Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Ôn thi môn lý thuyết tài chính tiền tệ theo chuyên đề

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (394.63 KB, 62 trang )

1
Câu 1: Nêu những tác động đến tài chính cá nhân trong 10 năm qua ?
Tài chính cá nhân là ứng dụng những nguyên tắc tài chính vào những quyết định về tiền
bạc của một cá thể hoặc một gia đình. Nó chỉ ra phương thức để những cá thể/ gia đình
đó hoạch định ngân sách, tiết kiệm, kiếm tiền và tiêu tiền theo thời gian, có tính toán đến
những rủi ro về tài chính và những kế hoạch trong cuộc sống tương lai. Nói nôm na là
những hoạt động có liên quan đến tiền của bạn để giúp bạn đạt được các mục tiêu mong
ước tương lai.
Những yếu tố tác động đến tài chính cá nhân:
- Tình hình tài chính và nhu cầu của bản thân, gia đình.
- tổng thu nhập thực tế, nghĩa là khoản có được sau khi trừ đi các khoản thuế, bảo hiểm
xã hội.
- mức chi cụ thể của mỗi tháng. Bạn nên phân thành hai loại chi phí: cố định và không cố
định. Khoản đầu là mức phải chi ra đều đặn hàng tháng như tiền nhà, hóa đơn điện nước,
tiền học cho con hoặc tiền bảo hiểm. Khoản không thường xuyên thường thay đổi như
tiền mừng đám cưới, đi xem phim Với khoản chi này, bạn nên lấy trung bình cộng của
ba tháng.
- Một số người để dành khoản tiền dư ra sau mỗi cuối tháng để bỏ vào tài khoản tiết
kiệm. Để chủ động hơn cho những kế hoạch dài hơi, bạn nên dành hẳn một phần thu nhập
để tiết kiệm và xem đó cũng là một khoản chi phí cố định mỗi tháng
Tham khảo
Hạ bậc tín nhiệm quốc gia ảnh hưởng đến tài chính cá nhân như thế nào?
Tất cả những nhà chiến lược trên toàn thế giới đang quan tâm đến vấn đề trần nợ của
Mỹ và khả năng quốc gia này sẽ sớm bị hạ định mức tín nhiệm. Cũng không riêng gì Mỹ,
rất nhiều quốc gia khác từ châu Âu đến châu Á cũng đang gặp những rắc rối liên quan
đến nợ công và không ít trong số này đã bị Sandard and Poor's, Moody's hay Fitch hạ
mức tín nhiệm quốc gia của mình.
Tuy nhiên, nhiều người không nghĩ vấn đề nợ công và hạ mức tín nhiệm sẽ ảnh hưởng
đến cá nhân mình, dưới đây là những lý do họ sẽ phải thay đổi quan điểm của mình.
Lãi vay
Khi một quốc gia bị hạ mức tín nhiệm, tất cả những người cho vay sẽ yêu cầu một lợi


suất cao hơn cho khoản tiền mà mình bỏ ra - và điều này cũng có nghĩa là lãi suất thẻ tín
dụng, vay thế chấp, vay tiêu dùng phải tăng lên.
Thị trường tiền tệ và tài khoản tiết kiệm
Cho dù lãi suất tiền gửi có tăng thì nó cũng không có nghĩa là bạn sẽ được nhận nhiều
tiền hơn trong tài khoản tiền gửi của mình. Ông McBride - chuyên viên phân tích cấp cao
của Bankrate cho rằng: "Sự hạ mức tín nhiệm và lãi suất tiết kiệm tăng sẽ tạo ảnh hưởng
xấu tới nền kinh tế và nhu cầu vay vốn chứ không phải kích thích nó phát triển". Ít nhu
cầu vay vốn sẽ khiến đồng tiền của bạn có ít cơ hội nhận được lãi suất cao hơn.
2
Khi các ngân hàng không muốn tăng chi phí để có nguồn vốn của bạn thì các mức lãi
suất sẽ tiếp tục không tăng cho đến khi nhu cầu vay vốn tăng lên.
Danh mục đầu tư
Chắc chắn việc hạ mức tín nhiệm quốc gia sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới việc
đầu tư của bạn.
Đầu tiên, ngay lập tức sẽ có thể xuất hiện sự bán tháo đồng loạt cả cổ phiếu lẫn trái
phiếu trên thị trường. Thêm vào đó, sự mất lòng tin sẽ làm gia tăng sự bất ổn của môi
trường kinh tế trong thời gian tiếp theo. Theo David Joy, giám đốc chiến lược thị trường
của Ameriprise Financial cho rằng: "Lợi nhuận của các công ty sẽ không đạt kỳ vọng
trước đây, làm thị trường cổ phiếu trở nên kém hấp dẫn"
Trái phiếu của chính phủ và doanh nghiệp cũng lâm vào tình trạng tương tự. Cũng vì
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, khả năng chi trả nợ của các doanh nghiệp sẽ
giảm theo; những trái phiếu trong danh mục đầu tư của bạn hay của quỹ đầu tư mà bạn
tham gia cũng giảm theo.
Câu 2: Trình bày nguyên tắc bình thông nhau của thị trường chứng khoán và thị
trường tiền tệ? (cho ví dụ minh họa)
Thị trường tiền tệ và TTCK như 2 bình thông nhau trong sự luân chuyển vốn, lãi suất
ngân hàng tăng hoặc giảm sẽ ảnh hưởng đến giá CK giảm hoặc tăng, cũng như ảnh
hưởng đến dòng luân chuyển vốn: vốn được chuyển từ TTCK sang thị trường tiền tệ hoặc
ngược lại. Thêm vào đó, thị trường CK phát triển còn tạo thêm những công cụ mới, tạo
điều kiện cho các NHTM có thể mở rộng khả năng tham gia các nghiệp vụ thị trường tiền

tệ. Thúc đẩy thị trường tiền tệ phát triển, đồng thời hỗ trợ NHTW thực hiện tốt vai trò
điều tiết tiền tệ thông qua các công cụ CSTT, nhất là thông qua nghiệp vụ thị trường mở.
Việc mua, bán CK của NHNN với các NHTM sẽ có tác dụng mở rộng hay thu hẹp khối
lượng tiền tệ trong lưu thông, qua đó mà khối lượng tiền tệ được điều tiết theo mục tiêu
đã định.
TTCK đang thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư, tạo ra sự phát triển mạnh hơn của thị
trường tiền tệ liên NH và thị trường tín dụng ngắn hạn, góp phần làm giảm gánh nặng tín
dụng NH. Lượng vốn từ hệ thống NH chuyển sang TTCK tăng đáng kể thông qua cho
vay các dự án, hợp đồng mua lại về CK, cầm cố, thể chấp CK…
Về hoạt động cấp tín dụng, các TCTD được phép cấp tín dụng cho các hoạt động liên
quan đến TTCK. Tuy nghiên báo cáo của các TCTD cho thấy tổng dư nợ cho vay để đầu
tư và kinh doanh CK còn thấp, nhưng tiềm ẩn rủi ro gia tăng nợ xấu khi giá CK giảm
mạnh
(bỏ phần nói về bất động sản)
Lựa chọn kênh đầu tư hiệu quả và cân nhắc tỉ trọng đầu tư hợp lý tại mỗi thị trường vốn là câu hỏi
không dễ dàng ngay cả với những nhà đầu tư nhiều kinh nghiệm, đặc biệt trong thời điểm hiện nay.
Nhà đầu tư cho dù giỏi về một lĩnh vực cũng cần nghiên cứu cả những thị trường vốn khác để nhạy bén
trong việc đánh giá cơ hội mới & rút vốn kịp thời khi lợi nhuận giảm.
Thị trường chứng khoán trước đây được xem như một “bình nước” lớn thu hút từ nguồn thặng dư từ
3
doanh nghiệp, người dân và các quỹ đầu tư nước ngoài. Mức đầy nhất của bình – hay thị trường vốn
này là khi VnIndex đạt 1170 điểm đầu năm 2007. Nhà đầu tư nước ngoài với kinh nghiệm kinh doanh ở
nhiều thị trường vốn, không bỏ lỡ cơ hội giành “miếng bánh ngon” là thị trường mới nổi Việt Nam,
mở ra cơ hội lớn để giải ngân nguồn vốn. Tuy nhiên , lượng nước càng đầy thì áp lực càng lớn, và
dòng tiền đã nhanh chóng đổ sang bất động sản khi các mã chứng khoán trở nên “đắt đỏ” so với giá
trị nội tại của nó. Có thể nói năm 2007 là năm của bất động sản. Hầu như ai mua bất động sản từ đầu
năm đã kiếm “1 vốn 4 lời” khiến cho Bất động sản cũng được xem là hình thức đầu tư “lướt
sóng”.Tuy nhiên, đầu năm 2008, với những chính sách thắt chặt tiền tệ & hạn chế đầu cơ bất động sản
đã khiến thị trường này ngay lập tức “nguội đi”, dừng lại nghe ngóng. Thị trường chứng khoán đến
giai đọan phải trả giá do tính liên thông kém với thị trường sản xuất, không tạo ra được giá trị thặng

dư có thật, không còn hấp dẫn với nhà đầu tư dài hạn. Trong bối cảnh lạm phát tăng cao, đồng Đôla
suy yếu, Kinh doanh vàng trở thành kênh đầu tư hấp dẫn. Nhiều nhà nhập khẩu, đầu tư chuyển sang
kinh doanh vàng vì đây là hình thức mang tính phòng ngừa rủi ro lạm phát cao.
Hậu quả của việc đầu tư theo “tâm lý đám đông” đã đưa thị trường tăng trưởng nhanh nhưng tính ổn
định kém. Vì vậy, nhà đầu tư phải biết “ngưỡng chịu rủi ro” của chính mình, nhạy bén với “sức khỏe”
& hình thái của các thị trường vốn, để “biết thắng – biết thua, biết chơi – biết dừng” đúng lúc.
Tham khảo
Chứng khoán - bất động sản: Bình thông nhau
Thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản có quan hệ như bình thông nhau.
Hiện tượng này đã lặp đi lặp lại trong 7 năm từ khi xuất hiện thị trường chứng khoán
Việt Nam
Khi thị trường chứng khoán Việt Nam mới ra đời (năm 2000), chỉ số giá chứng khoán tại
Trung tâm Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (VN - Index) đã tăng “phi
mã” từ 100 điểm lên đỉnh điểm 572 điểm trong vòng có 6 tháng! Liền sau đó, bất động
sản bước vào cơn sốt giá thứ hai kéo dài đến cuối năm 2001, với giá tăng gấp 2 - 3 lần.
Cần nhớ rằng giá bất động sản đã bị đóng băng suốt gần 6 năm liên tục trước đó (tính từ
cơn sốt thứ nhất vào năm 1993 - 1994).
Chứng khoán đi trước, nhà đất theo sau
Vào năm 2002, chỉ giá chứng khoán “down” gần như “rơi tự do”, có lúc chỉ còn hơn
130 điểm trong những năm sau đó. Giá bất động sản cũng bị sốt lạnh kéo dài trong giai
đoạn này.
Từ năm 2006, giá chứng khoán đã tăng từ 304 điểm trong phiên đầu tiên của năm 2006
lên 632 điểm sau đó 4 tháng. Nhưng do giá vàng tăng cao (có lúc đã lên đến 1,5 triệu
đồng/chỉ), giá USD có dấu hiệu tăng cao (có lúc đã vượt qua mốc 17 ngàn VND/USD),
thị trường bất động sản nóng lên về giao dịch, ấm lên về giá, cộng với một số yếu tố khác
đã làm cho VN-Index “rơi” từ 632 điểm xuống dưới mốc 400 điểm vào 2.8.2006.
Sau đó, vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài đổ vào ào ạt (theo ước tính lên đến gần 2 tỉ
USD), đã làm cho VN-Index chỉ trong chưa đầy 4 tháng đã vọt lên đỉnh điểm mới, ở mức
750 vào cuối năm 2006. Đầu năm 2007, mặc dù có hàng trăm công ty lên sàn niêm yết,
nhưng do đầu tư gián tiếp nước ngoài tiếp tục tăng mạnh, kéo theo hàng trăm ngàn các

