Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

Tìm hiểu và viết ứng dụng tra từ điển viết tắt của các thuật ngữ ngành IT trên hệ điều hành Windows Phone

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 49 trang )

Tìm hiểu và viết ứng dụng trên HĐH Windows Phone

GVHD: Ths. Trần Bá Ánh
SVTH: Nhóm 09 1
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ



ĐỒ ÁN HỌC PHẦN 2
ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VÀ VIẾT ỨNG DỤNG TRA TỪ
ĐIỂN VIẾT TẮT CỦA CÁC THUẬT NGỮ NGÀNH
IT TRÊN HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS PHONE.



Giảng viên hƣớng dẫn: Ths. Trần Bá Ánh
Sinh viên thực hiện : Chu Minh
: Nguyễn Anh Tuấn
Lớp : DHTH6TH.

Thanh Hóa. 12/2013
Tìm hiểu và viết ứng dụng trên HĐH Windows Phone

GVHD: Ths. Trần Bá Ánh
SVTH: Nhóm 09 2
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ






ĐỒ ÁN HỌC PHẦN 2

Danh sách nhóm:

STT
Họ và tên
MSSV
Ghi chú
1
Chu Minh
10006423

2
Nguyễn Anh Tuấn
10009533



Tìm hiểu và viết ứng dụng trên HĐH Windows Phone

GVHD: Ths. Trần Bá Ánh
SVTH: Nhóm 09 3
Nhận xét của giảng viên hƣớng dẫn
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………

Tìm hiểu và viết ứng dụng trên HĐH Windows Phone

GVHD: Ths. Trần Bá Ánh
SVTH: Nhóm 09 4
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 6
THUẬT NGỮ VIẾT TẮT 8
CHƢƠNG I 10
TỔNG QUAN VỀ THẾ GIỚI ĐIỆN THOẠI DI DỘNG 10
1.1 Tổng quan về điện thoại di động 10
1.2 Tổng quan về hệ điều hành di động 10
CHƢƠNG II 13
TỔNG QUAN VỀ HỆ ĐIỀU HÀNH DI ĐỘNG WINDOWS PHONE 13
2.1 Tổng quan về hệ điều hành Windows Phone. 13
2.1.1 Phần cứng. 15
2.1.2 Phần mềm. 16
2.1.2.1 Về giao diện. 16
2.1.2.2 Về nhập liệu 22
2.1.2.3 Về đa nhiệm và sao chép (copy/paste). 23
2.2. Nhận xét. 25
CHƢƠNG III 26
XÂY DỰNG ỨNG DỤNG TRÊN MÔI TRƢỜNG 26
HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS PHONE 26

3.1. Giới thiệu về công nghệ .NET 26
3.1.1. Định nghĩa .NET 26
3.1.2. Mục tiêu của .NET 27
3.1.3. Cấu trúc nền tảng của .NET 27
3.1.3.1. Visual C# .NET 28
3.1.3.2 Công nghệ Silverlight 28
3.1.3.3. Công nghệ XNA 28
3.2 Giới thiệu, cài đặt và sử dụng phần mềm mô phỏng Windows Phone 7
Emulator. 31
3.2.1. Giới thiệu phần mềm giả lập Windows Phone 7 Emulator 31
3.2.2. Cài đặt và sử dụng Windows Phone 7 Emulator 31
Tìm hiểu và viết ứng dụng trên HĐH Windows Phone

GVHD: Ths. Trần Bá Ánh
SVTH: Nhóm 09 5
3.3 Phân tích hệ thống ứng dụng tra từ điển viết tắt ngành IT trên Windows Phone.
32
3.3.1 Mô tả nghiệp vụ phần mềm. 32
3.3.2 Lưu đồ hoạt động các chức năng của phần mềm. 33
3.3.2.1 Lưu đồ hoạt động tìm kiếm. 33
3.3.2.2 Lưu đồ hoạt động thêm từ. 33
3.3.2.3 Lưu đồ hoạt động sửa từ. 34
3.3.2.4 Lưu đồ hoạt động xóa từ. 34
3.3.3 Phát triển mô hình ca sử dụng. 35
3.3.3.1 Xác định tác nhân. 35
3.3.3.2 Xác định các ca sử dụng 35
3.3.3.3 Mô hình ca sử dụng 36
3.3.3.4 Mô tả chi tiết các ca sử dụng 36
3.3.3.5 Phân tích hệ thống 38
3.3.3.6 Thiết kế cơ sở dữ liệu. 42

