Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CHỢ TỚI MÔI TRƯỜNG QUẬN BÌNH THẠNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.25 MB, 18 trang )


GVHD : THS-KTS. ĐỖ THỊ PHƯƠNG LAM
LỚP : 08QH1D
NHÓM : 6


TP.HCM, ngày 7-11-2011
GIẢI
PHÁP
RÁC
THẢI
TIẾNG
ỒN
KHÔNG
KHÍ
NƯỚC
THẢI
NHÓM 6 Page 1

ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG (CHỢ) TỚI MÔI
TRƯỜNG QUẬN BÌNH THẠNH - TP.HCM
***

I. Đặt vấn đề chung:
- Xã hội càng phát triển kéo theo nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của con người.
Hoạt động buôn bán trao đổi hàng hoá ở chợ đã được diễn ra từ thời xa xưa và đã
phát triển cho đến bây giờ.
- Chợ là nơi tạo ra nguồn chất thải lớn nếu không được quản lý chặt chẽ thì sẽ gây
ảnh hưởng xấu đến chính bản thân nó và cho môi trường khu vực xung quanh, dẫn
đến ô nhiễm môi trường. Cụ thể là tạo ra lượng lớn chất thải rắn từ các sản phẩm
hư hỏng do quá trình vận chuyển, các vỏ bao bì, vỏ các loại nông sản trong quá


trình buôn bán, và thêm vào đó là thói quen của những người buôn bán thường vứt
rác bừa bãi, đổ thành đống, giẫm đạp mang rác đi khắp nơi làm ẩm ướt phát sinh
mùi hôi thối, chất dơ bẩn. Môi trường ẩm thấp là nơi thích hợp để vi sinh vật, vi
khuẩn, côn trùng truyền bệnh phát triển như ruồi, nhặng, muỗi, chuột…dể dàng ẩn
nấp và phát triển, cộng thêm một lượng nước thải sinh ra từ hoạt động sinh hoạt
của công nhân viên quản lý chợ, các tiểu thương, những người đi chợ, và một
lượng lớn nước thải từ hoạt động rửa các sản phẩm nông sản, sản phẩm thuỷ sản,
từ việc vệ sinh chợ….
- Tất cả những nguồn thải trên đang ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động buôn bán,
cảnh quan môi trường khu vực và sức khoẻ của con nguời.
- Trước những vấn đề trên, việc tìm ra phương án giải quyết và giải pháp để quản
lý, kiểm soát ô nhiễm môi trường cho khu vực chợ là điều cần thiết và cấp bách
nhất. Đây cũng là lý do mà đề tài “Ảnh hưởng của công trình công cộng (chợ) đến
môi trường quận Bình Thạnh – TP.HCM” được hình thành nhằm đưa ra giải pháp
thích hợp để kiểm soát môi trường tốt hơn.
Giới thiệu:
- Quận Bình Thạnh có diện tích: 2.076 ha, dân số:451.526 người (1/4/2009) , với 4
chợ chính:
Chợ Văn
Thánh
Địa chỉ : Ðiện Biên Phủ - Phường 25 - Quận Bình Thạnh
Diện tích : 10.242 m
2

Ngành hàng KD : Thực phẩm tươi sống, may mặc, gia dụng, ăn
uống, lương thực…
NHÓM 6 Page 2

Chợ Bà Chiểu
Địa chỉ : 40 Diên Hồng - Phường 1 - Quận Bình Thạnh

Diện tích : 8.375 m
2

Ngành hàng KD : Thực phẩm tươi sống, ăn uống, bách hoá, tạp
phẩm, sành sứ, gia dụng, vải sợi, may mặc, kim khí điện máy,
vàng bạc, lương thực, trái cây…
Chợ Thanh Đa
Địa chỉ : Cư xá Thanh Ða - Phường 27 - Quận Bình Thạnh
Diện tích : 5.826 m
2

Ngành hàng KD : Thực phẩm tươi sống, ăn uống, bách hoá, tạp
phẩm, sành sứ, gia dụng, vải sợi, may mặc, kim khí điện máy,
lương thực, trái cây…
Chợ Thị Nghè
Địa chỉ : Phan Văn Hân - Phường 19 - Quận Bình Thạnh
Diện tích : 4.032 m
2

