NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ ĐA DẠNG
NGUỒN
GEN BƯỞI Ở XÃ CÁT QUẾ, HOÀI ĐỨC, TP. HÀ NỘI
Nguyễn Khắc Quỳnh, Nguyễn Thị Ngọc Huệ và Vũ
Văn Tùng1
I
.
Đặt vấn đề
Bưởi (Citrus Grandis Osbeck) được các nhà khoa học trên thế giới khẳng định có
nguồn
gốc ở Châu Á như Ấn Độ, Đông Nam Á và Nam Trung Quốc [1], [2], [5]. Theo số liệu
của Tổ
chức Nông Lương của Liên hiệp Quốc (FAO) [7] sản lượng bưởi các loại đạt sản lượng
cao nhất
khoảng 5,3 triệu tấn/năm vào năm 2000, sau đó giảm xuống, nay còn khoảng 4,6 triệu
tấn năm,
tuy vậy xuất khẩu sản phẩm này không lớn, chủ yếu tiêu dùng nội địa. Ở nước ta có khá
nhiều
giống bưởi nổi tiếng như bưởi: Năm Roi, Da xanh, Tân Triều, Phúc Trạch, Thanh Trà,
Diễn,
Đoan Hùng trong đó sản phẩm của một số giống bưởi đạt chất lượng khá như Da Xanh,
Năm
Roi, Tân Triều đã được xuất khẩu đi nhiều nước ở Châu Á, Châu Âu và Bắc Mỹ [4].
Hiện nay
những giống bưởi này đã và đang được nông dân khai thác sử dụng, không những nâng
cao thu
nhập cải thiện đời sống, bổ sung một loại sản phẩm hoa quả an toàn, giàu dinh dưỡng
cho xã hội
mà còn góp phần giữ gìn đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường thông qua khai thác sử
dụng.
Mặc dầu vậy, hiện nay việc bảo tồn đa dạng nguồn gen bưởi địa phương chưa thực sự
được quan
tâm đúng mức. Một số nơi, việc mở rộng sản xuất hàng hóa chạy theo số ít giống bưởi
nổi tiếng
đã và đang không chỉ làm mất đi những nguồn gen địa phương quý mà còn làm giảm
năng suất,
chất lượng của chính giống bưởi được cho là nổi tiếng đó, điển hình như bưởi Diễn, bưởi
Đoan
Hùng, bưởi Phúc Trạch hiện nay. Chính vì vậy việc đẩy mạnh phát triển sản xuất gắn với
việc
bảo tồn đa dạng nguồn gen bưởi, đặc biệt những giống bưới địa phương có tính thích
nghi cao
đang là vấn đề cấp bách, rất cần sự quan tâm của các cấp, các bên liên quan.
Gần đây, Trung tâm Tài nguyên thực vật, thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt
Nam
khi tiến hành điều tra thu thập nguồn gen bưởi địa phương khu vực sông Đáy thuộc địa
phận
Hoài Đức đã phát hiện tại vùng này có sự đa dạng cao về nguồn gen bưởi địa phương,
trong đó
có một số nguồn gen bưởi chín sớm có phẩm chất tốt, chống chịu sâu bệnh khá rất cần
được bảo
tồn thông qua khai thác sử dụng. Hiện nay, tại Hoài Đức nói riêng và khu vực ngoại
thành Hà
Nội nói chung do áp lực về tăng dân số, đô thị hóa nhanh và quá trình mở rộng diện tích
giống
bưởi Diễn đang là những nguy cơ tiềm tàng làm mất đi những nguồn gen quý giá này.
Nhận
thức thấy nguy cơ xói mòn cũng như tiềm năng và khai thác sử dụng nguồn gen bưởi địa
phương, vừa qua Hội Nông đân huyện Hoài Đức đã đệ trình lên Quỹ Môi trường toàn
cầu,
chương trình hỗ trợ các dự án nhỏ (GEF/GSP) tại Việt Nam dự án:“Bảo tồn và phát triển
nguồn
gen bưởi địa phương tại vùng sông Đáy huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội”. Dự án đã được
GEF/GSP phê duyệt và bắt đầu triển khai tại xã Cát Quế, huyện Hoài Đức.
Nhằm xây dựng cơ sở khoa học cho việc tư vấn kỹ thuật thiết kế và đầu tư các
mô hình mục
tiêu đã đề ra trong dự án, Ban điều hành (BĐH) dự án đã giao cho nhóm chuyên gia tư
vấn nhiệm vụ
điều tra khảo sát và đánh giá một cách toàn diện hiện trạng về đa dạng nguồn gen, tình
hình sản xuất
và tiêu thụ bưởi tại xã Cát Quế, nơi triển khai dự án.
I
I
.
Mục tiêu nghiên cứu
Trung tâm Tài nguyên thực vật, VAAS
1
2.1. Mục tiêu tổng quát
Bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng nguồn gen bưởi địa phương vùng sông Đáy nói chung,
tại xã Cát Quế nói riêng.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Nghiên cứu đánh giá thực trạng tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi tại xã Cát Quế;
- Đánh giá thực trạng đa dạng nguồn gen bưởi địa phương tại xã Cát Quế;
- Xây dựng và đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển bền vững nguồn gen bưởi tại
địa phương.
III. Phương pháp điều tra nghiên cứu
Để tiến hành điều tra, nghiên cứu thực trạng đa dạng nguồn gen và tình hình sản xuất
bưởi tại xã Cát Quế, một số phương pháp chủ yếu sau được sử dụng:
3.1. Điều tra chính quy: Nhóm chuyên gia biên soạn phiếu điều tra với nội dung định
sẵn để phỏng vấn các hộ nông dân tổng cộng 100 phiếu tại thôn: Tháp Thượng (khu
vực 7), Cát Ngòi và Tam Hợp (khu vực 8,9). Kết quả được xử lý trên phầm mềm
EXCEL.
3.2. Điều tra đánh giá phi chính quy:
- Đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA) với các công cụ chủ yếu như: Sơ đồ
VENN, phân tích SWOT, Lịch sử phát triển nguồn gen vv.
- Phỏng vấn người thạo tin (Key Informant Interview),
- Phỏng vấn nhóm (Group Interview)
- Quan sát đánh giá, đo đếm trực tiếp nguồn gen bưởi và vườn sản xuất
IV. Kết quả và thảo luận
4.1. Tình hình cơ bản xã Cát Quế
Xã Cát Quế nơi thực hiện dự án nằm về phía Tây Bắc huyện Hoài Đức, phía Bắc giáp xã
Dương Liễu, Đông giáp xã Đức giang, Nam giáp xã Yên Sở. Con sông Đáy chảy qua ở phía Tây
là đường phân chia ranh giới giữa xã Cát Quế với hai xã Sài Sơn (huyện Quốc Oai) và Liên
Hiệp (huyện Phúc Thọ).
Nói đến xã Cát Quế là người ta nghĩ ngay đến một vùng dân cư có nhiều điểm ấn tượng
về di tích văn hoá, lịch sử. Các hiện vật tại Di chỉ Vinh Quang [8] thuộc xã Cát Quế nơi mà các
nhà khảo cổ xác định có niên đại khoảng 3000 năm ± 150 năm đã cho thấy quá trình hình thành
và phát triển lâu đời cư dân xã Cát Quế nói riêng và dân cư trong vùng nói chung. Một xã có
diện tích nhỏ hẹp (410ha) nhưng có tới 4 di tích được Bộ Văn hoá xếp hạng cấp Quốc gia và
một Di chỉ Văn hoá Ngàn năm, một trong những dấu ấn gắn với sự kiện ngàn năm Thăng Long,
Đông Đô, Hà Nội.