3.3.3.7 Thiết kế giao diện. 42
3.3.4 Nhận xét. 47
KẾT LUẬN 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO 49


Tìm hiểu và viết ứng dụng trên HĐH Windows Phone

GVHD: Ths. Trần Bá Ánh
SVTH: Nhóm 09 6
LỜI NÓI ĐẦU

Điện thoại ngày nay đang làm thay đổi mạnh mẽ cuộc sống của con
người, nó đã và đang trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống sinh
hoạt thường ngày. Với tốc độ phát triển chóng mặt của lĩnh vực công nghệ
thông tin và viễn thông, con người đang ngày càng được sử dụng rất nhiều
công nghệ mới hỗ trợ trong công việc cũng như nhu cầu giải trí của con
người. Điện thoại di động đang ngày một phát triển mạnh mẽ nhằm mục
đích tạo sự thuận lợi tối đa cho người dùng. Nó không dừng lại ở bất kì thời
điểm nào mà luôn thay đổi để bắt kịp nhu cầu của con người.
Các thế hệ Smartphone (điện thoại thông minh) đang phát triển mạnh
mẽ. Các hãng công nghệ di động lớn trên thế giới đang cạnh tranh rất quyết
liệt với mục đích chiếm lĩnh thị phần, điều này càng cho thấy sức hút của thế
giới điện thoại di động lớn đến mức nào. Không chỉ đua tranh về các thiết bị
phần cứng mà trên lĩnh vực hệ điều hành cho điện thoại di động cuộc đua
còn căng thẳng hơn rất nhiều. Có thể điểm mặt một số hãng công nghệ lớn
đang cạnh tranh rất quyết liệt như LG, Samsung, Nokia, Apple, HTC,….
trong lĩnh vực sản xuất thiết bị. Với lĩnh vực hệ điều hành ta có thể thấy sự
góp mặt của Google, Apple, RIM, Microsoft,… với các sản phẩm như
Android, iOS, Windows Phone 7, Windows Phone 8,…

Với mục đích tìm hiểu thông tin về thế giới di động , các hệ điều hành
và cũng như các ứng dụng đơn giản chạy trên hệ điều hành đó. Nhóm chúng
em đã chọn đề tài đồ án học phần 2: “Tìm hiều và viết ứng dụng tra từ điển
viết tắt ngành IT trên hệ điều hành Windows Phone”. Trong thời gian thực
hiện nghiên cứu đồ án này, chúng em đã nhận được sự giúp đỡ và chỉ bảo
Tìm hiểu và viết ứng dụng trên HĐH Windows Phone

GVHD: Ths. Trần Bá Ánh
SVTH: Nhóm 09 7
tận tình của thầy Ths. Trần Bá Ánh, giảng viên khoa Công Nghệ, trường Đại
Học Công Nghiệp TP. Hồ Chí Minh.

Nội dung của đồ án này gồm 3 phần:
 Chương I: Tổng quan về thế giới điện thoại.
 Chương II: Giới thiệu về hệ điều hành Windows Phone.
 Chương III: Lập trình ứng dụng và phân tích hệ thống phần mềm trên
Windows Phone.
Do lĩnh vực của đề tài này còn tương đối rộng và kiến thức của nhóm
chúng em còn nhiều hạn chế nên đồ án không thể tránh khỏi sai sót. Kính
mong sự chỉ bảo thêm của các thầy, cô và những sự góp ý của các bạn sinh
viên trong lớp để nhóm có thể hoàn thiện đề tài nghiên cứu của mình hơn
nữa.
Một lần nữa, nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô
trong khoa Công Nghệ, đặc biệt là thầy Ths. Trần Bá Ánh đã tận tình giúp
đỡ và chỉ bảo giúp chúng em hoàn thành đồ án này.

Tìm hiểu và viết ứng dụng trên HĐH Windows Phone

GVHD: Ths. Trần Bá Ánh
SVTH: Nhóm 09 8

THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt
Thuật ngữ
Nghĩa
WP
Windows Phone
Hệ điều hành của hãng Microsoft
dành cho điện thoại smartphone.
WM
Windows Mobile
Hệ điều hành ban đầu của của
Microsoft dành cho di động.
ROM
Read Only Memory
Bộ nhớ chỉ đọc
RAM
Central Processor Unit
Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên
CPU
Metro User Interface
Bộ xử lí trung tâm
Metro UI
Metro User Interface
Một kiểu giao diện dựa trên sự sắp
xếp font chữ và các mảng vuông
được Microsoft phát triển. Nó bắt
đầu được sử dụng để thiết kế cho
Windows Phone 7 và bây giờ là
Windows Phone 8.

