Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Sử dụng đồ dùng học môn Mỹ thuật đạt hiệu quả cao” của học sinh Trường THCS Nguyễn Trãi, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.77 KB, 16 trang )

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài:
Hành trang bước vào đời của chúng ta là kho tàng kiến thức. Để chiếm
lĩnh được nó con người cần có ý thức học tập cũng như vấn đề tạo cuộc sống
cho mình. Ý thức tự học và rèn luyện là bản chất và khả năng kinh nghiệm cho
hành trang tương lai. Do đó mỗi người cần phải trang bị cho mình khối kiến thức
đó đề góp phần phát triển đất nước.
Hoạt động dạy và học là một vấn đề cần quan tâm của Đảng và Nhà
nước. Việc sử dụng đồ dùng dạy học sẽ tạo cho mình một khả năng phát huy tính
sáng tạo và phát triển tư duy, phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh sau này
là làm chủ được bản thân. Kinh nghiệm sống cho mình. Yêu cầu của vấn đề dạy
học lấy học sinh làm trung tâm luôn đề cao tính tự học, nghiên cứu bài học của
học sinh. Học sinh sử dụng đồ dùng dạy học sẽ phát huy tính sáng tạo cho mình
được tốt hơn trong việc học. Đặc biệt môn Mĩ thuật nói riêng và các môn khác
nói chung.
Học sinh lớp 7 ở trường THCS Nguyễn Trãi, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia
Lai, do yêu cầu học tập nên các em muốn tìm tòi sáng tạo cộng thêm tính tự học
của một số bạn học khá nên vấn đề giúp nhau học tập là chuyện cần phải giúp đỡ
nhau cũng như vấn đề tự rèn luyện đó là hành trang cho các em có được tính
sáng tạo và khả năng học tập sẽ phát huy cao hơn.
Ngoài thời gian học tập trên lớp, các em còn học ở nhà. Nhưng với thời
gian này là rất ít vì bản thân các em có nhiều suy nghĩ cho bản thân nên ý tưởng
học tập còn yếu kém nên cần phải phát huy hơn.
Như vậy bản thân các em lớp 7 nói riêng và các lớp nói chung sẽ làm
gì cho công việc học tập về vấn đề sử dụng đồ dùng dạy học cho hành trang tiếp
bước sau này.
1
Bản thân tự nhận thấy học sinh sử dụng đồ dùng dạy học trong việc
học sẽ tạo cho mình có được tính sáng tạo và khả năng vấn đề học sinh tiếp cận
với đồ dùng dạy học sẽ có hiệu quả hơn. Còn đối với giáo viên việc sử dụng đồ
dùng dạy học như là một công cụ trong việc sáng tạo và rèn luyện bản chất cho


mình. Đó là lí do chính mà tôi lựa chọn để thực hiện đề tài này.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
Nghiên cứu đề tài này nhằm phát huy được khả năng sử dụng đồ dùng học tập
môn Mỹ thuật một cách có hiệu quả trong việc học tập và rèn luyện của học sinh
THCS.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Tìm hiểu thực trạng trong việc “Sử dụng đồ dùng học môn Mỹ thuật đạt hiệu quả
cao” của học sinh Trường THCS Nguyễn Trãi, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Xem tài liệu liên quan đến môn mỹ thuật như :
• Sách giáo khoa mỹ thuật lớp 6, 7, 8, 9.
• Sách giáo viên mỹ thuật lớp 6, 7, 8, 9.
• Lược sữ Mỹ thuật và mỹ thuật học của Chu Quang Trứ - Phạm
Thị Chỉnh - Nguyễn Thái Lai .
• Bộ đồ dùng dạy học mỹ thuật lớp 6.
- Sưu tầm các vật mẫu, tranh ảnh… liên quan đến môn mỹ thuật.
- Xem các tài liệu liên quan đến tâm lý trẻ như :
• Tâm lý học trẻ em
• Giáo dục học
- Điều tra thực trạng học sinh ở trường THCS Nguyễn Trãi, huyện Đức
Cơ, tỉnh Gia Lai.