Xã Cát Quế được chia làm 2 miền Làng và Bãi, giới hạn bởi đê tả Đáy. Phía miền làng là
thôn Xuân Thắng. Thôn Xuân Thắng được chia làm 6 cụm dân cư hành chính gồm khu vực 1, 2,
3, 4, 5, 6. Ở đây người dân sống chủ yếu bằng nghề chế biến nông sản, chăn nuôi và kinh doanh
dịch vụ. Phía miền bãi có 3 thôn Tháp Thượng, Cát Ngòi, Tam Hợp. Thôn Tam Hợp được chia
làm 2 khu dân cư hành chính là khu vực 8 và khu vực 9. Ở khu vực này người dân chủ yếu sống
2
dựa vào chăn nuôi lợn, chạy chợ và làm vườn. Thôn Cát Ngòi sống dựa vào nghề trồng rau,
trồng cây ăn quả và một phần chăn nuôi lợn. Thôn Tháp Thượng (Khu vực 7) người dân sống
nhờ vào chăn nuôi và làm vườn (chủ yếu trồng bưởi).
So với miền làng, các hộ miền bãi thường có diện tích vườn tương đối cao, bình quân
khoảng 700 - 1000 m2/hộ. Trước đây, vườn của họ trồng khá nhiều loại cây ăn quả như bưởi,
chanh, na, chuối nhưng mức độ thâm canh hạn chế. Hiện nay, nhu cầu cây ăn quả tăng cao,
nhiều hộ tích cực trồng và thâm canh giống bưởi Diễn. Tuy vậy, đất đai vùng bãi sông Đáy mầu
mỡ có vẻ không thích hợp cho giống bưởi Diễn. Trong khi đó, hiện tại có một số hộ trồng giống
bưởi địa phương (người dân gọi là "bưởi ta" để chỉ giống địa phương) thì thường không phải
chăm bón nhiều, thậm chí chẳng phải phun thuốc trừ sâu nhưng cây vẫn cho quả khá hằng năm
mà lại dễ bán hơn bưởi Diễn. Những giống bưởi địa phương ở khu vực này người dân chọn để
trồng thường là những giống chín sớm, dễ chăm sóc (ít phải phun thuốc trừ sâu) và chất lượng
khá. Theo điều tra ban đầu, chúng tôi đã phát hiện thấy người dân trong xã dùng 2 giống bưởi
chín sớm khá thành công về lợi ích kinh tế. Hiện tại đến mùa thu hoạch những người buôn hoa
quả thường đến đặt mua sau đó đem bán cho người dân nội thành Hà Nội. Trong số hai giống
đó, giống bưởi Quế Dương được người dân ở đây trồng khá rộng rãi từ miền làng cho đến miền
bãi do có nhiều đặc tính quý. Một số gia đình hiện đang lưu giữ những cây bưởi Quế Dương đã
lâu năm như: ông Nguyễn Bách Chiến khu vực 9, ông Nguyễn Duy Hợi Khu vực 7, ông Nguyễn
Duy Dần khu vực 3 miền Làng vv. Chúng tôi cho rằng những kinh nghiệm trồng và chăm sóc
bưởi của người dân địa phương, kết hợp với kỹ thuật tiến bộ hiện nay sẽ góp phần quan trọng
trong việc bảo tồn và phát triển nguồn gen bưởi chín sớm mà mục tiêu dự án đề cập tới.
Cát Quế là một xã đất chật, người đông, có diện tích đất tự nhiên 410ha, dân số 15.800
người, diện tích đất canh tác bình quân đầu người rất thấp, khoảng 180 m2/người. Để duy trì
cuộc sống ở đây nếu chỉ dựa vào khai thác tiềm năng đất đai là một điều rất khó khăn, vì thế
người dân ở đây ngoài trồng trọt họ đã đa dạng hoá sinh kế bằng việc phát triển các loại ngành
nghề, phát triển chăn nuôi để đảm bảo cuộc sống. Theo Báo cáo tổng kết của UBND xã Cát Quế
[4], giá trị sản xuất năm 2009 toàn xã đạt 246 tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2008. Trong đó cơ
cấu kinh tế hiện nay của xã Cát Quế gồm: Nông nghiệp: 40,2%, công nghiệp - tiểu thủ công
nghiệp - xây dựng: 31,3%, thương mại - dịch vụ chiếm 28,5%. Bình quân thu nhập đầu người
(giá CĐ năm 1994) ước đạt 7 triệu đồng/ người/ năm, tăng 7,7% so với năm 2008, trong số hộ
nghèo theo tiêu chuẩn mới là 5%.
Trong sản xuất nông nghiệp, năng suất lúa hàng năm của xã đều đạt ở mức cao trong
huyện, 11 tấn/ha và có số quay vòng đất 2,75 lần. Tuy vậy tỷ trọng ngành trồng trọt chỉ chiếm
19,1% tổng sản phẩm trong xã. Mấy năm trở lại đây ngành chăn nuôi ở xã Cát Quế phát triển rất
mạnh, đặc biệt chăn nuôi lợn. Cũng theo số liệu của UBND xã Cát Quế số đầu lợn toàn xã đến
cuối năm 2009 đã là 18.000 con. Hiện tại chăn nuôi lợn ở xã Cát Quế được coi trọng như một
nghề mang lại thu nhập cao trong hộ gia đình, nó chiếm tới 32,7% giá trị tổng sản phẩm toàn xã.
Nghề chăn nuôi lợn cộng vơí đàn bò khoảng 900 con trâu bò hằng năm tạo ra một lượng phân
hữu cơ rất lớn không chỉ cung cấp cho sản xuất trồng trọt trong xã mà còn bán đi xã ngoài hàng
trăm tấn. Chúng tôi cho rằng đây là lợi thế lớn cho việc triển khai dự án.
Làng nghề xã Cát Quế hiện nay là sản xuất tinh bột sắn, đậu xanh bóc vỏ, nha thủ công,
miến dong, bánh kẹo. Nghề chế biến nông sản đã giải quyết khá nhiều công ăn việc làm, mang
lại thu nhập khá cao cho các hộ. Tuy vậy ô nhiễm nguồn nước đang là vấn đề thách thức lớn của
các làng nghề chế biến nông sản nói chung, ở vùng miền làng xã Cát Quế nói riêng.
3
4.2.Tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi tại địa phương
4.2.1. Đa dạng nguồn gen bưởi tại xã Cát Quế
Khác với những địa phương khác, khi nguồn gen bưởi có xu hướng giảm đi do thâm
canh, áp lực dân số… thì ở xã Cát Quế nguồn gen bưởi địa phương lại được duy trì khá tốt đồng
thời còn bổ sung thêm nhiều nguồn gen tốt từ những nơi khác về. Điều này thể hiện ở bảng 1.
Qua bảng 1 cho thấy, có tới 13 nguồn gen được phát hiện ở một địa phương với diện
tích không lớn. Có thể nói, đây là xã có nhiều nguồn gen bưởi nhất huyện Hoài Đức và GEF tài
trợ để bảo tồn nguồn gen ở xã này là một quyết định đúng đắn. Một số nguồn gen chủ yếu hiện
đang được người dân lưu giữ và khai thác khá hiệu quả tại xã Cát Quế như sau:
Bảng 1: Danh sách nguồn gen bưởi ở xã Cát Quế
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra , 2010
a. Bưởi đường Quế Dương
4
TT
Tên nguồn gen
Vị trí nguồn gen
Số cây/diện
tích
Nguồn gốc
Thời điểm
thu hoạch
1
Bưởi Quế Dương
Tập trung chủ yếu ở
thôn Tháp Thượng
10 ha
Địa phương
Tháng10
2
Bưởi Diễn
Phân bố khắp các
Giống bưởi đường Quế Dương có nguồn gốc ở thôn Tháp Thượng (KV7). Theo những
người có tuổi trong thôn thì giống này có nguồn gốc từ hạt mọc hoang dại trong vườn cụ Trần
Văn Thảo cách đây ngót 100 năm (hiện nay cây bưởi tổ đã chết). Hiện tại ở khu vực này anh
Nguyễn Duy Đắc còn giữ cây chiết từ cây tổ và hiện vào khoảng 70 năm tuổi. Một cây khác
có tuổi đã 55 năm nhưng vẫn khá xanh tốt và cho quả hàng năm trong vườn anh Nguyễn Bách
Chiến, thuộc khu vực 8. Ngoài ra ở thôn Tháp Thượng còn có 5 cây được đánh giá là những
cây có tuổi trên 45 năm và hiện vẫn cho quả hàng năm.Vừa qua, nhóm chuyên gia tư vấn đã
tiến hành điều tra và xác định được 57 cây ưu tú bưởi Quế Dương (Bảng 2) phục vụ cho việc
chọn cây đầu dòng vào cuối năm 2010. Cũng theo số liệu điều tra, hiện nay số lượng bưởi Quế
Dương có vào khoảng 1400 cây, tương đương khoảng 10 ha, nằm ở cả miền làng và miền bãi,
tuy vậy chủ yếu tập trung ở khu vực 7 (xóm Tháp Thượng).
