Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Phân tích và dự báo thống kê doanh thu tại công ty Cổ Phần Sản Xuất Vật Liệu Xây Dựng Thuận Lộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.92 KB, 34 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ DOANH THU
1.1 Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài
Mỗi doanh nghiệp là một tế bào của nền kinh tế quốc dân, là nơi tiến hành
các hoạt động sản xuất kinh doanh, để tạo ra của cải vật chất, là cơ sở tồn tại, phát
triển của xã hội loài người.
Trong nền kinh tế thị trường đầy sôi động ngày nay, các doanh nghiệp dang
phải đối mặt với không ít những khó khăn và thách thức. Sự đào thải các doanh
nghiệp hoạt động không có hiệu quả, không đủ khả năng cạnh tranh là điều tất yếu.
Để tồn tại và phát triển thì bất kỳ doanh nghiệp sản xuất hay thương mại nào cũng
phải xây dựng và xác định cho mình chiến lược kinh doanh đúng đắn. Một trong
những thước đo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp là doanh thu. Doanh thu của
doanh nghiệp có ý nghĩa to lớn đối với toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Đó là
nguồn tài chính quan trọng để đảm bảo cho doanh nghiệp có thể tái sản xuất giản
đơn và mở rộng, là nguồn để các doanh nghiệp có thể thực hiện nghĩa vụ của mình
đối với nhà nước. Doanh thu là chỉ tiêu phản ánh cụ thể, chính xác nhất kết quả kinh
doanh của doanh nghiệp.
Trong thời gian thực tập tại công ty cổ phần Sản Xuất Vật Liệu Xây Dựng
Thuận Lộc. Em nhận thấy việc phân tích thống kê doanh thu là hết sức quan trọng
và cần thiết. Bởi thông qua phân tích thống kê doanh thu, công ty sẽ nhân thức và
đánh giá một cách đúng đắn, toàn diện kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó
công ty có thể chủ động đề ra những giải pháp thích hợp khắc phục những mặt còn
tồn tại, phát huy mặt tích cực và huy động tối đa các nguồn lực làm tăng doanh thu,
lợi nhuận của công ty.
1.2 Xác lập và tuyên bố đề tài
Xuất phát từ cơ sở lý luận và tình hình thực tế tại công ty em đã lựa chọn đề
tài: “ Phân tích và dự báo thống kê doanh thu tại công ty Cổ Phần Sản Xuất
Vật Liệu Xây Dựng Thuận Lộc” cho chuyên đề tốt nghiệp của em. Em mong rằng
những phân tích và đề xuất biện pháp của em có thể góp phần nhỏ nào đó vào việc
tăng doanh thu của công ty.


1.3 Các mục tiêu nghiên cứu
Lê Thị Thanh Nga – Lớp K4 HK1D Khoa Kế Toán – Kiểm Toán
1
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại
- Hệ thống hóa những lý luận chung về doanh thu và đưa ra các
phương pháp phân tích doanh thu.
- Phân tích thực trạng biến động doanh thu, thực trạng thống kê
doanh thu và đưa ra những đánh giá về thống kê doanh thu.
- Đề ra những giải pháp kiến nghị nhằm giúp nâng cao doanh
thu của công ty trong thời gian tới. Dự báo doanh thu của công ty.
1.4 Phạm vi nghiên cứu
- Hệ thống hóa lý luận chung về doanh thu, các phương pháp thống kê doanh
thu.
- Sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích để phân tích thực trạng
doanh thu của công ty trong giai đoạn 2006 – 2009. Việc phân tích doanh thu của
công ty nhằm mục đích nhận thức và đánh giá một cách đúng đắn, toàn diện và
khách quan tình hình thực hiện các chỉ tiêu doanh thu của công ty về số liệu, giá bán
hàng hóa… Qua đó thấy được mức độ hoàn thành, số chênh lệch tăng giảm của các
chỉ tiêu doanh thu qua các năm. Đồng thời, qua phân tích cũng nhằm mục đích thấy
được những mâu thuẫn tồn tại và những nguyên nhân ảnh hưởng khách quan cũng
như chủ quan trong quá trình thực hiện doanh thu để từ đó tìm ra những biện pháp
quản lý thích hợp nhằm tăng doanh thu của công ty.
- Tìm ra những thuận lợi và những khó khăn của công ty trong quá trình thực
hiện doanh thu.
- Dự báo triển vọng và phát triển của công ty trong tương lai
- Đề xuất những biện pháp để làm tăng doanh thu của công ty, đồng thời đưa
ra một số kiến nghị với công ty và với nhà nước.
1.5 Một số lý luận cơ bản về doanh thu và nội dung nghiên cứu thống kê doanh
thu
1.5.1 Một số lý luận cơ bản về doanh thu

1.5.1.1 Khái niệm, ý nghĩa của tăng doanh thu
* Khái niệm:
Doanh thu là tổng giá trị của các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu được
hoặc sẽ thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh
thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.
* Ý nghĩa của việc tăng doanh thu
Lê Thị Thanh Nga – Lớp K4 HK1D Khoa Kế Toán – Kiểm Toán
2
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại
- Đối với xã hội
Tăng doanh thu góp phần thỏa mãn nhu cầu vật chất, văn hóa, tinh thần cho
xã hội. Đồng thời góp phần ổn định giá cả, cân đối cung cầu trên thị trường.
Tăng doanh thu sẽ giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh,
thực hiện tốt chu kỳ tái sản xuất xã hội.
Tăng doanh thu đồng thời góp phần gia tăng GDP cho xã hội, tạo công an
việc làm cho người lao động.
- Đối với doanh nghiệp:
Tăng doanh thu là một trong những điều kiện cơ bản để tăng thu nhập nhằm
tái sản xuất mở rộng và cải thiện đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân
viên.
Doanh thu còn là nguồn tài chính quan trọng giúp doanh nghiệp trang trải
các khoản chi phí trong quá trình sản xuất, kinh doanh, góp phần đảm bảo cho quá
trình kinh doanh của doanh nghiệp được liên tục và tạo ra lợi nhuận.
Doanh thu là cơ sở quan trọng để xác định kết quả tài chính cuối cùng cho
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện
nghĩa vụ của mình với nhà nước.
Doanh thu tăng sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết những vấn đề tài chính như
chi phí sản xuất kinh doanh được trang trải, bù đắp, vốn được thu hồi nhanh và góp
phần tăng thu nhập cho các quỹ của doanh nghiệp từ đó mở rộng quy mô bán hàng.
1.5.1.2 Nguồn hình thành doanh thu

- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ là toàn bộ số tiền thu được hoặc sẽ thu được từ giao dịch và các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh doanh thu như bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho
khách hàng bao gồm các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có).
Chỉ tiêu doanh thu và cung cấp dịch vụ được xác định bằng công thức sau:
M =

qi.pi
Trong đó:
M : Doanh thu tiêu thụ
qi : Khối lượng sản phẩm hàng hóa i đã tiêu thu trong kỳ
pi : Giá bán đơn vị sản phẩm, hàng hóa
Lê Thị Thanh Nga – Lớp K4 HK1D Khoa Kế Toán – Kiểm Toán
3
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại
i = 1,n : Số lượng mặt hàng sản phẩm, doanh nghiệp đã tiêu thụ trong kỳ.
- Doanh thu từ hoạt động tài chính: Là những khoản thu do hoạt động đầu tư
tài chính hoặc kinh doanh về vốn mang lại, chẳng hạn như: thu lãi cho vay, lãi được
chia từ liên doanh, lãi kinh doanh chứng khoán, thu về cho thuê tài sản cố định.
- Doanh thu khác: Là các khoản thu nhập ngoài hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Những khoản thu nhập này phát sinh không thường
xuyên, doanh nghiệp không dự kiến trước hoặc có dự kiến trước nhưng ít có khả
năng thực hiện như: các khoản thu tiền phạt bồi thường được hưởng, thu hồi các
khoản nợ khó đòi đã xử lý, nợ không xác đinh được chủ nợ để hoàn trả, thu nhượng
bán hoặc thanh lý tài sản cố định.
1.5.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới doanh thu
Doanh thu bán hàng của doanh nghiệp chịu sự tác động, ảnh hưởng của
nhiều nhân tố khác nhau, có những nhân tố làm tăng doanh thu nhưng có những
nhân tố làm giảm doanh thu. Thống kê phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới doanh
thu nhằm nắm bắt kịp thời đầy đủ về tình hình tiêu thụ hàng hóa và xác định kết quả

kinh doanh của doanh nghiệp.
1.5.1.3.1 Các nhân tố định lượng
* Ảnh hưởng của nhân tố giá và lượng hàng hóa
Ta có công thức sau:
Doanh thu tiêu thụ = Số lượng hàng hóa x Đơn giá bán
M = P x Q
Qua công thức trên ta nhận thấy khi số lượng hàng bán và đơn giá bán tăng
thì doanh thu tăng và ngược lại. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của hai nhân tố này
tác động tới doanh thu là không giống nhau.
+ Ảnh hưởng của nhân tố số lượng hàng bán đến doanh thu: Số lượng hàng
hóa bán ra được coi là nhân tố chủ quan tác động tới doanh thu bởi lẽ doanh nghiệp
là người quyết định số lượng hàng hóa bán ra và do đó doanh thu có thể kiểm soát
được.
+ Ảnh hưởng của đơn giá bán tới doanh thu: Đơn giá bán hàng hóa là nhân
tố khách quan có ảnh hưởng không nhỏ tới doanh thu. Nhân tố giá cả ảnh hưởng tỷ
lệ thuận tới doanh thu.
Lê Thị Thanh Nga – Lớp K4 HK1D Khoa Kế Toán – Kiểm Toán
4
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại
* Ảnh hưởng của nhân tố số lượng lao động và năng suất lao động tới doanh
thu:
Trong các doanh nghiệp, số lượng lao động, cơ cấu phân phối lao động và
năng suất lao động là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu. Mối liên hệ
đó được thể hiện qua công thức:
Doanh thu = Số lượng lao động x Năng suất lao động bình quân
M = T x W
Ở đây số lượng lao động được coi là nhân tố khách quan, năng suất lao động
được coi là nhân tố chủ quan, khi cả hai nhân tố biến động đều làm ảnh hưởng tới
doanh thu.
* Ảnh hưởng của nhân tố tốc độ chu chuyển vốn và vốn kinh doanh bình

quân trong kỳ tới doanh thu:
Mối quan hệ giữa doanh thu với tổng vốn kinh doanh và tốc độ chu chuyển
vốn được xác định bởi công thức:
Doanh thu = Tốc độ chu chuyển vốn x Vốn kinh doanh bình quân
M = L x V
Theo công thức trên ta thấy khi tốc độ chu chuyển vốn bình quân hay số vốn
bình quân thay đổi kéo theo doanh thu cũng thay đổi theo. Do đó nếu đẩy nhanh
được tốc độ chu chuyển vốn thì sẽ rút ngắn được thời gian quay vòng vốn làm tăng
doanh thu.
1.5.1.3.2 Các nhân tố định tính
Có hai loại nhân tố định tính ảnh hưởng tới doanh thu bán hàng: Nhân tố
khách quan và nhân tố chủ quan. Phân tích nhân tố định tính bao gồm những nội
dung sau:
* Nhân tố khách quan: Là những nhân tố thuộc môi trường kinh doanh mà
doanh nghiệp và các nhà quản lý phải thường xuyên phân tích, nghiên cứu.
+ Thị trường: Gồm có thị trường đầu ra và đầu vào của sản phẩm hàng hóa.
Nhân tố thị trường có ý nghĩa quyết đinh ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng.
+ Chính sách kinh tế - xã hội: Các chính sách này tạo điều kiện thuận lợi cho
doanh nghiệp nhưng cũng có những chính sách gây khó khăn kìm hãm sự phát triển
của doanh nghiệp.
Lê Thị Thanh Nga – Lớp K4 HK1D Khoa Kế Toán – Kiểm Toán
5
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại
+ Môi trường chính trị, pháp luật: Sự tác động này phản ánh thông qua sự tác
động, can thiệp của các chủ thế quản lý vĩ mô tới hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp.
+ Môi trường văn hóa – xã hội: Ảnh hưởng đến hành vi mua sắm của khách
háng từ đó ảnh hưởng đến doanh thu tiêu thụ của doanh nghiệp.
* Nhân tố chủ quan:
+ Mặt hàng kinh doanh: Là nhân tố quan trọng quyết định sự thành bại của

