông cũng cho biết thêm, một trong những lí do quyết định chọn tia hồng ngoại là do
tính chất vật lý của các chất liệu sẽ thay đổi khi chúng bị sóng này tác động.
Họ đã thí nghiệm phản ứng của nhiều chất liệu, trong đó có cả đồng, vàng và măng gan, khi đặt
chúng dưới tác động của tia hồng ngoại, thông qua xử lí bằng tin học để xác định các loại có hình
dạng cấu tạo và có kích thước ăng ten tốt nhất. Mô hình hoàn hảo gồm tất cả các tham số này,
sẽ cho phép thu được năng suất lên đến 92% lượng tia hồng ngoại, điều mà những thiết bị thu
năng lượng mặt trời thông thường không thể đạt tới.
Các nhà nghiên cứu đã tạo ra những nguyên mẫu đầu tiên được kiểm tra bằng tin học. Những
chiếc ăng ten nano đã được cài theo cách thông thường bằng các đường vòng quanh vào một
chiếc đĩa bằng silic, và chúng có khả năng hấp thụ đến 80% số lượng tia hồng ngoại được chiếu

lên.
Sau đó chúng được chuyển sang bước khắc lên phần cột trụ poly-êtilen tán mỏng và đã tiến gần
đến bước thực hiện hấp thụ tia hồng ngoại. Tuy lúc này ăng ten vẫn còn trong quá trình kiểm tra,
nhưng những kết quả đầu tiên cho thấy khả năng hấp thụ tia hồng ngoại của chúng lên tới 50-
60%, hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu đề ra.

Nỗ lực trở thành năng lượng gia dụng
Tuy nhiên những kĩ thuật này cần được hoàn thiện thêm để có thể đưa loại năng lượng mới này
vào sử dụng trong hộ gia đình. Việc chiếu các tia hồng ngoại lên ăng ten nano tạo ra dòng thay
thế có tần số dao động lên đến 30 terahéc, điều này đòi hỏi phải có thiết bị nắn điện nhằm biến
dòng này thành dòng liên tiếp. Tuy vậy, hiện giờ chưa có thiết bị nắn điện nào có thể chịu được
tần số này, thậm chí cũng chưa có thiết bị phân tách nào có thể sử dụng để khai thác năng lượng
này. Và các nhà khoa học còn đang cố gắng giải quyết vấn đề này.
Nếu như vấn đề này được giải quyết, chúng ta sẽ có những thiết bị thu năng lượng mặt trời hiệu
quả hơn, có năng suất cao hơn 20% so với năng lượng ánh sáng nhìn thấy bằng mắt thường.
Các nhà khoa học đã phát triển và thực hiện lắp đặt các thiết bị phức tạp hơn, cho năng suất
nhiều hơn, nhưng hiện chi phí cho những thiết bị này khá đắt nếu đưa vào sử dụng phổ biến.
Để sản xuất được các thiết bị tương đối đơn giản bằng biện pháp cài lên các vật có giá rẻ, những
ăng ten nano này cần phải chịu được nhiều tần số chiếu tia hồng ngoại khác nhau tùy theo kích
cỡ và cấu tạo của chúng. Chúng có thể có lớp vỏ ngoài làm bằng các vật thông dụng khác nhau,
như là máy tính xách tay hay là điện thoại di động, nhằm cung cấp cho chúng nguồn năng lượng
liên tiếp và có giá rẻ hơn.
Tia hồng ngoại và các ứng dụng đo nhiệt độ - Phần I: Lịch
Sử Của Công Nghệ Hồng Ngoại (02-03-2009 10:18:55)
Nhà Thiên văn học, Sir William Herschel đã khám phá ra tia hồng ngoại vào năm 1800.
Ông đã tự chế tạo cho mình các kính thiên văn với ống kính và gương. Ông biết rằng ánh
nắng mặt trời có thể vẽ nên rất nhiều màu sắc bằng phổ của nó và cũng là nguồn phát
nhiệt. Herschel muốn biết cụ thể màu nào phát sinh nhiệt trong chùm ánh sáng mặt trời.
Ông ta đã làm thí nghiệm với lăng kính, bìa giấy và nhiệt kế với bóng sơn đen để đo lường nhiệt độ từ các
màu sắc khác nhau. Herschel quan sát sự gia tăng nhiệt độ khi ông di chuyển nhiệt kế từ ánh sáng màu tím