2
- Thực hiện cải tiến hình thức, phương pháp giảng dạy cho phù hợp với
đối tượng học sinh.
- Tự học tập ở đồng nghiệp, đời sống, qua hội thảo chuyên đề, trong giảng
dạy ở các giờ học, kiểm tra học sinh.
PHẦN 2 : NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Cơ sở lí luận:

1.1. Khái niệm về tác động tích cực: Là những tác động tốt từ những sự
vật hiện tượng này lên một đối tượng nào đó. Nhằm đưa đối tượng đó phát triển
cao hơn theo chiều hướng tốt phù hợp với nhu cầu phát triển chung của gia đình
và xã hội.
1.2. Khái niệm về sử dụng đồ dùng dạy học: Đây là khái niệm nhằm nói
lên sự vật, hiện tượng về sử dụng thiết bị dạy học cho học sinh. Công tác dạy của
giáo viên được đảm bảo tốt hơn. Trong quá trình sử dụng mẫu vật, tranh ảnh, mô
hình v.v…
1.3. Mối quan hệ giữa tác động tích cực và việc sử dụng đồ dùng dạy
học: Sự tác động tích cực với việc sử dụng đồ dùng dạy học trong các môn học
sẽ đem lại cho công tác dạy và học bao giờ cũng cao và hiệu quả nhằm phát huy
hết khả năng sẵn có trong việc học của học sinh và công tác dạy học của giáo
viên. Đó là mục tiêu chính nhằm đem lại nhận thức đúng đắn hơn về vấn đề sử
dụng tích cực đồ dùng dạy học.
2 . Cơ sở tâm lí học:
Đây là lứa tuổi từ 11 đến 15 là thời kỳ chuyển từ tuổi thơ ấu đến tuổi
trưởng thành. Lứa tuổi này có một vị trí đặc biệt quan trọng trong thời kỳ phát
triển của trẻ em và được gọi là lứa tuổi độc đáo “ tuổi quá độ ” , “ tuổi bất trị”, “
tuổi khủng hoảng” . Đây là lứa tuổi mà sự phát triển của thiếu niên diễn ra mạnh

3
mẽ và không cân đối. Hoạt động thần kinh cấp cao hưng phấn chiếm ưu thế rõ
rệt, khó kiềm chế hành vi của mình, không làm chủ được cảm xúc, dễ bị kích
động, hiện tượng dậy thì và chuyển biến trong cơ thể thiếu niên ảnh hưởng lớn
đối với sự nảy sinh cơ cấu tâm lý mới. Các em có cảm giác mình là người lớn
các em quan tâm đến bạn khác giới .
Trong gia đình các em muốn được bố mẹ thừa nhận như một thành viên
tích cực của gia đình, muốn được tham gia bàn bạc một số công việc của gia
đình.
Ở nhà trường và xã hội : các em tham gia nhiều công việc có tính tập thể,

tham gia trọng trách cao hơn, muốn mở mang kiến thức.
Trí tuệ của các em trong thời kỳ này phát triển mạnh: khả năng phân tích
tổng hợp phức tạp khi tri giác các sự vật, hiện tượng, khối lượng thị giác tăng
lên, tri giác có kế hoạch, có trình tự và hoàn thiện hơn, trí nhớ cũng được thay
đổi về chất tư duy có sự thay đổi cơ bản từ tư duy cụ thể sang tư duy trừu tượng.
Về nhân cách: sự hình thành ý thức đây là đặc điểm quan trọng ở lứa tuổi
thiếu niên. Ban đầu các em nhận thức về hành vi của mình, của bản thân sau đó
các em ý thức về phẩm chất, về đạo đức, tính cách, năng lực của mình.
Sự hình thành ý thức đạo đức nói chung và sự lĩnh hội các chuẩn mực nói
riêng đây là đặc điểm tâm lý quan trọng trong lứa tuổi thiếu niên mà ai cũng
quan tâm.
3. Cơ sở giáo dục học:
Trong giao tiếp sư phạm, giáo viên thiết lập được quan hệ mật thiết với
học sinh, thì sẽ gạt bỏ được hàng rào tâm lý giữa thầy và trò. Điều đó giúp giáo
viên loại bỏ tính hình thức chủ nghĩa trong công tác giáo dục học sinh, vì trung
tâm chú ý của giáo viên là trẻ em, là bản chất con người của trẻ. Học sinh trung
học cơ sở có những đặc điểm tâm sinh lý riêng, khác với các lứa tuổi khác, hầu
hết các em ở lứa tuổi khủng hoảng (11 đến 15 tuổi ). Do sự phát triển cơ thể có

