Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Mẫu kế hoạch khởi sự kinh doanh vật liệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.07 KB, 31 trang )

Đại học Kinh tế Đà Nẵng
Khoa Quản trị Kinh doanh
Đề án Khởi Sự Kinh Doanh:
SẢN XUẤT TẤM LỢP FIBRO XI MĂNG
Nhóm thực hiện:
- Lê Xuân Minh
- Đoàn Đức Lập
- Nguyễn Thị Thùy Trinh
Đông Hà, 2010
PHẦN MỞ ĐẦU:
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ ÁN
1. Giới thiệu về ý tưởng kinh doanh: Sản xuất tấm lợp Fibro xi măng
Hiện nay sản phẩm Fibro xi măng đã có mặt trên thị trường với nhu cầu tiêu
thụ rất lớn, qua nghiên cứu thu thập số liệu chúng tôi đã đưa ra ý tưởng sản xuất tấm
lợp Fibro xi măng để đáp ứng nhu cầu tăng thêm của thị trường tỉnh Quảng Trị.
2. Hình thức khởi sự kinh doanh
- Lĩnh vực: Sản xuất trực tiếp sản phẩm để phân phối ra trị trường.
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Tấm lợp MLT
- Sản phẩm dự kiến: Tấm lợp Fibro Xi măng
3. Giả định và điều kiện ràng buộc
- Địa điểm xây dựng nhà máy: Chính quyền địa phương tạo điều kiện cho
thuê đất tại Khu CN Nam Đông Hà với thời hạn 50 năm.
- Nguồn nhân lực tại địa phương dồi dào, với công nghệ sản xuất này chủ yếu
là lao động phổ thông.
- Dây chuyền công nghệ được sản xuất trong nước do Viện khoa học công
nghệ Tp Hồ Chí Minh hoặc viện Khoa học Hà Nội sản xuất nên dễ tiếp cận.
- Chính quyền địa phương tạo điều kiện giúp đỡ trong việc cấp phép và các
lĩnh vực khác.
- Kỹ thuật không đòi hỏi cao, chỉ qua đào tạo có thể vận hành.
4. Các phương pháp tiếp cận
- Nguồn lực: Thông qua các trung tâm giới thiệu việc làm, tiếp cận nguồn lao


động phổ thông dễ dàng, có thể tuyển chọn những người có kinh nghiệm trong lĩnh
vực này.
- Vốn: vốn chủ sở hữu: 1.100.000.000 đồng, vốn vay ưu đãi: 10.000.000.000
đồng. Lãi xuất 12%/năm với thời hạn 5 năm trả nợ đều
- Thời gian khấu hao thiết bị 5 năm theo phương pháp khấu hao nhanh.
- Công nghệ, kỹ thuật: Hiện nay trên thị trường có sẳn công nghệ dây chuyền
sản xuất rất dễ tiếp cận và dễ vận hành trong quá trình sản xuất.
5. Cấu trúc đề án khởi sự
 Phần I: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ, SÀN LỌC VÀ NẮM BẮT CƠ HỘI.
 Phần II: PHÂN TÍCH NGUỒN LỰC.
 Phần III: LẬP KẾ HOẠCH MARKETING ĐỀ ÁN KHỞI SỰ
 Phần IV: LẬP KẾ HOẠCH NGUỒN NHÂN LỰC ĐỀ ÁN KHỞI SỰ
 Phần V: LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT ĐỀ ÁN KHỞI SỰ
 Phần VI: LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH ĐỀ ÁN KHỞI SỰ
 PHỤ LỤC.
PHẦN I:
PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ, SÀNG LỌC & NẮM BẮT CƠ HỘI
I. Phân tích điều kiện kinh tế, VH- XH, tự nhiên Quảng Trị
1. Điều kiện kinh tế:
Tỉnh Quảng trị là một tỉnh nghèo chiếm phần lớn là nông nghiệp, thu nhập
nhân dân thấp so với các tỉnh trong khu vực. Đời sống kinh tế của đồng bào dân tộc
các huyện Vĩnh Linh, Đakrông, Hướng Hoá đang gặp rất nhiều khó khăn. Hiện nay
đang được sự quan tâm của Nhà nước tỉnh Quảng Trị đang trên đà phát triển và đổi
mới, có rất nhiều cơ sở hạ tầng được xây dựng, những người có thu nhập thấp cũng
có cơ hội để xây dựng và sữa chữa nhà cửa củ nát của mình. Với tấm lợp Fibro xi
măng chất lượng tốt, giá hợp lỹ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho những người có thu
nhập thấp, trung bình tiếp cận đễ phục vụ nhu cầu của mình.
2. Văn hóa xã hội:
- Nhiều phong tục, tập quán.
- Nhu cầu của khách hàng ngày càng đòi hỏi cao về chất lượng, giá hợp lý.

3. Điều kiện tự nhiên tỉnh Quảng trị
- Về mặt địa lý:
- Phía Nam : Giáp Tỉnh Thừa thiên Huế.
- Phía Bắc : Giáp Tỉnh Quảng Bình.
- Phía Đông : Biển Đống.
- Phía Tây : Giáp với Lào.
- Quảng Trị nằm ở phía nam của Bắc Trung Bộ, trọn vẹn trong khu vực nhiệt
đới ẩm gió mùa, là vùng chuyển tiếp giữa hai 2 miền khí hậu. Miền khí hậu phía bắc
có mùa đông lạnh và phía nam nóng ẩm quanh năm. ở vùng này khí hậu khắc
nghiệt, chịu hậu quả nặng nề của gió tây nam khô nóng, bão, mưa lớn, khí hậu biến
động mạnh, thời tiết diễn biến thất thường, vì vậy trong sản xuất và đời sống nhân
dân gặp không ít khó khăn. Gió tây nam khô nóng, thường gọi là "gió Lào", thường
xuất hiện vào tháng 3-9 và gay gắt nhất tháng 4-5 đến tháng 8. Hàng năm có 40-60
ngày khô nóng.
II. Phân tích môi trường kinh doanh
1. Môi trường vĩ mô:
a. Môi kinh tế:
Tỉnh Quảng trị là nơi thuận lợi cho việc kinh doanh, do địa phương
luôn ủng hộ các doanh nghiệp đầu tư và phát triển, đơn giản hóa các thủ tục
hành chính cho các doanh nghiệp. Đời sống nhân dân được cải thiện. Có
Khu kinh tế đặc biệt Lao Bảo và con đường 9 tạo dựng một hành hang kinh
tế Đông Tây giao thương thuận lợi giữa Việt Nam, Lào và Thái Lan.
b. Môi trường tự nhiên:
Đất đai còn nhiều nên rất thuận lợi cho việc đặt địa điểm nhà máy sản
xuất, tài nguyên dồi dào, các nguyên vât liệu cho việc hoạt động nhà máy
dễ dàng, giao thông thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa. Về cơ bản
điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi trường đã cung cấp những
thông tin đáng tin cậy cho việc xây dựng các nhà máy, phê duyệt các dự án
đầu tư phát triển kinh tế - xã hội
c. Môi trường chính trị, pháp luật:

