NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC PHẦN
ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VÀ ĐỊA LÝ DÂN CƯ- CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA LÝ LỚP 12 CHO
HỌC SINH THPT THÔNG QUA SỬ DỤNG ATLÁT ĐỊA LÝ
A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong việc làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy và học môn Địa lý ở
trường THPT, các giáo viên đã rất chú trọng đến việc sử dụng các phương tiện
dạy học như các loại bản đồ treo tường, các mô hình, máy chiếu Các phương
tiện dạy học có ý nghĩa rất lớn đối với việc đổi mới phương pháp dạy học theo
hướng tích cực và phát huy được khả năng tự học của học sinh. Trong giảng dạy
địa lí có thể sử dụng nhiều loại phương tiện dạy học nhằm nâng cao hiệu quả giờ
dạy.
Sử dụng kênh hình trong dạy học Địa lý cũng là phương pháp giảng dạy
học mới theo hướng tích cực. Kênh hình để hướng dẫn học sinh học tập môn
Địa lí, bao gồm : các bản đồ, lược đồ, các tranh ảnh, các biểu đồ, bảng số liệu
thống kê trong sách giáo khoa và trong Atlat …Atlát Địa lý là một dạng kênh
hình được các giáo viên sử dụng trong dạy và học môn Địa lý mang lại hiệu quả
cao, giúp học sinh chủ động tiếp thu kiến thức theo nội dung bài học, ít phải ghi
nhớ một cách máy móc, lại hấp dẫn học sinh, tạo hứng thú cho học sinh trong
giờ học Địa lý Và do bố cục của Atlat rất phong phú, nên có thể giúp cho việc
học môn Địa lí của học sinh đạt hiệu quả cao.
Việc sử dụng Atlát Địa lý làm kênh hình trong giờ dạy không còn là vấn
đề mới, nhưng cũng chưa phải là phổ biến, còn rất nhiều giáo viên chưa chú
trọng sử dụng Atlát trong giờ dạy, chưa hướng dẫn học sinh hoặc chưa có
phương pháp hướng dẫn học sinh sử dụng Atlát, vì vậy học sinh chưa thấy được
vai trò của Atlát trong việc học môn Địa lý, hiệu quả của việc sử dụng Atlát
chưa cao.
Với học sinh lớp 12, việc sử dụng Atlát để học môn Địa lý là rất cần thiết,
tạo cho các em thói quen độc lập và sáng tạo trong quá trình học tập không chỉ
môn Địa lý mà còn ở tất cả các môn học. Đồng thời việc sử dụng Atlát sẽ làm
giảm tâm lý phải học thuộc lòng, giúp các em học tập có hiệu quả hơn, có thể
1
đạt kết quả cao trong các kỳ thi tốt nghiệp THPT và kỳ thi vào các trường Đại
học.
Bên cạnh đó , trong những năm gần đây nhiều trường học đã trang bị
thêm nhiều phương tiện dạy học tiên tiến như : Máy chiếu đa năng, băng - đĩa
hình…giúp cho việc giảng dạy nâng cao hiệu quả. Việc sử dụng Atlát kết hợp
với các phương tiện dạy học khác thực sự đã đem lại hiệu quả trong dạy và học
Địa lý.
Với những suy nghĩ trên tôi đã tích cực sử dụng Atlát Địa lý kết hợp với
sử dụng các phương tiện dạy học khác trong các giờ dạy ở trên lớp, và thu được
những kết quả khả quan, đặc biệt là trong dạy học phần Địa lý Tự nhiên và Địa
lý Dân cư của chương trình lớp 12, vì đây là nhưng phần học có kiến thức khó
và trừu tượng. Qua những giờ dạy tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm xin
được trao đổi cùng các đồng nghiệp, để cùng nhau tìm ra các phương pháp dạy
học môn Địa lý đạt hiệu quả cao nhất.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I.Cơ sở lý luận của vấn đề:
Với những yêu cầu mới của xã hội đòi hỏi giáo dục phải tạo ra những con
người phát triển toàn diện, không chỉ có kiến thức về văn , toán , lý , hóa không
chỉ biết học theo kiểu ghi nhớ máy móc, mà phải có kỹ năng phân tích, giải thích
một vấn đề cụ thể trong các lĩnh vực nói chung và trong lĩnh vực Địa lý nói
riêng.
Trong trường THPT, môn Địa lý giữ một vai trò quan trọng nhất định,
giúp cho học sinh hiểu biết hơn về thiên nhiên và con người, hiểu biết hơn về
các hoạt động văn hóa, kinh tế - xã hội, đặc biệt là các kiến thức trong phần Địa
lý tự nhiên và Địa lý dân cư sẽ giúp ích cho các em rất nhiều trong đời sống sau
này. Học tốt môn Địa lý còn giúp cho học sinh có thể tập nghiên cứu khoa học,
tìm hiểu về các nguồn tài nguyên thiên nhiên, các yếu tố tự nhiên , xã hội. Học
sinh sẽ có kiến thức để sau khi rời ghế nhà trường có thể đem kiến thức đó làm
2
được việc góp phần xây dựng nền kinh tế - xã hội cho đất nước. Muốn làm được
việc đó thì trước hết phải làm cho học sinh thích học môn Địa lý.
Nói về sự đổi mới phương pháp dạy học, trên thực tế dạy học bằng các
phương pháp mới đã mang lại những kết quả khả quan, học sinh tiếp thu bài tốt
hơn, mở rộng thêm nguồn kiến thức của mình mà không phải ghi nhớ một cách
máy móc.
Ở trường THPT, phương pháp đặc trưng của bộ môn Địa lý là sử dụng
kênh chữ và kênh hình trong dạy học. Dạy học bằng kênh chữ là phương pháp
quen thuộc, nếu chỉ sử dụng mình kênh chữ sẽ gây nhàm chán cho học sinh,
buộc học sinh phải ghi nhớ một cách máy móc. Sử dụng kênh hình , trong đó sử
dụng Atlát Địa lý là rất cần thiết, nhất là đối với học sinh lớp 12, viếc sử dụng
Atlát để đọc, nhận xét và phân tích các bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu, tranh
ảnh trong các trang Atlát , rồi đi đến nhận biết kiến thức qua các trang trong
Atlát, giúp học sinh tiếp thu kiến thức nhanh , dễ hiểu, hứng thú trong học tập.
Trên cơ sở đó giáo viên tránh được việc phải sử dụng phương pháp diễn giải dài
dòng, từng bước tạo sự yêu thích học môn Địa lý cho học sinh.
II. Thực trạng vấn đề:
Sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống thường gây nhàm chán
cho học sinh trong hầu hết các môn học nói chung và môn Địa lý nói riêng, học
sinh tiếp thu kiến thức một cách thụ động, không phát huy được tính tích cực
chủ động sáng tạo của học sinh. Sau mỗi tiết học , học sinh không có ấn tượng
nhiều về tiết học, nhiều học sinh không nhớ hết được những kiến thức vừa học
và gần như không hề hứng thú với bài học và môn học Địa lý.
Bên cạnh đó, môn học Địa lý có số giờ ít, trên thực tế nhiều học sinh vẫn
coi đây là môn học phụ nên ít khi chú ý học bài , chính vì vậy mà việc giảng dạy
của giáo viên gặp không ít những khó khăn. Để làm học sinh yêu thích và chịu
khó học bài thì các khâu soạn giảng và lên lớp của giáo viên phải sử dụng các
phương pháp phù hợp để phát huy tính tích cực của học sinh.
