Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

BÁO CÁO QUẢN LÝ DI SẢN KIẾN TRÚC VĂN MIẾU QUỐC TỬ GIÁM (HÀ NỘI)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 29 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP
MÔN
QUẢN LÝ DI SẢN KIẾN TRÚC
VĂN MIẾU – QUỐC TỬ GIÁM (HÀ NỘI)
DANH SÁCH NHÓM 2
STT HỌ VÀ TÊN MSSV
1 Lê Thị Mỹ Lộc 082054C
2 Trần Hữu Song Tùng
083105C
3 Nguyễn Thị Thu Vân
083106C
4 Nguyễn Thị Kiều Oanh
083100C
5 Trần Võ Hoàng Diễm
082041C
6 Phùng Lê Như Ý
082076C
VĂN MIẾU – QUỐC TỬ GIÁM (HÀ NỘI)
Nhóm 2 Page 1
I. GIỚI THIỆU VĂN MIẾU - QUỐC TỬ GIÁM
- Trải qua gần 1000 năm lịch sử, Văn Miếu- Quốc Tử Giám vẫn giữ
được vẻ cổ kính với đặc điểm kiến trúc của nhiều thời đại và là một
trong những di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu và quan trọng bậc nhất
của Thủ đô và cả nước.
- Văn Miếu được dựng lên vì có đạo Khổng, căn cứ vào hiện trạng vào
trình tự bố trí các công trình kể cả tên đặt cho các công trình ta thấy rõ
ràng Khổng Miếu ở Khúc Phụ của Trung Quốc và Văn Miếu QTG có
họ hàng rất gần. Bố cục chung của Văn Miếu đã làm theo một công
thức xây Khổng Miếu mà phong kiến Trung Quốc đã phổ biến. Tuy
nhiên Văn Miếu Quốc Tử Giám cũng có một phong cách riêng của
Việt Nam.


- Văn Miếu được xây dựng vào tháng 10 - 1070 dưới thời vua Lý Thánh
Tông. Văn Miếu đã có từ thời phong kiến phía bắc thống trị và truyền
bá đạo Khổng; còn công trình thì được “sửa sang” vào thời Lý.
- Đến năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho lập Quốc Tử Giám kề sau Văn
Miếu, ban đầu là nơi học của các hoàng tử, sau mở rộng thu nhận các
học trò giòi trong thiên hạ Quốc Tử Giám và Văn Miếu được sửa
sang thời Trần, năm 1243; thời Lê đã trùng tu tất cả 4 lần năm 1511,
1567, 1762, 1785.
- Quần thể kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám bao gồm: hồ Văn, khu
Văn Miếu - Quốc Tử Giám và vườn Giám, mà kiến trúc chủ thể là Văn
Miếu - nơi thờ Khổng Tử và Quốc Tử Giám và là trường đại học đầu
tiên của Việt Nam. Khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám có tường gạch vồ
bao quanh, phía trong chia thành 5 lớp không gian với các kiến trúc
khác nhau. Mỗi lớp không gian đó được giới hạn bởi các tường gạch
có 3 cửa để thông với nhau (gồm cửa chính giữa và hai cửa phụ hai
bên). Từ ngoài vào trong có các cổng lần lượt là: cổng Văn Miếu, Đại
Trung, Khuê Văn Các, Đại Thành và cổng Thái Học.
Nhóm 2 Page 2
Tượng thờ vua Lý Thánh Tông – người có công lập ra Quốc Tử Giám
Nhóm 2 Page 3
II. KIẾN TRÚC VĂN MIẾU – QUỐC TỬ GIÁM
1. Sơ lược
Mô hình toàn cảnh Văn Miếu - Quốc Tử Giám được trưng bày tại nhà Thái Học
- Văn Miếu – Quốc Tử Giám nằm phía Nam thành Thăng Long (nay là Hà
Nội), quay mặt về hướng Nam với tổng diện tích 55.027m
2
gồm Hồ Văn,
vườn Giám và Nội tự. Nội tự được chia làm năm khu vực:
Khu thứ nhất : từ cổng Văn Miếu tới cổng Đại Trung.
Khu thứ hai : nổi bật với Khuê Văn Các, một công trình kiến trúc độc đáo

được xây dựng năm 1805 với kiến trúc gỗ, bốn mặt có cửa sổ tròn và những con
tiện tỏa ra tứ phía tượng trưng cho hình ảnh sao Khuê tỏa sáng.
 Khu thứ ba : là nơi lưu giữ bia tiến sĩ được dựng từ năm 1484.
 Khu thứ tư : thờ Khổng tử và bài vị của 72 vị học trò xuất sắc của Khổng
Tử và thờ Chu Văn An, Tư nghiệp Quốc Tử Giám.