Ngành hàng KD : Thực phẩm tươi sống, ăn uống, bách hoá, tạp
phẩm, sành sứ, gia dụng, vải sợi, may mặc, vàng bạc, lương
thực…
-Ngoài ra còn có nhiều chợ nhỏ, chợ tự phát xung quanh các chợ chính cũng như
nằm rải rác trên địa bàn quận.
II. Các vấn đề về môi trường của hoạt động hệ thống chợ trên địa bàn
quận Bình Thạnh
- Hệ thống chợ tại Q. Bình Thạnh đã có từ lâu đời, hiện nay, dân số ngày càng tăng
dẫn đến việc hệ thống các chợ chính không đáp ứng đủ nhu cầu của người dân, từ
đó sinh ra nhiều chợ tự phát, chủ yếu tập trung quanh các chợ truyền thống. Tại
đây, ngoài khu vực lồng chợ, nhiều người đã “ăn theo” bằng cách tập trung mua

bán ở xung quanh. Dần dà, số lượng đến mua bán ngày càng đông, lấn chiếm hẻm,
đường để làm nơi kinh doanh, trông rất mất vệ sinh và nhốn nháo, hệ thống chợ
chính cũng đang gây ra nhiều vấn đề cho môi trường, chẳng hạn như khu vực chợ
Bà Chiểu, Thị Nghè, Thanh Đa…

1. Chợ Bà Chiểu
- Là một trong những ngôi chợ bán sỉ và lẻ lớn và lâu đời nhất TP.HCM, thu hút
khá đông lượng người đến mua sắm hàng ngày, nhất là những ngày cuối tuần.
- Chợ Bà Chiểu được xây dựng từ năm 1942, khi mới hình thành tỉnh Gia Định,
nằm trên khu đất rộng lớn gần bờ rạch Thị Nghè nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt
của nhân dân trong vùng. Đến năm 1989, chợ được nâng cấp và sửa chữa lại để
theo kịp đà phát triển đô thị.
NHÓM 6 Page 3

Chợ Bà Chiểu

- Theo thời gian, khu chợ phát triển và trở thành một trong những nơi mua bán sầm
uất nhất nhì thành phố. Với số đông người dân quanh khu vực, chợ Bà Chiểu là lựa
chọn đầu tiên khi cần mua sắm. Đặc biệt, chợ Bà Chiểu có chợ đêm kinh doanh
khá nhộn nhịp, tập trung ở mặt tiền chợ, chủ yếu bán quần áo, giày dép và các món
ăn đêm, các mặt hàng như hoa, trái cây đổ về từng cần xé tập kết trước chợ.
- Hoạt động cả ngày lẫn đêm nên lượng rác thải ra mỗi ngày rất nhiều, khoảng 5-6
tấn/ngày. Giờ thu gom rác là 2h và 18h, rác trong chợ do Công ty TNHH Một
Thành Viên dịch vụ công ích chịu trách nhiệm thu gom và quản lý.
- Phí bảo vệ môi trường 110.000đ/tháng.
- Chợ đầu tư nhiều cho hệ thống phòng cháy chữa cháy, hàng tháng luôn có người
kiểm tra.


Sơ đồ và dụng cụ PCCC trong phòng ban quản lý chợ

NHÓM 6 Page 4

- Chợ nằm ngay trung tâm quận Bình Thạnh. Khuôn viên chợ được bao bọc bởi
bốn con đường, mặt tiền chợ hướng ra đường Phan Đăng Lưu với hai làn xe luôn
tấp nập, phía trước có khoảng không gian khá rộng nhưng thường bị lấn chiếm vào
buổi chiều để mua bán, gây kẹt xe, ô nhiễm môi trường quanh khu vực.
- Nhà lồng chợ chật hẹp chủ yếu kinh doanh ngành hàng thực phẩm như tươi sống,
chế biến, rau củ quả, trái cây… Trong khi đó, tuy hệ thống nước thải của chợ được
nối với hệ thống cống chính của thành phố, nhưng thực tế, nền chợ có nhiều chỗ
luôn bị đọng nước và sình lầy, bốc mùi tanh hôi, có nguy cơ rất cao về an toàn vệ
sinh thực phẩm và lây lan nguồn bệnh.