đến ánh sáng màu đỏ trong cầu vồng tạo ra bởi ánh sáng mặt trời qua lăng kính, ông đã phát hiện ra rằng,
điểm nóng nhất thật sự nằm phía trên ánh sáng đỏ. Bức xạ phát nhiệt này không thể nhìn thấy được, ông
đặt tên cho bức xạ không nhìn thấy được này là “tia nhiệt” (calorific ray) mà ngày nay chúng ta gọi nó là tia
hồng ngoại.
Hồng ngoại là gì?
Năng lượng hồng ngoại (IR) là một phần của phổ điện từ với các đặc tính tương tự như ánh sáng nhìn thấy
được thông thường (dưới đây gọi là ánh sáng thông thường), chúng có khắp không gian và di chuyển với
tốc độ của ánh sáng, chúng có thể được phản xạ, khúc xạ, hấp thu và phát xạ.

Bước sóng của năng lượng IR nằm ở dãi độ lớn trên bước sóng của ánh sáng thông thường, giữa 0.7 và
1000 µm (phần triệu của mét). Các dạng chung khác của bức xạ điện từ bao gồm sóng radio, tia cực tím và
tia X
Phổ Điện Từ Là Gì?
Chúng ta biết rằng, phát xạ hồng ngoại là dạng của phát xạ điện từ, chúng có bước sóng dài hơn bước sóng
của ánh sáng thông thường. Các dạng khác còn lại của phát xạ điện từ bao gồm: tia X, tia cực tím, sóng
radio, vân vân. Phát xạ điện từ được phân loại bằng bước sóng hay tần số.
Các đài phát radio được nhận dạng bởi tần số của chúng, thông thường ở đơn vị kHz hay MHz.
Các hệ thống hay bộ cảm biến hồng ngoại được phân loại bằng bước sóng của chúng, đơn vị đo lường
thường được sử dụng là micromet hay micron (phần triệu của mét), một hệ thống có thể phát hiện bức xạ
ở khoảng 8µm đến 12 µm được gọi là “sóng dài”, hệ thống có thể phát hiện bức xạ từ 3µm đến 5 µm gọi là
“sóng ngắn” (đôi lúc cũng có thể gọi là “sóng trung” vì một vài hệ thống có thể phát hiện bức xạ ở giá trị
nhỏ hơn 3 µm)
Phần ánh sáng thường của phổ điện từ vào khoảng 0.4 đến 0.75 µm. Màu sắc mà mắt ta thấy được vì ta có
thể phân biệt được các bước sóng khác nhau trong khoảng này. Phát xạ laser nằm trong khoảng 650 nm
(0.65 µm), lúc này phát xạ sẽ có màu đỏ.
Năng Lượng Hồng Ngoại Sinh Ra Từ Đâu?
Tất cả các vật thể đều phát xạ hồng ngoại như là một đặc tính nhiệt độ của chúng. Năng lượng hồng ngoại
được tạo ra do rung động và chuyển động quay của nguyên tử và phân tử, nhiệt độ càng cao, nguyên tử và
phân tử chuyển động càng nhiều, càng tạo ra nhiều bức xạ hồng ngoại. Năng lượng này sẽ được camera
chụp ảnh hồng ngoại phát hiện, camera hồng ngoại không phát hiện nhiệt độ, chúng phát hiện bức xạ

nhiệt.
Nhiệt độ không (zero) tuyệt đối (-273.16
o
C, -459.67
o
F), vật liệu sẽ ở trạng thái năng lượng thấp nhất vì
vậy phát xạ hồng ngoại sẽ thấp nhất.
Máy Ghi Hồng Ngoại

Từ trái sang phải: ảnh thường, ảnh hồng ngoại đen trắng và ảnh hồng ngoại màu

Máy ghi hồng ngoại là một camera chụp và đo bằng tia hồng ngoại để “thấy” và “đo” năng lượng bức xạ
nhiệt từ một vật thể. Chụp ảnh hồng ngoại là kỹ thuật tạo ra bức ảnh mắt người thấy được từ việc phát xạ
ánh sáng hồng ngoại của vật thể đối với trạng thái nhiệt của chúng. Hầu hết các loại camera hồng ngoại
chuẩn giống như máy quay phim thông thường, chúng tạo ra một ảnh trực tiếp trên màn hình của sự bức
xạ nhiệt.
Một vài loại camera hồng ngoại tinh vi có thể đo nhiệt độ của vật thể hay bề mặt bất kỳ bằng hình ảnh và
tạo ra các ảnh màu sai để có thể giải thích rõ hơn về trạng thái nhiệt một cách dễ dàng, ảnh được tạo ra từ
camera hồng ngoại được gọi là ảnh hồng ngoại.
Nhiệt, hay năng lượng hồng ngoại là một loại ánh sáng không nhìn thấy được do bước sóng của nó quá dài
mà mắt người không thể bắt được, đó là phần của phổ điện từ mà chúng ta biết như là nhiệt. Không giống
như ánh sáng thường có thể thấy được, trong thế giới hồng ngoại, mọi vật có nhiệt độ trên nhiệt độ không
tuyệt đối đều phát xạ nhiệt. thậm chí những vật rất lạnh như băng đá cũng phát ra nhiệt. Nhiệt độ càng cao
thì bức xạ nhiệt hồng ngoại càng lớn. Hồng ngoại cho ta thấy cái mà mắt thường chúng ta không nhìn thấy
được.