Nhóm 2 Page 4
 Khu thứ năm : là nhà Thái Học, vốn là Quốc Tử Giám xưa, trường đại học
quốc gia đầu tiên ở nước ta.Các công trình kiến trúc của Văn Miếu được dựng
bằng gỗ lim, gạch đất nung, ngói mũi hài theo phong cách nghệ thuật của các
triều đại Lê, Nguyễn và những hàng cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Nhằm tôn
vinh truyền thống văn hóa giáo dục của Việt Nam, công trình Thái Học được
xây dựng vào năm 2000 trên nền của Quốc Tử Giám xưa (Thái Học đường) với
diện tích mặt bằng hơn 6000m
2
.
- Nhà chính của Văn Miếu là Đại Thành thờ Khổng Tử, ba gian hai chái, lợp
ngói đồng.
- Hai bên Đông – Tây điện Đại Thành là dãy nhà nhỏ hơn để thờ các vị
“Tiên Hiền”, mỗi dãy 7 gian.
- Điện Canh Phúc là nơi vua thay áo trước khi vào lễ, có một gian hai chái.
- Nhà Thái Học là nơi trụ sở chính của trường gồm 3 gian, lợp ngói đồng.
Giảng đường phía Đông, phía Tây hai dãy đều 14 gian. Nhà ở của học sinh
phía Đông và Tây nhà Thái Học, mỗi bên 3 dãy, mỗi dãy 25 gian, mỗi gian
2 người ở.
Nhóm 2 Page 5
2. Kiến trúc từng khu
a) Khu thứ nhất:
- Bắt đầu với cổng chính Văn Miếu Môn đi đến cổng Đại Trung Môn, hai
bên có cửa nhỏ là Thành Đức Môn và Đạt Tài Môn.

Văn miếu môn, cổng dẫn vào khu thứ nhất.
Đại Trung Môn
- Tứ trụ được xây bằng gạch, hai trụ giữa xây cao hơn trên có hình 2 con
nghê chầu vào. Hai trụ ngoài đắp nổi 4 con chim phượng xoè cánh chắp
đuôi vào nhau.
- Văn Miếu môn tức là cổng tam quan phía ngoài. Cổng có ba cửa, cửa giữa
cao to và xây 2 tầng. Kiểu dáng kiến trúc Văn Miếu môn nhiều nét độc đáo
Nhóm 2 Page 6
rất đáng lưu ý trong khi nghiên cứu kiến trúc cổ Việt Nam. Nhìn bên ngoài
tam quan là 3 kiến trúc riêng biệt. Cửa chính giữa thực chất xây 2 tầng.
Mặt bằng hình vuông. Tầng dưới to, tầng trên nhỏ chồng lên giữa tầng
dưới.
- Ngang hàng với Đại Trung môn bên trái có Thành Đức môn, bên phải có
Đạt Tài môn.
- Hai bên tả hữu của cả khu Văn Miếu, cùng với tường ngang nơi Văn Miếu
môn tạo thành một khu hình gần vuông có tường vây khép kín ra vào bằng
Văn Miếu môn. Trong khu vực này trồng cây bóng mát gần kín mặt bằng.
Hai chiếc hồ chữ nhật nằm dài sát theo chiều dọc bên ngoài. Cảnh này gây
nên cảm giác tĩnh mịch, thanh nhã của nơi "văn vật sở đô". Cửa Đại Trung
môn làm kiểu 3 gian, xây trên nền gạch cao, có mái lợp ngói mũi hài, có
hai hàng cột hiên trước và sau, ở giữa là hàng cột chống nóc. Gian giữa
cổng treo một tấm biển nhỏ đề 3 chữ sơn then Đại Trung môn.
b) Khu thứ hai
- Từ Đại Trung Môn vào đến khuê Văn Các (do Đức Tiền Quân Tổng trấn
Bắc Thành Nguyễn Văn Thành cho xây năm 1805). Khuê văn các là một
lầu vuông tám mái, bao gồm bốn mái thượng và bốn mái hạ, cao gần chín
thước, do Tổng trấn Nguyễn Văn Thành triều Nguyễn đương thời cho xây
dựng vào năm 1805.