3
Từ thực tiễn của việc cần thiết phải đổi mới các phương pháp dạy học để
phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, tôi nhận thấy việc sử
dụng Atlát Địa lý trong dạy và học môn Địa lý là cần thiết.
III. Giải pháp và tổ chức thực hiện:
1.Xác định vai trò của Atlát Địa lý Việt Nam trong dạy học môn Địa
lý ở lớp 12.
a. Giới thiệu một cách khái quát bố cục của Atlat Địa lí Việt Nam với học
sinh.
Giáo viên cần giới thiệu một cách khái quát bố cục của Atlat Địa lí Việt
Nam với học sinh như sau:
- Trang đầu giới thiệu các ký hiệu chung trong từng bản đồ trong Atlát
Địa lý Việt Nam.
- Các bản đồ chung bao gồm các bản đồ: Hành chính, hình thể, địa chất
khoáng sản, khí hậu, các hệ thống sông, các nhóm và loại đất chính, thực vật và
động vật, các miền tự nhiên, dân số, dân tộc, kinh tế chung.
- Các bản đồ các ngành kinh tế gồm: Nông nghiệp chung, nông nghiệp,
lâm nghiệp và thuỷ sản, công nghiệp chung, các ngành công nghiệp trọng điểm,
giao thông, thương mại, du lịch.
- Các bản đồ các vùng kinh tế gồm :
+ Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
+ Vùng Đồng bằng sông Hồng
+ Vùng Bắc Trung Bộ.
+ Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
+ Vùng Tây Nguyên
+ Vùng Đông Nam Bộ.
+ Vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
+ Các vùng kinh tế trọng điểm.
4
- Trong một trang bản đồ của Atlat thể hiện nhiều yếu tố:
+ Yếu tố tự nhiên : vị trí, địa hình, đất đai, khoáng sản, sông ngòi, khí hậu, sinh
vật…
+ Yếu tố kinh tế, xã hội: Dân cư, mật độ dân số, hành chính, các ngành kinh tế,
các vùng kinh tế.
+ Giới hạn một vùng lãnh thổ hay các vùng liền kề nhau.
- Trong bản đồ mỗi vùng đều có bản đồ tự nhiên, bản đồ kinh tế và các
biểu đồ , số liệu thống kê.
- Trong một trang bản đồ của Atlat còn thể hiện:
+ Một số bảng số liệu, biểu đồ dân số qua các năm, cơ cấu, hay biểu đồ biểu
hiện giá trị sản xuất các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, công
nghiệp…
+ Một số hình ảnh về hoạt động sản xuất kinh tế, hoạt động văn hoá… của các
địa phương.
b. Xác định với học sinh tầm quan trọng của Atlat Địa lí Việt Nam trong
việc học chương trình Địa lý lớp 12 nói chung, và học các bài học trong
phần Địa lý tự nhiên và Địa lý dân cư của chương trình Địa lý lớp 12.
Bố cục của Atlát rất phong phú, có nhiều bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu
thống kê, tranh ảnh với những nội dung khác nhau, giúp cho việc học Địa lý
thuận lợi hơn, hiệu quả hơn mà không phải học thuộc lòng và ghi nhớ một cánh
máy móc.
Phần Địa lý tự nhiên và Địa lý dân cư là những phần có kiến thức trừu
tượng và rất khó, nếu không sử dụng kênh hình để dạy và học , thì việc học của
các em sẽ rất khó khăn. Vì vậy khi học môn Địa lí lớp 12, nên tích cực rèn
luyện kỹ năng sử dụng Atlat để các em biết cách khai thác kiến thức qua từng
trang của Atlat là rất cần thiết, giúp các em học tốt hơn môn Địa lý, đặc biệt là
phần Địa lý tự nhiên và Địa lý dân cư.
5
2. Thực hiện các phương pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng Atlát cho
học sinh trong dạy và học phần Địa lý tự nhiên và Địa lý dân cư ở chương
trình địa lý lớp 12.
a. Rèn luyện cho học sinh kỹ năng tìm hiểu các nội dung trong bản đồ, biểu
đồ của Atlat.
Việc đầu tiên là phải rèn luyện cho học sinh kỹ năng tìm hiểu các nội
dung trong bản đồ, biểu đồ của Atlat để rút ra các nhận xét cần thiết. Để tìm hiểu
được nội dung của mỗi bản đồ, biểu đồ thì cần phải hiểu được hệ thống ký hiệu
trên bản đồ, biểu đồ. Trong Atlat hệ thống ký hiệu được dùng là những quy định
về cách biểu hiện bằng màu sắc, các phương pháp ký hiệu, tỷ lệ của bản đồ
Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu và nắm vững các quy ước ở mục
Ký hiệu chung ngay từ trang đầu tiên của Atlat, và các bảng chú giải trong từng
trang Atlát để có thể đọc nhanh, đúng bản đồ, biểu đồ và từ đó phân tích chính
xác hơn.
Giáo viên hướng dẫn cho học sinh khi đọc bất cứ một bản đồ nào cũng
cần phải:
- Đọc tên từng bản đồ để hiểu từng nội dung bản đồ thể hiện.
- Đọc phần chú giải để hiểu rõ các kí hiệu được dùng cho bản đồ đó. Mỗi
nội dung bản đồ khác nhau cách dùng màu sắc để thể hiện cũng khác nhau,
trong bản đồ Hình thể và Các miền địa lý tự nhiên; màu sắc để thể hiện độ cao,
thấp, nông, sâu của địa hình; trong bản đồ Địa chất khoáng sản màu sắc lại thể
hiện tuổi của các loại đá ; trong bản đồ Các nhóm đất, bản đồ động –thực vật
màu sắc thể hiện các nhóm đât, hoặc các thảm thực vật khác nhau, trong bản đồ
khí hậu màu sắc lại thể hiện sự thay đổi nhiệt độ, lượng mưa và các ký hiệu
hình học thể hiện các loại khoáng sản; ký hiệu tượng hình thể hiện các loài động
– thực vật; ký hiệu đường chuyển động thể hiện hướng gió, tính chất gió, đường
đi của các cơn bão
6
- Tìm hiểu các kiến thức liên quan đến bài học được thể hiện trên bản đồ,
biểu đồ, tranh ảnh trong Atlat. Từ đó rút ra những nhận xét về các yếu tố của tự
nhiên và kinh tế - xã hội theo từng nội dung của bài học.
b. Sử dụng Atlát để dạy và học các bài học phần ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN.
b1. Khai thác Atlát để dạy và học bài 2: Vị trí địa lý và phạm vi lãnh
thổ.
* Xác định yêu cầu của bài học : Xác định được vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ
của nước ta trên bản đồ.
* Xác định với học sinh, với yêu cầu của bài 2 , cần sử dụng bản đồ Hành chính
ở trang 4, 5 của Atlát Địa lý để khai thác.
* Hướng dẫn học sinh cách khai thác bản đồ trong Atlát:
+ Giới thiệu với học sinh trong trang 3,4 của Atlát Địa lý , ngoài bản đồ hành
chính Việt Nam, ở góc phải phía trên còn có bản đồ Các nước Đông Nam Á.