Bưởi Quế Dương có tán cây hình dù, sinh trưởng và phân cành rất mạnh ở những năm
kiến thiết cơ bản. Bưởi Quế Dương có tán lá xanh đậm khá rậm rạp vì thế quả ít bị cháy xém,
tuy vậy lại hay bị các loại nhện, rệp, đặc biệt rệp sáp đến cư trú hút đường của cây làm cho
quả bị nhạt. Đây là một đặc điểm khá quan trọng cần lưu ý khi xây dựng mô hình bưởi theo
hướng VietGAP và mô hình bưởi phát triển. Theo kết quả điều tra đánh giá cho thấy, bưởi
Quế Dương có ưu điểm sau:
-
-
-
-
-
-
-
-
Năng suất ổn định hơn bưởi Diễn (ít ra quả cách năm)
Cây phát triển mạnh và cần ít phân bón hơn
Chịu úng, chịu hạn khá hơn bưởi Diễn
Chống chịu sâu bệnh khá hơn bưởi Diễn
Không kén đất (cả làng và bãi đều trồng được)
Chống chịu sâu bệnh khá (hơn hẳn bưởi Diễn)
Tốn ít công chăm sóc
Chín sớm vào lúc còn nắng nóng do vậy dễ bán
Tuy vậy cũng có một số nhược điểm như: Độ ngọt kém bưởi Diễn (Trung bình Brix đạt
10-11% trong khi bưởi Diễn đạt 12-13%), quả để lâu tôm bị nát, cành hay bị chẽ đôi dẫn đến
gãy cành khi quá sai quả.
Qua kết quả điều tra cho thấy, hiện tại các hộ gia đình ở xã Cát Quế trồng khoảng 32%
diện tích bằng giống bưởi Quế Dương, 65% bưởi Diễn và còn khoảng 3% các giống bưởi khác
(Hình 1).
5
3%
32%
Bưởi Diễn
Bưởi Quế Dương
Khác
65%
Hình 1: Tỷ lệ diện tích các giống bưởi đang được trồng các hộ gia đình ở Cát Quế
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra chính quy, 2010)
b. Bưởi Diễn
Bưởi Diễn (có nguồn gốc ở Làng Phú Diễn, huyện Từ Liêm) được người dân Cát Quế
bắt đầu trồng khoảng hơn 10 năm nay, với hai dòng lòng vàng và lòng xanh. Bưởi Diễn ở đây
được trồng cả ở trong vườn và ngoài ruộng với diện tích khoảng 30 ha (theo số liệu UBND xã)
bao gồm trên làng và vùng bãi. Bưởi Diễn có ưu điểm ngọt hơn, nếu thâm canh tốt có thể cho
thu nhập cao hơn bưởi Quế Dương. Mặc dầu vậy, trong quá trình điều tra cho thấy có rất ít vườn
bưởi Diễn được thâm canh đúng mức và cho thu nhập đều hằng năm. Có thể do một số nguyên
nhân chính sau:
Nguyên nhân thứ nhất : Do đất đai, đặc biệt vùng bãi thuộc loại đất phù xa màu mỡ
không thích hợp với giống bưởi Diễn vốn ưa đất thịt. Chính vì thế nhiều hộ mặc dù chăm bón
được rất sai quả nhưng quả lại bị “bộp” (theo cách nói của người dân địa phương), quả tuy to
nhưng ăn nhạt, tôm bị khô, đôi khi phải đổ bỏ hàng đống.
Nguyên nhân thứ hai : Giống bưởi Diễn rất khó điều khiển ra hoa hoặc có ra hoa thì đậu
quả rất thấp, ra quả cách năm. Hiện tại có nhiều hộ ở cả làng và bãi đã trồng được chục năm tuy
vẫn ra hoa hằng năm nhưng không có quả. Những hộ này hiện có tâm trạng chặt bỏ thì tiếc do
vườn cây đã to đẹp mà để thì vẫn không được thu hoạch.
Nguyên nhân thứ ba:Giống bưởi Diễn hay bị sâu bệnh tấn công. Theo người dân trong
vùng, nếu hàng tháng mà không phun thuốc trừ sâu bệnh thì dù có quả nhưng cũng không được
thu do sâu bệnh phá hoại. Những sâu bệnh hại chính là nhện đỏ, sâu vẽ bùa và bệnh loét quả.
Theo số liệu điều tra, chi phí thuốc BVTV cho bưởi Diễn thường gấp 3 lần so với bưởi Quế
Dương.
Chính do một số trở ngại trên nên hiện người dân đang có xu hướng chuyển sang trồng
những giống bưởi địa phương (Hình 2), đặc biệt giống bưởi Quế Dương do những ưu điểm đã
nêu ở trên.
6
3%
48%
Bưởi Diễn
Bưởi Quế Dương
Bưởi khác
49%
Hình 2: Tỷ lệ diện tích các giống bưởi người dân mong muốn chuyển đổi
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra chính quy, 2010)
c. Bưởi đường chín sớm
Giống bưởi này được đưa vào trồng tại ba hộ ở xã Cát Quế vào năm 2000 gồm: ông
Nguyễn Bá Toan, Nguyễn Văn Dũng và bà Lê Thị Liên thuộc khu vực 7 (thôn Tháp Thượng).
Các hộ này tiếp nhận nguồn giống của một người thân mua ở vùng Diễn (Từ Liêm) về chia đều
mỗi người 5 cây nhưng sau khi trồng một vài cây bị chết và hiện chỉ còn tổng cộng chỉ còn 12
cây. Gần đây người dân trong xóm đã tự nhân thêm được khoảng 100 cây.
Giống bưởi này có đặc điểm nổi bật đó là tỷ lệ ra hoa đậu qủa rất cao (hơn bưởi Quế
Dương), ít sâu bệnh, quả tuy nhỏ (trung bình 0,8 – 1kg) nhưng rất ngọt (Brix: 12-13), chín sớm
vào giữa tháng 9 nên bán rất đắt hàng, đặc biệt khi chín màu vỏ vẫn xanh. Mặc dầu vậy, giống
này cũng có nhược điểm là nhiều hạt (12-13 hạt/múi), hay rụng khi vào mùa thu hoạch. Hiện tại
hàng năm tư thương về đặt mua với giá 12-13 ngàn đồng/quả. Vào chu kỳ khai thác kinh doanh
ổn định (7 tuổi trở lên) mỗi cây có thể thu khoảng 2-3 triệu đồng, tính ra mỗi sào bắc bộ có thể
thu nhập 25 – 30 triệu đồng.
Đây là giống bưởi tốt cần khuyến khích người dân trong xã, đặc biệt vùng bãi cần phát
triển dần thay thế một phần diện tích bưởi Diễn không ra quả hoặc ra quả cách năm.
d. Bưởi đường Tam Hợp
Giống bưởi này do các cụ của gia đình ông Nguyễn Năng Miện để lại từ cây bưởi mọc
cách đây khoảng 70 -80 năm. Hiện tại gia đình ông Miện còn lưu giữ được 6 cây quanh nền nhà.