Tỷ lệ của Khuê Văn Các

Nhóm 2 Page 7
- Gác dựng trên một nền vuông cao cân xứng có lát gạch Bát Tràng mỗi bề
có chiều dài là 6,8 mét. Để bước lên được nền vuông này phài đi qua ba
bậc thang đá. Kiểu dáng kiến trúc Khuê Văn Các rất hài hòa và độc đáo.
Tầng dưới là 4 trụ gạch vuông, mỗi cạnh của trụ có chiều dài một mét và
trên các mặt trụ đều có chạm trổ các hoa văn rất tinh vi và sắc sảo. Tầng
trên là kiến trúc gỗ sơn son thếp vàng trừ mái lợp và những phần trang trí
góc mái hoặc trên bờ nóc là bằng chất liệu đất nung hoặc vôi cát có độ bền
cao.
- Sàn gỗ có chừa 2 khoảng trống để bắc thang lên gác. Bốn cạnh sàn có
diềm gỗ chạm trổ tinh vi. Bốn góc sàn làm lan can con tiện cũng bằng gỗ.
Bốn mặt tường bịt ván gỗ, mỗi mặt đều làm một cửa tròn có những thanh
gỗ chống tỏa ra bốn phía. Cửa và những thanh gỗ chống tượng trưng
cho sao Khuê và những tia sáng của sao. Mé trên sát mái phía cửa ngoài
vào treo một biển sơn son thiếp vàng 3 chữ 奎 文 閣 (Khuê văn các). Mỗi
mặt tường gỗ đều chạm một đôi câu đối chữ Hán thiếp vàng.
- Khuê Văn Các là công trình kiến trúc tuy không đồ sộ song tỷ lệ hài hòa
và đẹp mắt. Kiến trúc gồm 4 trụ gạch vuông (85 cm x 85 cm) bên dưới đỡ
tầng gác phía trên, có những kết cấu gỗ rất đẹp.
- Tầng trên có 4 cửa hình tròn, hàng lan can con tiện và con sơn đỡ mái
bằng gỗ đơn giản, mộc mạc. Mái ngói chồng hai lớp tạo thành công trình 8
mái, gờ mái và mặt mái phẳng. Hai bên phải trái Khuê Văn Các là Bi Văn
Môn và Súc Văn Môn dẫn vào hai khu nhà bia Tiến sĩ.
Nhóm 2 Page 8

Khuê Văn Các - Thiên Quang Tỉnh, nơi giao hoà của đất, trời
c) Khu thứ ba
- Gồm hồ nước Thiên Quang Tỉnh (giếng soi ánh mặt trời), có hình vuông.
Hai bên hồ là khu nhà bia tiến sĩ.
- Giếng hình vuông, quanh bờ đều xây hàng lan can tới độ ngang lưng. Một

con đường nhỏ lát gạch bao quanh giếng cho phép người ta có thể dạo
quanh giếng, lên gác Khuê Văn, vào cửa Đại Thành hoặc rẽ sang 2 vườn
bia đá ở 2 bên.
Nhóm 2 Page 9
Toàn cảnh Thiên Quang Tỉnh (nhìn từ gác Khuê Văn), hai bên là hai khu nhà
bia, phía cuối hình là Đại thành môn dẫn vào không gian thứ ba
- Mỗi tấm bia được làm bằng đá, khắc tên các vị thi đỗ Trạng nguyên, Bảng
nhãn, Thám hoa, Hoàng giáp, Tiến sĩ. Bia đặt trên lưng một con rùa. Hiện
còn 82 tấm bia về các khoa thi từ năm 1442 đến năm 1779.

