Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

BÀI TẬP NHÓM MÔN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ THỊ TRƯỜNG VỐN VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (798.07 KB, 30 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH
  
TIỂU LUẬN NHÓM 04
MÔN: TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
Đề tài:
THỊ TRƯỜNG VỐN VIỆT NAM
GVHD: PGS.TS.LÊ PHAN DIỆU THẢO

DANH SÁCH NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN
1. Nguyễn Hạnh Dung
2. Dương Thuý Hạnh
3. Nguyễn Mạnh Huy
4. Võ Minh Thịnh
5. Lương Thanh Tuyền (NT)
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC NHÓM
Họ và tên Công việc
Nguyễn Hạnh Dung
Tổng quan về thị trường vốn
Phần Kết Luận
Dương Thúy Hạnh Thị trường trái phiếu
Nguyễn Mạnh Huy Định hướng phát triển và giải pháp
Võ Minh Thịnh
Thị trường cổ phiếu
Trình bày Word
Lương Thanh Tuyền
Tổng hợp
Trình bày Word, Power Point
Phần Mở Đầu
Tiểu luận nhóm 04 THỊ TRƯỜNG VỐN VIỆT NAM Trang 1
CHƯƠNG 1


TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG VỐN VIỆT NAM
1.1. KHÁI NIỆM
Thị trường vốn là nơi cung cấp cho các khoản đầu tư dài hạn của các doanh nghiệp,
chính phủ và các hộ gia đình. Thị trường vốn là nơi trao đổi các công cụ tài chính trung
và dài hạn.
Thị trường vốn bao gồm thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp. Thị trường sơ cấp
dùng để giao dịch với các loại cổ phiếu và chứng khoán mới phát hành; Trong khi thị
trường thứ cấp giao dịch với các chứng khoán đã phát hành.
1.2. VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG VỐN
 Thứ nhất, thị trường vốn là một kênh huy động vốn quan trọng cho đầu tư phát
triển.
 Thứ hai, thị trường vốn tạo tính thanh khoản cho chứng khoán và các công cụ tài
chính, khi các nhà đầu tư cần tiền.
 Thứ ba, phát triển thị trường vốn để thu hút và kiểm soát vốn đầu tư nước ngoài.
Đây là kênh đầu tư hữu hiệu trong nền kinh tế thị trường.
 Thứ tư, thị trường vốn, đặc biệt là thị trường chứng khoán (TTCK) là công cụ
đánh giá hoạt động kinh doanh của DN. Thông qua thị trường vốn, những nhà đầu tư có
cơ sở đánh giá thực trạng và dự đoán tương lai của nền kinh tế. Cơ quan quản lý thường
thông qua thị trường vốn để phân tích, dự báo, ban hành các văn bản pháp lý để điều tiết
và quản lý thị trường một cách hiệu quả.
 Thứ năm, thị trường vốn tạo điều kiện để thực hiện các chính sách kinh tếvĩ mô.
Thị trường vốn có một ý nghĩa rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế của các nước có
nền kinh tế thị trường. Thị trường vốn như một cái van điều tiết của nền kinh tế, điều tiết
từ nơi sử dụng vốn không hiệu quả sang đến nơi sử dụng vốn có hiệu quả hơn, từ nơi thừa
vốn sang nơi thiếu vốn
 Thị trường vốn gắn bó gần gũi với tiết kiệm và đầu tư hơn. Nó là nhịp cầu để
chuyển tiết kiệm của những đơn vị thặng dư qua những cuộc đầu tư của những đơn vị
thiếu hụt. Qua đó, thị trường vốn đóng góp vào sự ổn định kinh tế bằng cách cân đối tiết
Nhóm
Tiểu luận nhóm 04 THỊ TRƯỜNG VỐN VIỆT NAM Trang 2

kiệm với đầu tư. Do đó, một thị trường vốn có hiệu quả sẽ đóng góp tích cực vào việc
nâng cao mức sống cho dân chúng
1.3. CÔNG CỤ TRÊN THỊ TRƯỜNG
Do thời gian luân chuyển vốn trên thị trường này dài hạn hơn so với thị trường tiền
tệ nên các công cụ trên thị trường vốn có rủi ro cao hơn nhưng đồng thời lợi tức kỳ vọng
cũng cao hơn
- Cổ phiếu: là một chứng thư xác nhận góp vốn và quyền sở hữu hợp pháp của một chủ thể đối
với một doanh nghiệp cổ phần
- Trái phiếu: là một chứng thư xác nhận một khoản nợ của tổ chức phát hành đối với người sở
hữu (trái chủ) trong đó cam kết sẽ trả khoản nợ kèm với tiền lãi trong một thời hạn nhất định. Nếu căn cứ
vào chủ thể phát hành, trái phiếu gồm 2 loại:
 Trái phiếu công ty: trái phiếu do công ty phát hành với mục đích huy động vốn để
bổ sung vốn tạm thời thiếu phục vụ cho đầu tư phát triển.
 Trái phiếu nhà nước: là chứng khóan nợ do chính phủ trung ương hoặc chính
quyền địa phương phát hành, nhằm mục đích bù đắp cho sự thiếu hụt ngân sách và tài trợ
cho các dự án xây dựng các cơ sở hạ tầng, công trình phúc lợi công cộng trung ương và
địa phương.
- Chứng khoán phái sinh: công cụ tài chính này được thể hiện dưới dạng các hợp đồng mua
bán được chuẩn hóa về loại hàng hóa, về giá trị hợp đồng, về thời hạn… chúng được ra đời từcác giao
dịch chứng khoán và được quyền chuyển đổi sang chứng khoán qua hành vi mua bán. Do đó, người ta gọi
chúng là các chứng từ có nguồn gốc tài chính hoặc các chứng khóan phái sinh.
1.4. CHỦ THỂ HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG
- Những người huy động vốn chủ yếu và quan trọng nhất là các doanh nghiệp, chính quyền địa
phương và Chính Phủ.
- Những người cung cấp vốn là tổ chức tài chính như ngân hàng,công ty bảo hiểm, quỹ hưu
trí…và công chúng.
1.5. PHÂN LOẠI THỊ TRƯỜNG VỐN
1.5.1. Thị trường trái phiếu
1.5.1.1. Đặc điểm chung
Hiện nay thị trường trái phiếu Việt Nam mới trong giai đoạn đầu phát triển với sự