nhà đầu tư trong nước đổ vốn vào thị trường chứng khoán, đã làm cho VN-Index thẳng
4
tiến đạt đỉnh cao nhất 1.170 điểm vào 12.3.2007!
Thị trường bất động sản từ cuối năm 2006, bước sang năm 2007 bắt đầu nóng dần lên về
giá theo chu kỳ nóng - lạnh (nóng lên một vài năm, lạnh trong vòng 5 - 6 năm), đã gặp
đúng lúc những người thắng lớn ở thị trường chứng khoán chuyển tiền sang mua bất
động sản. Sau khi vượt qua đỉnh điểm 1.170 điểm, VN-Index bắt đầu sang dốc bên kia.
Một bộ phận của thị trường bất động sản (đất xây khách sạn, siêu thị, trung tâm thương
mại, chung cư cao cấp) lên cơn sốt, bắt đầu từ thành phố Hồ Chí Minh - nơi có mặt bằng
giá bất động sản thấp hơn Hà Nội - sau đó lan ra Hà Nội.
Sắp sốt bất động sản lần ba?
Khi giá chứng khoán xuống thấp, thì giá bất động sản nhanh chóng hạ xuống mạnh. Bắt
đầu từ cuối tháng 6, cung chứng khoán tăng mạnh bởi các đợt IPO của các đại gia, các
đợt phát hành chứng khoán để huy động thêm vốn của các công ty đã niêm yết. Để kiềm
chế lạm phát có xu hướng tăng cao sau khi đưa một lượng tiền lớn hàng trăm ngàn tỉ
đồng để mua 7 tỉ USD, Ngân hàng Nhà nước thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ nên
VN-Index đã giảm mạnh, những ngày gần đây đã xuyên thủng mốc 900.
Nhưng khi VN-Index xuống quá sâu, giao dịch chứng khoán suy yếu đã làm cho người
ta nghĩ ngay đến thị trường bất động sản. Bởi các kênh sinh lợi khác đều kém khả quan
hơn, như giá vàng lên xuống phụ thuộc vào thị trường thế giới, giá USD khó mà tăng
cao.
Trong khi đó, nhu cầu nhà đất tăng nhanh do dân số mỗi năm vẫn tăng trên 1 triệu
người… Nhu cầu thành lập các điểm giao dịch của doanh nghiệp, phát triển hệ thống
bán lẻ sản phẩm cũng như dịch vụ, cần thêm nhiều khách sạn cao cấp, văn phòng cho
thuê theo xu hướng phát triển du lịch và kinh doanh đang hứa hẹn một thị trường địa ốc
ấm áp hơn trong những tháng tới.
Nhu cầu tăng cao, cộng hưởng với một lượng tiền lớn chuyển từ thị trường chứng khoán
sang khi giá chứng khoán xuống, có thể sẽ làm cho giá bất động sản ấm nóng trở lại và
có thể xuất hiện cơn sốt bất động sản thứ ba.
ví dụ:

Ngày 3/8/2011, Ngân hàng Nhà nước chính thức tổ chức hội nghị bàn giao việc điều
hành công tác ngân hàng và chúc mừng Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũ và mới, sau
khi được Quốc hội khóa 13 bầu và phê chuẩn các chức danh lãnh đạo mới.
Một sự trùng hợp, ngay sau khi tân Thống đốc tiếp nhận việc điều hành, thị trường vàng
và ngoại tệ có những biến động mới.
Trên thị trường thế giới, những biến động mạnh của thị trường chứng khoán, giá vàng,
giá dầu… thu hút sự chú ý của giới đầu tư và có những tác động nhất định đối với thị
trường trong nước. Riêng với giá vàng, tác động theo nguyên lý “bình thông đáy” được
đặc biệt chú ý.
Ngày 4/8, tại New York, giá vàng đã thiết lập một kỷ lục mới khi lên tới mức 1.683,3
USD/oz trên thị trường giao ngay. Ngày 5/8, thị trường vàng trong nước lập tức phản ánh
cơn sốt với những khác biệt so với chuỗi giao dịch suốt thời gian qua.
5
41,5 rồi tiến tới gần 42 triệu đồng/lượng là các đỉnh cao mới của giá vàng trong nước. Và
sau hơn hai tháng qua, lần đầu tiên giá vàng trong nước vượt lên cao hơn giá thế giới, ghi
nhận chênh lệch có từ 200.000 - 250.000 đồng/lượng.
Phía sau đó là phản ứng của người dân. Ngày 5 và 6/8, các phương tiện truyền thông liên
tục phản ánh dòng người xếp hàng mua vàng, dù mức giá cao đi cùng với rủi ro, hay chấp
nhận cả mức chênh lệch lớn so với giá vàng thế giới quy đổi.
Người dân có quyền mua, cất giữ vàng. Trong những tình huống nhất định, đó không chỉ
là hoạt động đầu tư và đầu cơ, mà còn là một lựa chọn để trú ẩn trước lạm phát cao, bất
ổn kinh tế hoặc để bảo vệ tài sản trước lo ngại có rủi ro…
Thời điểm này, trước biến động của thị trường thế giới, đặc biệt là sự chao đảo của thị
trường chứng khoán Phố Wall và tại châu Á những phiên vừa qua; phản ứng của hai quốc
gia lớn là Trung Quốc và Nhật Bản với lời kêu gọi dự phòng về khả năng một cơn bão tài
chính mới; rồi hãng định mức tín nhiệm Standard&Poor’s hạ xếp hạng tín nhiệm của
Mỹ…, dòng người xếp hàng mua vàng trong nước có thể xem là một phản ứng ít nhiều
có tính liên kết.
Trước dòng chảy đó, không thừa khi đặt ra tình huống xấu: liệu có hiện tượng người dân
rút tiền ở ngân hàng để chuyển vào vàng hay không? Chí ít, nguồn vốn này cũng đang

chảy vào vàng, thay vì vào sản xuất kinh doanh, hoặc gián tiếp là vào kênh tiền gửi ngân
hàng.
Nếu hiện tượng trên tiếp tục thể hiện, các dòng vốn sẽ có sự xáo trộn và có thể dẫn đến
những dịch chuyển bất lợi. Trong khi đó, ổn định và quản lý tốt thị trường vàng là một
trong những nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước, mà hiện nay sự chờ đợi cụ thể nhất là
nghị định quản lý kinh doanh vàng được ban hành, dù đã qua hai mươi lần dự thảo. Đây
cũng là một thử thách đầu tiên đối với tân Thống đốc.
Câu 3: Những nhân tố nào ảnh hưởng đến khả năng tạo tiền qua hệ thống NHTM ?
Chức năng tạo tiền: Tạo tiền là một chức năng quan trọng, phản ánh rõ bản chất của
ngân NHTM. Với mục tiêu là tìm kiếm lợi nhuận như là một yêu cầu chính cho sự tồn tại
và phát triển của mình, các NHTM với nghiệp vụ kinh doanh mang tính đặc thù của mình
đã vô hình chung thực hiện chức năng tạo tiền cho nền kinh tế. Chức năng tạo tiền được
thực thi trên cơ sở hai chức năng khác của NHTM là chức năng tín dụng và chức năng
thanh toán. Thông qua chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng sử dụng số vốn huy
động được để cho vay, số tiền cho vay ra lại được khách hàng sử dụng để mua hàng hóa,
thanh toán dịch vụ trong khi số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng vẫn
được coi là một bộ phận của tiền giao dịch, được họ sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán
dịch vụ… Với chức năng này, hệ thống NHTM đã làm tăng tổng phương tiện thanh toán
trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội.
Các nhân tố ảnh hưởng được chia thành nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan.
với nhân tố khách quan có những nhân tố sau ảnh hưởng:
- Hành lang pháp lý: Có ảnh hưởng lớn đến nghiệp vụ huy động vốn của ngân hàng
thương mại như luật các tổ chức tín dụng, luật ngân hàng nhà nước… Những luật này
6
quy định tỷ lệ huy động vốn của ngân hàng thương mại so với vốn tự có, quy định việc
phát hành trái phiếu, kỳ phiếu và quy định cả mức cho vay của ngân hàng thương mại đối
với khách hàng… Sự can thiệp của ngân hàng nhà nước khi thực hiện mục tiêu của chính
sách tiền tệ cũng ảnh hưởng tới việc huy động vốn, vì khi thực hiện chính sách tiền tệ nới
lỏng sẽ mang lại thuận lợi cho ngân hàng thương mại trong việc huy động vốn vay từ
ngân hàng nhà nước. Đồng thời, nó còn có tác dụng làm giảm lãi suất trên thị trường tiền

tệ. Ngược lại, thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ khó khăn hơn trong việc huy động
vốn vay từ ngân hàng nhà nước.Chính sách đầu tư của Nhà nước hợp hý hay không hợp
lý cũng ảnh hưởng đến chính sách huy động vốn của Ngân hàng. Để khuyến khích sản
xuất, đầu tư, Nhà nước có chính sách bảo hộ cho hàng hoá sản xuất, chính sách trợ giá…
tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh phát triển và có lãi. Các doanh nghiệp và người lao
động có tích luỹ là nền tảng để Ngân hàng huy động vốn được nhiều hơn.
- Sự tăng trưởng của nền kinh tế: Trong thời kỳ kinh tế tăng trưởng, doanh nghiệp và
cá nhân có thu nhập khá, tích luỹ được nhiều nên các khoản tiền ký thác thường tăng
nhanh để đáp ứng các giao dịch kinh tế. Mặt khác, nền kinh tế phát triển sẽ có tác động
ngược lại, nhiều doanh nghiệp mới được thành lập, giao dịch kinh tế tăng hơn hình thành
một bộ phận tích luỹ, tạo môi trường tiềm tàng để ngân hàng thương mại thu hút vốn.Chu
kỳ kinh tế (phục hồi – Tăng trưởng – Bão hòa – Suy thoái). Ngân hàng thương mại phải
tìm biện pháp huy động sao cho có hiệu quả, vừa thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển,
vừa đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng. Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, sản xuất bị
đình trệ, môi trường đầu tư của Ngân hàng sẽ bị thu hẹp, lợi nhuận của Ngân hàng giảm,
quá trình huy động vốn sẽ gặp nhiều khó khăn. Hơn thế nữa, lạm phát làm cho đồng tiền
mất giá, người dân sẽ không gửi tiền vào Ngân hàng, mà dùng tiền để mua hàng hoá có
giá trị để cất trữ cũng ảnh hưởng đến việc huy động vốn của Ngân hàng.
Bên cạnh đó chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa quốc gia cũng ảnh hưởng tới việc
tạo vốn của ngân hàng. Nếu mở rộng tiền tệ thì sẽ huy động vốn dễ, nếu thắt chặt tiền tệ
sẽ huy động vốn khó. Khi chính sách tài khóa thu hẹp cũng như tăng thuế, giảm chi tiêu
chính phủ cũng dẫn tới tăng thất nghiệp nên khó huy động vốn. Mặt khác lãi suất giảm sẽ
không hấp dẫn được nguồn tiết kiệm vì người có tiền sẽ chỉ quan tâm tới lãi suất dương,
vậy nên không ai muốn gửi tiền tiết kiệm. Tỷ giá hối đoái cũng ảnh hưởng tới việc tạo
vốn của ngân hàng. Khi đồng việt nam mất giá dân chúng không muốn giữ đồng nội tệ
mà chuyển sang cất giữ đồng ngoại tệ và vàng, vì vậy huy động vốn nội tệ trong dân cư
sẽ giảm.
- Môi trường – xã hội: Đời sống, thu nhập của người dân là yếu tố trực tiếp quyết định
đến lượng tiền gửi vào Ngân hàng. Thật vậy, thu nhập của ngưòi lao động càng cao thì
nguồn vốn động được vào Ngân hàng càng lớn. Bởi vì, người dân có thu nhập cao ngoài