-Nhiều quầy bán hàng ăn trong chợ luôn đầy rác, nơi rửa chén luộm thuộm, không
hợp vệ sinh.
-Từ 2-6h sáng là giờ giao hàng hàng ngày ở chợ, chủ yếu là thực phẩm tươi sống
và tập trung trên đường Bùi Hữu Nghĩa, gây ồn ào cho người dân sống quanh đó.
Bên cạnh đó, nước từ các loại thực phẩm trên thường chảy ra đường gây ẩm ướt, ô
nhiễm.

Cảnh họp chợ…. ….và rác thải
lúc 4h sáng

NHÓM 6 Page 5

- Những người này còn lấy nước từ những đường ống nước thải tạm thời của công
trình đang xây dựng gần đó làm nguồn nước rửa dụng cụ của mình (chén dĩa hàng
ăn đêm, thau chậu đựng cá,…) bằng cách tháo một phần đoạn ống nối.

Người bán hàng lấy nước từ những đường ống nước thải tạm thời của công trình
đang xây dựng gần đó để sử dụng




2. Chợ Thị Nghè
- Chợ có vị trí sát kênh và cầu Thị Nghè.


Chợ Thị Nghè và sơ đồ các khu vực trong chợ
- Do chợ nằm ngay ngã tư Phan Văn Hân giao với Nguyễn Thị Minh Khai và
đường trước cổng chợ là đường nhỏ nên thường xuyên xảy ra ùn tắc, điều này cũng
góp phần làm ô nhiễm không khí và tiếng ồn trên địa bàn quận.
NHÓM 6 Page 6

- Trên trần lồng chợ là hệ thống báo cháy và xung quanh tường là hệ thống báo
cháy.
- Rác được tập kết hàng ngày phía sau nhà lồng chợ vào buổi chiều và được thu
gom vào lúc 9h tối, sau đó được vận chuyển ra bãi rác Đông Thạnh - Huyện Hóc
Môn, do công ty Dịch vụ công ích Bình Thạnh chịu trách nhiệm thu gom và quản
lý.
-Hệ thống thoát nước thải đã được sử dụng từ xưa tới nay,hiện nay đang được nhà
nước đầu tư sửa chữa cùng với hệ thống thoát nước kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè .
Kênh ven chợ Thị Nghè bị ô nhiễm trầm trọng. Nguyên nhân là hàng ngày có một
lượng rác và nước thải khá lớn chưa qua xử lý từ chợ Thị Nghè và những người
buôn bán tự phát (chủ yếu là bán cá) ven kênh xả thẳng xuống kênh. Mặt khác, do
một số người dân sống cạnh dòng sông thiếu ý thức nên cũng vứt rác ngay ra chính
dòng kênh này.


Nước từ hoạt động buôn bán ven kênh được xả ra rạch dẫn thẳng ra kênh Thị
Nghè

- Hệ thống thoát nước trong lòng chợ cũng đã bị hư hại, xuống cấp nhiều chỗ.
- Có tình trạng đọng nước, xả rác tràn lan xung quanh và trong lòng chợ.

NHÓM 6 Page 7


Nước đọng chợ Thị Nghè
Hệ thống thoát nước bị hư hỏng






3. Chợ Thanh Đa
- Đây là ngôi chợ truyền thống của quận Bình Thạnh.

- Theo những tiểu thương trong chợ này thì từ năm 1975 đến nay họ đã ba lần bỏ
tiền để duy tu, cải tạo từ một nền chợ trống thành một chợ trung tâm truyền thống
sầm uất như ngày nay với hơn 230 hộ buôn bán.
- Trung bình một ngày chợ thải ra khoảng 3- 5 tấn rác. Rác được tập kết và ép ngay
bên hông chợ trước khi được đem ra bãi
rác  thường bốc mùi hôi thối.