Vườn bia trước khi tu sửa Khu nhà bia
tiến sĩ
Nhóm 2 Page 10

Tượng thờ Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An,
Tượng thờ đức Khổng Tử tại điện Đại thành
một nhà giáo tài đức, có nhiều học trò thành đạt đời Trần
d) Khu thứ tư
- Đại Thành Môn – Khu Điện Thờ là khu trung tâm và là kiến trúc chủ yếu
của văn Miếu, gồm hai công trình lớn bố cục song song và nối tiếp nhau.
Toà ngoài nhà là Bái đường, toà trong là Thượng cung.
Nhóm 2 Page 11
- Cửa Đại Thành là một kiến trúc 3 gian với hai hàng cột hiên trước sau và
một hàng cột giữa. Cửa Đại Thành mở đầu cho khu vực của những kiến
trúc chính, nơi thờ Khổng Tử, Chu Công, Tứ Phối, Thất thập nhị
hiền v.v và cũng là nơi giảng dạy của trường giám thời xưa, mang một
cái tên đầy ý nghĩa tưởng không còn có thể chọn một tên nào có ý nghĩa
hay hơn.
- Hai cửa nhỏ là Kim Thành bên phải và Ngọc Thành bên trái, hiện nay
là Kim Thanh môn và Ngọc Chấn môn nằm ngang với cửa Đại Thành,

song 2 cửa này không mở vào thẳng khu vực chính, mà để đi qua con
đường lát gạch phía sau 2 dãy Tả Vu và Hữu Vu để tiếp tục qua sang khu
Khải Thánh phía cuối cùng của di tích.
- Bước qua cửa Đại Thành là tới một sân rộng mênh mang lát gạch Bát
Tràng. Hai bên phải trái của sân là 2 dãy Hữu Vu và Tả Vu. Chính trước
mặt là tòa Đại Bái Đường rộng rãi, to lớn và thâm nghiêm trải suốt chiều
rộng của sân nối giáp với đầu hồi của Tả Vu, Hữu Vu 2 bên, tạo thành cụm
kiến trúc hình chữ U cổ kính và thuyền thống. Sau Đại Bái Đường, song
song với Đại Bái Đường là tòa Thượng Điện, có quy mô tương tự cả về
chiều cao lẫn bề rộng. Đại Bái Đường nối với Thượng Điện bằng một Tiểu
Đình hình vuông. Nếu tách riêng cụm 3 kiến trúc này ra mà nói thì chúng
được xây dựng theo hình chữ công mà Tiểu đình chính là nét sổ giữa và
Đại Bái Đường, Thượng Điện là 2 nét ngang trên và dưới.
- Thượng Điện ở phía sau 9 gian, tường xây 3 phía, phía trước có cửa bức
bàn đóng kín 5 gian giữa, 4 gian đầu hồi có cửa chấn song cố định.
Nhóm 2 Page 12

Bái đường Văn Miếu
e) Khu thứ năm
- Là khu đền Khải thánh, thờ bố mẹ Khổng Tử, liên hệ với khu vực thứ 4
qua Khải Thành môn.
- Khu Khải Thánh là khu sau cùng của di tích. Từ Văn Miếu sang đến Khải
Thánh người ta có thể đi theo 2 con đường lát gạch phía sau Tả Vu và Hữu
Vu, hoặc cũng có thể từ sau lưng Thượng Điện qua cửa tam quan. Cửa này
là cửa chính cũng xây 3 gian, có mái lợp và cánh cửa đóng mở. Từ bên
ngoài vào đền Khải Thánh cũng có thể qua một cổng nhỏ có cánh mở ở
góc Đông Nam nơi tiếp giáp với bức tường ngăn 2 khu Văn Miếu và Khải
Thánh.
- Trong Văn Miếu có tượng Khổng Tử và Tứ phối (Nhan Tử, Tăng Tử, Tử
Tư, Mạnh Tử). Ở điện thờ Khổng Tử có hai cặp hạc cưỡi trên lưng rùa.