Zune HD

Thiết bị giải trí đa phương tiện
(portable media player) thuộc dòng
sản phẩm Zune của tập đoàn
Microsoft
Hub
Hub
Nơi tổng hợp thông tin chứa trong
máy và thông tin từ các dịch vụ trực
tuyến để hiển thị trong một giao
diện thống nhất
SMS
Short Message Services
Tin nhắn SMS
Tìm hiểu và viết ứng dụng trên HĐH Windows Phone

GVHD: Ths. Trần Bá Ánh
SVTH: Nhóm 09 9
Wifi
Wireless Fidelity
Mạng không dây
XML
eXtensible Markup Language
Ngôn ngữ định dạng dữ liệu
3G
Third-Generation Technology
Công nghệ không dây 3G
HTML
Hypertext Markup Language

Ngôn ngữ định dạng siêu văn bản
IDE
Integrated Development
Enviroment
Mội trường phát triển tích hợp
DOS
Disk Operating System
Môi trường dòng lệnh
IMAP
Internet Message Access
Protocol
Thế hệ mới của giao thức POP
IE
Internet Explore
Trình duyệt web của Microsoft
SDK
Software Development Kit
Bộ công cụ phát triển phần mềm
POP
Post Office Protocol
Giao thức truyền tải mail POP

Tìm hiểu và viết ứng dụng trên HĐH Windows Phone

GVHD: Ths. Trần Bá Ánh
SVTH: Nhóm 09 10
CHƢƠNG I
TỔNG QUAN VỀ THẾ GIỚI ĐIỆN THOẠI DI DỘNG

1.1 Tổng quan về điện thoại di động

Điện thoại di động ngày nay đang trở thành một vật dụng không thể
thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Mục đích ban đầu của điện thoại di động là
tạo sự thuận lợi trong liên lạc, xóa bỏ sự hạn chế về khoảng cách địa lý. Tuy
nhiên không chỉ dừng lại ở đó, điện thoại di động ngày nay đã phát triển
mạnh mẽ về chức năng. Không chỉ là đơn thuần nghe, gọi hay nhắn tin SMS
như lúc đầu, mà nó còn là phương tiện giải trí đa chức năng, là công cụ hỗ
trợ cho nhu cầu của công việc của con người.
Khái niệm SmarPhone ( điện thoại thông minh) đang ngày càng được
nhiều người biết đến. Đây là những thế hệ điện thoại sử dụng các hệ điều
hành thông minh như iOS, Android, Windows Phone 7,8, RIM,….
Để tạo môi trường hoạt động cho các ứng dụng khác hoạt động. Có
thể nói hiện nay SmartPhone đang dần thống trị thị trường di động. Có thể
kể đến một số hãng sản xuất SmarPhone lớn trên thế giới như Apple, Nokia,
RIM, Samsung, HTC One,….
1.2 Tổng quan về hệ điều hành di động
Với tiềm năng phát triển mạnh mẽ của SmartPhone, các hãng công
nghệ lớn trên thế giới đang đua nhau phát triển các hệ điều hành cho điện
thoại di động nhằm mục đích thống lĩnh thị trường di động. Theo định kỳ,
tháng 11 hàng năm, hãng nghiên cứu thị trường IDC mang lại cái nhìn toàn
cảnh về thị trường di động trong quý 3 qua bản báo cáo thị phần và tốc độ
tăng trưởng của các nền tảng di động.

Tìm hiểu và viết ứng dụng trên HĐH Windows Phone

GVHD: Ths. Trần Bá Ánh
SVTH: Nhóm 09 11
Theo đó, Android vẫn giữ ngôi vương với 81% thị phần, iOS và
Windows Phone ở khá xa phía sau với lần lượt 12.9% và 3.6% thị phần. Đặc
biệt, trong 3 nền tảng này thì chỉ có iOS bị tụt thị phần, trong khi Android và
Windows Phone đều tăng. Đây cũng là lần đầu tiên chứng kiến Android

chạm mốc trên 80% - một con số rất ấn tượng mà trước đây chưa từng có
nền tảng nào đạt được.Ở phần dưới của bảng thống kê, BlackBerry OS vẫn
còn giữ được 1.7% thị phần.