Giống bưởi đường Tam Hợp có bộ lá xanh đậm và khả năng vươn cành tương tự giống
bưởi Quế Dương nhưng quả nhỏ hơn (bình quân từ 1- 1,2 kg), vỏ xù xì không mịn như bưởi
Quế Dương. Đặc biệt, giống bưởi này ngọt hơn bưởi Quế Dương nên giá bán cao hơn. Vụ bưởi
vừa qua gia đình ông Miện bán trung bình 25 ngàn đồng/quả và cũng theo ông Miện, những năm
sai quả có cây đạt 500 – 700 quả. Vừa qua một số hộ bắt đầu nhân giống bưởi này thay cho
giống bưởi Diễn.
7
Đây là giống bưởi cần được đánh giá đầy đủ, chi tiết hơn để có thể có những khuyến cáo
thích hợp cho bảo tồn và khai thác sử dụng nguồn gen.
e. Bưởi đường Cát Ngòi
Giống bưởi này do cụ Nguyễn Đình Đàn trồng từ hạt, hiện cây bưởi tổ vào khoảng 50
tuổi. Bưởi Cát Ngòi có đặc điểm là thân cành phát triển theo chiều đứng, chống chịu sâu bệnh
tốt, quả nhỏ (0,7 – 1 kg), độ đường khá cao (Brix: 12), chín sớm được thị trường ưu chuộng.
Hiện nay ông Nguyễn Đình Căn đã nhân được 5 sào giống bưởi này.
f. Một số nguồn gen bưởi khác
Trong khi một số xã trong huyện người dân ồ ạt cưa bỏ những cây bưởi địa phương để
ghép vào đó giống bưởi Diễn thì người dân Cát Quế không những không phá đi giống bưởi của
địa phương mà còn du nhập thêm một số giống bưởi ở nơi khác, làm phong phú thêm nguồn
gen.
Cũng từ Bảng 1 cho thấy, ngoài 5 nguồn gen được miêu tả ở trên còn có những nguồn
gen bưởi đào ngọt rất quý. Theo các nhà khoa học ở Viện Khoa học Nông nghiệp và Thực phẩm
của trường ĐH Florida (Mỹ) [5], họ đã chứng minh nước bưởi đào không chỉ giàu vitamin C mà
thực tế còn tốt hơn cả nước cam, bưởi trắng, dứa, mận, nho và táo. Nghiên cứu cho thấy nước
bưởi đào đứng đầu về tỉ lệ chất kali, folate, sinh tố B và magiê. Nó là nguồn vitamin C lý tưởng
cũng như rất giàu caroten, tiền vitamin A (màu sắc của quả bưởi đào là do chất lycopene, 1 tiền
chất tạo ra vitamin A). Không chỉ rất giàu các vi chất quý giá mà nước bưởi cũng chứa rất ít
calo. Trước đó, một nghiên cứu tại Israel và Anh cho thấy ăn một quả bưởi mỗi ngày, đặc biệt là
giống bưởi đào, có thể giúp tránh được bệnh tim mạch và viêm lợi bởi bưởi đào rất giàu vitamin
C, có khả năng làm giảm đáng kể lượng cholesterol xấu trong máu và tăng sức đề kháng của cơ
thể. Gần đây, các nhà khoa học Đại học Texas (Mỹ) đã phát hiện ra rằng, ăn nhiều bưởi đào giúp
giảm tỷ lệ tế bào xương bị chết, giúp ngăn ngừa bệnh loãng xương và nhiều bệnh khác nữa.
Những nguồn gen bưởi đào ở Cát Quế rất quý cần được bảo tồn thông qua dự án.
Ngoài giống bưởi đường, ở xã Cát Quế một số hộ vẫn duy trì các dòng thuộc giống bưởi
chua. Các hộ này cho rằng giống bưởi chua của họ ít chua, chín sớm (giữa tháng 9), luôn sai quả
và đặc biệt những cây này không bao giờ phải phun thuốc BVTV. Tuy không mang lại hiệu quả
kinh tế cao như bưởi đường nhưng bưởi chua mang lại giá trị sử dụng riêng mà bưởi đường
không có như chín sớm, giàu vitamin C và thích hợp với phụ nữ. Qua bảng 2 cũng cho thấy
người dân trong vùng có xu thế chọn những giống bưởi đường, đặc biệt bưởi đường chín sớm
hơn là giống bưởi chua. Tuy vậy, theo quan điểm của nhóm chuyên gia, Trong mỗi vườn với số
lượng quần thể bưởi đường nhất định cần có một số cây bưởi chua để tăng cường khả năng đậu
quả của bưởi đường. Chính vì vậy, việc đưa những nguồn gen bưởi chua vào bảo tồn là cần
thiết.
Để bảo tồn lâu dài đa dạng nguồn gen bưởi địa phương ở xã Cát Quế cũng như một số xã
khác trong huyện Hoài Đức rất cần sự quan tâm của Phòng Nông nghiệp huyện Hoài Đức,
Trung tâm Tài nguyên thực vật thuộc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam. Chúng tôi cho
rằng Trung tâm Tài nguyên thực vật nên coi đây là một trong những điểm bảo tồn tại chỗ nguồn
gen bưởi địa phương trong chiến lược bảo tồn tài nguyên cây trồng của quốc gia. Để làm được
việc này, Trung tâm cần tham gia ngay từ đầu như một đối tác quan trọng của dự án và đảm bảo
rằng những nguồn gen này sẽ được bảo tồn một cách an toàn và hiệu quản cho hôm nay và mai
sau.
8
4.2.2. Thực trạng tình hình sản xuất bưởi tại xã Cát Quế
a) Tình hình sản xuất bưởi ở các hộ nông dân ở xã Cát Quế
Thông tin về hộ trồng bưởi
Kết quả điều tra ở bảng 2 cho thấy, tuổi chủ hộ trồng bưởi ở xã Cát Quế trung bình ở
mức cao xấp xỉ 51 tuổi. Họ là những người có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất cây ăn quả nói
chung và cây bưởi nói riêng. Tuy vậy, họ bị hạn chế về khả năng tiếp cận các kỹ thuật tiến bộ,
cũng như sức khoẻ để thực hiện một số công việc khá nặng nhọc trong vườn như phun thuốc trừ
sâu, đốn cành, đảo gốc vv. Bù lại, các hộ ở xã Cát Quế có khá nhiều lao động (trung bình 3) và
đó là những lao động trẻ có trình độ học vấn khá nên họ có thể giúp chủ hộ một số công việc
khó khăn. Thêm vào đó, họ sẽ là lớp người tiếp thu những kỹ thuật tiến bộ và là người kế cận
làm vườn trong tương lai. Chính vì vậy, các lớp tập huấn kỹ thuật cần ưu tiên các lao động trẻ
trong gia đình để họ có cơ hội áp dụng những kỹ thuật tiến bộ vào vườn gia đình.
Diện tích vườn của các hộ ở thôn Tam Hợp và Cát Ngòi rộng hơn ở thôn Tháp
Thượng, tuy vậy trung bình mỗi hộ có 1070 m2 đất làm (tương đương 3 sào Bắc bộ), trong đó
chủ yếu trồng bưởi. Người dân 3 thôn này có diện tích trồng lúa rất thấp, hiện chỉ có một số ít
diện tích ở gần chân đê phía bãi.
Bảng 2: Thông tin về hộ trồng bưởi ở xã Cát Quế
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra chính quy, 2010
Trong năm 2009, thu nhập của các hộ điều tra đạt bình quân 53,51 triệu đồng/hộ trong
đó có tới 34,82% thu nhập từ trồng bưởi. Thu nhập bình quân hộ cao nhất ở thôn Cát Ngòi sau
đó đến thôn Tháp Thượng và sau cùng là thôn Tam Hợp. Nhìn chung, các hộ điều tra đều thuộc
loại kinh tế hộ ở mức trung bình trở lên, không có hộ nghèo theo tiêu chí mới của chính phủ.
Đây là yếu tố thuận lợi để các mô hình dự án thực hiện tốt các tiêu chí kỹ thuật đặt ra.
