Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

cấu trúc đề thi HKII của tất cả các môn văn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.56 KB, 9 trang )

UBND HUYỆN LẤP VÒ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 253/PGDĐT-THCS Lấp Vò , ngày 19 tháng 4 năm 2011
V/v hướng dẫn cấu trúc đề kiểm tra
học kỳ II năm học 2010-2011
(các môn do Phòng GDĐT ra đề)
Kính gửi: Hiệu trưởng các trường THCS trong huyện.
Để các đơn vị hướng dẫn giáo viên, học sinh ôn tập kiểm tra học kỳ II đạt yêu
cầu đổi mới kiểm tra đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học; Phòng Giáo
dục Đào tạo hướng dẫn cấu trúc đề kiểm tra học kỳ II năm học 2010-2011 thuộc các
môn do PGDĐT ra đề (Lịch sử, Địa lý, Vật lý, Hóa học, Sinh học) như sau:
A. ĐỐI VỚI CÁC MÔN PHÒNG GDĐT RA ĐỀ:
1. MÔN ĐỊA LÍ
LỚP 6:
Câu 1: (1 điểm) Địa hình bề mặt Trái Đất - Các mỏ khoáng sản (Mức độ biết)
Câu 2: (1 điểm)Lớp vỏ khí- Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí (Mức độ
thông hiểu).
Câu 3: (1 điểm) Khí áp và gió trên trái đất – Hơi nước trong không khí. Mưa
(Mức độ biết).
Câu 4: (2 điểm) Các đới khí hậu trên Trái Đất (Mức độ biết).
Câu 5: (2 điểm) Sông và Hồ - Biển và Đại dương (Mức độ thông hiểu).
Câu 6: (3 điểm) Thực hành (Mức độ vận dụng).

Phụ chú: Không ra câu hỏi chỉ tái hiện kiến thức, đề yêu cầu “học sinh hiểu
biết, giải thích, các sự vật, hiện tượng địa lý, số liệu thống kê,…”
LỚP 7:
Câu 1: (1 điểm) Khái quát châu Mĩ (Mức độ biết).
Câu 2: (2 điểm) Bắc Mĩ (Thiên nhiên và dân cư) (Mức độ biết).
Câu 3: (2 điểm) Trung và Nam MĨ (kinh tế) (Mức độ thông hiểu).
Câu 4: (1 điểm) Châu Nam Cực và Châu Đại Dương (Mức độ thông hiểu).
Câu 5: (1điểm) Thiên nhiên, Dân cư và xã hội Châu Âu (Mức độ biết).


Câu 6: (3 điểm)Thực hành (Mức độ vận dụng).
1
Phụ chú: Không ra câu hỏi chỉ tái hiện kiến thức, đề yêu cầu “học sinh hiểu biết,
giải thích, các sự vật, hiện tượng địa lý,vẽ và nhận xét biểu đồ, số liệu thống kê,…”
LỚP 8:
Câu 1: (1 điểm) Đông Nam Á (ASEAN) (Mức độ biết)
Câu 2: (1 điểm) Địa hình với tác động của nội lực và ngoại lực- Khí hậu và cành
quan trên trái đất (Mức độ thông hiểu)
Câu 3: (1 điểm) Vị trí giới hạn, hình dạng lãnh thổ - Vùng biển- Tài nguyên,
khoáng sản (Mức độ biết)
Câu 4: (2 điểm) Địa hình Việt Nam (Mức độ thông hiểu)
Câu 5: (3 điểm) Thực hành (Khí hậu, sông ngòi Việt Nam) (Mức độ vận dụng)
Câu 6: (2 điểm) Đặc điểm Đất, sinh vật Việt Nam (Mức độ biết)
Phụ chú: Không ra câu hỏi chỉ tái hiện kiến thức, đề yêu cầu “học sinh biết
nhận xét, so sánh, đánh giá các sự vật, hiện tượng địa lý, vẽ và phân tích đồ biểu, số
liệu thống kê,…”