tồn tại của thị trường trái phiếu Chính phủ.
Nhóm
Tiểu luận nhóm 04 THỊ TRƯỜNG VỐN VIỆT NAM Trang 3
Chủ thể phát hành không đa dạng, chưa có hệ thống các nhà tạo lập thị trường và hệ
thống giao dịch, thanh toán còn nhiều hạn chế.
1.5.1.2. Phân loại trái phiếu
- Trái phiếu chính phủ, trái phiếu kho bạc Nhà nước: Hàng hoá giao dịch trên
thị trường trái phiếu chủ yếu là Trái phiếu Chính Phủ nên chưa thực sự tạo được sức hấp
dẫn cho nhà đầu tư.Theo Nghị định 141/2003/NĐ-CP thì Trái phiếu Chính Phủ bao gồm:
 Trái phiếu do Chính phủ phát hành, như: Tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc,
trái phiếu công trình Trung ương, trái phiếu đầu tư, trái phiếu ngoại tệ và công trái xây
dựng Tổ quốc.
 Trái phiếu do Chính phủ bảo lãnh phát hành: có kỳ hạn từ 1 năm trở lên, do các
doanh nghiệp phát hành để huy động vốn cho các dự án đầu tư theo chỉ định của Thủ
tướng Chính phủ và được phát hành cho từng công trình cụ thể. Tổng giá trị trái phiếu
được phát hành cho một công trình không vượt quá tổng giá trị công trình và mức phát
hành cụ thể cho từng công trình phải theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
- Trái phiếu chính quyền địa phương: Chủ yếu cho các địa phương huy động
vốn phục vụ cho việc xây dựng các công trình cơ sở vật chất hạ tầng tại địa phương. Hiện
nay chỉ có hai địa phương là Hà Nội và TP.HCM thực hiện việc phát hành trái phiếu
chính quyền địa phương thường xuyên với số lượng lớn để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng,
công trình phúc lợi tại địa phương, các tỉnh thành khác chỉ phát hành nhỏ lẻ.
- Trái phiếu doanh nghiệp: Hiện nay Nhà nước rất ưu ái trong việc phát hành
trái phiếu doanh nghiệp nên chỉ tốn thời gian từ 6 đến 8 tuần để hoàn tất hồ sơ phát hành,
nhanh hơn nhiều so với việc đi vay ngân hàng hay phát hành cổ phiếu. Đồng thời việc
phát hành trái phiếu cũng giúp cho doanh nghiệp dễ dàng huy động được lượng vốn lớn.
- Chứng chỉ tiền gửi và các chứng khoán nợ khác: Chứng chỉ tiền gửi thường có
thời hạn một năm hoặc hơn. Việc giới hạn số ngày giao dịch là 90 ngày được áp dụng cho
hoạt động thị trường mở mà trong đó NHNN mua đứt bán đoạn các chứng từ, không áp
dụng cho các giao dịch có kỳ hạn. Việc hạn chế này là nhằm mục đích hướng dẫn thực

hiện CSTT ngắn hạn của NHNN.
Có thể nói, thị trường trái phiếu Việt Nam được cho là vẫn còn trong giai đoạn đầu của sự
phát triển, trong đó Trái phiếu Chính Phủ là một tiềm năng lớn. Bên cạnh đó, trái phiếu
Nhóm
Tiểu luận nhóm 04 THỊ TRƯỜNG VỐN VIỆT NAM Trang 4
doanh nghiệp vẫn là một nguồn cung vốn lớn đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp. Do đó
cần phải có biện pháp để khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng thị trường này một cách
có hiệu quả nhất.
1.5.1.3. Điều kiện, phương thức phát hành trái phiếu
1.5.1.3.a. Trái phiếu doanh nghiệp
Theo Nghị định 90/2011/NĐ-CP:
 Điều kiện:
- Là công ty cổ phần, công ty TNHH, DNNN có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký
phát hành là 10 tỷ VND.
- Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký phát hành phải có lãi, đồng thời
không có lỗ lũy kế đến năm đăng ký chào bán, không có các khoảng nợ phải trả quá hạn trên 1 năm.
- Có phương án phát hành, phương án sử dụng và trả vốn thu được từ đợt phát hành trái phiếu
- Có cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành đối với nhà đầu tư về điều kiện phát
hành, thanh toán, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và các điều kiện khác.
 Phương thức:
- Phát hành thông qua hình thức bảo lãnh phát hành: bao gồm các hình thức bảo lãnh từng
phần, đồng bảo lãnh, tổ hợp bảo lãnh và bảo lãnh toàn bộ.
- Phát hành thông qua Đại lý phát hành.
- Phát hành thông qua phương thức đấu thầu: Đấu thầu cạnh tranh lãi suất và không cạnh tranh
lãi suất.
1.5.1.3.b. Trái phiếu Chính phủ
Theo Điều 9, Nghị định 72-CP thì phương thức phát hành trái phiếu Chính phủ là:
- Phát hành trực tiếp qua Kho bạc Nhà nước.
- Phát hành thông qua các đại lý là các tổ chức trung gian tài chính: Ngân hàng Thương mại,
Công ty Tài chính, Công ty Bảo hiểm. Các đại lý được hưởng một khoản phí phát hành do Bộ Tài chính

quy định.
- Phát hành theo phương thức đấu thầu. Theo đó hoạt động đấu thầu do Sở Giao dịch Chứng
khoán Hà Nội (HNX) được Chính phủ chỉ định là đơn vị duy nhất chịu trách nhiệm tổ chức và thực hiện.
1.5.1.3.c. Trái phiếu chính quyền địa phương
Theo Thông tư số 81/2012/TT-BTC:
 Điều kiện phát hành:
Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện phát hành trái phiếu
chính quyền địa phương quy định tại Điều 39 Luật Quản lý nợ công và Điều 24 Nghị định
số 01/2011/NĐ-CP.
Nhóm
Tiểu luận nhóm 04 THỊ TRƯỜNG VỐN VIỆT NAM Trang 5
 Phương thức phát hành:
- Đấu thầu phát hành trái phiếu được thực hiện qua Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội;
- Bảo lãnh phát hành;
- Đại lý phát hành.
1.6. Thị trường cổ phiếu
1.6.1. Mô hình tổ chức
Mô hình tổ chức bộ máy quản lý nhà nước và tổ chức thị trường chứng khóan Việt
Nam năm 1996
Mô hình tổ chức bộ máy quản lý nhà nước và tổ chức thị trường chứng khóan Việt
Nam từ năm 2004 đến nay
Nhóm
CÁC TỔ CHỨC PHỤ
TRỢ: LƯU KÍ CK,
THANH TOÁN…
CÁC
TTGDCK
CHÍNH PHỦ
NHNN, BỘ KH-
ĐT, BỘ TƯ PHÁP,

BỘ TÀI CHÍNH.
UBCKNN
CÁC TỔ CHỨC
KINH DOANH CK
CÁC NHÀ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
CÁC TỔ CHỨC
NYCK
CÁC TỔ CHỨC
PHVK
CÁC TCPHCK
RA CÔNG
CHÚNG CHƯA
NY & ĐKGD
CÁC TC
KINH
DOANH CK
TTGDCK
HN
CÁC TC
ĐĂNG KÝ
GDCK
CHÍNH PHỦ
BỘ TÀI CHÍNH
UBCKNN
CÁC TỔ CHỨC PHỤ TRỢ
SGDCK TP.HCM
CÁC TCNY CK
CÁC NHÀ ĐẦU TƯ CK
Tiểu luận nhóm 04 THỊ TRƯỜNG VỐN VIỆT NAM Trang 6
1.6.2. Các công ty thành viên tham gia