Camera chụp ảnh nhiệt cho phép tạo ra các hình ảnh hồng ngoại hay hình ảnh bức xạ nhiệt, từ đó cho ta
khả năng đo nhiệt độ chính xác bằng phương pháp không tiếp xúc. Mọi vật hầu như đều trở nên quá nóng
hơn bình thường trước khi đi vào trạng thái hư hỏng, vì vậy, camera chụp ảnh hồng ngoại là công cụ phân
tích rất hữu ích và giá trị cho nhiều các ứng dụng. Chúng có thể được sử dụng trong: cải thiện hiệu quả sản

xuất, quản lý năng lượng, cải tiến chất lượng sản phẩm, nâng cao độ an toàn …Tia hồng ngoại
và các ứng dụng đo nhiệt độ - Phần II: Cơ cấu chấp hành (05-
03-2009 13:26:43)Nhà Thiên văn học, Sir William Herschel đã khám phá ra tia hồng ngoại vào
năm 1800. Ông đã tự chế tạo cho mình các kính thiên văn với ống kính và gương. Ông biết rằng
ánh nắng mặt trời có thể vẽ nên rất nhiều màu sắc bằng phổ của nó và cũng là nguồn phát
nhiệt. Herschel muốn biết cụ thể màu nào phát sinh nhiệt trong chùm ánh sáng mặt trời.

Phần I: Lịch Sử Của Công Nghệ Hồng Ngoại
Chụp ảnh nhiệt khác với “Night Vision” như thế nào?
Công nghệ mắt nhìn ban đêm (Night Vision Goggles) khuếch đại một lượng nhỏ ánh sáng thông thường
(đôi khi ánh sáng này gần với ánh sáng hồng ngoại trong phổ điện từ) lên đến hàng ngàn lần vì vậy có thể
nhìn được vật thể trong ban đêm. Tuy nhiên, để công nghệ này có thể hoạt động được đòi hỏi phải có một
ít ánh sáng thông thường như ánh trăng hay ánh sao, nếu không, sẽ không thể nhìn thấy vật thể.
Mắt nhìn ban đêm Ảnh chụp hồng ngoại

Ảnh chụp hồng ngoại

Chụp ảnh nhiệt làm việc bằng cách phát hiện năng lượng nhiệt bức xạ tự bản thân vật thể và tuyệt đối
không cần đòi hỏi phải có bất kỳ ánh sáng thông thường nào.
Một điểm vượt trội khác của công nghệ chụp ảnh nhiệt so với công nghệ mắt nhìn ban đêm là mắt nhìn ban
đêm sẽ dễ dàng bị “mù” khi có ánh sáng chiếu trực diện vào, chụp ảnh nhiệt thì không bị ảnh hưởng bởi
loại ánh sáng này.
Nếu camera hồng ngoại không “nhìn” được nhiệt độ, vậy người sử dụng nhìn thấy gì trên hình
ảnh hồng ngoại?
Camera hồng ngoại bắt độ phát xạ của mục tiêu trong tầm nhìn của nó, độ phát xạ được định nghĩa như là
năng lượng hồng ngoại phát ra từ mục tiêu và bị điều biến bởi ảnh hưởng của bầu khí quyển, trong đó bao
gồm phát xạ, phản xạ và độ lan truyền của năng lượng hồng ngoại. Một mục tiêu mờ (opaque target) có hệ
số lan truyền bằng zero. Màu trên một hình ảnh hồng ngoại rất khác nhau do sự biến đổi của độ phát xạ.
Độ phát xạ của mục tiêu mờ cũng có thể rất khác nhau tùy thuộc vào nhiệt độ, hệ số phát xạ và năng
lượng phản xạ của mục tiêu.

