Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Tổng hợp chi tiết các cửa trong nội thành tp huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.84 MB, 34 trang )

Cửa Chánh Tây
Là một trong 11 cửa đường bộ của kinh thành Huế, cửa Chánh Tây nằm ở bên hữu,
nay thuộc phường Tây Lộc, thành phố Huế.
Cửa Chánh Tây được xây dựng năm 1809 dưới thời vua Gia Long, đến thời vua
Minh Mạng được xây dựng kiên cố và hoàn thiện như hiện nay.
Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968, cửa Chánh Tây là hướng tấn công
chính của các chiến sĩ quân giải phóng. Tại vị trí này cuộc chiến đấu gay go quyết liệt một
mất một còn giữa bộ đội ta và địch kéo dài nhiều ngày đêm Chiến tranh đã đi qua, nhưng
ký ức về cuộc chiến đấu ác liệt vẫn còn đó, cửa Chánh Tây mãi mãi là bằng chứng hùng hồn
về sự thất bại nhục nhã của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai. Bom đạn của quân thù không thể
khuất phục lòng dũng cảm ý chí kiên cường của các chiến sĩ quân giải phóng. Lòng quả cảm
sự hy sinh cao cả của các anh mãi mãi là tấm gương cho các thế hệ hôm nay và mai sau noi
theo. Giờ đây tại cửa Chánh Tây, Bảo tàng Tổng hợp Thừa Thiên Huế (nay là Bảo tàng Lịch
sử và cách mạng) đã dựng bia ghi lại sự tích anh hùng đó.
Cửa Hữu
Là một trong 11 cửa của Kinh thành Huế (nằm về phía Tây) thuộc quyền quản lý của
hai phường Phú Thuận và Thuận Hoà, thành phố Huế.
Tại đây trong cuộc Tổng tấn công xuân Mậu Thân (1968), là hướng tấn công quan
trọng của các lực lượng quân giải phóng cánh Bắc tiến vào chiếm lĩnh thành phố Huế. Cũng
tại nơi này đã diễn ra nhiều trận chiến đấu vô cùng ác liệt giữa lực lượng quân giải phóng và
Mỹ ngụy, các chiến sỹ đã kiên cường chiến đấu, ngăn chặn thắng lợi nhiều cuộc phản kích
của quân thù, giữ vững vị trí, tạo thuận lợi cho các lực lượng tiến vào nội thành Huế. Trong
chiến dịch Tổng tiến công mùa xuân 1975, cửa Hữu một lần nữa được chọn làm hướng tiến
quân của bộ đội ta vào giải phóng thành phố Huế.
Cửa Đông Ba


Là một trong 11 cửa đường bộ của kinh thành Huế,
cửa Đông Ba nằm ở bên tả, nay thuộc phường Thuận Thành,
thành phố Huế. Cửa Đông Ba được xây dựng năm 1809 dưới
thời vua Gia Long, đến thời vua Minh Mạng được xây dựng


