Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tài liệu hướng dẫn sử dụng máy phát điện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 7 trang )

1

CÔNG TY CỔ PHẦN S&T VIỆT NAM
Địa chỉ : Số 34 , ngõ 80 , Phạm Ngọc Thạch , Q. Đống Đa , Hà Nội
Tel : 04 3 573 9256 - Fax : 04 3 573 9257
E-mail :
Website :



TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
TỔ MÁY PHÁT ĐIỆN
ST®

Power
Generation



MỤC LỤC

PHẦN 1 : Các chú ý khi sử dụng
PHẦN 2 : Hướng dẫn lắp đặt
PHẦN 2 : Kết cấu máy phát điện và hệ thống điều khiển
PHẦN 3 : Hướng dẫn vận hành máy phát điện
PHẦN 4 : Hưỡng dẫn bảo dưỡng , bảo trì
PHẦN 5 : Lỗi của hệ thống bảo vệ và cách khắc phục sự cố

o0o

Tài liệu này được kèm theo máy



1. Cảnh báo gây nguy cơ thương tích cho người hoặc hư hỏng các thiết bị nếu
không tuân theo các chỉ dẫn này
2. Để kéo dài tuổi thọ của máy phát điện cần phải tuân thủ những chỉ dẫn này
3. Không được tự ý sửa chữa , thay thế các chi tiết hư hỏng hoặc thay đổi kết cấu
của máy phát điện , nó sẽ ảnh hưởng đến mức độ đảm bảo an toàn và tuổi thọ
của máy phát điện
4. Người sử dụng máy phát điện phải đọc kỹ các quy định bảo hành và tài liệu
hướng dẫn sử dụng do nhà cung cấp đề ra
5. Máy phát điện sẽ không được bảo hành khi đã thay đổi kết cấu hoặc sử dụng
không đúng cách
6. Căn cứ vào những quy định bảo hành và tài liệu hướng dẫn sử dụng này , nhà
cung cấp có quyền chấp thuận hay không chấp thuận các khiếu nại bảo hành
PHẦN 1 : CÁC CHÚ Ý KHI SỬ DỤNG

1. Trách nhiệm người vận hành
 Đọc kỹ và hiểu các quy định của tài liệu hướng dẫn sử dụng này
 Người vận hành máy phát điện phải hiểu biết về cấu tạo và nguyên lý làm việc
của tổ máy
 Vận hành máy theo đúng chỉ dẫn tránh gây tai nạn
 Không được vận hành máy phát điện khi người vận hành đang trong tình
trạng mệt mỏi , mất tỉnh táo hay say rượu
 Thực hiện bảo dưỡng định kỳ đầy đủ
2. Bảo quản
 Máy phát điện phải được bảo quản nơi thoáng gió và nhiệt độ môi trường
không vượt quá 40℃
 Đặt máy phát điện trên bề mặt bằng phẳng , cách mặt đất tối thiểu 8 cm ,
tránh nước chảy vào máy gây cháy chập các thiết bị điện bên trong máy
 Trường hợp đặt máy không đúng tư thế , khi vận hành gây chấn động mạnh
có thể làm hư hỏng các bộ phận , giảm tuổi thọ của tổ máy phát điện

3. Biển báo gắn trên máy
 Những dấu hiệu cấp độ an toàn được gắn trên thân máy phát điện
 Không làm hư hỏng , bong tróc những dấu hiệu này
 Tuân thủ nghiêm ngặt những ký hiệu cảnh báo về độ an toàn này
4. Đấu đường dây
 Việc đấu đường dây để tạo thành nguồn cấp điện dự phòng phải do người có
chuyên môn về điện , có đủ trình độ thực hiện theo đúng các luật lệ và quy
phạm hiện hành
 Trường hợp đấu đường dây không đúng có thể gây ra tình trang chập các
thiết bị điện gây cháy nổ , hỏa hoạn
5. Sử dụng ắc quy
 Ắc quy có thể sinh ra khí cháy , cẩn trọng để tránh cháy nổ
 Khi nối dây với cực của ắc quy , tránh để cực âm chạm vào cực dương , có thể
gây cháy nổ
 Khi bảo dưỡng và sửa chữa máy phát điện cần phải ngắt dây tiếp mát
 Tránh tiếp xúc với dung dịch điện phân
6. Khí xả
 Khí xả gây độc hai cho người , không được xả khí về phía có người đi lại
 Đảm bảo thông gió đầy đủ , không vận hành máy trong khu vực kín
7. Các thiết bị nóng
 Trong quá trình máy phát điện vận hành , các bộ phận trở nên nóng bỏng ,
cần chú ý các ký hiệu cảnh báo gắn trên máy tránh gây tai nạn
8. Tiếp địa
 Nếu tiếp địa ( nối đất ) không đúng phương pháp thì hệ thống tiếp địa không
có tác dụng , điều này có thể gây giật điện , thậm chí chết người
2
9. Điện giật
 Luôn kiểm tra hệ thống điện trước khi vận hành máy phát điện
 Không được chạm vào hệ thống điện khi máy phát điện đang chạy , có thể bị
điện giật , thậm chí chết người