Trên hình là hình ảnh của ba lon bia được dán một miếng băng keo cách điện trên mỗi lon,
được chụp bởi

duy nhất
một bằng một camera i50 tại công ty DBM Co., Ltd của hãng Flir Systems bao gồm hai hình ảnh,
phía bên trái là hình ảnh bằng kỹ thuật số thông thường, bên phải là hình ảnh hồng ngoại.: một nóng, một
ở nhiệt độ phòng và một lạnh hơn.
Nhiệt độ của miếng băng keo và nhiệt độ trên bề mặt mỗi lon là hoàn toàn giống nhau, nhưng ở hình ảnh
hồng ngoại, băng keo dường như có nhiệt độ cao hơn bề mặt do có màu đỏ hơn, ở nhiệt độ thường thì ít
thấy sự khác nhau và ở nhiệt độ thấp hơn thì băng keo dường như lạnh hơn do có màu sậm hơn, vậy thật
sự điều gì xảy ra ở đây?
Băng keo cách điện có hệ số phát xạ (emissivity) lớn hơn kim loại, có nghĩa là băng keo có hiệu suất phát
xạ cao hơn kim loại, ngược lại, kim loại có hệ số phản xạ hồng ngoại cao hơn băng keo, vì vậy, băng keo
thể hiện nhiệt độ gần hơn kim loại. Kim loại thể hiện nhiệt độ xung quanh phản chiếu lên nó. Vì vậy, nếu
lon bia nóng hơn nhiệt độ xung quanh, thì băng keo trông như sẽ nóng hơn kim loại, nếu lon bia lạnh hơn
nhiệt độ xung quanh, thì băng keo trông như sẽ lạnh hơn kim loại, nếu lon bia ở cùng nhiệt độ phòng thì ta
sẽ thấy hầu như không có sự khác nhau.
Công nghệ hồng ngoại có thể nhìn xuyên tường được không?
Trong một vài phim ảnh được chiếu, chúng ta có thể nhận thấy một vài hình ảnh trong đó camera hồng
ngoại có thể nhìn được mục tiêu phía bên kia bức tường, thật ra đây là sản phẩm hoàn toàn bằng trí tưởng
tượng của Hollywood. Camer hồng ngoại không thể nhìn được xuyên tường. Chỉ có rất ít cảnh thật dựa vào
công nghệ hồng ngoại là trong loạt phim Predator, các chuyên gia của hãng Flir Systems đã tư vấn kỹ thuật
về vấn đề nhìn hồng ngoại của quái thú “Thợ săn” từ ngoài hành tinh trong loạt phim này. Trong đó, kỹ
thuật được dùng là một hệ thống quét với cảm biến đơn được làm mát bằng ni tơ lỏng.

Hỉnh ảnh chỉ mang tính minh họa

Khái niệm cơ bản
Máy chụp ảnh hồng ngoại thấy mục tiêu thể hiện ở đặc tính tương phản hệ số phát xạ hàng ngày, có thể
chụp được rất nhiều mục tiêu khác nhau, có thể là dây cáp điện bọc cách điện với đầu nối trần, có thể là

tấm kim loại mỏng trên một bề mặt được sơn…
Danh sách các vật thể có thể chụp được bằng camera hồng ngoại thì rất dài, Tất cả các vấn đề đó đều
được xây dựng trên cơ sở lý thuyết của vật thể mờ (opaque ojects), ở vật thể mờ, hệ số phát xạ và hệ số
phản xạ có sự liên quan với nhau. Hệ số phát xạ càng cao thì độ phản xạ càng thấp và ngược lại. Công thức
năng lượng chuyển đổi được thể hiện như sau:
ε + ρ + τ = 1 (8.1a)
Trong đó
:
ε: hệ số phát xạ
ρ: hệ số phản xạ
τ: hệ số lan truyền
Với các mục tiêu mờ thì τ = 0, vì vậy, công thức còn lại:
ε + ρ = 1 (8.1b)
Ở công thức (8.1b), cho ta thấy rõ ràng nếu hệ số phát xạ càng cao thì hệ số phản xạ càng thấp và ngược
lại. Hệ số phát xạ càng cao thì càng thích hợp cho camera hồng ngoại. Thông số đo được chính xác nhất khi
có hệ số phát xạ cao nhất từ mục tiêu. Các camera hồng ngoại hiện đại ngày nay có thể phát hiện mục tiêu
với hệ số phát xạ rất nhỏ. Hệ số phát xạ càng thấp thì độ chính xác của phép đo càng thấp, các nghiên cứu
chỉ ra rằng, với hệ số phát xạ ε <0.5 thì phép đo sẽ không còn chính xác.
Bảng hệ số phát xạ của từng loại vật liệu rất phổ biến nhưng hệ số phát xạ thì không ổn định, như trên đã
đề cập, hệ số phát xạ như là một đặc tính bề mặt của vật liệu, ngoài ra, hình dáng của vật thể cũng ảnh
hưởng đến hệ số phát xạ của vật thể. Đối với vật liệu bán trong suốt (semi-transparent), chiều dày sẽ ảnh
hưởng đến hệ số phát xạ. Các yếu tố khác ảnh hưởng đến hệ số phát xạ bao gồm: góc nhìn (viewing
angle), bước sóng (wavelength) và nhiệt độ (temperature)
Sự phụ thuộc của bước sóng vào hệ số phát xạ có nghĩa là các camera hồng ngoại khác nhau có thể đo
được các giá trị khác nhau trên cùng một vật thể. Vì thế, để phép đo được chính xác, vật thể được đo phải
đặt trong các điều kiện giống như các điều kiện được giám sát hàng ngày. Để đạt được điều này, đòi hỏi
người sử dụng phải được hướng dẫn qua một khóa đào tạo, có thể liên lạc với chúng tôi theo địa chỉ
để được thêm chi tiết.
Với chất điện môi (chất không dẫn điện), nhìn chung, có hệ số phát xạ tương đối cao, khoảng từ 0.8 đến
0.95, bao gồm cả lớp sơn phủ cách điện trên kim loại. Kim loại trần không bị oxy hóa có hệ số phát xạ