LỚP 9:
Câu 1: (1 điểm) Vùng Đông Nam Bộ (Mức độ biết)
Câu 2: (1 điểm) Vùng Đồng bằng sông Cữu Long (Mức độ thông hiểu)
Câu 3: (2 điểm) Vùng Đồng bằng sông Cữu Long (Mức độ thông hiểu )
Câu 4: (2 điểm) Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường
biển- đảo (bài 38 &39) (Mức độ biết).
Câu 5: (1 điểm) Địa lý địa phương tỉnh (bài 41) (Mức độ biết)
Câu 6: (3 điểm) Thực hành: Xử lý số liệu, vẽ biểu đồ, giải thích và nhận xét
(Mức độ vận dụng)

Phụ chú: Không ra câu hỏi chỉ tái hiện kiến thức, đề yêu cầu “học sinh biết
nhận xét, so sánh, đánh giá các sự vật, hiện tượng địa lý, vẽ và phân tích biểu đồ, số
liệu thống kê,…”

2. MÔN LỊCH SỬ

Lịch sử 6
Câu 1: (2 điểm) Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng và Cuộc kháng chiến chống quân
xâm lược Hán (Mức độ thông hiểu)
Câu 2: (2 điểm) Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (Giữa thế kỷ I –
Giữa thế kỷ VI) (Mức độ vận dụng)
Câu 3 : (2 điểm) Khởi nghĩa Lý Bí – Nước Vạn Xuân (542-602) (Mức độ biết và
vận dụng)
Câu 4: (2điểm) Những cuộc khởi nghĩa lớn trong các thế kỷ VII-IX (Mức độ biết)
2
Câu 5: (2 điểm) Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ của họ Khúc, họ Dương(Mức
độ biết và thông hiểu)
Lịch sử 7
Câu 1: (3 điểm) Nước Đại Việt thời Lê sơ (1428-1527 (Mức độ biết và vận dụng)
Câu 2: (1điểm) Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (thế kỷ XVI-XVII)
(Mức độ thông hiểu)
Câu 3: (2 điểm) Kinh tế, văn hoá thế kỷ XVI-XVIII(Mức độ vận dụng)
Câu 4: (2 điểm) Phong trào Tây Sơn (Mức độ thông hiểu)
Câu 5: (2 điểm) Quang Trung xây dựng đất nước (Mức độ biết)

Lịch sử 8
Câu 1 : (3 điểm) Cuộc kháng chiến từ năm 1858 -1873 – Kháng chiến lan rộng ra
toàn quốc (1873-1884) (Mức độ biết và vận dụng)
Câu 2 : (1điểm) Phong trào kháng Pháp trong những năm cuối thế kỷ XIX (Mức
độ thông hiểu)
Câu 3 : (2 điểm) Khởi nghĩa Yên Thế và Phong trào chống Pháp của đồng bào miền
núi cuối thế kỷ XIX (Mức độ vận dụng)
Câu 4 : (2 điểm) Trào lưu cải cách Duy tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX (Mức
độ biết)

Câu 5 : (2 điểm) Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những
chuyển biến kinh tế xã hội ở Việt Nam (Mức độ thông hiểu)

Lịch sử 9
Câu 1: (2 điểm) Việt Nam trong những năm 1919-1930 (Bài 16 &17) (Mức độ
thông hiểu)
Câu 2: (1 điểm) Việt Nam trong những năm 1930-1939 (Đảng Cộng sản Việt Nam
ra đời và Phong trào CM 1930-1931 với đỉnh cao Xô viết Nghệ Tỉnh) (Mức độ thông
hiểu)
Câu 3: (2 điểm) Cuộc vận động tiến tới cách mạng tháng Tám 1945 (Tổng Khởi
nghĩa tháng Tám năm 1945 và sụ thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà) (Mức
độ biết và vận dụng)
Câu 4: (1 điểm) Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám đến toàn quốc kháng chiến
(Mức độ biết)
Câu 5: (2 điểm) Việt Nam từ cuối năm 1946 đến năm 1954 ( Chiến dịch Việt Bắc
Thu – Đông 1947; Chiến dịch Biên giới Thu – Đông 1950; Chiến dịch lịch sử Điện
Biên Phủ; Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954; Ý nghĩa lịch sủ, nguyên nhân thắng lợi kháng
chiến chống Pháp 1945-1954) (Mức độ biết)
Câu 6: (2 điểm) Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975 (Bài 28 &29 đến tiết 45 theo
PPCT) (Mức độ vận dụng)
3
3. MÔN VẬT LÝ
* Khối: 6
Câu 1: Ròng rọc
Câu 2: Sự nở vì nhiệt của chất rắn, lỏng
Câu 3: Sự bay hơi, sự ngưng tụ, Sự nóng chảy
Câu 4: Nhiệt kế - nhiệt giai
Câu 5: Bài tập về sự nóng chảy, sự bay hơi và ngưng tụ.
* Khối: 7
Câu 1: Nhiễm điện do cọ xát.