việc thoả mãn được yêu cầu của đời sống, họ còn giành một phần để tích luỹ. Số tiền tích
luỹ này sẽ dùng để thoả mãn nhu cầu cao hơn trong tương lai.Tâm lý và thói quen tiêu
dùng của người dân cũng ảnh hưởng đến việc huy động vốn của Ngân hàng. ở các nước
phát triển, nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt qua Ngân hàng rất phát triển. Các
nước chậm phát triển, tâm lý ưa dùng tiền mặt và tích luỹ tiền không gửi vào Ngân hàng
là khá phổ biến. Tâm lý và thói quen tiêu dùng còn rất khác nhau giữa các dân tộc và các
vùng, miền ở nước ta. Vì vậy, phát triển nhanh các hình thức không dùng tiền mặt có ý
nghĩa quan trọng trong việc huy động vốn của Ngân hàng.
7
- Công nghệ: Các ngân hàng ứng dụng công nghệ cao thì càng tăng được khả năng huy
động vốn vì càng tăng khả năng tiếp cận với khách hàng, giảm được thời gian vv…Hiện
nay các ngân hàng thường mại ở nước ta đã đưa máy rút tiền tự động ATM vào thị
trường để khách hàng sử dụng, khách hàng có thể rút tiền ở mọi lúc, mọi nơi.
Nhân tố chủ quan
- Chính sách lãi suất: Là một nhân tố quan trọng, có tác động mạnh đến việc huy động
vốn của Ngân hàng thương mại; đặc biệt là đối với các khoản vốn mà người gửi hoặc
người dân đầu tư Ngân hàng với mục đích hưởng lãi. Các Ngân hàng cạnh tranh không
chỉ về lãi suất huy động với các Ngân hàng khác mà cả với thị trường tiền tệ. Do đó, chỉ
một sự khác biệt nhỏ về lãi suất có thể đẩy dòng vốn nhàn rỗi trong xã hội đầu tư theo
những chiều hướng khác nhau. Đó cũng là lý do, động lực để các nhà đầu tư hoặc người
gửi tiền chuyển vốn từ Ngân hàng này sang Ngân hàng khác. Vì vậy, xác định một lãi
suất hợp lý, có tính cạch tranh là một vấn đề vô cùng quan trọng, phải được nghiên cứu,
cân nhắc, tính toán tỷ mỉ và toàn diện. Tuy nhiên, Ngân hàng phải tính toán sao cho lãi
suất vừa có tính cạnh tranh, vừa phải đảm bảo được chi phí đầu vào thấp nhất và kinh
doanh có lãi.
- Chiến lược kinh doanh của Ngân hàng: Cũng ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến
công tác huy động vốn. Một Ngân hàng có hệ thống chiến lược kinh doanh đúng đắn sẽ
đạt được các mục tiêu đề ra về chi phí cũng như về lợi nhuận. Đó là chiến lược về sản
phẩm dịch vụ. Chiến lược giá, lãi suất, chiến lược phân phối, chiếm lược phát triển nhân
sự, chiến lược khuyếch chương giao tiếp… có tác động mạnh đến việc huy động vốn. Hệ

thống chiến lược kinh doanh của Ngân hàng là thực tiễn sinh động để đánh giá năng lực
và trình độ quản lý hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, tạo được niềm tin đối với
khách hàng. Do đó, thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến với Ngân hàng.
- Uy tín và vị thế của Ngân hàng: Thông thường, khách hàng lựa chọn những Ngân
hàng có uy tín và vị thế trên thị trường để giao dịch, vay mượn, thanh toán và bảo lãnh…
Uy tín và vị thế của Ngân hàng có ý nghĩa quan trọng trong việc lựa chọn của khách
hàng, thể hiện cụ thể ở năng lực tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh, quá trình lịch
sử, chất lượng marketing… Vì vậy, các Ngân hàng thông qua hoạt động của mình, bằng
chất lượng dịch vụ, công nghệ hiện đại và phong cách làm việc văn minh, lịch sự … thoả
mãn tốt nhất mọi yêu cầu của khách hàng, là thiết thực nâng cao uy tín và vị thế trên thị
trường.
- Các hình thức huy động và dịch vụ kèm theo:Trong điều kiện cạnh tranh hiện nay,
việc đa dạng hoá các sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của
khách hàng có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Với nhiều loại
sản phẩm khác nhau, khách hàng có thể lựa chọn một sản phẩm phù hợp với điều kiện
khả năng của mình. Có như vậy, ngân hàng thương mại mới thu hút được ngày càng
nhiều khách hàng đến với mình. Không những thế, Ngân hàng còn phải đưa ra được các
dịch vụ kèm theo tốt và đa dạng để tăng lợi thế cạnh tranh. Với nhiều tiện ích kèm theo,
sẽ giúp Ngân hàng thu hút được ngày càng nhiều nguồn vốn của mọi thành phần kinh tế
và dân cư trong xã hội. Qua đó, tạo thêm nhều mối quan hệ gắn bó chặt chẽ hơn giữa các
Ngân hàng và khách hàng.
- Mạng lưới hoạt động kinh doanh của Ngân hàng:Tổ chức mạng lưới hoạt động rộng,
8
hợp lý trên địa bàn dân cư giúp Ngân hàng có nhiều cơ hội để thu hút vốn hơn, giúp
khách hàng tiết kiệm thời gian và chi phí để thực hiện giao dịch. Tuy nhiên, việc mở chi
nhánh cần phù hợp với điều kiện năng lực của Ngân hàng. Yếu tố địa điểm cũng tác động
đến tâm lý của khách hàng, một Ngân hàng nằm ở vị trí thuận lợi như khu vực trung tâm,
khu đông dân cư, đi lại thuân tiện… giúp khách hàng thu hút được nhiều khách hàng hơn.
- Cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ nhân viên:Có thể nói, tất cả mọi khách hàng đều
muốn giao dịch với Ngân hàng có địa điểm đẹp, cơ sở vật chất hiện đại, cán bộ nhân viên

phục vụ tận tình và lịch thiệp. Một Ngân hàng được trang bị công nghệ hiện đại nhất định
sẽ rút ngắn được rất nhiều thời gian sử lý công việc, đảm bảo được độ chính xác cao
trong các giao dịch kinh tế. Hơn nữa, cơ sở vật chất, trình độ công nghệ hiện đại, đội ngũ
cán bộ nhân viên có trình độ chuyên môn cao là điều kiện cần thiết để họ giải quyết công
việc nhanh chóng, khoa học… Từ đó, nâng cao hơn chất lượng dịch vụ Ngân hàng cung
ứng ra thị trường, là điều khách hàng rất quan tâm.
Câu 4 : Trong các chủ thể cung ứng tiền, chủ thể nào là quan trọng nhất ? Tại sao ?
Hiện nay ở Việt Nam chủ thể quan trọng nhất trong việc cung ứng tiền ra lưu thông là Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam.
Ngân hàng sẽ điều tiết lượng cung tiền qua 1 số cách chủ yếu như sau:
- Điều chỉnh lãi suất cơ bản để các ngân hàng có thể huy động vốn nhàn rỗi trong dân. Từ đó
giảm tiền trong lưu thông
- In ấn và cung tiền cho các ngân hàng phục vụ sản xuất.
- Qui định tỷ lệ dự trữ bắt buộc tại các ngân hàng và mức tăng trưởng tín dụng hàng năm.
- Phát hành trái phiếu bắt buộc và tự nguyện để huy động tiền trong dân, ngân hàng, các cty
Ngày nay, việc cung ứng tiền chủ yếu được thực hiện bởi NHTW và hệ thống NH
trung gian. NHTW phát hành tín tệ (tiền giấy và tiền kim loại). Hệ thống NH trung
gian cung ứng bút tệ (tiền gửi không kỳ hạn). Ngoài ra, nhà nước và các DN cũng được
coi là các chủ thể cung ứng tiền cho nền kinh tế, vì đây là các chủ thể phát hành các chứng từ
nợ như tín phiếu kho bạc nhà nước, thương phiếu …
1. Ngân hàng trung ương với việc cung ứng tiền tệ:
NHTW là cơ quan độc quyền phát hành tiền giấy và tiền kim loại vào lưu thông. (Lưu
ý: Một số nước quy định tiền kim loại do kho bạc phát hành)
NHTW thực hiện việc phát hành tiền qua 4 kênh:
a) Phát hành qua Kênh ngân sách nhà nước (Kênh chính phủ): Trong trường
hợp NSNN bị thâm hụt, sau khi tìm cách tăng thu, giảm chi mà vẫn chưa cân đối được NS
thì chính phủ phải vay tiền theo các cách: vay của dân thường qua việc phát hành tín phiếu
và trái phiếu KBNN; vay của nước ngòai; vay của NHTW.
Khi chính phủ vay của công chúng thì không ảnh hưởng đến mức cung tiền tệ.
9