Hình 1.2: Bảng thị phần các hệ điều hành di động quý 3 – 2013

Lý giải về việc Android và Windows Phone có những bước phát triển
vượt bậc. Các chuyên gia cho rằng điều này có công lớn nhờ các OEM (nhà
sản xuất thiết bị gốc) như Samsung và Nokia. Bên cạnh đó, các mẫu
smartphone Android và Windows Phone giá rẻ cũng là một phần không thể
không nhắc tới. Apple bị tụt thị phần là một điều hiếm hoi, nhưng điều này
cũng khá dễ hiểu khi sự bành trướng của Android quá lớn. Đồng thời, các
sản phẩm của Apple gần đây liên tục dính lỗi cũng như không có nhiều đột
phá trong bối cảnh các hãng đối thủ đang đẩy mạnh “chạy đua vũ trang”.
Tìm hiểu và viết ứng dụng trên HĐH Windows Phone

GVHD: Ths. Trần Bá Ánh
SVTH: Nhóm 09 12
Cùng với bản báo cáo, các chuyên gia của IDC nhận định, phân khúc
smartphone màn hình lớn và smartphone giá rẻ sẽ là xu hướng trong thời
gian tới. Và họ cho rằng, nếu Apple phát triển phablet thì thị phần của họ sẽ
tăng trong những quý tiếp theo.
Theo dự đoán của các chuyên gia nước ngoài thì thị phần hệ điều hành
di động từ năm 2012-2017 như sau:
Hãng/ HĐH
2012
2017
Android
67.7%

67.1%
Apple
19.5%
14.1%
Microsoft
2.4%
12.7%
BlackBerry
4.8%
4.6%
Khác
5.6%
1.5%
Tổng
100 %
100 %



Tìm hiểu và viết ứng dụng trên HĐH Windows Phone

GVHD: Ths. Trần Bá Ánh
SVTH: Nhóm 09 13
CHƢƠNG II
TỔNG QUAN VỀ HỆ ĐIỀU HÀNH DI ĐỘNG WINDOWS PHONE

2.1 Tổng quan về hệ điều hành Windows Phone.
Windows Phone là hệ điều hành của Microsoft dành cho smartphone
kế tục nền tảng Windows Mobile, mặc dù chúng không tương thích với
nhau. Khác với Windows Mobile, Windows Phone tập trung vào sự phát

triển của Marketplace - nơi các nhà phát triển có thể cung cấp sản phẩm
(miễn phí hoặc có phí) tới người dùng. Windows Phone được bán vào tháng
10 năm 2010 và đầu năm 2011 tại Châu Á.
Phiên bản mới nhất hiện tại là Windows Phone 8. Microsoft còn đang phát
triển bản Windows Phone Apollo Plus và trong tương lai có thể còn có
Windows Blue (hay có thể là Windows 9) giúp tương thích với hệ điều hành
Windows trên máy tính. Với Windows Phone , Microsoft đã phát triển giao
diện người dùng mới mang tên Modern (trước đây tên là Metro) - tích hợp
khả năng liên kết với các phần cứng và phần mềm của hãng thứ ba một cách
dễ dàng.
Sau thành công của nền tảng Windows dành cho PC, Microsoft tiếp
tục bước vào nền tảng dành cho các thiết bị di động. Windows Phone bắt
đầu được nhen nhóm vào đầu năm 2004 như là một bản nâng cấp cho
Windows Mobile với tên mã "Photon", nhưng công việc diễn ra rất chậm và
dự án phải bị hủy. Năm 2008, dự án được khởi động trở lại, nhưng lần này
không phải là một bản nâng cấp mà là một hệ điều hành mới hoàn toàn. Mặc
dù được dự kiến phát hành vào năm 2009, nhưng sự chậm trễ trong việc phát
triển dẫn tới phiên bản Windows Mobile 6.5 vẫn được phát hành. Việc kết
thúc hỗ trợ cho Windows Mobile chỉ diễn ra vào ngày 15/7/2011. Trong giai
Tìm hiểu và viết ứng dụng trên HĐH Windows Phone

GVHD: Ths. Trần Bá Ánh
SVTH: Nhóm 09 14
đoạn này Windows Phone được phát triển khá nhanh, kéo theo đó là việc
không thể tương thích với các phiên bản cũ do không kịp thời gian chuẩn bị
cho việc đó.
Tên mã của dự án Windows Phone là "Photon". Ban đầu tên gọi dự
định sẽ là Windows Phone . Tuy nhiên vào ngày 22 tháng 4 năm 2010,
Microsoft chính thức thông báo tên gọi phiên bản đầu tiên là Windows
Phone 7 - tương xứng với hệ điều hành Windows 7 dành cho PC.