+ Yêu cầu học sinh phải xác định được hệ thống kinh tuyến, vĩ tuyến, đọc kỹ
bảng chú giải trong trang bản đồ để xác định các ký hiệu trên bản đồ, đặc biệt là
biên giới các quốc gia.
+ Dựa vào kênh chữ trên bản đồ học sinh xác định được các quốc gia có chung
đường biên giới với Việt Nam.
+ Dựa vào hệ thống kinh- vĩ tuyến và kênh chữ xác định các điểm cực Bắc,
Nam, Đông, Tây của lãnh thổ Việt Nam.
+ Dựa vào bản đồ Các nước Đông Nam Á và hệ thống kinh- vĩ tuyến xác định
được Viêt Nam nằm ở khu vực nào trên thế giới và ở vị trí nào trong Đông Nam
Á.
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định vùng biển của nước ta trên bản đồ
hành chính và bản đồ các nước Đông Nam Á :
. Giáp với phía đông và nam lãnh thổ Việt Nam
. Trên bản đồ Đông Nam Á, là một bộ phận của biển Đông, giáp với
vùng biển của các quốc gia nào?
7
. Xác định đường cơ sở , để trên cơ sở đó xác định các bộ phận hợp
thành vùng biển Việt Nam.
. Xác định hệ thống các đảo, đặc biệt là 2 quần đảo xa bờ là Hoàng sa và
Trường sa.
+ Trên cơ sở kết hợp với kênh chữ trong sách giáo khoa , học sinh có thể làm
rõ được yêu cầu của bài học : kết luận về đặc điểm vị trí địa lý , phạm vi lãnh
thổ và các bộ phận hợp thành lãnh thổ Việt Nam.
* Kết hợp với các phương pháp dạy học và các phương tiện dạy học khác để
làm rõ các nội dung còn lại của bài học.
b2. Khai thác Atlát để làm bài 3: Thực hành – Vẽ lược đồ Việt Nam.
* Xác định yêu cầu của bài học : Vẽ lược đồ phải tương đối chính xác và xác
định được trên lược đồ một số địa danh quan trọng như Hà Nội , Đà Nẵng ,
Thành phố Hồ Chí Minh, vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan , đảo Phú Quốc , quần
đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
* Xác định với học sinh, với yêu cầu của bài 3 , cần sử dụng bản đồ Hành chính
ở trang 4, 5 của Atlát Địa lý để làm bài.
* Hướng dẫn học sinh cách khai thác bản đồ trong Atlát để làm bài :
+ Xác định hệ thống kinh tuyến , vĩ tuyến trên mỗi bản đồ.
+ Sử dụng kênh chữ trên bản đồ để xác định các địa danh theo yêu cầu bài
học. Căn cứ vào hệ thống kinh , vĩ tuyến để xác định hệ tọa độ địa lý của các địa
danh trên, sau đó tiếp tục thể hiện trên khung lược đồ đã vẽ theo hướng dẫn
trong sách giáo khoa.
b3. Khai thác Atlát để dạy và học bài 6,7 : Đất nước có nhiều đồi núi.
* Xác định yêu cầu của bài học :
+ Biết được đặc điểm chung của địa hình Việt Nam, hiểu được sự phân hóa
các khu vực địa hình, sự phân hóa địa hình đồi núi ở Việt Nam , đặc điểm các
khu vực địa hình và sự khác nhau giữa các vùng đồng bằng.
+ Những thế mạnh và hạn chế của các khu vực địa hình.
8
* Xác định với học sinh, với yêu cầu của bài 6 , cần sử dụng các bản đồ Hình
thể( trang6,7) ; bản đồ Địa chất khoáng sản ; bản đồ Sông ngòi; bản đồ các
nhóm đất, bản đồ Các miền địa lý tự nhiên( từ trang8 đến trang 14) để khai
thác.
* Hướng dẫn học sinh cách khai thác bản đồ trong Atlát:
+ Khai thác các bản đồ để làm rõ đặc điểm chung của địa hình Việt Nam:
Dựa vào màu săc, các lát cắt địa hình kết hợp với kênh chữ trong bản đồ
Hình thể ( trang 6,7), bán đồ Các miền địa lý tự nhiên (trang 13,14) để xác định
các dạng địa hình chính, sự phân bậc của địa hình, tỷ lệ giữa các dạng địa hình ,
hướng địa hình, các khu vực địa hình chính và sự khác nhau của các khu vực địa
hình.
Ví dụ : Màu sắc trên bản đồ có sự thay đổi từ xanh -> vàng -> đỏ chứng
tỏ địa hình có sự phân hóa về độ cao , màu đỏ và màu vàng chiếm tỷ lệ lớn trên
bản đồ chứng tỏ địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nước ta, trong đó màu
vàng chiếm ưu thế chứng tỏ chủ yếu là địa hình đồi núi thấp
Các hình ảnh trong mỗi trang Atlát , để thấy được tác động của con người
lên bề mặt địa hình.
+ Khai thác các bản đồ để làm rõ sự phân hóa thành các khu vực địa hình và
sự khác nhau giữa các khu vực địa hình:
Căn cứ vào màu sắc thể hiện trên bản đồ, cách thể hiện kênh chữ trên bản
đồ để làm rõ : Ranh giới các khu vực địa hình, dạng địa hình chính , độ cao địa
hình , hướng các dãy núi và hướng của các thung lũng sông
Ví dụ 1 : Trên bản đồ các miền địa lý tự nhiên ( trang 13) ranh giới vùng
núi Đông Bắc với vùng núi Tây Bắc là thung lũng sông Hồng được thể hiện
bằng nét gạch màu hồng đứt đoạn, ở vùng núi Đông Bắc màu vàng nhạt và xanh
lá mạ chiếm ưu thế chứng tỏ địa hình chủ yếu đồi núi thấp, vùng núi Tây Bắc
màu đỏ và vàng chiếm ưu thế chưng tỏ nhiều địa hình núi cao. Ở vùng núi Đông
Bắc các kênh chữ thể hiên các dãy núi đươc bố trí theo hướng vòng cung chứng
9
tỏ cấu trúc địa hình ở đây có hướng vòng cung , ở vùng núi Tây Bắc các kênh
chữ thể hiên các dãy núi đươc bố trí theo hương tây bắc – đông nam chứng tỏ
cấu trúc địa hình ở đây có hướng tây bắc – đông nam
Ví dụ 2 : Trên bản đồ các miền địa lý tự nhiên ( trang 13) ranh giới vùng
núi Trường Sơn Bắc với Trường Sơn Nam là dãy Bạch Mã được thể hiện bằng
nét gạch màu hồng đứt đoạn, ở vùng núi Trường Sơn Bắc màu vàng nhạt và màu
xanh lá mạ chiếm ưu thế chứng tỏ địa hình ở đây chủ yếu là đồi núi thấp, dòng
chảy của các con sông được thể hiện theo hướng Tây Bắc – Đông Nam chứng tỏ
hướng của địa hình là hướng Tây Bắc – Đông Nam. Ở vùng núi Trường Sơn
Nam màu vàng chiếm ưu thế chứng tỏ địa hình núi trung bình chiếm ưu thế,
kênh chữ cho ta thấy ở đây có các cao nguyên rộng lớn
Ví dụ 3: Trên bản đồ Hình thể ( trang 6,7) màu xanh trên bản đồ thể hiện
dạng địa hình đồng bằng. Ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long
màu xanh thể hiện trên một vùng rộng lớn ở hạ lưu các con sông , chứng tỏ các
đồng đồng bằng này là đồng bằng châu thổ sông lớn được hình thành do quá
trình bồi tụ của sông ngòi , địa hình khá bằng phẳng. Ở ven biển miền Trung
màu xanh được thể hiện thu hẹp lại kéo dài dọc ven biển , xen kẽ với màu vàng
chứng tỏ đồng bằng ở đây được hình thành chủ yếu do tác động của sóng biển
và bị chia cắt mạnh do các dãy núi đâm ngang ra biển.
