Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Đề thi thử Đại học môn Lịch sử lần 3 năm 2014 trường THPT Gia Lộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.04 KB, 3 trang )

1
SỞ GD VÀ ĐT HẢI DƯƠNG
TRƯỜNG THPT GIA LỘC

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 3 NĂM HỌC 2013-2014
Môn: LỊCH SỬ
Thời gian làm bài: 180 phút (không tính thời gian giao đề)

Câu 1 (2.5 điểm)
Trình bày sự ra đời, mục đích, nguyên tắc và vai trò của tổ chức Liên hợp quốc.
Câu 2 (2.5 điểm)
Trong năm 1954, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng đã mở những
chiến dịch quân sự lớn nào? Hãy trình bày hoàn cảnh, diễn biến, ý nghĩa của chiến dịch
lớn nhất, tiêu biểu nhất.
Câu 3 (2.5 điểm)
Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ trong việc thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa
chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” (1969-1973) ở Miền Nam Việt Nam và
trên toàn Đông Dương là gì? Nêu những thắng lợi trên mặt trận quân sự của quân dân ta
ở Miền Nam phối hợp với quân dân Lào, CamPuChia trong cuộc chiến đấu chống chiến
lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh”.
Câu 4 (2.5 điểm)
Sau đại thắng mùa Xuân 1975, quá trình thống nhất đất nước về mặt nhà nước ở
Việt Nam được thực hiện như thế nào? Ý nghĩa của việc thống nhất đất nước về mặt
nhà nước?

_______ Hết _______

Họ và tên thí sinh: – Số báo danh :

Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm







2
ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 3 NĂM HỌC 2013-2014
Môn: LỊCH SỬ

CÂU

ĐÁP ÁN ĐIỂM

Trình bày sự ra đời, mục đích, nguyên tắc và vai trò của tổ chức Liên hợp
quốc.
2.50
* Sự ra đời:
- Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Ianta, từ ngày 25/4 đến 26/6/1945 một Hội nghị
quốc tế họp… thông qua bản Hiến chương và tuyên bố thành lập tổ chức Liên hợp
quốc.
- 24/10/1945 Hiến chương Liên hợp quốc chính thức có hiệu lực…
0.5
* Mục đích:
- Duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các
dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế… trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và
quyền tự quyết của các dân tộc.
0.5
* Nguyên tắc: Trình bày đủ 5 nguyên tắc
1.00
1

* Vai trò:
- Là diễn đàn quốc tế vừa hợp tác vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình và an ninh
thế giới
- Giải quyết các vụ tranh chấp và xung đột ở nhiều khu vực…
- Thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế, giúp đỡ các dân tộc về kinh tế,
văn hóa, giáo dục…
0.5
Trong năm 1954, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng đã mở những
chiến dịch quân sự lớn nào? Hãy trình bày hoàn cảnh, diễn biến, ý nghĩa của
chiến dịch lớn nhất, tiêu biểu nhất.
2.50
* Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng đã mở chiến dịch Thượng Lào
(1/1954), chiến dịch Tây Nguyên (2/1954), đỉnh cao là chiến dịch lịch sử Điện Biên
Phủ (3/1954)
* Chiến dịch Điện Biên Phủ (từ tháng 3/1954 đến 5/1954)
0.25
- Hoàn cảnh:
+ Những thắng lợi quân sự qua các chiến dịch trong Đông Xuân 1953-1954… đã tạo
điều kiện cho ta mở chiến dịch Điện Biên Phủ.
0.25
+ Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là “Pháo đài bất khả xâm phạm” của Pháp có
Mĩ giúp sức…
0.25
+ Tháng 12/1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp… quyết định mở chiến dịch
Điện Biên Phủ.
0.25
+ Mục tiêu chiến dịch là: tiêu diệt lực lượng địch ở đây, giải phóng vùng Tây Bắc,
tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào.
0.25
+ Đầu tháng 3/1954 công tác chuẩn bị mọi mặt đã hoàn tất.