Đầu tư sản xuất bưởi bưởi Quế Dương và bưởi Diễn ở xã Cát Quế
9
Chỉ tiêu
ĐVT
Cát Ngòi
Tháp
Thượng
Tam Hợp
Chung
Tuổi BQ của chủ hộ
Tuổi
57,00
49,74
Việc xác định các yếu tố đầu tư chi phí trong sản xuất bưởi tại địa phương cho biết tình
hình, khả năng đầu tư cũng như kết quả đạt được từ đó xây dựng các định mức hỗ trợ thích hợp
cho mỗi mô hình trong dự án. Kết quả điều tra thể hiện ở Bảng 3
Bảng 3 : So sánh mức đầu tư chi phí và kết quả giữa bưởi Diễn
với bưởi Quế Dương tại xã Cát Quế ().
ĐVT: Sào BB
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra chính quy 2010
Qua Bảng 3 cho thấy các mức đầu tư cho bưởi Diễn tại các hộ ở xã Cát Quế đều cao hơn
so với giống bưởi Quế Dương, đặc biệt thuốc BVTV cao hơn tới hơn 3 lần. Tuy vậy, thực tế
điều tra cho thấy phát triển cây bưởi Diễn ở xã Cát Quế hiện nay chưa mang lại hiệu quả kinh tế
cao, điều này thể hiện rõ ở Bảng 4.
Bảng 4: So sánh hiệu quả đầu tư giữa bưởi Diễn và bưởi Quế Dương
ĐVT: Sào BB
10
Chỉ tiêu
ĐVT
Bưởi Diễn
Bưởi Quế
Dương
So sánh (%)
1. Chi phí trung gian
Ngàn đ
1684,32
943,02
178,61
Urê
Ngàn đ
Chỉ tiêu
ĐVT
Bưởi Diễn
Bưởi Quế
Dương
So sánh (%)
Phân chuồng
kg
414,00
5. Thu nhâp/đ C.phí TG
đ 5,86 10,60 55,30
N
gu
ồn
:
Tổ
ng
hợ
p
từ
số
liệ
u
điề
u
tra
chí
nh
qu
y
20
10
Bả
ng
4
ch
o
thấ
y,
hiệ
n
na
y
cá
c
hộ
trồ
ng
bư
ởi
ở
Cá
t
Qu
ế
đầu tư chi phí cho bưởi
Diễn cao
hơn bưởi Quế Dương tới 78,61%
chủ yếu do tăng chi phí phân hoá
học và thuốc BVTV trong
khi giá trị sản xuất đạt được chỉ
cao hơn có 5,65%. Do vậy thu
nhập hỗn hơp trong sản xuất bưởi
Diễn thấp hơn so với bưởi Quế
Dương 1,33% và hiệu quả trên
một đồng vốn chỉ cho thu nhập
5,86 đ so với bưởi Quế Dương là
10,60 đ. Mặc dù vậy, bưởi Diễn
năm cho thu hoạch, năm
không trong khi bưởi Quế Dương
cho thu nhập hằng năm. Điều này
cho thấy vì sao bưởi Quế
Dương thì người dân Cát Quế
không chặt đi mà đang trồng thêm
trong khi bưởi Diễn đang bị
chặt dần do hiệu quả thấp
Hiện nay đối với thị hiếu
tiêu dùng ở người Hà Nội
và các vùng lân cận muốn
mua bưởi
đường có độ đường cao, vì vậy
nâng cao độ đường của bưởi có ý
nghĩa rất quan trọng. Kết quả
điều tra cho thấy độ đường bưởi
Quế Dương và bưởi Diễn ở vùng
bãi xã Cát Quế đều thấp. Điều
đó cũng cho thấy một tồn tại đáng
chú ý là lượng Kali các hộ bón
cho bưởi còn thấp. Qua điều
tra ở các hộ có chất lượng bưởi
cao đều thường bón Kali từ 50-
70kg/sào Bắc bộ. Vì thế Dự án
khuyến cáo, vùng đất bãi cát pha
như ở Cát Quế hịên nay để tăng
độ đường của quả bưởi các hộ
có thể tăng lượng kali lên khoảng
60-80 kg/sào bắc bộ.
Kỹ thuật nhân giống
Hiện nay các hộ trồng
bưởi ở xã Cát Quế nhân
giống bưởi chủ yếu vẫn
bằng phương
pháp chiết cành (100% số hộ), chỉ
có rất ít người có khả năng tự
ghép cành (khoảng 4-5 người).
Kỹ thuật chiết cành của nhiều
người dân cũng còn hạn chế vì
thế tỷ lệ cành chiết được đem đi
trồng còn sống thấp. Để người
dâ
n
ch
ủ
độ
ng
nh
ân
nh
an
h
nh
ữn
g
ng
uồ
n
ge
n
hiệ
n
có
thì
việ
c
nâ
ng
ca
o
trì
nh
độ
hiể
u
biế
t
về
kỹ
thu
ật
nh
ân
giố
ng
bư
ởi
là
rất
cầ
n
thi
ết
và
cầ
n
đư
ợc
qu
an
tâ
m
k
hi
x
â
y
d
ự
n
g
k
ế
h
o
ạ
c
h
tậ
p
h
u
ấ
n
tr
o
n
g
q
u
á
tr
ìn
h
tr
iể
n
k
h
ai
d
ự
á
n.
Để đảm
bảo chất
lượng
giống cho
các hộ
tham gia
dự án thì
việc tập
huấn kỹ
thuật nhân
gi
ố
n
g
b
ư
ởi
là
rấ
t
cầ
n
th
iế
t.
T
u
y
v
ậy
,
đ
ể
đ
ả
m
b
ả
o
c
ó
m
ột
m
ô
hì
n
h
c
h
u
ẩ
n
v
ề
n
h
â
n
gi
ố
n
g
b
ư
ởi
,
đ
ặc
biệt các
giống bưởi
địa
phương
còn ít cây
đầu dòng
thì cần
phải xây
dựng một
vườn ươm
tại địa
phương để
nhân
giống và
cung cấp
giống đạt
tiêu chuẩn
cho các hộ
tham gia
dự án.
Thêm vào
đó, đây
cũng là
điểm trình
diễn kỹ
thuật nhân
giống để
các hộ
trồng bưởi
đến tham
quan học
tập.
Chăm sóc
vườn bưởi
S
ả
n
x
u
ấ
t
b
ư
ở
i
ở
x
ã
C
á
t Quế thuộc loại thâm
canh khá của huyện
Hoài Đức. Một số hộ
thâm canh đạt trình độ cao đã
được Trạm khuyến nông, Hội
Nông dân chọn đi thi tại các triển
lãm, hội chợ trong tỉnh Hà Tây
cũ. Tuy vậy, qua điều tra cho thấy
trình độ thâm canh giữa các
hộ chưa đồng đều, có rất ít vườn
đạt năng suất cũng như thu nhập
ốn định từ hoạt động này.
Mức độ đầu tư phân bón cho bưởi
nói chung hiện còn ở mức thấp so
với nhu cầu, thiếu cân đối,
đặc biệt phân Kali. Thêm vào đó
phần lớn các vườn người dân còn
chưa quan tâm đến tỉa cành
tạo tán nên đã ảnh hưởng nhiều
đến năng suất, chất lượng bưởi
dẫn đến thu nhập còn hạn chế.
Chúng tôi cho rằng để nâng cao
năng suất và chất lượng bưởi ở
Cát Quế cần tăng cường các
buổi tập huấn kỹ thuật và xây
dựng mô hình cụ thể để người
dân đến tham quan học tập và làm
theo.
Phòng trừ
sâu bệnh
11
Các hộ trồng bưởi hầu hết nắm khá vững đặc tính gây hại, thời điểm gây hại và một số
loaị sâu bệnh hại chính: Sâu vẽ bùa (Phyllosnistis Citrella), nhện đỏ (Panonychus Citri), bệnh
loét trên lá và quả (Xanthomonas Citri), Bệnh chảy nhựa (Phytoththora citriophthora), Rệp
muội (thuộc họ Aphididae).
Chảy gôm
Loét quả
Vẽ bùa
Nhện, rệp
0
20 40 60 80 100
Hình 3 : Mối lo ngại của người dân về sâu bệnh hại trên bưởi tại địa phương
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra chính quy, 2010)
Hình 3 cho thấy mối lo ngại của người dân về các loại sâu hại chính trên bưởi hiện nay.
