Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Chuyên đề dâu tằm “Khảo sát đặc tính sinh trưởng, phát triển của một số giống dâu lai mới chọn tạo vụ xuân 2015”.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (326.07 KB, 46 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài tôi đã gặp rất nhiều khó khăn, vướng
mắc nhưng được sự động viên về tinh thần, sự giúp đỡ về kiến thức của các Thầy
cô, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đến nay tôi đã hoàn thành đề tài. Tôi xin trân
trọng bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến:
Cô giáo ThS. Nguyễn Hồng Hạnh, người đã hướng dẫn và chỉ bảo tận tình
cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Khoa Nông học, Học Viện
nông nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các thầy, cô giáo trong Bộ môn Phương pháp
thí nghiệm và thống kê sinh học đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong
suốt thời gian thực hiện đề tài này.
Xin bày tỏ lòng biết ơn Ban giám đốc Trung tâm nghiên cứu Dâu tằm tơ
TW, Ban lãnh đạo cùng tập thể CBCNV Trạm Nghiên cứu Dâu tằm tơ Việt Hùng
đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện thành công các yêu cầu của đề tài.
Lòng biết ơn sâu sắc xin được dành cho những người thân trong gia đình,
bạn bè, các bạn cùng lớp T41 - NH đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
học tập, làm đề tài để hoàn thành đề tài này.
Hà Nội, ngày 26 tháng 4 năm 2015
Sinh viên
Nguyễn Thị Nhàn

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC BẢNG iv
DANH MỤC ĐỒ THỊ v
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
PHẦN I. MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục đích và yêu cầu 2
1.2.1. Mục đích 2


1.2.2. Yêu cầu 3
PHẦN II. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 4
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài 4
2.1.1. Giới thiệu về cây dâu 4
2.1.2. Yêu cầu ngoại cảnh của cây dâu 4
2.1.3. Các giống dâu hiện nay 6
2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 7
2.2.1. Tình hình nghiên cứu về công tác chọn tạo giống dâu trên thế giới 7
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 11
PHẦN III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
3.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu 15
3.2. Địa điểm nghiên cứu và thời gian nghiên cứu 15
3.3. Nội dung nghiên cứu 15
3.4. Phương pháp nghiên cứu 16
3.5. Các chỉ tiêu theo dõi 16
PHẦN. IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 19
4.1. Đặc điểm hình thái của các giống dâu 19
4.1.1. Hình dạng tán cây 19
4.1.2. Cuống lá và gân lá 20
4.1.3. Hình dạng và màu sắc mầm dâu 21
4.1.4. Màu sắc ngọn, thân, cành, lá dâu 22
4.2. Các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển của các giống dâu 22
4.2.1. Tốc độ tăng trưởng mầm, tốc độ ra lá và thời gian thành thục của
lá dâu ở vụ Xuân 2015 23
4.2.2. Tổng số mầm nảy/cây, số mầm nảy hữu hiệu 27
4.3. Các yếu tố cấu thành năng suất lá dâu 28
4.3.1. Kích thước lá dâu 28
4.3.2. Khối lượng 100cm
2
lá, số lá/500gr lá 29

4.3.3. Số lá/m cành, khối lượng lá/m cành, chiều dài đốt 30
4.4. Năng suất lá dâu 32
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 34
5.1. Kết luận 34
5.2. Đề nghị: 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO 35

DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Một số đặc điểm hình thái cây của các giống dâu thí nghiệm 20
Bảng 4.2 : Một số đặc điểm hình thái mầm, ngọn, thân, cành, lá dâu 22
Bảng 4.3. Tốc độ tăng trưởng mầm dâu của các giống dâu lai vụ xuân 2015 24
Bảng 4.4: Tốc độ ra lá của các giống dâu lai vụ xuân 2015 26
Bảng 4.5: Tổng số mầm nảy/ cây, số mầm nảy hữu hiệu 27
Bảng 4.6: Kích thước lá dâu của các giống dâu lai vụ xuân 2015 29
Bảng 4.7: Khối lượng 100cm
2
lá và số lá/500gr của các giống dâu lai 30
Bảng 4.8. Số lá/m cành, khối lượng lá/m cành, chiều dài đốt của các giống
dâu lai vụ xuân 2015 31
Bảng 4.9. Năng suất lá của các giống dâu lai vụ xuân năm 2015 33

DANH MỤC ĐỒ THỊ
Đồ thị 4.1. Động thái tăng trưởng mầm dâu của các giống dâu lai vụ xuân 201525
Đồ thị 4.2. Động thái ra lá dâu của các giống dâu lai vụ xuân 2015 26
Đồ thị 4.3. Năng suất lá của các giống dâu lai vụ xuân 2015 33

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT
Chữ cái viết tắt
và ký hiệu

Nghĩa của chữ viết tắt
1 VH13 Giống dâu VH13
2 VH15 Giống dâu VH15
3 VH17 Giống dâu VH17
4 Hà Bắc (đ/c) Giống đối chứng
5 CT Công thức
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trồng dâu và nuôi tằm là nghề truyền thống của người nông dân Việt Nam.
Với chi phí đầu tư cho trồng dâu, nuôi tằm không cao, một lần trồng có thể thu
hoạch 15 - 20 năm. Cây dâu lại không kén đất, nó có thể sinh trưởng trên nhiều
loại đất khác nhau như: đất bãi ven sông, đất bãi ven biển và cả những vùng đất
nghèo dinh dưỡng, vùng đồi núi trung du. Sau 4- 6 tháng trồng cây dâu đã có thể
cho thu hoạch lá nuôi tằm, việc chăm sóc cây dâu không đòi hỏi đầu tư quá cao.
Nuôi tằm cũng cho thu hoạch nhanh, chỉ sau 20 - 25 ngày đã cho thu hoạch
một lứa tằm. Chính vì vậy nghề trồng dâu nuôi tằm còn là nghề tạo công ăn việc
làm, thu hút lao động nông nhàn, góp phần xóa đói, giảm nghèo, đặc biệt là ở các
vùng nông thôn miền núi.
Những năm gần đây nhiều tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực dâu tằm đã được
ứng dụng vào sản xuất, góp phần nâng cao năng suất chất lượng lá dâu, kén tằm.
Nhiều giống dâu, giống tằm mới có năng suất cao, chất lượng tốt và các tiến bộ kỹ
thuật như các loại phân bón chuyên dùng cho cây dâu, các quy trình kỹ thuật nuôi
tằm con tập trung, nuôi tằm lớn dưới đất, bón phân tưới nước, phòng trừ sâu bệnh
hại dâu đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng lá dâu và kén tằm. Tuy nhiên
vẫn diện tích trồng dâu những năm gần đây bị thu hẹp, nghề trồng dâu nuôi tằm chỉ
còn lại là nghề truyền thống ở rất ít địa phương.
Để mở rộng và phát triển ổn định ngành dâu tằm tơ Việt Nam đòi hỏi phải
tiến hành đồng bộ cả khâu giống và các biện pháp kỹ thuật, trong đó giống dâu và
giống tằm chiếm vị trí quan trọng. Đối với cây dâu, giống được xem là tiền đề vì
90% năng suất và chất lượng lá dâu quyết định năng suất và chất lượng tơ kén sau