doanh nghiệp. Trước khi bắt tay vào kinh doanh doanh nghiệp phải trả lời được các
câu hỏi: Doanh nghiệp sẽ bán cái gì? Bán cho ai? Lựa chọn đúng mặt hàng mà thị
trường cần sẽ làm cho tình hình tiêu thụ nhanh hơn đẩy nhanh vòng quay của vốn
lưu động.
+ Nghiên cứu tổ chức mạng lưới kinh doanh, lựa chọn thị trường kinh doanh.
+ Uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp và của sản phẩm sẽ giúp người tiêu
dùng nhớ đến và phân biệt với các doanh nghiệp khác.
+ Hệ thống tổ chức và quản lý gọn nhẹ và phù hợp sẽ làm cho hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp thông suốt, cũng nhờ đó mà hoạt động tiêu thụ hàng
hóa sẽ được tiến hành nhịp nhàng ăn khớp.
+ Cơ sở vật chất và vốn của doanh nghiệp: Nhà xưởng, kho tàng, bến bãi và
các thiết bị quảng cáo, trưng bày bán hàng…
+ Sử dụng lao động: Lao động là một nhân tố quan trọng của quá trình sản
xuất kinh doanh. Thông qua lao động các yếu tố khác mới được khai thác và sử
dụng để mang lại hiệu quả.
1.5.1.4 Các chỉ tiêu phản ánh doanh thu
- Tổng doanh thu: Là tổng số tiền ghi trên hóa đơn bán hàng, trên hợp đồng
cung cấp lao vụ, dịch vụ có thể là tổng giá thanh toán (đối với các doanh nghiệp
tính VAT theo phương pháp trực tiếp cũng như các đối tượng chịu thuế xuất khẩu,
thuế tiêu thụ đặc biệt) hoặc giá bán không có thuế VAT ( đối với doanh nghiệp tính
VAT theo phương pháp khấu trừ)
- Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ: Là toàn bộ số tiền thu được hoặc sẽ
thu được từ các giao dịch và các nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán sản phẩm,
hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm các khoản phụ thu và phí thu
thêm ngoài giá bán (nếu có).
Lê Thị Thanh Nga – Lớp K4 HK1D Khoa Kế Toán – Kiểm Toán
6
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại
- Doanh thu thuần: Là doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
cộng cho các khoản hoàn nhập như dụ phòng giảm giá hàng tồn kho, phải thu nợ

khó đòi không phát sinh trong kỳ báo cáo.
1.5.2 Nội dung nghiên cứu thống kê doanh thu
1.5.2.1 Ý nghĩa của việc nghiên cứu thống kê doanh thu.
Thông qua việc thống kê doanh thu của doanh nghiệp sẽ chỉ ra được những
biến động và xu hướng phát triển hoạt động kinh doanh làm cơ sở cho việc lựa chọn
các giải pháp nhằm củng cố và phát triển kinh doanh của doanh nghiệp đạt được
hiệu quả cao. Doanh nghiệp sử dụng các số liệu phân tích doanh thu làm căn cứ
đáng tin cậy cho các cấp lãnh đạo để đề ra những quyết định trong việc chỉ đạo kinh
doanh, nâng cao hiệu quả kinh tế và xác định kết quả hoạt động tài chính của doanh
nghiệp, đồng thời nó là cơ sở xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho
các kỳ sau.
Phân tích và dự báo doanh thu là một biện pháp phòng ngừa rủi ro có thể xảy
ra đối với doanh nghiệp tạo điều kiện cho doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt
động.
Xác định đúng đắn doanh thu là cơ sở để đánh giá kết quả hoạt động của
doanh nghiệp, thực hiện nhiệm vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước, là cơ sở để
doanh nghiệp đề ra các phương hướng phấn đấu phù hợp với khả năng, điều kiện
cho doanh nghiệp phát huy các mặt mạnh, hạn chế các mặt yếu.
1.5.2.2 Nội dung nghiên cứu thống kê doanh thu
Nghiên cứu tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu cung cấp số liệu một
cách chính xác, toàn diện và khách quan tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có những biện pháp và định hướng phù
hợp trong tương lai.
1.5.2.2.1 Phân tích xu hướng biến động của doanh thu
Phân tích xu hướng biến động của doanh thu qua các năm để thấy được xu
hướng biến động của doanh thu. Để thực hiện nhiệm vụ này ta có thể sử dụng hai
phương pháp: Phương pháp dãy số thời gian và phương pháp hồi quy, tương quan.
Qua đó tìm ra các nguyên nhân làm cho doanh thu của doanh nghiệp giảm và đưa ra
các biện pháp để khắc phục.
1.5.2.2.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự biến động doanh thu

Lê Thị Thanh Nga – Lớp K4 HK1D Khoa Kế Toán – Kiểm Toán
7
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại
- Phân tích ảnh hưởng của giá và lượng hàng hóa tiêu thụ đến doanh thu: Giá
và lượng hàng hóa tiêu thụ là hai chỉ tiêu quan trọng khi xem xét đánh giá tình hình
doanh thu của doanh nghiệp. Doanh thu tang mà do nguyên nhân chủ yếu là lượng
hàng hóa tăng thì đó là dấu hiệu tốt chứng tỏ công tác tiêu thụ hàng hóa của doanh
nghiệp hoạt động hiệu quả. Nếu doanh thu tăng chủ yếu là do giá tăng thì còn đứng
trên nhiều giác độ suy xét và tùy thuộc vào mục tiêu từng giai đoạn phát triển của
doanh nghiệp.
- Phân tích ảnh hưởng của năng suất lao động và số lao động bình quân đến
doanh thu: Từ chỉ tiêu số lao động và doanh thu lao động sẽ xác định được năng
suất lao động của doanh nghiệp. Năng suất lao động càng cao thì càng thể hiện hiệu
quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Phân tích ảnh hưởng của năng
suất lao động sẽ cho thấy mức độ ảnh hưởng cụ thể của nhân tố này đến doanh thu
để từ đó có biện pháp góp phần thúc đẩy tăng doanh thu của doanh nghiệp.
1.5.2.2.3 Dự báo doanh thu của công ty
Dự báo thống kê doanh thu là công cụ thúc đẩy khả năng tiềm ẩn cũng như
hạn chế những nguy cơ tiềm ẩn về sự biến động doanh thu, cho phép công ty nhìn
nhận đúng đắn về thế mạnh của mình, từ đó có những chính sách kinh doanh phù
hợp.
Dự báo thống kê doanh thu nêu lên một cách tổng hợp bản chất cụ thể và
tính quy luật doanh thu qua biểu hiện bằng số lượng và xác định mức độ tương lai
của doanh thu nghiên cứu, làm căn cứ tin cậy cho việc ra quyết định trong quản lý.
Lê Thị Thanh Nga – Lớp K4 HK1D Khoa Kế Toán – Kiểm Toán
8
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại
Chương II: Phương pháp nghiên cứu và kết quả phân tích
thực trạng doanh thu tại công ty Cổ Phần Sản Xuất Vật Liệu
Xây Dựng Thuận Lộc