Theo số liệu cập nhật ngày 31/12/2013
A. Công ty đại chúng đã đăng ký công bố thông tin: 1010
B. Công ty chứng khóan: 101
C. Công ty quản lý quỹ: 41
D. VPĐD tổ chức kinh doanh chứng khóan nước ngòai: 31
E. Ngân hàng lưu ký: 7
F. Ngân hàng chỉ định thanh tóan: 1
G. Tổ chức kiểm tóan được chấp nhận: 38
H. Quỹ đầu tư chứng khóan: 31
(Nguồn: />201401021607595036ca31.chn
/>1.6.3. Chỉ số VNindex
Là chỉ số của thị trường chứng khóan được tính tóan bởi Ủy ban chứng khóan Nhà
nước, theo công thức: VN INDEX = Σ (( P1i x Q1i ) x 100 ) / P0i x Q0i ))
Trong đó: + P1i : Giá hiện hành của cổ phiếu i
+ Q1i: Khối lượng đang lưu hành của cổ phiếu i
+ Poi: Giá cổ phiếu i thời kỳ gốc
+ Qoi: Khối lượng cổ phiếu i thời kỳ gốc
Dựa trên cơ sở theo dõi, so sánh chỉ số VNindex mỗi ngày có thể biết được biến
động tăng giảm của thị trường để từ đó dự đóan được tình hình của nền kinh tế trong
tương lai.
Nhóm
Tiểu luận nhóm 04 THỊ TRƯỜNG VỐN VIỆT NAM Trang 7
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG VỐN VIỆT NAM
1.7. Thị trường trái phiếu Việt Nam
1.7.1. Môi trường giao dịch thị trường trái phiếu
Trước tiên, hai biểu hình dưới đây là cách tiếp cận nguồn vốn của thị trường trái
phiếu
Sơ đồ 2.1: Quy trình mua bán trái phiếu chính phủ Việt Nam cho nước
ngoài

(Nguồn: />e.pdf , trang 1220)
Nhóm
Tiểu luận nhóm 04 THỊ TRƯỜNG VỐN VIỆT NAM Trang 8
Sơ đồ 2.2: Quy trình mua bán trái phiếu chính phủ trong Việt Nam
Nguồn:
( ,
trang 1220)
Đầu năm 2014, Trái phiếu nội tệ đang lưu hành được mở rộng đến 744.6 ngìn tỷ
đồng tương đương 35.3 triệu usd, tăng 23% so với cuối quý trước và tăng trưởng
17.8% so với cùng kỳ năm trước đặt biệt là sự tăng trưởng mạnh mẽ trong khu vực trái
phiếu chính phủ. Tín phiếu ngắn hạn của NHTƯ (kỳ hạn 28 và 91 ngày) đạt mức kỷ
lục quý 1/2014
Nguồn:
( />)
1.7.2. Lịch sử phát triển
Trên thực tế, thị trường này đã quá trình hình thành, phát triển trong suốt 9 năm
qua song song với thị trường cổ phiếu niêm yết. Dưới đây là các mốc thời gian đáng
chú ý góp phần làm nên một thị trường TPCP chuyên biệt như ngày nay.
Tháng 8/2000: TPCP được đưa vào giao dịch trên Trung tâm Giao dịch Chứng
khoán Tp.HCM, nay là HOSE. Đây là sự kiện đầu tiên đánh dấu việc TPCP được giao
dịch trên thị trường chứng khoán và được coi như một loại hàng hóa trên thị trường
chứng khoán.
Nhóm
Tiểu luận nhóm 04 THỊ TRƯỜNG VỐN VIỆT NAM Trang 9
Tháng 11/2003: Chính phủ ban hành Nghị định 141/2003/NĐ-CP về việc phát
hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa
phương bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ trong phạm vi cả nước.
Cũng trong năm đó SSC và ADB phối hợp soạn thảo Chiến lược Phát triển Thị
trường Vốn Việt Nam (Vietnam CapitalMarket Roadmap) cho đến năm 2012. Bản
chiến lược này vạch ra ba giai đoạn phát triển với nhữngchính sách rất cụ thể để phát

triển thị trường trái phiếu nói riêng và thị trường vốn nói chung choViệt Nam
Tháng 8/2005: TPCP được đưa vào giao dịch trên Trung tâm GDCK Hà Nội.
Như vậy, sau 5 năm giao dịch trên Sở GDCK Tp.HCM, lần đầu tiên TPCP được đưa
vào giao dịch trên Trung tâm GDCK Hà Nội sau khi Trung tâm này được thành lập.
Tháng 6/2006: Quyết định số 2276/QĐ-BTC về tập trung đấu thầu TPCP tại
Trung tâm GDCK Hà Nội. Quyết định này quy định sẽ chỉ tập trung hoạt động đấu
thầu trái phiếu Chính phủ, bao gồm trái phiếu kho bạc và trái phiếu đầu tư tại Trung
tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội kể từ ngày 01/07/2006. Chỉ sau 3 tháng kể từ
ngày Quyết định này ra đời, Trung tâm GDCK Hà Nội đạt được những thành công
bước đầu khi tổ chức thành công 4 phiên đấu thầu Trái phiếu Chính phủ theo kế hoạch
huy động vốn của Kho bạc Nhà nước, huy động được 1.200 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn
5 năm, đạt 80% khối lượng gọi thầu; đã có 38 loại trái phiếu đăng ký giao dịch với
tổng giá trị đạt 7.027 tỷ đồng. Đây được xem là bước đệm để tạo tiền đề hình thành thị
trường Trái phiếu Chính phủ chuyên biệt tại TTGDCK Hà Nội. Ngòai ra còn có Quyết
định 46/2006/QĐ-BTC ban hành Quy chế về việc phát hành quy mô lớn trái phiếu
Chính phủ. Theo đó, khối lượng phát hành của một lô lớn trái phiếu tối thiểu là 1.000
tỷ đồng. Kỳ hạn của trái phiếu lô lớn từ 5 năm trở lên. Trái phiếu lô lớn được phát
hành theo phương thức sau: đấu thầu trái phiếu hoặc bảo lãnh phát hành trái phiếu.
Thời hạn phát hành của một lô lớn trái phiếu tối đa không quá 365 ngày. Việc phát
hành trái phiếu Chính phủ theo lô lớn nhằm mục đích tăng cường khả năng huy động
vốn và cho đầu tư phát triển, đồng thời nâng cao tính thanh khoản của trái phiếu Chính
phủ trên thị trường giao dịch và tạo khả năng hình thành lãi suất chuẩn cho các công
cụ nợ.
Tháng 1/2008: Quyết định 86/2008/QĐ-BTC phê duyệt đề án xây dựng thị
trường TPCP chuyên biệt. Đây được xem là mốc sự kiện quan trọng nhất vì đã đặt ra
mục tiêu, lộ trình và xác định mô hình phát triển của Thị trường TPCP. Đề án được
Nhóm
Tiểu luận nhóm 04 THỊ TRƯỜNG VỐN VIỆT NAM Trang 10
xây dựng nhằm tạo ra một thị trường giao dịch trái phiếu chuyên biệt, tách hẳn khỏi thị
trường giao dịch cổ phiếu. Các nội dung chính của đề án bao gồm thực trạng thị