này. “Lá dâu là hình ảnh con tằm” là thức ăn duy nhất của tằm dâu. Lá dâu chứa
đựng các chất dinh dưỡng cần thiết cho con tằm như: Protein, lipit, gluxit, chất
khoáng, vitamin… Chính vì thế một trong các mục tiêu quan trọng được đặt ra ở
các nước có nghề trồng dâu nuôi tằm là đảm bảo năng suất và chất lượng lá dâu để
đạt được sản lượng tơ kén cao trên một đơn vị diện tích.
Hiện nay có một số giống dâu tam bội mới ra đời cho cao năng suất, chất
lượng lá dâu tốt, từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế của ngành sản xuất dâu tằm nói
chung. Tuy nhiên để đánh giá xem trong những giống dâu đó giống nào là giống
cho năng suất cao thì còn chưa có. Xuất phát từ đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài: “Khảo sát đặc tính sinh trưởng, phát triển của một số giống dâu lai mới
chọn tạo vụ xuân 2015”.
1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1. Mục đích
Trên cơ sở theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển cũng như năng suất lá
của các giống dâu lai mới chọn tạo để tìm ra được giống cho năng suất lá cao, đảm
bảo cung cấp đủ lượng lá cho nuôi tằm.
1.2.2. Yêu cầu
+ Theo dõi các chỉ tiêu về đặc trưng hình thái của các giống dâu lai mới
chọn tạo
+ Theo dõi và đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của các giống dâu
lai mới chọn tạo
+ Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lá dâu của các giống
dâu lai mới chọn tạo

PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài
2.1.1. Giới thiệu về cây dâu
Trong hệ thống phân loại trong giới thực vật thì cây dâu thuộc
Ngành : Spermatophyta

Lớp : Angionspermae
Lớp phụ : Dicotyledoneae
Bộ : Uticales
Họ : Moraceae
Chi : Morus
Loài : Alba
Tên khoa học : Morus alba. L
Cây dâu là cây thân gỗ, sống lâu năm. Cơ quan sinh dưỡng là rễ, thân và lá,
cơ quan sinh sản là hoa và quả.
Lá sớm rụng, có thể rụng hàng năm vào mùa đông, mọc cách, có răng cưa,
có lá kèm ở gốc cuống lá, lá hình ngọn mác.
Hoa nở theo cụm, đuôi sóc, hoa đơn tính, có ít hoa lưỡng tính trên cùng một
cây hoặc khác cây, hoa đực và cái trên cùng một trục hoặc khác trục, thịt quả dày
mọng nước.
Thân cành nhiều nhựa không gai, trên thân cành có nhiều mầm, mầm đỉnh,
mầm nách.
Rễ ăn sâu và rộng 2-3 m, nhưng phân bố nhiều ở tầng đất 10-30cm và rộng
theo tán cây.
2.1.2. Yêu cầu ngoại cảnh của cây dâu
Cây dâu muốn sinh trưởng phát triển đều không thể thiếu các nhân tố sinh
thái như: ánh sáng, nhiệt độ, ẩm độ không khí, nước và dinh dưỡng vô cơ…Các
nhân tố sinh thái này đều có tác động tương hỗ không tách rời nhau. Trong các
nhân tố sinh thái có những nhân tố rất cần thiết và không thể thay thế giữa các
nhân tố với nhau được như: sự tăng nhiệt độ không khí không thể thay thế cho sự
thiếu ánh sáng. Hoặc sự tăng giờ chiếu sáng không thể bổ sung cho sự thiếu dinh
dưỡng trong đất.
Cây dâu cũng như các cây trồng khác sống trong điều kiện tự nhiên, chúng có
liên quan chặt chẽ với môi trường xung quanh và chịu sự tác động của các yếu tố môi
trường như ánh sáng, nhiệt độ, không khí, đất và nước. Những nhân tố này có liên quan
với nhau, tác động lẫn nhau và tác động 1 cách tổng hợp lên cây dâu. Tùy theo thời kỳ