2.1 Phương pháp nghiên cứu.
2.1.1 Phương pháp thu thập và tổng hợp dữ liệu.
2.1.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu.
Quá trình thu thập và tìm hiểu các thông tin về doanh thu của công ty Cổ
Phần Sản Xuất Vật Liệu Xây Dựng được thực hiện dưới các phương pháp:
- Phương pháp phiếu điều tra
- Phương pháp phỏng vấn
* Phương pháp phiếu điều tra:
Là phương pháp dùng một hệ thống câu hỏi được chuẩn bị sẵn trên giấy theo
những nội dung xác định, người được hỏi sẽ trả lời bằng cách viết trong một thời
gian nhất định. Nội dung các câu hỏi đều tập trung vào công tác phân tích, thống kê
và doanh thu của công ty. Các câu hỏi trong phiếu điều tra bao gồm cả câu hỏi đóng
và câu hỏi mở.
Đối tương em phát phiếu điều tra chủ yếu là các nhân viên trong phòng tài
chính – kế toán và các cán bộ quản lý. Em đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình
của các cô chú và anh chị trong công ty để em hoàn thành được các phiếu điều tra
và thu thập các số liệu cần thiết cho chuyên đề.
* Phương pháp phỏng vấn:
Là phương pháp dùng một hệ thống câu hỏi miệng để người được phỏng vấn
trả lời bằng miệng nhằm thu được những thông tin nói lên nhận thức hoặc thái độ
của cá nhân họ đối với một sự kiện hoặc vấn đề được hỏi.
2.1.1.2 Phương pháp tổng hợp dữ liệu
- Phương pháp phân tổ thống kê:
Khái niệm: Phân tổ thống kê là căn cứ vào một hay một số tiêu thức nào đó
tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ có tính chất
khác nhau.
Đây là một phương pháp cơ bản để tiến hành tổng hợp thống kê. Muốn điều
tra thống kê doanh thu của công ty thì không thể điều tra tất cả mà phải phân doanh
Lê Thị Thanh Nga – Lớp K4 HK1D Khoa Kế Toán – Kiểm Toán
9

Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại
thu theo nhóm hàng, nghành hàng để từ đó thu thập số liệu doanh thu theo từng
nhóm hàng và nghành hàng.
2.1.2 Phương pháp phân tích dữ liệu
- Phương pháp dãy số thời gian: Giúp ta thống kê nghiên cứu đặc điểm sự
biến động của chỉ tiêu tổng doanh thu qua thời gian để từ đó rút ra xu thế biến động
chung và có thể dự đoán được sự phát triển, sự phát triển tổng doanh thu của doanh
nghiệp trong tương lai.
Trong bảng 3: “ Sử dụng phương pháp dãy số thời gian để phân tích xu
hướng biến động doanh thu của công ty”. Lượng tăng giảm tuyệt đối phản ánh sự
thay đổi về mức độ tuyệt đối của doanh thu giữa các năm nghiên cứu.
- Phương pháp hồi quy tương quan: Trên cơ sở dãy số thời gian tìm một hàm
gọi là phương trình hồi quy nhằm phản ánh sự biến động của hiện tượng qua thời
gian với biến thời gian t.
Sử dụng phương trình hồi quy có dạng đường thẳng: Y
(t)
= a
0
+ a
1
.t
a
0
… a
n
: là các tham số của phương trình hồi quy.
a
0,
a
1

thỏa mãn hệ phương trình sau:


y = na
0
+ a
1

t


ty = a
0
+ a
1

t
2
Bảng 4: “ bảng tính phương pháp hồi quy”. Sử dụng phương pháp hồi quy để
thấy được xu hướng doanh thu của toàn công ty qua các năm.
- Phương pháp số trung bình, số tuyệt đối, số tương đối.
+ Số trung bình: Biểu hiện mức độ đại diện theo một tiêu thức nào đó của
hiện tượng bao gồm nhiều đơn vị cùng loại. Sử dụng số trung bình tạo điều kiện để
so sánh các hiện tượng không có cùng quy mô, giúp chúng ta nghiên cứu sự biến
động của hiện tượng qua thời gian.
+ Số tuyệt đối: Biểu hiện quy mô khối lượng của hiện tượng trong điều kiện
thời gian và địa điểm cụ thể. Số tuyệt đối có thể biểu hiện số đơn vị của tổng thể
hay bộ phận.
+ Số tương đối: Cho phép phân tích đặc điểm của hiện tượng nghiên cứu
trong mối quan hệ so sánh với nhau, nó biểu hiện tình hình thực tế của hiện tượng.

Lê Thị Thanh Nga – Lớp K4 HK1D Khoa Kế Toán – Kiểm Toán
10
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại
Số tương đối có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó là một trong những chỉ tiêu
phân tích thống kê giúp ta phân tích đặc điểm của hiện tượng doanh thu, so sánh các
hiện tượng và nghiên cứu các hiện tượng doanh thu trong mối quan hệ so sánh.
2.2 Tổng quan về công ty và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến doanh thu của
công ty Cổ Phần Sản Xuất Vật Liệu Xây Dựng Thuận Lộc
2.2.1 Tổng quan về công ty Cổ Phần Sản Xuât Vật Liệu Xây Dựng Thuận Lộc
2.2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
* Khái quát chung về doanh nghiệp
- Tên doanh nghiệp: Công Ty Cổ Phần Sản Xuất Vật Liệu Xây Dựng Thuận
Lộc
- Trụ sở chính : Đường 1B – Khối 9 – Phường Nam Hồng – T.X Hồng
Lĩnh- Tỉnh Hà Tĩnh
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần
- Tổng số vốn : 3.480.000.000đ
* Quá trình hình thành:
Công ty cổ phần SXVLXD Thuận Lộc đóng tại xã Thuận Lộc – Huyện Can
Lộc – Tỉnh Hà Tĩnh, tiền thân là xí nghiệp xi măng Hồng (1960). Vào năm 1965 do
sự sắp xếp lại sản xuất, công ty đã đổi tên thành xí nghiệp gạch ngói Đò Trai
chuyên sản xuất gạch bằng đất nung với quy mô sản xuât thủ công. Năm 1976, đổi
tên thành xí nghiệp gạch Thuận Lộc.
Đến năm 2000 do cơ chế chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước thành công
ty cổ phần SXVLXD Thuận Lộc theo quyết định số 2826/QDDUB ngày 28/12/1999
của chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh có tư cách pháp nhân, có con dấu giao dịch, được
đăng ký tài khoản tại ngân hàng NN&PTNT Hà Tĩnh chuyên sản xuất và cung ứng
nguyên vật liệu xây dựng đáp ứng nhu cầu trong và ngoài tỉnh.
* Quá trình phát triển
Từ khi thành lập cho đến nay công ty chuyên sản xuất và cung ứng nguyên