trường trái phiếu Chính phủ; yêu cầu huy động vốn ngân sách và định hướng phát
triển; Mục tiêu, quan điểm, nguyên tắc phát triển thị trường giao dịch trái phiếu Chính
phủ Hàng hóa giao dịch bao gồm các loại trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính
quyền địa phương, trái phiếu Chính phủ bảo lãnh. Tất cả các loại trái phiếu giao dịch
trong hệ thống đều được lưu ký tập trung tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán. Trái
phiếu Chính phủ giao dịch sẽ được gán mã giao dịch và mã định danh riêng biệt để tạo
thuận lợi cho hoạt động giao dịch và quản lý. Phương thức giao dịch được áp dụng là
thỏa thuận. Thành viên có thể thực hiện giao dịch thỏa thuận từ xa thông qua hệ thống
mạng máy tính nội bộ mở rộng.
 Lộ trình triển khai đề án gồm:
Nội dung Thời gian
Xây dựng và hoàn chỉnh Đề án trình Bộ Tài chính
phê duyệt.
Quý IV/2007 và Quý I/2008
Xây dựng thiết kế hệ thống cho giao dịch trái
phiếu Chính phủ tại HASTC (hệ thống giao dịch và hệ
thống công bố thông tin) theo mô hình đa định chế của
giai đoạn 1; Hệ thống thanh toán, bù trừ và lưu ký trái
phiếu cho Trung tâm lưu ký chứng khoán.
Quý IV/2007 và Quý I/2008
Xây dựng khung pháp lý cho thị trường trái phiếu
(Quy chế Giao dịch; thành viên, Công bố thông tin;
Giám sát thị trường ).
Quý I /2008
Chuyển giao dịch trái phiếu Chính phủ từ HOSE
ra HASTC để thống nhất đầu mối về giao dịch trái
phiếu Chính phủ.
Quý I /2008
Chạy thử hệ thống để đưa vào vận hành Quý II /2008
Thực hiện triển khai áp dụng hệ thống mới Quý II /2008

Tháng 5/2008: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quyết định chuyển trái phiếu
chính phủ từ sàn Tp.HCM sang niêm yết tại sàn Hà Nội. Theo quyết định, từ ngày
2/6/2008, toàn bộ Trái phiếu chính phủ niêm yết tại HOSE sẽ chính thức niêm yết và
giao dịch tại HASTC. Những Trái phiếu chính phủ có thời gian đáo hạn tối thiểu từ 6
tháng trở lên tính từ ngày 2/6/2008 thì Trung tâm Lưu ký Chứng khoán phải thực hiện
rà soát để tập hợp theo dõi các loại hình trái phiếu, kỳ hạn, lãi suất
Nhóm
Tiểu luận nhóm 04 THỊ TRƯỜNG VỐN VIỆT NAM Trang 11
Tháng 7/2008: Quyết định Số 46/2008/QĐ-BTC ban hành Quy chế quản lý giao
dịch TPCP tại Trung tâm GDCK Hà Nội. Quy chế này quy định về hoạt động đăng ký
niêm yết, công bố thông tin, thành viên giao dịch trái phiếu Chính phủ (TPCP); quy
định về giao dịch và quản lý giao dịch TPCP niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng
khoán Hà Nội (TTGDCKHN); giá yết, giá thực hiện, thành viên thông thường, thành
viên đặc biệt, giao dịch thông thường và giao dịch mua bán lại.
Tháng 9/2009: Hệ thống giao dịch Trái phiếu Chính phủ chuyên biệt chính thức
được Sở GDCK Hà Nội (HNX) đưa vào vận hành và ra mắt vào ngày 24/09/2009 tới
với mục tiêu phát huy tối đa tầm quan trọng của kênh huy động vốn này đối với nền
kinh tế.
Năm 2013 đánh dấu một bước phát triển đột phá với việc đưa vào vận hành hệ
thống giao dịch cổ phiếu niêm yết core i5. Hệ thống mới áp dụng công nghệ xử lý
khớp lệnh trên memory, thay vì khớp lệnh trên data như trước đây đã gia tăng đáng kể
tốc độ xử lý của hệ thống. Năng lực xử lý của hệ thống có thể đạt 20 - 30 triệu lệnh
trong một phiên giao dịch, tốc độ xử lý lệnh có thể đạt ngưỡng 15.000 - 20.000
lệnh/giây (gấp hơn 10 lần năng lực của hệ thống hiện nay). Ngoài ra, hệ thống mới này
được xây dựng trên cơ sở tích hợp hệ thống giao dịch dành cho thị trường cổ phiếu
niêm yết, UPCoM và các thị trường dự kiến sẽ mở trong tương lai vào chung cùng một
nền tảng phần mềm giao dịch, với nhiều loại lệnh mới và tính năng mới. Hệ thống mới
cùng với chính sách mới quy định các thành viên giao dịch đồng thời là thành viên đấu
thầu có nghĩa vụ chào mua, chào bán TPCP với cam kết chắc chắn trên hệ thống giao
dịch và chào giá tham khảo trên hệ thống đường cong lợi suất đã làm cho thanh khoản

TPCP tăng đột biến.
Một bước đột phá nữa trên thị trường giao dịch TPCP là tháng 9/2012, SGDCK
Hà Nội đã hoàn thành và chính thức khai trương giao dịch tín phiếu Kho bạc. Việc đưa
tín phiếu vào giao dịch trên cùng hệ thống giao dịch TPCP chuyên biệt tạo ra sự liên
kết giữa thị trường ngắn hạn và thị trường dài hạn, góp phần tạo thuận lợi cho việc
điều hành thị trường, điều hành chính sách tài khóa và tiền tệ của các cơ quan quản lý
cũng như việc thực hiện giao dịch của thành viên.
1.7.3. Thị trường trái phiếu
1.7.3.1. Thị trường trái phiếu sơ cấp
Nhóm
Tiểu luận nhóm 04 THỊ TRƯỜNG VỐN VIỆT NAM Trang 12
Giai đoạn từ 2000-2005 , trên thị trường trái phiếu sơ cấp lúc này chỉ có 2 loại
trái phiếu đó là trái phiếu chính phủ và trái phiếu ngân hàng đầu tư và phát triển, vẫn
chưa có sự tham gia của trái phiếu doanh nghiệp
Mãi đến năm 2006, với sự ra đời của nghị định 52/2006/NĐ-CP quy định về việc
phát hành trái phiếu doanh nghiệp, thị trường này bắt đầu mới khởi sắc. Theo thống kê
trong giai đoạn từ 2006 đến 2010 thì có tổng cộng 35 đợt phát hành trái phiếu của
doanh nghiệp nhà nước với khối lượng huy động khoảng 33 ngàn tỷ đồng.
Tuy nhiên, đến năm 2011, thị trường sơ cấp của trái phiếu doanh nghiệp lại khá
ảm đạm do môi trường kinh tế trong và ngoài nước bất ổn, khiến việc phát hành trái
phiếu của doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Điển hình như trường hợp của Tập
đoàn dầu khí VN đã hoãn phát hành 500 triệu usd trái phiếu. Ngược lại đối với TPCP,
thì năm 2011 lại là một năm rất sôi động. Với chỉ tiêu huy động 80 ngàn tỷ đồng thì
năm 2011 sau 130 phiên đâu thầu thì đã huy động được 81715,8 tỷ đồng , trong đó huy
động trái phiếu kho bạc đạt hơn 62 ngàn tỷ đồng ( đạt khoảng 80% chỉ tiêu kế hoạch)
Năm 2012, có 4 doanh nghiệp Việt Nam xây dựng kế hoạch phát hành trái phiếu
quốc tế. Cụ thể, tập đoàn Masan đã phát hành thành công 100 triệu USD trái phiểu
chuyển đổi, kỳ hạn 4 năm, lãi suất 5%/năm (tăng 1% sau mỗi năm). Tập đoàn
Vingroup đã phát hành thành công 300 triệu USD trái phiếu chuyển đổi, kỳ hạn 5 năm,
lãi suất 5%/năm. Ngân hàng Vietinbank dự kiến phát hành 500 triệu USD trái phiếu và

