Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

2 đề và đáp án có ma trận MÔN VĂN THI THỬ THPT QG 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.75 KB, 10 trang )

TRƯỜNG THPT ĐỀ THI
TỔ VĂN. MÔN NGỮ VĂN
( NĂM HỌC 2014 -2015)
Thời gian làm bài: 180 phút ( không kể thời gian giao đề)
ĐỀ BÀI.
I/ PHẦN I: ĐỌC- HIỂU (2,0 điểm)
Anh / chị hãy đọc văn bản, quan sát ảnh và trả lời các câu hỏi:
“ Sáng ngày 16/5/2014, hơn 1.300 học sinh trường Trung học phổ thông Phan
Huy Chú, Hà Nội tham gia buổi học ngoại khóa mang tên “ Chủ quyền biển đảo, khát
vọng hòa bình”. Buổi học được tổ chức với ý nghĩa thể hiện tình yêu đất nước, một
lòng hướng về biển Đông.
Nhà trường cho rằng buổi ngoại khoá như thế này rất cần thiết, giúp nuôi dưỡng
lòng tự hào dân tộc cho các em học sinh, đồng thời nâng cao hiểu biết về chủ quyền
lãnh thổ và ý thức trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương, đất nước.
Trong buổi ngoại khoá này, các học sinh trong trường đã xếp hình, tạo thành dải chữ S
bản đồ đất nước Việt Nam cùng hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Hoạt động xếp
hình diễn ra khá sớm vào lúc 6h30 nhưng các học sinh tham gia đều rất hào hứng, sôi
nổi.
Vừa xếp hình, các học sinh trường Phan Huy Chú còn được nghe kể về chiến
công của cha ông trong việc bảo vệ đất nước, được nâng cao và tự ý thức được trách
nhiệm của bản thân đối với Tổ quốc”.
. (Theo báo “Dân trí”)
1. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? Kiểu câu nổi bật nhất mà văn bản sử
dụng là gì? Tác dụng của kiểu câu đó trong việc thể hiện nội dung văn bản?
2. Đặt tên cho văn bản.
3. Bức ảnh đi kèm văn bản gợi cho đồng chí những cảm nhận và suy nghĩ gì về đất
nước và trách nhiệm của mình?
4. Bài học sâu sắc mà anh/chị rút ra qua văn bản trên?
II. PHẦN LÀM VĂN: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI ( 3,0 điểm)
Trong thư gửi thầy Hiệu trưởng của con trai mình, Tổng thống Mĩ A.Lin - côn
viết:


“ Xin dạy cho cháu biết đến thế giới kì diệu của sách, nhưng cũng để cho cháu
đủ thời gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống: đàn chim tung
cánh trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong nắng, và những bông hoa nở ngát trên đồi
xanh…”
(Ngữ văn 10, tập 2, NXBGD, 2006)
Suy nghĩ của anh/chị về đoạn thư trên.
II. PHẦN LÀM VĂN: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC. ( 5,0 điểm)
Anh/chị hãy xây dựng đáp án và thang điểm cho đề thi ( theo thang điểm
10):
ĐỀ BÀI:
“Phong cách văn học biểu hiện trước hết ở cách nhìn, cách cảm thụ có tính chất
khám phá, ở giọng điệu riêng biệt của tác giả.”
(Ngữ văn 12, tập 1, NXBGD, 2008)
Từ hình tượng sông Hương trong bút ký Ai đã đặt tên cho dòng sông? của
Hoàng Phủ Ngọc Tường, anh/ chị hãy bàn luận về ý kiến trên.
- Hết -
TRƯỜNG THPT ĐỀ THI
TỔ VĂN. MÔN NGỮ VĂN
( NĂM HỌC 2014 -2015)
Thời gian làm bài: 180 phút ( không kể thời gian giao đề)
Lựa chọn chủ đề:
“ Ai đã đặt tên cho dòng sông? ” ( Hoàng Phủ Ngọc Tường)
A. Chuẩn kiến thức – kỹ năng và năng lực.
- Hiểu được khái niệm phong cách văn học; nét độc đáo trong phong cách của
nhà văn HPNT biểu hiện ở cách nhìn, cách cảm thụ và giọng điệu riêng biệt có tính chất
khám phá trong bài kí.
- Biết cách đọc – hiểu một tác phẩm kí hiện đại theo đặc trưng thể loại.
- Biết vận dụng những tri thức và kỹ năng đã học vào làm văn nghị luận. Từ đó,
HS có thể hình thành năng lực sau:
+ Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.

+ Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong văn bản.
+ Năng lực đọc – hiểu thể loại kí VN hiện đại theo đặc trưng thể loại.
+ Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của văn bản.
+ Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung và nghệ thuật văn bản.
B. Lập bảng mô tả các mức độ đánh giá chủ đề “Ai đã đặt tên cho dòng
sông? ” ( Hoàng Phủ Ngọc Tường) theo định hướng năng lực.
Nhận biết Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng thấp Vận dụng cao
- Nêu khái niệm
phong cách VH.
- Nêu hoàn sáng
tác của tác phẩm.
- Xác định hình
tượng nhân vật
trung tâm của bài
kí.
- Liệt kê các chi
tiết nghệ thuật có
ý nghĩa trong TP.
- Giải thích ý kiến
- Phân tích, bình
luận, chứng minh
cách nhìn, cách
cảm thụ có tính
chất khám phá và
ở giọng điệu riêng
biệt của TG:
+ Cảm nhận được
vẻ đẹp giàu nữ

tính của Sông
Hương.
+ Lý giải được
chiều sâu của
những giá trị văn
hóa ở hình tượng
Sông Hương
- Ấn tượng sâu
đậm về hình tượng
sông Hương .
+ Thông qua cách
nhìn, cách cảm thụ
có tính chất khám
phá, giọng điệu
riêng biệt, Hoàng
Phủ Ngọc Tường
đã đem đến cho
người đọc hình
ảnh một sông
Hương vừa quen,
vừa lạ, vừa chân
thực nhưng đầy
sức gợi.
- Làm rõ sự khác biệt
trong cách thể hiện hình
tượng sông Hương với
một số sáng tác cùng đề
tài cùng thể loại ( VD:
Người lái đò sông Đà
của Nguyễn Tuân)

- Sông Hương trong bài
kí là sản phẩm của một
cái tôi nghệ sĩ tinh tế tài
hoa, một cái tôi giàu vốn
văn hóa và trí tưởng
tượng phong phú, một
cái tôi say đắm với tình
yêu quê hương đất nước.
C. Câu hỏi, bài tập văn bản: “Ai đã đặt tên cho dòng sông? ” ( Hoàng Phủ
Ngọc Tường)
Câu hỏi
1. Câu hỏi mở:
- Câu hỏi đòi hỏi trả lời ngắn.
- Câu hỏi đòi hỏi trả lời dài.
Bài tập
- Bài nghị luận về xã hội
Bài nghị luận về văn học.
D. Ma trận đề, câu hỏi, bài tập.
* Ma trận đề.
Mức độ
Chủ đề
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng. Tổng
số
Thấp Cao
I. Đọc – hiểu. - Trình bày
thông tin về
văn bản
(Phong
cách, kiểu
câu, tác

dụng của
kiểu câu đó
trong việc
thể hiện nội
dung của
văn bản.)
- Hiểu được
nội dung
chính của
văn bản để
đặt tên cho
văn bản.
- Hiểu được
những cảm
nhận, suy
nghĩ về đất
nước và
trách nhiệm
của bản thân
đối với đất
nước.
- Bài học sâu sắc
mà anh/ chị rút ra
qua văn bản trên?
Số câu
Số điểm
Tỷ lệ
1
0,5
5%