Có tới 86% số hộ được hỏi đều cho biết, nhện và rệp là những loại sâu bệnh nguy hiểm ảnh
hưởng đến sự phát triển của cây cũng như mẫu mã của quả. Tuy vậy, việc phòng trừ đặc biệt đối
với nhện đỏ vẫn còn gặp nhiều khó khăn chưa phòng trừ được một cách triệt để. Sâu vẽ bùa và
bệnh loét quả là những mối nguy hại mà người dân quan tâm, đặc biệt đối với bưởi Diễn còn
bưởi Quế Dương thì hai đối tượng này gây hại không đáng kể.
Tuy nhiên việc sử dụng thuốc BVTV tại các hộ trồng bưởi ở đây còn khá nhiều bất cập,
đặc biệt đối với cây bưởi Diễn. Nhiều hộ thâm canh bưởi Diễn phun trung bình mỗi tháng một
lần, trong khi lại ít sử dụng thuốc trừ sâu sinh học. Phun thuốc với mật độ cao như vậy sẽ ảnh
hưởng đến sức khoẻ của gia đình và cộng đồng dân cư. Vì vậy, trong quá trình thực hiện dự án
việc tập huấn nâng cao hiểu biết về IPM trên cây bưởi rất cần được phổ biến đến người dân
nhằm đảm bảo một môi trường tốt hơn. Mặt khác, các hộ cần lắm chắc quy luật phát sinh phát
triển của các loại sâu bệnh (Bảng 5) để có kế hoạch phòng trừ kịp thời. Làm được điều này cũng
góp phần làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường do sử dụng các loại thuốc BVTV gây ra.
12
Bảng 5: Lịch diễn biến sâu bệnh hại chính trên bưởi tại địa phương
Nguồn; Số liệu điều tra đánh giá PRA, 2010
4.2.3. Tiêu thụ sản phẩm
Ở Cát Quế, bưởi quả đến mùa thu hoạch hầu hết các hộ bán cho tư thương trong vùng
hoặc ngay trong xã. Nhìn chung, những giống bưởi chín sớm như bưởi Quế Dương, bưởi đường
da xanh thi tiêu thụ khá dễ dàng, trong khi bưởi Diễn còn phải tuỳ vào chất lượng. Năm 2008 có
một số hộ trồng bưởi Diễn không bán được do độ đường thấp hoặc quả bị bệnh loét gây đắng rất
khó ăn. Thông thường đến mùa thu hoạch, các tư thương đến thăm vườn, đánh giá chất lượng,
thoả thuận giá với chủ vườn và khi hai bên đồng thuận thì họ tự hái rồi đem về nhà phân loại
trước khi đem tiêu thụ (chủ yếu ở thị trường Hà Nội). Theo số liệu điều tra cho thấy có tới
95,35% số hộ được hỏi bán bưởi tại nhà và khoảng 4,65% số hộ đem đi chợ bán. Ông Nguyễn
Bách Việt, người tiêu thụ mỗi năm khoảng 25 tấn bưởi Quế Dương tại thị trường Hà Nội cho
rằng, bưởi Quế Dương có chất lượng tốt nhưng bán chưa được giá so với bưởi Diễn do chưa có
nhiều người biết đến. Các tư thương buôn bưởi mà chúng tôi đã gặp đều cho rằng đã đến lúc cần
xây dựng thương hiệu cho bưởi Quế Dương. Để làm được việc đó trước hết cần xây dựng quy
trình sản xuất bưởi Quế Dương chuẩn nhằm đảm bảo chất lượng đồng đều hơn, ngọt hơn mà
tiêu chuẩn theo hướng VietGap sẽ là hướng ưu tiên cho đầu ra cây bưởi Quế Dương.
4.3. Thuận lợi và khó khăn trong việc bảo tồn đa dạng và phát triển giống bưởi địa
phương ở xã Cát Quế
4.3.1. Điểm mạnh, yếu, cơ hội và nguy cơ thách thức trong bảo tồn và phát triển nguồn
gen bưởi địa phương
Trong quá trình điều tra, để tìm hiểu những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ
thách thức, từ đó tìm ra những biện pháp nhằm bảo tồn và phát triển những nguồn gen bưởi địa
phương ở xã Cát Quế, chúng tôi sử dụng công cụ SWOT để cùng người dân đánh giá nội dung
này, kết quả như sau:
13
Sâu bệnh
T1
T2
T3
T4
T5
T6
T7
T8
T9
Mạnh
Yếu
-Đất đai tốt phù
hợp cho nguồn
gen bưởi -
địa phương
Chưa khai thác hợp
lý nguồn gen bưởi
địa
phương;
-
-
-
Có nguồn gen
quý bưởi địa
phương;
Có nguồn lao
động;
Có nguồn
phân hữu cơ
dồi dào.
-
-
Hiểu biết về kỹ thuật
trồng và chăm sóc
cây
bưởi còn hạn chế;
Chưa tận dụng nguồn
phân hữu cơ sẵn có;
- Chưa có thương hiệu
cho bưởi đường
Quế Dương.
- Cơ sở hạ tầng giao
thông khó khăn
Cơ hội
Thách thức
-
-
-
-
Được chính quyền
địa phương quan -
Thời tiết thất
thường do biến
đổi khí hậu;
tâm khuyến khích
phát triển bưởi địa
- Diên tích đất
vườn suy giảm khi
dân số và đô
phương;
Hệ thống khuyến
nông, Hội Nông
dân,
HTX hằng năm tổ
chức các lớp tập
huấn kỹ thuật;
Gần thị trường Hà
Nội;
Có dự án (hiện nay).
a. Điểm Mạnh
Các thành viên tham gia đều cho rằng
điểm mạnh trong bảo tồn và phát triển
nguồn gen
bưởi địa phương bao gồm:
-
-
-
-
Đất đai ở xã Cát Quế cả làng và bãi đều
thích hợp cho việc bảo tồn và phát triển
nguồn gen bưởi địa phương nơi mà chúng
đã tồn tại và phát triển trong nhiều năm.
Thêm bào đó, hiện nay vùng bãi sông Đáy
diện tích vườn trong mỗi hộ còn khá rộng
(khoảng 2-3 sào/hộ) nên thích hợp cho
việc bảo tồn và phát triển nguồn gen bưởi
địa
phương.
Hiện trong xã có khá nhiều nguồn gen
bưởi địa phương để người dân lựa chọn.
Mỗi
hộ mỗi gia đình có sở thích, có đất đai
thuận lợi đối với một số nguồn gen
(không
phải tất cả nguồn gen) nhất định. Chính
có nhiều sự lựa chọn đã tạo ra mức độ đa
dạng cao nguồn gen bưởi tại xã Cát Quế
hiện nay.
Nguồn lao động sẵn có tại các hộ gia đình
được cho là điểm thuận lợi vì hiện nay giá
thuê công lao động ở khu vực này khá cao
(khoảng 100 ngàn đ/ngày công.
Trung bình mỗi hộ ở xã Cát Quế hiện nay
có từ 5-6 đầu lợn, có hộ nuôi hàng trăm
con. Đây là nguồn phân hữu cơ rất tốt cho
cây bưởi. Tuy vậy, hiện nay nguồn phân
14
thị hoá tăng.
bón một số hộ chưa tận dụng hết gây lãng phí và ô nhiễm. Khuyến khích các hộ làm
hầm Bioga là giải pháp thích hợp.
b. Điểm yếu
-
-
-
-
Điểm yếu đầu tiên dễ nhận thấy là nhiều hộ chưa đánh giá hết ưu thế của cây bưởi
địa phương vì thế đã ồ ạt trồng bưới Diễn và hậu quả bưởi Diễn cho thu nhập thấp và
bây giờ quay trở lại trống bưới địa phương.