Khi chính phủ vay của nước ngoài thì mức cung tiền tệ tăng lên, vì những tài sản vay
(ngoại tệ mạnh, vàng …) khi đưa về nước phải gởi ở NHTW để chuyển thành nội tệ.
Khi chính phủ vay của NHTW thì lượng tiền trong lưu thông sẽ tăng lên. Chính phủ
muốn vay tiền của NHTW cũng phải đem tài sản đến cầm thế (vàng, ngoại tệ, chứng khoán …).
Khi NHTW cho chính phủ vay có các tài sản cầm thế đầy đủ, ta gọi đó là nghiệp vụ phát
hành tiền gián tiếp (phát hành tiền thanh khiết). Trường hợp chính phủ vay mà không có tài
sản cầm thế đầy đủ thì gọi đó là nghiệp vụ phát hành tiền trực tiếp. Khi đó lượng tiền tăng
thêm trở nên dư thừa, giá cả sẽ leo thang.
b) Phát hành tiền qua kênh NH trung gian (kênh tín dụng):
Khi NHTG thiếu tiền để đáp ứng nhu cầu chi trả hoặc cho vay, NHTG có thể giải quyết bằng
các cách: bán chứng khoán hoặc tài sản NH đang có; phát hành chứng khoán riêng của NH
(kỳ phiếu NH, trái phiếu NH); vay của các NHTG và các tổ chức tài chính khác; vay của
NHTW. Khi NHTW cho NHTG vay, tiền sẽ thông qua NHTG để đi vào lưu thông. Nếu các
khoản vay này có tài sản cầm thế đầy đủ thì đây là nghiệp vụ phát hành tiền gián tiếp.
Nhược điểm của biện pháp này là kém linh hoạt vì NHTW
không thể bắt buộc các NHTG
phải vay tiền của NHTW
c) Phát hành tiền qua kênh thị trường tiền tệ (thị trường mở):
NHTW có thể phát hành tiền vào lưu thông bằng nghiệp vụ mua các chứng khoán ngắn
hạn trên thị trường tiền tệ, NHTW có thể thu hẹp khối tiền cung ứng bằng nghiệp vụ bán
chứng khoán. Phát hành tiền bằng nghiệp vụ mua chứng khoán là nghiệp vụ phát hành tiền
gián tiếp bởi vì tiền tăng thêm trong lưu thông được cân đối bởi lượng chứng khoán
NHTW mua vào.
Đây là cách phát hành tiền phổ biến nhất ở các nước có thị trường tài chính phát
triển vì nó ưu điểm là khắc phục được tính kém linh hoạt khi phát hành tiền qua kênh các
NHTG (NHTW không thể bắt buộc các NHTG phải vay tiền của NHTW).
d) Phát hành tiền qua kênh thị trường hối đoái:
Bằng nghiệp vụ mua hoặc bán ngoại hối (ngoại tệ mạnh, vàng…), NHTW
có thể làm gia tăng hoặc thu hẹp khối tiền cung ứng cho nền kinh tế.
2. Ngân hàng trung gian với việc cung ứng tiền tệ:

Các ngân hàng trung gian cung ứng cho nền kinh tế thông qua cơ chế tín dụng tạo tiền.
Thật vậy, nhờ nhận tiền gởi mà NHTG có nguồn vốn để cho vay.
Nhưng khi cho vay và thực hiện chức năng trung gian thanh toán, các NHTG lại có thể tạo ra
một lượng tiền gởi không kỳ hạn (bút tệ) lớn gấp nhiều lần so với số tiền gởi ban đầu.
Trong điều kiện lý tưởng, ta có các công thức tính số tiền gửi mở rộng mà cả
ngân hàng tạo ra như sau
Số tiền gửi mở rộng = Số tiền gửi ban đầu x hệ số tạo tiền (1)
10
Trong đó :
Hệ số tạo tiền=
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc do NHTW quy định, nó là tỷ lệ % trên lượng tiền gởi mà
NHTG huy động được. NHTG chỉ được sử dụng số tiền còn lại sau khi đã thực hiện dự trữ
bắt buộc đúng theo quy định.
Sau đây là ví dụ minh họa về sự sáng tạo ra bút tệ qua nghiệp vụ nhận tiền gửi
và cho vay của NHTG:
+ Giả sử tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 10%.
+ Ban đầu, NH A nhận được 1.000đ tiền gởi. NH A phải DTBB 100đ, số còn lại được
cho vay 900đ.
+ Tiếp theo, người khách hàng vay được 900đ ký séc 900đ để trả cho chủ nợ của
mình. Người nhận séc đem ký thác tại NH B theo thể thức tiền gởi không kỳ hạn. NH B phải
DTBB 90đ, số còn lại được cho vay 810đ.
Nếu không có bất kỳ “chướng ngại vật” nào xảy ra thì quá trình trên cứ tiếp diễn
cho đến khi tổng số dự trữ bắt buộc của các NHTM đúng bằng số tiền gửi ban đầu (1.000đ)
thì sẽ bị triệt tiêu.
Theo công thức (1) ta có:
Số tiền gửi mở rộng = 1.000đ x 10 = 10.000 đ
Ta có bảng tóm tắt quá trình tạo tiền của các ngân hàng trung gian như sau:
Tên ngân
hàng
Số gia tăng tiền gửi

Số dự trữ
Số gia tăng cho vay
A 1.000 100 900
B 900 90 810
C 810 81 729
… … … …
Cộng 10.000 1.000 9000
Qua ví dụ trên ta thấy nhờ nhận tiền gởi và cho vay mà cả hệ thốngNH có thể sáng
tạo ra bút tệ.
Trên thực tế, hệ số tạo tiền nhỏ hơn số được xác định trong điều kiện lý tưởng
chủ yếu là do:
+ NH không tìm đủ khách hàng để cho vay đến mức tối đa.
+ Người đi vay yêu cầu NH cho vay bằng tiền mặt, số tiền mặt này chưa
chắc quay lại NH dưới hình thức tiền gởi
11
+ Người thụ hưởng séc yêu cầu được nhận tiền mặt, không gởi số tiền này vào
NH.
+ Người gởi tiền có thể rút tiền khỏi NH.
Câu 5 : Mối quan hệ tương quan giữa chức năng tài chính và chức năng tiền tệ là
gì ?
đây là mối quan hệ tương hỗ
Chức năng của tài chính
•Chức năng huy động
Đây là chức năng tạo lập các nguồn tài chính, thể hiện khả năng tổ chức khai
thác các nguồn tài chính nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế.
Việc huy động vốn phải tuân thủ cơ chế thị trường, quan hệ cung cầu và giá
cả của vốn.
•Chức năng phân phối
Chức năng phân phối của tài chính là một khả năng khách quan của phạm trù
tài chính. Con người nhận thức và vận dụng khả năng khách quan đó để tổ

chức việc phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị. Khi đó, tài chính
được sử dụng với tư cách một công cụ phân phối.
phân phối được chia thành 3 nhóm:
Phân phối có hoàn lại có thời hạn. Ví dụ: Tín dụng
Phân phối không hoàn lại. Ví dụ: Ngân sách nhà nước
Phân phối hoàn lại có điều kiện. Ví dụ: Bảo hiểm
•Chức năng giám sát
Đây là chức năng kiểm tra sự vận động của các nguồn tài chính trong quá
trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ.
Thông qua chức năng này để kiểm tra và điều chỉnh các quá trình phân phối
tổng sản phẩm xã hội dưới hình thức giá trị, phù hợp với yêu cầu phát triển
kinh tế-xã hội của mỗi thời kỳ, kiểm tra các chế độ tài chính của Nhà nước
Bản chất của tiền tệ được thể hiện qua các chức năng của nó. Theo C. Mác tiền tệ
có 5 chức năng:
- Thước đo giá trị. Tiền tệ dùng để biểu hiện và đo lường giá trị của các hàng hoá.
Muốn đo lường giá trị của các hàng hoá, bản thân tiền tệ phải có giá trị. Vì vậy, tiền tệ
làm chức năng thước đo giá trị phải là tiền vàng. Để đo lường giá trị hàng hoá không
cần thiết phải là tiền mặt mà chỉ cần so sánh với lượng vàng nào đó một cách tưởng
tượng. Sở dĩ có thể làm được như vậy, vì giữa giá trị của vàng và giá trị của hàng hoá
trong thực tế đã có một tỷ lệ nhất định. Cơ sở của tỷ lệ đó là thời gian lao động xã hội
cần thiết hao phí để sản xuất ra hàng hoá đó. Giá trị hàng hoá được biểu hiện bằng tiền
gọi là giá cả hàng hoá. Do đó, giá cả là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng
hoá. Giá cả hàng hoá do các yếu tố sau đây quyết định:
+ Giá trị hàng hoá.
+ Giá trị của tiền.
12
+ ảnh hưởng của quan hệ cung - cầu hàng hoá.
Để làm chức năng thước đo giá trị thì bản thân tiền tệ cũng phải được đo lường.
Do đó, phải có đơn vị đo lường tiền tệ. Đơn vị đó là một trọng lượng nhất định của kim
loại dùng làm tiền tệ. ở mỗi nước, đơn vị tiền tệ này có tên gọi khác nhau. Đơn vị tiền tệ

và các phần chia nhỏ của nó là tiêu chuẩn giá cả. Tác dụng của tiền khi dùng làm tiêu
chuẩn giá cả không giống với tác dụng của nó khi dùng làm thước đo giá trị. Là thước
đo giá trị, tiền tệ đo lường giá trị của các hàng hoá khác; là tiêu chuẩn giá cả, tiền tệ đo
lường bản thân kim loại dùng làm tiền tệ. Giá trị của hàng hoá tiền tệ thay đổi theo sự
thay đổi của số lượng lao động cần thiết để sản xuất ra hàng hoá đó. Giá trị hàng hoá
tiền tệ (vàng) thay đổi không ảnh hưởng gì đến "chức năng" tiêu chuẩn giá cả của nó,
mặc dù giá trị của vàng thay đổi như thế nào. Ví dụ, một USD vẫn bằng 10 xen.
- Phương tiện lưu thông: Với chức năng làm phương tiện lưu thông, tiền làm môi
giới trong quá trình trao đổi hàng hoá. Để làm chức năng lưu thông hàng hoá ta phải có
tiền mặt. Trao đổi hàng hoá lấy tiền làm môi giới gọi là lưu thông hàng hoá.
Công thức lưu thông hàng hoá là: H- T - H, khi tiền làm môi giới trong trao đổi
hàng hoá đã làm cho hành vi bán và hành vi mua có thể tách rời nhau cả về thời gian và
không gian. Sự không nhất trí giữa mua và bán chứa đựng mầm mống của khủng hoảng
kinh tế.
Trong lưu thông, lúc đầu tiền tệ xuất hiện dưới hình thức vàng thoi, bạc nén. Dần
dần nó được thay thế bằng tiền đúc. Trong quá trình lưu thông, tiền đúc bị hao mòn dần
và mất một phần giá trị của nó. Nhưng nó vẫn được xã hội chấp nhận như tiền đúc đủ
giá trị.
Như vậy, giá trị thực của tiền tách rời giá trị danh nghĩa của nó. Sở dĩ có tình
trạng này vì tiền làm phương tiện lưu thông chỉ đóng vai trò chốc lát. Người ta đổi hàng
lấy tiền rồi lại dùng nó để mua hàng mà mình cần. Làm phương tiện lưu thông, tiền
không nhất thiết phải có đủ giá trị. Lợi dụng tình hình đó, khi đúc tiền nhà nước tìm
cách giảm bớt hàm lượng kim loại của đơn vị tiền tệ. Giá trị thực của tiền đúc ngày
càng thấp so với giá trị danh nghĩa của nó. Thực tiễn đó dẫn đến sự ra đời của tiền giấy.
Bản thân tiền giấy không có giá trị mà chỉ là dấu hiệu của giá trị và được công nhận
trong phạm vi quốc gia.
- Phương tiện cất trữ. Làm phương tiện cất trữ, tức là tiền được rút khỏi lưu thông
đi vào cất trữ. Sở dĩ tiền làm được chức năng này là vì: tiền là đại biểu cho của cải xã
hội dưới hình thái giá trị, nên cất trữ tiền là một hình thức cất trữ của cải. Để làm chức
năng phương tiện cất trữ, tiền phải có đủ giá trị, tức là tiền vàng, bạc. Chức năng cất trữ