1
0,5
5%
1
0,5
5%
1
0,5
5%
4
2,0
20%
II. Làm văn:
Nghị luận xã
hội.
Những vấn đề
chung về văn
bản và tạo lập
văn bản.
Dạng đề
nghị luận
xã hội.
Xác định vấn
đề nghị luận
xã hội.
Hiểu đề , lập
dàn ý và các
thao tác
nghị luận.
Tích hợp kiến

thức, kĩ năng đã
học để làm bài văn
nghị luận xã hội:
Bày tỏ ý kiến của
m×nh về câu nói “
Xin dạy cho
cháu và những
bông hoa nở ngát
trên đồi xanh…”.
Số câu
Số điểm
Tỷ lệ
0,5
5%
1,0
10%
1,0
10%
0,5
5%
1
3,0
30%
III. Làm văn:
Nghị luận văn
học.
Dạng đề
nghị luận
văn học.
Xác định vấn

đề nghị luận
Hiểu đề, lập
dàn ý và vận
dụng các
thao tác
nghị luận
văn học.
Vận dụng kiến
thức đọc hiểu và
kỹ năng tạo lập
văn bản để viết bài
nghị luận về một
ý kiến văn học:
“Phong cách văn
học ở giọng điệu
riêng biệt của tác
giả.”
- Từ hình tượng
sông Hương trong
bút ký Ai đã đặt
tên cho dòng
sông? của HPNT
để bàn luận về ý
kiến trên.
Số câu
Số điểm
Tỷ lệ
0,5
5%
1,5

15%
2,0
20%
1,0
10%
1
5,0
50%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỷ lệ
1,5
15%
3,0
30%
3,5
35%
2,0
20%
6
10,0
100%
CÂU HỎI.
I/ PHẦN I: ĐỌC- HIỂU (4,0 điểm)
Anh/ chị hãy đọc văn bản, quan sát ảnh và trả lời các câu hỏi:
“ Sáng ngày 16/5/2014, hơn 1.300 học sinh trường Trung học phổ thông Phan
Huy Chú, Hà Nội tham gia buổi học ngoại khóa mang tên “ Chủ quyền biển đảo, khát
vọng hòa bình”. Buổi học được tổ chức với ý nghĩa thể hiện tình yêu đất nước, một
lòng hướng về biển Đông.


Nhà trường cho rằng buổi ngoại khoá như thế này rất cần thiết, giúp nuôi dưỡng lòng
tự hào dân tộc cho các em học sinh, đồng thời nâng cao hiểu biết về chủ quyền lãnh thổ
và ý thức trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương, đất nước.
Trong buổi ngoại khoá này, các học sinh trong trường đã xếp hình, tạo thành dải chữ S
bản đồ đất nước Việt Nam cùng hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Hoạt động xếp
hình diễn ra khá sớm vào lúc 6h30 nhưng các học sinh tham gia đều rất hào hứng, sôi
nổi.
Vừa xếp hình, các học sinh trường Phan Huy Chú còn được nghe kể về chiến
công của cha ông trong việc bảo vệ đất nước, được nâng cao và tự ý thức được trách
nhiệm của bản thân đối với Tổ quốc”.
. (Theo báo “Dân trí”)
1. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? Kiểu câu nổi bật nhất mà văn bản sử
dụng là gì? Tác dụng của kiểu câu đó trong việc thể hiện nội dung văn bản?
2. Đặt tên cho văn bản.
3. Bức ảnh đi kèm văn bản gợi cho anh/ chị những cảm nhận và suy nghĩ gì về đất nước
và trách nhiệm của mình?
4. Bài học sâu sắc mà anh/ chị rút ra qua văn bản trên?
II. PHẦN LÀM VĂN: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI ( 6,0 điểm)
Trong thư gửi thầy Hiệu trưởng của con trai mình, Tổng thống Mĩ A.Lin - côn
viết:
“ Xin dạy cho cháu biết đến thế giới kì diệu của sách, nhưng cũng để cho cháu
đủ thời gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống: đàn chim tung
cánh trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong nắng, và những bông hoa nở ngát trên đồi
xanh…”
(Ngữ văn 10, tập 2, NXBGD, 2006)
Suy nghĩ của anh/ chị về đoạn thư trên.
II. PHẦN LÀM VĂN: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC. ( 10,0 điểm)
Anh/ chị hãy lập đáp án chi tiết và thang điểm cho đề bài sau:
ĐỀ BÀI:
“Phong cách văn học biểu hiện trước hết ở cách nhìn, cách cảm thụ có tính chất