vật liệu xây dựng cho các công trình xây lắp trong lĩnh vực xây dựng thủy điện,
thủy lợi, giao thông vận tải, các cơ sở hạ tầng và sản xuất gạch thủ công.
Trong quá trình phát triển nền kinh tế xã hội của đất nước ta theo hướng hiện
đại hóa, công nghiệp hóa, nhu cầu xây dựng nhà ở, công trình công nghiệp, cơ sở hạ
Lê Thị Thanh Nga – Lớp K4 HK1D Khoa Kế Toán – Kiểm Toán
11
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại
tầng tăng nhanh dẫn đến việc sản xuất cung ứng vật liệu xây dựng có nhu cầu ngày
càng nhiều hơn. Việc đầu tư và phát triển kinh tế cũng luôn luôn đi đôi với bảo vệ
môi trường nhằm phát triển kinh tế một cách bền vững. Bên cạnh đó nhu cầu tiêu
thụ gạch trên thị trường trong tỉnh và một số tỉnh lân cận ( Nghệ An, Quảng Bình)
ngày càng tăng. Sau 34 năm sản xuất ổn định, năm 1994 công ty vay vốn Ngân
hàng NN&PTNT đầu tư xây dựng để đưa quy trình công nghệ là nung gạch tuy-nel
vào sản xuất nhằm chấm dứt việc sản xuất gạch thủ công không thu được kết quả
cao và đang tàn phá môi trường, gây ô nhiễm cho nhân dân trong khu vực. Bằng
nhiều biện pháp cải tiến kỹ thuật, tổ chức quản lý sản xuất hiện nay công ty đang sử
dung dây chuyền sản xuất gạch hiện đại với 3 loại gạch: Gạch đặc, gạch 2 lỗ, gạch 6
lỗ. Với công suất khai thác thực tế hàng năm đạt từ 25 triệu viên/năm đến 130 triệu
viên/năm, doanh số của công ty tăng từ 6 tỷ lên 12 tỷ đồng/năm, chất lượng sản
xuất loại A tăng từ 55% lên 95%.
Trong sự hình thành và phát triển của mình, công ty cổ phần SXVLXD
Thuận Lộc tuy còn gặp một số khó khăn và thử thách nhất là sự cạnh tranh của nền
kinh tế thị trường nhưng với tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
Ban lãnh đạo công ty cùng với đội tham mưu của các phòng ban đã tiếp tục tìm tòi
suy nghĩ, thâm nhập với phương châm phải tìm cho được đầu ra để có định hướng
đúng phương hướng phát triển của công ty. Chính nhờ những cố gắng vượt bậc đó
công ty đã đứng vững trong nền kinh tế thị trường, từng bước trưởng thành và lớn
mạnh. Với những gì đã đạt được hôm nay công ty cổ phần SXVLXD Thuận Lộc đã
và đang khẳng định được vị trí của mình: “ Đảm bảo tồn tại, phát triển và thu nhập
ngày càng được nâng cao” đó là động lực thúc đẩy hơn nữa của công ty trong tương

lai.
2.2.1.2 Chức năng nhiệm vụ và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty
* Chức năng:
Chức năng của công ty cổ phần SXVLXD Thuận Lộc là sản xuất và kinh
doanh nguyên vật liệu phục vụ cho xây dựng.
* Nhiệm vụ:
Lê Thị Thanh Nga – Lớp K4 HK1D Khoa Kế Toán – Kiểm Toán
12
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại
- Tổ chức sản xuất và phát huy hết công suất công nghệ sản xuất gạch bằng
đất sét nung của lò nung tuy-nel. Cung cấp một phần vật liệu xây dựng cho nhu cầu
xã hội.
- Tạo việc làm và nâng cao đời sống cho người lao động, chấp hành tốt các
chủ trương chính sách: Thuế, bảo vệ môi trường, an toàn lao động và các chính sách
khác của nhà nước.
- Bảo toàn và phát triển vốn của công ty
* Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh:
Công ty chuyên sản xuất và cung ứng nguyên vật liệu xây dựng cho các công
trình xây lắp trong lĩnh vực xây dựng thủy điện, thủy lợi, giao thông vận tải, các cơ
sở hạ tầng và sản xuất gạch thủ công.
* Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty:
Bộ máy hoạt động của công ty được phân thành các phòng ban. Mỗi phòng
đều có các nhiệm vụ và quyền hạn riêng nhưng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau
trong quá trình kinh doanh của công ty, đảm bảo cho mọi hoạt động diễn ra nhịp
nhàng, thống nhất với nhau để cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh
của toàn công ty, nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp với xu thế phát triển của
đất nước hiện nay.
* Sơ đồ cơ cấu tổ chức:
Bộ máy của công ty hoạt động theo hội đồng quản trị. Đứng đầu là Hội đồng

quản trị nắm quyền và điều hành toàn bộ công ty, dưới hội đồng quản trị là giám
đốc, ngoài ra còn có các phòng ban.
Lê Thị Thanh Nga – Lớp K4 HK1D Khoa Kế Toán – Kiểm Toán
13
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại
* Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban:
- Hội đồng quản trị: Gồm chủ tịch Hội đồng quản trị, Phó chủ tịch HĐQT và
5 ủy viên, tổ chức điều hành mọi hoạt động của công ty và đề ra các phương hướng
hoạt động của công ty và chịu trách nhiệm về tình hình hoạt động của công ty trước
pháp luật và tập thể cán bộ công nhân viên.
- Giám đốc: Là người giúp Hội đồng quản trị trong công tác điều hành, chỉ
đạo hoạt động của công ty.
- Phòng kế hoạch kỹ thuật: Điều hành chung về kỹ thuật máy móc, tham
mưu cho lãnh đạo công ty, lập và xây dựng các kế hoạch về kinh tế, kỹ thuật trong
tương lai, chịu trách nhiệm tìm kiếm thị trường đầu vào và đầu ra, báo cáo kết quả
thực hiện lên ban lãnh đạo công ty.
- Phòng tổ chức hành chính:
+ Giúp giám đốc về mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy kinh doanh của công ty
nhằm phát huy cao nhất năng lực của đơn vị (quyết định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn, cơ cấu, tổ chức, phương thức hoạt động, mối quan hệ công tác …)
+ Xây dựng mức chi phí tiền lương của công ty, đồng thời khuyến khích các
định mức và khoán có thưởng.
+ Thực hiện hướng dẫn công tác an toàn lao động chăm lo phục vụ hành
chính văn phòng.
Lê Thị Thanh Nga – Lớp K4 HK1D Khoa Kế Toán – Kiểm Toán
14
Hội đồng quản trị
Giám đốc điều hành
Bộ phận
sản xuất