Môi trường chính trị, pháp luật luôn ổn định nhằm tạo niềm tin cho
các doanh nghiệp hoạt động.
d. Môi trường văn hóa, xã hôi:
Môi trường văn hóa xã hội đa dạng phong phú, năng động và tích cực.
Luôn thúc đẩy, tạo đà cho các cá nhân có ý tưởng, ý chí vươn lên trong
cuộc sống, luôn nâng cao tính sáng tạo, phát triển cho các doanh nghiệp.
d. Môi trường khoa học công nghệ::
Những năm gần đây, Quảng Trị triển khai đồng bộ hoạt động nghiên
cứu và phát triển công nghệ đạt được những kết quả rõ nét trên nhiêu lĩnh
vực, đóng góp thiết thực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Khoa học
và công nghệ cũng đã góp phần tạo ra nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả
kinh tế cao; Thông qua các tiêu chuẩn ISO nhiều doanh nghiệp trên địa bàn
tỉnh đã quan tâm hơn đến công tác tiêu chuẩn đo lường chất lượng, đưa ra
nhiều giải pháp nhằm nâng ao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh
tranh trên thị trường.
2. Môi trường vi mô:
a. Các nhà cung cấp:
Trên địa bàn tỉnh các nhà cung cấp vật liệu cho sản xuất tấm lợp Fibro
xi măng rất nhiều, đảm bảo cung cấp đầy đủ, chất lượng tốt cho doanh
nghiệp. Các nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào chính cho sản phẩm này
có sẳn, cự ly tối thiểu khoảng 200km. Tại khu vực Miền trung đối thủ cạnh
tranh chưa nhiều hiện tại Quảng Bình có 1 nhà máy và Đà Nẵng có 1 nhà
máy.
b. Các trung gian MKT:
Tại địa phương có một số Đại lý phân phối tấm lợp Fibro cho toàn tỉnh
Quảng Trị.
c. Người tiêu dùng:
Nhu cầu tiệu thụ tấm lợp Fibro xi măng trên tỉnh rất lớn và nhu cầu
ngày tăng thêm các đại lý trên địa bàn tỉnh không đủ đáp ứng nhu cầu.
d. Đối thủ cạnh tranh:

Hiện nay trên địa bàn không có nhà máy sản xuất tấm lợp Fibro xi
măng, mà chr có các khâu trung gian cho các nhà máy khác ở trong nước.
Đây là điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp mang lại lợi thế cạnh tranh.
e. Công chúng:
Sự hưởng ứng tích cực của chính quyên địa phương là rất lớn, và
mong muốn của người dân có được tấm lợp Fibro xi măng có chất lượng
cao và giá rẽ.
III. Xác định cơ hội và rũi ro
1. Cơ hội:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh phát triển mạnh trong những năm qua.
Đời sống và thu nhập của người dân cũng tăng lên, tốc độ xây dựng cơ sỡ hạ tầng từ
thành thị đến nông thôn và vùng sâu vùng xa ngày được phát triễn. Thị trường khu
vực miền núi tăng cao thông qua các chương trình 134, 135 của Chính phủ. Tiềm
năng khai thác nước Bạn Lào Qua Cửa khẩu lao bảo rất lớn.
- Chính sách chính phủ đầu tư hổ trợ lớn thông qua các chương trình dự án
xóa đói, giảm nghèo.
- Chính quyền địa phương tạo điều kiện hổ trợ cho các doanh nghiệp đầu tư
nhà máy vào các Khu công nghiệp
- Nguồn nhân lực dồi dào, dể tiếp cận.
- Nhu cầu thị trường tăng cao ở các khu vực nông thôn và miền núi.
2. Đe dọa
- Tuy nhiên sản phẩm Fibro đã có trên thị trường, nhưng rào cản nhập nghành
thấp.
- Các sản phẩm thay thế như tấm lợp bằng kim loại, tấm lợp bằng nhựa tấm
lợp bằng ngói đất nung nấu
- Các đối thủ cạnh tranh và các trung gian.
- Tình hình kinh tế thay đổi.
- Sự non trẻ về quản lý, chưa có kinh nghiệm.
- Biến động nguyên vật liệu cao.
PHẦN II: PHÂN TÍCH NGUỒN LỰC.

I. Giới thiệu nhóm khởi sự
1. Các đặc tính của nhà doanh nhân
- Nhà doanh nhân có ước mơ làm giàu.
- Nghị lực và ý chí không quản ngại khó khăn
- Can đảm và dũng cảm luôn đương đầu với khó khăn và thử thách.
2. Năng lực nhóm khởi sự
- Đã qua đào tạo về quản lý và điều hành doanh nghiệp, đã nhiều năm kinh
doanh dòng sản phẩm này. Hệ thống phân phối và khách hàng đã có sẳn.
- Hăng hái, nhiệt tình và luôn đam mê kinh doanh.
II.Cách tiếp cận các nguồn
1. Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực các bộ phận chủ chốt là thành viên của nhóm. Còn lại tuyển
dụng từ các trung tâm giới thiệu viêc làm và các trường đào tạo.
2. Tài chính
Từ vốn đóng góp cổ đông của các thành viên, nguồn còn thiếu tài trợ từ vốn
vay ưu đãi của chính phủ thồn qua các ngân hàng.
3. Vật lực
- Nhà máy tấm lợp FIBRRO xi măng với tổng diện tích là 19. 688 m
2

+ Khu sản xuất chính gồm: 1 nhà xưởng sản xuất tấm lợp FIPRO xi măng
+ Khu hành chính điều hành : Nhà bảo vệ, văn phòng làm việc.
+ Khu vực sinh hoạt: Nhà ăn ca tập thể, nhà vệ sinh, nhà để xe.
+ Sân phơi kho chứa ngoài trời, đường giao thông nội bộ.
+ Các hệ thống kỷ thuật hạ tầng.
STT HẠNG MỤC ĐVT SL ĐƠN GIÁ THÀNH TIỀN
1
Tường rào, cửa và cây xanh trồng
xung quanh khu vực nhà máy
m 400 200.000 80.000.000

2 Nhà sản xuất chính và nhà bán mái m
2
1.500 280.000 420.000.000
3
Sàn bê tông sân bải thành phẩm,
đường nội bộ
m
2
2.500 220.000 550.000.000
4
Móng Xilo, móng côn nước, móng
nhà xưởng, móng máy
m
3
40 1.000.000 40.000.000
5
Xưởng điện cơ, kho vật tư, kho bột
giấy, kho Amiăng (xây gạch làm vách
ngăn, cửa kho làm bằng khung thép:
nằm trong khu bán mái của nhà
xưởng)
m
2
400 300.000 120.000.000
6 Bệ xử lý nước thải xây bằng gạch m
3
30 1.000.000 30.000.000
7 Nhà bảo vệ, nhà vệ sinh m
2
90 1.000.000 90.000.000