khoảng 0.3 và không thể đo được bằng camera hồng ngoại. Kim loại bị oxy hóa có hệ số phát xạ từ 0.5 đến
0.9 có thể đo được dưới sự hướng dẫn cụ thể do khoảng phát xạ của dòng kim loại này thay đổi trong một
dãi lớn. Lớp oxy hóa ảnh hưởng rất nhiều đến hệ số phát xạ, càng dày thì hệ số phát xạ càng lớn.
Với các vật mờ, nếu biết hệ số phát xạ của vật liệu và nhiệt độ môi trường xung quanh, camera hồng ngoại
có thể đo chính xác nhiệt độ của vật thể với sai số vài phần trăm. Để có được giá trị nhiệt độ, camera hồng
ngoại phải tính từ tỉ số giữa độ phát xạ đối với năng lượng phát ra từ vật thể, ngày nay, hầu hết các camera
hồng ngoại thông minh đều có thể làm được điều này, chúng trừ các thành phần phản xạ và đo kết quả
bằng hệ số phát xạ từ mục tiêu. Gía trị có được sẽ được so sánh đển bảng hiệu chỉnh và nhiệt độ thu được.
Vật thể đen, vật thể xám và vật thật là gì?
Vật thể đen (blackbody) là vật bức xạ hoàn hảo, nó có hệ số lan truyền và hệ số phản xạ bằng zero. Theo
định luật Kirchhoff (công thức phía trên phần 8), như vậy trong trường hợp vật thể đen thì hệ số phát xạ
bằng 1. Vật thể đen đầu tiên được xác định cho bức xạ của ánh sáng thông thường. Trong ánh sáng thông
thường, sẽ không có phản xạ hay lan truyền đối với các vật có màu đen.
Vật thể xám (graybody), có hệ số phát xạ nhỏ hơn một và là một hằng số theo bước sóng.
Vật thật (realbody), có hệ số phát xạ thay đổi theo bước sóng. Camera hồng ngoại cảm nhận năng lượng
bức xạ hồng ngoại theo băng tần (waveband). Để đo được nhiệt độ, camera hồng ngoại thực hiện phép so
sánh như đã trình bày ở trên với bảng hiệu chỉnh được tạo ra bằng việc sử dụng nguồn từ vật thể đen,
ngầm hiểu mục tiêu là một vật thể xám. Hầu hết các phép đo theo cách này đủ để thực hiện các công việc,
tuy nhiên, khi cần có độ chính xác cực kỳ cao hơn, các camera hồng ngoại phải sử dụng phổ tự nhiên của
vật thể.