Câu 2: Dòng điện – Nguồn điện
Câu 3: Chất dẫn điện – chất cách điện
Câu 4: Cường độ dòng điện – hiệu điện thế
Câu 5: Cường độ dòng điện, hiệu điện thế đối với đoạn mạch mắc nối tiếp.
Câu 6: Tác dụng từ của dòng điện.
* Khối: 8
Câu 1: Công suất – Cơ năng
Câu 2: Sự chuyển hóa và bảo toàn cơ năng
Câu 3: Nhiệt năng
Câu 4: Dẫn nhiệt
Câu 5: Công thức tính nhiệt lượng và phương trình cân bằng nhiệt
* Khối: 9
Câu 1: Mắt
Câu 2: Ánh sáng trắng, ánh sáng màu, Phân tích ánh sáng trắng
Câu 3: Thấu kính hội tụ, thấu kính phân kỳ.
Câu 4: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng
Câu 5: Bài tập về thấu kính hội tụ và phân kỳ ( Vẽ hình, tính toán )
Câu 6: Truyền tải điện năng đi xa – Máy biến thế.
4
4. MÔN SINH HỌC
Giáo viên ôn tập xoay quanh các bài cụ thể của từng chương theo chuẩn kiến
thức kỹ năng . Nội dung xoay quanh các bài từ tuần 20 đến 32 cụ thể như sau :
* Lớp 6:
Chương VII : Quả và hạt
a.Thụ tin, kết hạt và tạo quả ( mức độ thông hiểu 1 điểm )
b. Phát tán của quả và hạt ( mức độ nhận biết 1 điểm )
c. Những điều kiện cần cho hạt nẩy mầm ( mức độ vận dụng 1 điểm )
Chương VIII : Các nhóm thực vật
a. Hạt kín - Đặc điểm chung của thực vật hạt kín ( mức độ thông hiểu 1 điểm )
b. Lớp hai lá mầm và lớp một lá mầm ( mức độ vận dụng 1 điểm )

c. Khái niệm sơ lược về phân loại thực vật ( Mức độ thông hiểu 1 điểm )
d.Sự phát triển của giới thực vật ( mức độ nhận biết 1 điểm )
Chương IX : Vai trò của thực vật
a. Thực vật góp phần điều hòa khí hậu (mức độ nhận biết 1 điểm )
b. Vai trò của thực vật đối với động vật và đối với đời sống con người ( mức
độ vận dụng 1 điểm )
c.Vi khuẩn (mức độ nhận biết 1 điểm)

* Lớp 7
Chương VI : NGÀNH ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG
1-LỚP BÒ SÁT
a.Cấu tạo trong của Thằn lằn (mức độ nhận biết 1 điểm )
b. Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Bò sát ( mức độ nhận biết 1 điểm)
2-LỚP CHIM
a. Cấu tạo trong của Chim bồ câu (mức độ thông hiểu 1 điểm )
b. Đa dạng và đặc điểm chung của Lớp chim (mức độ thông hiểu 1 điểm )
3-LỚP THÚ
a.Cấu tạo trong của thỏ nhà (mức độ vận dụng 1 điểm )
b.Sự đa dạng của thú : Bộ ăn sâu bọ, bộ gặm nhắm, bộ ăn thịt ( mức độ nhận
biết 1 điểm )
c.Sự đa dạng của thú : các bộ móng guốc và bộ linh trưởng (mức độ vận dụng 1
điểm )
Chương VII : SỰ TIẾN HÓA CỦA ĐỘNG VẬT
a.Môi trường sống và sự vận động, di chuyển (mức độ thông hiểu 1 điểm )
5
b.Tiến hóa về sinh sản ( mức độ vận dụng 1 điểm )
Chương VIII : ĐỘNG VẬT VÀ ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI
-Đa dạng sinh học ( mức độ nhận biết 1 điểm )
* Lớp 8
Chương VI : TRAO ĐỔI CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG

a.Vitamin và muối khoáng ( mức độ thông hiểu 1 điểm )
b.Tiêu chuẩn ăn uống - Nguyên tắc lập khẩu phần ( mức độ nhận biết 1 điểm )
Chương VII : BÀI TIẾT
a.Bài tiết nước tiểu (mức độ vận dụng 1 điểm )
b.Vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu (mức độ nhận biết 1 điểm )
Chương IX : THẦN KINH VÀ GIÁC QUAN
a.Giới thiệu chung hệ thần kinh (mức độ nhận biết 1 điểm )
b.Đại não (mức độ thông hiểu 1 điểm )
c.Hệ thần kinh sinh dưỡng ( mức độ thông hiểu 1 điểm )
d.Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện (mức độ vận dụng 1 điểm
Chương X : TUYẾN NỘI TIẾT
a.Giới thiệu chung hệ nội tiết ( mức độ nhận biết 1 điểm )
b.Tuyến yên, tuyến giáp ( mức độ vận dụng 1 điểm )
* Lớp 9
*Phần một : DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Chương VI : ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC
a. Thoái hóa do tự thụ phấn và do giao phối gần (mức độ thông hiểu 1 điểm )
b. Ưu thế lai ( mức độ nhận biết 1 điểm )
*Phần hai : SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG
Chương I : SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG
a.Môi trường và các nhân tố sinh thái (mức độ nhận biết 1 điểm )
b.Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật (mức độ thông hiểu 1 điểm )
Chương II : HỆ SINH THÁI
a.Quần thể sinh vật ( mức độ vận dụng 1 điểm )
b. Quần thể người (mức độ thông hiểu 1 điểm )
c.Quần xã sinh vật ( mức độ nhận biết 1 điểm )
d.Hệ sinh thái ( mức độ vận dụng 1 điểm )
Chương III : CON NGƯỜI, DÂN SỐ VÀ MÔI TRƯỜNG
a.Tác động của con người đối với môi trường (mức độ nhận biết 1 điểm )
b.Ô nhiễm môi trường (mức độ vận dụng 1 điểm )

6

5. MÔN HÓA HỌC
* Lớp 8: Giáo viên bộ môn ôn tập từ chương IV đến chương VI theo
chuẩn kiến thức kỹ năng . Nội dung xoay quanh Phần lý thuyết và bài tập cụ thể như
sau :
A-PHẦN LÝ THUYẾT (6 điểm )
Chương IV : OXI – KHÔNG KHÍ
a. Tính chất của Oxi
b.Sự oxi hóa . Phản ứng hóa hợp. Ứng dụng của oxi
c.Oxit
Chương V : HIDRO- NƯỚC
a.Tính chất . Ứng dụng của hidro
b.Phản ứng oxi hóa khử
c. Axit, Bazo, Muối
Chương VI : DUNG DỊCH
- Dung dịch
B-Phần bài tập (4 điểm )
-Bài 1 : Thiết lập phương trình hóa học theo sơ đồ
-Bài 2 : Bài toán định lượng : Bài toán tính theo phương trình hóa học


* Lớp 9: Giáo viên ôn tập xoay quanh các kiến thức từ chương III đến chương V
theo chuẩn kiến thức kỹ năng , được phân phối :
A-Phần Lý thuyết (6 điểm )
CHƯƠNG III : PHI KIM – SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC
NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
-Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
CHƯƠNG IV : HIDROCACBON - NHIÊN LIỆU
- Tính chất hóa học, công thức cấu tạo, điều chế : Mê tan, Etilen , Axetilen, Ben

zen
CHƯƠNG V : DẪN XUẤT CỦA HIDROCACBON – POLIME
-Tính chất hóa học, công thức cấu tạo, điều chế : Rượu etylic, Axit axetic,