8
Hệ thống mương thoát nước xung
quanh nhà xưởng và ra đến cống
chung của khu công nghiệp
mdài 300 200.000 60.000.000
9 Nhà hành chính m
2
150 1.500.000 225.000.000
TỔNG CỘNG 1.615.000000

- Dự toán thiết bị máy móc:
STT THIẾT BỊ
ĐVT
SL TỔNG GIÁ
1 Dây chuyền sản xuất tấm lợp FIPRO xi
măng
bộ 1 3.500.000.000
2 Khuôn sắt cái 1.000 2.500.000.000
THIẾT BỊ PHỤ TRỢ
1 Xe nâng 3,5 tấn chiếc 1 250.000.000
2 Máy phát điện 280 KVA cái 1 250.000.000
3 Balet để kê tấm thành phẩm cái 800 160.000.000
4 Đồ dùng văn phòng bộ 1 40.000.000
5 Dụng cụ tổ bảo trì, tổ điện bộ 1 50.000.000
6 Xe ôtô chiếc 1 150.000.000
7 Lò sấy bộ 1 100.000.000
TỔNG CỘNG 7.000.000.000

- Tổng số cán bộ, nhân viên: 65 người
- Vốn cố định: 8.615.000.000đ.

- Thiết bị sản xuất: 7.000.000.000đ
- Xây dựng cơ bản : 1.615.000.000đ. ( Nhà, phương tiện )
- Vốn lưu động: 3.000.000.000đ
- Thiết bị máy móc khấu hao trong 10 năm theo phương pháp khấu hao
nhanh.
- Nhà xưởng, vật liệu, kiến trúc khấu hao trong 15 năm, theo phương pháp
đường thẳng.
4. Tài sản vô hình:
- Chi phí giao dịch trong quá trình xây dựng, vốn vay, quan hệ đối tác, khách
hàng.
III. Ma trận SWOT
Điểm mạnh:
1. Nguyên vật liệu sản xuất xi măng là chủ yếu là đã vôi, đất sét và các
nguyên vật liệu khác có sẳn, dể tiếp cận. Phần lớn trên địa bàn tỉnh Quảng trị.
1. Thị trường tiêu thụ đã có.
2. Chăm sóc rất chu đáo đối với khách hàng, với mức độ công việc sơ khơi
do công ty mới bắt đầu như hiện nay thì ta có rất nhiều thời gian để quan tâm tới
khách hàng.
3. Sản phẩm này đã có thương hiệu trên thị trường.
4. Có thể thay đổi nhanh chóng và linh hoạt nếu thấy các chương trình
marketting không hiệu quả.
5. Sản phẩm là ra có giá trị tốt hơn cho khách hàng.
6. Trình độ chuyên môn không cần đòi hỏi cao. Nhóm đã tham gia vào lịch
vực này.
Điểm yếu:
1.Công ty chưa có danh tiếng. Sản phẩm chưa đa dạng.
2. Chi phí vốn đầu tư ban đầu quá lớn và không ổn định trong thời kỳ đầu
3. Ban đầu hệ thống phân phối chưa rộng.
Cơ hội:
1.Ngành kinh doanh thuận lợi đang mở rộng với nhiều khả năng dẫn tới thành

công
2. Kinh tế quảng trị đang phát triển, thị trường Lào dễ tiếp cận.
3. Đối thủ cạnh tranh khó hơn trong việc bán hàng trựu tiếp sản phẩm, công
nghệ quá củ.
Nguy cơ:
1. Liệu sự thay đổi trong công nghệ có vượt quá sự thích nghi của chúng ta?
Chỉ cần một sự thay đổi nhỏ của một đối thủ lớn có thể khiến ta phải rút lui khỏi thị
trường.
2. Như thế tư vấn hỗ trợ được quy định thuộc về nhóm có phản ứng nhanh
nhậy, dịch vụ tốt đối với nền kinh doanh tại địa phương. Marketing có thể được lựa
chọn đối với khu vực công cộng để từ đó có thể lập ngân sách quảng cáo. Ngành tư
vấn đòi hỏi phải liên tục cập nhật với những thay đổi trong công nghệ.
PHẦN III: LẬP KẾ HOẠCH MARKETING
ĐỀ ÁN KHỞI SỰ
I. Nhu cầu thị trường và hành vi người tiêu dùng.
1. Dự báo nhu cầu thị trường
- Các tỉnh miền trung mà đặc biệt là Quảng trị khí hậu khắc nghiệt thường
xuyên xãy ra hạn hán, mưa bão, lụt lội với các mặt hàng tấm lợp như: tranh tre nứa,
có tuổi thọ ngắn và ngày càng bị cạn kiệt. Ngói xi măng, ngói đất nung thì rất đắt
chưa phù hợp với người thu nhập thấp còn tấm lợp kẽm giá thành vừa cao mà tuổi
thọ lại ngắn nên nhu cầu thị trường tấm lợp gần 790 nghàn m2 trong năm 2009
( kèm theo bảng số liệu )
- Theo dự báo mức tiêu thụ trong những năm tới còn cao hơn do những năm
gần đây tình hình lụt bảo ngày càng diễn biến phức tạp, đời sồng nhu cầu nhà ở của
người dân vùng nông thôn ngày được tăng cao cùng với các chương trình hổ trợ của
chính phủ như 135, 134 đồng thời những năm qua một số nhà máy xuất khẩu tấm
lợp FIPRO xi măng qua thị trường Lào và thị trường Châu Phi thông qua các Công
ty Thương mại của Việt Nam và đã được thị trường này chấp nhận. Đặc biệt là nhu
cầu của tỉnh Quảng trị cũng chiếm đến 1 triệu m2/ năm.
- Qua phân tích thị trường chúng tôi nhận thấy nhu cầu tấm lợp FIPRO xi