sinh trưởng, phát triển khác nhau của cây dâu mà ảnh hưởng của các yếu tố môi trường
tới chúng khác nhau. Trong các yếu tố sinh thái tác động lên cây dâu có những nhân tố
cần thiết và không thể thay thế giữa chúng với nhau được. Ví dụ sự tăng nhiệt độ không
thể thay thế cho sự thiếu ánh sáng. Song cũng có 1 số yếu tố có liên quan với nhau, tác
động tương hỗ lẫn nhau. Ví dụ cường độ chiếu sáng có liên quan đến nhiệt độ, tỷ lệ nước
trong đất có ảnh hưởng đến độ thoáng của đất.
Nghiên cứu tác động các yếu tố sinh thái tới cây dâu giúp chúng ta đề ra những
giải pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc dựa trên những yêu cầu sinh thái đối với sinh
trưởng của cây. Một số yếu tố sinh thái tác động đến sinh trưởng của cây dâu như sau:
a) Ánh sáng
Đối tượng thu hoạch của cây dâu là lá dâu mà 90%-95% chất khô trong lá dâu là
sản phẩm của quang hợp nên ánh sáng có liên quan chặt chẽ với năng suất và chất lượng
lá dâu. Trong điều kiện ánh sáng có liên quan chặt chẽ với năng suất và chất lượng lá
dâu. Trong điều kiện chiếu sáng đầy đủ, cây dâu sinh trưởng tốt, cành khỏe mập, lá dày,
có màu xanh đậm, năng suất và chất lượng lá cao. Ngược lại trong điều kiện chiếu sáng
không đầy đủ thì cành nhánh thường mềm, lá mỏng, màu xanh nhạt , hàm lượng nước
trong lá cao, chất khô giảm, dinh dưỡng trong lá thấp (ở 30
o
C với ngày nắng cường độ
quang hợp của cây dâu là 2mg/100cm
2
lá 1 giờ , ngày trời râm cường độ quan gợp chỉ
bằng 50% ngày nắng còn ngày mưa chỉ bằng 30%)
Khả năng tiếp nhận ánh sáng của vườn dâu không chỉ phụ thuộc hoàn toàn vào
cường độ chiếu sáng mà còn phụ thuộc vào cấu trúc tán lá. Vì vậy cần có biện pháp kỹ
thuật chăm sóc vườn dâu (kỹ thuật đốn tỉa hợp lí) để giúp cho cây dâu có bộ khung tán
hợp lí khả năng sử dụng ánh sáng mặt trời của cây dâu.
b) Nhiệt độ
Nhiệt độ là yếu tố sinh thía tác động tương đối mạnh đến quá trình sinh trưởng
của cây dâu bởi lẽ các hoạt động sinh lí của cây dâu như quang hợp, hô hấp , trao đổi

chất đều thay đổi theo nhiệt độ .Khoảng nhiệt độ thích hợp cho cây dâu sinh trưởng là
25-30
o
C. Nhiệt độ cao hơn 40
o
C sẽ kìm hãm sự sinh trưởng của cây và ở nhiệt độ dưới
12,5
o
C cây dâu ngừng sinh trưởng.
c) Nước
Trong quá trình sinh trưởng của cây trồng nói chung và cây dâu nói riêng
nước rất cần thiết cho việc hấp thụ, hòa tan, vận chuyển dinh dưỡng, quang hợp,
trao đổi chất …Cây dâu chứa tới 60% là nước, tuy nhiên ở các bộ phận khác nhau
thì tỷ lệ nước khác nhau: ở lá tỷ lệ nước là 75-82%, ở cành là 58 – 61%, ở rễ là 54-
59%. Để tổng hợp được 1 gam chất khô cây dâu cần hút 280-400ml nước.
Trong vườn dâu hàm lượng nước trong đất quá cao hoặc quá thấp đều làm
cây cằn cỗi, không phát triển được và dễ nhiễm bệnh. Độ ẩm thích hợp cho quá
trình sinh trưởng của cây dâu là 70-80%. Nếu trong đất quá nhiều nước, cây dâu
sinh trưởng không tốt, tỷ lệ protein và hydrat cacbon sẽ giảm, chất lượng lá thấp,
nuôi tằm bằng loại lá này, tằm dễ bị bệnh. Đất có mực nước ngầm cao hoặc úng
ngập, thiếu không khí sẽ ảnh hưởng đến hô hấp của rễ và tiêu hao dinh dưỡng của
cây. Nhiều nước trong đất sẽ thiếu oxy, các vi sinh vật háo khí giảm còn vi sinh vật
yếm khí tăng lên, sản sinh một số chất khử làm rễ bị ngộ độc, cây sinh trưởng kém.
Dâu là cây có rễ ăn sâu, do vậy phải tìm cách hạ thấp mực nước ngầm xuống thấp
hơn 1m nhằm nâng cao tuổi thọ của cây.
d. Đất
Dâu là cây trồng thích ứng với nhiều loại đất: Đất cát, đất thịt, đất sét, đất
chua, mặn… và có khả năng sinh trưởng được ở độ pH đất là 4,5-9, song đất cát
pha và đất thịt nhẹ có độ pH từ 6,5-7 là loại đất thích hợp nhất cho cây dâu sinh
trưởng và phát triển.

e. Không khí
Không khí cũng là yếu tó sinh thái không thể thiếu được cho sự sinh trưởng
và phát triển của cây dâu, oxy và cacbon trong không khí rất cần cho quá trình
quang hợp và hô hấp của cây. Cacbonic trong không khí là nguyên liệu cần thiết
cho quá trình quang hợp, hàm lượng cacbonic tăng trong phạm vi 0,03-0,1% thì
cường độ quang hợp của lá dâu tăng dẫn đến năng suất lá tăng. Qua nghiên cứu
cho thấy cứ 100cm
2
lá dâu trong 1 giờ sản sinh ra 100gam chất khô thì cần 15mg
CO
2
. Vườn dâu đảm bảo thông thoáng hoặc tăng cường bón phân hữu cơ sẽ làm
tăng hàm lượng CO
2
tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình quang hợp của cây.
Ngoài ra, trong không khí còn chứa một số khí độc như bụi, khói than, khí thải do
các nhà máy như: SO
2
, fluoride…Tằm ăn phải lá dâu có bám dính những loại khí
này sẽ bị ngộ độc. Vì vậy không nên quy hoạch vườn dâu gần các nhà máy, đường
quốc lộ lớn và đặc biệt là không nên gần khu lò gạch.
2.1.3. Các giống dâu hiện nay
Hiện nay trong sản xuất có rất nhiều giống dâu đang được trồng. Tuy nhiên,
có thể phân thành 4 nhóm dâu chính sau:
- Nhóm giống dâu địa phương
- Nhóm giống dâu tam bội thể trồng bằng hom
- Nhóm giống dâu lai F1 trồng bằng hạt
- Nhóm giống dâu nhập nội
Nhóm giống dâu địa phương: Các giống này có ưu điểm sinh trưởng khoẻ,
chống chịu sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh bất lợi khá, nhưng năng suất lá thấp,

lá nhỏ, mỏng, hái dai, nhiều hoa quả. Ví dụ như các giống Hà bắc, Đa liễu…
Nhóm giống dâu tam bội thể trồng bằng hom: Là nhóm giống đâu có lá to,
dầy, sinh trưởng khoẻ. Năng suất lá đạt >35 tấn/ha/năm, chất lượng lá tôt (Hàm
lượng Protein trong lá đạt 21 - 22%). Nhưng do nhân giống bằng hom nên khả
năng chống chịu sâu bệnh, điều kiện ngoại cảnh bất lợi như chịu hạn, úng, mở rộng
nhanh diện tích bị hạn chế. Nhóm giống dâu này phù hợp cho vùng đất bài ven
sông ở vùng đồng bằng sông Hồng và các tỉnh phía Bắc. Ví dụ các giống, VH
13
,
VH
15
, VH
17