kiên cố và hoàn thiện như hiện nay.
Trong chiến dịch Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968), các mũi tiến
công của quân giải phóng đã mở toang các cửa ngõ thành phố, tràn vào Huế tiến thẳng vào
khu vực Thành Nội, cửa Đông Ba là một trong những hướng tiến công. Chỉ một phân đội nhỏ
của Quân giải phóng giữ cửa thành Đông Ba đã chịu đựng hàng chục tấn bom đạn của địch,
vẫn thừa sức cùng một lúc đánh bại các mũi phản kích của địch từ ba, bốn mặt tiến vào. Với
tinh thần chiến đấu bền bỉ, ngoan cường chờ địch đến thật gần mới nổ súng, mỗi viên đạn là
một quân thù, mỗi quả lựu đạn ném ra đã 5,7 tên bị tiêu diệt. Các đơn vị Quân giải phóng ở
đây đã phát huy hiệu quả chiến đấu cao nhất và đã kiên cường giữ vững trận địa trước sự
run sợ, hãi hùng của quân địch.
Cửa Đông Ba trong những năm 1968
Cổng kinh thành Huế - Nét kiến trúc độc đáo
Cổng ngõ (hay cửa) được xem là bộ mặt của các công trình kiến trúc, với chức năng chính là nơi
ra vào của cư dân sinh sống trong vùng, trong khu vực, hoặc trong mỗi một công trình, nó còn
có chức năng phòng vệ, ngăn ngừa sự xâm phạm của các thế lực bên ngoài. Theo quan niệm
của người xưa, cổng ngõ là nơi ngự trị của thần linh để bảo vệ và che chở cho chủ nhân của
công trình.
Huế là nơi còn bảo lưu nhiều dạng hình cổng ngõ mang đặc trưng riêng, trong đó có cổng thành,
cổng cung điện, cổng lăng tẩm, phủ đệ, đình chùa, công trình công cộng và một số cổng ngõ
mới xuất hiện gần đây như cổng làng văn hoá, cổng tổ dân phố văn hoá Tuỳ thuộc vào công
năng của mỗi công trình mà cổng ngõ được thiết kế, xây dựng một cách phù hợp cả về kiến trúc,
thẩm mỹ lẫn quy mô công trình.
Để có cái nhìn tổng thể về các dạng hình cổng ngõ, chúng tôi xin lần lượt giới thiệu từng dạng
hình cổng ngõ ở Huế có kiến trúc, mang tính thẩm mỹ đặc trưng của Huế mong góp phần gìn giữ
những nét kiến trúc độc đáo này.
Kinh thành Huế được xây dựng từ đầu thế kỷ XIX (dưới thời vua Gia Long và Minh Mạng), toạ lạc
ở phía Bắc sông Hương, mặt quay về hướng Nam. Kinh thành Huế là sự kết hợp độc đáo giữa
những nguyên tắc kiến trúc truyền thống Việt Nam, tư tưởng triết lý phương Đông với thuyết âm
dương ngũ hành cùng những đặc điểm mang ảnh hưởng kiến trúc quân sự phương Tây kiểu
Vauban.

Trong quá trình quy hoạch và xây dựng kinh thành Huế, các nhà kiến trúc đã kiến tạo Kinh thành
Huế có 4 cổng. Các cửa của Kinh thành Huế được người xưa đặt tên theo phương vị đối xứng
nhau từng đôi một, trong đó mặt Nam gồm 4 cổng: Thể Nhơn (cửa Ngăn), Quảng Đức (cửa
Ngăn trên, cửa Sập), Chính Nam (Nhà Đồ), Đông Nam (Thượng Tứ); mặt Bắc gồm 2 cổng: Chính
Bắc (cửa Hậu), Tây Bắc (cửa An Hoà); mặt đông gồm 2 cổng: Chính Đông (Đông Ba), Đông Bắc
(Kẻ Trài); mặt Tây gồm 2 cổng: Chính Tây, Tây Nam (cửa Hữu). Ngoài ra Kinh Thành còn có một
cổng thông với Trấn Bình Đài ở góc Đông Bắc của Kinh Thành (thành Mang Cá) có tên là Trấn
Bình.
Các cổng của Kinh thành Huế hầu hết được xây dựng vào hai giai đoạn: giai đoạn đầu (năm
1809) xây phần cổng vòm, giai đoạn 2 (năm 1829) xây thêm vọng lâu 2 tầng.Kích thước của các
cổng thành được ghi lại trong Đại Nam Hội Điển Sự Lệ như sau: phần cổng vòm cao 2 trượng
(khoảng 8,5m), riêng vòm cửa cao 1trượng, 2 thước, 2 tấc (khoảng 5,2m), rộng 9 thước (khoảng
3,8m); phần vọng lâu 2 tầng cao 2 trượng 1 thước (8,9m), rộng 2 trượng 8 tấc (khoảng 8,8m).
Vật liệu xây dựng cổng thành chủ yếu là gạch vồ, đá và vôi mật. Trước mỗi cổng thành đều có
biển gắn bằng đá thanh ghi tên của cổng thành (Quảng Đức, Thể Nhơn, Chính Nam ). Vọng lâu
được kiến trúc theo dạng nhà bia trong các chùa Thiên Mụ, Diệu Đế, Thánh Duyên hay trong các
khu lăng tẩm của các vua triều Nguyễn ở Huế. Bốn mặt của vọng lâu đều có trổ cửa vòm, hai
bên cửa chính trổ 2 cửa sổ tròn trang trí chữ Thọ, hai mặt còn lại trổ cửa tròn có cùng kích thước
nhưng trang trí hoá thị. Phầ mái của vọng lâu đều lợp ngói ống hoàng lưu li. Các bờ nóc, bờ
quyết trang trí hình giao long cách điệu. Chính giữa bờ nóc trang trí hình khối hoa sen đang nở
trên nền lá sen.
Để đi lên tầng trên của cổng thành, phía tả, hữu mặt trong của thành có hai lối bậc cấp bằng đá
gan gà hoặc gạch Bát Tràng. Hai hệ thống bậc cấp này được thiết kế trải dài, ăn khuyết vào thân
thành. Hai lối lên hướng vào cửa chính vọng lâu tạo thành con đường hình vòng cung chạy băng
qua bên trên phía trong cổng vòm dẫn lối vào vọng lâu.
Tại tầng này, cả 4 mặt đều trổ cửa vòm có cùng kích thước 2,15mx4,45m, riêng mặt trước có trổ
thêm 2 cửa nhỏ đối xứng nhau với kích thước 1,35mx3,95m. Từ tầng 1của vọng lâu, có thể đi
lên tầng trên bằng hệ thống bậc cấp xây bằng đá. Mỗi mặt trước và sau đều trổ cửa vòm
1,32mx1,90m, riêng hai mặt hông trổ cửa tròn đường kính 1,28m, trang trí hình hoa thị.
Sự kết hợp hài hoà giữa hệ thống cổng vòm, vọng lâu với những đường nét trang trí của hệ