măng còn lớn, việc đầu tư thêm một nhà máy tấm lợp FIPRO xi măng là phù hợp
với nhu cầu xã hội.
Bảng số liệu tiêu thụ Tấm lợp Fibro xi măng tại các đại lý phân phối trên
địa bàn tỉnh Quảng Trị: ĐVT: 1000.m2
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Sản lượng 580 700 790
Tăng so với năm trước 12% 14%
- Qua số liệu các năm trước dự đoán khả năng tiệu thụ cho năm tiếp theo tăng
khoảng 15%.
2. Phân tích hành vi người tiêu dùng
a. Thu thập thông tin về người tiêu dùng
- Sản phẩm FIPRO xi măng tiêu thụ tại thị trường Quảng trị về vùng
nông thôn và người có thu nhâp trung bình chiếm 80% tương đương 60 đến
65 ngàn m2/tháng. Do nhu cầu xây dựng nhà ở của người dân ngày một tăng
và loại sản phẩm này có giá thành thấp nên người tiêu dùng lựa chọ và sử
dụng nhiều, các công trình công cộng, nhà kho, nhà xưởng cũng dùng loại
sản phẩm này.
- Khai thác các công trình và dự án qua các chương trình hổ trợ của
Trung ương và địa phương.
- Qua các kênh phân phối hiện có nhu cầu dự báo tăng cao khoảng
15%.
b. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua
- Lòng trung thành của khách hàng đối với các sản phẩm thay thế
khác. Đò hỏi sản phẩm của Công ty phải đảm bảo chất lượng tốt và gá thành
hợp lý, nhằm thu hút khách hàng.
- Sản phẩm sản xuất ra không đáp ứng mong đợi của khách hàng.
- Thái độ phục vụ không tôt, đáp ứng không kịp thời.
- Giá sản phẩm cao do nguyên vật liệu đầu vào và chi phí tăng cao.
- Lạm phát tăng cao.
- Mọi người chưa biết đến sản phẩm của công ty. Sản phẩm chưa đa

dạng chủng loại phù hợp với mục đích sử dụng khác nhau.
c. Quá trình ra quyết định mua: cá nhân và tổ chức
- Cần thiết và đáp ứng với khả năng của khách hàng.
- Giá cả hợp lý và chất lượng đảm bảo với người sử dụng.
- Phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu, đặc thù của vùng miền núi.
- Đáp ứng nhanh với số lượng lớn sản phẩm.
- Ưu điểm sản phẩm tốt có thể thay thế cho các sản phẩm khác.
- Thời gian sử dụng kéo dài trên 30 năm.
II. Xác định thị trường mục tiêu và định vị sản phẩm
1. Phân đoạn thị trường
- Chọn các nhà phân phối cấp 2 theo tiêu chí địa lý hoặc tài chính.
2. Đối thủ cạnh tranh
- Các đối thủ cạnh tranh hiện có là nhà máy FIPRO Quảng Bình và nhà máy
FIPRO Đà Nẵng với nhiều sản phẩm về tấm lợp.
- Cạnh tranh về gía sản phẩm, chất lượng sản phẩm, mẫu mã sản phẩm.
3. Xác định thị trường mục tiêu (khách hàng mục tiêu)
- Thị trường mục tiêu của Công ty là: Chủ yếu là khách hàng có thu nhập
thấp và các công trình dự án cho người nghèo, nhà kho, nhà xưởng.
4. Định vị sản phẩm:
a. Tiêu thức định vị:
- Định vị trên lợi ích sản phẩm: Tiêu thức này nói về hiệu quả lợi ích và
đặc tính mà sản phẩm đó mang lại cho người tiêu dùng. Lợi ích mang lại tăng
khả năng chịu được mưa, nắng.
- Định thức theo nhóm khách hàng mục tiêu: Nghiên cứu và thấu hiểu
người tiêu dùng, có nhiều cơ hội định vị nhãn hiệu một cách hiệu quả với
những chiêu thức hấp dẫn và sáng tạo.
- Định vị theo giá trị: Không chỉ tập trung vào khai thác các giá trị mà có
thể lượng hóa bằng tiền, nó còn quan tâm đến những giá trị mà chúng ta đội
khi rất khó lượng giá chúng.
b. Vẽ lên biểu đồ định vị

III. Thực hiện chính sách Marketing:
a. Chính sách sản phẩm
- Tập trung chuyên môn hóa sản phẩm tấm lợp Fibro Xi măng.
- Chính sách chất lượng sản phẩm của Công ty.
- Đa dạng hóa và cải tiến mẫu mã sản phẩm.
- Thúc đẩy các hoạt động trước và sau bán hàng.
b. Chính sách giá
- Dựa vào giá nhản phẩm đã có sẳn trên thị trường.
- Phương pháp định giá là giá chẳn và giá lẻ, phù hợp với giá cả thị
trường, linh hoạt và áp dụng rộng rãi cho mọi đối tượng khách hàng.
- Các chiển lược điều chỉnh giá: Định giá chiết khấu thương mại theo
sản lượng, Định giá theo khu vực địa lý.
-Cơ chế khuyến mãi: áp dụng cho các nhà phân phối, đại lý, khách
hàng mua số lượng lớn.
c. Chính sách phân phối
- Bán hàng trực tiếp.
- Bán hàng qua kênh phân phối đại lý cấp 2.
d. Chính sách truyền thông cổ động
- Truyền thông cổ động qua kênh truyền hình, tờ rơi, áp phích.
- Dịch vụ giao hàng miễn phí.
- Dịch vụ sau khi bán hàng: hướng dẫn sử dụng và bảo hành sản phẩm.
PHẦN IV: LẬP KẾ HOẠCH NGUỒN NHÂN LỰC
ĐỀ ÁN KHỞI SỰ
50%
35%
15%
Định vị theo giá
Định vị lợi ích sản phẩm
Định vị KH mục tiêu
I. Bản phân tích công việc

1. Mô tả công việc đề ánLà một văn bản cung cấp các thông tin liên quan
đến nhiệm vụ và trách nhiệm của từng người. Bảng mô tả công việc cho biết
nhiệm vụ chủ yếu mà mỗi nhân viên phải hoàn thành, tỉ lệ thời gian cho mỗi
nhiệm vụ các tiêu chuẩn hoàn thành công việc điều kiện hoàn thành công việc và
các rũi ro có thể xảy ra.Do đó bảng mô tả công việc có thể tính được lượng
người cần thiết làm công việc nào đó trong tương lai.
Nhiệm vụ cụ thể nhân viên kinh doanh:
- Duy trì những quan hệ kinh doanh hiện có, nhận đơn đặt hàng; thiết lập những
những mối quan hệ kinh doanh mới bằng việc lập kế hoạch và tổ chức lịch công
tác hàng ngày đối với những quan hệ kinh doanh hiện có hay những quan hệ
kinh doanh tiềm năng khác.
- Lập kế hoạch công tác tuần, tháng trình Trưởng kênh bán hàng duyệt. Thực
hiện theo kế hoạch được duyệt.
- Hiểu rõ và thuộc tính năng, bao bì, giá, ưu nhược điểm của sản phẩm, sản phẩm
tương tự, sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.
- Nắm được quy trình tiếp xúc khách hàng, quy trình xử lý khiếu nại thông tin,
quy trình nhận và giải quyết thông tin khách hàng, ghi nhận đầy đủ theo các biểu
mẫu của các quy trình này.
- Tiếp xúc khách hàng và ghi nhận toàn bộ các thông tin của khách hàng trong
báo cáo tiếp xúc khách hàng. Báo cáo nội dung tiếp xúc khách hàng trong ngày
cho Trưởng nhóm kinh doanh.
- Lên dự thảo hợp đồng sau khi khách hàng đã đồng ý cơ bản, chuyển cho
Trưởng nhóm bán hàng xin ý kiến về các điều khoản hợp đồng. Lập thủ tục ký
kết hợp đồng, lưu bản copy hợp đồng, chuyển bản chính cho Trướng nhóm giữ,
một bản chính cho phòng kế toán giữ.
- Trực tiếp thực hiện, đốc thúc thực hiện hợp đồng, bao gồm các thủ tục giao
hàng, xuất hoá đơn, cùng khách hàng kiểm tra chất lượng sản phẩm giao.
- Nhận và xử lý các khiếu nại của khách hàng về chất lượng sản phẩm, thời gian
giao hàng….
- Theo dõi quá trình thanh lý hợp đồng, hỗ trợ phòng kế toán đốc thúc công nợ,