Ví dụ 4: Trên bản đồ các nhóm đất , dựa vào màu sắc khác nhau thể hiện
các loại đất khác nhau cho ta thấy loại đất được hình thành ở các đồng bằng
sông Hồng và sông Cửu Long chủ yếu là đất phù sa sông, và một lần nữa cho
phép ta khẳng định nguồn gốc của các đồng bằng này Đồng thời ở đồng bằng
sông Cửu Long màu tím của đất phèn, mặn được thể hiện nhiều hơn cho thấy sự
khác nhau về tính chất các loại đât phù sa ở hai đồng bằng sông Hồng và đồng
bằng sông Cửu Long , từ đó có thể thấy được sự khác nhau về đặc điểm địa hình
giữa 2 đồng bằng này: trên bề mặt đồng bằng sông Hồng có nhiều đê và bị biến
đổi nhiều do tác động của con người, đồng bằng sông Cửu Long ít đê và thấp
trũng hơn .
10
+ Kết hợp bản đồ Hình thể, Các miền địa lý tự nhiên với bản đồ Địa chất
khoáng sản, Đất, Thực vật và động vật, sông ngòi và các hình ảnh về các hoạt
động sản xuất kinh tế trong các trang để nêu lên các thế mạnh và hạn chế ở các
khu vực địa hình. Ví dụ : Sông ngòi chảy qua các vùng đồi núi địa hình dốc tốc
độ dòng chảy lớn thì có giá trị về thủy điện ; vùng đồi núi có đất Fe-ra-lit thích
hợp với các loại cây trồng nào; ở các đồng bằng địa hình bằng phẳng đất phù sa
thích hợp với các loại cây gì Hình ảnh về hoạt động sản xuất trên cao nguyên
Mộc Châu ( trang 7) cho ta thấy thế mạnh về ngành trồng cây công nghiêp ở
vùng đồi núi, hình ảnh ở bài biển Vũng Tàu ( trang 14) cho ta thấy thế mạnh về
du lịch ở vùng đồng bằng ven biển
*Kết hợp với các phương pháp dạy học và các phương tiệndạy học khác để làm
rõ các nội dung còn lại của bài học.
+ Trên cơ sở đó kết hợp với kênh chữ trong sách giáo khoa, kết hợp với sử
dụng máy chiếu đa năng để giới thiệu thêm các hình ảnh , học sinh có thể làm
rõ được yêu cầu của bài học.
b4. Khai thác Atlát để dạy và học bài 8 : Thiên nhiên chịu ảnh hưởng
sâu sắc của biển.
* Xác định yêu cầu của bài học:
+ Biết được những nét khái quát về biển Đông.
+ Phân tích được ảnh hưởng của biển Đông đến các yếu tố khí hậu, địa hình
bờ biển, các hệ sinh thái ven biển , tài nguyên thiên nhiên vùng biển và các
thiên tai vùng biển
* Xác định với học sinh, với yêu cầu của bài 8 , cần sử dụng các bản đồ Hành
chính, Hình thể, Địa chất khoáng sản, khí hậu, Sông ngòi, Các nhóm đất, Thực
và động vật và bản đồ Các miền tự nhiên( từ trang 4 -> trang14) của Atlát Địa
ly để khai thác.
* Hướng dẫn học sinh cách khai thác bản đồ trong Atlát:
11
+ Khai thác các bản đồ Hành chính, Hình thể ( trang 4,5,6,7), Khí hậu ( trang
9) để làm rõ đặc điểm của biển Đông.
Ví dụ 1: trong bản đồ Hành chính , Hình thể dựa vào kênh chữ và hình
ảnh cho ta thấy biển Đông là một biển rộng và là biển kín nhờ được bao bọc bởi
vòng cung đảo.
Ví dụ 2: Trong bản đồ khí hậu , phân tích các biểu đồ về lượng mưa , biến
động nhiệt độ ở một số địa điểm , qua các ký hiệu đường chuyển động có thể
xác định được các chế độ gió và bão ở trên biển từ đó làm rõ đặc điểm biển
Đông là biển nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa , có nhiệt độ nước biển cao;
lượng mưa lớn thay đổi theo mùa đồng thời chịu tác động của hai chế độ gió
mùa là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam, chịu ảnh hưởng của nhiều
bão đồng thời kết hợp với kênh chữ trong sách giáo khoa làm rõ được vai trò
của biển Đông đến khí hậu Việt Nam
+ Khai thác các bản đồ Hình thể , Địa chất khoáng sản, Sông ngòi, Thực vật
và động vật làm rõ vai trò của biển Đông đối với địa hình và các hệ sinh thái
vùng ven biển; tài nguyên thiên nhiên vùng biển:
Ví dụ 1: xác định trên bản đồ Hình thể, sông ngòi các dạng địa hình ven
biển được thể hiện qua các ký hiệu , các kênh chữ để thấy được nhờ có biển
Đông làm cho địa hình ven biển nước ta trở nên rất đa dạng, bao gồm các đồng
bằng châu thổ sông ; các cửa sông; các vũng vịnh biển; các bãi cát , cồn cát; các
đảo, quần đảo
Ví dụ 2: Qua các ký hiệu tượng hình, ký hiệu hình học, màu sắc trên bản
đồ Địa chất khoáng sản, Thực vật và động vật thấy được các hệ sinh thái vùng
ven biển khá đa dạng có hệ sinh thái rừng trên đất phèn, rừng ngập mặn, rừng
trên các đảo, có khoáng sản ở thềm lục địa quan trọng nhất là dầu khí, có tài
nguyên sinh vật biển rât phong phú
+ Trên cơ sở đó kết hợp với kênh chữ trong sách giáo khoa, và các phương
tiện dạy học khác giới thiệu thêm các hình ảnh liên quan ( hình ảnh về các bãi
12
biển nổi tiếng ở nước ta, về vịnh Hạ Long, Nha Trang , rùng ngập mặn Cần
Giờ ở TP Hồ Chí Minh, hình ảnh rừng U Minh, hình ảnh rừng trên các đảo ),
để học sinh có thể làm rõ được yêu cầu của bài học.
* Kết hợp với các phương pháp dạy học và các phương tiện dạy học khác để
làm rõ các nội dung còn lại của bài học.
b5. Khai thác Atlát để dạy và học bài 9, 10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm
gió mùa.
*Xác định yêu cầu của bài học:
+ Hiểu được nguyên nhân và biết được các biểu hiện của đặc điểm thiên
nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa qua yêú tố khí hậu.
+ Tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đến các thành phần tự nhiên
khác và cảnh quan tự nhiên, biểu hiện của đặc điểm thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió
mùa qua các thành phần tự nhiên khác và cảnh quan tự nhiên.
+ Ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến các hoạt động sản
xuất và sinh hoạt của dân cư.
*Xác định với học sinh, với yêu cầu của bài 9,10 , cần sử dụng các bản đồ Hình
thể (trang 6,7),Khí hậu (trang 9), Sông ngòi(trang10), Các nhóm đất(trang 11),
Thực và động vật (trang12) của Atlát Địa lý để khai thác.
* Hướng dẫn học sinh cách khai thác bản đồ trong Atlát:
+ Khai thác bản đồ khí hậu để làm rõ nguyên nhân và biểu hiện tính chất nhiệt
đới ẩm gió mùa của khí hậu :
Ví dụ 1: Khai thác các bản đồ nhiệt độ ở trang 9, qua cách thể hiện bằng
màu sắc thay đổi trên bản đồ có thể thấy nền nhiệt độ ở nước ta luôn cao, có sự
thay đổi theo mùa và theo vĩ độ.
Ví dụ 2: Khai thác các bản đồ lượng mưa ở trang 9, qua cách thể hiện
bằng màu sắc thay đổi trên bản đồ có thể thấy lượng mưa trên lãnh thổ nước ta
luôn lớn và có sự thay đổi theo mùa và theo khu vực.
13
Ví dụ 3 : Khai thác bản đồ khí hậu chung , phân tích các biểu đồ về lượng
mưa và biến động nhiệt độ, học sinh thấy được chế độ nhiệt- ẩm của khí hậu
Việt Nam là rất dồi dào. Qua các ký hiệu đường chuyển động trên bản đồ kết
hợp với sách giáo khoa nhận xét được sự hoạt động của các chế độ gió mùa ,
hoạt động của bão trên lãnh thổ Việt Nam, từ đó kết luận về tính chất nhiệt đới
ẩm gió mùa của khí hậu Việt Nam.
Trên cơ sở sở phân tích ý nghĩa của vị trí địa lý ở bài 2, kêt hợp với các
kiến thức đã được học cùng với kênh chữ trong sách giáo khoa, giáo viên hướng
dẫn học sinh làm rõ nguyên nhân của tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của khí hậu
Việt Nam là do vị trí địa lý nước ta quy định.
+ Khai thác các bản đồ Hình thể ( trang 6,7), Sông ngòi(trang10), Các nhóm
đất(trang 11), Thực và động vật (trang12) của Atlát Địa lý để làm rõ tác động
của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đến các thành phần tự nhiên khác và cảnh
quan tự nhiên, biểu hiện của đặc điểm thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa qua các
thành phần tự nhiên khác và cảnh quan tự nhiên:
Ví dụ 1: Khai thác bản đồ Hình thể học sinh nhận thức được các đồng
bằng bồi tụ phát triển mạnh ở hạ lưu các con sông. Từ đó kết luận đó là kết quả
của quá trình xâm thực, bóc mòn diễn ra mạnh ở vùng đồi núi do tác động của
quá trình nắng lắm mưa nhiều theo mùa lên bề mặt địa hình dốc, đồng thời mật
độ dòng chảy nhiều do bề mặt địa hình bị cắt xẻ mạnh nên quá trình vận chuyển
diễn ra nhanh đưa vật liệu về chỗ trũng bồi tụ nên các đồng bằng châu thổ sông.
Trên cơ sở đó kết luận về nguyên nhân và biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm
gió mùa qua yếu tố địa hình.
Ví dụ 2: Khai thác bản đồ Các hệ thống sông qua đó học sinh nhận xét
được trên lãnh thổ nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhờ mưa nhiều trên
bề mặt địa hình dễ bị phong hóa do tác động của khí hậu nóng ẩm phân hóa theo
mùa. Giáo viên yêu cầu học sinh phân tích biểu đồ Lưu lượng nước trên sông
Hồng, sông Mê kông, sông Đà Rằng để thấy được lượng nước trên sông ngòi ở
14
nước ta lớn và chế độ nước phân hóa theo mùa : mùa cạn trùng với mùa khô,
mùa lũ trùng với mùa mưa, đó là kết quả của chế độ mưa lớn và phân hóa theo
mùa trên lãnh thổ Việt Nam.
Ví dụ 3 : Khai thác bản đồ các nhóm đất và các loại đất chính, qua màu
sắc thể hiện trên bản đồ, học sinh nhận xét được nhóm đât Feralit chính ở vùng
đồi núi nước ta, ngoài ra ở các vùng đồng bằng còn có đất Fù sa. Kết hợp với
việc dùng hình ảnh trong băng đĩa và kênh chữ trong sách giáo khoa giải thích
để học sinh rõ quá trình Feralit là quá trình hình thành đất diễn ra trong điều
kiện lượng nhiệt ẩm cao, quá trình phong hóa diễn ra mạnh , đồng thời là mưa
nhiều trên bề mặt địa hình dốc làm rửa trôi các chất Ba- giơ dễ bị hòa tan và tích
tụ các ô- xít Fe và Al tạo nên loại đất chua và có màu vàng. Trên cơ sở đó kết
luận về nguyên nhân và biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa qua yếu
tố đất.
Đối với việc làm rõ nguyên nhân và biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới
ẩm gió mùa trong yếu tố sinh vật, giáo viên nên dùng các phương tiện dạy học
khác để giới thiệu hình ảnh các thảm thực vật và các loài động vât tiêu biểu trên
lãnh thổ nước ta, sau đó có thể kết hợp với bản đồ Thực vật và động vật để học
sinh nhận xét, giải thích. Với phương pháp này có thể tránh được sự nhàm chán
trong tâm lý học sinh.
* Kết hợp với các phương pháp dạy học khác để làm rõ các nội dung còn lại
của bài học.
b6. Khai thác Atlát để dạy và học bài 11, 12: Thiên nhiên phân hóa
đa dạng.
* Xác định yêu cầu của bài học :
+ Biết được biểu hiện sự phân hóa thiên nhiên theo Bắc – Nam trên lãnh
thổ nước ta qua yếu tố khí hậu và cảnh quan. Hiểu được sự phân hóa thiên nhiên
theo Bắc – Nam trên lãnh thổ nước ta chủ yếu do sự thay đổi khí hậu từ Bắc vào
Nam, nguyên nhân của sự thay đổi khí hậu này.
15
+ Hiểu được biểu hiện và nguyên nhân của sự phân hóa thiên nhiên theo
Đông –Tây , theo độ cao trên lãnh thổ nước ta.
*Xác định với học sinh, với yêu cầu của bài 11, 12 , cần sử dụng các bản đồ
Hình thể (trang 6,7),Khí hậu (trang 9), Thực vật và động vật (trang12)và bản
đồ Các miền tự nhiên (ở trang 13, 14) của Atlát Địa lý để khai thác.
* Hướng dẫn học sinh cách khai thác bản đồ trong Atlát:
+ Khai thác bản đồ khí hậu , thực vật và động vật để làm rõ biểu hiện của sự
phân hóa thiên nhiên theo Bắc –Nam trên lãnh thổ nước ta:
Trên bản đồ Hình thể kết hợp với bản đồ khí hậu, giáo viên cho học sinh
xác định ranh giới vùng lãnh thổ phía Bắc với vùng lãnh thổ phía Nam là dãy
Bạch Mã.