Đây là hình tượng rất đặc trưng tại các đền, chùa, lăng tẩm, miếu mạo ở
Việt nam. Hình ảnh hạc chầu trên lưng rùa trong nhiều ngôi chùa, miếu…,
hạc đứng trên lưng rùa biểu hiện của sự hài hòa giữa trời và đất, giữa hai
thái cực âm - dương. Hạc là con vật tượng trưng cho sự tinh tuý và thanh
cao.
Nhóm 2 Page 13

Hai cặp hạc cưỡi trên lưng rùa tại điện thở Khổng Tử.
Gác trống ở khu nhà Thái Học
- Kiến trúc đền Khải Thánh sơ sài hơn song cũng có Tả Vu, Hữu Vu 2 bên
và đền thờ ở giữa. Đền Khải Thánh xưa vốn là Quốc Tử Giám, nơi rèn đúc
nhân tài cho nhiều triều đại. Năm 1946 quân Pháp đã bắn đại bác phá hủy
sạch không còn lại một kiến trúc nào. Kiến trúc ngày nay là hoàn toàn
mới. Toàn bộ mái đều được lợp hai lớp ngói lót, trên là một lớp chì dày
1,5mm rồi đến một lớp ngói lót nữa, và trên cùng là ngói mũi hài. Phần
giữa các cột nhà với chân đá tảng cũng đặt một tấm chì dày 1,5mm để
chống ẩm từ dưới lên. Nền sân đều được lát gạch bát kích thước
30x30x4cm. Xung quanh nhà đều được bó vỉa bằng đá xanh. Quy mô kiến
trúc khu Thái Học mới rất bề thế, trang nghiêm và hài hoà với kiến trúc
cảnh quan của khu Văn Miếu phía trước.
Nhóm 2 Page 14
3. Nhà Tiền đường, Hậu đường
- Đây là công trình xây dựng hoàn toàn mới do Trung tâm thiết kế tu bổ di
tích - Bộ Văn hoá Thông tin thiết kế kỹ thuật, nằm trong công trình trùng
tu khu Thái Học khởi công xây dựng ngày 13 - 7 - 1999.
- Nhà Tiền đường 9 gian với 40 cột gỗ lim chống mái, đầu hồi xây tường
bằng gạch 30x30x7cm mặt ngoài để trần không trát. Gian đầu hồi và gian
thứ ba mặt trước, mặt sau đều có cửa bức bàn chấn song con tiện dẫn sang
nhà Hậu đường.
- So với nhà Bái đường của khu Văn Miếu, cột cái của nhà Tiền đường đều

to và cao hơn, đường kính cột là 0,48m, chiều cao cột là 7m. Tiền đường
là nơi trưng bày truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo ngày nay, đồng
thời cũng là nơi tổ chức các cuộc hội thảo khoa học, văn hoá nghệ thuật
dân tộc. Ống muống nối Tiền đường với Hậu đường vào với nhau và có
hai cửa sang nhà chuông, nhà trống.
- Hậu đường là kiến trúc gỗ hai tầng, tầng 1 gồm 9 gian, 2 chái với 72 cột gỗ
lim, trong đó 8 cột cái cao 11,5m đường kính 0,56m. Hai đầu hồi xây
tường bằng gạch 30x30x7cm mặt ngoài cũng để trần không trát. Phía trước
là cửa bức bàn chấn song con tiện, xung quanh là vách đố lụa. Gian đầu
hồi mặt sau, gian thứ 3 và gian thứ 7 mặt trước là cửa sổ chấn song con
tiện.
Nhóm 2 Page 15
- Tầng một là nơi tôn vinh Danh sư Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn
An và là nơi trưng bày về Văn Miếu - Quốc Tử Giám Thăng Long và nền
giáo dục Nho học Việt Nam giới thiệu khái quát lịch sử hình thành và phát
triển của Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
- Tầng 2 có 5 gian xung quanh là vách đố lụa, mặt trước có 5 cửa và mặt sau
có 4 cửa để ra lan can phía trước và sau. Tầng 2 là nơi tôn thờ các danh
nhân đã có công xây dựng Văn Miếu - Quốc Tử Giám và đóng góp vào sự
nghiệp giáo dục Nho học của Việt Nam. Đó là các vị Lý Thánh Tông, Lý
Nhân Tông và Lê Thánh Tông.
4. Vật liệu
a) Gỗ
- Kiến trúc cổ Việt Nam luôn lấy gỗ làm vật liệu xây dựng cơ bản và tạo đặc
trưng riêng cho nền kiến trúc của mình. Đặc biệt, các khu nhà thuộc tổng
thể Văn Miếu Quốc Tử Giám hầu hết được dựng nên bằng gỗ lim với các
cột, kèo, xà Những cột bằng gỗ lim làm cho công trình thêm chắc chắn
và ổn định hơn.