 Ngắt mạch và dừng máy phát điện khi đấu đường dây
10. Các bộ phận quay
 Giữ khoảng cách với các bộ phận quay như quạt gió , dây cô roa , rô to khi
máy đang chạy
 Đóng cửa máy phát điện trước khi vận hành
 Chỉ tiến hành bảo dưỡng và sửa chữa khi các bộ phận quay dừng hẳn
11. Hỏa hoạn
 Nhiên liệu và dầu bôi trơn rất dễ cháy trong điều kiện môi trường nhiệt độ
cao
 Lau sạch nhiên liệu và dầu bôi trơn bị vương vãi sau khi bổ xung
 Cấm hút thuốc hoặc sử dụng những chất dễ gây cháy nổ ở gần máy phát điện

PHẦN 2 : HƯỚNG DẪN LẮP ĐẶT

I. Yêu cầu môi trường đặt máy
 Đặt máy phát điện nơi khô ráo , thoáng gió và sạch sẽ
 Nhiệt độ môi trường không vượt quá 40℃
 Không đặt máy phát điện ở nơi trực tiếp với ánh nằng mặt trời , nên đặt máy
ở nơi râm mát có thiết bị che chắn
II. Lắp đặt
1. Nền đặt máy
 Máy phát điện phải được đặt trên bề mặt bằng phẳng , được đổ bê tông cốt
thép có khả năng chịu lực gấp 1,5 - 2 lần trọng lượng của tổ máy và độ dày
cách mặt đất tối thiểu 8 cm

2. Phòng máy
 Phòng máy phải có diện tích đủ để mở các cửa của máy phát điện , tạo không
gian thông thoáng cho việc sửa chữa và bảo trì
 Đảm bảo thông gió đầy đủ
3. Ống xả

 Ống khói kết nối với máy phát điện phải được làm bằng ống thép mềm và
được bắt với giá đỡ nhằm dập tắt rung động từ máy phát điện truyền ra ngoài
 Luôn có giải pháp dẫn khí thải ra ngoài trời
 Đầu ống xả khí hàn nắp chụp ống xả ngăn không cho nước mưa chảy ngược
vào máy phát điện
4. Đấu đường điện
 Lựa chọn dây điện có kích thước phù hợp dựa trên công suất và cường độ
dòng điện của máy phát điện
 Việc đấu điện phải do thợ kỹ thuật có chuyên môn về điện đảm nhiệm , đấu
điện theo sơ đồ chỉ dẫn
5. Tiếp địa
 Tiếp địa cho máy phát điện đúng phương pháp đề phòng hiện tượng chạm
mạch
 Kích thước thiết bị tiếp địa phải đảm bảo đủ cho dòng điện rò tức thời bằng 2
- 3 lần dòng điện lớn nhất của máy phát điện


6. Hệ thống thoát khí
 Phòng đặt máy phải có cửa hút khí mát và thoát khí nóng
 Cửa thoát khí nóng được nối với cửa thoát của máy phát điện bằng ống thoát
nhiệt kín , để đảm bảo khí nóng không quay trở lại phòng máy
3

 Chú ý :
- Trường hợp điều kiện lắp đặt không thỏa mãn những yếu tố trên thì có thể
cho phép lắp thêm quạt không khí cưỡng bức , và hạ công suất cho phép của
máy phát điện
PHẦN 3 : KẾT CẤU MÁY PHÁT ĐIỆN VÀ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN

I. Kết cấu máy phát điện




1. Bộ tản nhiệt
2. Động cơ
3. Đầu phát điện
4. Bảng điều khiển
5. Vỏ cách âm







4
II. Hệ thống điều khiển
 Các thông hoạt động của tổ máy phát điện được cập nhật liên tục và hiển thị
trên màn hình điện tử kỹ thuật số của bảng điều khiển