Windows Phone 7 được ra mắt vào ngày 15 tháng 2 năm 2010 ở
Mobile World Congress tại Barcelona, Tây Ban Nha và chính thức bán ra
vào ngày 8 tháng 11 năm 2010 tại Mỹ. Ban đầu Microsoft phát hành bản cập
nhật No Do, tiếp sau đó là bản nâng cấp lớn Mango (còn được biết là
Windows Phone 7.5) vào tháng 5/2011. Bản cập nhật này bao gồm phiên
bản di động của Internet Explorer 9, đa nhiệm cho phần mềm của công ty
thứ ba, hợp nhất Twitter vào People Hub, và cho phép đăng nhập SkyDrive.
Một bản nâng cấp nhỏ được phát hành năm 2012 là "Tango". Trong bản cập
nhật này, Microsoft đã sửa những lỗi bug, hạ thấp cấu hình tối thiểu cho
Windows Phone xuống chip 800MHz và RAM 256MB để phù hợp cho
những máy giá rẻ cấu hình thấp.
Tháng 01/2012, Microsoft tung ra bản Windows Phone 7.8. Nó bổ
sung thêm những tính năng từ Windows Phone 8, chẳng hạn như màn hình
chủ, tăng số lượng tông màu lên 20 và khả năng đặt màn hình khóa là hình
ảnh trong ngày của Bing. Windows Phone 7.8 nhằm kéo dài tuổi thọ của các
thiết bị Windows Phone 7, vì chúng không thể nâng cấp lên Windows Phone
8 bởi giới hạn phần cứng. Windows Phone 7.8 vẫn sẽ được Microsoft hỗ trợ
trong thời gian tới song song với Windows Phone 8. Dự kiến Microsoft
ngừng hỗ trợ bản 7.8 kể từ ngày 9 tháng 9 2014.
Tìm hiểu và viết ứng dụng trên HĐH Windows Phone

GVHD: Ths. Trần Bá Ánh
SVTH: Nhóm 09 15
Ngày 20 tháng 6 năm 2012, Microsoft giới thiệu Windows Phone 8,
một thế hệ hệ điều hành mới và 4 tháng sau, 29 tháng 10 năm 2012,
Microsoft bắt đầu bán phiên bản này. Windows Phone 8 thay thế lõi kiến
trúc Windows CE trên Windows Phone 7 thành kernel của Windows NT vốn
được thiết kế cho Windows 8, chính vì vậy điều này đã làm cho ứng dụng dễ
dàng được port giữa hai hệ điều hành. Ngoài ra, Windows Phone 8 còn hỗ
trợ CPU đa nhân, nhiều độ phân giải, tùy biến Start Screen, bổ sung IE10,

Nokia Maps thay thế Bing Maps. Theo Microsoft, Windows Phone 8 sẽ
được hỗ trợ đến ngày 8 tháng 7 năm 2014.
2.1.1 Phần cứng.
Một phần tạo nên sự khác biệt của Windows Phone chính là Microsoft
đang muốn chiếm một vai trò lớn hơn trong việc quyết định phần cứng nào
được cho phép chạy hệ điều hành này. Trước đây, các máy sử dụng WM
được các nhà sản xuất tự do thiết lập phần cứng. Vì vậy cấu hình máy rất đa
dạng nhưng đây cũng là lí do nảy sinh những bất cập về phần cứng. Sự thiếu
hụt về RAM, bộ nhớ ROM hay tốc độ xử lý của CPU kèm theo sự thiếu
tương thíc về phần mềm đã khiến khá nhiều sản phẩm thất bại. Microsoft đã
đặt ra những nguyên tắc cơ bản cũng như những yêu cầu khắt khe đối với
các thiết bị chạy WP, nhưng điều này không có nghĩa sản phẩm sẽ thiếu đi
sự đa dạng. Những thiết bị khác nhau sẽ có những tính năng khác nhau
chẳng hạn như bàn phím vật lí, camera trước,….tất cả đều góp phần tạo nên
một nền tảng Window Phone vững chắc.
Cập nhật một số thông tin về cấu hình theo yêu cầu của Microsoft,
qua đây chúng ta có thể thấy sự giống nhau về cấu hình giữa 10 chiếc
smartphone Windows Phone 7 được giới thiệu tại lễ ra mắt:
Tìm hiểu và viết ứng dụng trên HĐH Windows Phone

GVHD: Ths. Trần Bá Ánh
SVTH: Nhóm 09 16
 Màn hình phải có độ phân giải 800 × 480 tuy nhiên theo dự đoán thì
độ phân giải 480× 320 cũng sẽ được cho phép.
 5 phím cứng yêu cầu : Start (bắt đầu) , Back (trở lại), Search (Tìm
kiếm kết hợp với dịch vụ tìm kiếm Bing), camera (máy ảnh) và power
(phím nguồn). Một số thiết bị sẽ có thể có nhiều phím hơn nhưng bắt
buộc phải có 5 phím trên.
 Các ứng dụng không được phép chỉnh sửa hay dành quyền điều khiển
các phím này và nếu vi phạm, ứng dụng sẽ bị loại khỏi Market Place.

