Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2015 môn Ngữ Văn trường THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quảng Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.19 KB, 7 trang )

SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM
TRƯỜNG THPT CHUYÊN
NGUYỄN BỈNH KHIÊM
KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
Phần 1. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu:
“Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua
bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao
giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn
không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất
ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá
trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra
những giá trị đó.”
(Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn Phạm Lữ Ân)
Câu 1. Gọi tên phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. (0,5
điểm)
Câu 2. Xác định câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn. (0,5 điểm)
Câu 3. Chỉ ra điểm giống nhau về cách lập luận trong 4 câu đầu của đoạn trích.
(0,25 điểm)
Câu 4. Cho mọi người biết giá trị riêng (thế mạnh riêng) của bản thân bạn. Trả lời
trong khoảng từ 3 - 4 câu. (0,25 điểm)
Đọc đoạn thơ sau đây và thực hiện các yêu cầu:
Em trở về đúng nghĩa trái tim em
Biết khao khát những điều anh mơ ước
Biết xúc động qua nhiều nhận thức
Biết yêu anh và biết được anh yêu
Mùa thu nay sao bão mưa nhiều
Những cửa sổ con tàu chẳng đóng
Dải đồng hoang và đại ngàn tối sẫm


Em lạc loài giữa sâu thẳm rừng anh
(Trích Tự hát - Xuân Quỳnh)
Câu 5. Xác định 02 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên. (0,5
điểm)
Câu 6. Nêu ý nghĩa của câu thơ Biết khao khát những điều anh mơ ước. (0,5 điểm)
Câu 7. Trong khổ thơ thứ nhất, những từ ngữ nào nêu lên những trạng thái cảm
xúc, tình cảm của nhân vật “em”? (0,25 điểm)
Câu 8. Điều giãi bày gì trong hai khổ thơ trên đã gợi cho anh chị nhiều suy nghĩ
nhất? Trả lời trong khoảng từ 3 - 4 câu. (0,25 điểm)
Phần 2. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm)
Có ý kiến cho rằng:
Phải biết nói lời xin lỗi.
Anh/chị có đồng tình với ý kiến trên không? Trình bày chủ kiến của anh/chị qua
một bài văn ngắn (khoảng 600 từ).
Câu 2 (4,0 điểm)
Về nhân vật người vợ nhặt trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân, có ý kiến cho
rằng: Đó là một người phụ nữ liều lĩnh, thiếu lòng tự trọng. Ý kiến khác thì khẳng
định: Đó là một người phụ nữ tự trọng, có ý thức về phẩm giá của mình.
Từ cảm nhận của mình về hình tượng nhân vật người vợ nhặt, anh/chị hãy bình
luận các ý kiến trên.
Hết
TRƯỜNG THPT CHUYÊN NBK
QUẢNG NAM
HƯỚNG DẪN CHẤM - ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM
KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA
MÔN: NGỮ VĂN
Phần 1. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc 2 đoạn trích dẫn trên đề và thực hiện các yêu cầu
- Yêu cầu chung

Câu này kiểm tra năng lực đọc hiểu văn bản, đòi hỏi thí sinh phải huy động kiến
thức và kĩ năng đọc hiểu một văn bản văn xuôi để làm bài.
- Yêu cầu cụ thể
Câu 1:
Phương thức nghị luận. (0,5đ)
Câu 2.
Câu: Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị
có sẵn. Có thể dẫn thêm câu: Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình,
phải nhận ra những giá trị đó. (0,5đ)
Câu 3.
Điểm giống nhau về cách lập luận: lập luận theo hình thức đưa ra giả định về sự
không có mặt của yếu tố thứ nhất để từ đó khẳng định, nhấn mạnh sự có mặt mang
tính chất thay thế của yếu tố thứ hai. (0,25đ)
Câu 4.
Câu này có đáp án mở, tùy thuộc cách trả lời và nhận định của người chấm.
(0,25đ)
Câu 5.
Biện pháp điệp từ và ẩn dụ. Nêu đúng 01 biện pháp: 0,25 điểm.
Câu 6.
Ý nghĩa: xuất phát từ tình yêu và sự tôn trọng đối với người mình yêu, nhân vật
“em” đồng cảm và sống hết mình với ước mơ của người minh yêu. (0,5đ)
Câu 7. (0,25đ)
Những từ: khao khát, xúc động, yêu.
Học sinh chỉ cần nêu được hai từ.
Câu 8.
Có thể là: niềm hạnh phúc hoặc nỗi lạc loài vì cảm thấy mình nhỏ bé và cô đơn;
(0,25đ)
Phần 2. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm)
Bày tỏ thái độ và chủ kiến của mình về ý kiến: Phải biết nói lời xin lỗi.