thống của cửa tròn, uốn lượn của bờ nóc, bờ quyết làm cho các cổng thành trông uy nghi,
chắc khoẻ nhưng không có cảm giác nặng nề.
Thể Nhân Môn - Cửa Ngăn (mặt phía trong kinh thành)
Của Ngăn năm 1926 (mặt phía ngoài kinh thành)
Thể Nhân Môn có tên thường gọi là cửa Ngăn, nằm phía Nam,
bên trái Kỳ Đài của Kinh Thành, lưu thông một chiều từ đường
23/8 ra đường Lê Duẩn. Phần vòm cửa được xây dựng năm
1809 dưới thời vua Gia Long, vọng lâu bên trên được xây dựng
vào năm 1829 dưới thời vua Minh Mạng. Lúc đầu có tên là Thể
Nguyên, sau khi xây vọng lâu thì cải thành Thể Nhân. Nhân
dân quen gọi là cửa Ngăn Dưới để phân biệt với cửa thành
Quảng Đức là cửa Ngăn Trên.
Cửa Quảng Đức - Cửa Sập
Phía bên phải di tích Kỳ Đài là Cửa Quảng Đức nằm ở mặt
Nam của Kinh Thành, chỉ lưu thông một chiều từ hướng đường
Lê Duẩn vào đường 23/8. Phần cửa vòm được xây dựng vào
năm 1809, dưới thời vua Gia Long, vọng lâu được xây dựng
vào năm 1829, thời Minh Mạng. Trận lụt năm 1953, đã quét
sập đổ hoàn toàn bộ phận vòm cửa và vọng lâu, vì thế dân
chúng vẫn quen gọi là cửa Sập. Trong chiến sự năm 1968, cửa
bị phá hoại nặng nề, và cấm không cho ra vào. Năm 1998, cửa
được phục chế lại.
Hai cửa này dành cho vua và hoàng gia ra vào. Mỗi lần vua và
hoàng gia ra thành, triều đình cho lính ra đóng lại, ngăn không
cho dân chúng đi qua. Sau khi vua và hoàng gia trở vào trong
Nội rồi thì hai cửa bị ngăn ấy mới được mở ra lại để cho dân
chúng đi như thường. Trận lụt năm 1953 làm sập cửa Ngăn
Trên nên từ đó dân chúng gọi là cửa Sập. Và cửa Ngăn Dưới
thì được gọi là cửa Ngăn cho gọn như ngày nay.