Nhà khoa học Max Planck (1858 – 1947) đã phát triển mô hình toán học các đường cong phát xạ cho vật
thể đen như trên. Theo mô hình này, độ lớn của năng lượng phát xạ đối với nhiệt độ của vật thể thì tương
phản với bước sóng khác nhau của nhiệt độ. Dễ thấy rằng mặt trời có bước sóng cực đại trong khoảng giữa
của phổ ánh sáng thường.
Các đường cong đặc tính của vật thể đen xếp chồng nhau, chúng không cắt nhau. Từ hình cho thấy rằng,
vật thể đen ở nhiệt độ cao hơn sẽ phát xạ nhiều hơn tại mỗi bước sóng hơn là khi vật thể đen ở nhiệt độ
thấp. Khi nhiệt độ gia tăng, bước sóng của phát xạ sẽ rộng ra và đỉnh của phát xạ có bước sóng ngày càng
ngắn hơn.
Ví dụ, đỉnh của phát xạ hồng ngoại ở 300

o
K (khoảng 27
o
C, 81
o
F) vào khoảng 10 µm, cũng tại đó, có vật thể
phát xạ thấp hơn, vào khoảng 3 µm. Vì mắt người chúng ta không cảm nhận được các phát xạ có bước
sóng trên 0.75 µm, do đó, ta không thể thấy được điều này. Nếu chúng ta đưa vật thể lên đến khoảng 300
o
C, chúng ta có thể thấy vật thể bắt đầu phát sáng yếu ớt màu đỏ. Tia hồng ngoại và các
ứng dụng đo nhiệt độ - Phần cuối - Ứng dụng (30-03-2009
08:43:57)Nhà Thiên văn học, Sir William Herschel đã khám phá ra tia hồng ngoại vào năm 1800.
Ông đã tự chế tạo cho mình các kính thiên văn với ống kính và gương. Ông biết rằng ánh nắng
mặt trời có thể vẽ nên rất nhiều màu sắc bằng phổ của nó và cũng là nguồn phát nhiệt.
Herschel muốn biết cụ thể màu nào phát sinh nhiệt trong chùm ánh sáng mặt trời.

Phần 1: Lịch sử của công nghệ hồng ngoại
Phần 2: Cơ cấu chấp hành
Chụp ảnh hồng ngoại là một công cụ giá trị và đa năng mà chúng ta không thể liệt kê được tất cả các ứng
dụng của nó, công nghệ hồng ngoại với nhiều cách mới và tiên tiến đã và đang được phát triển mỗi ngày.
Chụp ảnh hồng ngoại có thể được sử dụng trong bất kỳ tình huống nào nơi nảy sinh vấn đề với sự thể hiện
khác nhau về nhiệt độ. Với rất nhiều trường hợp, camera hồng ngoại rất dễ sử dụng, các điều kiện nhiệt có
thể được phát hiện trong các quá trình liên quan đến việc phát sinh nhiệt. Ví dụ như trong việc kiểm tra
điều kiện của các thiết bị phân phối điện năng. Khi dòng điện chạy qua vật liệu có điện trở, sẽ có nhiệt phát
sinh. Nếu hệ số phát xạ nhiệt đủ, ta có thể thấy nhiệt độ bằng camera hồng ngoại. Các kiểu nối bằng lắp
ghép hay bulong có thể trở thành những chổ có trở kháng cao trong trường hợp bulong lỏng, ăn mòn
nhiều; sự gia tăng trở kháng đồng nghĩa với việc gia tăng nhiệt độ tại vị trí tiếp xúc và lúc này camera hồng
ngoại có thể tìm thấy dễ dàng.
Hình ảnh minh họa mối ghép bằng bulong bị lỏng trong việc truyền dẫn điện