Dừng máy

Chế độ vận hành bằng tay

Chế độ vận hành tự động

Khởi động


Cài đặt

Lựa chọn


 Chế độ hiển thị

hiệu
Ý nghĩa

hiệu
Ý nghĩa

hiệu
Ý nghía
L1
Pha 1
L2
Pha 2
L3
Pha 3
L1 - N
Điện áp pha 1
L2 - N
Điện áp pha 2
L3 – N
Điện áp pha 3
BAR
Áp suất dầu


Nhiệt độ động

A
Dòng điện
V
Điện áp
Hz
Tần số



Thời gian vận
hành
~
Dòng điện
dòng điện xoay
chiều
RPM
Tốc độ vòng
quay động cơ

1. Điện áp xoay chiều ( Voltage V )
 Điện áp phát ra được hiển thị trên màn hình với điện áp định mức là
400/230V , độ dao động điện áp là 1%
2. Tần số ( Frequency Hz )
 Tần số dòng điện xoay chiều được hiển thị trên màn hình thông thường là 50
Hz với độ dao động tần số là 1%
3. Công suất tiêu thụ ( Power A )
 Khi có tải , tùy vào mức tiêu thụ điện mà trên màn hình sẽ cập nhật liên tục ,

dễ dàng cho người sử dụng biết và điều tiết tải tiêu thụ sao cho hợp lý
4. Tốc độ vòng quay ( Rpm )
 Tốc độ vòng quay của động cơ được hiện thị trên màn hình với tốc độ định
mức là 1500 vòng / phút
5. Áp suất dầu ( Bar )
 Thông số cho biết áp suất dầu trong động cơ
6. Nhiệt độ động cơ ( ℃ )
 Thông số cho biết nhiệt độ động cơ
7. Điện áp ắc quy ( VDC )
 Thông số hiển thị điện áp ắc quy
8. Thời gian vận hành ( Runtime h )
 Thời gian vận hành của tổ máy được hiển thị trên màn hình , từ đó người sử
biết được chu kỳ bảo dưỡng máy phát điện
- Để xem được các thông số trên khi khóa điện đang bật và ấn phím

PHẦN 3 : HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH MÁY PHÁT ĐIỆN

I. Quy trình vận hành máy phát điện
1. Kiểm tra trước khi vận hành
 Kiểm tra dầu bôi trơn
- Tháo thước thăm dầu và lau sạch rồi cắm lại để kiểm tra mức dầu , mức dầu
tốt nhất là vạch trên của thước đo , nếu thiếu dầu bôi trơn cần bổ xung thêm ,
khi đổ dầu cần chú ý sử dụng đúng chủng loại và dung tích
- Vặn thước thăm dầu trước khi vận hành máy
 Kiểm tra nhiên liệu
- Bật khóa điện , quan sát đồng hồ báo nhiên liệu , nếu thiếu nhiên liệu cần bổ
xung đầy đủ trước khi vận hành máy
 Kiểm tra nước làm mát
 Kiểm tra độ căng của dây cô roa quạt gió
 Kiểm tra rò rỉ dầu bôi trơn , nhiên liệu , nước làm mát

2. Trình tự vận hành máy phát điện
 Sau khi đã tiến hành các bước kiểm tra nếu không có hiện tượng bất thường
nào thì tiến hành vận hành máy phát điện theo các bước sau :
5
 Chế độ vận hành bằng tay
- Ngắt toàn bộ tải tiêu thụ khỏi tổ máy phát điện bằng cách đóng átômát
- Bật chìa khóa điện rồi tiến hành theo các bước sau :
Ấn Máy phát điện sẽ tự khởi động sau khoảng thời
gian sấy nóng động cơ
- Để tổ máy hoạt động không tải ổn định từ 2 – 3 phút
- Quan sát bảng điều khiển , kiểm tra các thông số trên màn hình hiểu thị , nếu
không có hiện tượng bất thường nào thì kết nối các thiết bị tiêu thụ với máy
phát điện bằng cách đóng átômát cung cấp cho tải
- Chú ý : Nếu tổ máy không khởi động sau 3 lần đề nổ liên tục thì phải đợi từ 1
– 3 phút mới được khởi động lại ( không được khởi động liên tục sẽ hỏng ắc
quy )
 Chế độ vận hành tự động
- Ngắt toàn bộ tải tiêu thụ khỏi tổ máy phát điện bằng cách đóng átômát
- Bật chìa khóa điện rồi tiến hành theo các bước sau :
Ấn Đóng átômát để kết nối các thiết bị tiêu thụ với máy phát
điện
- Máy phát điện sẽ tự khởi động khi nhận được tín hiệu mất nguồn lưới chính
 Chuyển từ chế độ vận hành bằng tay sang chế độ vận hành tự động
Ấn Máy phát điện sẽ chuyển từ chế độ vận
hành bằng tay sang chế độ vận hành tự động
 Dừng máy phát điện
Ấn Máy phát điện sẽ dừng lại sau khoảng thời gian làm nguội động