đã phát hành thành công 250 triệu USD trái phiếu, kỳ hạn 4 năm, lãi suất 8%/năm.
Riêng ngân hàng BIDV dự kiến phát hành 500 triệu USD trái phiếu nhưng chưa thành
công do tình hình kinh tế trong và ngoài nước không thuận lợi. Tính đến cuối tháng
12/2012 đã huy động đạt gần 160.000 tỷ đồng (gần gấp 2 lần so với cả năm 2011),
vượt chỉ tiêu kế hoạch huy động điều chỉnh năm 2012 là 135.000 tỷ đồng. Trong tổng
giá trị đấu thầu huy động được trong năm 2012, chỉ riêng Kho bạc Nhà nước đã huy
động được 106.884 tỷ đồng.
(Nguồn:tapchitaichinh.vn( />phieu-Chinh-phu-Diem-sang-nam-2012/20445.tctc)
Năm 2013, cũng theo như dữ liệu thu thập được từ tapchitaichinh.vn thì có
34.412 tỷ đồng TPDN đã được phát hành trong năm 2013. Tính theo dư nợ trên GDP,
tỷ lệ dư nợ TPDN/GDP của năm 2013 đạt 2,65%, cao hơn so với tỷ lệ 1,95% của năm
2012. Với lãi suất phát hành cao nhất là 15.5% /năm.
Nhóm
Tiểu luận nhóm 04 THỊ TRƯỜNG VỐN VIỆT NAM Trang 13
Nguồn : cafef.vn ( />doanh-nghiep-kenh-huy-dong-von-huu-dung/43314.tctc)
Năm 2013 được ghi nhận là 1 năm sôi động của thị trường sơ cấp với khối lượng
trúng thầu tăng trưởng mạnh so với năm 2012.Cụ thể, Sở GDCK Hà Nội đã tổ chức
336 phiên đấu thầu cho các tổ chức phát hành bao gồm: KBNN; Ngân hàng Phát triển
Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, UBND Hà Nội với khối lượng trúng thầu đạt
mức kỷ lục - hơn 194,8 nghìn tỷ đồng trên tổng khối lượng gọi thầu là 370.398 tỷ
đồng, tương ứng mức thành công là 52,59%. Trong đó, KBNN huy động được hơn
143 nghìn tỷ đồng, chiếm hơn 73% giá trị trúng thầu toàn thị trường, tiếp theo là Ngân
hàng Phát triển Việt Nam với 40 nghìn tỷ đồng (21%), Ngân hàng Chính sách xã hội
với 7.380 tỷ đồng (4%) và UBNDTP Hà Nội với 4.400 tỷ đồng (2%).(Nguồn: Báo cáo
trái phiếu 2013 của chứng khoán Bảo Việt).
1.7.3.2. Thị trường trái phiếu thứ cấp
Tháng 7/2000, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE)
chính thức đi vào hoạt động. Sau đó, một số TPCP được niêm yết giao dịch trên Trung
tâm này đánh dấu sự ra đời của TTTP thứ cấp. Cùng với việc NHNN tổ chức đấu thầu
tín phiếu kho bạc và tín phiếu NHNN (có thời hạn dưới 1 năm), thì tại HOSE cũng tổ

chức đấu thầu một số loại TPCP. Đây là hoạt động đầu tiên nhằm thúc đẩy sự phát
triển của TTTP chính phủ của Việt Nam. Tuy nhiên trong thời gian đầu, số lượng và
trị giá trái phiếu đưa ra đấu thầu, phát hành còn rất khiêm tốn. Cho đến năm 2003, quy
Nhóm
Tiểu luận nhóm 04 THỊ TRƯỜNG VỐN VIỆT NAM Trang 14
mô của TTTP vẫn rất nhỏ. Tổng số trái phiếu được phát hành đến thời điểm này mới
chỉ bằng 0.6 % GDP.
Để tạo môi trường pháp lý cho hoạt động này phát triển, cuối năm 2003, Chính
phủ đã ban hành Nghị định số 141/2003/NĐ-CP, ngày 20/11/2003 quy định khung
pháp lý về phát hành TPCP và trái phiếu được chính phủ bảo lãnh. Cũng vào thời điểm
này, Ủy ban chứng khoán Nhà nước (SSC) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB)
phối hợp soạn thảo Chiến lược Phát triển Thị trường Vốn Việt Nam (Vietnam Capital
Market Roadmap) cho giai đoạn đến năm 2012, trong đó có đề xuất những chính sách
rất cụ thể để phát triển TTTP nói riêng và thị trường vốn nói chung cho Việt Nam.(đã
đề cập ở trên)
Với nền tảng nói trên, trong các năm 2004-2009, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ,
Bộ Tài chính và một số bộ, ngành có liên quan đã triển khai một số biện pháp thực
hiện các đề xuất của bản chiến lược với mục đích gia tăng thanh khoản cho TTTP thứ
cấp. Theo đó, tất cả các loại TPCP và trái phiếu doanh nghiệp đều được đưa ra đấu
thầu công khai và phải niêm yết trên HOSE và HNX.
Đồng thời, vào các khỏang thời gian tiếp theo Bộ tài chính cũng ban hành nhiều
quyết định cũng như có nhiều hành động để giúp cho thị trường thứ cấp phát triển. Đặc
biệt là sự kiện đưa thị trường chuyên biệt vào hoạt động năm 2009 và hệ thống đấu
thầu điện tử vào năm 2012 đã góp phần thúc đẩy thị trường thứ cấp hoạt động ngày
cnagf nhộn nhiệp hơn. Quy mô thị trường đã tăng từ mức 0.6%/ GDP năm 2001 lên
mức 16.89% GDP vào cuối năm 2013.
Hiện nay tại thị trường VN thì có 2 sản phẩm chủ yếu đó là trái phiếu chính phủ
(bao gồm cả trái phiếu được chính phủ bão lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương)
và trái phiếu doanh nghiệp. Với vai trò là kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền
kinh tế nên thông thường tỷ lệ giữa 2 sản phẩm này chênh lệch không quá cao tại các