Thông thường, vấn đề không hề đơn giản như ví dụ trên do bản chất của việc truyền dẫn nhiệt. Người sử
dụng nên được đào tạo để đọc hình ảnh nhiệt trong các ứng dụng đòi hỏi có tính phân tích.
Một ví dụ đơn giản khác về sử dụng camera hồng ngoại, đó là trong việc kiểm tra lớp bê tông nhựa đường,
thông thường, mặt đường sau thời gian sử dụng bắt đầu xuống cấp, bắt đầu tách lớp và xuất hiện các ổ gà
nhỏ, sau đó phát triển lên các ổ gà lớn hơn, điều này gây nguy hiểm cho người đi đường cũng như lưu
thông trên đường. Để phát hiện và khắc phục sớm hơn hiện tượng này trước khi xuất hiện ổ gà, ta có thể
dùng camera hồng ngoại kiểm tra mặt đường dưới tác dụng của ánh nắng mặt trời, chúng ta sẽ phát hiện
ra nhiệt độ thể hiện khác nhau trên bề mặt của đường và dễ dàng tìm thấy các ổ gà tiềm tàng trước khi
chúng xuất hiện.
Ví dụ khác được sử dụng trong ngành hàng không. Gần đây, hầu hết các cánh phụ của máy bay đều sử
dụng vật liệu tổng hợp với độ cứng cao và trọng lượng nhẹ.
Vật liệu tổng hợp mang tính sống còn đối với các đặc tính và khả năng bay của máy bay. Tuy nhiên, kết cấu
kiểu tổ ong của loại vật liệu này lại mang đến một nguy hiểm tiềm ẩn, đó là dễ bị thấm nước.
Thực tế cho thấy rằng, để kiểm soát hoàn toàn bề mặt của cánh máy bay tránh khỏi bị thấm nước là hầu
như không thể được. Vấn đề trở nên trầm trọng bởi sự tác động của ánh nắng và mưa đá gây nên các va
chạm mà mắt thường có thể nhận thấy được. Nước thấm vào cấu trúc tổ ong và đọng lại đó, khi máy bay
lên một độ cao nhất định, nước sẽ đông lại và giãn nở ra, phá hỏng cấu trúc tổ ông của cánh máy bay. Vấn
đề này sẽ tiếp tục phát triển như một căn bịnh ung thư theo thời gian, hủy hoại mối liên kết cấu trúc và dẫn
tới phá hỏng bộ phận cánh máy bay.
Mãi cho đến gần đây, vấn đề này chỉ được kiểm tra bằng một phương pháp duy nhất có hiệu quả, đó là
chụp X-quang (radiography), phương pháp này có độ chính xác cao nhất trong khi đó lại có rất nhiều điểm
bất tiện như: tiêu tốn thời gian lâu, thiết bị đắt, đòi hỏi nhiều người và có thể ảnh hưởng xấu đến nhân viên
kỹ thuật thao tác.
Chụp ảnh nhiệt có thể là một công cụ cần thiết cho việc kiểm tra cánh máy bay trong trường hợp này. Sau
khi máy bay hạ cánh, phần nước chứa trong cánh máy bay ở trạng thái đóng băng 0
o
C bắt đầu tan ra, trong
khi đó phần bề mặt cánh máy bay bắt đầu nóng lên đến nhiệt độ môi trường. Điều này cung cấp trạng thái
khác nhau về nhiệt độ rất lớn, sử dụng camer hồng ngoại có thể phát hiện được trạng thái của cánh máy
bay.

Remote là vật dụng điều khiển các loại thiết bị điện tử theo nguyên lý sử dụng tia hồng ngoại. Tia
hồng ngoại là bức xạ điện từ có bước sóng dài hơn ánh sáng khả kiến nhưng ngắn hơn tia bức
xạ vi ba. Màu đỏ là màu sắc có bước sóng dài nhất trong ánh sáng thường. Bước sóng tia hồng
ngoại dài hơn mức đó. Tia hồng ngoại có thể được phân chia thành ba vùng theo bước sóng,
trong khoảng từ 700 nanômét tới 1 milimét.
Đo nhiệt độ
Việc thu nhận và đo đạc tia hồng ngoại có thể giúp xác định nhiệt độ của vật từ xa, nếu chúng là
nguồn phát ra các tia thu được. Hình chụp trong phổ hồng ngoại gọi là hình ảnh nhiệt, hay trong
trường hợp vật rất nóng trong NIR hay có thể thấy được gọi là phép đo nhiệt. Kỹ thuật đo nhiệt
độ bằng hồng ngoại được dùng chủ yếu trong quân sự, và ứng dụng công nghiệp. Kỹ thuật này
hiện cũng đang được ứng dụng và dần quen thuộc với thị trường dân sự như: máy ảnh trên xe
hơi; tuỳ thuộc vào giá thành của các sản phẩm có được giảm mạnh hay không.
Phát nhiệt

Hình ảnh một chú chó chụp dưới hồng ngoại. Những chỗ có nhiệt độ cao phát ra tia hồng ngoại tần số cao hơn, thể hiện bằng
màu nóng sáng hơn trên hình
Tia hồng ngoại được dùng trong phòng tắm hơi và làm tan tuyết trên cánh máy bay, do da người
và bề mặt cánh máy bay có thể hấp thụ tốt năng lượng của tia hồng ngoại. Một lượng lớn năng
lượng mặt trời cũng nằm trong vùng hồng ngoại. Các vật nóng cỡ vài trăm độ C như lò sưởi, bếp
cũng phát ra bức xạ vật đen có cực đại ở vùng hồng ngoại. Do vậy tia hồng ngoại còn được gọi
là tia nhiệt.
Nhưng ứng dụng mà chúng ta hiện đang dùng thường ngày liên quan đến việc điều khiển các
sản phẩm điện từ, điện máy đồ gia dụng trong gia đình là ứng dụng hồng ngoại để điều khiển các
thiết bị này từ xa.
Điều khiển từ xa
Đó là truyền đạt lệnh điều khiển bằng những tín hiệu đã mã hoá hoặc những tín hiệu vô tuyến
điện mang thông tin điều khiển từ máy do người (hoặc máy tính) điều khiển đến đối tượng được
điều khiển trên các kênh thông tin.
Kỹ thuật điều khiển từ xa khi ứng dụng cho các thiết bị dân dụng như máy thu hình, đầu máy,
máy lạnh và cả máy quay phim, chụp ảnh thì các bộ điều khiển từ xa (thường gọi là remote)