- Chú ý : Có thể dừng máy phát điện trong trường hợp khẩn cấp bằng cách ấn
nút “ Emergency stop “ ngoài vỏ máy


PHẦN 4 : HƯỚNG DẪN BẢO DƯỠNG , BẢO TRÌ

 Để tăng tuổi thọ của máy phát điện người sử dụng nên chú ý tới thời gian vận
hành của tổ máy để tiện theo dõi và tiến hành bảo dưỡng định kỳ
I. Các nguyên tắc an toàn trong bảo dưỡng
 Chỉ người có chuyên môn mới được bảo trì và sửa chữa máy phát điện
 Mặc quần áo bảo hộ lao động và sử dụng các trang bị bảo hộ lao động khi bảo
trì và sửa chữa máy phát điện
 Dừng máy và làm mát máy trước khi bảo trì và sửa chữa
 Không được hút thuốc khi bảo trì và sửa chữa
 Sử dụng các thiết bị có khả năng tích hợp hoặc hỗ trợ được máy phát điện
II. Các bước tiến hành bảo trì , bảo dưỡng
1. Kiểm tra ắc quy
 Kiểm tra dung dịch ắc quy , nếu thiếu cần bổ xung và nạp đủ điện cho ắc quy
2. Lọc gió
 Tháo lọc gió và làm sạch bằng hơi
 Luôn giữ lọc gió sạch sẽ , nếu lọc gió bẩn sẽ làm giảm hiệu suất động cơ
 Chú ý : Không vận hành máy phát điện khi không có lọc gió

3. Thay dầu bôi trơn
 Dùng khay chứa dầu đặt dưới chỗ xả dầu
 Tháo bu lông xả dầu , xả xong thì vặn bu lông lại đúng lực siết . Để xả sạch
lượng dầu cũ cần tiến hành xả khi động cơ vẫn còn ấm
 Tháo thước thăm dầu , đổ dầu từ từ , tránh bị chảy loang lổ ra ngoài máy ,
dùng thước thăm dầu kiểm tra mức dầu kiểm tra mức dầu , mức dầu bám đến
vạy cao nhất là tốt , đổ xong thì vặn thước thăm dầu lại

4. Lọc nhớt
 Xả hết dầu bôi trơn rồi tháo lọc ra

 Làm sạch lọc và bôi lên gioăng một lớp nhớt sạch
 Thay lọc nhớt theo định kỳ , theo cách nhớ 2 lần thay dầu là 1 lần thay lọc
5. Lọc nhiên liệu
 Kiểm tra sự tích tụ của cặn , nước trong nhiên liệu
 Làm sạch lọc bằng hơi , sau đó lắp lại ( chú ý không xiết chặt bộ lọc chặt quá )
 Sau khi làm sạch cần phải đẩy không khí ra khỏi ống dẫn nhiên liệu
6. Xả E và nước trong nhiên liệu
 Tháo ống dẫn nhiên liệu khỏi thùng chứa nhiên liệu
 Khử không khí bằng cách sử dụng bơm nhiên liệu trên bộ lọc nhiên liệu ấn
bơm cấp nhiên liệu liên tục để đẩy không khí ra khỏi ống dẫn nhiên liệu
6
7. Thay nước làm mát
 Cần thay nước làm mát định kỳ sau một khoảng thời gian máy làm việc . Nếu
két nước bị bụi bám vào bề mặt thì phải vệ sinh
 Nước làm mát là hỗn hợp bao gồm nước và dung dịch LCC
 Tỉ lệ thích hợp của hỗn hợp dung dịch LCC và nước là 30% - 50% . Nếu tỉ lệ
thấp dưới 30% thì hiệu quả chống gỉ của hỗn hợp sẽ giảm
 Khi bổ xung dung dịch LCC , cần phải sử dụng cùng nhãn mác và cùng nồng độ



III. Bảng lịch công việc bảo dưỡng định kỳ
Hạng mục kiểm tra
Mỗi lần
sử dụng
Chu kỳ
50 h
Chu kỳ
200 h
Chu kỳ

1000 h
Dầu bôi trơn động cơ


( Lần đầu )