 Cảm ứng điện dung đa điểm hỗ trợ ít nhất 4 điểm chạm.
 Bộ xử lí Qualcomm Snapdragon có hỗ trợ đồ họa DirectX9. Theo
Microsoft thì WP đủ linh hoạt để mở rộng khai thác các loại chip khác
trong tương lai, nhưng hiện giờ thì tất cả các CPU để do Qualcomm
cung cấp.
 Bộ nhớ RAM phải từ 256MB trở lên.
 Bộ nhớ Flash có dung lượng ít nhất là 8GB.
 Không hỗ trợ thẻ nhớ ngoài microSD nhưng bù lại, bộ nhớ trong lại
có dung lượng lớn 8Gb hoặc 16Gb,… Một số thiết bị có thể bổ sung
thêm bộ nhớ trong trên thẻ microSD. Tuy nhiên người dùng không thể
tháo nóng và nếu rút thẻ ra, điện thoại sẽ được thiết lập lại và tất cả
các dữ liệu sẽ bị mất. Nhưng người dùng vẫn có thể lấy lại dữ liệu khi
đồng bộ hóa với các dịch vị đám mây do Microsoft cung cấp.
2.1.2 Phần mềm.
2.1.2.1 Về giao diện.
Windows Phone có giao diện người dùng (UI) dựa theo hệ sinh thái
thiết kế của Microsoft những năm gần đây với biệt danh "Metro". Khởi thủy
Tìm hiểu và viết ứng dụng trên HĐH Windows Phone

GVHD: Ths. Trần Bá Ánh
SVTH: Nhóm 09 17
của Metro UI đã từng xuất hiện trên máy nghe nhạc Zune HD của Microsoft
để cạnh tranh với iPod của Apple.
Màn hình chính, có tên là "Start Screen", được cấu tạo bỏi những "Lát
Gạch Sống" (Live Tiles). Những viên Gạch này link đến những ứng dụng,
tính năng, chức năng và những thứ khác (như tên danh bạ, bookmarks, tập
tin nhạc, ) Người dùng có thể thêm, sắp xếp hoặc xóa Gạch, tuy nhiên nó
không đồng nghĩa việc gỡ ứng dụng ra khỏi thiết bị. Gạch Sống hoạt động
theo thời gian thực. Ví dụ như Gạch email sẽ hiện số mail chưa đọc và nội
dung của nó; Gạch thời tiết sẽ cập nhật thông tin thời tiết nhanh nhất; Gạch

lịch sẽ hiện những cuộc hẹn trong hôm nay và ngày mai. Mọi thông báo đều
hiện qua các Gạch này, tạo sự tiện dụng cho người dùng khi không cần
Thanh thông báo như Android hay iOs. Kể từ Windows Phone 8 và
Windows Phone 7.8, Gạch có thể phóng to hay thu nhỏ thành các kích cỡ
khác gồm nhỏ, vừa và lớn.


Giao diện trên Zune HD

Tìm hiểu và viết ứng dụng trên HĐH Windows Phone

GVHD: Ths. Trần Bá Ánh
SVTH: Nhóm 09 18
WP có rất nhiều điểm giống với Zune HD. Theo Microsoft, WP được
thiết kế dựa trên Zune và giao diện Windows Media Center cùng một số
thành phần khác gọi là Metro- một loại giao diện type-and-motion dựa trên
các màu cơ bản và rất nhiều khoảng trống tương phản xen kẽ. Nếu chúng ta
từng nhìn qua Zune HD, chúng ta sẽ cảm thấy WP rất quen thuộc bởi WP
kết hợp tất cả những đặc điểm giao diện của Zune HD và điều này khiến nó
trở nên khác biệt.
Những dòng chữ có phông lớn, in đậm chạy dọc màn hình, các bảng
chọn thì di chuyển theo hướng vào trong hoặc ra ngoài thay vì từ bên này
sang bên kia và thông tin sẽ nằm trên cùng một trang từ trên xuống dưới , từ
trái qua phải thay vì hàng loạt các bảng riêng rẽ. Có hai theme cho WP,
chúng cơ bản chỉ là hai dạng hiển thị: một là chữ màu sáng trên nền đen
(mặc định) và chữ màu đen trên nền trắng. Ngoài ra, chúng ta có thể chọn
bốn màu làm điểm nhấn là đỏ, cam, xanh và lục.