Ví dụ 1: Khai thác bản đồ khí hậu chung, các biểu đồ về nhiệt độ và lượng
mưa ở một số địa điểm học sinh nhận thức được:
.Từ Bắc vào Nam mùa mưa thay đổi , miền Bắc mưa vào nửa
sau mùa hè ( tháng 8 –> tháng 10); miền Trung mưa về mùa thu đông ( tháng 8
đến tháng 12); miền Nam mưa về hè thu ( tháng 5 –> tháng 10)
. Từ Bắc vào Nam biên độ nhiệt độ trung bình năm càng giảm.
. Miền Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên nhiệt độ
tháng 12 –> tháng 1 năm sau rất thấp, miền Nam không chịu ảnh hưởng của gió
mùa Đông Bắc nên nhiệt độ trung bình các tháng luôn cao, không có tháng nhiệt
độ trung bình dưới 20
o
C.
Ví dụ 2: Khai thác bản đồ nhiệt độ và lượng mưa học sinh nhận thức được
càng vào Nam t
o
trung bình năm và t
o
trung bình tháng 1 càng tăng. ở miền Nam
lượng mưa lớn hơn miền Bắc.
Ví dụ 3: Khai thác bản đồ thực vật và động vật học sinh nhận thức được
có sự khác nhau về thành phần loài giữa vùng lãnh thổ phía Bắc với vùng lãnh
thổ phía Nam. Ở vùng lãnh thổ phía Bắc có các loài nhiệt đới xen kẽ các loài ôn
16
đới và cận nhiệt. Ở vùng lãnh thổ phía Nam các loài nhiệt đới và xích đạo chiếm
ưu thế, rừng thưa khô phát triển , trong rừng có các loài thú lớn.
Trên cơ sở phân tích ý nghĩa của vị trí địa lý ở bài 2, hoạt động của gió
mùa ở bài 9, giáo viên hướng dẫn học sinh làm rõ nguyên nhân của sự phân hóa
trên.
+ Khai thác bản đồ Hình thể , bản đồ các miền địa lý tự nhiên để làm rõ nội
dung Sự phân nóa thiên nhiên theo chiều Đông –Tây:
Ví dụ 1: Khai thác bản đồ Hình thể , học sinh nhận thức xét từ Đông sang
Tây, màu sắc trên bản đồ thay đổi. Theo bảng chú giải phân tầng màu, học sinh
nhận thức được từ Đông sang Tây, địa hình có sự thay đổi : từ vùng biển- thềm
lục địa đến đồng bằng ven biển rồi đến vùng đồi núi.
Cũng từ khai thác bản đồ Hình thể, qua sự thay đổi màu sắc trên bản đồ,
học sinh nhận xét được mối quan hệ chặt chẽ giữa vùng biển – thềm lục địa với
vùng đồng bằng ven biển và vùng đồi núi phía Tây ,có sự thay đổi theo từng
đoạn bờ biển. Những đoạn đồi núi lùi sâu vào đất liền, đồng bằng mở rộng , có
các bãi triều thấp phẳng, thềm lục địa nông và mở rộng. Những đoạn đồi núi lan
sát ra biển , đồng bằng thu hẹp lại bị chia cắt thành những đồng bằng nhỏ, bờ
biển khúc khuỷu, với thềm lục địa thu hẹp, tiếp giáp với vùng biển sâu.
Ví dụ 2: Khai thác Khí hậu (trang 9), Thực vật và động vật (trang12)và
bản đồ Các miền tự nhiên (ở trang 13, 14), phân tích các biểu đồ nhiệt độ và
lượng mưa, nhận xét các ký hiệu tượng hình, ký hiệu đường chuyển động, làm
rõ sự phân hóa thiên nhiên giưa vùng núi Đông Bắc với vùng núi Tây Bắc:
. Vùng núi Đông Bắc chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Đông Bắc,
nhiệt độ trung bình tháng 1thấp hơn, số tháng lạnh nhiều hơn, mùa mưa kéo dài
hơn, lượng mưa trong năm nhiều hơn so với vùng núi Tây Bắc.
. Vùng núi Tây Bắc không chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Đông
Bắc, số tháng lạnh ít hơn, mùa mưa ngắn hơn với lượng mưa ít hơn.
17
. Vùng núi Đông Bắc thảm thực vật phát triển hơn, các loài thực –
động vật phong phú hơn, bên cạnh các loài nhiệt đới có thêm các loài ôn đới và
cận nhiệt, động vật có nhiều loài di cư từ phương Bắc xuống. Ở vùng núi Tây
Bắc, vùng núi thấp có các loài nhiệt đới, vùng núi cao có các loài ôn đới và cận
nhiệt.
Ví dụ 3: Khai thác Khí hậu (trang 9), Thực vật và động vật (trang12)và
bản đồ Các miền tự nhiên (ở trang 13, 14), phân tích các biểu đồ nhiệt độ và
lượng mưa, nhận xét các ký hiệu tượng hình, ký hiệu đường chuyển động, làm
rõ sự phân hóa thiên nhiên giưa vùng núi Đông Trường Sơn với vùng núi Tây
Trường Sơn:
. Đông Trường Sơn mưa về mùa thu đông do tác động trực tiêp của
gió từ biển vào, mùa hè có gió phơn khô nóng. Tây Trường Sơn ( Tây Nguyên )
mưa về mùa hè thu do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam, có mùa khô kéo dài từ
tháng 11 –> tháng 4 năm sau.
. Đông Trường Sơn xuất hiện thảm thực truông cỏ và cây bụi, Tây
Trường Sơn ( Tây Nguyên ) có rừng thưa khô rụng lá theo mùa.
Giáo viên kết hợp với việc sử dụng các phương tiện dạy học khác, cho
học sinh xem những tranh ảnh, những đoạn phim về thiên nhiên của mỗi vùng
kể trên, để học sinh thấy rõ sự phân hóa theo chiều Đông –Tây của thiên nhiên
Việt Nam. Trên cơ sở kết hợp với các kiến thức đã học cho học sinh thây được
nguyên nhân của sự phân hóa trên là do kết hợp của địa hình với hoạt động của
các khối khí qua lãnh thổ.
+ Khai thác các bản đồ : Hình thể, Địa chất khoáng sản, khí hậu, Sông ngòi,
Các nhóm đất, Thực và động vật và bản đồ Các miền tự nhiên( từ trang 4 –>
trang14) của Atlát Địa lý để làm rõ ranh giới, đặc điểm của 3 miền địa lý tự
nhiên :
Giáo viên hướng dẫn học sinh kết hợp bản đồ Các miền tự nhiên với bản
đồ Hình thể để xác định ranh giới của từng miền.
18
Giáo viên hướng dẫn học sinh dựa vào các bảng chú giải của từng bản đồ
để hiểu được cách sử dụng màu sắc, sử dụng hệ thống ký hiệu trên từng bản đồ
căn cứ vào đó đọc các bản đồ, biểu đồ , xem tranh ảnh trên các trang Atlát, để
làm rõ các yêu cầu của bài học:
Ví dụ 1: Khai thác bản đồ địa chất khoáng sản, qua nhận xét màu sắc thể
hiện tuổi các loại đá nhận xét được cấu trúc địa chất của từng miền, qua ký hiệu
hình học kể được các loại khoáng sản có mặt và nguồn gốc sinh ra.