( Lần sau )

Nước làm mát




Nhiên liệu




Ắc quy




Đai truyền của quạt gió




Rò rỉ dầu nhớt , nhiên liệu ,
nước làm mát





Đồng hồ đèn báo




Hoạt động của rơ le




Chống rò điện




Các mối lắp ghép




Lọc gió




Lọc nhiên liệu





Lọc nhớt




Đầu nối dây điện




Nồng độ dung dịch điện
phân




Bộ tản nhiệt




Khe hở xu - pap





Gioăng cao su , đệm




Vật liệu hấp thụ âm thanh




Ghi chú
□ Kiểm tra , làm sạch
■ Thay thế
PHẦN 5 : LỖI CỦA HỆ THỐNG BẢO VỆ VÀ CÁCH KHẮC PHỤC SỰ CỐ

I. Thông báo các lỗi của hệ thống bảo vệ máy
1. Quá tải
 Màn hình hiển thị lỗi khi công suất tiêu thụ vượt quá công suất định mức
của tổ máy
 Khi gặp lỗi này đèn báo động bật sáng , hệ thống bảo vệ dừng máy khẩn cấp (
Emergency stop ) sẽ làm việc và tổ máy sẽ tự động dừng lại
2. Điện áp
 Màn hình hiển thị lỗi khi điện áp của máy phát điện phát ra thấp
hơn hoặc vượt quá giá trị mặc định là 400/230V với độ dao động 1%
 Khi gặp lỗi này đèn báo động bật sáng , hệ thống bảo vệ dừng máy khẩn cấp (
Emergency stop ) sẽ làm việc và tổ máy sẽ tự động dừng lại
3. Tốc độ vòng quay
 Màn hình hiển thị lỗi Khi tốc độ vòng quay của động cơ thấp
hơn hoặc vượt giá trị mặc định là 1500 vòng / phút
 Khi gặp lỗi này đèn báo động bật sáng , hệ thống bảo vệ dừng máy khẩn cấp (

Emergency stop ) sẽ làm việc và tổ máy sẽ tự động dừng lại
4. Áp suất dầu bôi trơn
 Màn hình hiển thị lỗi khi áp suất dầu bôi trơn của động cơ thấp hơn
hoặc vượt quá giá trị mặc định
 Khi gặp lỗi này đèn báo động bật sáng , hệ thống bảo vệ dừng máy khẩn cấp (
Emergency stop ) sẽ làm việc và tổ máy sẽ tự động dừng lại
5. Khởi động
 Màn hình hiển thị lỗi khi đề nổ , động cơ không hoạt động
 Khi gặp lỗi này đèn báo động bật sáng , hệ thống bảo vệ dừng máy khẩn cấp (
Emergency stop ) sẽ làm việc và tổ máy sẽ tự động dừng lại
6. Nhiệt độ nước làm mát tăng
 Màn hình hiển thị lỗi khi nhiệt độ nước làm mát tăng
 Khi gặp lỗi này đèn báo động bật sáng , hệ thống bảo vệ dừng máy khẩn cấp (
Emergency stop ) sẽ làm việc và tổ máy sẽ tự động dừng lại
7. Nạp ắc quy
 Màn hình hiển thị lỗi khi máy đang hoạt động mà ắc quy không được
nạp . Lỗi này nằm ở hệ thống phát điện
 Máy sẽ không tự động dừng khi gặp lỗi này , nhưng không được để máy hoạt
động trong tình trạng này lâu vì ắc quy sẽ tiêu hao hết ( liên hệ với nhà cung
cấp khi gặp sự cố này )
8. Tần số
 Khi tần số phát ra thấp hơn hoặc cao hơn giá trị mặc định là 50Hz
7
9. Dừng khẩn cấp
 Màn hình sẽ hiển thị lỗi khi gặp sự gặp sự cố tổng hợp hoặc người sử
dụng ấn nút dừng khẩn cấp ( Emergency stop )
10. Hệ thống điện
 Màn hình sẽ hiển thị lỗi khi hệ thống điện hỏng hóc
 Khi gặp lỗi này đèn báo động bật sáng , hệ thống bảo vệ dừng máy khẩn cấp (
Emergency stop ) sẽ làm việc và tổ máy sẽ tự động dừng lại