4
nhiều biến đổi, hệ cơ phát triển chậm hơn xương, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp phát
triển mạnh trong khi cấu tạo tim mạch phát triển chậm, chưa tương xứng với
chức năng hoạt động, nhiều loại tuyến nội tiết phát triển, đặc biệt là tuyến sinh
dục, từ đó tạo ra những biến đổi quan trọng về chức năng tâm lý như chú ý có
chủ định kém đi, sự đãng trí xuất hiện, quan hệ người – người được học sinh chú
ý đánh giá nhiều hơn. Nhiều cảm xúc mới lạ như cảm xúc giới tính, mối tình
đầu… xuất hiện. Sự chuyên tâm đến bài vở, nếu không được nhắc nhở thường
xuyên, nhẹ nhàng sẽ dễ bị sao nhãng; tính nết thất thường, cảm xúc không ổn
định…
Nhu cầu được thưởng thức văn học nghệ thuật, tham quan du lịch, tập

thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí như người lớn. Qua các hoạt động này, các em
học tập ở bạn bè nhiều hành vi ứng xử đẹp, hành vi ngôn ngữ mang tính lứa tuổi
hóm hỉnh vui nhộn.
Nhu cầu thành đạt : học sinh trung học cơ sở đã có ý thức rèn luyện,
phấn đấu trong học tập, trong thực hiện các công việc được giao theo các phương
thức của người lớn (dùng trí tuệ, quan hệ hợp tác bạn bè, dùng kinh tế…) khi
thực hiện công việc thường còn nôn nóng, mong sớm có kết quả, có xu thế tự
đánh giá cao năng lực của mình, khi thất bại thì học sinh dễ nản – nhất là khi
công việc quá sức.
Khi giao tiếp với giáo viên về các nội dung học tập, các vấn đề xoay
quanh nội quy học tập, các học sinh lớp 6 thường rụt rè, e ngại; các học sinh lớp
7,8,9 thường mạnh dạn hơn.
Trong giao tiếp ứng xử, các em còn chịu sự chi phối bởi nhận thức cảm
tính, thích thầy cô nào thì yêu luôn bộ môn đó ( môn đó có thể chỉ là môn phụ),
ngược lại, không thích thầy cô nào thì ghét luôn bộ môn đó (thậm chí có khi là
văn hoặc toán ) …

5
Chương 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN
Thực tế cho thấy sử dụng đồ dùng dạy học môn Mĩ thuật 7 hiện nay: Theo
chương trình SGK hiện nay, vấn đề sử dụng đồ dùng dạy hoc là phương pháp
tích cực và cần thiết đối với mỗi chúng ta khi giảng dạy bộ môn này hay các bộ
môn khác. Trong phân môn vẽ tranh, vẽ theo mẫu, vẽ trang trí đồ dùng dạy học
là rất cần thiết đối với việc dạy và học.Việc thiếu đồ dùng dạy học là một trong
những nguyên nhân khiến các em học tập không có hiệu quả cao trong vấn đề
xây dựng bài cho mình. Đó là nguyên nhân chính cần khắc phục và tích cực hơn
trong công tác làm đồ dùng dạy học hay mô hình cần thiết cho bản thân mình
trong công tác giảng dạy.
Ở lứa tuổi lớp 7, lứa tuổi đang thích khám phá những điều mới lạ thích tìm
tòi sáng tạo thích giao lưu với các bạn cùng lứa. Điều này cho thấy các em đang

dần phát triển nhân cách và sự cảm nhận của mình trong việc học. Có những bạn
nói chung tính cách còn nhút nhát và một số bạn thì thích cho mình là hơn các
bạn khác trong trường.
Nhìn chung các em còn ngây thơ chưa hiểu hết được mọi vấn đề trong
việc học cũng như trong việc sử dụng đồ dùng học tập sẵn có cho mình. Đã dẫn
đến nhiều em không thích học hay còn mơ hồ về bộ môn học của mình.
Cùng một bài học, nếu có sử dụng đồ dùng dạy học thì sẽ hiệu quả và
phong phú hơn. So với các tiết không sử dụng. Điều này cũng hoàn toàn đúng
với thực tế về tình cảm tâm sinh lý của học sinh. Nếu tiết học mà có sử dụng đồ
dùng dạy học thì sẽ kích thích học sinh học tốt hơn và tạo được phấn khích hơn
trong các môn học.
Chương 3 : NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
Biện pháp 1 : CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN

6
Mỹ thuật là môn học trực quan. Đối tượng của môn mỹ thuật là những gì
ta có thể nhìn thấy, sờ được – có hình, có khối có đậm nhạt, có màu sắc, ở xung
quanh ta, gần gũi và quen thuộc.
Dạy Mỹ thuật thường dạy trên đồ dùng dạy học. Do vậy, đồ dùng dạy học
của môn Mỹ thuật là nội dung, là kiến thức của bài học. Đồ dùng dạy học còn
phản ánh mức độ kiến thức của bài học và trình độ của học sinh. Cho nên chuẩn
bị tốt đồ dùng dạy học xem như giáo viên đã chuẩn bị tốt nội dung bài dạy và
quá trình lên lớp chỉ còn là trình bày, diễn giải theo đồ dùng dạy học đã chuẩn bị.
Về chuẩn bị : Yêu cầu chuẩn bị trước bài dạy một thời gian. Giáo viên đọc
tài liệu, đọc bài dạy, sưu tầm tư liệu ( tranh ảnh, vật thực), bài vẽ của học sinh
năm học trước, các phương tiện dạy học như máy chiếu qua đầu giấy trong, máy
chiếu vật thể, ti vi hoặc đầu video và chuẩn bị biểu bảng cho sát với nội dung
(theo trình tự của nội dung ). Tự tìm và thiết kế đồ dùng dạy học phù hợp với nội
dung. Đồ dùng của học sinh là sách giáo khoa, bút vẽ, màu vẽ hay giấy màu, hồ
dán, kéo, đất nặn… tuỳ theo nội dung của bài học. Yêu cầu học sinh chuẩn bị

trước một số đồ dùng cho bài học như mẫu vẽ, hoa lá, trnh ảnh sưu tầm, đọc bài
trong sách giáo khoa hoặc sưu tầm các bài báo, tạp chí liên quan đến bài học…
Thí dụ : đồ dùng dạy học để giới thiệu khái niệm hay để làm phong phú
cho nội dung, để gợi ý suy nghĩ hay tìm tòi, sáng tạo (về bố cục, về vẽ hình, về
vẽ màu … ), để hướng dẫn cách vẽ hoặc cách tìm màu, vẽ màu…
Hình thức đồ dùng dạy học cần to vừa phải, dễ thấy, có trọng tâm và vẻ
đẹp để thu hút sự chú ý của học sinh.
Ví dụ: Tiết 13- vẽ theo mẫu cái ấm tích và cái bát, giáo viên cần chuẩn bị
đồ dùng dạy – học như sau :
• Hình minh hoạ các bước tiến hành
• Bài vẽ của học sinh năm trước.
• Bút chì, gôm, giấy vẽ, bảng vẽ.

7
• Vật thật là cái ấm tích và cái bát.
Biện pháp 2 : SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN
Muốn kết quả học tập trong một tiết học đạt hiệu quả cao mà không hề
lạm dụng vào đồ dùng trực quan, không phí công chuẩn bị các đồ dùng dạy học
thì mỗi giáo viên khi sử dụng các đồ dùng trực quan cần phải nắm được một số
điều cơ bản trong giảng dạy cũng như trong sử dụng các đồ dùng ấy.
Hình thức đồ dùng dạy học cần to vừa phải, dễ thấy, có trọng tâm và đẹp
để thu hút sự chú ý của học sinh. Giáo viên cần có ý định: đặt ở đâu, cao thấp thế
nào, ánh sáng ra sao? nếu là tranh ảnh, biểu bảng thì treo hay dán, vị trí ở đâu?
(trong bảng hay ngoài bảng). Phần bảng để minh hoạ, để ghi dàn bài…
Trình bày đồ dùng dạy học cần rõ ràng, khoa học.
Về phương pháp : sử dụng phương pháp trực quan giáo viên cần phân loại
đồ dùng sao cho phù hợp với nội dung bài học, đi sát với yêu cầu của từng thời
kỳ, từng giai đoạn học tập của học sinh và ý đồ của giáo viên.
Kết hợp giữa trình bày lý thuyết với giới thiệu trực quan đúng lúc, sao cho lời
nói hấp dẫn và minh hoạ đẹp hoà quyện làm một, tạo điều kiện cho học sinh