Chánh Nam Môn - Cửa Nhà Đồ (hiện đang được trùng tu)
Nhìn ảnh chắc hẳn bạn có thể hình dung được chiều dày của vòng thành
Bên trái cửa Quảng Đức là cửa Chánh Nam Môn nằm ở phía
Nam Kinh Thành, cuối đường Nguyễn Trãi, dân gian vẫn gọi là
cửa Nhà Đồ. Cửa này nay chỉ cho phép lưu thông một chiều từ
đường Nguyễn Trãi ra đường Lê Duẩn. Phần cửa vòm được
xây dựng năm 1809, dưới thời vua Gia Long, vọng lầu bên trên
được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 10, tức năm 1829. Lúc
đầu, phía bên ngoài cửa có cục Tượng Ty, hay còn gọi là Đồ
Gia, là kho chứa vật dụng, binh khí, dịch nôm na hai chữ Đồ
Gia là Nhà Đồ, vì thế cửa Chánh Nam còn có tên gọi là cửa
Nhà Đồ. Trận lũ năm 1953, đã làm sập phần vòm và vọng lâu
bên trên cửa Nhà Đồ.
Đông Nam Môn - Cửa Thượng Tứ (phía bên trong thành)
Bên phải cửa Ngăn là cửa Cửa Thượng Tứ có tên chữ là Đông
Nam Môn, nằm ở góc Đông Nam Kinh Thành, nay chỉ lưu
thông một chiều từ đường Trần Hưng Đạo đi vào đường Đinh
Tiên Hoàng, bên ngoài là phường Phú Hoà, bên trong là
phường Thuận Thành, thành phố Huế.Phần cửa vòm được xây
dựng vào năm 1809 dưới thời vua Gia Long, vọng lầu được xây
dựng vào năm 1829, thời vua Minh Mạng. Sở dĩ cửa có tên gọi
là Thượng Tứ ngày xưa, ở gần bên trong cửa thành này
(khoảng vị trí trường Trần Quốc Toản hiện nay), triều đình đã
thiết lập một cơ quan tên là Viện Thượng Tứ, chuyên trông coi
việc nuôi ngựa để kéo xe cho vua.
Tây Nam Môn - Cửa Hữu (vọng lâu và vòm cửa bị sập)
Cửa Hữu, có tên chữ là Tây Nam Môn, nằm ở phía Tây Nam
của Kinh Thành, ở đầu đường Yết Kiêu. Phần cửa vòm, được
xây dựng vào năm 1809, dưới thời vua Gia Long, vọng lâu

được xây dựng năm 1829 thời Minh Mạng. Đêm mồng
5/7/1885, vua Hàm Nghi đã xuất bôn từ cửa này ra khỏi Kinh
Thành, để ban hịch Cần Vương. Chiến sự năm 1968, đã làm
sập vọng lâu và vòm cửa.
Cửa Chánh Tây
Cửa Chánh Tây nằm ở phía Tây Kinh Thành, trên đường Thái
Phiên, TP Huế. Phần cửa vòm được xây dựng vào năm 1809,
dưới thời vua Gia Long, vọng lầu bên trên được xây dựng năm
1829, dưới thời vua Minh Mạng.Trong chiến sự năm 1968, nơi
đây từng là cửa ngõ giao tranh ác liệt, cửa bị tàn phá hoàn toàn
phần vọng lầu phía trên, sau đó bị cấm đi lại. Nay cửa đã được
tu sửa.
Chánh Đông Môn - Cửa Đông Ba (hiện đang được tu sửa)
Cửa Đông Ba có tên chữ là Chánh Đông Môn, tức cửa nằm ở
phía Đông Kinh Thành, cuối đường Mai Thúc Loan, thành phố
Huế. Địa danh này phát xuất từ tên của pháo đài Đông Hoa có
từ thời Gia Long. Đến đầu thời Thiệu Trị, vì triều đình kiêng
dùng tên húy của mẹ nhà vua là bà Hồ Thị Hoa, cho nên đổi tên
thành Đông Gia. Nhưng nhân dân quen gọi là Đông Ba. Phần
cửa vòm được xây dựng từ năm 1809, dưới thời vua Gia Long,
vọng lầu được xây dựng năm 1824 dưới thời Minh Mạng. Ngày
5/7/1885, nơi đây đã diễn ra trận giao tranh ác liệt giữa quân
Pháp và quân triều đình do Tôn Thất Thuyết chỉ huy. Trong
chiến sự năm 1968, bom đạn đã đánh sập phần vọng lầu làm hư
hại nặng nề cửa chính Đông Ba.
Tây Bắc Môn - Cửa An Hòa
Cửa An Hoà có tên khác là Tây Bắc Môn, cửa nằm ở góc Tây
Bắc của Kinh Thành, nối từ đường Nguyễn Trãi ra thẳng đường
Tăng Bạt Hổ. Phần vòm cửa được xây dựng năm 1809, dưới