chỉ xong trách nhiệm khi khách hàng đã thanh toán xong.
- Giao dịch, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng. Tìm kiếm khách hàng tiềm năng.
- Cập nhật kiến thức công việc qua việc, đọc các sách báo về kinh doanh và tiếp
thị; duy trì các mối quan hệ khách hàng.
- Phát triển việc kinh doanh ở địa bàn được giao phó.
- Chăm sóc khách hàng và bán hàng theo lịch trình đã định.
Nhiệm vụ cụ thể nhân viên nhân sự:
- Quản lý lao động hiện có và làm thủ tục tuyển dụng lao động tham mưu đề xuất
cho Ban giám đốc – trưởng phòng về các đối tượng trước khi trình ký
- Xây dựng kế hoạch định biên từng bộ phận và toàn nhà máy, quy hoạch đào
tạo bồi dưỡng người lao động.
- Xây dựng phương án lương và phân phối thu nhập, các chế độ cho người lao
động.
- Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu về số lượng lao động, thời gian
lao động và kết quả lao động.
- Theo dõi việc chấp hành chế độ lao động, chế độ nghĩ phép, nghĩ chế độ.
- Đóng bảo hiểm BHXH, Y tế
2. Tiêu chuẩn công việc
a. Bảng phân tích công việc
Là bảng trình bày các điều kiện, tiêu chuẩn tối thiểu có thể chấp nhận được
mà một người cần hoàn thành công việc nhất định nào đó. Các điều kiện gồm: kỹ
năng, sức khỏe, kinh nghiệm, đạo đức do vậy bảng này làm căn cứ cho việc các
giải pháp cân bằng cung cầu nhân lực trong doanh nghiệp.
Các yêu cầu đối với nhân viên kinh doanh
- Trình độ Cao đẳng trở lên chuyên ngành Quản trị kinh doanh, Kinh tế thương
mại, Marketting.
- Sử dụng thành thạo vi tính văn phòng, các phần mềm liên quan đến công việc,
làm việc độc lập.
- Nhiệt tình, năng động, độc lập, nhạy bén.
- Thúc đẩy kinh doanh, kỹ năng giao tiếp.

- Kinh nghiệm kinh doanh ít nhất 1 năm trở lên.
Nhân viên nhân sự:
- Trình độ Đại học Chuyên ngành Quản trị nhân lực/Kinh tế lao động
- Chứng chỉ B anh văn, vi tính văn phòng
- Kinh nghiệm có ít nhất 01năm kinh nghiệm đảm nhận công việc quản trị nhân
sự.
- Kiến thức có kiến thức về các chức năng quản trị nhân sự: tuyển dụng, đào
tạo, chính sách và chương trình thù lao – phúc lợi lao động, đánh giá nhân viên.
- Có kiến thức về các quy định pháp luật về luật doanh nghiệp, quản lý lao động
và các chế độ chính sách có liên quan.
- Tổng hợp, phân tích số liệu và lập báo cáo
- Sử dụng thành thạo các máy móc, thiết bị văn phòng như điện thoại, fax, photo
Bảng phân tích công việc văn phòng
STT Hoạt động Tần suất
Ngày Tuần Tháng Năm
1 Đánh máy nhãn hiệu, thư, phong
bì, và hóa đơn.

2 Xác định cách trình bày, định
dạng và đánh máy văn bản hồn
chỉnh.

3 Đọc kiểm tra và sửa lỗi.
4 Chuẩn bị mẫu báo cáo tài chính
hay thống kê.

5 Đánh máy lời đọc và chỉnh sủa
lại.

6 Chuyển đổi bản ghi âm thành văn

bản .

7 Ghi, đánh máy và phân phát biên
bản họp.

8 Soạn thảo mẫu thư chuẩn để trả
lời thư từ thường ngày.

Danh mục công việc quản lý – giám sát thường ngày
- Phân tích định kỳ khối lượng công việc và các nhu cầu của người lao động
trong một đơn vị tổ chức.
- Đề xuất thay đổi trình độ nhân viên trong một đơn vị công việc.
- Xem xét tài liệu cho một vị trí công việc mới và cho vị trí đã có sự sửa đổi.
- Trình để được phê duyệt việc sửa đổi một vị trí công việc.
- Phỏng vấn các ứng viên đến xin việc và ra quyết định tuyển người hoặc đưa ra
đề xuất chọn lựa.
- Hướng dẫn người dưới quyền mới những quy trình thủ tục và chính sách, các
quy tắc trong công việc, và cấp độ thực hiện công việc cần đạt được. Điểm qua
các nhiệm vụ của vị trí công việc này.
- Lập kế hoạch, ủy quyền, truyền đạt và kiểm soát các công việc đã giao và các
dự án đặc biệt có liên quan đến cấp dưới.
- Thiết lập và duy trì các mục tiêu hoặc mục đích công việc cụ thể và các tiêu
chuẩn định tính và định lượng của công việc mà cấp dưới phải đạt được.
- Đào tạo, phát triển, tạo động lực cho cấp dưới nâng cao kết quả công việc hiện
tại và chuẩn bị cho những công việc ở cấp cao hơn.
- Xác định những thay đổi đáng kể trong nghĩa vụ và nhiệm vụ chính của cấp
dưới bằng cách thường xuyên xem xét nhiệm vụ của họ.
- Đánh giá kết quả thực hiện của cấp dưới. Dẫn chứng tài liệu và thảo luận về kết
quả thực hiện hiện nay và trước kia bằng báo cáo trực tiếp. Thông báo kết quả
cho người phụ trách.

