Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đề thi thử đại học môn Sử lần 2 năm 2011 Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy, Ninh Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.68 KB, 5 trang )

SỞ GD & ĐT NINH BÌNH
TRƯỜNG THPT CHUYÊN
LƯƠNG VĂN TỤY
________________
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN II
NĂM HỌC 2010 - 2011
Khối C
Môn: Lịch sử
Thời gian : 180 phút ( Không kể thời gian giao đề)
A. Phần chung cho tất cả thí sinh
Câu 1.(2,0 điểm)
Hãy nêu vai trò của Nguyễn Aí Quốc đối với sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt
Nam?
Câu 2.(2,0 điểm)
So sánh chủ trương chỉ đạo chiến lược, sách lược cách mạng của Đảng thời kỳ
1930-1931 với 1936- 1939? Giải thích vì sao có sự khác nhau đó?
Câu 3. (2,0 điểm)
Đảng và Chính phủ cách mạng đã thực hiện chủ trương, sách lược như thế nào
để đối phó với quân Pháp trong thời gian trước 06/03/1946 và từ 06/03/1946 đến
trước 19/12/1946?
Câu 4. (2,0 điểm)
Qua nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của chiến dịch Điện Biên Phủ
(1954) hãy chứng tỏ Điện Biên Phủ là đỉnh cao của cuộc kháng chiến chống Pháp
(1946- 1954)?
B. Phần tự chọn ( Thí sinh chọn một trong hai câu)
Câu 5a. ( 2,0 điểm)
Thế nào là “Chiến tranh lạnh”? Anh (Chị) hãy nêu những ảnh hưởng của
“Chiến tranh lạnh” đến tình hình Châu Á?
Câu 5b. ( 2,0 điểm)
Từ năm 1945 đến năm 2000 cách mạng Ấn Độ chia thành mấy giai đoạn? Anh
(Chị) hãy trình bày cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ từ 1945-1950?


HẾT
Họ tên thí sinh: SBD:
Giám thị số 1 : Giám thị số 2:
SỞ GD & ĐT NINH BÌNH
TRƯỜNG THPT CHUYÊN
LƯƠNG VĂN TỤY
________________
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC
LẦN II - NĂM HỌC 2010 - 2011
Khối C
Môn: Lịch sử
Thời gian : 180 phút ( Không kể thời gian giao đề)
Câu hỏi Ý chính cần đạt Điểm
Câu 1:
2,0 điểm
- 1911-1920: Nguyễn Ái Quốc tiếp thu chủ nghĩa Mác-
Lênin tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc:
Con đường cách mạng vô sản (nêu sự kiện 7/1920,
12/1920).
- 1921-1929: Nguyễn Ái Quốc truyền bá CN Mác- Lê nin
về nước chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự ra
của chính đảng vô sản ở VN ( Nêu sự kiện 1921, 06/1924,
6/1925…)
- 1930: Triệu tập hợp nhất 3 tổ chức cộng sản sáng lập ra
ĐCS VN, soạn thảo cương lĩnh chính trị đầu tiên của
Đảng…
0,5
0,75
0,75
Câu 2:

2,0 điểm
a) So sánh:
- Xác định kẻ thù:
+ 1930-1931: Thực dân Pháp + phong kiến tay sai
+ 1936-1939: Bọn phản động Pháp ở thuộc địa và tay sai
- Nhiệm vụ cách mạng:
+ 1930-1931: Chống thực dân Pháp giành độc lập dân tộc,
chống phong kiến giành ruộng đất cho dân cày.
+ 1936-1939: Chống bọn phản động Pháp ở thuộc địa và
tay sai, chống phát xít, chống chiến tranh đòi quyền tự do,
dân sinh dân chủ.
- Khảu hiệu cách mạng:
+ 1930-1931: Độc lập dân tộc, người cày có ruộng.
+ 1936-1939: Tự do, cơm áo, hòa bình.
- Tập hợp lực lượng:
+ 1930-1931: Chủ trương thành lập Hội phản đế đồng minh
Đông Dương.
+ 1936-1939: Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông
Dương sau đổi thành Mặt trận dân chủ Đông Dương.
- Hình thức và phương pháp đấu tranh:
+ 1930-1931: Bí mật, bất hợp pháp, đấu tranh chính trị kết
hợp đấu tranh vũ trang.
+ 1936-1939: Kết hợp bí mật với công khai, hợp pháp với
0,25
0,5
0,25
0,25
0,25
nửa hợp pháp, chủ yếu đấu tranh chính trị.
b) Giải thích: Do hoàn cảnh lịch sử thay đổi ( nêu bối cảnh

lịch sử 1936-1939 khác 1930-1931)
0,5
Câu 3:
2,0 điểm
* Chủ trương: Phân hóa cô lập kẻ thù, tránh cùng một lúc
phải đối phó với nhiều kẻ thù trong khi lực lương cách
mạng còn yếu…
* Chủ trương sách lược đối với Pháp:
a) Trước 6/3/1946: Đánh thực dân Pháp xâm lược Nam Bộ.
b) Từ 6/3/1946 - trước 19/12/1949: Hòa hoãn với Pháp
- 6/3/1946: HCM ký với Pháp hiệp định Sơ bộ 6/3 (nội
dung, ý nghĩa)
- Chính phủ Việt Nam đàm phán với Pháp tại Đà Lạt,
Phông-ten-nơ-blô…
- 14/9/1946: HCM ký với Pháp tạm ước 14/9 nhân nhượng
thêm cho Pháp một số quyền lợi về kinh tế, văn hóa…
=> Ý nghĩa: sách lược khôn khéo nhờ đó ta đã loại bớt
được 1 kẻ thù, có thời gian hòa bình củng cố chính quyền,
xây dựng lực lượng chuẩn bị cho cuộc kháng chiến sau này.
0,25
0,25
0,75
0,25
0,25
0,25
Câu 4:
2,0 điểm
a) Nguyên nhân:
- Về phía Pháp: Chọn Điện Biên Phủ, tập trung 16200 quân,
xây dựng 49 cứ điểm, chia 3 phân khu, trang bị vũ khí hiện