khám phá, ở giọng điệu riêng biệt của tác giả.”
(Ngữ văn 12, tập 1, NXBGD, 2008)
Từ hình tượng sông Hương trong bút ký Ai đã đặt tên cho dòng sông? của
Hoàng Phủ Ngọc Tường, anh ( chị) hãy bàn luận về ý kiến trên.
ĐÁP ÁN
I/ PHẦN I: ĐỌC- HIỂU (2,0 điểm).
1. Chỉ ra dược: - Văn bản thuộc PCNN báo chí.
- Kiểu câu sử dụng nhiều nhất là câu tường thuật, câu phức. (0,25 điểm)
- Tác dụng: Cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin hoạt động ngoại khóa của học
sinh trường THPT Phan Huy Chú.(0,25 điểm)
2. Đặt tên (0,5 điểm):
Hoạt động ngoại khóa bổ ích của học sinh trường THPT Phan Huy Chú.
3. Cảm nhận và suy nghĩ về bức ảnh:
*Cảm nhận: (0,25 điểm)
- Hình chữ S là biểu tượng cho đất nước Việt Nam, mảnh đất thiêng liêng, chủ quyền
của dân tộc. Hình chữ S ấy đã hiện diện sừng sững trên bản đồ thế giới, được cả thế giới
biết đến một đất nước độc lập có chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
- Hình trái tim là biểu tượng cho tình yêu quê hương, đất nước luôn sâu đậm trong trái
tim mỗi con người Việt Nam.
*Suy nghĩ: (0,25 điểm)
- Chúng ta tự hào về một đất nước Việt Nam độc lập được cha ông đấu tranh giành và
giữ qua các thời kì lịch sử; chúng ta phải luôn thể hiện tình yêu quê hương, đất nước.
- Là học sinh, mỗi chúng ta phải cố gắng học tập tốt, rèn luyện tốt để trở thành một
công dân có ích cho đất nước.
6. Bài học ( 0,5 điểm):
- Yêu quê hương, đất nước (tự hào về chủ quyền dân tộc, yêu hòa bình, kiên quyết
chống thế lực thù địch )
- Học tập, rèn luyện để trở thành người công dân có ích.
II. PHẦN LÀM VĂN: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI ( 3,0 điểm)
1. Giải thích ý nghĩa đoạn thư: (0,5 điểm)

- “Dạy cho cháu biết đến thế giới kì diệu của sách”: Biết thu nhận kiến thức từ
sách vở, có niềm say mê khám phá thế giới kiến thức phong phú của sách.
- “Cũng để cho cháu đủ thời gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của
cuộc sống”: Chú trọng rèn luyện tâm hồn nhạy cảm, biết quan tâm đến cuộc sống xung
quanh, tự mình khám phá ý nghĩa của cuộc sống, vẻ đẹp của thế giới tự nhiên cũng như
của con người.
Đoạn thư là lời tâm sự, mong mỏi của một người cha đối với nhà trường, với các nhà
giáo dục: Dạy cho con mình hiểu biết và trân trọng giá trị của sách vở và cuộc sống.
2. Bàn luận, mở rộng vấn đề:(2,0 điểm)
- Đây là tâm tình của một người cha: thể hiện tình yêu con, mong muốn con
trưởng thành. (0,25 điểm)
- Lời đề nghị của ông với thầy Hiệu trưởng, với nhà trường còn thể hiện mong
ước của một người yêu thương, quan tâm đến sự phát triển toàn diện nhân cách của thế
hệ trẻ. (0,25 điểm)
- Nội dung lời đề nghị sâu sắc, chính đáng:
+ Không phủ nhận vai trò quan trọng của sách, của kiến thức văn hóa do
sách vở mang lại, vì đó là cả một “thế giới kì diệu”, rộng mở. Không có kiến thức văn
hóa, con người thiếu nền tảng tri thức. (0,5 điểm)
+ Tuy nhiên, kiến thức cuộc sống thực tiễn của con người cũng quan trọng
không kém, bởi đó là “sự bí ẩn muôn thuở” mà con người luôn cần khám phá, hiểu biết.
Nó cần thiết và bổ ích cho con người, có tác động tích cực trong việc vun đắp bồi
dưỡng tâm hồn, khơi dậy tình yêu cuộc sống. (0,25 điểm)
+ Vai trò của người thầy trong việc khơi dậy tinh thần tự học, lòng ham
hiểu biết khám phá, chiêm nghiệm và “ lặng lẽ suy tư” trước mọi vấn đề của đời sống
của học sinh. Đó là điều quan trọng để học sinh có thói quen quan tâm đến mọi điều
trong đời sống. (0,5 điểm)
- Phê phán quan điểm phiến diện: hoặc chỉ thấy vai trò của kiến thức sách vở,
hoặc chỉ quan tâm đến thực tiễn. (0,25 điểm)
3. Bài học nhận thức và hành động: (0,5 điểm)
- Biết học trong sách vở nhưng cũng cần biết học ở cuộc sống, quan tâm đến đời