- Xem xét lại lương của cấp dưới và đề xuất thay đổi căn cứ vào chính sách và
thủ tục.
- Đề xuất các vấn đề nhân sự như bổ nhiệm, thưởng theo kết quả lao động, bãi
nhiệm v v… căn cứ vào chính sách và hướng dẫn về ngân sách và chính sách.
- Thông báo cho các nhà quản lý cấp trên và cấp dưới về những diễn biến có ảnh
hưởng đến nhiệm vụ công việc. Đảm bảo truyền đạt đúng.
- Duy trì kỷ luật, đề xuất và quản lý hành động sửa lỗi căn cứ vào chính sách và
quy chế.
- Truyền đạt và quản lý các chưông trình nhân sự theo đúng thiết kế và mục đích.
- Duy trì việc lập hồ sô chính xác cho tất cả cấp dưới.
b. Xác định nhu cầu nguồn nhân lực
Trình độ phân công theo trình độ lao động
Số lượng
( Người )
1. Trình độ trên đại học, đại học, cao đẳng 10
2. Trung cấp, công nhân kỹ thuật 20
3. Trung học phổ thông 35
Tổng: 65
II. Cơ cấu tổ chức và phân công nhiệm vụ các phòng ban
1. Cơ cấu tổ chức
2. Phân công nhiệm vụ các phòng ban
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN GIÁM ĐỐC (Gồm 3 người)
KHỐI KINH DOANH
( Gồm 15 người)
KHÓI VĂN PHÒNG
(Gồm 5 người)
KHỐI SẢN XUẤT
(Gồm 45 người)
- Hội đồng Quản trị: Là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty. Hội đồng

Quản trị đại diện cho các cổ đông, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định
mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc
Đại hội đồng cổ đông quyết định. Hội đồng quản trị có trách nhiệm đưa ra các chính
sách tồn tại và phát triển, đề ra các Nghị quyết hoạt động giao cho Giám đốc điều
hành Công ty triển khai thực hiện.
- Ban Giám đốc: Giám đốc là người điều hành và quyết định cao nhất về tất
cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm
trước Hội đồng Quản trị về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao.
- Khối văn phòng: Có nhiệm vụ sắp xếp cơ cấu tổ chức hợp lý, có hiệu quả,
chịu trách nhiệm điều động nhân sự phục vụ sản xuất, quản lý về lao động, tiền
lương cho cán bộ CNV. Tổ chức cán bộ và tuyển dụng, đào tạo lao động và thực
hiện các chính sách theo Bộ luật lao động. Tiếp nhận văn thư, giao dịch, tiếp khách,
quản lý và điều xe đi công tác. Chăm lo đời sống cho cán bộ công nhân viên.
- Khối kinh doanh: Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tháng, quý năm. Tổng
hợp, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty. Lập
các báo cáo tháng, quý, năm, chuẩn bị tài liệu cho các cuộc họp giao ban và Đại hội
đồng cổ đông. Chịu trách nhiệm toàn bộ về công tác kế toán của Công ty, phân tích
hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính để giúp lãnh đạo Công ty có những quyết
định đúng đắn trong sản xuất kinh doanh nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao trong
việc quản lý và phát triển doanh nghiệp. Thực hiện việc ký kết, theo dõi mua bán vật
tư, nguyên liệu. Tổ chức sắp xếp, quản lý các kho vật tư, nguyên liệu, cung cấp đầy
đủ vật tư nguyên liệu phục vụ kịp thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công
ty. Tổ chức tìm hiểu các thông tin về thị trường, xây dựng các chiến lược marketing,
giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm khách hàng. Ký kết, theo dõi và thanh quyết toán hợp
đồng tiêu thụ sản phẩm. Tổ chức và quản lý mạng lưới bán hàng, các nhà phân phối,
các đại lý trên địa bàn tỉnh. Tổ chức bán hàng, giao hàng và vận chuyển hàng cho
khách hàng.
- Khối kỹ thuật: Chịu trách nhiệm về kỹ thuật sản xuất, kỹ thuật thiết bị, xây
dựng đầu tư và kiểm tra việc thực hiện các định mức kinh tế kỹ thuật. Lập kế hoạch
sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên TSCĐ, kiểm tra quy trình công nghệ sản xuất,

kiểm tra chất lượng hàng hoá, vật tư, sản phẩm và phân loại sản phẩm hàng hoá
III. Chính sách nhân sự
1. Tiền lương
Bộ phận Số lượng
Mức lương
( đồng)
Thành tiền
( đồng)
Giám đốc 1 10.000.000 10.000.000
Phó GD điều hành 2 9.000.000 18.000.000
TP tổ chức 1 3.500.000 3.500.000
TP Kế toán 1 6.000.000 6.000.000
TP Kinh doanh 1 7.000.000 7.000.000
Quản đốc phân xưởng 1 8.000.000 8.000.000
NV Kế toán 2 2.800.000 5.600.000
Thủ quỹ 1 2.500.000 2.500.000
NV Kinh doanh 3 3.500.000 10.500.000
NV Giao dịch, bán hàng 2 2.200.000 4.400.000
Thủ kho 1 2.500.000 2.500.000
NV Vật tư 1 2.800.000 2.800.000
Trưởng ca sản xuất 3 4.000.000 12.000.000
CN Sản xuất 25 2.200.000 55.000.000
CN bảo trì 6 3.500.000 21.000.000
Bảo vệ 1 2.500.000 2.500.000
CN Bốc xếp 10 2.000.000 20.000.000
Cấp dưởng 1 2.000.000 2.000.000
Tài xế xe nâng 1 2.500.000 2.500.000
Tài xế xe con 1 2.800.000 2.800.000
Tổng 65 198.600.000
Phấn đấu thu nhập bình quân trong toàn công ty đạt: 3.200.000 đồng/tháng

