Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Phân tích nhân vật Việt trong Những đứa con trong gia đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (41.31 KB, 3 trang )

Phân tích nhân vật Việt
trong "Những đứa con
trong gia đình"
41.6K 23 0
Nhà văn Nguyễn Thi (1928 – 1968) là một cây bút văn xuôi hàng đầu của văn nghệ
giải phóng miền nam thời chống Mĩ. Trong văn chương của Nguyễn Thi vừa giàu
chất hiện thực cái dữ dội của chiến tranh vừa đằm thắm chất trữ tình. Nguyễn Thi
gắn bó với vùng đất nam bộ nên những nhân vật tiêu biểu trong truyện của ông là
những người nong dân namm bộ hồn nhiên trung hậu nhưng anh dũng kiên
cường. Truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” 1966 là truyện ngắn xuất sắc
của Nguyễn Thi được việt trong những ngày nhân dân nam bộ anh dũng kiên
cường đánh Mĩ. Truyện kể về những đứa con trong gia đình giàu lòng yêu nước
quyết tam chiến đấu để trả thù nhà đền nợ nước. Hai nhân vật trung tâm của tác
phẩm là Việt và Chiến nhưng nhân vật được nhà văn tô đậm nhất là nhân vật Việt.
2.a. Mặc dù trong truyện ngắn nhân vật Việt được tác giả khắc hoạ là một chiến sĩ
kiên cường dũng cảm trên mặt trận nhưng trong đời sống Việt vẫn là một chàng
trai tre có tính cách hồn nhiên vô tư như bao chàng trai khác.
Qua hồi ức của Việt khi còn ở nhà Việt là một chàng trai hồn nhiên trong trẻo. Khi
chị Chiến doạ “thù cha chưa trả mà bỏ về thì chú chặt đầu” thì “Việt lăn kềnh ra
ván cười khì khì”. Khi chị Chiến trao đổi bàn tính sắp xếp chuyện nhà thì Việt vẫn
vô tư “chụp một con đom đóm úp vào trong lòng tay”. Hay khi chị Chiến trao đổi
việc nhà thì Việt vừa khen thầm chị Chiến “chị nói nghe thniệt gọn” vừa “ngủ quên
lúc nào không biết”. Khi ở chiến trường, đã trở thành một chiến sĩ dũng cảm rồi
vẫn giữ bên mình cái ná thun bắn chim hồi nhỏ. Bị thương nằm một mình giữa
rừng không sợ chết mà chỉ sợ ma và bóng đêm. Khắc hoạ nét tính cách hồn nhiên
này của Việt tác giả muốn nhấn mạnh rằng Việt là một chiến sĩ dũng cảm anh
hùng nhưng vẫn là một con người của đời thường như bao người trai trẻ khác.
b. Tuy sống hồn nhiên vô tư nhưng Việt không vô tâm với những người xung
quanh. Việt luôn yêu thương cha mẹ chị em trong gia đình và người thân cũng như
đồng đội xung quanh. Trong kí ức của Việt luôn in đậm hình ảnh của má. Trong
cơn chập chờn tỉnh thức khi bị thương nằm một mình giữa rừng hình ảnh đầu tiên


hiện về là hình ảnh người má thân yêu. “Việt tỉnh dậy lần thứ tư trong đầu còn
thoáng hình ảnh người mẹ” và “Việt ước gì bây giờ được gặp má”. Khi hai chị em
cùng sắp xếp việc nhà cũng là lúc “cả hai chị em cùng nhớ đến má” và lo đưa bàn
thờ của má gửi sang nhà chú năm trước khi đi đánh giặc.
Đối với chị Chiến, Việt dành cho chị một tình thương sâu đậm. Việt đã coi chị như
người mẹ, vâng lời sắp đặt việc nhà của chị. Tình thương chị Chiến được thể hiện
rõ nhất khi hai vhị em khiêng bàn thờ má sang nhà chú năm “nghe tiếng chân chị
Việt thấy lòng thương lạ”, “lần đầu tiên Việt muốn thấy lòng mình rõ như thế”.
Đối với những người thân yêu như chú năm, anh Tám và những người đồng đội
khác thì Việt vừa yêu thương vừa gắn bó tin cậy. Khi bị thương nằm giữa rừng Việt
vừa nghĩ đến má vừa nhớ đến anh Tám “Việt muốn chạy thật nhanh” để gặp lại
anh Tám níu chặt lấy anh mà khóc”. Việt hồn nhiên vô tư trong cuộc sống nhưng
lại rất giàu lòng yêu thương gắn bó vơói mọi người, đó là một nét tính cách nổi bật
ở nhân vật Việt.
c. Nhà văn Nguyễn Thi tập trung khắc hoạ nét tính cách nổi bật của nhân vật Việt
là tính cách của một con người dũng cảm kiên cường.
Khi còn ở nhà “ý nghĩ đi bộ đội luôn thôi thúc Việt” đến nỗi “Việt đi đâu chị Chiến
cũng dòm chừng coi Việt có bọc quần áo theo không” vì sợ Việt trốn nhà đi bộ đội.
Mặc cho chị Chiến can ngăn Việt vẫn không nhường chị đi bộ đội trước Việt vẫn
giành chị để được đi. May nhờ chú năm xin cho cả hai đi bộ đội thì mọi việc mới
ổn.
Những ngày ở chiến trường Việt luôn tỏ ra là một chiến sĩ dũng cảm kiên cường
trong một trận đánh ác liệt sau khi tiêu diệt được một xe bọc thép đầy Mĩ Việt bị
thương nặng kiệt sức nằm giữa rừng vẫn ở trong tư thế chiến đấu “Việt vẫn còn
đây nguyên tại vị trí này, đạn đã lên nòng ngón cái còn lại sẵn sàng nổ súng”.
Không chỉ ở tư thế chiến đấu mà Việt còn kiên cường hơn thế tự lết thân mình về
phía mặt trận “Việt đã bò đi được một đoạn cây súng đẩy đi trước, hai cùi tay lôi
người theo chính trận đánh đang gọi Việt đến”.
Việt mang nặng thù nhà nợ nước nên tinh thần chiến đấu luôn thôi thúc Việt và
Việt đã chiến đấu đúng nghĩa của một người anh hùng. Việt là hình ảnh của một

người thanh niên thời đại mới có khí phách kiên cường bất khuất.
3. Với kết cấu tác phẩm theo lối đồng hiện, với nghệ thuật xây dựng tính cách
nhân vật đa dạng độc đáo và ngôn ngữ đời thường giàu chất nam bộ, nhà văn đã
xây dựng được nhân vật Việt một cách sinh động. Nhân vật Việt là mẫu người anh
hùng của nhân dân nam bộ thời đánh Mĩ. Họ vừa mang nặng mối thù chung và
mối thù riêng đã ra đi chiến đấu đến hơi thở cuối cùng cho sự nghiệp giải phóng
đất nước.

×