quốc gia có thị trường tài chính phát triển. Tuy nhiên, tại VN, tỷ lệ này lại chênh lệch
khá lớn, có thể xem đây là một điểm khác biệt của thị trường vốn VN.
Theo thống kê từ số liệu của asianbondsonline thì thông thường TPCP chiếm
trung bình khoảng 90% lượng trái phiếu phát hành. Tham khảo sheet dữ liệu
Nhóm
Tiểu luận nhóm 04 THỊ TRƯỜNG VỐN VIỆT NAM Trang 15
Nguồn: />code=LCY_Bond_Market_USD
Về mặt kỳ hạn của Trái phiếu thì theo thống kê trên thị trường quốc tế, kỳ hạn
thông thường của TP rơi vào khoảng 3-10 năm, cá biệt có một số đợt phát hành lên tới 10-
30 năm. Tuy nhiên khi thống kê ở thị trường việt nam thì các trái phiếu có kỳ hạn ngắn lại
được ưu chuộng hơn, mặc dầu TPDN và TPCP vẫn được phát hành với các kỳ hạn từ 2-15
năm, nhưng mà tỷ lệ trúng thầu cao nhất lại là các trái phiếu có kỳ hạn dưới 5 năm, chiếm
khoảng 90% lượng trái phiếu phát hành.
Nhóm
Tiểu luận nhóm 04 THỊ TRƯỜNG VỐN VIỆT NAM Trang 16
Nguồn : asianbondsonline.adb.org
( />code=Govt_Sec_Mat_Local_Ccy)
Nhìn vào biểu đồ có thể thấy tp ngắn hạn ngày cnagf được ưu chuộng, đặt biệt là
thời gian gần đây thì trái phiếu có kỳ hạn ngắn từ 1-3 phát triển rất mạnh mẽ. Điều này
có thể giải thích là do nhà đầu tư còn lo lắng về những bất ổn của nền kinh tế
Về quy mô niêm yết được tăng đáng kể qua các năm. Tại thời điểm cuối năm
2013, có 505 mã trái phiếu được niêm yết với tổng giá trị khoảng 5,209,273,582 đồng,
tăng hơn 35% so với năm 2012 là 3,844,057,000 đồng.
1
Về giao dịch, năm 2013 giao dịch TPCP đạt 809.000 tỷ đồng (gấp gần 2 lần so
với giá trị giao dịch của cả năm 2012 là 423.000 tỷ đồng), trong đó giao dịch Outright
chiếm tỷ trọng chủ yếu trên thị trường (hơn 81% giá trị giao dịch toàn thị trường) và
tập trung chủ yếu vào các kỳ hạn ngắn 2 năm, 3 năm, giá trị giao dịch bình quân phiên
trong năm 2013 đạt 1.929 tỷ đồng, gấp 2 lần so với năm 2012.
Năm 2012

Loại trái phiếu
Loại
tiền tệ Outright Repos

Giá trị giao dịch Thị
phần
Giá trị giao dịch Thị
phần
Trái phiếu CQĐP VND 0.00% 0.00%
Trái phiếu Chính
phủ VND 241,130,386,733,256 74.76% 37,044,770,809,632 36.83%
Trái phiếu được
CPBL VND 81,424,513,100,520 25.24% 63,533,844,645,600 63.17%
Tổng 322,554,899,833,776 100.00% 100,578,615,455,232 1
Tổng giá trị giao
dịch 423,133,515,289,008

Outright/Giá trị
giao dịch 76.23%
Repos/Giá trị giao
dịch 23.77%
Nguồn : />1
Nhóm
Tiểu luận nhóm 04 THỊ TRƯỜNG VỐN VIỆT NAM Trang 17
Năm 2013
Loại trái phiếu
Loại
tiền
tệ Outright Repos


Giá trị giao dịch Thị
phần
Giá trị giao dịch Thị phần
Trái phiếu
CQĐP VND 4,868,258,960,000 0.74% 0 0.00%
Trái phiếu
Chính phủ VND 578,847,793,920,562 87.48% 116,132,162,376,394 78.30%
Trái phiếu được
CPBL VND 77,945,508,226,740 11.78% 32,191,438,240,000 21.70%
Tổng 661,661,561,107,302 100.00% 148,323,600,616,394 1
Tổng giá trị
giao dịch 809,985,161,723,696

Outright/Giá trị
giao dịch 81.69%
Repos/Giá trị
giao dịch 18.31%
Nguồn : từ dữ liệu tính toán và thu thập trên HNX
Như vậy,thị trường trái phiếu chính phủ năm 2013 tiếp tục khẳng định là kênh
huy động vốn chính và hiệu quả cho ngân sách nhà nước, góp phần bình ổn lãi suất và
định hướng điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa của Chính phủ. Tính đến
ngày 31/12/2013, quy mô huy động qua TPCP đạt 194,8 nghìn tỷ đồng so với 156
nghìn tỷ đồng của năm 2012; tổng GTGD TPCP và tín phiếu đạt 417.106 tỷ đồng,
GTGD bình quân đạt 1.668 tỷ đồng/ngày, tăng gấp 2 lần so với năm 2012
(nguồn: Bộ tài chính, ủy ban chứng khoán nhà nước SSC)
/>_afrWindowId=null&_afrLoop=734903190574000&dDocName=APPSSCGOVVN162086263&_afr
WindowMode=0&_adf.ctrlstate=xhj5c80ub_215#%40%3F_afrWindowId%3Dnull%26_afrLoop
%3D734903190574000%26dDocName%3DAPPSSCGOVVN162086263%26_afrWindowMode
%3D0%26_adf.ctrl-state%3Dmbpto9sz2_4).
Những con số này đã góp phần đưa thị trường trái phiếu Việt Nam trở thành thị