2. Thưởng phạt
Để nhằm tạo điều kiện phát huy năng lực lao động, phấn đấu nâng cao tay
nghề, công ty khuyến khích các chế độ thưởng, phạt dưới hình thức khen thưởng,
khiển trách và bằng tiền. Hàng tháng công ty sẽ có các chế độ tiền thưởng hoàn
thành chỉ tiêu kinh doanh và các hình thức tiền thưởng các dịp lễ, tết nhằm tăng thu
nhập, nâng cao đời sống cho người lao động.
3. Chính sách đào tạo, trợ cấp, phúc lợi, Bảo hiểm, bảo hộ lao
động
Việc thực hiện luật lao động, pháp lệnh Bảo hộ lao động, chế độ bảo hiểm xã
hội, an toàn lao động được thực hiện tốt, tránh không để xảy ra tai nạn lao động nào.
Các chế độ hợp đồng lao động, tiền lương thực hiện đúng chính sách nhà nước quy
định, đặc biệt duy rì tốt chế độ làm việc 40-44 giờ/tuần, nhưng sản xuất kinh doanh
vẫn bảo đảm.
Chế độ thực hiện chăm lo đời sống, hàng năm Công ty sẽ tổ chức các lớp
huấn luyện đào tạo công nhân thi tay nghề, quy trình an toàn lao động chung và cho
những công nhân làm việc ở các khu vực có yêu cầu cấp độ an toàn cao, đào tạo thi
nâng lương nâng bậc cho CBCNV. Thực hiện công tác kiểm tra an toàn lao động, an
toàn thiết bị, vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm.
PHẦN V: LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT ĐỀ ÁN KHỞI SỰ
I. Giới thiệu về sản xuất
1. Nguyên vật liệu ( nhà cung cấp )
a. Nhu cầu thị trường
Amiăng Chrysotile: là những hợp chất muối axit silic được khai thác
ở mỏ quặng silic và gia công thành sợi bông amiăng. Amiăng có đặc điểm
cách nhiệt, cách điện, cách âm, chịu được nhiệt độ cao, chịu được axit,
kiềm và lâu hỏng vì vậy amiăng được sử dụng rộng rãi với khối lượng rất
lớn. Loại dùng để sản xuất tấm lợp Fibro là amiăng chrysotile (hay còn gọi
là AC trắng). Đây là nguyên liệu sản xuất hơn 300 loại sản phẩm từ tấm
lợp, ống thoát nước,vách ngăn cách âm, cách nhiệt, má phanh và những sản
phẩm công nghệ cao như thiết bị vi tính, tên lửa, nhưng lượng sản phẩm

lớn nhất làm ra từ AC trắng vẫn là tấm lợp fibro ximăng. Nhóm amiăng
trắng từ đá Xecpentin, có hình sợi xoắn ốc, mềm mịn và ít độc hại. Amiăng
trắng hiện được sử dụng ở 125 nước trên thế giới, trong đó có đến 60 nước
(gồm cả Mỹ, Anh, Pháp, Canada, Nhật Bản ) sử dụng làm tấm lợp.
Xi măn PC30: Được sản xuất từ clinker, chất lượng của clinker sẽ quyết
định tính chất của ximăng.
Bột giấy: được nghiền ra từ giấy Kraft sử dụng nhằm tăng độ dẻo
trong quá trình xeo ép của công nghệ sản xuất tấm lợp.
b. Chọn nhà cung cấp
STT Tên Nguyên liệu Nhà cung cấp Quốc gia, tỉnh
1
Xi măng PC30
Công ty Xi Măng Đông Trường Sơn Quảng Trị
2
Sơi Amiăng trắng
MINE JEFFREY INC Canada
Clarabell Trading Corporation Islands
3
Bột giấy KRAFT
Võ bao xi măng phế ( thu mua )
c. Xác định nhu cầu:
- Nhu cầu nguyên liệu cho một tấm lợp FIPRO xi măng.
STT Tên nguyên liệu Đơn vị tính Khối lượng
Giá trị ( đồng )
1 Xi măng PC30 Kg/tấm 11 13.200
2 Sơi Amiăng trắng Kg/tấm 1 5.000
3 Bột giấy KRAFT Kg/tấm 0,2 1.500
- Nhu cầu nguyên liệu cho kế hoach sản xuất năm 2011
Tháng
Sản lượng

dự kiến
Nhu cầu nguyên liệu
Xi măng Amiăng Bột giấy
1 45000 495000 45000 9000
886,500,000
2 45000 495000 45000 9000
886,500,000
3 45000 495000 45000 9000
886,500,000
4 45000 495000 45000 9000
886,500,000
5 50000 550000 50000 10000
985,000,000
6 50000 550000 50000 10000
985,000,000
7 60000 660000 60000 12000
1,182,000,000
8 60000 660000 60000 12000
1,182,000,000
9 60000 660000 60000 12000
1,182,000,000
10 60000 660000 60000 12000
1,182,000,000
11 75000 825000 75000 15000
1,477,500,000
12 75000 825000 75000 15000
1,477,500,000
Tổng 670000 7370000 670000 134000 13,199,000,000
2. Xác định nhu cầu sản xuất nội bộ
a. Quy trình sản xuất

Công nghệ sản xuất tấm lợp Fibroximăng hiện nay là công nghệ xeo ướt
Hatschek. Quy trình sản xuất cụ thể như sau:
- Nạp amiăng vào máy nghiền: Amiăng chrysotile (amiăng trắng) theo tỷ lệ
yêu cầu được làm ẩm bằng nước trong quá trình nghiền ở máy nghiền xa luân, sau
đó được định lượng và đưa vào máy trộn Missenard cùng với nguyên liệu bột giấy
cũng đã được cân theo đúng tỷ lệ. Toàn bộ hỗn hợp trên được chuyển vào máy
trộn Hollander.
- Nạp xi măng vào máy trộn nguyên liệu: xi măng từ các silo chứa được đưa
tới bồn cân để định lượng rồi chuyển tới máy trộn Hollander. Hỗn hợp gồm Bột
giấy, Amiăng, Xi măng sau khi trộn đều được chuyển tới bồn chứa để phân phối
cho các bể xeo.
- Tại các bể xeo, hỗn hợp nguyên liệu được xeo dán vào băng tải phớt, được
nén ép thành tấm trên xi lanh tạo hình tấm phẳng. Khi đủ độ dày theo quy định,
tấm phẳng được tách khỏi xi lanh và được các băng tải chuyển đến bộ phận cắt
theo quy cách để chuyển đến khâu tạo hình.
- Sau thời gian bảo dưỡng trên khuôn, các tấm sóng được gỡ, kiểm tra chất
lượng và xếp thành từng kiện trên máy gỡ khuôn.
- Các kiện sản phẩm được nhập kho và tiếp tục bảo dưỡng đủ 28 ngày trước
khi xuất bán hoặc sử dụng.
b. Đầu ra sản phẩm – lưu kho
Kê hoạch sản phẩm sản xuất dự kiến:
Năm thứ 1: 75% công suất thiết kế.
Năm thứ 2: 85% công suất thiết kế.
Từ năm thứ 3 trở đi là 95% công suất thiết kế
Bảng dự kiến sản xuất lưu kho trong năm đầu tiên:
Tháng Lưu kho (tấm)
01 45000
02 45000
03 45000
04 45000