làm cho tiền trong lưu thông thích ứng một cách tự phát với nhu cầu tiền cần thiết cho
lưu thông. Nếu sản xuất tăng, lượng hàng hoá nhiều thì tiền cất trữ được đưa vào lưu
thông. Ngược lại, nếu sản xuất giảm, lượng hàng hoá lại ít thì một phần tiền vàng rút
khỏi lưu thông đi vào cất trữ.
- Phương tiện thanh toán. Làm phương tiện thanh toán, tiền được dùng để trả nợ,
nộp thuế, trả tiền mua chịu hàng Khi sản xuất và trao đổi hàng hoá phát triển đến
trình độ nào đó tất yếu nảy sinh việc mua bán chịu. Trong hình thức giao dịch này trước
tiên tiền làm chức năng thước đo giá trị để định giá cả hàng hoá. Nhưng vì là mua bán
chịu nên đến kỳ hạn tiền mới được đưa vào lưu thông để làm phương tiện thanh toán.
Sự phát triển của quan hệ mua bán chịu này một mặt tạo khả năng trả nợ bằng cách
thanh toán khấu trừ lẫn nhau không dùng tiền mặt. Mặt khác, trong việc mua bán chịu
13
người mua trở thành con nợ, người bán trở thành chủ nợ. Khi hệ thống chủ nợ và con nợ
phát triển rộng rãi, đến kỳ thanh toán, nếu một khâu nào đó không thanh toán được sẽ
gây khó khăn cho các khâu khác, phá vỡ hệ thống, khả năng khủng hoảng kinh tế tăng
lên.
- Tiền tệ thế giới. Khi trao đổi hàng hoá vượt khỏi biên giới quốc gia thì tiền làm
chức năng tiền tệ thế giới. Với chức năng này, tiền phải có đủ giá trị, phải trở lại hình
thái ban đầu của nó là vàng. Trong chức năng này, vàng được dùng làm phương tiện
mua bán hàng, phương tiện thanh toán quốc tế và biểu hiện của cải nói chung của xã
hội.
Tóm lại: 5 chức năng của tiền trong nền kinh tế hàng hoá quan hệ mật thiết với
nhau. Sự phát triển các chức năng của tiền phản ánh sự phát triển của sản xuất và lưu
thông hàng hoá.
Câu 6 : Tài chính công và tài chính nhà nước khác nhau như thế nào ?
TCNN = TCC + TC DNNN
TCNN có 3 đặc trưng là:
- Được hình thành bằng quyền lực nhà nước
- Vận động (thu-chi) theo luật định
- Phục vụ cho lợi ích công

Ban đầu TCC được xem là TCNN, nhưng trong quá trình phát triển hành chính nhà nước,
vai trò của NN đối vói nền KT ngày càng tăng. Chính vì thế mà NN ngoài chức năng ban
đầu là tổ chức và điều hành nền KT còn có thêm chức năng "Làm kinh tế"
==> TCNN chia làm 2 bộ phận:
- Tc phục vụ cho việc quản lý diều hành NN > TCC (ko vì lợi nhuận)
- TC phục vụ cho NN làm KT >TC DNNN (vì lợi nhuận)
Tài chính công là 1 bộ phận của tài chính nhà nước
Tài chính NN là 1 khái niệm dùng để phản ảnh những hoạt động tài chính gắn liền với
chủ thể NN.
Tài chính công bao hàm các ý nghĩa:
- Một là, trong khuông khổ của 1 quốc gia, tài chính công thuộc sở hữu nhà nước và nhà
nước hay quốc hội là cơ quan quyền lực tối cao của 1 quốc gia, có quyền áp đặt mọi
khoản thu chi của quốc gia hay có thể ủy quyền cho chính phủ hay cơ quan công quyền
quyết định đó.
- Hai là. Khâu tài chính này hoạt động ko vì lợi nhuận.
- Ba là: tài chính công cung cấp hàng hóa công, gắn liền với nhu cầu thiết yếu của đời
sống xã hội. Mọi người dân có thể tiếp cận và sử dụng những hàng hóa, dịch vụ do khâu
tài chính này cung cấp mà ko phải trả tiền, hoặc có trả nhưng ko theo cơ chế giá cả thị
trường. Hay nói cách khác, vấn đề “người hưởng tự do ko phải trả tiền” là hiện tượng phổ
biến trong hoạt động tài chính công.
Tài chính nhà nước là công cụ để nhà nước can thiệp vào kinh tế nhằm điều tiết các hoạt
động sản xuất kinh doanh. Phạm vi hoạt động của tài chính nhà nước ko chỉ dừng lại ở
các hoạt động thu chi NSNN, các quỹ ngoài ngân sách (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
nhằm chăm lo phúc lợi cộng đồng…), hoạt động tài chính của các đơn vị hành chính, các
14
đơn vị sự nghiệp mà còn có cả hoạt động đầu tư, hỗ trợ tài chính cho các khu vực kinh tế.
Như vậy, xét về mặt sắp xếp thể chế, có thể thấy, trong nền kinh tế hiện đại tài chính nhà
nước bao hàm sự đan xen của những hoạt động mang tính chất công, ko vì lợi nhuận và 1
số hoạt động mang tính chất tư, nhằm mục tiêu lợi nhuận như hoạt động kinh doanh của
các doanh nghiệp nhà nước.

Như vậy, trong số các bộ phận tài chính nhà nước, những hoạt động tài chính phục vụ
cho kinh doanh và lợi nhuận coi là định hướng cho mục tiêu hành động thì ko thể xem đó
là tài chính công, chẳng hạn như hoạt động của khâu tài chính DN nhà nước.
Câu 7 : So sánh ngân sách trung ương và ngân sách trực thuộc trung ương?
NS trực thuộc TW là NS do TW cấp và do thành phố cấp, được quyết toán hàng
năm chung với NS thành phố và chịu sự quản lý của TW
Ngân sách trung ương là ngân sách của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ và các cơ quan khác ở trung ương
NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG: là bộ phận chủ yếu của NSNN, bao gồm dự toán thu chi
của chính phủ, của các bộ, các cơ quan ngang bộ, các cơ quan trực thuộc, quỹ bảo hiểm
xã hội và một số khoản khác do nhà nước quy định. NSTƯ có vị trí chủ yếu và giữ vai trò
quyết định trong ngân sách nhà nước; tập trung một bộ phận lớn thu nhập quốc dân nhằm
đảm bảo những nhu cầu có tính chất toàn quốc về xây dựng kinh tế, phát triển văn hoá,
củng cố quốc phòng, quản lí nhà nước. Các nguồn thu của NSTƯ gồm: các khoản thu
100% từ những nguồn và những ngành kinh tế chủ yếu (như thu từ dầu khí, thuế xuất
khẩu - thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, các khoản vay của chính phủ, các khoản
viện trợ không hoàn lại của chính phủ nước ngoài, vv.); các khoản thu được phân chia
theo tỉ lệ phần trăm giữa NSTƯ và ngân sách địa phương (như thuế doanh thu, thuế lợi
tức, thuế thu nhập dân cư, thuế tài nguyên, vv.). Chi của NSTƯ gồm có: chi thường
xuyên, chi đầu tư phát triển cho những công trình lớn, trọng điểm, chậm thu hồi vốn, chi
cho kết cấu hạ tầng, cho đầu tư và hỗ trợ vốn đối với một số doanh nghiệp nhà nước quan
trọng, chi góp cổ phần hay liên doanh vào các lĩnh vực cần có sự tham gia của nhà nước;
chi trả nợ các khoản vay của chính phủ; chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính; chi trợ cấp cho
ngân sách địa phương.
Ngân sách trung ương phản ánh nhiệm vụ thu, chi theo ngành và giữ vai trò chủ đạo
trong hệ thống ngân sách nhà nước. Nó bắt nguồn từ vị trí, vai trò của chính quyền trung
ương được Hiến pháp quy định đối với việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã
hội của đất nước. Ngân sách trung ương cấp phát kinh phí cho yêu cầu thực hiện chức
năng, nhiệm vụ của Nhà nước trung ương (sự nghiệp văn hoá, sự nghiệp an ninh quốc
phòng, trật tự an toàn xã hội, đầu tư phát triển…). Nó còn là trung tâm điều hoà hoạt

động ngân sách của địa phương. Trên thực tế, ngân sách trung ương là ngân sách của cả
nước, tập trung đại bộ phận nguồn tài chính quốc gia và đảm bảo các nhiệm vụ chi tiêu
có tính chất huyết mạch của cả nước. ngân sách trung ương bao gồm các đơn vị dự toán
của cấp này, mỗi bộ, mỗi cơ quan trung ương là một đơn vị dự toán của ngân sách trung
ương.Ngân sách trung ương bao gồm:
- Ngân sách cấp tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là ngân sách cấp
tỉnh).
15
• Ngân sách cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là ngân sách
cấp huyện).
• Ngân sách cấp xã, phường, thị trấn (gọi chung là ngân sách cấp xã).
* Ngân sách địa phương là tên chung để chỉ các cấp ngân sách của các cấp chính quyền
bên dưới phù hợp với địa giới hành chính các cấp. Ngoài ngân sách xã chưa có đơn vị dự
toán, các cấp ngân sách khác đều bao gồm một số đơn vị dự toán của cấp ấy hợp thành.
+ Ngân sách cấp tỉnh phản ánh nhiệm vụ thu, chi theo lãnh thổ, đảm bảo thực hiện các
nhiệm vụ tổ chức quản lý toàn diện kinh tế, xã hội của chính quyền cấp tỉnh và thành phố
trực thuộc trung ương. Chính quyền cấp tỉnh cần chủ động, sáng tạo trong việc động viên
khai thác các thế mạnh trên địa bàn tỉnh để tăng nguồn thu, đảm bảo chi và thực hiện cân
đối ngân sách cấp mình.
+ Ngân sách cấp xã, phường, thị trấn là đơn vị hành chính cơ sở có tầm quan trọng đặc
biệt và cũng có đặc thù riêng: nguồn thu được khai thác trực tiếp trên địa bàn và nhiệm
vụ chi cũng được bố tríđể phục vụ cho mục đích trực tiếp của cộng đồng dân cư trong xã
mà không thông qua một khâu trung gian nào. Ngân sách xã là cấp ngân sách cơ sở trong
hệ thống ngân sách nhà nước, đảm bảo điều kiện tài chính để chính quyền xã chủ động
khai thác các thế mạnh về đất đai, phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng nông thôn mới,
thực hiện các chính sách xã hội, giữ gìn an ninh, trật tự trên địa bàn.
Câu 8 : Trình bày cơ cấu thu ngân sách nhà nước ?
Trong cơ cấu thu NSNN ở hầu hết các quốc gia trên TG, thuế luôn chiếm tỷ trọng lớn
nhất bởi nó được trích xuất chủ yếu từ những giá trị do nền KT tạo ra và thể hiện rõ nét
quyền lực của Nhà nước. Nền kinh tế quốc dân càng phát triển với tốc độ cao thì nguồn

thu của Nhà nước từ thuế càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu NSNN. Tại các nước
phát triển, thuế chiếm hơn 90% thu của NSNN và hơn ¼ tổng sp quốc dân. Ở nước quốc
gia đang phát triển, thuế chiếm tỷ trọng ít hơn (khoảng 80% tổng thu NSNN) và trích
xuất từ GDP cũng ít hơn (khoảng 1/5 GDP).
Bên cạnh thuế, nợ Chính phủ dưới mọi hình thức đang gia tăng, nhất là tại các quốc gia
đang phát triển. Đây là 1 khoản thu có tính chất vay mượn nên phải hoàn trả. Nguồn đầu
tiên để hoàn trả là lợi ích kinh tế sinh ra từ những hoạt động đầu tư bằng tiền vay. Và tất
nhiên, nguồn cuối cùng để hoàn trả ko gì khác hơn là thuế. Nếu sử dụng hữu hiệu, nợ là
đòn bẩy; nếu sử dụng kém hiệu quả, nợ trở thành gánh nặng, phải tốn nhiều thời gian,
công sức và chịu nhiều hậu quả nặng nề mới có thể thanh toán dứt điểm.
Thêm vào thuế và nợ là các khoản thu từ lệ phí và phí thuộc NSNN và các quỹ tài chính
khác của nhà nước. Mặc dù phần lớn chi tiêu của nhà nước được tài trợ từ thuế xong lệ
phí và phí thuộc NSNN vẫn có vai trò riêng và ko hề suy giảm theo thời gian.
Tham khảo
Cơ cấu thu NSNN
TỔNG THU
Thu trong nước (Không kể thu từ dầu thô)
16
Thu từ doanh nghiệp Nhà nước
Thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Thu từ khu vực công, thương nghiệp, dịch vụ ngoài quốc
doanh
Thuế sử dụng đất nông nghiệp
Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao
Lệ phí trước bạ
Thu xổ số kiến thiết
Thu phí xăng dầu
Thu phí, lệ phí
Các khoản thu về nhà đất
Các khoản thu khác