Nhóm các giống dâu lai trồng hạt: Là các giống dâu có thời vụ trồng quanh
năm, hệ số nhân giống cao (1kg hạt có thể trồng 4 – 5 ha), thích ứng rộng với nhiều
vùng sinh thái khác nhau (đất bãi ven sông, ven biển, đất đồi…), chu kỳ kinh tế dài
hơn trồng hom, chống chịu sâu bệnh, điều kiện ngoại cảnh bất lợi như hạn, úng
khá. Lá to, dày, mềm và bóng, năng suất lá 35 – 40 tấn/ha/năm, chất lượng lá tốt
(Protein trong lá 22-23%). Nhóm giống dâu này phù hợp với vùng đất bãi ven
sông, ven biển, đất đồi các tỉnh phía Bắc và miền Trung.
Nhóm các giống dâu nhập nội: Chủ yếu là các giống nhập từ Trung Quốc.
Nhìn chung các giống dâu nhập từ Trung Quốc là những giống sinh trưởng khoẻ, lá
to, năng suất lá khá (35 tấn/ha). Nhưng các giống dâu lai của Trung Quốc hiện
trồng ở Việt Nam không thuần, phân ly nhiều. (Đỗ Thị Châm, Hà Văn Phúc, 1999)
2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
2.2.1. Tình hình nghiên cứu về công tác chọn tạo giống dâu trên thế giới
Nghề trồng dâu nuôi tằm đã xuất hiện từ rất lâu trên thế giới, vì vậy mà công
tác nghiên cứu chọn tạo giống dâu mới cũng đã được bắt đầu từ rất sớm trên nhiều
quốc gia khác nhau. Mục tiêu chung của công tác nghiên cứu chọn tạo giống dâu là

chọn ra những giống dâu mới có sản lượng lá cao, chất lượng lá tốt, có sức chống
chịu với điều kiện ngoại cảnh bất lợi, và phù hợp với điều kiện ngoại cảnh của mỗi
vùng, lãnh thổ riêng. Vì lá dâu là thức ăn duy nhất của con tằm dâu, do đó lá dâu
chiếm một vị trí rất quan trọng trong việc phát triển ngành dâu tằm (Nguyễn Văn
Long 1999).
Công tác nghiên cứu chọn tạo giống dâu đã được bắt đầu từ rất sớm ở các
nước có nghề trồng dâu nuôi tằm phát triển như Nhật Bản, Liên Xô, Trung Quốc,
Triều Tiên, ấn Độ, Bungari Cho đến ngày nay thì công tác chọn tạo giống dâu
vẫn đang được chú trọng phát triển với ngày càng nhiều phương pháp chọn tạo
khác nhau. Bước đầu tiên của công tác nghiên cứu chọn tạo giống này thường tiến
hành chọn lọc các giống dâu địa phương để tìm ra giống có năng suất, chất lượng
lá cao và sức chống chịu sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh tốt. Cây dâu là cây thụ
phấn chéo, do kết quả tạp giao tự nhiên từ bao đời nay và quá trình chọn lọc đào
thải của con người mà đã tạo ra quần thể cây dâu đa dạng, phân bố ở những vùng
có điều kiện khí hậu, đất đai khác nhau. Vì vậy các giống dâu địa phương thường
có tính thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở địa phương đó và có tính chống chịu
sâu bệnh tốt. Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, thời gian từ khi tiến hành
đến khi thu được kết quả nhanh và chi phí ít tốn kém (Hà Văn Phúc, 2003). Các
giống dâu này đều có đặc điểm nổi trội hơn so với các giống đang trồng trong sản
xuất là năng suất lá cao hơn, chất lượng lá tốt hơn. Tuy nhiên bên cạnh những ưu
điểm trên thì các giống dâu địa phương còn tồn tại một số nhược điểm như: lá nhỏ,
mỏng, hoa quả nhiều Do vậy chưa thuận lợi cho việc thu hoạch lá, nuôi tằm và
không đáp ứng được yêu cầu của sản xuất.
Để khắc phục nhược điểm trên người ta đã tiến hành thu thập vật liệu ở các
vùng sinh thái khác nhau bằng phương pháp nhập nội giống dâu. Phương pháp này
có nhiều ý nghĩa rất to lớn trong công tác chọn tạo giống dâu, bởi ngoài việc cung
cấp nguyên liệu khởi đầu cho công tác lai tạo giống mới trong một số trường hợp
còn được sử dụng thẳng vào sản xuất làm thay đổi cơ cấu giống (Hà Văn Phúc,
2003). Tiêu biểu như Bungari lần đầu tiên vào năm 1980 đã nhập nội 12 giống dâu
ở Italia sau đó 10 năm tiếp theo liên tục nhập nội các giống dâu ở Liên Xô,