Nhóm 2 Page 16


Toàn cảnh nhà Thái học (gác dưới)

b) Ngói
- Ngói lợp mái truyền thống của Việt Nam là ngói mũi hài, còn gọi là ngói
vẩy rồng. Ngói mũi hài mang đậm nét nghệ thuật của các triều Lê,
Nguyễn. Kết hợp giữa ngói và triền mái cong cong kiểu Trung Hoa tạo nên
sự thanh thoát, lấy cảm hứng từ mũi thuyền của nền văn hoá sông nước.

Nhóm 2 Page 17

c) Gạch
- Có thể nói, kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một khu di tích đặc biệt
của thủ đô Hà Nội, tường bao xung quanh khu di tích bằng gạch vồ, loại
gạch đặc trưng từ thời Lê vào thế kỷ XVII- XVIII, có tuổi thọ đã trên 300
năm tuổi. Sân của các khu nhà lại được lát bằng gạch bát truyền thống.
Tổng thể công trình ẩn hiện dưới những vòm cây toát lên một không khí
thâm nghiêm cổ kính và rất đỗi huyền bí.

Nhóm 2 Page 18

d) Đá
- Đá được dùng để điêu khắc các con vật như rùa, rồng hay các bậc thềm đi
vào các khu nhà trong di tích Văn Miếu. Đá cũng là loại vật liệu không thể
thiếu trong kiến trúc cổ. Ở Việt Nam còn có rất nhiều các công trình dùng
đá làm vật liệu chính như Thành nhà Hồ (Thanh Hoá), Chùa Phát Diệm
(Ninh Bình)

Nhóm 2 Page 19


- Giá trị thẩm mỹ của kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám không chỉ được
tạo bởi không gian kiến trúc đột phá nhưng lại hòa quyện với không gian
xung quanh nó mà hơn nữa là sự kết hợp hài hòa giữa đạo và đời, là thành
phẩm của công trình kiến trúc vĩnh cửu trước thời gian.
- Trải qua những thăng trầm trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc,
Văn Miếu - Quốc Tử Giám cũng có nhiều sự đổi thay. Từ tháng 4/1962,
khi Văn Miếu – Quốc Tử Giám được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ
VHTTDL) xếp hạng là di tích cấp quốc gia cho đến nay, khu di tích đã
được quan tâm bảo tồn, tôn tạo. Trong quá trình trùng tu, tất cả các hạng
mục thảm cỏ, tường bao, hệ thống chiếu sáng, nhà vệ sinh, nhà bia, nhà
Thái học, hồ Văn, vườn Giám… luôn tuân thủ tính nguyên gốc, sử dụng
nguyên vật liệu truyền thống, giữ những nét kiến trúc, đặc trưng của Văn
Miếu - Quốc Tử Giám nhưng vẫn tạo nên nét mới phù hợp với thời đại.
Nhóm 2 Page 20
5. Hình tượng
a) Rồng
- Đối với các nước phương Đông, con rồng là kiệt tác sáng tạo nghệ thuật có
lịch sử lâu đời. Trên thực tế, rồng chỉ là sản phẩm của nghệ thuật, vì nó
không tồn tại trong thế giới tự nhiên mà là sự sáng tạo nghệ thuật siêu tự
nhiên.
- Cùng với sự phát triển của lịch sử, từ lâu các nước phương Đông hình
thành nên quan niệm phổ biến về con rồng, tổng hợp trong con vật linh
thiêng này là trí tuệ, tín ngưỡng, niềm tin, lý tưởng, nguyện vọng, sức
mạnh.