nhận thức nhanh, nhớ lâu. Không lạm dụng, không sử dụng nhiều minh hoạ,
không rõ ý đồ, hoặc giới thiệu đồ dùng dạy học không đúng thời điểm, không ăn
nhập với nội dung, với lời giảng. Ngoài ra, cần hướng dẫn học sinh quan sát,
nhận xét thiên nhiên và sưu tầm tư liệu học tập (mẫu vật, tranh ảnh…)
Phân loại đồ dùng sao cho phù hợp với nội dung bài học, đi sát với yêu
cầu của từng thời kỳ, từng giai đoạn học tập của học sinh .
Ví dụ: Tiết 8: Bài vẽ theo mẫu ở lớp 7 có tựa đề : Vẽ theo mẫu : Lọ hoa
và quả ( Tiết 1- Vẽ hình ).
Đối với bài này đồ dùng dạy học chủ yếu là lọ hoa và quả nên học sinh có
thể cảm nhận qua mẫu vật và xác định được vật mẫu có dạng hình gì. Chính vì

8
th cỏc em hc sinh rt yờu thớch mu vt nh: Cỏi hp, l hoa cú dng hỡnh tr.
Mu cú dng hỡnh cu nh: Qu búng, qu cam, qu tỏo
iu ú cho thy hc sinh cú th cm nhn c mu xỏc nh hỡnh
dng gỡ trc khi v.
Vớ d: Loù hoa coự daùng hỡnh truù:

Qu cam coự daùng hỡnh cau:
Vi nhng bi ny thỡ tụi ó tin hnh chn mu vt cho hc sinh cú
th quan sỏt, nhn xột v cỏch t mu nh th no cho p v hp lý. tin
hnh chn vt mu cho hoc sinh quan sỏt. Ta thy cỏc em rt thớch chn mu vt
cho mỡnh. Qua phn cỏch v tụi bt u dng khung hỡnh chung cho tng vt
mu. Mu cú dng hỡnh tr v hỡnh cu, chớnh vỡ th hc sinh d dng nhn ra
ngay v tin hnh v theo mu mt cỏch nhanh nht v hiu qu nht.
õy l bi v theo mu nờn cú th t mu cho p, hi hũa vi cỏch to
b cc phong phỳ hn. Bng nhiu cỏch quan sỏt, v theo nhiu hng khỏc
nhau
* Bi ny ta cú th s dng nhiu phng phỏp nh:
+ Phng phỏp quan sỏt.

+ Phng phỏp trc quan.
+ Phng phỏp hc tp theo nhúm.
+ Phng phỏp luyn tp.
Ta cú th so sỏnh bi ny vi Tit 13 : V theo mu: cỏi m tớch v cỏi bỏt
Tuy l bi v theo mu, nhng mu ca Tit 3 va dng hỡnh tr, va l
hỡnh cu. Tit 13 c hai mu vt thuc dng hỡnh tr. Chớnh vỡ vy khi ta quan
sỏt vt mu s cm nhn c hỡnh thự ca chỳng ngay.

9
Qua điều tra tiết học của bài vẽ theo mẫu cho ta thấy các em hầu hết hiểu
bài và yêu thích môn học. Đây cũng là phương pháp vận dụng, phát huy tính tích
cực của học sinh trong việc sử dụng đồ dùng dạy học một cách hiệu quả cũng
như làm đồ dùng cho công việc học tập của mình.
Biện pháp 3: CÁCH TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ BÀI VẼ CỦA HỌC SINH
Tổ chức cho học sinh tham gia đánh giá bài học. Bài học được dán bằng
băng dính lên bảng, giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét kết quả bài học của
mình và của bạn. Sau đó giáo viên đưa ra ý kiến đánh giá nhận xét kết quả của
từng học sinh, cách nhận xét mang tính tích cực, khuyến khích học sinh cố gắng
cho bài học sau đạt kết quả tốt hơn, không nên phê bình gay gắt làm mất hứng
thú học tập của các em… Cuối mỗi bài học nên dặn dò học sinh làm bài tập về
nhà và chuẩn bị cho bài học sau.
Giáo viên đánh giá kết quả học Mĩ thuật của học sinh trên các mức độ sau:
+ Giỏi
+ Khá
+ Trung bình
+ Yếu
+ Kém
Tuy nhiên, giáo viên không nên xếp loại bài vẽ quá “chặt chẽ” và hạn chế
xếp loại bài yếu- kém.
Khi đánh giá kết quả học Mỹ thuật của học sinh, giáo viên cần dựa vào