Thu từ dầu thô
Thu từ hải quan
Thuế xuất, nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập
khẩu; Thu chênh lệch giá hàng nhập khẩu
Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu
Thu viện trợ không hoàn lại
NSNN là một khâu của hệ thống tài chính quốc gia, nó phản ánh quan hệ kinh tế phát
sinh gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của Nhà
nước khi Nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia nhằm thực hiện các
chức năng của Nhà nước trên cơ sở luật định.
1. Thu Ngân sách nhà nước
1.1.Những vấn đề chung về thu NSNN
1.1.1. Khái niệm thu NSNN
Để có nguồn tài chính đáp ứng nhu cầu chi tiêu, Nhà nước thường sử dụng ba hình thức
động viên đó là: quyên góp của dân, vay của dân và dùng quyền lực Nhà nước bắt buộc
dân phải đóng góp. Trong đó hình thức quyên góp tiền và tài sản của dân và hình thức
vay của dân là những hình thức không mang tính ổn định và lâu dài, thường được Nhà
nước sử dụng có giới hạn trong một số trường hợp đặc biệt. Để đáp ứng nhu cầu chi tiêu
thường xuyên, Nhà nước dùng quyền lực chính trị của mình ban hành các luật thuế để
bắt buộc dân phải đóng góp một phần thu nhập của mình cho Ngân sách Nhà nước. Đây
chính là hình thức cơ bản nhất để huy động tập trung nguồn tài chính cho Nhà nước. Vậy
ta có thể nói rằng:
Thu NSNN là việc Nhà nước dùng quyền lực của mình để tập trung một phần nguồn tài
chính quốc gia hình thành quỹ NSNN nhằm thỏa mãn các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước.
Từ khái niệm nói trên về thu NSNN, chúng ta có thể rút ra những đặc trưng cơ bản sau
17
đây:
- Nguồn tài chính được tập trung vào NSNN chính là một phần thu nhập của các tầng lớp
dân cư được chuyển giao cho nhà nước.
Do vậy, thu NSNN phản ánh các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình phân chia các

nguồn tài chính quốc gia giữa Nhà nước với các chủ thể trong xã hội. Việc xác định các
khoản thu phải trên cơ sở giải quyết hài hoà giữa lợi ích Nhà nước với lợi ích của các tổ
chức, cá nhân trong xã hội.
- Đối tượng phân chia là nguồn tài chính quốc gia là kết quả do lao động sản xuất trong
nước tạo ra được thể hiện dưới hình thức tiền tệ (GDP).
Như vậy, thu NSNN trước hết và chủ yếu gắn liền với các hoạt động kinh tế trong xã hội.
Mức độ phát triển kinh tế, tỷ lệ tăng trưởng GDP hàng năm là tiền đề và là yếu tố khách
quan hình thành nên các khoản thu NSNN và quyết định mức độ động viên các khoản thu
của NSNN.
- Về mặt nội dung, thu NSNN chứa đựng các quan hệ phân phối dưới hình thức giá trị
nảy sinh trong quá trình Nhà nước dùng quyền lực tập trung một phần nguồn tài chính
quốc gia hình thành quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước.
1.1.2. Phân loại thu NSNN
Việc phân loại các khoản thu NSNN có ý nghĩa thiết thực trong việc phân tích, đánh giá
và quản lý các nguồn thu NSNN.
Có 3 cách phân loại phổ biến là:
a) Căn cứ vào phạm vi phát sinh, các khoản thu NSNN được chia làm hai nhóm là thu
trong nước và thu ngoài nước. Cụ thể:
- Các khoản thu trong nước bao gồm:
+ Thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là lĩnh vực tạo ra đại bộ phận tổng sản
phẩm xã hội và cũng là nơi tạo ra số thu chủ yếu cho NSNN.
+ Thu từ hoạt động dịch vụ (là những hoạt động phục vụ cho sản xuất kinh doanh và đời
sống xã hội) bao gồm cả thu sự nghiệp và thu từ các dịch vụ tài chính. Số thu từ lĩnh vực
này có xu hướng ngày càng tăng.
+ Thu từ các hoạt động khác như thu về bán và cho thuê tài sản quốc gia, nguồn tài
nguyên, vay nợ trong nước dưới các hình thức.v.v.
- Các khoản thu ngoài nước bao gồm:
+ Thu từ các hoạt động xuất khẩu lao động và hợp tác chuyên gia với nước ngoài;
+ Thu từ viện trợ của nước ngoài
+ Thu từ vay nợ nước ngoài, kể cả vay các tổ chức tài chính quốc tế.

* Ý nghĩa của cách phân loại này: các phân loại này phản ánh cơ cấu của nền kinh tế,
thông qua đó có thể đánh giá tính hiệu quả, tính hợp lý của nền kinh tế.
b) Căn cứ vào tính chất phát sinh và nội dung kinh tế, các khoản thu được chia làm hai
loại:
- Các khoản thu thường xuyên: là các khoản thu phát sinh tương đối đều đặn, ổn định về
mặt thời gian và số lượng gồm thuế, phí, lệ phí.
- Các khoản thu không thường xuyên: là những khoản thu không ổn định về mặt thời gian
phát sinh cũng như số lượng tiền thu được, bao gồm các khoản thu từ hoạt động kinh tế
của Nhà nước, thu từ hoạt động sự nghiệp, thu tiền bán hoặc cho thuê tài sản thuộc sở
hữu nhà nước, thu từ viện trợ nước ngoài, từ vay trong nước và ngoài nước và các khoản
thu khác.
* Ý nghĩa của cách phân loại này: Việc phân loại các khoản thu NSNN dựa trên sự kết
18
hợp giữa hai tiêu chí: theo nội dung kinh tế và tính chất phát sinh của nguồn thu là cần
thiết, bởi qua cách phân loại này để thấy rõ sự phát triển của nền kinh tế, tính hiệu quả
của nền kinh tế và mức độ ổn định vững chắc của nguồn thu NS.
c) Phân loại theo yêu cầu động viên vốn vào NSNN:
Có thể chia các khoản thu NSNN thành:
- Thu trong cân đối NSNN:
Bao gồm các khoản thu:
+ Thuế, phí, lệ phí
+ Thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước, bao gồm: thu nhập từ vốn góp của Nhà nước
vào các cơ sở kinh tế, tiền thu hồi vốn của Nhà nước tại các cơ sở kinh tế, thu hồi tiền
cho vay của Nhà nước (cả gốc và lãi).
+ Thu từ hoạt động sự nghiệp
+ Thu tiền bán hoặc cho thuê tài sản thuộc sở hữu nhà nước
+ Các khoản thu khác theo luật định.
Trong các khoản thu nói trên thì thuế là nguồn thu chủ yếu, chiếm một tỷ trọng lớn trong
tổng thu của NSNN
- Thu bù đắp thiếu hụt NSNN: khi số thu NSNN không đáp ứng được nhu cầu chi tiêu và

Nhà nước phải đi vay, bao gồm vay trong nước từ các tầng lớp dân cư, các tổ chức kinh
tế - xã hội, vay từ nước ngoài.v.v.
* Ý nghĩa của cách phân loại này: Cách phân loại này cho phép đánh giá sự lành mạnh
của NSNN và rất có ý nghĩa trong tổ chức điều hành NSNN.
Sau đây là một số khoản thu chủ yếu:
1.2. Một số khoản thu chủ yếu của NSNN
1.2.1. Thuế - Khoản thu chủ yếu của NSNN
Thuếlà hình thức động viên bắt buộc một phần thu nhập của cá nhân, doanh nghiệp cho
Nhà nước nhằm đảm bảo nhu cầu chi tiêu của Nhà nước
huếcó những đặc trưng sau:
- Là hình thức động viên một phần thu nhập của các cá nhân, doanh nghiệp cho
Nhà nước. Các cá nhân, doanh nghiệp là người được hưởng các lợi ích từchi tiêu
NSNN và họcó thu nhập nên phải có nghĩa vụtrích một phần thu nhập nộp cho
ngân sách Nhà nước, có thểbằng hình thức trực tiếp (thuếđánh vào thu nhập)
hoặc gián tiếp (thuếVAT, thuếxuất nhập khẩu…).
-Là khoản đóng góp mang tính bắt buộc vì thuếlà nguồn thu chủyếu của NSNN
cho nhu cầu chi tiêu cho Nhà nước nhưng do tính chất không hoàn trảtrực tiếp
nên người chịu thuếkhông tựgiác nộp.
- Không hoàn trảtrực tiếp mà hoàn trảgián tiếp và không tương đương dưới hình
thức người chịu thuếđược hưởng các hàng hoá, dịch vụNhà nước cung cấp
không mất tiền hoặc với giá thấp và không phân biệt giữa người nộp thuếnhiều
19
hay ít.
3.1.2. Lệphí
Lệphí là khoản thu do Nhà nước quy định đểnhà nước phục vụcông việc quản lý hành
chính nhà nước theo yêu cầu hoặc theo quy định của pháp luật.
Việt nam có khoảng 15 loại lệphí nhưlệphí trước bạ, lệphí đăng ký kinh doanh, lệphí
chứng thư, công chứng, lệphí cấp quota.
Đây là khoản thu do những cơquan hành chính thực hiện. Đó là những đơn vị dựtoán
ngân sách, tức là toàn bộthu chi của nó gắn với thu chi ngân sách hay thu chi của nó là