Màn hình khóa của WP khá giống với Zune HD
Tìm hiểu và viết ứng dụng trên HĐH Windows Phone


GVHD: Ths. Trần Bá Ánh
SVTH: Nhóm 09 19
Màn hình khóa (Lock Screen) của WP tương tự như Zune, đó là một
tấm ảnh lớn có thể kéo lên trên để mở khóa. Trên màn hình khóa bao gồm
một số hiển thị như thời gian, ngày, tháng, những sự kiện sắp tới theo lịch,
số lượng tin nhắn chưa đọc, số lượng cuộc gọi nhỡ.

Start Screen của WP tương đương với Start Menu trên WM
Sau màn hình khóa là màn hình khởi động hiển thị giao diện người dùng và
những tấm lát Gạch Sống chuyển động trong một dải hẹp từ trên xuống dưới
màn hình. Những tấm lát này được liên kết với một ứng dụng nào đó chẳng
hạn Internet Explorer, một địa chỉ liên lạc cụ thể hay một trang web, một thư
viện ảnh, danh sách bài hát và có chức năng như một công cụ độc lập.
Ngoài ra, chúng còn liên kết với các Hub chứa những tính năng chủ
đạo của điện thoại. Thật vậy, khả năng liên kết của các tấm lát có thể nói là
vô tận. Những tấm lát nào được ưa thích có thể được xếp lên trên cùng để
Tìm hiểu và viết ứng dụng trên HĐH Windows Phone

GVHD: Ths. Trần Bá Ánh
SVTH: Nhóm 09 20
tiện theo dõi và thao tác. Màn hình Start Screen rất dài, chúng ta có thể kéo
lên kéo xuống liên tục. Do đó, việc sắp xếp các tấm lát là điều cần thiết.
Hub là một chức năng rất thú vị trong WP. Thay vì hàng loạt các biểu tượng
trên màn hình với các chức năng riêng, Hub trong WP được coi như một sân
giữa và tại đây, những thao tác kế tiếp sẽ được thực hiện. Với các Hub,
chúng ta sẽ dễ dàng tiếp cận với một tổ hợp các chức năng hay ứng dụng.
Khi chúng ta chọn một Hub, một khu vực với giao diện kéo sang ngang sẽ
mở ra, thông tin sẽ được hiển thị liền kề nhau từ trái sang phải. Một lần nữa,
đây là nét mới mà WP rất giống Zune. Những nội dung bên trên trong Hub

bao gồm những dữ liệu được lưu trong máy và dữ liệu trên đám mây như
hình ảnh, địa chỉ liên lạc,…
Có các loại Hub:
 Hub ảnh: Trong Hub ảnh sẽ có những tấm ảnh bạn chụp bằng điện
thoại và album Facebook, SkyDrive, từ tài khoản người dùng.
Người dùng có thể tải ảnh lên Facebook ngay tại Hub ảnh.
 Hub danh bạ: Hiển thị danh bạ trong máy hợp với các nguồn khác như
Facebook, Windows Live,
 Hub văn phòng: Các tài liệu Microsft Word, Microsoft Excel trong
máy và trên SkyDrive.
 Hub tin nhắn: Gửi tin nhắn trong danh bạ điện thoại và chat Facebook.
 Hub trò chơi: Kết nối với XBOX Live
 Hub media: Kết nối với XBOX Live Musics and Videos
Tìm hiểu và viết ứng dụng trên HĐH Windows Phone

GVHD: Ths. Trần Bá Ánh
SVTH: Nhóm 09 21

App bar trong phần SMS khi màn hình nằm ngang
Các ứng dụng với chức năng cơ bản có giao diện khá giống nhau.
Chúng chủ yếu xoay quanh các ứng dụng đơn giản như SMS, Email và
người dùng phải vuốt màn hình để xem các thông tin. Dưới cùng của màn
hình là một thanh “App bar” chứa một vài biểu tượng các lệnh cơ bản như
lịch, quay lại hoặc tiến tới trong trình duyệt web. Tuy nhiên, thanh ứng dụng
có thể kéo lên giống một ngăn kéo để lộ những lệnh tiếp theo nếu có.
Tìm hiểu và viết ứng dụng trên HĐH Windows Phone

GVHD: Ths. Trần Bá Ánh
SVTH: Nhóm 09 22
2.1.2.2 Về nhập liệu


Bàn phím cảm ứng của WP có thiết kế khá giống với Android.
WP được trang bị một bàn phím trên màn hình cảm ứng với một số
nét giống Zune HD, chức năng tự động sửa lỗi (Auto-correction) đã được cải
tiến với khả năng đoán từ tốt hơn. Không giống với những phiên bản WP
trước đây, Microsoft hoàn toàn làm chủ tính năng nhập liệu qua bàn phím
cảm ứng. Điều này có nghĩa chúng ra sẽ không thể cài đặt thêm một bàn
phím nào khác trên WP. Nhưng có thể nói, bàn phím ảo của WP khá tốt và
thậm chí còn có một nốt riêng (bên cạnh nút Space) để hiển thị một bảng
chứa các khuôn mặt biểu lộ cảm xúc (Enmoticon) khi chúng ta cập nhật
trạng thái trên mạng xã hội.