thường dùng tia hồng ngoại để truyền lệnh điều khiển (đổi kênh, tăng giảm âm lượng, thay đổi độ
chói, độ tương phản, đóng mở, bật tắt, điều chỉnh nhiệt độ ).
Kỹ sư ChiêmVăn Sơn, trung tâm điện tử Thanh Sơn giải thích về nguyên lý hoạt động của các bộ
điều khiển từ xa dùng hồng ngoại như sau: Thiết bị điều khiển (remote) là bộ phận phát tia hồng
ngoại truyền tín hiệu hồng ngoại để bộ phận thu (được gắn ở các thiết bị cần điều khiển) là tivi,
máy lạnh, đầu đĩa Tia hồng ngoại truyền từ bộ điều khiển đến bộ phận thu lúc này đóng vai trò

như một "dây" dẫn để truyền các dữ liệu đã được mã hoá từ bộ chiếc remote đến phần thu tín
hiệu hồng ngoại trên thiết bị cần được điều khiển. Và bàn phím trên chiếc remote là một ma trận
mà mỗi phím chứa một đoạn mã dữ liệu khác nhau. Khi thiết bị thu hồng ngoại trên chiếc tivi (hay
trên một thiết bị nào đó) nhận được một mã tín hiệu cụ thể phát ra từ remote thì nó sẽ tiến hành
so sánh để "nhận" và thực thi lệnh như bật tắt, tăng giảm volume, chuyển kênh hay điều chỉnh độ
sáng tối
Lý do mà remote của ti vi hãng này không thể hiểu được remote của ti vi hãng kia là do các mã
được quy ước khác nhau.
Tuy nhiên, người ta cũng có thể dùng những chiếc remote đa năng để điều khiển nhiều thiết bị
hoặc nhiều loại thiết bị khác nhau. Đó là trong bộ nhớ của chiếc remote đó người ta tích hợp các
dải mã của tất cả các hãng (chúng được các hãng công bố ở trên website hoặc trên các tài liệu
của họ), và khi sử dụng, người dùng chỉ cần bấm một phím hoặc một tổ hợp phím được quy định
trên chiếc remote đa năng là có thể kích hoạt cho chiếc remote hoạt động đúng với thiết bị cần
được điều khiển (nghĩa là phát ra những đoạn mã mà phần thu hồng ngoại trên chiếc tivi hay
thiết bị gia dụng đó hiểu được).
Áp dụng hình thức này, nhiều người đã dùng chiếc điện thoại di động (loại có phát hồng ngoại)
để điều khiển các thiết bị gia dụng. Cách làm là cài những phần mềm chứa các code (mã lệnh)
điều khiển các thiết bị khác nhau của các hãng về để cài vào điện thoại và lúc ấy bàn phím của
điện thoại trở thành bàn phím của chiếc điều khiển từ xa.
Truyền hình ảnh, âm thanh từ điện thoại sang máy tính hoặc sang điện thoại khác bằng hồng
ngoại cũng theo nguyên lý tương tự như dùng điều khiển từ xa. Nhưng ở đây đoạn mã truyền đi
trên "dây" hồng ngoại chính là dữ liệu của bức ảnh, đoạn phim hay nhạc và khi thiết bị nhận
được dữ liệu này thì chúng sẽ lưu lại như lưu dữ liệu thông thường.

Vĩnh Phương ( tổng hợp ) - Ảnh : Lê Hồng Thái

Chú ý khi dùng remote
- Pin là thứ cần cẩn trọng nhất.
- Nên dùng pin tốt vì khi pin bị chảy
- Sẽ làm hư lò xo.
- Không làm rớt vì sẽ làm lỏng chân ic, lỏng chân đèn phát hồng ngoại.
- Đối với các remote có màn hình như remote máy lạnh, khi vỡ màn hình thì không sửa chữa
được.

×