Bộ phận quản
lý sản xuât
Xí nghiệp
sản xuất gạch
Phân xưởng
cơ điện
Phòng kế
hoach kỹ
thuật
Phòng tổ
chức hành
chính
Phòng kế
toán tài
chính
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại
+ Hướng dẫn quy trình, tổ chức lực lượng bảo vệ tài sản, hàng hóa, kho tàng,
chống thất thoát vật tư, kiểm tra hoạt động mua bán, giữ gìn trật tự an ninh chung.
- Phòng kế toán tài chính:
+ Thực hiện ghi chép bằng con số tài sản, hàng hóa và thời gian lao động
dưới hình thức giá trị và xử lý số liệu.
+ Quản lý toàn bộ tài sản, vốn của công ty, chịu trách nhiệm trước giám đốc
về việc thực hiện chế độ hạch toán kinh tế của Nhà nước.
+ Thường xuyên kiểm tra việc chi tiêu của công ty, tăng cường công tác
quản lý vốn, sử dụng có hiệu quả để bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh.
+ Giúp cho giám đốc nắm được toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty, phân tích hoạt động kinh tế hàng tháng để chủ động trong sản xuất kinh
doanh.
+ Ghi chép cập nhật sổ sách chứng từ hàng ngày, lập báo cáo tháng, quý,
năm. Đồng thời hướng dẫn và tổ chức kiểm tra việc sử dụng vật tư, công tác bán

hàng.
- Bộ phận sản xuất:
+ Phân xưởng sản xuất: Có một quản đốc để chỉ đạo việc triển khai thực hiện
kế hoạch sản xuất sản phẩm đảm bảo đúng tiến độ, số lượng và các chỉ tiêu kinh tế
kỹ thuật quy định. Phân xưởng được chia ra làm các tổ sản xuất tùy theo bước chế
tạo sản phẩm, gồm cso tổ tạo hình, tổ vào lò, tổ xếp gạch, tổ nung và tổ ra lò
( Chuyên sản xuất ra gạch đặc – gạch 2 lỗ - gạch 6 lỗ). Phụ trách mỗi tổ sản xuất là
tổ trưởng.
+ Phân xưởng cơ điện: gồm tổ điện, tổ cơ khí, tổ máy ủi để giúp cho việc sản
xuất sản phẩm luôn diễn ra liên tục và hoàn thành đúng kế hoạch đã định.
2.2.2 Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến doanh thu của công ty
cổ phần SXVLXD Thuận Lộc.
2.2.2.1 Các nhân tố bên trong công ty.
- Hệ thống tổ chức và quản lý: Hệ thống quản lý công ty phát huy tối đa hiệu
quả quản lý, ban lãnh đạo công ty đều hiểu được giá trị khuyến khích khơi dậy tiềm
năng sáng tạo, phương thức làm việc năng động hiệu quả của mọi thành viên.
Lê Thị Thanh Nga – Lớp K4 HK1D Khoa Kế Toán – Kiểm Toán
15
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại
- Lao động: Cán bộ nhân viên đều có tinh thần trách nhiêm với công việc
được giao vì thế làm cho năng suất công ty cao đây cũng là một nhân tố rất quan
trọng đối với sự phát triển của công ty.
- Cơ sở vật chất và vốn: Công ty có khả năng đáp ứng được các yêu cầu về
nguồn lực tài chính cho các chính sách trong thời gian tới.
- Uy tín: Trong khi nhu cầu xây dựng nhà ở, công trình công nghiệp, cơ sở
hạ tầng tăng nhanh công ty không chỉ cung ứng sản phẩm trên thị trường trong tỉnh
mà còn được các tỉnh lân cận tiêu thụ (Quảng Bình, Nghệ An).
2.2.2.2 Các nhân tố bên ngoài công ty.
- Thị trường đầu vào: Nguyên vật liệu chính của công ty là đất sét, trong khi
nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt vì vậy việc mua được đất sét đảm bảo chất

lượng, giá thành hợp lý và địa điểm mua để đỡ thời gian và chi phí vận chuyển đang
là vấn đề hàng ngày của công ty.
- Thị trường đầu ra: Sản phẩm của doanh nghiệp phần lớn là cung ứng cho
các hộ gia đình. Những năm gần đây nền kinh tế thế giới suy thoái dẫn đến đời sống
của người dân không được đảm bảo cho nên làm cho doanh thu của doanh nghiệp
tăng không cao.
- Các đối thủ cạnh tranh: Trong cơ chế thị trường, để tồn tại và phát triển các
doanh nghiệp phải tham gia vào các cuộc cạnh tranh vô cùng khốc liệt. Hiện nay
trên thị trường tỉnh nhà mới xuất hiện nhiều công ty sản xuất gạch, ngói vì thế để
thực hiện tốt kế hoạch doanh thu đòi hỏi doanh nghiệp phải nỗ lực không ngừng.
Lê Thị Thanh Nga – Lớp K4 HK1D Khoa Kế Toán – Kiểm Toán
16
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại
2.3 Kết quả phân tích thực trạng doanh thu tại công ty Cổ Phần Sản Xuất Vật Liệu Xây Dựng Thuận Lộc.
2.3.1 Phân tích thực hiện kế hoạch doanh thu của công ty Cổ phần SXVLXD Thuận Lộc.
2.3.1.1 Theo nguồn hình thành
Bảng 1: Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu theo nguồn hình thành
ĐVT: Đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Tốc độ
phát triển
(%)
Chênh lệch 2009/2008
Ảnh hưởng
của từng nguồn
DT năm 2009
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối
Số tương đối

(%)
( 1) (2)
(3)=

)2(
)2(
*100
(4)
(5)=
)2(
)4(
*100
(6)= (4) – (2) (7) =(5) -100
(8)=(6)/

(2)*100
Doanh thu
bán hàng
28.105.237.891 99,829 29.100.236.793 103,54 994.998.902 3,54 3,534
Doanh thu
tài chính
26.907.670 0,096 25.076.564 93,19 -1.831.106 -6,81 -0,007
Doanh thu
khác
21.235.765 0,075 20.145.735 94,87 -1.090.030 -5,13 -0,004
Tổng 28.153.381.326 100,000 29.145.459.092 103,52 992.077.776 3,52 3,524
Lê Thị Thanh Nga – Lớp K4 HK1D Khoa Kế Toán – Kiểm Toán
17
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại
Nhận xét: Căn cứ vào bảng 1 ta thấy doanh thu của toàn doanh nghiệp năm

2009 tăng so với năm 2008 là 3,52% tương ứng tăng 992.077.776 đ. Đi sâu phân
tích từng nguồn hình thành ta thấy:
- Doanh thu bán hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất là 99,829% trong tổng doanh
thu của toàn doanh nghiệp, tốc độ phát triển là 103,54% tăng 3,54% so với năm
2008 tương ứng tăng 994.998.902 đ nên đã làm cho doanh thu toàn doanh nghiệp
tăng 3,534%.
- Trong năm 2008 doanh thu tài chính chiếm 0,096% tổng doanh thu, tốc độ
phát triển 93,19% giảm 6,81% tức là giảm 1.831.106 đ làm cho doanh thu toàn
doanh nghiệp giảm 0,007%
- Doanh thu khác năm 2008 chiếm 0,075% tổng doanh thu của toàn doanh
nghiệp, đây là doanh thu chiếm tỷ trọng nhỏ nhất của doanh nghiệp. Tốc độ phát
triển 94,87% giảm 5,13% tức là giảm 1.090.030đ làm cho doanh thu toàn doanh
nghiệp giảm 0,004%.
Như vậy trong năm 2009 doanh nghiệp đạt tốc độ phát triển tăng là do doanh
thu bán hàng tăng lên so với năm 2008.
2.3.1.2 Theo nhóm mặt hàng
Lê Thị Thanh Nga – Lớp K4 HK1D Khoa Kế Toán – Kiểm Toán
18
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại
Bảng 2:
Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu bán hàng theo nhóm mặt hàng
ĐVT: đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Tốc độ phát
triển ( % )
Chênh lệch năm 2009/2008 Ảnh hưởng của
từng nhóm mặt
hàng tới DT bán

hàng năm 2009
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tuyệt đối
Số tương
đối (%)
( 1 ) (2) (3)=(2)/

