Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Phân tích vai trò điều tiết vĩ mô về mặt XH của TCC. Chứng minh bằng thực tế VN những năm gần đây( từ 2008 đến nay)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.99 KB, 4 trang )

Đề tài 5: Phân tích vai trò điều tiết vĩ mô về mặt XH của TCC. Chứng minh bằng
thực tế VN những năm gần đây( từ 2008 đến nay).
I.Khái niệm TCC.
· Xét về hình thức : TCC là các hoạt động thu, chi tiền tệ của nhà nước gắn liền với
quá trình tạo lập và sử dụng quỹ tài chính công nhằm đáp ứng các nhu cầu thực hiện
chức năng của nhà nước trong việc cung cấp HH công cho XH.
· Về thực chất, TCC phản ánh các quan hệ kinh tế trong phân phối nguồn tài chính
quốc gia phát sinh giữa các cơ quan công quyền của nhà nước với các chủ thể khác
trong nền kinh tế nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước trong việc cung
cấp hàng hóa, dịch vụ công cho XH không vì mục tiêu lợi nhuận.
II. Vai trò của TCC .
Vai trò của TCC luôn gắn liền với vai trò của nhà nước trong từng thời kì nhất đinh. Có
thể xem xét vai trò của TCC trên các khía cạnh:
· Thứ nhất, đảm bảo duy trì sự tồn tại và hoạt động của bộ máy nhà nước.
· Thứ hai, điều tiết vĩ mô hoạt động kinh tế xã hội.
Việc sử dụng TCC để thực hiện được các mục tiêu vĩ mô rất linh hoạt ở mỗi quốc gia
và mỗi thời kì nhưng nhìn chung,TCC được sử dụng để điều tiết các hoạt động KT-XH
trên các mặt:
· Về kinh tế:………………………………………………………….
· Về xã hội: TCC đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện công bằng xã hội và
giải quyết các vấn đề xã hội. thông qua việc sử dụng các công cụ thu, chi của TCC để
điều chỉnh thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, giảm bớt những bất hợp lí trong phân
phối và góp phần giải quyết các vấn đề xã hội đáp ứng các mục tiêu xã hội của kinh tế
vĩ mô.
1. Thực hiện công bằng XH.
Kinh tế càng tăng trưởng, chênh lệch thu nhập giữa các dân cư, các vùng miền
ngày càng gia tăng. Để thực hiện công bằng xã hội, giảm bớt k/c giàu nghèo chính
phủ sử dụng TCC thông qua công cụ thuế và chi TCC.
Thuế trực thu mà cụ thể là thuế thu nhập cá nhân lũy tiến từng phần có vai trò
điều tiết mạnh thu nhập của những người có thu nhập cao và điều tiết ở mức hợp lý đối
với các cá nhân có thu nhập trung bình hoặc thấp. Bên cạnh đó thuế gián thu như thuế


tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng,thuế xuất nhập khẩu có vai trò điều tiết thu nhập
thực tế có khả năng thanh toán của dân cư bằng việc đánh thuế cao với hàng hóa dịch
vụ cao cấp, đánh thuế thấp với các mặt hàng dịch vụ thiết yếu đảm bảo đời sống dân
cư.
Liên hệ: chính sách thuế năm 2009 có nhiều đỏi mới tích cực phù hợp với tình
hình KT-XH nước ta:
v Đánh thuế thu nhập cá nhân với biểu thuế mới về thu nhập cá nhân lũy tiến từng phần.
mở rộng diện điều tiết 1 cách hợp lí trên cơ sở bổ sung một số khoản thu nhập chịu
thuế, thu nhập từ casino, trúng thưởng, thu nhập từ đầu tư và chuyển nhượng vốn.
v Điều chỉnh thuế suất theo hướng giảm thuế suất cao nhất, thấp nhất và tăng bậc thuế
suất, thống nhất biểu thuế đối với người Việt Nam và người nước ngoài.
Không đánh thuế GTGT với 25mặt hàng và dịch vụ nhằm khuyến khích sản xuất
kinh doanh như sản phẩm nông nghiệp chưa chế biến, muối biển, dịch vụ cấp tín dụng,
kinh doanh chứng khoán, chuyển nhượng vốn … những hàng hóa phục vụ sx nông
nghiệp có mức thuế suất 5%,hàng hóa dịch vụ thông thường 10%.
Đánh thuế TTĐB với các hàng hóa dịch vụ xa xỉ có hại cho sức khỏe như thuốc lá, xì
gà,rượu bia,…có ảnh hưởng xấu đến môi trường như xe ô tô dưới 24 chỗ ngồi, tàu bay,
du thuyền, xăng các loại,vàng mã, v…v
=> kết quả:
Diện chịu thuế đựợc mở rộng với mức thuế suất không có nhiều thay đổi đáng kể góp
phần ổn định XH.
Đảm bảo thực hiện các mục tiêu công bằng XH
Giảm khoảng cách giàu nghèo, phân phối lại thu nhập.
Chi TCC với chính sách trợ cấp trợ giá chi các chương trình mục tiêu sẽ làm giảm
bớt khó khăn của người nghèo những người thuộc diện chính sách đối tượng khó
khăn… thường phát huy tác dụng cao vì đối tượng được hưởng rất dễ xác định. Chính
sách trợ giá nếu không cẩn trọng sẽ dẫn đến tình trạng không công bằng giữa những
người có thu nhập cao và thu nhập thấp.
Tuy nhiên điều tiết thu nhập của dân cư cần chú ý duy trì mức độ chênh lệch vừa
phải để tạo điều kiện cho các cá nhân có thu nhập chính đáng được hưởng thu nhập của