Ví dụ 2: Khai thác bản đồ Hình thể và Các miền tự nhiên, sự thay đổi màu
sắc cho học sinh nhận dạng các dạng địa hình mỗi miền và đặc điểm địa hình ở
miền đó.
Ví dụ 3: Khai thác bản đồ các hệ thống sông thấy được mật độ dòng chảy
của từng miền. Phân tích biểu đồ lưu lượng nước trung bình trên 3 con sông:
sông Hồng ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bắc Bộ, sông Mê Kông ( đồng bằng
sông Cửu Long) và sông Đà Rằng ( Nam Trung Bộ ) của miền Nam Trung Bộ
và Nam Bộ để làm rõ một số đặc điểm sông ngòi ở các miền này. Xác định được
các hệ thống sông chính của mỗi miền.
Ví dụ 4: Khai thác bản đồ khí hậu chung, bản đồ và biểu đồ nhiệt độ và
lượng mưa, thấy rõ đặc điểm khí hậu của từng miền:
. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bắc Bộ chịu ảnh hưởng trực tiếp của
gió mùa Đông Bắc nên có mùa đông lạnh, mưa ít, mùa hè nóng mưa nhiều, chịu
ảnh hưởng của bão trong khoảng tháng 6 và tháng 7.
. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có gió mùa Đông Bắc suy yếu và
biến tính nên số tháng lạnh giảm, nhiệt độ trung bình tháng 1 cao hơn, ở Bắc
Trung Bộ mùa hè có gió phơn Tây Nam khô nóng, mưa về mùa thu đông (từ
tháng 8 –> tháng 12). Có bão mạnh từ tháng 8 –> tháng 10.
. Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ không chịu ảnh hưởng của gió
mùa Đông Bắc nên không có tháng lạnh dưới 20
o
C, khí hậu nóng quanh năm,
có hai mùa mưa khô rõ rệt. Nam Bộ và Tây Nguyên mùa hè chịu ảnh hưởng của
19
gió mùa Tây Nam, mưa nhiều về mùa hè thu với lượng mưa trung bình năm lớn.
Ở ven biển Nam Trung Bộ mưa nhiều từ tháng 9 –> tháng 12 , có bão.
Ví dụ 5: Khai thác bản đồ Các nhóm và các loại đất chính, bản đồ thực vật
và động vật làm rõ đăc điểm thổ nhưỡng – sinh vật của mỗi miền:
. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bắc Bộ, bên cạnh các loài nhiệt đới có
thêm các loài ôn đới và cận nhiệt, động vật có các loài di cư từ phương Bắc
xuống. Về thổ nhưỡng, có đất Feralit ở vùng đồi núi, đất phù sa sông ở đồng
bằng.
. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, ở vùng núi thấp có các loài nhiệt
đới, vùng núi cao có các loài ôn đới và cận nhiệt.Về thổ nhưỡng, ngoài đất
Feralit có các loại đất khác ở vùng núi cao.
. Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ , các loài thực và động vật nhiệt
đới và xích đạo chiếm ưu thế , ở Nam Bộ có rừng ngập mặn ven biển rất đặc
trưng. Thổ nhưỡng rất đa dạng, có nhiều nhóm đất với các loại đất khác nhau, ở
đồng bằng sông Cửu Long có diện tích đất phèn, mặn lớn.
* Kết hợp với các phương pháp dạy học và các phương tiện dạy học khác để
làm rõ các nội dung còn lại của bài học.
b7. Khai thác Atlát để làm bài 13: Thực hành – Đọc bản đồ dịa hình,
điền vào lược đồ trống một số dãy núi và đỉnh núi.
* Xác định yêu cầu của bài học :
+ Bài 1: Xác định các dãy núi , các đỉnh núi và các dòng sông trên bản đồ địa
lý tự nhiên.
+ Bài 2: Điền vào lược đồ trống các cánh cung , mốt số dãy núi , một số đỉnh
núi theo yêu cầu bài học.
* Xác định với học sinh, với yêu cầu của bài 13 , cần sử dụng bản đồ Hình thể
(ở trang 8), hoặc bản đồ Các miền tự nhiên( ở trang 13, 14) của Atlát để làm
bài.
* Hướng dẫn học sinh cách khai thác bản đồ trong Atlát để làm bài :
20
+ Qua hệ thống ký hiệu, màu sắc, kênh chữ, xác định trên bản đồ Hình thể
hoặc bản đồ Các miền tự nhiên vị trí các dãy núi , các đỉnh núi và các dòng sông
theo yêu cầu bài học bằng hệ thống kinh tuyến và vĩ tuyến.
+ Căn cứ vào hệ hống kinh tuyến và vĩ tuyến của các đối tượng đã xác định,
tiếp tục căn trên lược đồ đã vẽ để điền vào.
c. Sử dụng Atlát để dạy và học các bài học phần : ĐỊA LÝ DÂN CƯ.
c1. Khai thác Atlát để dạy và học bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố
dân cư ở nước ta.
*Xác định yêu cầu của bài học :
+ Biết được những đặc điểm cơ bản của dân số và tình hình phân bố dân cư ở
nước ta.
+ Nguyên nhân và ảnh hưởng của sự gia tăng dân số và phân bố dân cư.
+ Chiến lược phát triển dân số và sử dụng hợp lý nguồn lao động.
* Xác định với học sinh, với yêu cầu của bài 16 , cần sử dụng các bản đồ Dân
số( trang15); bản đồ Dân tộc ( trang 16) của Atlát để khai thác.
* Hướng dẫn học sinh cách khai thác bản đồ trong Atlát để làm bài:
+ Khai thác bản đồ, biểu đồ trang 15, trang 16 của Atlat để làm rõ đặc điểm
dân số và tình hình phân bố dân cư ở nước ta :
Ví dụ 1: Phân tích biểu đồ dân số Việt Nam qua các năm, từ đó học sinh
nhận thức được: Dân số nước ta đông, gia tăng nhanh từ đầu thế kỷ XX đến nay
(Năm 1960 có khoảng 30,17 triệu người. Năm 1989 có 64,41 triệu người. Năm
1999 có 76,3 triệu người. Năm 2003 có khoảng 80,9 triệu người, năm 2007 có
khoảng 85,97 triệu người).
Ví dụ 2: Phân tích tháp tuổi trong biểu đồ để rút ra kết luận: cơ cấu dân
số nước ta là cơ cấu dân số trẻ, đồng thời giải thích xu hướng thay đổi cơ cấu
dân số theo độ tuổi ở nước ta. So sánh được số lượng dân số nam và nữ là tương
đối cân bằng.
21
Ví dụ 3: Khai thác bản đồ dân tộc ( trang 16 ) thấy được đặc điểm Việt
Nam là một nước có nhiều thành phần dân tộc, với nhiều hệ ngôn ngữ khác
nhau.
Ví dụ 4: Dựa vào màu sắc của bản đồ biểu hiện mật độ dân số ở các vùng,
nhận xét tình hình phân bố dân cư: mật độ dân số ở các vùng nhìn chung cao
nhưng có sự chênh lệch lớn giữa các vùng, các vùng có mật độ dân số cao là
Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt
mật độ dân số ở một số đô thị lớn rất cao, mật độ dân số ở các vùng miền núi và
cao nguyên thấp, thấp nhất là vùng núi Tây Bắc và Tây nguyên. Đồng thời kết
hợp với phân tích biểu đồ dân số Việt Nam qua các năm, nhận xét được số dân
thành thị ở nước ta cũng liên tục tăng, nhưng còn ít so với tổng dân số nước ta.