Rumani, Trung Quốc Còn ở Nhật Bản đã tạo được các giống dâu Ichebai
Kamraso, Koren và Mittuchri, đây là các giống dâu được chọn lọc và thuần dưỡng
từ hạt giống Roso.
Khi tập đoàn giống dâu trở nên phong phú hơn bao gồm tất cả các giống dâu
địa phương và các giống dâu nhập nội thì công tác chọn lọc các giống dâu chuyển
sang hướng mới là lai xa giữa các giống dâu thông qua việc lai hữu tính. Sử dụng
phương pháp này giúp phối hợp một số đặc tính tốt của bố mẹ để tạo ra thế hệ lai
ưu tú mang đặc tính tốt của cả bố và mẹ. Phương pháp này đã tạo ra được những
giống dâu có năng suất lá cao, chất lượng lá tốt và có tính kháng cao với các loại
sâu bệnh như giống Ucraina (Đỗ Thị Châm, Hà Văn Phúc, 1999). Ngày nay cùng
với sự phát triển của khoa học công nghệ thì các tiến bộ kỹ thuật đã và đang được
áp dụng vào trong công tác nghiên cứu chọn tạo giống dâu đã giúp cho công tác
chọn tạo giống ngày càng được hoàn thiện, đổi mới và phát triển hơn. Do đặc điểm
của cây dâu là cây trồng thụ phấn chéo cho nên các giống dâu hiện đang được sử
dụng trong sản xuất có rất ít giống thuần, vì vậy gặp rất nhiều khó khăn trong việc
lai tạo giống. Trước tình hình đó thì một hướng đi mới cho công tác chọn tạo giống
dâu là sử dụng các tác nhân vật lý và hoá học để làm phát sinh những đột biến có
lợi trong sản xuất.
Dựa trên kết quả nghiên cứu đặc tính của một số tia phóng xạ, người ta thấy
có thể sử dụng một số tác nhân vật lý như tia X, R các tia này có bước sóng cực
ngắn, thường xuyên sâu vào các mô gây đột biến ở các phần mềm như cây con
mọc từ hạt hay từ mầm, hạt phấn hoặc hạt dâu. Việc tạo ra giống dâu bằng phương
pháp gây đột biến phóng xạ không những giúp tăng nhanh về số lượng mà giá trị
sử dụng cũng ngày càng tăng do tỷ lệ đột biến cao, phạm vi biến đổi rộng, đột biến
thường ổn định cho nên rút ngắn thời gian tạo giống. Vào năm 1968, Hamaza
(Nhật Bản) đã chiếu tia gama ở liều lượng 5-10 Kr với tốc độ chiếu 5Kr/h trên
giống dâu Karionezumigaesishi, giống dâu này đã tạo ra được đột biến có lá
nguyên từ nguyên liệu khởi đầu có lá xẻ thuỳ. Năm 1970, Dr. Das (Ấn Độ) đã xử
lý hạt dâu khô của giống Ichinose bằng tia gama phát ra từ nguồn Co
60

và xác định
liều lượng gây chết với giống dâu này là 10 Kr. Trong những năm gần đây, Viện
Nghiên cứu Dâu tằm Triết Giang (Trung Quốc) bằng phương pháp này đã tạo ra 4
đột biến là R
81-1
, R
81-2
, R
82-1
, R
82-2
. Viện Nghiên cứu Dâu tằm Trung Quốc từ năm
1974 đã dùng Co
60
chiếu lên hom dâu của giống Ichinose thu được giống dâu số 1.
Bên cạnh việc sử dụng các tác nhân vật lý, các nhà nghiên cứu còn sử dụng
các chất hoá học có tính chất đặc biệt để gây ra các đột biến như các chất Ethyl
Methane Sulphonat (EMS), Methyl Methane Sulphonat (MMS), Diethylsulphate
Malic Hydrazide Nhưng được sử dụng rộng rãi nhất vẫn là loại EMS vì nó gây
nhiều đột biến hình thái hơn các loại hoá chất khác và đã được viện Mysore thí
nghiệm xử lý trên hạt dâu Berth - ampore với nồng độ khác nhau và chọn ra những
đột biến có lợi. Ngoài việc sử dụng EMS một số nhà nghiên cứu đã dùng chất
colchicine để tác động lên cây dâu nhằm tạo ra giống dâu đa bội thể và Nhật Bản là
một trong những nước có nhiều thành công trong lĩnh vực này. Theo kết quả
nghiên cứu của Tojyo Isao (1966) tác giả đã tạo ra được một số giống dâu tứ bội từ
các giống Karionezu - Migaesishi bằng cách xử lý colchicine 0,4% lên đỉnh sinh
trưởng. Cũng bằng colchicine 0,1-0,2% xử lý trên mầm dâu Nodulaev (1963) đã
tạo ra giống dâu cao sản" Kotul " có lá dày, to hơn lá dâu của giống ban đầu vì
thế lá giữ được độ tươi lâu hơn.
Tuy nhiên, dùng phương pháp gây đột biến thường chỉ tạo ra nguồn vật liệu