mục tiêu đề ra cho từng bài để làm mốc, không lấy những bài xuất sắc, giỏi làm
thước đo cho tất cả các bài khác.
PHẦN 3 : KẾT LUẬN
Qua tìm hiểu trực tiếp học sinh khối lớp 7 ở trường THCS Nguyễn Trãi,
huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai tôi thu được kết quả như sau: 100% Học sinh đều
khẳng định: Việc sử dụng đồ dùng dạy học môn Mĩ thuật, các em rất thích sử

10
dụng đồ dùng như vật mẫu chẳng hạn và muốn tìm hiểu kĩ hơn về cách vẽ theo
mẫu, hay trang trí. Vì vật dụng chính là những mẫu vật ngộ nghĩnh như trái cây,
cái đĩa, cái khăn trải bàn v.v… Tạo cho các em có sự hứng thú trong các tiết học
có sử dụng đồ dùng dạy học.
Cùng một bài học, nếu có sử dụng đồ dùng dạy học thì sẽ hiệu quả và
phong phú hơn so với các tiết không sử dụng.
MỨC ĐỘ SỐ LƯỢNG: 30 HS
SL Tỉ lệ %
Hiểu bài và sáng tạo 25 83.3%
Hiểu nhưng chưa sâu 5 16.7 %
Rất mệt mỏi và chậm hiểu 0 0

Qua kết quả thu được có thể nhận thấy rõ một điều là hầu hết các em đều
cảm thấy rất thích học trong việc sử dụng đồ dùng. Điều này cũng hoàn toàn
đúng với thực tế về tình cảm tâm sinh lý của học sinh. Nếu tiết học mà có sử
dụng đồ dùng dạy học thì sẽ kích thích học sinh học tốt hơn và tạo được phấn
khích hơn trong các môn học.
Đối với việc sử dụng đồ dùng dạy học cũng như vấn đề thích ham muốn
khám phá, tìm tòi những ý tưởng mới lạ của việc học phân môn như vẽ theo
mẫu, vẽ tranh v,v… Đều tạo cho học sinh có được sự phát huy cao hơn.
Ở lứa tuổi 12,13 học sinh đều rất hiếu động và sáng tạo được nhiều điều
mới lạ như tập nặn, vẽ một vài con vật mà mình yêu thích, cắt xé dán giấy tranh

ảnh v.v…
1. Kết luận chung:
Qua việc điều tra nghiên cứu tôi thấy học sinh đã nhận thức được ý nghĩa
của việc sử dụng đồ dùng dạy học tích cực là phát huy được khả năng nhận thức
cho bản thân.

11
Tuy nhiên, khi thực hiện thì còn nhiều điều còn thiếu thốn. Để cải thiện
được vấn đề này thì cần phải chọn nhiều vật mẫu cho công tác dạy và học đạt
hiểu quả hơn.
Học sinh chủ yếu là con em gia đình khó khăn nên ngoài giờ lên lớp, các
em còn lao vào làm nhiều công việc giúp đỡ gia đình nên tạo cho công việc học
trở nên khó khăn hơn. Chính vì thế bản thân tự học và sử dụng đồ dùng dạy học
là rất ít cần phát huy hơn nữa cho vấn đề học ở trường và tự học ở nhà.
Do đặc thù của một số môn học các em còn phải đi học thêm như thực
hành, ngoài giờ học trên lớp, các em còn tham gia các công việc của trường như:
Tổ chức sinh hoạt đội, lao động, nên thời gian tự học và làm đồ dùng là rất ít. Vì
vậy thời gian tự rèn luyện cho mình cũng như vấn đề sử dụng đồ dùng chưa có
hiệu quả.
2. Bài học kinh nghiệm:
Là một giáo viên trẻ nên trong công tác giảng dạy còn lúng túng, nhưng
với lòng say mê yêu thích môn học, nhiệt tình trong công tác, tìm tòi trong
nghiên cứu, sưu tầm tài liệu, làm đồ dùng dạy học phục vụ cho công tác giảng
dạy. Nên những tiết dạy có đồ dùng đạt được hiệu quả hơn. Đó cũng là mục tiêu
mà tôi mong muốn và viết cho bài sáng kiến này.
3. Kiến nghị:
Cần sự quan tâm đầu tư hơn nữa của các cấp, các ngành đặc biệt trong
việc đầu tư đồ dùng dạy học môn Mĩ thuật lớp 7 bậc THCS.
Ban giám hiệu nhà trường cần tạo điều kiện dành riêng cho bộ môn Mĩ
thuật có phòng học riêng để trong quá trình dạy học bằng các phương tiện băng