Yêu cầu chung
- Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận xã hội, đòi hỏi thí sinh phải huy
động những hiểu biết về đời sống xã hội, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng bày
tỏ thái độ và chính kiến của mình để làm bài.
- Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng phải có lí lẽ và căn cứ
xác đáng; được tự do bày tỏ chủ kiến của mình nhưng phải có thái độ chân thành,
nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội.
Yêu cầu cụ thể
1. Giải thích ý kiến (0,5đ)
- Cách hiểu về lời xin lỗi: lời xin lỗi là lời xin được nhận lỗi về phần mình khi cảm
thấy mình có lỗi và cũng là lời xin được bỏ qua lỗi lầm đó.
- Khi nhận ra mình có lỗi, cần phải biết nói lời xin lỗi đối với người mình đã phạm
lỗi.
2. Bàn luận (1,5đ)
- Thí sinh có thể đề cập đến các khía cạnh liên quan đến việc xin lỗi. Chẳng hạn
như:
+ Biết nói lời xin lỗi là biết tự trọng, biết phục thiện và biết tôn trọng người khác.
+ Lời xin lỗi chân thành và đúng lúc không làm hạ thấp mà có khi làm tăng phẩm
giá của người dám nhận lỗi, xin lỗi (không chỉ cá nhân mà một quốc gia khi làm
thương tổn hoặc xâm phạm đến chủ quyền và danh dự quốc gia khác thì cũng phải
biết nói lời xin lỗi trước công luận).
+ Lời xin lỗi thật đáng quý nhưng đáng quý hơn vẫn là những hành động khắc
phục lỗi lầm mình đã gây ra.
- Thí sinh có thể bày tỏ thái độ hoàn toàn đồng tình hoặc chỉ đồng tình phần nào
đối với ý kiến được dẫn. Dù lựa chọn thái độ nào thì cũng phải có lí lẽ, căn cứ xác
đáng và có thái độ bàn luận nghiêm túc, thiện chí.
3. Bày tỏ quan điểm của bản thân (1,0đ)
Từ nhận thức và trải nghiệm riêng, thí sinh bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề.
Chẳng hạn:
- Biết nói lời xin lỗi không chỉ là nhận thức mà còn là hành vi mang tính đạo đức