Các hộ tham gia đánh giá cho rằng hiểu và áp dụng kỹ thuật mới trong sản xuất bưởi
của họ còn nhiều hạn chế, đặc biệt kỹ thuật điều khiển ra hoa đậu quả. Hiện nay có
không ít hộ trồng bưởi Diễn hàng chục năm nhưng không cho thu hoạch. Các hộ cho
rằng họ rất cần tập huấn nâng cao kỹ thuật về vấn đề này. Trong vài năm gần đây
không chỉ có bưởi Diễn mà cả bưởi Quế Dương cũng bị ảnh hưởng bởi thời tiết thất
thường. Chúng tôi cho rằng đây là điểm kỹ thuật rất quan trọng các mô hình phải đạt
được khi hoàn tất dự án.
Nhiều hộ quá trông chờ vào phân hoá học mà không biết tận dụng nguồn phân
chuồng sẵn có của hộ.
Diện tích bưởi đường Quế Dương khá lớn nhưng chưa xây dựng được thương hiệu
dẫn đến đầu ra cũng như thu nhập chưa cao, chưa ổn định. Người dân mong rằng với
sựu giúp đỡ của dự án.
c. Cơ hội
- Những cơ hội cho việc bảo tồn và phát triển nguồn gen bưởi địa phương ở xã Cát
Quế như được chính quyền quan tâm. Gần đây, trong buổi ra mắt dự án Bí thư Đảng
uỷ xã Cát Quế Nguyễn Danh Tiến cho rằng việc bảo tồn và phát triển những giống
bưởi địa phương sẽ được đưa vào Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ xã sắp tới. Ngoài
ra, hàng năm Khuyến nông huyện, Hội Nông dân, HTX tổ chức các buổi tập huấn đã
tạo cho các hộ nông dân tiếp cận những kiến thức cơ bản, cũng như tiến bộ kỹ thuật
trong sản xuất bưởi. Theo số liệu điều tra có 56% số hộ điều tra trả lời đã tham gia
tập huấn. Những loại hình tập huấn bao gồm: Kỹ thuật bón phân, bảo vệ thực vật, kỹ
thuật nhân giống và điều khiển bưởi ra hoa. Tuy nhiên, người dân cho rằng phương
pháp tập huấn vẫn nói nhiều hơn là thực hành và ít tài liệu kỹ thuật đi kèm. Nói cách
khác là tập huấn “chay” vẫn là chủ yếu.
- Xã Cát Quế cách trung tâm Hà Nội khoảng 20 km, là khoảng cách khá lý tưởng cho việc
tiêu thụ sản phẩm, ở đó là nơi nhu cầu tiêu thụ bưởi cao. Đây thực sự là cơ hội tốt hơn
so với nhiều nơi khác, đặc biệt những vùng sâu vùng xa.
d. Khó khăn thách thức
- Thách thức lớn nhất mà người trồng bưởi đang gặp phải đó là thời tiết thay đổi thất
thường dẫn đến cây bưởi ra hoa nhưng không đậu quả, hoặc có đậu quả lại bị rụng
khi chưa đủ lớn (Hình 4). Điều này ảnh hưởng tới thu nhập của hộ trong suốt cả năm
ròng. Ngoài ra còn sâu bệnh, khô hạn, mưa lũ luôn là những nguy cơ bắt nguồn từ
biến đổi khí hậu mà người trồng bưởi luôn phải gồng mình đối phó.
15
Quả bị nứt
Không ra quả
Bị Rám
Quả hay rụng
Tỷ lệ đậu thấp
0
10 20 30 40 50 60 70 80
Hình 4: Những khó khăn, thách thức về kỹ thuật người dân đang gặp phải
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra chính quy, 2010)
- Dân số và đô thị hóa tăng đồng nghĩa với việc ruộng vườn bị chia nhỏ hay bị chuyển
mục đích sử dụng và nguồn gen cây trồng trong đó nói chung, nguồn gen bưởi nói
riêng bị chặt hạ làm giảm đa dạng nguồn gen. Thêm vào đó gần đây quy hoạch Thủ
đô, vùng đồng phía làng của xã sẽ trở thành khu đô thị và có đường vành đai 4 sẽ đi
qua. Đây thực sự là những nguy cơ đối với nguồn gen bưởi ở Hà Nội nói chung và ở
xã Cát Quế nói riêng.
4.3.2. Một số giải pháp nhằm phát huy điểm mạnh, cơ hội để hạn chế những điểm yếu và
những nguy cơ đến bảo tồn và phát triển nguồn gen bưởi địa phương tại điểm triển
khai dự án
Một số giải pháp được xây dựng trong đánh giá cộng đồng như sau:
Phát huy điểm mạnh
Hạn chế điểm yếu
-
-
-
Mở rộng diện tích trồng những nguồn -
gen tốt bưởi địa phương và thay thế một
phần diện tích bưởi Diễn kém hiệu quả;
Xây dựng và duy trì một số vườn bảo
tồn -
nguồn gen bưởi địa phương;
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Tiến hành nhân nhanh nguồn gen bưởi
địa
phương có chất lượng, chống chịu sâu
bệnh
tốt vào sản xuất;
Tích cự tham gia các lớp tập huấn kỹ
thuật
về bảo tồn và phát triển nguồn gen bưới
địa
phương;
thông qua các
lớp tập huấn;
Duy trì phát triển
đàn lợn, trâu bò để
có
nguồn phân bón hữu
cơ cho vườn bưởi
nói
riêng, cây trồng
trong xã nói chung.
-
-
Tận dụng triệt để nguồn phân hữu cơ
sẵn có
như làm hầm Bioga, ủ hoai để tạo nguồn
phân bón sạch cho các vườn bưởi;
Xúc tiến xây dựng thương hiệu cho
giống
bưởi Quế dương.
16
Tận dụng cơ hội
Đối phó thách thức
-Thực hiện tốt những chủ trương phát - Gia
tăng sự đa dạng dòng, giống bưởi nói
khu
yến
khíc
h
phát
triển
bưởi
địa
phư
ơng
của
UB
ND
xã;
riêng và cây trồng nói
chung; chọn giống
chống chịu (úng, sâu
bệnh ); nắm vững kỹ
-
-
Tích cực tham
các lớp tập huấn
do
Khuyến nông,
Hội Nông dân và
HTX tổ
chức;
Nâng cao chất
lượng hàng hoá
đáp ứng
nhu cầu thị
trường Thu đô;
thuật điều khiển (ra
hoa, ra lộc, độ
đường )
cây bưởi theo diễn
biến thời tiết bất
thuận;
- Tăng cường thực hiện
sinh đẻ có kế hoạch;
đảm bảo hài hoà giữa
xây dựng nhà ở dân
cư với bảo vệ nguồn
gen quý trong mỗi gia
đình.
- Tận dụng và phát huy những
hoạt động mà
dự án mang lại (xây dựng mô
hình, tập huấn,
hỗ trợ vốn ).
4.3.3. Hỗ trợ các bên liên
đới trong sản xuất bưởi ở xã
Cát Quế
Các bên liên đới có ý
nghĩa quan trọng trong
việc hỗ trợ những người
trồng bưởi ở địa
phương về nhiều mặt như kỹ
thuật, đầu ra cho sản phẩm, thông
tin vv. Trong các buổi đánh giá
và phỏng vấn các hộ gia đình tham gia trồng bưởi ở xã Cát Quế
đã đánh giá những đóng góp và
những hạn chế của các bên liên đới thông qua sơ đồ VENN dưới
đây.