mình, không cao bằng thu nhập thông qua phân phối tài chính.
VD: trong thời gian gần đây chính phủ có một số chính sách trợ giá cho một số
mặt hàng thiết yếu như gas, lương thực để giá cả ổn định, khuyến khích tiêu dùng thời
kì bão giá.
2. Giải quyết các vấn đề XH
Cùng với vai trò điều chỉnh thu nhập, TCC còn góp phần giải quyết các vấn đề
XH như:
v Ổn định XH trước những rủi ro bất ngờ do thiên tai, dịch bệnh thông qua các
khoản chi dự trữ của nhà nước.
v Phát triển các dịch vụ công cộng phát triển cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động
văn hóa, giáo dục, y tế, bảo vệ môi trường, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống
cho người dân thông qua các khoản chi đầu tư xây dựng kết cấu CSHT, đầu tư phát
triển nguồn nhân lực, xây dựng hệ thống quản lí,…
v Đặc biệt là tài trợ cho các chương trình chính sách dân số và kế hoạch hóa gia
đình, phòng chống các tệ nạn XH, hỗ trợ cho giải quyết việc làm…
Liên hệ:
v Năm 2010, TP.HCM trợ giá xe buýt 700 tỷ đồng tăng hơn năm 2009 là 100 tỉ đồng. Hà
Nội trợ giá gía gần 339 tỉ đồng cho xe buýt.
v Ngày 12/9/2008, chính phủ đã ban hành Nghị định 101/2008/NĐ-CP điều chỉnh tăng
lương hưu nói chung và trợ cấp bảo hiểm XH và trợ cấp hàng tháng đới với cán bộ xã
phường đã nghỉ việc thêm 15% từ ngày 1/10 tới.
v Năm 2009, chính sách xóa đói giảm nghèo này được triển khai tại 51 địa phương với
gần 500.000 hộ dân được thụ hưởng tổng kinh phí lên tới trên 9000 tỷ.
v Chi cho an sinh xã hội 22.470 tỷ đồng tăng 62% so với 2008
v Trợ cấp cứu đói giáp hạt khác phục khắc phục thiên tai 41.580 tấn gạo.
v Năm 2009, cùng với việc đảm bảo đủ nguồn lực tăng cường chỉ đạo thực hiện các
chính sách, chương trình dự án ASXH mới như: hỗ trợ người nghèo ăn Tết và mất
việc,trự cấp cho những cán bộ thu nhập thấp, triển khai chương trình giảm nghèo ở 62
huyện,…
=> Kết quả: tỷ lệ hộ nghèo giảm đến cuối 2009 còn khoảng 11 % đến 2010 chỉ còn

9,45%.
Ngân sách cho giáo dục năm 2009 là 63.226 tỷ đồng ,năm 2010 là 68.595 5 tỷ đồng
(theo số liệu NSNN)
Cả nước đã có hơn 1900 cơ sở khám chữa bệnh cả công lập và ngoài công lập và
khoảng 80% số trạm y tế xã phường có hợp đồng KBCB BHYT.

×