Tìm hiểu và viết ứng dụng trên HĐH Windows Phone

GVHD: Ths. Trần Bá Ánh
SVTH: Nhóm 09 23
2.1.2.3 Về đa nhiệm và sao chép (copy/paste).
Microsoft hiểu rất rõ về nhu cầu sử dụng đa nhiệm của người dùng
nhưng với phiên bản WP 7 đầu tiên, “tạm thời” sẽ không hỗ trợ đa nhiệm
nhưng ở phiên bản WP 8 mới nhất thì tính năng này lại được hỗ trợ đầy đủ.
Những gì chúng ta được biết là tính năng đa nhiệm sẽ không vận hành theo
cách thức thông thường.
WP không phải là không có khả năng hoạt động đa nhiệm. Nền tảng
của hỗ trợ là một dạng lưu trữ tạm có tên gọi “page stages” mà Microsoft đã
ví như cookie trong các trang web. Đây là một ứng dụng nhỏ cho phép lưu
lại những trạng thái và dữ liệu của các ứng dụng khi người dùng tắt đi.
Những phần mềm của nhà sản xuất thứ nhất như trình nghe nhạc Zune và
trình duyệt web IE có thể chạy nền, bên cạnh đó, các phần mềm của nhà sản
xuất thứ 3 có thể được để sang một bên và chạy theo chế độ treo (theo
Microsoft là trạng thái “khử” ) miễn là hệ thống không cần thêm tài nguyên

kèm theo nào khác. Nếu người dùng quay trở lại một ứng dụng, nó sẽ khôi
phục và tiếp tục duy trì hoạt động, nhưng nếu người dùng mở các ứng dụng
khác và hệ thống cần thêm tài nguyên, ứng dụng trên sẽ bị tắt đi mà không
được báo trước. Quá trình này nghe có vẻ quen thuộc thuộc bởi cơ bản nó là
tính năng đơn nhiệm lặp đi lặp lại tương tự trên Android và WM 6. Cả hai
nền tảng này đều hỗ trợ quản lí thông minh các ứng dụng hoạt động song
song và vận hành hiệu quả với trình quản lí đa nhiệm điều khiển bằng tay.
Tìm hiểu và viết ứng dụng trên HĐH Windows Phone

GVHD: Ths. Trần Bá Ánh
SVTH: Nhóm 09 24

Tính năng thông báo trên WP
Để minh chứng cho tính năng đa nhiệm của hệ điều hành WP,
Microsoft đã giới thiệu một hệ thống có tên Microsoft Notification Service
cung cấp các thông báo về trạng thái của ứng dụng mà không cần phải mở
các ứng dụng. Các thông báo sẽ xuất hiện trên một thanh ngang nằm phía
trên cùng màn hình. Nhấn vào thanh này, ứng dụng liên quan sẽ mở ra. Theo
Microsoft, tiện ích này được quản lý rất chặt chẽ và có thể nói tốt hơn so với
hệ thống trên iPhone.
Tìm hiểu và viết ứng dụng trên HĐH Windows Phone

GVHD: Ths. Trần Bá Ánh
SVTH: Nhóm 09 25
Riêng chức năng sao chép và dán trên Windows Phone khá đơn giản.
Người dùng có thể chạm vào một từ và nhấn nút copy hiện ra, sau đó dán
vào điểm khác cũng bằng icon paste. Tính năng này cũng làm việc tương tự
với các đoạn bôi đen, người dùng có thể nhận chạm và kéo ngón tay.
2.2. Nhận xét.
Windows Phone đã ra mắt với vẻ ngoài khác lạ và bí ẩn chưa từng có trên

thiết bị WM trước đây. Tuy nhiên, tính sáng tạo đã hạn chế khi so sánh với các đối
thủ cạnh tranh và xu hướng hệ điều hành hiện nay như Android. Giao diện không
tùy biến được nhiều, tính năng đa nhiệm vẫn chưa thật sự xuất hiện, khả năng hỗ
trợ thẻ nhớ vẫn bị bỡ ngỡ, nhiều chính sách ràng buộc về phần mềm lẫn phần
cứng… Để Windows Phone thành công, Marketplace chắc chắn phải được
Microsoft đầu tư kỹ càng bên cạnh các đối thủ khác như App Store của Apple hay
Android Market.

×