thời vua Gia Long, vọng lâu được xây dựng vào năm 1831, thời
vua Minh Mạng. Người dân Huế gọi là cửa An Hòa vì trước
mặt cửa thành này là làng An Hòa và chợ An Hòa.
Đông Bắc Môn - Cửa kẻ Trài
Đông Bắc Môn có tên gọi dân gian là cửa Kẻ Trài, nằm ở góc
Đông Bắc của Kinh Thành, bên bờ Tây của sông Đông Ba.
Phần vòm cửa được xây dựng vào năm 1809, dưới thời Gia
Long, vọng lầu được xây dựng vào năm 1824, dưới thời vua
Minh Mạng. Ngày xưa, Kẻ Trài là tên một xóm ở phía trước
cửa thành, nơi đây có chợ Mới, có Hàng Bè, có phố Đông Hội,
thương nhân Bắc kỳ đưa hàng hoá vào buôn bán, họ làm lều
quán lúp súp, thành những dãy nhà trài hai bên bờ sông, dân
bản địa thường gọi là Kẻ Trài, từ đó cửa Đông Bắc cũng có tên
là Kẻ Trài.

Chánh Bắc Môn - Cửa Hậu
Chánh Bắc Môn tục gọi là Cửa Hậu, vì nó tọa lạc tại mặt sau
của Kinh Thành. Cửa Hậu nằm cuối đường Đinh Tiên Hoàng,
nhìn ra đường Tăng Bạt Hổ. Phần cửa vòm được xây dựng năm
1809 dưới thời Gia Long. Vọng lầu được xây dựng vào năm
1831 dưới thời vua Minh Mạng. Sau khi thực dân Pháp chiếm
kinh thành Huế (1885), cửa Chánh Bắc (Mang Cá lớn) và cửa
Trài (Mang Cá nhỏ) bị đóng kín để lập đồn Mang Cá. Do hậu
quả của chiến tranh và thiên tai cửa đã bị hư hại, nên suốt 116
năm hai cửa này vẫn chưa được khai thông. Ngày 21/5/2004.
sau 4 tháng thi công, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đã
chính thức làm lễ khánh thành, khai thông cửa Chánh Bắc trở
lại.
Ngoài 10 cửa nêu trên còn có 1 cửa nhỏ khác không thông ra
ngoài là Trấn Bình Môn.