khởi đầu cho lai tạo giống còn sử dụng trực tiếp vào sản xuất thì rất ít nên công tác
chọn tạo giống dâu mới hiện nay thường kết hợp hai phương pháp gây đột biến và
phương pháp lai hữu tính. Phương pháp gây đột biến để tạo nguồn vật liệu khởi
đầu sau đó dùng phương pháp lai hữu tính để chọn tạo ra những cá thể tốt sau đó
sử dụng ưu thế lai F1 để nhân giống hữu tính. Tại một số nước có ngành dâu tằm
phát triển mạnh như Nhật Bản, Liên Xô đã nghiên cứu rất sớ hướng sử dụng ưu thế
lai ở cây F1. Từ những năm 1930-1931 các nhà chọn tạo giống ở đây đã tiến hành
lai giữa giống dâu Ichinose có nguồn gốc Nhật Bản với giống dâu địa phương để
tạo ra các giống dâu lai trồng hạt có năng suất cao hơn.
Từ năm 1960 trở lại đây, một số nhà khoa học Nhật Bản, Liên Bang Nga đã
mở ra hướng đi mới là nghiên cứu chọn tạo giống dâu lai F1 tam bội thể trồng hạt.
Một số giống dâu lai F1 tam bội thể trồng hạt đã cho năng suất lá vượt trên 35% so
với giống dâu địa phương. Giống dâu tam bội thể này có ưu điểm là lá dày, trẻ lâu
nên thích hợp cho lứa tằm thu (Ga-tin, 1980). Còn theo Abdulaep (1978) thì thông
báo rằng giống dâu lai F1 tam bội thể Sivantuc 1,2,3 và 6 cho năng suất lá dâu,
năng suất kén tơ ở vụ xuân tăng từ 25,6-44,2% so với dâu Xanlatuc 2. Năm 1962
Sugiuama đã thí nghiệm cho tăm ăn lá của cây dâu tam bội và lưỡng bội thể. Kết
quả cho thấy tằm ăn lá của giống tam bội thể thì thời gian phát dục của tằm rút
ngắn. Chiều dài kén tăng 16-20%, vì thế năng suất kén tăng 14-16%, chiều dài sợi
tơ tăng 11% và lượng tơ kén tăng 14% [4]. Trung Quốc là nước nghiên cứu chọn
tạo giống dâu theo hướng này muộn hơn nhưng tốc độ phát triển của Trung Quốc
lại nhanh hơn và quy mô cũng lớn hơn nhiều. Cuối năm 1970 Viện nghiên cứu
nông nghiệp Quang Đông đã chọn ra được tổ hợp lai Bắc 1 x Luân 540 cho năng
suất lá cao hơn 10% so với giống dâu đang sử dụng. Kết quả khảo nghiệm cho thấy
giống dâu lai F1 trồng bằng hạt có bộ rễ sinh trưởng phát triển mạnh, sản lượng lá
cao và do trồng bằng hạt nên giá thành trồng rẻ. Sau đó từ năm 1980 nhiều tổ hợp
dâu lai mới được đưa ra sản xuất như Sha2 x Luân109, Đường x Luân109, hai tổ
hợp dâu lai này cho năng suất lá dau cao trên 20% so với Bắc 1 x Luân 540. Từ
những năm 1980 trở lai đây hàng năm Trung Quốc có gần 20 tỉnh với 150 huyện
đã sử dụng 3 vạn kg hạt dâu lai F1. Dựa trên những nguyên lý di truyền ở thế hệ lai

F1, bằng các nguyên tắc chọn giống bố mẹ theo đúng yêu cầu đề ra, càng ngày các
nhà nghiên cứu dâu tằm càng tìm ra những tổ hợp lai mang nhiều ý nghĩa sản xuất
thực tiễn đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của con người.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Việt Nam là một nước có nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa xuất hiện
từ khá sớm và nghề này đã trở thành một nghề truyền thống của nhân dân Việt
Nam. Cùng với sự phát triển của đất nước thì nghề này cũng đang dần được khôi
phục và phát triển mở rộng hơn nữa góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của ngành
dâu tằm. Trong những năm vừa qua sự thay đổi về cơ cấu tập đoàn giống dâu để
phục vụ cho từng vùng sinh thái khác nhau đã giúp cho ngành dâu tằm Việt Nam
đạt được những thành tựu nhất định.
Tuy rằng nghề trồng dâu nuôi tằm đã quá quen thuộc với người dân Việt
Nam từ rất lâu, nhưng lịch sử của công tác nghiên cứu chọn tạo giống tằm cũng
như giống dâu ở Việt Nam còn rất non trẻ so với nhiều nước có nghề trồng dâu
nuôi tằm sớm phát triển như Trung Quốc, Nhật Bản, Liên Xô Năm 1965, khi cục
Dâu tằm được thành lập thì công tác nghiên cứu dâu tằm tơ mới được tiến hành và
người đặt nền móng cho công tác nghiên cứu này là giáo sư Lê Văn Liêm nguyên
Cục phó cục dâu tằm. Bước đầu của công tác chọn tạo giống dâu là thu thập các
giống địa phương thành tập đoàn giống cùng với việc nhập nội giống dâu nước
ngoài để so sánh với những giống mới lai tạo có năng suất lá cao, phẩm chất lá tốt
và phù hợp với từng vùng khí hậu đất đai của nước ta. Đến năm 1967 tổ chuyên gia
vùng đồi núi Ba Vì (Hà Tây) đã trồng vườn tập đoàn 12 giống dâu địa phương làm
thí nghiệm và kết quả cho thấy các giống dâu như Bầu trắng, Bầu tía, Quang biểu
và Hà Bắc có khả năng sinh trưởng ở vùng đồi núi. Năm 1971, Trạm Nghiên cứu
Dâu tằm tơ Việt Hùng - Vũ Thư - Thái Bình cũng đã tiến hành làm vườn tập đoàn
giống nhưng số giống lúc đó còn thiếu.Từ đầu năm 1971 đề tài này được tiến hành
ở vùng đất cổ phù sa sông Đáy thuộc Trạm tằm giống TW Mai Lĩnh - Hà Tây. Cho
đến nay Trạm Nghiên cứu Dâu tằm Việt Hùng - Vũ Thư - Thái Bình đã trồng tập
đoàn giống gồm 100 giống dâu trong và ngoài nước. Từ năm 1979 - 1983 tại Bảo
Lộc sau bốn năm thu thập và theo dõi, các nhà nghiên cứu đã xác định được một số