Qua sơ đồ VENN mà người dân xây dựng (Hình 5) cho
thấy sản xuất bưởi ở địa phương
đã được một số cơ quan hỗ trợ, giúp đỡ. Một số cơ quan, bên liên
đới bao gồm:
S
ở
N
N
&
P
T
N
T
HỘI NÔNG
DÂN XÃ
KHUYẾ N
NÔNG
HUYỆN
HỘ THU
M UA
BƯỞI
SẢN XU ẤT B ƯỞI
T ẠI CỘNG ĐỒNG
PHÒNGNÔNG
HT X
NN
HỘI
NÔNG
DÂN
HUYỆN
NGHI Ệ P
HUYỆ N
Hình 5: Sơ đồ VENN về ảnh hưởng các bên liên đới tới
sản xuất bưởi ở xã Cát Quế
a) Hội Nông dân xã
Trong số những bên liên đới được bà con đánh giá có
quan hệ mật thiết và hỗ trợ họ
trong việc tập huấn và tư vấn kỹ thuật phải kể đến Hội Nông dân
xã. Hằng năm Hội thường mời
các chuyên gia có kinh nghiệm về làm cây ăn quả nói chung, cây
bưởi nói riêng đến tập huấn
cho các hội viên. Từ đầu năm đến nay ngoài các buổi tập huấn
của DA còn Hội còn mở được
một buổi tập huấn về trồng hoa cây cảnh và thâm canh bưởi.
Ngoài ra, cán bộ Hội còn thường
xuyên đi thăm vườn để tư vấn cho bà con những kỹ thuật về
chăm sóc bưởi, phòng trừ sâu bệnh.
17
Hội nông dân xã Cát Quế là một trong những Hội mạnh của Huyện với xấp xỉ 900 hội
viên, hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau như trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông sản. Các
hoạt động chính liên quan bao gồm: xây dựng mô hình phát triển cây ăn quả như trồng cam
Canh, bưởi Diễn, mô hình chăn nuôi lợn hướng nạc và mô hình làm hầm Biogas do chính phủ
Hà Lan tài trợ. Trong những năm qua một số vườn bưởi của Hội đã được mời tham dự các cuội
thi cấp tỉnh và đã đạt được thành tích cao.
Gần đây, Hội đã thành lập được chi hội làm vườn gồm những Hội viên chủ Hội Nông
dân có nhiều kinh nghiệm, những hộ này chủ yếu lại là những hộ vừa được chọn vào tham gia
dự án. Hy vọng rằng đây là những nhân tố tích cực giúp dự án đạt được mục tiêu đề ra.
b) Trạm Khuyến nông huyện
Trạm Khuyến nông huyện được người dân đánh giá cao về những đóng góp của họ
không chỉ về cây ăn quả (chủ yếu về cây bưởi) mà còn nhiều lĩnh vực khác như chăn nuôi, thâm
canh lúa, làm cây vụ đông vv. Tuy vậy, số hộ tham gia tập huấn còn thấp, chỉ mới 56% số hộ
được hỏi trả lời là đã qua tập huấn. Bà con cho rằng các buổi tập huấn còn đơn điệu, ít được thực
hành và hầu như không có tài liệu mang về để bà con tham khảo. Chính vì thế, kết quả đạt được
còn nhiều hạn chế, đặc biệt lĩnh vực nhân giống và thu hái bảo quản. Những hạn chế trong công
tác khuyến nông ở cơ sở cần được nhóm chuyên gia của dự án quan tâm. Thêm vào đó, trong
quá trình thực hiện dự án rất cần sự hợp tác giữa Trạm khuyến nông và nhóm chuyên gia dự án
nhằm không chỉ nâng cao trình độ thâm canh bưởi cho người dân địa phương mà còn nâng cao
sự hiểu biết của họ về bảo tồn đa dạng sinh học nói chung.
Mong muốn nhất của người trồng bưởi ở Cát Quế hiện nay chủ yếu là được tập huấn kỹ
thuật nâng cao kiến thức về sản xuất bưởi sau đó là giúp họ làm thương hiệu hàng hoá cho giống
bưởi Quế Dương (Hình 6). Tuy vậy, hỗ trợ vốn cũng có nhu cầu ở một số hộ cần thêm vốn để
đầu tư thâm canh.
Thăm quan các mô hình
Cây giống tốt
Vốn đầu tư
Làm thương hiệu
Tập huấn kỹ thuật
0
10 20 30 40 50 60
Hình 6: Tỷ lệ số hộ mong muốn nhận được sự hỗ trợ từ dự án
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra chính quy, 2010)
18
%
c) Hội Nông dân huyện
Hội nông dân huyện được người dân đánh giá là có nhiều đóng góp và quan hệ thân thiết
với người dân địa phương thông qua các hoạt động của nó như tập huấn, hỗ trợ cho vay vốn, hỗ
trợ khi gặp thiên tai vv. Hằng năm, trong các hoạt động của mình Hội thường kết hợp với Hội
Nông dân xã mở các buổi tập huấn về kỹ thuật thâm canh bưởi Diễn, Cam Canh cho bà con hội
viên trong xã. Ngoài ra, Hội còn cho các cho các hội viên vay vốn để thực hiện các mô hình mục
tiêu. Những hoạt động như vậy đã giúp bà con hiểu hơn về những hoạt động của hội xây dựng
Hội ngày càng vững mạnh.
d) Các hộ thu mua bưởi
Trong sản xuất nông nghiệp, bà con nông dân sản xuất hàng hoá thường lo lắng về đầu ra
và sản xuất bưởi ở Cát Quế cũng vậy. Tuy vậy, ở xã này đã hình thành một số người sống trong
xã chuyên thu gom bưởi đem bán ra trung tâm thành phố. Họ là người trong xã thậm chí là anh
em họ hàng nên việc xây dựng giá cả trở nên dễ dàng hơn so với người ngoài vì thế ít xảy ra
trường hợp ép giá. Nhiều hộ chỉ chuyên bán cho một người nào đó và người khác đến mua khó
có thể cạnh tranh được do người trước đó đã tạo được chữ tín. Theo kết quả điều tra có tới 95,34
% số hộ được hỏi trả lời bán tại vườn còn lại đem đi chợ bán. Những số này thường rơi vào các
hộ đi thu gom trong xã. Tuy vậy, các hộ thu gom thường cố gắng bán cho hết hàng mà ít nghĩ
đến tạo ra thương hiệu cho sản phẩm của mình. Cách bán hàng của họ vẫn chưa chuyên nghiệp,
chưa có thương hiệu mặc dù khối lượng hàng hoá đã khá lớn để có thể làm được việc đó. Việc
xây dựng thương hiệu cho bưởi Quế Dương mà dự án đề ra cần có sự hợp tác chặt chẽ với
những hộ thu gom này.
e) HTX Nông nghiệp
HTX nông nghiệp thường quan tâm đến cây trồng hằng năm hơn là cây lâu năm. Tuy
vậy, khi gặp thiên tai như bão lũ ảnh hưởng đến vườn bưởi của các hộ thì HTX đi kiểm tra, kiểm
kê giúp người dân khắc phục hậu quả.
f) Phòng, Sở Nông nghiệp & PTNT
Những cơ quan này chưa ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất của bà con. Tuy vậy, gần đây
các cơ quan này đã có một số hoạt động như viếng thăm đánh giá bưởi địa phương, lấy mẫu đất
giúp xác định hàm lượng các chất trong đất. Điều này cho thấy các cơ quan quản lý bắt đầu quan
tâm đến sản xuất bưởi, đặc biệt bưởi địa phương mà bà con đang trồng.
V. Kết luận và kiến nghị
1. Tại xã Cát Quế có sự đa dạng cao về nguồn gen bưởi nói chung và bưởi địa phương nói
riêng. Các nguồn gen bưởi địa phương được phân bố khá tập trung theo điều kiện sinh thái.
Cộng đồng địa phương có truyền thống trồng và khai thác sử dụng khá tốt các nguồn gen
bưởi phục vụ sinh kế của hộ gia đình. Những nguồn gen này rất cần được bảo tồn thông qua
khai thác sử dụng nhằm nâng cao thu nhập của các hộ trong xã.
2. Những nguy cơ thách thức đối với bảo tồn và phát triển bưởi địa phương ở xã Cát Quế nói
riêng và khu vực sông Đáy thuộc địa bàn Hà Nội nói chung là đô thị hoá và biến đổi khí hậu.
Để vượt qua những nguy cơ thách thức này đòi hỏi không chỉ cố gắng của cộng đồng mà cần
có sự hỗ trợ của các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách của xã, huyện, Thành phố,
các Viện nghiên cứu và các tổ chức quốc tế.
19