11. Sự cố tổng hợp
 Khi máy phát điện gặp sự cố , đèn báo động bật sáng và máy sẽ dừng hoạt
động . Hãy kiểm tra nguyên nhân sự cố bằng cách sau :
- Đóng atomat đầu ra phụ tải
- Khởi động lại máy
- Đọc trị số điện áp trên màn hình
- Kiểm tra các thông số và thiết bị đấu vào mạch điện có ở tình trạng mặc định
hay không . Nếu hệ thống bình thường thì liện hệ với nhà cung cấp
II. Các sự cố thông thường và cách khắc phục
Sự cố
Nguyên nhân
Cách sử lý
Bộ khởi động không làm
việc hoặc quay với tốc độ
thấp
Rò dung dịch ắc quy
Kiểm tra , bổ xung dung
dịch ắc quy
Dây nối cực ắc quy không
kẹp chặt
Xiết chặt lại mối nối cực
ắc quy
Cháy cầu chì
Thay thế
Hỏng công tắc khởi động
Thay thế
Hỏng bộ khởi động
Thay thế
Đứt đường dây
Sửa chữa

Động cơ không khởi động
trong khi bộ khởi động
vẫn làm việc
Lỗi bộ điều tốc
Sửa chữa
Thiếu nhiên liệu
Bổ xung nhiên liệu
Tắc bộ lọc nhớt , lọc nhiên
liệu
Làm sạch hay thay thế
phần tử lọc
Khí lọt vào ống dẫn nhiên
liệu
Khử khí
Bơm nhiên liệu không
làm việc
Thay thế cầu chì hay bơm
nhiên liệu ( nếu cần )
Động cơ tự động ngừng
hoạt động
Thiếu nhiên liệu
Bổ xung nhiên liệu
Áp suất dầu thấp
Bổ xung hay thay dầu bôi
trơn
Khí lọt vào ống dẫn nhiên
liệu
Khử khí
Tắc bộ lọc nhớt , lọc nhiên
liệu , lọc khí

Làm sạch hay thay thế
phần tử lọc
Nước lọt vào dầu bôi trơn
Sửa chữa động cơ
Tốc độ vòng quay động cơ
thấp hơn định mức
Lỗi bộ điều tốc
Điều chỉnh bộ điều tốc ,
tăng tốc độ động cơ
Khí lọt vào ống dẫn nhiên
liệu
Khử khí
Tốc độ vòng quay động cơ
cao hơn định mức
Lỗi bộ điều tốc
Điều chỉnh bộ điều tốc ,
giảm tốc độ động cơ
Tần số máy phát vượt quá
giá trị mặc định
Quá tải
Giảm tải tiêu thụ
Tốc độ quay động cơ cao
hơn định mức
Điều chỉnh bộ điều tốc ,
giảm tốc độ động cơ
Điện áp máy phát điện
cao hơn định mức
Lỗi AVR
Điều chỉnh AVR
hoặc liên hệ nhà cung cấp

Điện áp máy phát điện
thấp hơn định mức
Lỗi AVR
Điều chỉnh AVR
hoặc liên hệ nhà cung cấp
Tốc độ quay động cơ thấp
hơn định mức
Điều chỉnh bộ điều tốc ,
tăng tốc độ động cơ
Cháy dây máy phát
Liên hệ nhà cung cấp
Điện áp máy phát điện tụt
xuống quá thấp khi đấu
với phụ tải
Lỗi AVR
Điều chỉnh AVR
hoặc liên hệ nhà cung cấp
Phụ tải không căn bằng
giữa các pha
Điều chỉnh pha của phụ
tải
Chỉ số điện áp máy phát
điện không chính xác
hoặc không có điện áp
Lỗi AVR
Điều chỉnh AVR
hoặc liên hệ nhà cung cấp
Lỗi vông kế
Kiểm tra , thay thế
hoặc liên hệ nhà cung cấp

Cháy chỉnh lưu
Liên hệ nhà cung cấp
Đứt mạch rôto
Liên hệ nhà cung cấp
Nhiệt độ động cơ tăng cao
Thiếu nước làm mát
Bổ xung nước làm mát
Bộ tản nhiêt bị cáu bẩn
Làm sạch bộ tản nhiệt
Dây côroa quạt gió bị
trùng
Điều chỉnh độ căng
Quạt gió không làm việc
Sửa chữa
Tổ máy rung động mạnh
Các mối lắp ghép lỏng
Xiết chặt lại các mối lắp
ghép

Lưu ý :
 Trường hợp người sử dụng không biết cách khắc phục sự cố cần liên hệ với
nhà cung cấp để được hướng dẫn cụ thể
o0o


×