trường có mức tăng trưởng cao nhất khu vực châu Á theo như đánh giá của Ngân
Hàng Phát triển châu á ADB.
Đặc biệt, điểm nhấn của thị trường trái phiếu Việt Nam trong năm qua là “Lộ trình phát triển thị
trường trái phiếu Việt Nam đến năm 2020” đã được phê duyệt tại Quyết định 261/QĐ-BTC ngày
1/2/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Đây là động lực quan trọng đối với sự phát triển của thị trường
trái phiếu Việt Nam đến năm 2020 với định hướng, mục tiêu và giải pháp cụ thể. Đáng chú ý là các
giải pháp được đưa ra trong lộ trình được đánh giá là tương đối toàn diện và đồng bộ. Với những mục
tiêu chính như sau:
Nhóm
Tiểu luận nhóm 04 THỊ TRƯỜNG VỐN VIỆT NAM Trang 18
 Một là, tăng tỷ trọng dư nợ trái phiếu/GDP từ 18% (năm 2011) lên khoảng 38%
GDP (năm 2020); trong đó dư nợ trái phiếu chính phủ đạt khoảng 22% GDP và trái
phiếu chính phủ bảo lãnh đạt khoảng 8% GDP, dư nợ trái phiếu chính quyền địa
phương đạt khoảng 1%GDP; và dư nợ trái phiếu doanh nghiệp đạt khoảng 7% GDP.
 Hai là, kéo dài kỳ hạn vay qua phát hành trái phiếu chính phủ trong nước giai
đoạn 2011 - 2015 trung bình khoảng từ 4 - 6 năm và giai đoạn 2016 - 2020 lên khoảng
từ 6 - 8 năm.
 Ba là, tăng tỷ trọng trái phiếu chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh do
khối các công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí, công ty quản lý quỹ nắm giữ từ mức 12%
(năm 2011) lên mức 20% (năm 2020).
 Bốn là, tăng khối lượng giao dịch trái phiếu giao ngay bình quân phiên từ mức
khoảng 0,2% dư nợ trái phiếu niêm yết (năm 2011) lên mức khoảng 0,3 – 0,4% dư nợ
trái phiếu niêm yết (năm 2020).
Về chủ thể tham gia thị trường trái phiếu thì theo thống kê của HNX thì tính đến
2013 thị trường sơ cấp có 23 thành viên và thị trường thứ cấp là 54 thành viên, chủ yếu
là các NHTM và các công ty chứng khoán.
1.8. Thị trường cổ phiếu Việt Nam
1.8.1. Chỉ số VNIndex
Thống kê chỉ số VNIndex từ năm 2003 đến năm 2013
Nguồn: />2.chn ngày truy cập 22/06/2014

Ngày 11/1/2007, Việt Nam gia nhập WTO nên nguồn vốn nước ngòai đổ vào VN
rất nhiều, do đó chỉ số VNIndex tăng cao hơn 1000 điểm. Tuy nhiên, năm 2008, khủng
hỏang kinh tế lan rộng dẫn đến lạm phát tăng cao trên 22,97% tác động xấu đến tâm lý
đầu tư của các nhà đầu tư vào thị trường chứng khóan, do đó VNIndex bắt đầu giảm
Nhóm
Tiểu luận nhóm 04 THỊ TRƯỜNG VỐN VIỆT NAM Trang 19
dần và vào tháng 3/2009, VNIndex giảm dưới 500 điểm và bắt đầu từ năm 2010
VNIndex giao động xung quanh mức 500 điểm.
1.8.2. Vốn hoá thị trường
-
dollar-wb-data.html. Ngày truy cập 22/06/2014
Năm 2006 có nguồn vốn đổ mạnh vào thị trường tài chính Việt Nam vì năm 2006
là năm tiền đề trước khi Việt Nam gia nhập WTO. Năm 2007, 20 tỷ USD vào Việt
Nam, gần như 200% so với 2 năm trước đó. Tuy nhiên, Thị trường tài chính thế giới
lại bị lâm vào khủng hoảng lại ghi nhận một sự sụt giảm đáng kể. Năm 2009, nguồn
vốn vào trong thị trường tài chính tăng hơn 20 tỷ USD do tăng trưởng GDP cao một
phần là do những chính sách kích cầu của chính phủ được thực hiện một cách khá
mạnh. Tổng số tiền đã giải ngân cho gói kích cầu năm 2009 khoảng 100,000 tỷ đồng
VND (khoảng 6% GDP). Đặc biệt đáng chú ý là tổng tín dụng hỗ trợ lãi suất 4% đạt
hơn 400,000 tỷ đồng, chiếm gần 1/4 toàn bộ tín dụng trong nền kinh tế. Điều này đã
góp phần rất lớn trong việc chống suy giảm kinh tế; phần khác là do được nhờ tỷ lệ
đầu tư trong nền kinh tế ở mức cao tổng số vốn đầu tư khoảng 42.8% GDP, thu hút
FDI của năm 2009 sút giảm khá mạnh so với năm 2008. Theo số liệu của Cục Đầu tư
nước ngoài, FDI đăng ký năm 2009 đạt 21.48 tỷ USD, giảm hơn 70% so với năm
trước. Số vốn FDI giải ngân ước tính khoảng 10 tỷ USD, giảm 13% với năm 2008.
Nhiều ý kiến cho rằng, con số đạt được này là khá khả quan, đặc biệt trong bối cảnh
Nhóm
Tiểu luận nhóm 04 THỊ TRƯỜNG VỐN VIỆT NAM Trang 20
kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái. Bất chấp sự suy giảm của kinh tế thế giới và sút
giảm của FDI, ODA cam kết đầu tư và giải ngân của Việt Nam trong năm 2009 tiếp

tục tăng lên. Vốn ODA cam kết năm 2009 ước đạt 5.85 tỷ USD, cao hơn mức gần 5 tỷ
USD năm 2008.
Năm 2012 chứng kiến một sự tăng vọt bất ngờ của thị trường khi chạm mốc 35
tỷ USD là do:
 Thứ nhất, lãi suất có tín hiệu giảm: Sau khi tăng tới 23% (tính đến tới tháng
8/2011), lãi suất đã có dấu hiệu giảm xuống và chỉ còn 16,4% vào tháng 1/2012. Lãi
suất trên thị trường liên ngân hàng cuối tuần đầu của tháng 3/2012 chỉ còn ở mức 11 -
12%/năm đối với kỳ hạn một tháng. Lãi suất đấu thầu trái phiếu chính phủ kỳ hạn 3
năm đã giảm xuống dưới 11%/năm.
 Thứ hai, một số tin tốt từ chính sách vĩ mô: Nội dung cơ bản của chỉ thị số
08/QĐ-TTg bao gồm yêu cầu tái cấu trúc các sở giao dịch chứng khoán theo hướng
hợp nhất; tái cấu trúc các công ty chứng khoán; công ty quản lý quỹ; tái cấu trúc hàng
hóa thị trường chứng khoán và tái cấu trúc cơ sở nhà đầu tư, và ; đồng thời tiếp tục
xem lại các mức thuế theo hướng khuyến khích các nhà đầu tư tổ chức.
 Thứ ba, các kênh đầu tư khác không mang lại kỳ vọng lợi nhuận như mong
muốn: thị trường vàng và ngoại tệ giảm từ đầu năm 2012, thị trường bất động sản tiếp
tục đóng băng và không có nhiều sự hỗ trợ từ phía ngân hàng do thuộc nhóm không
được khuyến khích. Do vậy, trong 3 tháng đầu năm 2012, dòng tiền đang chảy ngược
trở lại vào thị trường chứng khoán.
 Thứ tư, áp lực lo ngại từ việc bị thâu tóm bởi các đối thủ cạnh tranh đã khiến
nhiều cổ đông nội bộ, cổ đông lớn đăng ký mua chứng khoán.
Cuối cùng, thị trường chứng khoán kéo dài thời gian giao dịch. Từ ngày
5/3/2012, thị trường chứng khoán bắt đầu giao dịch thêm cả buổi chiều thay vì chỉ giao
dịch buổi sáng như 10 năm qua. Ngoài yếu tố làm tăng thêm sự liên kết giữa thị trường
chứng khoán Việt Nam với thị trường chứng khoán thế giới, việc có thêm phiên giao
dịch còn giúp nhà đầu tư có nhiều cơ hội giao dịch hơn nữa, đồng thời góp phần gia
tăng thanh khoản trong bối cảnh nhà đầu tư đang rất hứng khởi về triển vọng thị
trường chứng khoán.
 Các thị trường vốn tiêu biểu trong Đông Nam Á
Nhóm