Tập kết rác
NHÓM 6 Page 8


- Trạm tiếp nhận rác từ 6h30’-12h. Rác trong chợ do công nhân vệ sinh công ty
TNHH Một Thành Viên Môi Trường Đô Thị TPHCM chịu trách nhiệm giao cho
Xí nghiệp vận chuyển số 1 chỉ đạo bộ phận trạm ép rác.
- Chợ được xây dựng bên dưới các chung cư nên tương đối tối và ẩm thấp. Nếu có
sự cố xảy ra (như hỏa hoạn…) thì sẽ dễ dàng lan ra xung quanh.
- Cơ sở hạ tầng xuống cấp nghiêm trọng, hệ thống cấp nước sạch cũ kỹ, không
được bảo vệ, hệ thống thoát nước bẩn bị sụt lở, hư hại nhiều và không đảm bảo vệ
sinh
môi
trườ
ng.






Cảnh họp chợ Đường cống
thoát nước bị hư hỏng nặng
4. Chợ Văn Thánh
- Là chợ có diện tích lớn nhất quận Bình Thạnh (10.242 m
2)


Chợ Văn Thánh trước đây

NHÓM 6 Page 9

- Tuy nhiên, theo đánh giá của UBND thành phố, sau nhiều năm hoạt động kinh

doanh không hiệu quả, nhà lồng chợ Văn Thánh đã xuống cấp trầm trọng. Vì vậy
phải thay đổi công năng khu chợ để tránh lãng phí trong sử dụng đất.

- Tuy nhiên, các tiểu thương kinh doanh nơi đây vẫn chưa chịu di dời, một số tiểu
thương đã tự ý lập chợ tự phát bên cạnh công trình đang thi công. Do không có cơ
quan quản lý nên chợ tự phát này cũng gây nhiều vấn đề về ô nhiễm môi trường.


5. Các chợ khác và chợ tự phát:

Các chợ khác:
- Ngoài 4 chợ chính trên, quận Bình Thạnh còn có nhiều chợ nhỏ nằm rải rác trên
các con đường trong địa bàn quận.
- Các chợ này tương đối nhỏ, ẩm thấp, thiếu hệ thống phòng cháy chữa cháy.
- Nước thải chủ yếu được thải trực tiếp xuống cống chính trên đường.
- Rác được tập kết tại đầu chợ để dễ thu gom, nơi đây thường bốc mùi hôi thối, mất
mỹ quan đô thị.

NHÓM 6 Page 10


Chợ trên đường Phan Văn Trị


Chợ tự phát:
- Nhiều năm nay, trên địa bàn TPHCM, chợ tự phát (CTP) trở thành một thứ bệnh
“bất trị”. Khắp các quận, huyện, nơi đâu cũng bùng phát CTP: Trên các con đường
lớn, đường nhỏ, trong hẻm, chân cầu và những bãi đất trống… chỗ nào cũng mọc
lên một cái chợ chồm hổm với đông người tụ tập, mua bán tràn lan, vô tội vạ. Từ
một số ít người bán dạo, lâu dần nhiều người kéo đến tập trung thành chợ tự phát.

Người dân cứ thấy CTP là dừng lại mua, do vậy mà cảnh bát nháo xung quanh
CTP là điều không tránh khỏi.
- Điển hình như xung quanh khu vực chợ Bà Chiểu, chợ Thị Nghè, CTP hoạt động
rất náo nhiệt. Người bán hàng ngang nhiên bày hàng hóa lấn chiếm lòng lề đường
làm nơi mua bán. Đặc biệt là hai con đường Trịnh Hoài Đức và Vũ Tùng vốn đã
nhỏ, nay lại phải gồng thêm một lượng người đứng ngồi lố nhố bán mua nên vào
những giờ cao điểm xe cộ qua lại rất khó khăn. Chưa kể đến, CTP đã làm cho
đường sá trở nên nhếch nhác và mất vệ sinh. Hai bên đường, rau, thịt, cá được
bày bán tràn lan, rác rến chất đống trông bẩn thỉu, nước thải đổ ra đường bốc mùi
tanh tưởi, vậy mà người mua vẫn thản nhiên đậu xe chọn hàng.