0.25
- Diễn biến: trình bày đủ 3 đợt tiến công
0.5
2
- Ý nghĩa:
+ Đập tan kế hoạch Nava, giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của TD Pháp,
làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương.
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao của ta giành thắng lợi.
+ Chiến dịch Điện Biên Phủ có ý nghĩa quốc tế to lớn…
0.5
Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ trong việc thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa
chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” (1969-1973) ở Miền Nam Việt
Nam và trên toàn Đông Dương là gì? Nêu những thắng lợi trên mặt trận quân
sự của quân dân ta ở Miền Nam phối hợp với quân dân Lào, CamPuChia trong
cuộc chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương
hóa chiến tranh”.
2.50
3
* Âm mưu…
- Dùng “người Việt đánh người Việt”
0.25
3
- Dùng “người Đông Dương đánh người Đông Dương”
* Thủ đoạn:
- Quân Mĩ, quân đồng minh rút dần khỏi chiến tranh…
- Tăng cường lực lượng của quân đội Sài Gòn nhằm tận dụng xương máu người Việt
Nam
0.5
- Sử dụng quân đội Sài Gòn… xâm lược CamPuChia, tăng cường chiến tranh ở
Lào…

- Lợi dụng mâu thuẫn Trung – Xô… nhằm hạn chế sự giúp đỡ của các nước này đối
với cuộc kháng chiến của nhân dân ta.
0.5
* Thắng lợi trên mặt trận quân sự…
- 30/4-30/6/1970 quân đội Việt Nam phối hợp với quân dân Campuchia đập tan
cuộc hành quân xâm lược Campuchia của 10 vạn quân Mĩ và quân đội Sài Gòn…
0.25
- 12/2-23/3/1971 quân đội Việt Nam phối hợp với quân dân Lào đập tan cuộc hành
quân xâm “Lam Sơn-719” của 4,5 vạn quân Mĩ và quân đội Sài Gòn…
0.5
- Cuộc tấn công chiến lược 1972, quân ta đánh vào Quảng Trị, sau đó phát triển rộng
khắp Miền Nam… đã giáng đòn nặng nề vào chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”
buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược (tức thừa nhận sự thất
bại của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”)
0.5
Sau đại thắng mùa Xuân 1975, quá trình thống nhất đất nước về mặt nhà nước
ở Việt Nam được thực hiện như thế nào? Ý nghĩa của việc thống nhất đất nước
về mặt nhà nước?
2.50
* Công cuộc thống nhất đất về mặt nhà nước…
- Sau đại thắng mùa Xuân 1975, Việt Nam được thống nhất về mặt lãnh thổ, nhưng
ở 2 miền vẫn tồn tại hình thức tổ chức nhà nước khác nhau… Yêu cầu khách quan
và nguyện vọng của nhân dân 2 miền là có một chính phủ thống nhất…
0.25
- Hội nghị lần thứ 24 của BCH TƯ Đảng (9/1975) đề ra chu trương hoàn thành
thống nhất đất nước về mặt nhà nước
0.25
- Từ ngày 15 đến 21/11/1975 đại biểu 2 miền Nam-Bắc họp Họi nghị Hiệp thương
tại Sài Gòn đã hoàn toàn nhất trí với chủ trương của Đảng là hoàn thành thống nhất
đất nước về mặt nhà nước.

0.5
- Ngày 25/4/1976 cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được tiến hành trong cả
nước… (Quốc hội khóa VI)
0.25
- Từ ngày 24/6 đến 3/7/1976 Quốc hội khóa VI họp phiên đầu tiên tại Hà Nội, quyết
định chính sách đối nội, đối ngoại của nước VN thống nhất; tên nước là CHXHCN
Việt Nam; Quốc huy mang dòng chữ: CHXHCN Việt Nam… bầu các cơ quan, chức
vụ lãnh đạo cao nhất…
0.5
- Với kết quả kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI, công việc thống nhất đất nước về
mặt nhà nước đã hoàn thành
0.25
4
* Ý nghĩa:
- Đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân cả nước, phù hợp với quy luật khách
quan của lịch sử…
- Tạo điều kiện tiếp tục hoàn thành thống nhất đất nước trên các lĩnh vực KT, VH,
XH…
- Tạo nên những điều kiện chính trị cơ bản để phát huy sức mạnh toàn diện của đất
nước, những điều kiện thuận lợi để cả nước đi lên CNXH…
0.5
_______Hết_______

×