- Trang trí những nơi linh thiêng bằng những linh vật dường như đã thành
một quy chuẩn trong bất cứ công trình kiến trúc lớn nào của nhân loại. Ở
phương Đông nói chung, Việt Nam nói riêng, con rồng thể hiện cho tâm
linh, gắn liền với vua và là biểu hiện ước mong mưa thuận gió hoà trong

dân gian.
- Ở Văn Miếu, các kiểu tượng đá hình rồng cũng được bày trí ở các bậc cửa
ra vào. Các dạng trang trí hình rồng phát triển theo từng thời kỳ và mang
Nhóm 2 Page 21
những đặc điểm mỹ thuật khác nhau. Phía ngoài cổng có đôi rồng đá cách
điệu thời Lê và bên trong có đôi rồng đá thời Nguyễn.
b) Rùa
- Rùa làm đế bia còn thể hiện nghệ thuật khắc đá tinh xảo, công phu trong
đường nét. Trên mặt bia có các dây hoa lá quanh diềm bia theo đường
ngoằn ngoèo liên tục không đứt quãng, chen hình hoa cúc, hoa sen, hình
bánh xe, đồng tiền. Rùa tượng trưng cho sự trường tồn và bất diệt. Hình
ảnh rùa đội bia đá, trên bia đá ghi lại sử sách của dân tộc Việt Nam chứng
tỏ rùa là loài vật chuyển tải thông tin và văn hóa.
- Tuy không phải là con vật của Phật giáo, nhưng rùa cũng là biểu trưng
cho sự trường tồn của Phật giáo. Trong một số ngôi chùa thời Lý – Trần,
rùa được chạm thành tường bằng đá làm bệ đội bia. Dáng rùa đầu to, mập,
vươn ra khỏi mai, mõm thuôn nhọn, mắt nhỏ, bốn chân khép sát vào thân
mai. 82 tấm bia đã ghi tên tiến sĩ đỗ đạt được đặt trên lưng rùa, một con
vật biểu hiện sự trường tồn, hiện còn lưu giữ tại Văn Miếu – Quốc Tử
Giám, Hà Nội là bằng chứng hùng hồn biểu hiện nền văn hiến bất diệt của
dân tộc Việt Nam.
Nhóm 2 Page 22

Những cụ rùa đá “đeo bia” hàng trăm năm

6. Hoa văn
- Văn Miếu được xây dựng và tu sửa trong vòng 3 thế kỷ (từ 1484 - 1780)
nên những hoa văn trang trí cũng được điêu khắc một cách tinh xảo và
điêu luyện hơn. Trong Văn Miếu Quốc Tử Giám là cả một công trình điêu
khắc, một tác phẩm nghệ thuật trọn vẹn bởi nghệ thuật điêu khắc chữ trên

đá, điêu khắc các linh vật như rùa, rồng
Nhóm 2 Page 23
- Bên cạnh đó, những hình hoa văn trang trí, chạm khắc trên gỗ ở các gian
nhà là một nét độc đáo, thể hiện văn hoá của dân tộc Việt. Kiến trúc cổ
truyền với những hoa văn họa tiết đặc sắc được chạm khắc trên chất liệu
gỗ đã phản ánh lịch sử và nét văn hoá qua mỗi thời kỳ, không gian của
tổng thể di tích đã làm cho kiến trúc tôn giáo này không chỉ đặc sắc mà
còn gợi mở về những ngôi nhà xưa của đồng bằng Bắc Bộ.
- Người Việt xưa luôn thích sự dàn trải trong không gian kiến trúc, vì thế
dẫn tới xu hướng phát triển chiều rộng mà không vươn tới chiều cao đó
cũng là cách gửi gắm những khát vọng của những cư dân trồng lúa nước
xưa kia. Hoa văn trên kiến trúc, đôi khi chỉ là những nét chấm phá rất mộc
mạc nhưng cũng rất hình tượng.
III- QUÁ TRÌNH TRÙNG TU
1. Giai đoạn trước chiến tranh
- Qua nhiều thăng trầm trong lịch sử, Văn Miếu - Quốc Tử Giám vẫn luôn
tồn tại. Sau mỗi cuộc xâm lăng, khu di tích bị tàn phá nặng nề, các triều
đại vua Đại Việt vẫn chủ trương tu bổ và xây dựng Văn Miếu - Quốc Tử
Giám ngày một rộng lớn hơn. Vào năm 1253, đời Trần Thái Tông, Quốc
Tử Giám được trùng tu dưới tên Quốc học viện.
- Năm 1483, vua Lê Thánh Tông đã cho sửa chữa, tu tạo lại khu Văn Miếu
- Quốc Tử Giám. Theo ghi chép trong cuốn Việt sử thông giám cương
mục thì: "Hồi đầu triều Lê, nhà Thái học vẫn theo nếp cũ triều Trần, quy
chế phần nhiều còn thiếu thốn, đến nay nhà vua cho sửa sang rộng thêm
Đằng sau nhà Thái học dựng cửa Thái học, nhà Minh luân. Giảng đường
phía Đông và giảng đường phía Tây là nơi dạy học; lại đặt thêm kho bí
thư để chứa ván gỗ đã khắc in sách, bên đông bên tây nhà Thái học, làm
nhà cho giám sinh ba xá, mỗi bên ba dãy, mỗi dãy hai mươi lăm gian làm
chỗ ăn nghỉ cho giám sinh, bên đông bên tây mỗi bên đều có một nhà bia
quy mô có phần rộng lớn khang trang".