giống dâu địa phương như Quang Biểu, Bầu Đen, giống nhập nội như Thái Lan 3
và 2, giống dâu tam bội thể như giống số 11, 12 Tất cả các giống dâu này đều có
đặc điểm là năng suất lá cao, phẩm chất lá tốt, khả năng chịu hạn và chống chịu tốt
với một số loại sâu bệnh, thích hợp với vùng đồi núi va cao nguyên. Còn ở vùng
đồng bằng Bắc bộ thì có thể trồng các giống dâu Đa Liễu, Hà Bắc, Quang Biểu,
Bầu Tím, giống dâu số 11, 12.
Bên cạnh việc thu thập các giống dâu địa phương, nhằm làm phong phú cho
quỹ gen cây dâu, nâng cao hiệu quả cho công tác chọn tạo giống mới, công tác
nhập nội giống dâu vào nước ta cũng đã được quan tâm và tiến hành từ những năm
1960. Trong những năm 1970 - 1980 nước ta đã nhập nội các giống dâu của Triều
Tiên, Nhật Bản, Liên Xô, Bungari. Năm 1983 - 1988 trong chương trình hợp tác
Việt - Xô, nước ta đã nhập nội 25 giống dâu và một số cặp lai của Viện nghiên cứu
dâu tằm tơ Trung á Uzơbekistan. Năm 1986 - 1988 nước ta tiếp tục nhập nội một số
giống dâu của ấn Độ và đến năm 1989 - 1992 các tỉnh phía Bắc nhập nội một số giống
dâu lai của Trung Quốc, cho đến nay đã xây dựng được một số tập đoàn giống dâu có
hơn 100 giông địa phương và nhập nội.
Mặc dù quá trình nghiên cứu chọn tạo giống dâu của Việt Nam xuất phát
chậm và muộn hơn so với các nước bạn, nhưng nước ta đã kịp thời tiếp cận và nắm
bắt ngay với các phương pháp tạo giống hiện đại để áp dụng vào trong công tác
nghiên cứu. Và một trong những phương pháp nghiên cứu mới trong công tác chọn
tạo chính là sử dụng các tác nhân vật lý và hoá học để gây ra các đột biến có lợi.
Từ những năm 1970 khi mà việc sử dụng một số tác nhân vật lý bằng các tia phóng
xạ để gây đột biến ở cây trồng đã được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới
như: Nhật Bản, Liên Xô, Thuỵ Điển, Đức, Mỹ các nhà chọn tạo giống dâu ở Việt
Nam đã nghiên cứu và tiến hành gây đột biến phóng xạ ở cây dâu bằng việc sử
dụng phóng xạ phát ra từ chất Co
60
do bệnh viện K Hà Nội chiếu với các liều lượng
2000, 3000, 4000 đến 10000 Rơngen lên dạng hạt khô và dạng hạt ướt của giống
Hà Bắc (2n = 28) đang được trồng rộng rãi tại các vùng sản xuất dâu tằm. Hạt dâu

sau khi chiếu xạ được gieo trên luống đất có giàn che. Qua nghiên cứu cho thấy
hầu hết các cây dâu đột biến đều thu được ở liều lượng xử lý từ 7000R trở lên,
dưới liều lượng này không có tác dụng gây đột biến. Không chỉ dừng lai ở đó, theo
kết quả nghiên cứu của PGS.TS - Hà Văn Phúc (1991), năm 1970 tác giả đã gây
đột biến bằng hoá chất Colchicine lên hạt dâu tạp giao tự nhiên của giống Hà Bắc
và thu được giống dâu tứ bội thể. Qua các kết quả nghiên cứu cho thấy giống dâu
tứ bội thể sinh trưởng thân cành kém, biểu hiện cây thấp, cành ít và ngắn nhưng lá
to và dày nên trọng lượng phiến lá tăng hơn 40% so với giống lưỡng bội. Từ những
đặc điểm đó chúng ta có thể sử dụng hầu hết các giống dâu tứ bội để làm nguyên
liệu tạo ra các giống tam bội. Theo kết quả nghiên cứu của Isao
Toijyo.T.Sh.Sugiyama thì giống dâu tam bội thể cho năng suất lá cao, chất lượng
dinh dưỡng tốt, chống chịu được lạnh, có dặc tính ra rễ mạnh. Do những đặc tính
tốt đó của giống tam bội thể mà ngay từ năm 1971 các nhà chọn tạo giống dâu Việt
Nam đã bắt tay vào công việc lai hữu tính giữa các giống dâu tứ bội thể với giống
nhị bội thể. Sau khi lai hữu tính các giống tứ bội thể trên với một số giống dâu
lưỡng bội thể khác và qua quá trình chọn lọc cá thể, tác giả đã thu được một số
giống dâu tam bội thể (3n = 42) mang kí hiệu số 7, 11, 12 và các giống dâu này đã
được Hội đồng khoa học Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm công nhận là
giống quốc gia.
Cũng với mục đích tạo ra giống tứ bội, năm 1986 các nhà nghiên cứu tiếp
tục chiếu tia phóng xạ lên cây dâu. Lần này nguyên liệu được chiếu là hom của
giống dâu Đa Thái Ninh và liều lượng chiếu tập trung từ 8000 - 1000R. Kết quả tạo ra
giống dâu đột biến tứ bội thể (4n = 56) được ký hiệu là ĐB86, đột biến này được sử
dụng làm nguyên liệu khởi đầu để sản xuất ra hạt dâu lai F1 (VH9 và VH13) là những
giống dâu tam bội đang được sử dụng rộng rãi trong sản xuất.
Từ năm 1993 các nhà chọn tạo giống dâu của Việt Nam đã chuyển hướng
nghiên cứu từ việc tạo giống dâu trồng hom sang việc sử dụng ưu thế lai F1 để
trồng hạt. Trên 20 tổ hợp lai F1 đã được tạo ra trong số đó có hai tổ hợp lai là
giống tam bội thể, số còn lại đều là tổ hợp lai lưỡng bội thể. Thông qua bồi dục,
chọn lọc và thí nghiệm so sánh, khu vực hoá, PGS. TS Hà Văn Phúc và cộng sự đã

chọn ra được hai giống dâu có năng suất và phẩm chất lá cao, nhất là giống VH9
và giống VH13. Năm 2000 tại hội đồng khoa học Bộ Nông nghiệp và phát triển
nông thôn đã công nhận và cho phép đưa vào sử dụng trong sản xuất hai giống dâu
lai F1 trồng hạt này và khu vực hoá giống VH13. Giống F1 tam bội VH15, VH17
mới được chọn tạo, đang được trồng ở diện rộng cũng cho kết quả khá khả quan.
PHẦN. III
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu
- Vật liệu nghiên cứu: Gồm 03 giống dâu lai F1 trồng hạt được chọn tạo
trong nước là: VH13, VH15 và VH17; Giống dâu đối chứng là giống địa phương
Hà Bắc.
• Giống dâu VH15: Là giống dâu lai tam bội thể (3n) trồng bằng hạt được tạo
ra do lai hữu tính giữa giống dâu K10 (2n) và giống dâu được tạo ra do phương
pháp gây đột biến ĐB86 (4n). Giống VH15 được công nhận là giống quốc gia theo
Quyết định số 512/QĐ-TT-CCN ngày 31/10/2012.
• Giống dâu VH17: Là giống dâu lai F1 tam bội thể (3n) trồng bằng hạt được
tạo ra do lai hữu tính giữa giống dâu K9 (2n) và giống dâu được tạo ra do phương
pháp gây đột biến ĐB86 (4n). Giống VH17 được công nhận là giống cho sản xuất
thử theo Quyết định số 466/QĐ-TT-CCN ngày 26/11/2009.
• Giống dâu VH13: Đây là giống dâu lai F1 tam bội thể (3n = 42) trồng hạt
được công nhận giống Quốc gia tháng 4 năm 2006.
• Giống dâu Hà Bắc: Là giống dâu địa phương được nhân giống bằng hom.
3.2. Địa điểm nghiên cứu và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: Thí nghiệm được thực hiện tại Trạm Nghiên cứu
Dâu tằm tơ Việt Hùng - Vũ Thư - Thái Bình
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 1/1/2015- 30/3/2015
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Theo dõi các chỉ tiêu về đặc trưng hình thái của các giống dâu lai mới chọn
tạo
- Theo dõi và đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của các giống dâu