NHÓM 6 Page 11


-Người bán hàng rong vẫn vô tư lấn chiếm lòng lề đường và xả rác, điều đó khiến
cho những người sinh sống quanh khu vực vô cùng bức xúc. Chị Trần Thị L. cho
biết: “Cứ mỗi lần bước ra khỏi nhà là tôi ngửi đủ các thứ mùi cộng lại. Rác rến
vương vãi khắp nơi, nước thải đổ đầy đường khiến ruồi nhặng, muỗi mòng phát
triển mạnh”.

Từ nước thải của các hàng cá….
- Các tiểu thương kinh doanh mặt hàng rau củ vứt ra các loại rau hư, héo ra xung
quanh chỗ mình ngồi bán, gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan đô thị.

…đến rác thải của các hàng rau…
NHÓM 6 Page 12


…đều tràn ngập ô nhiễm và nguy cơ dịch bệnh.
- Ồn ào, nhếch nhác, mất vệ sinh, kẹt xe, tai nạn giao thông… là những hậu quả mà

CTP mang lại. Thực tế cho thấy, cơ quan chức năng các cấp đã chú trọng đến vấn
đề dẹp bỏ CTP và dùng nhiều biện pháp xử lý, nhưng hiệu quả mang lại chưa đáng
kể.
- Hơn nữa, đa số những người buôn bán hàng rong đều là dân nhập cư. Nhiều
người trong số họ cũng ý thức được rằng: việc buôn bán lấn chiếm lòng lề đường
là vi phạm luật giao thông đường bộ và gây mất mỹ quan đô thị nhưng vì “cơm áo,
gạo tiền” nên họ vẫn bất chấp. Điều đó đã khiến cho CTP trở thành vấn nạn khó
dẹp bỏ.
Đánh giá thực trạng chung:
- Tiếng ồn, rác thải là tình trạng chung của tất cả các chợ. Việc quản lý rác thải
chưa thực sự có hiệu quả.
- Hầu hết các chợ chưa đầu tư đúng mức cho việc xử lý nước thải, hệ thống cống
rãnh thô sơ và không hợp vệ sinh. Nhiều miệng cống bị hư hại nhưng vẫn chưa
được sửa chữa và nâng cấp, có nhiều nơi bị ứ đọng nước.
-Thường xảy ra ùn tắc giao thông, dẫn đến ô nhiễm không khí trong khu vực.
- Việc người dân vô tư sử dụng túi nilon để mua bán gây ô nhiễm môi trường tuy
nó dễ sử dụng và rẻ tiền.


NHÓM 6 Page 13


- Ô nhiễm không chỉ do rác bẩn và nước thải,
nhiều chợ ở quận Bình Thạnh đang phải đối mặt
với tình trạng ngập nước do trời mưa to và triều
cường.

Chợ Bà Chiểu ngập nước sau cơn mưa lớn
Vì vậy, cần đề ra các giải pháp hợp lý để giải quyết các vấn đề trên.


III. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP:
1. Giải pháp kỹ thuật, quản lý:
- Nâng cấp hạ tầng kỹ thuật chợ hiện hữu, đặc biệt chú ý tới vấn đề phòng
cháy chữa cháy.
- Tổ chức kiểm tra, thanh tra chợ thường xuyên.
- Ổn định trật tự giao thông.
- Tuyên truyền, cam kết đảm bảo vệ sinh, hạn chế sử dụng bao nilon đối với
mọi người.
- Tiến hành phân loại rác thải tại nguồn (vô cơ, hữu cơ).
- Bố trí sọt rác tại mỗi kiot để tránh xả rác ra đường.
- Quy định thời gian cho phép bán hàng
- Thông báo bằng nhiều hình thức như bảng báo, băng rôn để thay đổi ý thức
mua sắm của người dân. Các chợ có thể đề xuất phương án giữ xe miễn
phí
- Sử dụng công cụ pháp lý: kiên quyết dẹp các chợ tự phát quanh các chợ
chính và các cụm chợ tự phát nằm gần nhau.
NHÓM 6 Page 14

- Áp dụng công cụ kinh tế: vận động người bán tại chợ tạm vào trong chợ
chính bằng cách miễn, giảm các chi phí kinh doanh (như tiền thuê sạp) trong
thời gian đầu.