Tiểu luận nhóm 04 THỊ TRƯỜNG VỐN VIỆT NAM Trang 21
Vốn hóa thị trường (còn gọi là giá trị thị trường) là hiện giá của số lượng cổ
phiếu đang lưu hành trên thị trường chứng khoán. Nhìn vào biểu đồ ta thấy nhìn chung
xu hướng của thị trường chứng khoán Việt Nam so với các nước trong khu vực phát
triển theo cùng xu thế. Điều này có thể hiểu được do nước ta ít nhiều chịu ảnh hưởng
từ nền kinh tế thế giới trong tiến trình hội nhập vào khu vực cũng như quốc tế hiện
nay. Về thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2007 – nay, tình hình thị trường
nhìn chung có những sự thay đổi tích cực đáng ghi nhận
2007 2008 2009 2010 2011 2012
Việt Nam 19,541,780,000 9,589,377,647 21,198,623,760 20,385,102,199 18,316,217,137 32,933,061,036
Singapore 353,488,589,000 180,021,481,867 310,765,910,824 370,090,941,025 308,320,307,578 414,125,808,743
Thailand
196,046,200,000
102,594,119,609 138,189,183,810 277,731,739,449 268,488,819,977 382,999,084,668
(Nguồn: />page=1&display=default)
Năm 2008 do tình hình khủng hoảng chung của nền kinh tế thế giới, giá trị vốn
hóa của thị trường tài chính Việt Nam cũng như các nước trong khu vực đã có sự sụt
giảm đáng kể. Cụ thể, giá trị vốn hóa của thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2008
giảm từ 19 tỷ USD xuống còn 9,5 tỷ USD năm 2009. Trong thời gian những năm gần
đây, thị trường đã có sự hồi phục qua các năm. Năm 2010, giá trị tăng từ 18 tỷ USD
lên thành 32 tỷ USD chứng tỏ nền kinh tế đang dần trở lại và niềm tin của các nhà đầu
tư cũng được cải thiện.
So với các nước trong khu vực, thị trường Việt Nam vẫn còn chưa mạnh. Năm
2012, trong khi giá trị vốn hóa của các nước trong cùng khu vực là Singapore và Thái
Lan lần lượt là 414 tỷ USD; 383 tỷ USD thì giá trị của thị trường Việt Nam chỉ dừng
Nhóm
Tiểu luận nhóm 04 THỊ TRƯỜNG VỐN VIỆT NAM Trang 22
lại ở con số khiêm tốn 33 tỷ USD. Điều này cho chúng ta thấy nền kinh tế Việt Nam
còn rất nhiều việc phải làm nếu như muốn thu hút hiệu quả nguồn vốn nhàn rỗi trong
nền kinh tế cũng như các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.

Singapore có những chính sách sau nhẳm thu hút nguồn vốn đầu tư vào thị
trường tài chính:
 Thị trường tài chính đa đạng (thị trường phát sinh hoạt động rất mạnh, 90%
tồng giao dịch thông qua Swaps và Spot và 10% cỏn lại được bao phủ bởi hợp đồng
forwards, futures và options)
 Năm 2008 và 2009 ghi nhận sự nâng giá đồng SGD so với USD trong thời kỳ
khủng hoảng kinh tế và sự mất giá của đồng USD. Do đó, đồng SGD trở nên hấp dẫn
đối với nhà đầu tư nước ngoài.
 Chính sách thuế quan xác định tầm quan trọng của các công ty tư nhân trong
nền kinh tế. Trong thị trường tài chính, Singapore có chính sách thuế hỗ trợ những
người trốn thuế trên toàn cầu.
Nhóm
Tiểu luận nhóm 04 THỊ TRƯỜNG VỐN VIỆT NAM Trang 23
1.9. Chính sách phát triển thị trường vốn
1.9.1. Hoàn thiện thể chế thị trường vốn.
Về khung pháp lý, cần rà soát lại toàn bộ hệ thống khung pháp lý điều tiết thị
trường. Trên cơ sở tham chiếu thông lệ quốc tế vào điều kiện cụ thể của Việt Nam để
có sự điều chỉnh phù hợp, phát triển các thể chế còn đang khuyết, nhằm đảm bảo tính
đồng bộ của khung pháp lý, tạo điều kiện cho các chủ thể tham gia thị trường chủ động
hoạt động trong môi trường cạnh tranh lành mạnh, song vẫn đảm bảo các yêu cầu thận
trọng, an toàn đối với khu vực tài chính, với vấn đề ổn định vĩ mô và hỗ trợ phát triển
kinh tế.
Hoàn thiện chế tài xử phạt khi có vi phạm, gắn kết được lợi ích với rủi ro ở mức
nhất định. Đẩy mạnh việc hợp tác, tư vấn, nghiên cứu để hoàn thiện môi trường pháp
lý cho thị trường nói chung và dịch vụ nói riêng như dịch vụ uỷ thác, giao dịch các
công cụ phái sinh thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn theo chiều sâu trên cơ sở
đa dạng hóa sự tham gia của các các định chế tài chính trong và ngoài nước.
Rà soát mô hình tổ chức kinh doanh vốn, chứng khoán, các tổ chức tự quản, các
quỹ đầu tư; Sửa đổi Luật Chứng Khoán, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Kinh doanh
bảo hiểm, xây dựng Luật Kiểm toán độc lập cũng như các quy định về chào bán, niêm

yết, giao dịch, quản lý các giao dịch vốn cho phù hợp với với lộ trình WTO cũng
như tham gia Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) về
lĩnh vực ngân hàng – chứng khoán.
1.9.2. Tiếp tục thực hiện tái cấu trúc thị trường vốn gắn với quá trình tái
cấu trúc nền kinh tế.
Cơ cấu lại TTCK đảm bảo sự phát triển đồng bộ, cân đối giữa thị trường cổ
phiếu, trái phiếu, thị trường các công cụ phái sinh, từng bước nâng cao vai trò của
TTCK trong huy động vốn cho đầu tư phát triển. Phát triển về quy mô và hiệu quả
hoạt động của thị trường trái phiếu (chính phủ, địa phương và DN), hoàn thiện phương
thức phát hành, xây dựng cơ chế khuyến khích các DN thuộc các thành phần kinh tế
huy động vốn qua TTCK.
Tăng cung hàng hóa cho thị trường và cải thiện chất lượng nguồn cung thông qua
việc đẩy mạnh phát hành mới, sử dụng các công cụ phái sinh để hoàn thiện cấu trúc thị
trường. Xây dựng cơ chế công bố thông tin theo chuẩn mực quốc tế, áp dụng các
Nhóm

×