B-Phần bài tập : (4 điểm )
Bài 1 : Bài toán định tính : Nhận biết . Viết phương trình hóa học thực hiện sơ
đồ chuyển đổi hóa học
Bài 2 : Bài toán về đốt cháy hợp chất hữu cơ , xác định công thức phân tử

7

Yêu cầu : - Các giáo viên bộ môn thông báo cho học sinh cấu trúc đề để kết
hợp tự ôn tập ở nhà và tổ chức ôn tập trước ngày thi kiểm tra học kỳ.
- Nội dung ôn tập phải bám sát tài liệu hướng dẫn chuẫn kiến thức
kỹ năng quy định tại Chương trình giáo dục phổ thông, tài liệu hướng dẫn kiểm tra
đánh giá kết quả học tập môn học và đề kiểm tra học kỳ do Bộ GDĐT phát hành;
- Giáo viên cần chốt lại các ý chính trọng tâm trong từng chương, bài
đã được ghi trong cấu trúc, không nên cho học sinh học thuộc lòng vì đề có yêu cầu
“học sinh hiểu biết, giải thích và xử lý số liệu thống kê,…” Riêng các môn KHXH,
các câu hỏi lý thuyết hướng dẫn chấm không bắt buộc học sinh phải ghi lại chính xác
từng câu, chữ trong đáp án mà học sinh có thể diễn đạt theo cách hiểu, lối hành văn
riêng của minh (sao cho đảm bảo thể hiện đủ ý)
- Đặc biệt chú trọng việc hướng dẫn học sinh cách học bài (phải nắm
được các ý chính trọng tâm của từng nội dung để có thể diễn đạt theo cách hiểu, lối
hành văn riêng của mình, không phải học thuộc lòng máy móc) và cách làm bài kiểm
tra [đọc kỹ đề bài để xác định trọng tâm câu hỏi hoặc yêu cầu của đề, từ đó định
hướng nội dung trả lời (phạm vi trả lời, có bao nhiêu ý, bao nhiêu phần, )]
B. ĐỐI VỚI CÁC MÔN TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ RA ĐỀ:
Căn cứ vào tài liệu hướng dẫn chuẩn kiến thức, kỹ năng quy định tại Chương
trình giáo dục phổ thông, tài liệu hướng dẫn kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn

học và đề kiểm tra học kỳ do Bộ GDĐT phát hành; các đơn vị xây dựng cấu trúc đề
kiểm tra, thông báo để giáo viên hướng dẫn học sinh ôn tập đầy đủ nội dung trước
ngày 04/4/2011. Đề kiểm tra học kỳ II các đơn vị ra theo hình thức tự luận với nhiều
câu tuỳ thuộc vào đặc thù từng môn học;
Các đơn vị gởi văn bản hướng dẫn cấu trúc và ma trận đề kiểm tra của đơn vị
về phòng GDĐT (hướng dẫn cấu trúc và ma trận các đề do trường THCS ra). Sở và
Phòng GDĐT sẽ tổ chức kiểm tra công tác hướng dẫn ôn tập, hướng dẫn cấu trúc đề,
lập ma trận đề, chất lượng đề kiểm tra các đơn vị ra, khâu coi chấm và đánh giá kết
quả học tập, rèn luyện của học sinh trong học kỳ II.
Nhận được công văn này, đề nghị các đơn vị triển khai thực hiện. Trong quá
trình thực hiện; nếu có khó khăn vướng mắc, cần liên hệ kịp thời với phòng GDĐT
(Tổ Nghiệp vụ-đ/c Lộc) để được hướng dẫn.
Nơi nhận: KT.TRƯỞNG PHÒNG
- Như trên (thực hiện); PHÓ TRƯỞNG PHÒNG
- Lãnh đạo Phòng GDĐT(chỉ đạo);
- Lưu: VT, TCCB, (NV-Lộc). (đã ký)
8

Đào Hải Nam

9

×