sống xã hội. Đó là chìa khóa dẫn đến thành công của mỗi con người.
- Biết yêu cuộc sống, nhận ra vẻ đẹp từ những điều bình dị nhất của vạn vật
quanh ta. Học kiến thức song song với rèn luyện đạo đức, bồi dưỡng tâm hồn. Đó là sự
phát triển toàn diện nhân cách của con người.
II. PHẦN LÀM VĂN: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC. ( 5,0 điểm)
1. Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết cách làm một bài nghị luận văn học: hệ thống luận điểm rõ ràng, lập luận
chặt chẽ, hành văn trong sáng, giàu cảm xúc, hình ảnh.
- Biết kết hợp các thao tác lập luận, bố cục hợp lí, không mắc lỗi diễn đạt, lỗi
chính tả.
2. Yêu cầu về kiến thức.
Cần đáp ứng một số ý chính sau:
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận. (0,5 điểm)
2. Giải thích ý kiến. (0,5 điểm)
Phong cách văn học là những nét riêng, độc đáo của một tác giả trong quá trình
nhận thức và phản ánh cuộc sống phong cách là sự thể hiện tài nghệ của người nghệ sĩ
trong việc đưa đến cho độc giả một cái nhìn mới mẻ về cuộc đời thông qua những
phương thức, phương tiện nghệ thuật mang đậm dấu ấn cá nhân của người sáng tạo.
3. Bàn luận. (3,5 điểm)
3.1. Khẳng định vấn đề (0,25 điểm)
- Hình tượng sông Hương trong Ai đã đặt tên cho dòng sông? góp phần khẳng
định phong cách của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
- Nét độc đáo trong phong cách của nhà văn biểu hiện trước hết ở cách nhìn,
cách cảm thụ và giọng điệu riêng biệt.
3.2. Biểu hiện của phong cách Hoàng Phủ Ngọc Tường khi xây dựng hình tượng
sông Hương. (3,25 điểm)
3.2.1 Cách nhìn, cách cảm thụ có tính chất khám phá. (2,0 điểm)
- Sông Hương luôn được cảm nhận ở vẻ đẹp giàu nữ tính:
+ Hình ảnh sông Hương gắn với vẻ đẹp của người con gái: cô gái Digan, người
mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở, là người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh

đồng Châu Hóa đầy hoa dại, là người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya, là nàng Kiều
trong đêm tình tự với Kim Trọng, là người con gái dịu dàng của đất nước. (0,75 điểm)
+ Sông Hương được miêu tả bằng một hệ thống từ ngữ gợi nét đẹp đặc trưng của
người phụ nữ: sắc đẹp dịu dàng, đường cong thật mềm, hình cung thật tròn, dòng sông
mềm như tấm lụa, uốn một cánh cung rất nhẹ, điệu slow tình cảm, ngập ngừng như
muốn đi muốn ở, những vấn vương của một nỗi lòng, chút lẳng lơ kín đáo của tình
yêu Đó là vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm, kín đáo nhưng cũng đầy gợi cảm. (0,75 điểm)
- Sông Hương được miêu tả trong chiều sâu của những giá trị văn hóa: (0,5 điểm)
+ Hình ảnh so sánh mới lạ: là bản trường ca của rừng già, vẻ đẹp trầm mặc như
triết lí, như cổ thi, điệu slow tình cảm, là không gian sinh thành và nuôi dưỡng nền âm
nhạc cổ điển Huế, là hành động rất lạ với tự nhiên và rất giống con người ở đây
+ Trong quan hệ với thi ca, sông Hương luôn gợi những cảm hứng mới mẻ, không
bao giờ tự lặp lại mình Mỗi nhà thơ đều có một khám phá riêng về nó
3.2.2. Giọng điệu riêng biệt. (1,25 điểm)
- Giọng điệu tha thiết, yêu thương: (0,5 điểm)
+ Dõi theo hành trình của sông Hương từ thượng nguồn cho đến khi về với biển.
+ Phát hiện những biến đổi tinh tế của sông Hương trong không gian và thời gian.
+ Phát hiện mối liên hệ khăng khít giữa vẻ đẹp của sông Hương với mảnh đất cố
đô và những nét đặc trưng trong văn hóa của con người xứ Huế.
- Giọng điệu dịu dàng, mê đắm: (0,5 điểm)
+ Hành trình của sông Hương được miêu tả trong sự liên tưởng đến câu chuyện
tình yêu mãnh liệt, say đắm với nhiều cung bậc cảm xúc: mong đợi, vui sướng, ngập
ngừng, bịn rịn, lưu luyến, nhớ nhung
- Giọng điệu tự hào, trân trọng: (0,25 điểm)
+ Khám phá nét riêng, độc đáo của sông Hương trong tương quan với những dòng
sông nổi tiếng trên thế giới để chợt nhớ và yêu quý điệu chảy lặng lờ của nó khi ngang
qua thành phố.
+ Sông Hương đã sống những thế kỉ quang vinh với nhiệm vụ lịch sử của nó là
dòng sông của thời gian ngân vang, của sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc.
4. Đánh giá khái quát. (0,5 điểm)

- Thông qua cách nhìn, cách cảm thụ có tính chất khám phá, giọng điệu riêng biệt,
Hoàng Phủ Ngọc Tường đã đem đến cho người đọc hình ảnh một sông Hương vừa
quen, vừa lạ, vừa chân thực nhưng đầy sức gợi.
- Sông Hương trong bài kí là sản phẩm của một cái tôi nghệ sĩ tinh tế tài hoa,
một cái tôi giàu vốn văn hóa và trí tưởng tượng phong phú, một cái tôi say đắm với tình
yêu quê hương đất nước. Cái tôi của Hoàng Phủ Ngọc Tường đã làm nên sự đa dạng
cho thể loại kí nói riêng và nền văn học dân tộc nói chung.
THANG ĐIỂM.
- Điểm 8-9: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, có nét riêng trong cách hành văn, sáng tạo
nhưng hợp lí, liên hệ thực tế tốt, chữ đẹp, không mắc lỗi chính tả
- Điểm 6-7: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, có thể mắc một vài lỗi nhỏ không đáng kể.
- Điểm 4-5: Cơ bản đáp ứng các yêu cầu, có thể thiếu ý hoặc mắc một số lỗi về diễn
đạt, chính tả.
- Điểm 2-3: Bài sơ sài, thiếu ý hoặc còn lúng túng trong triển khai vấn đề, mắc nhiều
lỗi các loại.
- Điểm 1: Bài viết quá sơ sài, có quá nhiều sai sót, không hiểu rõ và không biết triển
khai vấn đề.
- Điểm 0: Không làm bài hoặc lạc đề hoàn toàn./.

×