một bộphận của thu chi ngân sách.
Tiền lệphí thu được dùng đểbù đắp các khoản chi phí phát sinh khi giải quyết công việc
của bộphận quản lý trực tiếp và gián tiếp. Ví dụtiền lệphí trước bạnhà, đất không chỉ
để đảm bảo hoạt động của bộphận trước bạmà cònđảm bảo hoạt động của cảhệthống
cơquan quản lý nhàđất nhưTổng cục địa chính, Sởnhà đất với các công việc nhưlập hồ
sơ địa chính, lập quy hoạch… Do đó một sốlệphí có sốtiền thu lớn nhưlệphí trước bạ
nhà đất lên tới2% giá trịnhà đất.
Thu lệphí là nhằm đảm bảo thực hiện nguyên tắc thu theo khảnăng đóng góp trong
chính sách động viên vào ngân sách Nhà nước và công bằng trong việc hưởng thụcác lợi
ích từchi tiêu của ngân sách. Vì vậy người nộp lệphí là người được hưởng lợi ích từhoạt
động quản lý của Nhà nước và sốtiền lệphí phù hợp với khảnăng đóng góp của họnên
Nhà nước không cần trợgiúp đểgiảm gánh nặng cho người nộp thuế.
Một sốlệphí là bắt buộc. Trong đó quan trọng là lệphí trước bạ, vì Nhà nước cần quản
lý quyền sởhữu, quyền sửdụng một sốtài sản là nhà đất, tầu thuyền, ôtô, xe máy, súng
săn, súng thểthao nhưng nhiều người không muốn nộp lệphí nên không chịu trước bạ
những tài sản này.
Nếu Nhà nước quy định sốtiền nộp lệphí nào đó lớn nhằm tăng thu ngân sách thì không
gọi là lệphí mà gọi là thuếhay thuếmang tính chất lệphí nhưthuếmôn bài.
Tóm lại, lệphí vừa mang tính chất phục vụcho người nộp lệphí vềviệc thực hiện một số
thủtục hành chính, vừa mang tính chất động viên đóng góp cho NSNN.
3.1.3. Phí
Phí là khoản thu do nhà quy định nhằm bù đắp một phần chi phí của NSNN mà nhà nước
20
đã dùngđể:
- đầu tưxây dựng, mua sắm, bảo dưỡng và quản lý tài sản, tài nguyên hoặc chủ
quyền quốc gia,
-tài trợcho các tổchức, cá nhân hoạt động sựnghiệp, hoạt động công cộng hoặc
lợi ích công cộng theo yêu cầu, không mang tính kinh doanh.
Khác với lệphí, việc thu phí chỉ nhằm bù đắp một phần chi phí và gắn với hoạt động sự
nghiệp, hoạt động công cộng và chỉthu theo yêu cầu.

Các dịch vụcủa hoạt động sựnghiệp nhưgiáo tục, y tế… hoạt động công cộng nhưgiao
thông, vệsinh đô thị… rất cần phát triển nhưng một bộphận dân cưkhông có khảnăng
mua nếu Nhà nước không hỗtrợmột phần chi phí. Do thu không đủbù đắp chi phí nên
đơn vị sựnghiệp là đơn vị dựtoán ngân sách. Người trảtiền phí (mua dịch vụ) là người
được hưởng một phần sốtiền chi tiêu của Nhà nước nên phải tuỳvào loại hoạt động sự
nghiệp và sức sống của dân và khảnăng chi của ngân sách mà xác định mức phí cho phù
hợp.
Nhưvậy, phí là một khoản thu mang tính chất bù đắp và bắt buộc đối với các thểnhân và
pháp nhân do được hưởng một lợi ích hoặc được sửdụng một dịch vụ(công cộng) nào
đó do nhà nước cung cấp.Phí có tính hoàn trảtrực tiếp.
Do đặc điểm của thuế, lệphí và phí khác nhau dẫn đến hình thức văn bản pháp luật điều
chỉnh và cơquan ban hành chúng cũng khác nhau. Thuếcần được Quốc hội quyết định
và ban hành dưới dạng luật, riêng thuếmang tính chất lệphí thì chỉ cần Chủtịch nước
quyết định. Do Việt nam mới tiếp cận kinh tếthịtrường nên một sốthuếtạm thời do Uỷ ban
thường vụquốc hội ban hành dưới dạng pháp lệnh đểthuận tiện cho quá trình hoàn
thiện. Lệphí, phí do Chính phủ, BộTài chính và Uỷban nhân dân tỉnh thành phốtrung
ương ban hành dưới dạng nghịđịnh, quyết định
Câu 9 : So sánh thuế trực thu và thuế gián thu ?
Giống nhau: là khoản đóng góp
Thuế trực thu Thuế gián thu
Khái niệm Là các loại thuế điều tiết trực
tiếp vào thu nhập hoặc tài sản
của người nộp thuế
Là loại thuế không trực tiếp
điều tiết vào thu nhập hay tài
sản của người nộp thuế mà
điều tiết gián tiếp thông qua giá
cả hàng hoá, dịch vụ
21
Đối tượng chịu thuế và đối

tượng nộp thuế
Người nộp thuế đồng thời cũng
là người chịu thuế
Người nộp thuế là người nộp
thay cho người chịu thuế
Tác động của thuế trong nền
kinh tế
Ít tác động vào giá cả thị
trường (vì thường đánh vào kết
quả kinh doanh, kết quả thu
nhập sau một kỳ kinh doanh)
Ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả
thị trường (vì thuế được cộng
vào giá bán HHDV)
Về nguồn thu của NSNN Đối với các nước nghèo, thu
nhập thấp thì nguồn thu từ thuế
TT không lớn; khó thu vì nạn
"trốn thuế, lách thuế còn nhiều
Có số thu lớn, tập trung vào NS
TW vì thu ngay vào khâu Sản
xuất và Nhập khẩu của các DN
đầu mối; trước khi hàng hóa,
dịch vụ thực sự đến tay người
tiêu dùng tiêu dung
Về kinh tế - chính trị Tác động trực tiếp đến việc
điều tiết thu nhập của các tầng
lớp có thu nhập cao, tao ra
công bằng XH rõ rệt
Có tính cào bằng, vì thu vào
người tiêu dùng số đông; tuy

cũng có tác dụng gián tiếp điều
tiết thu nhập (ai tiêu dùng
nhiều thì chịu thuế GT nhiều)
nhưng đối với hàng thiết yếu
thì ngay cả người nghèo, người
thu nhập thấp vẫn bị điều tiết
(ví dụ:điện, nước, lương thực,
TP>>> đều chịu thuế GTGT )
Về mặt quản lý Khó thu; dễ trốn thuế nhất là
đối với các nước đang phát
triển như VN, việc thanh toán
chủ yếu bằng tiền mặt; NN
không kiểm soát được thu nhập
thực tế của người nộp thuế.
Dễ thu thuế vì được cầu thành
giá bán HHDV; người tiêu
dùng nếu trình độ dân trí chưa
cao thì không thấy được. Vì
vậy hầu hất các nước nghèo,
chậm phát triển thường coi
thuế GT là nguồn thu chủ yếu;
Trong lúc các nước phát triển
lại Lấy thuế TT là nguồn thu
chính của NS
Câu 10 : Nêu các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn thu thuế ?
a) Thu nhập GDP bình quân đầu người
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế của một quốc gia, phản ánh
khả năng tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tư của một nước. Thu nhập GDP bình quân đầu
người là nhân tố quyết định đến mức động viên của NSNN. Nếu không tính đến chỉ tiêu
này khi xác định mức động viên của ngân sách sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến các vấn đề tiết

kiệm, tiêu dùng và đầu tư của các tổ chức kinh tế, của các tầng lớp dân cư. Thông thường
mức động viên vào NSNN ở các nước khoảng từ 17%- 21% GDP là hợp lý.
* Lưu ý:
22
Hiện nay, có một nghịch lý ở các nước đang phát triển. Đó là ở các nước này, khả năng
thu là rất hạn chế (do GDP bình quân đầu người thấp) trong khi nhu cầu chi cho phát
triển kinh tế và các vấn đề xã hội lại rất lớn nên tỷ lệ động viên của các nước này thường
rất cao (thường trên 23%) do vậy đã gây ra hiệu ứng tiêu cực là kìm hãm sản xuất, gây
thất thu trong tương lai.
b) Tỷ suất lợi nhuận trong nền kinh tế
Tỷ suất lợi nhuận trong nền kinh tế phản ánh hiệu quả của đầu tư phát triển kinh tế. Tỷ
suất lợi nhuận càng lớn, nguồn tài chính càng lớn. Đây là nhân tố quyết định đến việc
nâng cao tỷ lệ động viên của NSNN.
Dựa vào tỷ suất lợi nhuận trong nền kinh tế để xác định tỷ suất thu NSNN sẽ tránh được
việc động viên vào NSNN gây khó khăn về tài chính cho hoạt động kinh tế. Hiện nay, tỷ
suất lợi nhuận trong nền kinh tế nước ta đạt thấp, trong khi chi phí tiền lương ngày càng
tăng, nên tỷ lệ động viên của NSNN không thể cao được.
c) Tiềm năng đất nước về tài nguyên thiên nhiên
Đối với các nước đang phát triển và nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú thì nhân tố
này có ảnh hưởng lớn đến số thu NSNN.
Ở nước ta hiện nay, tỷ trọng thu từ dầu thô chiếm khoảng 74% trong tổng thu NSNN(1).
Trong tương lai, việc xuất khẩu dầu mỏ và khoáng sản chiếm tỷ trọng lớn trong kim
ngạch xuất khẩu. Đó là nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng to lớn đến việc nâng cao tỷ lệ
động viên của NSNN.
d) Mức độ trang trải các khoản chi phí của Nhà nước
Nhân tố này phụ thuộc vào:
+ Quy mô tổ chức của bộ máy nhà nước và hiệu quả hoạt động của nó
+ Những nhiệm vụ kinh tế- xã hội mà Nhà nước đảm nhận trong từng thời kỳ
+ Chính sách sử dụng kinh phí của Nhà nước
Trong điều kiện các nguồn tài trợ khác cho chi phí Nhà nước không có khả năng tăng lên,

việc tăng mức độ chi phí của Nhà nước sẽ dẫn đến áp lực thu NSNN phải tăng lên.
* Lưu ý:
Ở hầu hết các nước đang phát triển, Nhà nước đều có tham vọng đẩy nhanh sự tăng
trưởng kinh tế bằng việc đầu tư vào các công trình lớn. Để có nguồn vốn đầu tư phải tăng
thu. Nhưng trong thực tế tăng thu quá mức lại làm cho tốc độ tăng trưởng chậm lại. Để
giải quyết vấn đề nan giải đó, Nhà nước phải có một chương trình phát triển kinh tế, xã
hội thận trọng trên cơ sở khoa học và thực tiễn để đạt hiệu quả cao, từ đó xác lập một
chính sách chi tiêu có hiệu quả và tiết kiệm. Có như vậy mới giải quyết hài hoà mối quan
hệ giữa thu và chi của NSNN.
e) Tổ chức bộ máy thu nộp
Tổ chức bộ máy thu nộp gọn nhẹ, đạt hiệu quả cao, chống được thất thu do trốn, lậu thuế
sẽ là nhân tố tích cực làm tăng hiệu quả thu NSNN, đáp ứng nhu cầu chi tiêu của NSNN.
Về mặt lý luận cũng như thực tiễn, để xác định mức thu NSNN đúng đắn cần phải có sự
phân tích, đánh giá cụ thể các nhân tố tác động đến nó trong những điều kiện, hoàn cảnh
cụ thể của đất nước trong từng thời kỳ. Tỷ lệ động viên các khoản thu NSNN được xem
là hạt nhân cơ bản của chính sách thu nên cần phải được nghiên cứu, xem xét trên nhiều
khía cạnh kinh tế, chính trị, xã hội.
Câu 11 : Phân biệt nguồn thu từ thuế và từ phí và lệ phí giống và khác nhau như thế
nào ?
Giống nhau:
23
-Là khoản thu NSNN
-Là khoản nộp của thế nhân và pháp nhân
-Mang tính bắt buộc, gắn liền với quyền lực chính trị của nhà nước
-Mang tính ổn định tương đối
- Đều được lượng hóa thông qua tiền tệ
Khác nhau (chia cột, sắp ý tương đương)
Thuế
-Là luật định, dưới hình thức luật hoặc pháp lệnh do cơ quan lập pháp(quốc hội) ban hành
việc ấn định, ban hành, bãi bỏ hoặc sửa đổi mộ số sắc thuế phải trải qua những trình tự