Trấn Bình Môn thông đến Trấn Bình Đài ( đồn Mang Cá)
Trấn Bình môn thuộc vòng tường thành của Kinh thành không
phải là cửa thông ra ngoài thành mà là thông đến Trấn Bình đài
là pháo đài phòng thủ của Kinh thành. Cửa này đươc trổ ra ở
giữa đoạn thành nối hai pháo đài Bắc Định và Đông Bình (của
Kinh thành) lại với nhau. Ngay trước mặt cửa là một chiếc cầu
xây bằng đá và gạch bắc qua hào, dùng để nối liền mạch giao
thông giữa hai địa phận của thành chính và thành phụ.
Và 2 cửa đường thủy : Tây Thành Thủy Quan và Đông Thành
Thủy Quan.
Tây Thành Thủy Quan (còn gọi là cống Thủy Quan)
Tây thành Thủy Quan là cửa đường thủy thông giữa sông Ngự
Hà trong kinh thành với sông đào Kẻ Vạn khu vực Kim Long.
Phía bên ngoài thành là cầu Thủy Quan nằm trên đường Lê
Duẫn (QL1A đi qua Thành phố).
Đông Thành Thủy Quan (vẫn thường gọi là Cống Lương Y)
Đông Thành Thủy Quan cũng là một cửa thủy thông giữa sông
Ngự Hà với sông đào Đông Ba bên trái kinh thành. Sông Ngự
Hà, ban đầu mang tên Thanh Câu dài khoảng 3.600m, chảy vắt
ngang qua mặt hậu trong lòng Kinh Thành theo hình thước thợ.
Năm Minh Mạng nguyên niên (1820), sông được cải tạo và đổi
tên thành Ngự Hà, nối liền Tây Thành Thủy Quan với Đông
Thành Thủy Quan, thông nước từ sông Hương qua sông đào Kẻ
Vạn với sông đào Đông Ba rồi chảy về ngã Bao Vinh hợp lưu
cùng sông cái đổ nước ra cửa Thuận An.
Cửa này thông ra phía bên ngoài thành qua cầu Thanh Long
(đường Huỳnh Thúc Kháng), cây cầu này là nơi mà trong cuộc
binh biến 1885 Tôn Thất Thuyết đã bố trí mai phục để chặn
quân Pháp từ Tòa Khâm sứ bên kia sông Hương qua ứng ứng
cho đồn Mang Cá. Hồi ấy, khi đọc xong tiểu thuyết lịch sử

"Huế 1885" của Thái Vũ, mỗi lần qua đây tôi đều ngoái nhìn
cửa thủy thành, cố hình dung ra cảnh chiến đấu hào hùng của
hơn 100 năm về trước.
Hoàng thành được bắt đầu xây dựng năm 1804, bao trong lòng
nó là khu vực trọng địa số một của Kinh thành. Tường thành
được xây bằng gạch, cao 4.16m, dày 1.04m. Chu vi vòng lũy
Hoàng thành khoảng 2.5km, có 4 cửa ra vào theo 4 hướng.
Cửa phía Nam là Ngọ Môn, cửa phía Bắc là cửa Hòa Bình, cửa
phía Đông là cửa Hiển Nhơn, cửa phía Tây là cửa Chương
Đức.
Bên ngoài lũy thành có một hệ thống hào bao bọc Hoàng thành,
hào rộng 16m, sâu 4m được kè bằng đá, gọi là Ngoại Kim
Thủy.
Hệ thống hào Ngoại Kim Thủy bao quanh Hoàng thành, phía
sau là bờ tường lũy Hoàng thành
Giữa tường lũy và hào nước bao quanh, là một khoảng đất
trống, rộng 13m, được gọi là khu vực phòng lộ (người ta giải
thích rằng, đề phòng khi bị tấn công, tường thành có đổ thì
gạch sẽ đổ xuống đây, chứ không đổ xuống lấp hào nước, khiến
bộ binh địch không dễ dàng xâm nhập). Có tổng cộng 10 cây
cầu xây bằng gạch đá bắc qua con hào Ngoại Kim Thủy để nối
Hoàng thành với bên ngoài.
Ngọ Môn
Ngọ Môn là cửa chính của Hoàng Thành, mở về hướng Nam,
nằm trên đường 23 tháng 8, thuộc thành phố Huế. Đây vừa là
cổng chính, vừa là bộ mặt của Hoàng Thành. Khi mới xây dựng
kinh thành vào năm 1805, vị trí Ngọ Môn lúc đầu là đài Nam
Khuyết. Năm 1806, vua Gia Long cho xây dựng ở đây điện
Càn Nguyên, hai bên có hai cửa Tả Đoan và Hữu Đoan. Năm
Minh Mạng 14, tức năm Quí Tỵ 1833, nhà vua cho phá bỏ đài

Nam Khuyết và xây thành Ngọ Môn cùng thời điểm với điện
Thái Hoà và Đại Cung Môn.
Ngọ Môn không đơn thuần là một cái cổng mà nó là cả một
tổng thể kiến trúc đồ sộ gồm 2 tầng : phần đài, cổng bên dưới,

×