Từ đó học sinh có thể rút ra được nhận xét về tình hình phân bố dân cư ở nước
ta.
Ví dụ 5 : Qua phân tích biểu đồ sử dụng lao động theo ngành ở trang 15,
học sinh có thể nhận thức được : Nước ta có nguồn lao động dồi dào, tỷ lệ lao
động trong nông - lâm - thuỷ sản chiếm tỷ lệ cao, công nghiệp và dịch vụ còn
thấp, đó chính là kết quả và ảnh hưởng của một dân số đông, tăng nhanh và phân
bố chưa hợp lí.
* Kết hợp với các phương pháp dạy học và các phương tiện dạy học khác để
làm rõ các nội dung còn lại của bài học.
C. KẾT LUẬN
1.Kết quả thực nghiệm:
Qua quá trình thực hiện sử dụng Atlát Địa lý kết hợp với các phương tiện
dạy học khác và rèn luyện cho học sinh kỹ năng sử dụng Atlat trong dạy và học
Địa lý, đặc biệt trong dạy và học phần Địa lý tự nhiên và Địa lý dân cư của
chương trình lớp 12, tôi nhận thấy đã có kết quả rất khả quan. Khi đánh giá hiệu
quả của việc sử dụng Átlát trong dạy và học môn Địa lý, bằng việc kiểm tra 1tiết
và kiểm tra học kì ở các lớp với nội dung đề kiểm tra giống nhau, nhưng ở các
22
lớp 12C3, 12C4 không sử dụng Átlát trong dạy và học, còn đối với các lớp
12C5, 12C8 các em được sử dụng Atlát thì kết quả kiểm tra đã có sự khác nhau
giữa các lớp:
LỚP SỐ BÀI
KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
Khá - Giỏi Trung bình Yếu
SL % SL % SL %
12C3 43 16 37,2 18 41,9 9 20,9
12C4 44 16 36,4 19 43,2 9 20,4
12C5 43 23 53,5 17 39,5 3 7,0
!2C8 52 32 61,5 16 30,8 4 7,7
Trước đây học sinh phải ghi nhớ, nhiều học thuộc lòng nhiều nhưng khi
làm bài kết quả thấp. Phương pháp sử dụng kênh hình, đặc biệt là sử dụng Atlát
trong giảng dạy phần Địa lí tự nhiên và Địa lý dân cư của chương trình lớp 12,
chắc chắn là phương pháp tiếp cận kiến thức hợp lý nhất, rèn luyện tư duy nhận
thức cho học sinh tốt hơn. Các giờ học có sử dụng kênh hình, trong đó có sử
dụng Atlát diễn ra hào hứng hơn và đã tạo cho học sinh nhiều hứng thú trong
các giờ học môn Địa lý.
2. Bài học kinh nghiệm:
Qua việc thực hiện sử dụng Atlát Địa lý làm kênh hình trong dạy và học
phần Địa lý tự nhiên và Địa lý dân cư ở lớp 12, tôi đã rút ra được những bài học
kinh nghiệm sau:
a. Việc đầu tiên là phải xác định với học sinh, khi khai thác các bản đồ
trong Atlat phải tuân theo trình tự sau:
- Với mỗi nội dung bài học, yêu cầu của từng bài học, cần phải chọn bản đồ nào,
ở trang nào của Atlat.
- Đọc bảng chú thích để nhận biết và đọc được các ký hiệu, ước hiệu, tỷ lệ trên
mỗi bản đồ.
- Phân tích các ký hiệu, ước hiệu trên bản đồ để rút ra các nhận xét cần thiết.
- Thông qua việc phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên , kinh tế - xã
hội để từ đó rút ra các kết luận…
23
- Khi sử dụng Atlat phải biết khai thác kiến thức nào trước, kiến thức nào sau.
b. Kỹ năng sử dụng Atlat để học môn Địa lí khá phức tạp, cần phải rèn
luyện thường xuyên cho học sinh qua từng giờ học.
c. Trong từng bài cụ thể mức độ khai thác, sử dụng Atlat không giống
nhau, có những bài học việc sử dụng Atlát chỉ được ứng dụng vào một số phần,
có những bài có thể khai thác Atlát để dạy và học cả bài.
d. Khi khai thác Atlát, không bỏ qua một chi tiết nào được thể hiện trên
mỗi bản đồ, biểu đồ của mỗi trang Atlát.
e.Giáo viên phải đưa ra hệ thống câu hỏi dẫn dắt học sinh phân tích, giải
thích, các câu hỏi phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu.
g. Trong một giờ học phải kết hợp việc khai thác Atlát với việc sử dụng
các phương tiện dạy học khác để tránh gây tâm lý nhàm chán cho học sinh.
h. Tùy từng nội dung bài học, chọn kênh hình phù hợp để khai thác, trong
mỗi bài học cũng cần phải chọn kênh hình phù hợp với từng nội dung.
3.Kết luận:
Sử dụng Atlát Địa lý trong dạy và học bộ môn Địa lý là rất cần thiết, nhất
là đối với học sinh lớp 12, viếc sử dụng Atlát để đọc, nhận xét và phân tích các
bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu, tranh ảnh trong các trang Atlát , rồi đi đến nhận
biết kiến thức qua các trang trong Atlát, giúp học sinh tiếp thu kiến thức nhanh ,
dễ hiểu, hứng thú trong học tập. Trên cơ sở đó giáo viên tránh được việc phải sử
dụng phương pháp diễn giải dài dòng, từng bước tạo sự yêu thích học môn Địa
lý cho học sinh.
Trong một giờ học ,việc sử dụng Atlát Địa lý cần phải được kết hợp với
việc sử dụng các dạy học khác có như vậy mỗi một giờ học mới thực sự có hiệu
quả. Tôi sẽ kết hợp sử dụng Atlát Địa lý với các phương tiện dạy học khác ở
nhiều giờ học hơn nữa, đặc biệt là trong các bài học ở phần Địa lý các ngành
kinh tế và Địa lý các vùng kinh tế ở chương trình lớp 12.
24
Trên đây là một số kinh nghiệm tôi đã rút ra được trong quá trình thực
hiện đổi mới phương pháp dạy học tích cực, tôi xin phép được trao đổi lại với
các đồng nghiệp để cùng tham khảo. Tôi rất mong muốn các đồng nghiệp có
những ý kiến đóng góp cho tôi để cùng làm cho việc dạy và học môn Địa lý
ngày càng có hiệu quả hơn, để môn Địa lý ngày càng nhiều học sinh yêu thích.
Tôi xin chân thành cám ơn !
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Địa lí 12. (Nhà xuất bản Giáo dục).
2. Sách Giáo viên Địa lí 12 (Nhà xuất bản Giáo dục).
3. Atlat Địa lí Việt nam. (Nhà xuất bản Giáo dục).
4. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kì IIImôn địa lí THPT. (Nhà xuất bản
Giáo dục).
5. Dạy và học tích cực- Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học ( Bộ giáo dục
và đào tạo – Dự án Việt – Bỉ ).
6. Một số tài liệu khác.
25