hình, đèn chiếu một cách có hiệu quả cao và giúp các em trưng bày kết quả học
tập của mình nhằm kịp thời động viên, khích lệ các em học tập bộ môn tốt hơn.
Đối với phụ huynh học sinh cần quan tâm trong việc tạo điều kiện cho các
em những đồ dùng học tập cần thiết như màu vẽ, bảng vẽ, bút chì, tẩy, thước kẻ

12
v.v… để các em học tập tốt hơn đối với bộ môn Mĩ thuật 7 nói riêng và bộ môn
Mĩ thuật bậc THCS nói chung.
Để giáo dục các em một cách toàn diện cần có sự phối hợp và tạo điều
kiện để các em phát huy và sử dụng tốt trang thiết bị dạy học của bộ môn Mĩ
thuật từ tất cả các giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm lớp.
Kính mong đồng nghiệp và hội đồng khoa học các cấp nghiên cứu góp ý
để tôi có thêm kinh nghiệm tốt hơn cho bài viết lần sau. Tôi xin chân thành cảm
ơn!
Đức Cơ, tháng 10 năm 2013
Người viết
Lê Thị Hải Yến

13
MỤC LỤC
PHẦN 1 : ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………………………1
1. Lí do chọn đề tài………………………………………………………………….………… … …1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu…………………………………………….……….… 2
3. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………………….…………… 2
4. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………….………….……2
PH N 2 : N I DUNGẦ Ộ 3
PH N 3 : K T LU NẦ Ế Ậ 10
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đàm Luyện- Nguyễn Quốc Toản- Triệu Khắc Lễ- Phạm Ngọc Tới : Sách
giáo khoa mĩ thuật 7- NXBGD- 2003

2. Đàm Luyện- Nguyễn Quốc Toản- Triệu Khắc Lễ- Phạm Ngọc Tới : Sách
giáo viên mĩ thuật 7- NXBGD- 2003.
3. Đàm Luyện- Nguyễn Quốc Toản- Triệu Khắc Lễ- Bùi Đỗ Thuật : Sách
giáo khoa mĩ thuật 8- NXBGD- 2004.
4. Đàm Luyện- Nguyễn Quốc Toản- Triệu Khắc Lễ- Bùi Đỗ Thuật : Sách
giáo viên mĩ thuật 8- NXBGD- 2004.
5. Đàm Luyện- Nguyễn Quốc Toản- Triệu Khắc Lễ- Bùi Đỗ Thuật- Nguyễn
Hữu Hạnh : Sách giáo khoa mĩ thuật 9- NXBGD- 2005.
6. Đàm Luyện- Nguyễn Quốc Toản- Triệu Khắc Lễ- Bùi Đỗ Thuật- Nguyễn
Hữu Hạnh : Sách giáo viên mĩ thuật 9- NXBGD- 2005.

14
7. Nguyễn Văn Lê- Nguyễn Sinh Huy : Giáo dục học đại cương- NXBGD-
1998.
8. Lê Ngọc Lan- Nguyễn Văn Thăng : Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư
phạm- NXBGD
9. Hà Thế Ngữ- Đặng Vũ Hoạt : Giáo dục học- NXBGD- 1998.
10. Lược sử Mĩ thuật và Mĩ thuật học của Chu Quang Trứ- Phạm Thị Chỉnh-
Nguyễn Thái Lai- NXBGD- 1998
PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN ĐỨC CƠ
**********************
PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC
SINH LỚP 7 TRONG VIỆC SỬ DỤNG ĐỒ
DÙNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG THCS

15

Người thực hiện: Lê Thị Hải Yến
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Nguyễn TRãi

THÁNG 10 NĂM 2013

16

×