lập pháp chặt chẽ do hiến pháp quy định.
-Không có đối phần cụ thể
-Thuế là khoản thu chủ yếu của NSNN, công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế và điều hòa
thu nhập trong xã hội.
-Không manh tính hoàn trả trực tiếp, một phần được hoàn trả gián tiếp thông qua các
khoản trợ cấp xã hội và phúc lợi công cộng.
-Mang tính chất nghĩa vụ đóng góp của các tổ chức kinh tế và dân cư đối với nhà nước.
-Mức thu về thuế thường được quy định bằng tỉ lệ phần % so với cơ sở tính thuế đồng
thời có thể được quy định bằng con số tuyệt đối hay tỉ lệ % lũy tiến hoặc lũy thoái.
Phí và lệ phí
-Cũng do nhà nước quy định nhưng ở cấp độ khác, dưới hình thức văn bản do cơ quan
hành pháp ban hành. Trình tự ban hành không chặt chẽ, phức tạp như thuế.
-Có đối phần cụ thể
-Phí, lệ phí là những khoản thu để giảm chi ngân sách, nhằm mục tiêu duy nhất là bù đắp
một phần chi phí nc đã đàu tư vào các dịch vụ công cộng của NN.
-Mang tính hoàn trả trực tiếp cho người nộp
-Chỉ khi có hưởng lợi ích hoặc được sử dụng dịch vụ công cộng mới phải nộp phí và lệ
phí.
-Mức thu về lệ phí, phí là một loại gải cả đặc biệt nó không giống như giá cả hàng hóa
dịch vụ phải chịu sự chi phối bởi quy luật cung cầu trên thị trường, mà mức thu lệ phí
được đặt ra trên cơ sở đáp ứng yêu cầu bù đắp chi phí của dịch vụ công cộng
Câu 12 : Hãy phân biệt những ưu và nhược điểm của phát hành chứng từ có giá và
ký kết các hiệp định tín dụng ?
Câu 13 : Phân loại thâm hụt ngân sách ? Nguyên nhân gây thâm hụt ngân sách ?
Biện pháp cơ bản nhằm bù đắp thâm hụt ngân sách ?
Thâm hụt ngân sách trong kinh tế học vĩ mô và kinh tế học công cộng là tình trạng các
24
khoản chi của ngân sách Nhà nước (ngân sách chính phủ) lớn hơn các khoản thu, phần
chênh lệch chính là thâm hụt ngân sách. Trường hợp ngược lại, khi các khoản thu lớn hơn
các khoản chi được gọi là thặng dư ngân sách. Thu của chính phủ không bao gồm khoản

đi vay. Đi vay chính là một cách mà chính phủ tài trợ cho thâm hụt ngân sách. Trong lịch
sử, phát hành thêm tiền đã từng là một cách tài trợ cho thâm hụt ngân sách, nhưng do hậu
quả nghiêm trọng của nó là dẫn đến lạm phát ở mức cao nên ngày nay cách này hầu như
không được chính phủ của bất cứ quốc gia nào sử dụng nữa. Do chính phủ bù đắp cho
thâm hụt ngân sách bằng cách đi vay, nên lũy kế các khoản thâm hụt ngân sách chính phủ
đến một thời điểm nào đó chính là nợ chính phủ.
Phân loại như sau: có hai loại Thâm hụt cơ cấu và thâm hụt chu kỳ
Tài chính công hiện đại phân loại thâm hụt ngân sách thành hai loại: thâm hụt cơ
cấu và thâm hụt chu kỳ.
•Thâm hụt cơ cấu là các khoản thâm hụt được quyết định bởi những chính sách
tùy biến của chính phủ như quy định thuế suất, trợ cấp bảo hiểm xã hội hay
quy mô chi tiêu cho giáo dục, quốc phòng,
•Thâm hụt chu kỳ là các khoản thâm hụt gây ra bởi tình trạng của chu kỳ kinh tế,
nghĩa là bởi mức độ cao hay thấp của sản lượng và thu nhập quốc dân. Ví dụ
khi nền kinh tế suy thoái, tỷ lệ thất nghiệptăng sẽ dẫn đến thu ngân sách từ
thuế giảm xuống trong khi chi ngân sách cho cho trợ cấp thất nghiệp tăng
lên.
Giá trị tính ra tiền của thâm hụt cơ cấu và thâm hụt chu kỳ được tính toán như sau:
•Ngân sách thực có: liệt kê các khoản thu, chi và thâm hụt tính bằng tiền trong
một giai đoạn nhất định (thường là một quý hoặc một năm).
•Ngân sách cơ cấu: tính toán thu, chi và thâm hụt của chính phủ sẽ là bao nhiêu
nếu nền kinh tế đạt mức sản lượng tiềm năng.
•Ngân sách chu kỳ: là chênh lệch giữa ngân sách thực có và ngân sách cơ cấu.
Việc phân biệt giữa ngân sách cơ cấu và ngân sách chu kỳ phản ánh sự khác nhau
giữa chính sách tài chính: chính sách ổn định tùy biến và chính sách ổn định tự động.
Việc phân biệt hai loại thâm hụt trên đây có tác dụng quan trọng trong việc đánh giá ảnh
hưởng thực sự của chính sách tài chính khi thực hiện chính sách tài chính mở rộng hay
thắt chặt sẽ ảnh hưởng đến thâm hụt ngân sách như thế nào giúp cho chính phủ có những
biện pháp điều chỉnh chính sách hợp lý trong từng giai đoạn của chu kỳ kinh tế
Thâm hụt ngân sách do rất nhiều nguyên nhân, và có sự ảnh hưởng khác nhau đến

sự cân đối vĩ mô của nền kinh tế. Về cơ bản, tình trạng thâm hụt ngân sách nhà
nước gồm các nguyên nhân chính sau:
· Thất thu thuế nhà nước
Thuế là nguồn thu chính và bền vững nhất cho ngân sách nhà nước bên cạnh các nguồn
thu khác như tài nguyên, doanh nghiệp nhà nước, vay, nhận viện trợ…tuy nhiên, do hệ
thống pháp luật ta còn nhiều bất cập, sự quản lí chưa chặt chẽ đã tạo kẻ hở cho các cá
nhân, tổ chức lợi dụng để trốn thuế, gây thất thu một lượng đáng kể cho ngân sách nhà
nước…điển hình, trong năm 2008 lượng thuốc lá nhập lậu vào nước ta đã làm thất thu
thuế, lấy đi của ngân sách nhà nước 2.500- 3000 tỉ đồng. Ngoài ra, lượng thuốc lá nhập
25
lậu còn làm chảy máu ngoại tệ của đất nước khoảng 200 triệu USD/năm, làm gia tăng
thất nghiệp, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế.
Bên cạnh đó, việc giãn thuế, giảm thuế và miễn thuế một mặt giúp các doanh nghiệp có
thêm nguồn vốn đầu tư, duy trì và mở rộng sản xuất. Tuy nhiên,việc miễn thuế, giảm thuế
hoặc chậm thu làm ảnh hưởng tới các khoản chi ngân sách khác gây thâm hụt ngân sách
nhà nước.
· Đầu tư công kém hiệu quả
Trong 2 năm 2007 và 2008, nước ta đã tiếp nhận một lượng vốn rất lớn từ bên ngoài.
Nhằm đẩy mạnh đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và các công trình trọng điểm quốc gia
phục vụ lợi ích phát triển của đất nước. Tuy nhiên, trên thực tế, tình trạng đầu tư dàn trải
gây lãng phí ở các địa phương vẫn chưa được khắc phục triệt để, tiến độ thi công những
dự án trọng điểm quốc gia còn chậm và thiếu hiệu quả, đã gây lãng phí nguồn ngân sách
nhà nước và kiềm hãm sự phát triển của các vùng miền, là nguyên nhân chính dẫn đến
thâm hụt ngân sách nhà nước.
Bên cạnh đó, nền hành chính công - dịch vụ công của chúng ta quá kém hiệu quả. Chính
sự kém hiệu quả này làm cho tình trạng thâm hụt ngân sách càng trở nên trầm trọng.
· Nhà nước huy động vốn để kích cầu
Chính phủ kích cầu qua 3 nguồn tài trợ chính là: Phát hành trái phiếu Chính phủ, miễn
giảm thuế và sử dụng Quỹ dự trữ nhà nước. Sử dụng gói giải pháp kích cầu một mặt làm
kích thích tiêu dùng, tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, sẽ làm mức thâm hụt ngân sách tăng

rất cao khoảng 8-12%GDP
· Chưa chú trọng mối quan hệ giữa chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên
Đây là một trong những nguyên nhân gây căng thẳng về ngân sách áp lực bội chi ngân
sách (nhất là ngân sách các địa phương). Chúng ta có thể thấy, thông qua cơ chế phân cấp
nguồn thu và nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách và cơ chế bổ sung từ ngân sách cấp
trên cho ngân sách cấp dưới. Ngân sách địa phương được phân cấp nguồn thu ứng với các
nhiệm vụ chi cụ thể và được xác định cụ thể trong dự toán ngân sách hằng năm. Vì vậy,
khi các địa phương vay vốn để đầu tư sẽ đòi hỏi bảo đảm nguồn chi thường xuyên để bố
trí cho việc vận hành các công trình khi hoàn thành và đi vào hoạt động cũng như chi phí
duy tu, bảo dưỡng các công trình, làm giảm hiệu quả đầu tư. Chính điều đó luôn tạo sự
căng thẳng về ngân sách.Để có nguồn kinh phí hoặc phải đi vay để duy trì hoạt động hoặc
yêu cầu cấp trên bổ sung ngân sách, cả hai trường hợp đều tạo áp lực bội chi NSNN.
· Quy mô chi tiêu của chính phủ quá lớn.
Tăng chi tiêu của chính phủ một mặt giúp nền kinh tế tăng trưởng tạm thời trong ngắn
hạn, nhưng lại tạo ra những nguy cơ bất ổn lâu dài như lạm phát và rủi ro tài chính do sự
thiếu hiệu quả của các khoản chi tiêu công và thiếu cơ chế giám sát đảm bảo sự hoạt động
lành mạnh của hệ thống tài chính. Lý thuyết kinh tế không chỉ ra một cách rõ ràng về
hướng tác động chi tiêu của chính phủ đối với tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên đa số các
nhà kinh tế thường thống nhất rằng chi tiêu của chính phủ một khi vượt quá một ngưỡng
nào đó sẽ làm cản trở tăng trưởng kinh tế do gây ra phân bổ nguồn lực một cách không
hiệu quả dẫn tới thâm hụt ngân sách nhà nước và cuối cùng là gây ra lạm phát.
· Bên cạnh đó, sự thiếu hụt ngân sách trong những năm qua còn được sử dụng như một
công cụ trong chính sách tài khóa để kích thích sự tăng trưởng kinh tế
Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra điều này thông qua cân đối NSNN hằng năm. Về nguyên
tắc, sau khi lấy tổng thu trừ đi tổng chi trong năm sẽ xác định được số thặng dư hoặc
thiếu hụt ngân sách trong năm. Tuy nhiên, khi cân đối ngân sách chúng ta thường xác

×