(2)*100 (4) (5)=(4)/(2)*100 (6)= (4) – (2) (7) =(5) -100 (8)=(6)/

(2)*100
Gạch 19.437.972.479 69,161 19.556.231.897 100,61 118.259.418 0,61 0,421
Ngói 8.667.265.412 30,839 9.544.004.896 110,12 876.739.484 10,12 3,119
Tổng 28.105.237.891 100,000 29.100.236.793 103,54 994.998.902 3,54 3,54
Lê Thị Thanh Nga – Lớp K4 HK1D Khoa Kế Toán – Kiểm Toán
19
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại
Nhận xét: Doanh thu bán hàng của toàn doanh nghiệp năm 2009 là
29.100.236.793đ đạt tốc độ phát triển 103,54% so với năm 2008 là 3,54% tương
ứng tăng 994.998.902đ. Trong đó:
- Gạch là mặt hàng có mức doanh thu cao của doanh nghiệp, chiếm tỷ trọng
69,161% trong doanh thu bán hàng của doanh nghiệp, tốc độ phát triển là 100,61%
hay tăng 118.259.418đ làm cho doanh thu bán hàng toàn doanh nghiệp tăng
0,421%.
- Ngói là mặt hàng có mức doanh thu thấp hơn nhưng trong năm 2009 đã đạt
tốc độ phát triển 10,12% tương ứng tăng 876.739.484đ, làm cho doanh thu bán hàng
tăng 3,119%.
Như vậy, công ty có tốc độ doanh thu bán hàng năm 2009 tăng 3,54% là do
doanh số bán ra của 2 mặt hàng gạch và ngói đều tăng so với năm 2008. Trường

hợp này rất tốt, công ty nên tiếp tục phát huy tiếp ở kỳ sau.
2.3.2 Phân tích xu hướng biến động của doanh thu
2.3.2.1 Phân tích xu hướng biến động doanh thu của công ty bằng phương
pháp dãy số thời gian
Dãy số thời gian là phương pháp giúp ta thống kê nghiên cứu đặc điểm sự
biến động của chỉ tiêu tổng doanh thu theo thời gian. Từ đó rút ra xu thế biến động
chung và có thể dự đoán sự phát triển, biến động của tổng doanh thu của doanh
nghiệp trong tương lai.
Lê Thị Thanh Nga – Lớp K4 HK1D Khoa Kế Toán – Kiểm Toán
20
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại
Bảng 3:
Bảng phân tích biến động doanh thu công ty giai đoạn 2007 - 2009
Năm Tổng doanh
thu
( Đồng )
Lượng tăng giảm tuyệt đối Tốc độ phát triển Tốc độ tăng (giảm) Giá trị tuyệt
đối 1% tăng
giảm
Liên hoàn

δ
i
= M
i
- M
i-1
Định gốc
i


= M
i
– M
1
Liên hoàn
t
i
= M
i
/ M
i-1
Định gốc
T
i
= M
i
/ M
1
Liên hoàn
a
i
= t
i
- 100
Định gốc
A
i
= T
i
- 100

( Đồng )
g
i
= M
i -1
/ 100
2006 27.210.387.298 - - - - - - -
2007 28.011.231.098 800.843.800 800.843.800 102,943 102,943 2,943 2,943 272.103.872,98
2008 28.153.381.326 142.150.230 942.994.030 100,507 103,466 0,507 3,466 280.112.310,98
2009 29.145.459.092 992.077.770 1.935.071.800 103,524 107,112 3,524 7,112 281.533.813,26
Bình quân
Doanh thu bình quân được xác đinh theo công thức : M = (M
1
+ M
2
+ M
3
+ M
4
) / 4

Lê Thị Thanh Nga – Lớp K4 HK1D Khoa Kế Toán – Kiểm Toán
21
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại
M=
4
092.459.145.29326.381.153.28098.231.011.28298.387.210.27 +++

= 28.130.114.703,5 đ
+ Lượng tăng giảm tuyệt đối bình quân:

δ
=
1
1


n
MMn
=
3
298.387.210.27092.459.145.29 −
= 645.023.931,33 đ
+ Tốc độ phát triển bình quân
t =
1
3.2
−n
tntt
=
14
524,103507,100943,102

xx
= 1,0232 (lần) hay 102,32%
Nhận xét: Qua kết quả tính toán ở bảng 3 ta thấy qua bốn năm 2006 – 2009
doanh thu bán hàng của công ty biến động theo xu hướng tăng theo các năm. Mức
tăng trung bình mỗi năm đạt 645.023.931,33 đ. Doanh thu bình quân một năm đạt
28.130.114.703,5 đ. Chỉ tiêu tốc độ phát triển trung bình đạt 102,32% hay tốc độ
tăng trung bình trong 4 năm là 2,32%.
Sử dụng phương pháp định gốc ta thấy:

Doanh thu năm 2007 đạt 28.011.231.098đ tăng 2,943% tương ứng với số
tuyệt đối tăng là 800.843.800đ so với năm 2006.
Doanh thu năm 2008 đạt 28.153.381.326đ tăng 3,466% tương ứng với số
tuyệt đối tăng là 942.994.030 đ so với năm 2006.
Doanh thu năm 2009 đạt 29.145.459.092đ tăng 7,112% tương ứng với số
tuyệt đối tăng là 1.935.071.800 đ so với năm 2006.
Sử dụng phương pháp so sánh liên hoàn để so sánh doanh thu của năm sau so
với năm trước liền kề nó ta thấy:
Doanh thu năm 2007 đạt 28.011.231.098đ tăng 2,943% tương ứng với số
tuyệt đối tăng là 800.843.800đ so với năm 2006.
Doanh thu năm 2008 đạt 28.011.231.098đ tăng 0,507% tương ứng với số
tuyệt đối tăng là 142.150.230đ so với năm 2007.
Doanh thu năm 2009 đạt 28.011.231.098đ tăng 3,524% tương ứng với số
tuyệt đối tăng là 992.077.770 đ so với năm 2008.
2.3.2.1 Phân tích xu hướng biến động doanh thu của công ty bằng hàm hồi quy
Ta có phương trình hàm hồi quy theo thời gian:
M
t
= a
0
+ a
1
t
Trong đó:
Lê Thị Thanh Nga – Lớp K4 HK1D Khoa Kế Toán – Kiểm Toán
22
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại
M
t:
: Doanh thu tiêu thụ theo thời gian t của công ty.