2. Giải pháp quy hoạch:
- Quy hoạch chợ một cách hợp lý, khả thi, chọn vị trí chợ phù hợp với nhu cầu
sử dụng của người dân trong khu vực (tránh tình trạng như chợ Văn Thánh).
- Xây dựng siêu thị, bách hoá tổng hợp, siêu thị mini, cửa hàng bình ổn giá…
để hạn chế chợ tự phát và ô nhiễm môi trường.





- Vận động người dân có thói quen đi chợ mới.
- Kiểm soát, hạn chế từng bước việc đi lại bằng phương tiện cá nhân, nhất là
xe máy và đẩy mạnh phát triển giao thông công cộng, cũng như chú trọng
NHÓM 6 Page 15

đến chất lượng và giá cả tại các chợ, siêu thị sẽ góp phần hạn chế được chợ
tự phát.
- Nghiên cứu tổ chức lại không gian các trục đường, trục đường nào dành lưu
thông và trục đường dành cho mua sắm.
- Thiết kế bố cục chợ một cách có tổ chức.


Ví dụ về thiết kế mặt bằng chợ

- Tính đến tháng 2-2009, khi TP.HCM có quy hoạch chợ (Quyết định
17/2009/QĐ-UBND) thì chỉ có 239 chợ được công nhận là hợp pháp. Trong
khi đó có đến 120 chợ tự phát. Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy
hoạch xây dựng (ban hành kèm theo Quyết định số 04 ngày 3-4-2008 của Bộ
Xây dựng) thì trường học và chợ “cần đảm bảo bán kính phục vụ không quá
500m”. Như vậy, hiện nay TP.HCM không có đủ chợ cho nhu cầu của người
dân. Đề nghị xây chợ mới để di dời chợ tự phát vào sẽ gặp nhiều khó khăn,
NHÓM 6 Page 16

chủ yếu do không có nhiều đất trống để “chèn” chợ vào. Hơn nữa, nhu cầu
của người dân ở chợ tự phát là mua thực phẩm cho bữa ăn hằng ngày.Vì thế,
song song với việc xây dựng các cửa hàng tiện lợi, có thể xem xét thừa nhận
sự tồn tại của một số chợ tự phát với các điều kiện bắt buộc về bán kính
phục vụ, đồng thời bảo đảm miễn thuế hoặc chỉ thu một phần thuế với người
họp chợ, nhưng có thể thu phí quản lý chợ từ những tiểu thương. Khi được

thừa nhận, chợ tự phát mới đủ tư cách để được điều chỉnh và nhà quản lý
mới đủ cơ sở để giải quyết các vấn đề phát sinh từ chợ tự phát, như di dời,
bố trí lại điểm chợ để tránh gây mất trật tự giao thông; sắp xếp các quầy
hàng để thuận tiện mua bán; tổ chức kiểm tra chất lượng sản phẩm, dịch vụ,
tính chính xác trong cân đo; quản lý số tiểu thương phi chính thức trên địa
bàn cũng như bảo vệ môi trường.

Bảng so sánh giữa chợ được quy hoạch và chợ tự phát

IV. KẾT LUẬN:
- Chợ tuy là công trình công cộng được xây dựng nhằm phục vụ cho nhu cầu
cần thiết hàng ngày của con người nhưng nếu không được tổ chức quy
hoạch, quản lý tốt ngay từ đầu thì sẽ gây ra nhiều vấn đề nguy hại cho môi
trường và sức khỏe cộng đồng.
- Cần tích cực quan tâm đến tầm nhìn trong quy hoạch và nâng cao ý thức
cộng đồng để góp phần giảm thiểu tối đa ô nhiễm do chợ gây ra.
NHÓM 6 Page 17




















×