lai mới chọn tạo
- Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lá dâu của các giống
dâu lai mới chọn tạo
3.4. Phương pháp nghiên cứu
- Công thức thí nghiệm: Thí nghiệm gồm 4 công thức
Công thức 1 (CT1): Giống dâu VH13
Công thức 2 (CT2): Giống dâu VH15
Công thức 3 (CT3): Giống dâu VH17
Công thức 4 (CT4 đ/c): Giống dâu Hà Bắc
- Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ với
3 lần nhắc lại, mật độ trồng dâu 1,5 x 0,3m, diện tích ô thí nghiệm là 30m
2
, mỗi ô
thí nghiệm có 60 cây dâu. Cây dâu được trồng từ tháng 10/2012. Thí nghiệm được
bố trí trên ruộng dâu đốn đông, dâu được đốn vào ngày 24/12/2014, đốn cách mặt
đất 20 cm.
- Sơ đồ bố trí thí nghiệm:
Bảo vệ Bảo vệ
CT1 CT2 CT3
CT2 CT4 CT1
CT3 CT1 CT4
CT4 CT3 CT2
Bảo vệ
3.5. Các chỉ tiêu theo dõi
* Các chỉ tiêu về đặc trưng hình thái, màu sắc của giống: Hình dạng tán cây,
cuống lá và gân lá, hình dạng và màu sắc mầm dâu, màu sắc ngọn, thân, cành, lá
dâu
* Các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển
- Tốc độ sinh trưởng: (tốc độ tăng chiều dài cành và tốc độ ra lá): Trên mỗi
cây chọn cố định 1 mầm dâu, theo dõi 5 mầm một lần nhắc lại, 10 ngày theo dõi

một lần
+ Tốc độ sinh trưởng của mầm (T)
T=
P
2
– P
1
(cm/ngày)
t
Trong đó: P
1
: Chiều dài của mầm đo lần trước (cm)
P
2
: Chiều dài của mầm đo lần sau (cm)
t: Thời gian giữa P
1
và P
2
( ngày)
+ Tốc độ ra lá (T
rl
)
T
rl
= R2 –R1
T
Trong đó: R
1
: Số lá đếm lần trước

R
2
: Số lá đếm lần sau
t: Thời gian giữa R
1
và R
2

- Thời gian thành thục của lá: Mỗi cây điều tra 2 mầm, mỗi mầm 2 lá, thời
gian thành thục của lá được tính từ khi bắt đầu ra lá cho đến khi lá ngừng sinh
trưởng về kích thước dài, rộng.
- Kích thước lá dâu: Sau khi đốn đông 2 tháng thì thu hoạch lấy ngẫu nhiên 3
lần nhắc lại mỗi lần nhắc cân 500 gam. Sau đó đếm số lá và đo kích thước lá. Kích
thước lá được tính theo chiều dài và chiều rộng của lá. Chiều dài lá được tính từ
gốc cuống lá đến đầu lá. Chiều rộng lá đo ở vị trí rộng nhất của lá, đo vuông góc
với gân chính của lá.
- Tổng số mầm nảy/ cây: Mỗi lần nhắc lại điều tra 5 cây, đếm tất cả các mầm
nảy. Sau đó tính tổng số mầm nảy trung bình / 1 cây
* Các chỉ tiêu liên quan đến năng suất lá dâu và năng suất lá dâu
- Số lá/500g: Sau khi thu hoạch lá dâu ở mỗi lần nhắc lại, tiến hành trộn đều
lá dâu và cân ngẫu nhiên 500gam, sau đó đếm số lá có trong 500gam lá
- Khối lượng lá, số lá / mét cành: Mỗi cây theo dõi 1 cành, đếm số lá và cân
khối lượng lá / mét cành
- Khối lượng 100cm
2
lá (P100 cm
2
lá): Mỗi lần nhắc lại hái 10 lá thành thục ở
vị trí tương đương nhau, xếp chồng khít lên nhau, dùng dao sắc nhọn cắt theo hình
vuông có kích thước 1cm x 1cm, sau đó cân nhanh toàn bộ phiến lá đã cắt để tính

khối lượng 100cm
2
lá.
- Năng suất lá dâu: Thu hái lá dâu đúng lứa vụ xuân 25 ngày kể từ khi bắt đầu
ra lá thật , cùng một thời gian hái giữa các thí nghiệm, số lá chừa lại trên cây như
nhau. Ở mỗi công thức thu lá dâu trên tất cả các cây của mỗi lần nhắc lại, sau đó
tính khối lượng lá bình quân của 1 cây, từ đó tính năng suất lá trên 100m2.
+ Năng suất lá bình quân 1 cây (kg)
=
Khối lượng lá của ô thí
nghiệm
Số cây của ô thí nghiệm
+ Năng suất lá/100 m2 (kg)
=
Khối lượng lá bình quân của 1
cây
x 100
Diện tích 1 cây
`3.6. Phương pháp xử lí số liệu
Số liệu được tính toán bằng phần mềm excell và xử lí thống kê Anova bằng
phần mềm Irristat 5.0
PHẦN. IV

×