Nhóm 2 Page 24
- Sang thời Hậu Lê, Nho giáo trở nên thịnh hành. Năm 1484, vua Lê Thánh
Tông cho dựng bia tiến sĩ để tôn vinh những người đỗ tiến sĩ từ năm
1442. Vào năm 1484, tức là một năm sau, vua Lê Thánh Tông chủ trương
dựng bia tiến sĩ, đặc biệt tôn vinh các vị đại khoa. "Hiền tài là nguyên khí
của quốc gia Kẻ sĩ quan hệ với quốc gia trọng đại như thế, cho nên quý
trọng kẻ sĩ không biết thế nào là cùng. Đã yêu mến cho khoa danh, lại đề
cao bằng tước trật Việc dựng tấm bia đá này ích lợi rất nhiều: kẻ ác lấy
đó làm điều răn, người thiện theo đó mà gắng, dẫn việc dĩ vãng, chỉ lối
tương lai, vừa để rèn giũa danh tiếng cho sĩ phu, vừa để củng cố mệnh
mạch cho Nhà nước", lời bất hủ ấy đã được ghi trong bài ký đề danh tiến
sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo năm thứ 3 (1442) ở tấm bia sớm
nhất dựng trong Văn Miếu theo chủ trương của vị minh quân - nhà văn
hoá Lê Thánh Tông. Năm 1762, Lê Hiển Tông cho sửa chữa lại công trình
kiến trúc và đến năm 1785 thì đổi tên thành nhà Thái Học.
- Thời Mạc, các khoa thi vẫn được tổ chức đều đặn. Việc tu bổ Văn Miếu -
Quốc Tử Giám đã được tiến hành từ năm 1536 đến mùa xuân năm 1537
thì hoàn tất.
- Năm 1662, dưới thời vua Lê Trung Hưng, khu di tích được tu tạo với quy
mô đáng kể dưới sự trông nom của Tham tụng Lễ bộ Thượng thư kiêm
Đông các Đại học sĩ Yên quận công Phạm Công Trứ. Trong cuốn Kiến
văn tiểu lục, Lê Quý Đôn từng mô tả: "Cửa Thái học ba gian có tường
ngăn lợp ngói đồng. Nhà bia phía đông và phía tây mỗi dãy đều mười hai
gian. Khu để ván khắc sách in bốn gian Nhà Minh luân ba gian hai chái.
Cửa nhỏ bên tả và bên hữu đều một gian có tường ngang. Nhà giảng ở
phía Đông và phía Tây hai dãy, mỗi dãy mười bốn. Phòng học của học
sinh tam xá ở phía Đông và phía Tây đều ba dãy, mỗi dãy hai mươi lăm
gian, mỗi gian cho hai người ở". Như vậy, vào thời điểm trùng tu xong,
Quốc Tử Giám có thể đón được 300 giám sinh.
- Vào mùa hạ năm 1785 dưới triều vua Cảnh Hưng đã diễn ra đợt trùng tu

cuối cùng dưới triều Lê, do Hành tham tụng Bùi Huy Bích trông coi.
Nhóm 2 Page 25

×