đại…
- Về phía ta: Tích cực chuẩn bị cho chiến dịch…
=> KL: Là chiến dịch 2 bên có sự chuẩn bị lớn nhất, chu
đáo nhất.
0,5
b) Diễn biến: 3 đợt (13/3-> 7/5/195s4)
+ Đợt 1(13/3->17/3/1954): Tóm tắt
+ Đợt 2 (30/3->26/4/1954): Tóm tắt
+ Đợt 3 (1/5-> 7/5/1954): Tóm tắt
=> KL: Là chiến dịch dài ngày, ác liệt nhất
0,75
c) Kết quả:
- Ta loại khỏi vòng chiến đấu 16200 tên (trong đó có 1
thiếu tướng…), hạ 62 máy bay, thu toàn bộ vũ khí và
phương tiện chiến tranh…
=> KL: Là chiến dịch thu được kết quả lớn nhất
0.25
d) Ý nghĩa:
- Đập tan kế hoạch Nava, giáng đòn quyết định vào ý chí
xâm lược của thực dân Pháp…
- Làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương, tạo
điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao tại hội
nghị Giơ-ne-vơ thắng lợi.
0,5
- Là thắng lợi lớn nhất, oanh liệt nhất của ta trong cuộc
kháng chiến chống Pháp, ghi vào lịch sử dân tộc một trang
chói lọi.
- Làm nức lòng nhân dân thế giới, cổ vũ phong trào giải
phóng dân tộc…
=>KL: Là thắng lợi lớn nhất, có ý nghĩa quyết định nhất

trong cuộc kháng chiến, kết thúc cuộc kháng chiến chống
Pháp
=> Điện Biên Phủ là đỉnh cao của cuộc kháng chiến
Câu 5a:
2,0 điểm
a) Khái niệm: Chiến tranh lạnh là cuộc đối đầu căng thẳng,
sự chạy đua vũ trang giữa 2 phe TBCN do Mỹ đứng đầu và
XHCN do Liên Xô đứng đầu. Cuộc chiến tranh lạnh diễn ra
trên hầu hết các lĩnh vực từ chính trị, quân sự đến kinh tế,
văn hóa tư tưởng…ngoại trừ xung đột trực tiếp bằng quân
sự giữa hai siêu cường…Trong thời kỳ chiến tranh lạnh tuy
không xảy ra chiến tranh thế giới nhưng quan hệ quốc tế
luôn trong tình trạng căng thẳng, chiến tranh cục bộ diễn ra
ở nhiều nơi…
0,5
b) Ảnh hưởng của chiến tranh lạnh đến Châu Á:
* Tại Đông Bắc Á: Diễn ra cuộc chiến tranh Triều Tiên
(1950-1953).
+ Nam Triều Tiên: Được Mỹ và các nước phương Tây viện
trợ.
+ Bắc Triều Tiên: Được Trung Quốc và Liên Xô viện trợ
=> KQ: 27/7/1953 hiệp định đình chiến được ký kết…
* Tại Đông Nam Á: Diễn ra 2 cuộc chiến tranh tiêu biểu:
- Chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp
( 1945-1954).
+ Mỹ viện trợ cho Pháp.
+Trung Quốc, Liên Xô, các nước XHCN ủng hộ, viện trợ
cho cuộc kháng chiến của Việt Nam.
+ KQ: Vào năm 1954, hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết.
- Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mỹ

(1954-1975)
+ Mỹ tiến hành chiến tranh xâm lược thực dân mới ở VN (4
chiến lược chiến tranh)
+ Nhân dân VN chiến đấu chống Mỹ (được sự ủng hộ, giúp
đỡ của Liên Xô, các nước XHCN…)
=> Đây là cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất phản ánh mâu
thuẫn giữa hai phe.
0,5
0,5
0,5
Câu 5b: a) Các giai đoạn: 0,5
2,0 điểm
- Từ 1945-1950: Ấn Độ đấu tranh giành độc lập, thành lập
nước cộng hòa Ấn Độ.
- Từ 1950-2000: Ấn Độ bước vào thời kỳ xây dựng đất
nước theo con đường TBCN.
b) Cuộc đấu tranh giành độc lập:
- Khái quát về Ấn Độ: Là thuộc địa của Anh, sau CTTG II
phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh do Đảng
Quốc Đại lãnh đạo…
- Từ 1945-1957: Phong trào đấu tranh chống thực dân Anh
phát triển
+ 19/12/1946: Khởi nghĩa Bom bay…
+ Đầu 1947: Cuộc bãi công của công nhân Can-cút- ta…
+ Kết quả: Anh thay đổi chính sách cai trị, đề ra kế hoạch
Mao-bát-tơn…Ngày 15/8/1947: 2 nhà nước tự trị Ấn Độ,
Pakistan ra đời…
- Từ 1948-1950: Sự thành lập nước Cộng Hòa Ấn Độ
+ Đảng Quốc Đại tiếp tục lãnh đạo nhân dân đấu tranh.
+ KQ: 26/1/1950: Ấn Độ tuyên bố độc lập, thành lập nước

Cộng hòa.
- Ý nghĩa:
+ Đánh dấu thắng lợi to lớn của nhân dân Ấn Độ, chấm dứt
ách thống trị của thực dân Anh, mở ra thời kỳ mới cho lịch
sử Ấn Độ.
+ Ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc trên thế
giới.
0,25
0,5
0,5
0,25

×