05 50000
06 50000
07 60000
08 60000
09 60000
10 60000
11 75000
12 75000
II. Kế hoạch tiến độ
STT Công việc Thời gian hoàn thành
1 Thủ tục, hoàn thành công ty 03/2010
2 Hoàn tất thủ tục giấy phép, mặt bằng 03/2010
3 Thiết kế toàn bộ nhà máy 03/2010
4 Ký kết hợp đồng xây dựng nhà máy 04/2010
5 Hoàn thành xây dựng nhà máy 10/2010
6 Tuyển dụng và đào tạo lao động 11/2010
7 Mua sắp thiết bị, dây chuyền 11/2010
8 Vận hành chạy thử 12/2010
9 Đưa vào khai thác sử dụng 12/2010
PHẦN VI: LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH ĐỀ ÁN KHỞI SỰ
I. Hoạt động tài chính đề án
1. Quyết định tài trợ
a. Nợ ( vay ngân hàng): 10.000.000.000 đồng. Chi phí lãi vay 12%/năm
b. Vốn chủ sở hữu: 1.100.000.000 đồng ( góp vốn từ các cổ đông )
2. Quyết định về quản lý tài sản
a. Tiền mặt: 3.000.000.000 đồng
- Phải trả cho người bán
- Luơng cán bộ CNV
- Vay và trả nợ
- Thuê phải nộp

- Phải trả khác
b. Khoản phải thu:
Khoản phải thu
- Phải thu từ khách hàng
- Trả trước cho ngưòi bán
- Phải thu nội bộ
- Phải thu khác
- Phải thu khó đòi
c. Khoản phải trả:
Nợ ngắn hạn
- Vay và nợ ngắn hạn
- Trả cho ngưòi bán
- Người mua trả trước
- Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
- Phải thu khó đòi
- Trả lương nhan viên
- Phải trả khác
- Dự phòng phải trả
Nợ dài hạn
- Trả dài hạn cho người bán
- Vay và nợ dài hạn
- Phải trả dài hạn khác
- Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
- Dự phòng phải trả dài hạn
3. Quyết định về đầu tư
a. ROA: Thu nhập trên tổng tài sản ròng
ROA =
Thu nhập ròng
Tổng tài sản
ROA = 892.1/21.671 = 4.12%

b. ROI: Thu nhập trên đẩu tư
ROI =
Thu nhập ròng
Tổng đầu tư
ROI = 892.1/11.100 = 8.04%
c. ROE: Thu nhập trên vốn chủ sở hửu
ROE =
Thu nhập ròng
Tổng vốn chủ
ROE = 892.1/1.192.1 = 44.8%
d. NPV: Giá trị hiện tại ròng. Tỷ suất chiết khấu 12%
NPV = -CF0 + Tổng CFi/(1+k)
5
NPV = -8615 + 9789 = 1.174.000.000 đồng
e. IRR: Tỷ suất sinh lời nội bộ
IRR = ( /NPV1/*k2 + /NPV/*k1 )/(/NPV1/ + /NPV2/)
NPV1<=0, ứng với tỷ suất chiết khấu k1: NPV1 = 5.44, k1 = 17,60%
NPV2>=0, ứng với tỷ suất chiết khấu k2: NPV2 = -7.66, k2 = 17,67%
IRR = 17.63 %
f. Thời gian hòa vốn: T = 4,5 Năm
II. Phân tích tài chính đề án
1. Bảng phân tích về thông tin tài chính đề án
2. Lịch trình trả nợ ngân hàng
a. Lịch trình trả nợ vay trong 5 năm.
Năm 1 2 3 4 5
Tiền Gốc 2,000,000,000 3,400,000,000 3,400,000,000 3,400,000,000 3,400,000,000
Tiền lài
1,139,958,33
3 888,958,333 637,958,333 386,958,333 135,958,333
Tổng phải trả

3,139,958,33
3 2,888,958,333 2,637,958,333 2,386,958,333 2,135,958,333
b. Lịch trình trả nợ trong năm đầu
Năm Tháng Số tiến vốn gốc
Lịch trình trả nợ
Trả nợ Trả Gốc Lãi
10,000,000,000
1 1 9,833,333,333 271,250,000 166,666,667 104,583,333
2 9,666,666,667 269,506,944 166,666,667 102,840,278
3 9,500,000,000 267,763,889 166,666,667 101,097,222
4 9,333,333,333 266,020,833 166,666,667 99,354,167
5 9,166,666,667 264,277,778 166,666,667 97,611,111
6 9,000,000,000 262,534,722 166,666,667 95,868,056
7 8,833,333,333 260,791,667 166,666,667 94,125,000
8 8,666,666,667 259,048,611 166,666,667 92,381,944
9 8,500,000,000 257,305,556 166,666,667 90,638,889
10 8,333,333,333 255,562,500 166,666,667 88,895,833
11 8,166,666,667 253,819,444 166,666,667 87,152,778
12 8,000,000,000 252,076,389 166,666,667 85,409,722
3,139,958,333 2,000,000,000 1,139,958,333
- Lãi suất vay 12%/ năm, ghép lãi theo tháng.
3. Bảng tính khấu khao.
a. Khấu hao tài sản cố định ( nhà, phương tiện ) theo phương pháp khấu
hao đường thẳng trong thời gian n=15 năm.
Năm
Cách tính khấu
hao Chi phí khấu hao Tài sản cố định ròng
0 1,615,000,000
1 1/15 năm 107,666,667 1,507,333,333
2 1/15 năm 107,666,667 1,399,666,667

3 1/15 năm 107,666,667 1,292,000,000
4 1/15 năm 107,666,667 1,184,333,333
5 1/15 năm 107,666,667 1,076,666,667
6 1/15 năm 107,666,667 969,000,000
7 1/15 năm 107,666,667 861,333,333
8 1/15 năm 107,666,667 753,666,667
9 1/15 năm 107,666,667 646,000,000
10 1/15 năm 107,666,667 538,333,333
11 1/15 năm 107,666,667 430,666,667
12 1/15 năm 107,666,667 323,000,000
13 1/15 năm 107,666,667 215,333,333
14 1/15 năm 107,666,667 107,666,667
15 1/15 năm 107,666,667 0
b. Khấu hao tài sản cố định ( Dây chuyền sản xuất, công nghệ, thiết bị )
theo phương pháp khấu hao nhanh trong thời gian n= 10 năm. Hệ số
khấu hao m= 2.
Năm
Cách tính khấu hao
Vốn*m(1/n)
Chi phí khấu
hao
Tài sản cố định
ròng
0 7,000,000,000
1 2 x 1/10 x 7.000.000.000 1,400,000,000 5,600,000,000
2 2 x 1/10 x 5.600.000.000 1,120,000,000 4,480,000,000
3 2 x 1/10 x 4.480.000.000 896,000,000 3,584,000,000
4 2 x 1/10 x 3.584.000.000 716,800,000 2,867,200,000
5 2.867.200.000/6 477,866,667 2,389,333,333
6 2.867.200.000/6 477,866,667 1,911,466,667

7 2.867.200.000/6 477,866,667 1,433,600,000
8 2.867.200.000/6 477,866,667 955,733,333
9 2.867.200.000/6 477,866,667 477,866,667
10 2.867.200.000/6 477,866,667 0
4. Bảng ước lượng doanh thu
ĐVT: 1.000.000 đồng
Chỉ tiêu T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12

×