t: trị số thời giann tính theo năm
a
0
và a
1
: các tham số quy định vị trí đường hồi quan
Ta có: a
0
và a
1
là nghiệm của phương trình


M
= na
0
+ a
1

t

tM
= a
0


t
+ a
1


t
2
Bảng 4: Bảng tính phương trình hồi quy
Năm Doanh thu
Tính toán
Thời gian
(t
i
)
t
2
t.M
( 1) ( 2 ) ( 3 ) (4) = (3)
2
( 5) = (2).(3)
2006 27.210.387.298 1 1 27.210.387.298
2007 28.011.231.098 2 4 56.022.462.196
2008 28.153.381.326 3 9 84.460.143.978
2009 29.145.459.092 4 16 116.581.836.368
Tổng 112.502.458.814 10 30 284.274.829.840
Theo hệ phương trình trên ta có:
112.502.458.814 = 4a
0
+ 10a
1
284.274.829.840 = 10a
0
+ 30a
1
Giải hệ phương trình trên ta được:

a
0
= 26.616.273.300 và a
1
= 603.736.560
Ta có phương trình hồi quy: M
t
= 26.616.273.300 + 603.736.560 t
Qua phương trình trên ta thấy được xu hướng tăng lên của doanh thu qua các
năm. Theo xu hướng này thì mỗi năm doanh thu của doanh nghiệp sẽ tăng
603.736.560đ.
2.3.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới doanh thu của công ty cổ
phần SXVLXD Thuận Lộc
2.3.3.1 Phân tích ảnh hưởng của năng suất lao động và tổng số lao động
Bảng 5:
Bảng phân tích doanh thu do ảnh hưởng của NSLĐ và tổng số lao động
Lê Thị Thanh Nga – Lớp K4 HK1D Khoa Kế Toán – Kiểm Toán
23
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại
ĐVT: đồng
Chỉ tiêu Năm
Chỉ
số (%)
2008 2009
1. Tổng doanh thu M 28.153.381.326 29.145.459.092 103,52
2. Số lượng lao động T (người) 156 160 102,56
3. Năng suất lao động trung bình
(đ/người) W =
T
M

180.470.393,12 182.159.119,33 100,94
Từ bảng trên ta có hệ thống chỉ số:
I
M
= I
W
. I
T

M
1
/M
0
= W
1
/ W
0
x T
1
/T
0
326.381.153.28
092.459.145.29
=
12,393.470.180
33,119.159.182
x
156
160
1,0352 = 1,0094 x 1,0256

Hay: 103,52% = 100,94% x 102,56%
Số tuyệt đối: (M
1
– M
0
) = ( W
1
- W
0
)T
1
+ (T
1
- T
0
) W
0
29.145.459.092 - 28.153.381.326 = (182.159.119,33 - 180.470.393,12) x 160 +
(160-156) x 180.470.393,12
992.077.766 = 270.196.193,54 + 721.881.572,46 đ
Ta có thể thấy doanh thu năm 2009 tăng 3,52% tương đương với tăng 992.077.76đ
so với năm 2008 là do ảnh hưởng của 2 nhân tố:
- Năng suất lao động trung bình một lao động tăng 0,94% làm cho doanh thu tăng
270.196.193,54 đ.
- Số lao động bình quân công ty tăng thêm 4 người tương ứng tăng thêm 2,56% làm
cho tổng doanh thu tăng 721.881.572,46 đ.
Như vậy doanh thu của doanh nghiệp tăng lên là do cả 2 nhân tố năng suất
lao động và tổng số lao động tăng lên nhưng chủ yếu là do tổng số lao động tăng
lên. Doanh thu tăng lên là tốt nhưng doanh nghiệp cần có biện pháp năng cao năng
Lê Thị Thanh Nga – Lớp K4 HK1D Khoa Kế Toán – Kiểm Toán

24
Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại Học Thương Mại
suất lao động hơn nữa thay vì tăng số lượng lao động vì năng suất lao động là yếu tố
lâu dài làm cho doanh thu tăng lên một cách bền vững.
2.3.3.2 Phân tích ảnh hưởng của giá bán và lượng hàng hóa bán ra
Bảng 6:
Bảng phân tích doanh thu do ảnh hưởng của giá bán, lượng hàng hóa bán ra
Mặt hàng
Doanh thu bán hàng
Chỉ số giá
hàng hóa
DTHH tính theo
giá năm 2008
Năm 2008 Năm 2009
(1) (2) (3) (4) (5)= (3)/(4)
Gạch 19.437.972.479 19.556.231.897 1,1 17.778.392.633,64
Ngói 8.667.265.412 9.544.004.896 1,25 7.635.203.916,8
Tổng 28.105.237.891 29.100.236.793 - 25.413.596.550,44

Áp dụng hệ thống chỉ số:
I
pq
= I
p
x I
q
= +

Thay số ta có:
891.237.105.28

793.236.100.29
=
44,550.596.413.25
793.236.100.29
x
891.237.105.28
44,550.596.413.25
1,0354 = 1,14506 x 0,90422
Hay: 103.54% = 114,506% x 90,422%
Mức tăng giảm tuyệt đối:

p
1
q
1
-

p
0
q
0 =
(


p
1
q
1 -



p
0
q
1
) + (

p
0
q
1 -

p
0
q
0
)
29.100.236.793 - 28.105.237.891 = (29.100.236.793 - 25.413.596.550,44) +
(25.413.596.550,44 – 28.105.237.891 )
994.998.902 = 3.686.640.242,56 + (- 2,691.641.340,56) đ
Vậy doanh thu của công ty cổ phần SXVLXD Thuận Lộc năm 2009 tăng so với
năm 2008 là 994.998.902 đ hay tương đương tăng 3,54% là do:
- Giá của các mặt hàng năm 2009 tăng lên làm cho doanh thu tiêu thụ tăng
lên 3.686.640.242,56 đ tương ứng tăng lên 14,506% so với năm 2008.
- Lượng hàng hóa tiêu thụ trong năm 2009 giảm làm cho doanh thu giảm
2,691.641.340,56 đ tương ứng với tỷ lệ giảm 9,578%.
Như vậy doanh thu tiêu thụ của công ty năm 2009 tăng lên là do giá các mặt
hàng tăng lên, còn lượng tiêu thụ hàng hóa giảm. Tăng doanh thu tiêu thụ là tốt,
Lê Thị Thanh Nga – Lớp K4 HK1D Khoa Kế Toán – Kiểm Toán

p

1
q
1

p
0
q
1

p
0
q
0

p
0
q
1

p
1
q
1

p
0
q
0
25

×