thể hiện vẻ đẹp của con người sống có văn hóa.
- Thái độ biết nói lời xin lỗi không phải là hành vi của kẻ yếu mà rất nhiều khi nó
thể hiện tư cách của kẻ mạnh - kẻ dám vượt lên thói sĩ diện hảo, kẻ dám nhận ra
lỗi lầm, kẻ có quyết tâm sửa chữa lỗi lầm.
Câu 2 (4,0 điểm)
Cảm nhận về hình tượng nhân vật người vợ nhặt trong truyện ngắn Vợ nhặt
của Kim Lân và bình luận các ý kiến.
Yêu cầu chung
- Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận văn học, đòi hỏi thí sinh phải huy
động kiến thức về tác phẩm văn học, lí luận văn học, kĩ năng tạo lập văn bản và
khả năng cảm thụ văn chương để làm bài
- Thí sinh có thể cảm nhận và kiến giải theo nhiều cách khác nhau nhưng phải có lí
lẽ và căn cứ xác đáng, không được thoát li văn bản tác phẩm.
Yêu cầu cụ thể
1. Vài nét về tác giả, tác phẩm (0,5)
- Kim Lân là một trong những nhà truyện ngắn có nhiều trang viết cảm động về đề
tài nông thôn và người nông dân. Văn phong của ông giản dị mà thấm thía.
- Tiền thân của truyện ngắn Vợ nhặt là tiểu thuyết Xóm ngụ cư, viết sau khi Cách
mạng tháng Tám thành công nhưng còn dang dở, sau đó bị lạc mất bản thở. Sau
hòa bình lập lại 1954, Kim Lân dựa một phần cốt truyện cũ để viết truyện Vợ nhặt.
2. Giải thích các ý kiến (0,5đ)
- Ý kiến thứ nhất: cho rằng nhân vật người vợ nhặt là một người phụ nữ liều lĩnh,
thiếu lòng tự trọng.
Ý kiến trên có lẽ đã căn cứ vào một thực tế của truyện là người phụ nữ trong
truyện đã theo không nhân vật Tràng chỉ sau hai lần gặp, nghe ba câu nói đùa, ăn
bốn bát bánh đúc
- Ý kiến thứ hai: khẳng định nhân vật người vợ nhặt là một người phụ nữ tự trọng,
có ý thức về phẩm giá. Có lẽ người bảo vệ ý kiến này đã nghiêng về góc độ nhìn
nhân vật như là một nạn nhân của nạn đói, cảm thông tình thế đặc biệt của nhân
vật và có cái nhìn yêu thương, trân trọng đối với những biểu hiện đáng quý của

người vợ nhặt như: không chịu chấp nhận lời nói đùa ăn trầu, nghiêng nón che mặt
và tỏ vẻ ngượng nghịu khó chịu khi bị nhìn soi mói trên đường về nhà Tràng, chỉ
ngồi mớm ở mép giường khi vào nhà,
3. Cảm nhận về hình tượng người vợ nhặt (2,0đ)
Thí sinh có thể có những cảm nhận khác nhau nhưng vẫn cần nhận ra những đặc
điểm cơ bản gắn với cảnh ngộ và phẩm chất của nhân vật - được Kim Lân khắc
họa đầy chân thực và cảm động:
- Bị nạn đói dồn vào cảnh ngộ bi thảm nên trở nên liều lĩnh, trơ trẽn, chấp nhận
theo không người đàn ông.
- Trong bi thảm, người vợ nhặt vẫn có biểu hiện ý tứ, mực thước, có ý thức giữ gìn
phẩm giá.
- Trong bi thảm, nhân vật người vợ nhặt vẫn âm thầm nuôi dưỡng niềm khát khao
cuộc sống gia đình, niềm mỏi mong chính đáng về cuộc sống ngày mai.
4. Bình luận về các ý kiến (1,0đ)
- Cả hai ý kiến đều có cơ sở dù cách đánh giá về nhân vật có sự trái ngược nhau.
- Ý kiến thứ nhất thiên về hiện tượng, về biểu hiện của nhân vật. Ý kiến thứ hai
vẫn có cơ sở từ biểu hiện và hành động nhân vật nhưng đã có sự lưu ý về bản chất
nhân vật.
- Có thể đề xuất thêm ý kiến thứ ba: con người là một thực thể đa đoan, trong nhân
vật người vợ nhặt có cả hai điều được nêu trên nhưng điều thứ hai mới là bản chất.
Lưu ý chung
1. Đáp án xây dựng theo hướng mở, thang điểm không quy định điểm chi tiết đối
với từng ý nhỏ, chỉ nêu mức điểm của cả phần nội dung lớn nhất thiết phải có.
2. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Chấp nhận bài viết không giống đáp
án, có những ý ngoài đáp án nhưng có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục.

×