Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

THIẾT kế và cài đặt MẠNG CHO CÔNG TY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (995.76 KB, 43 trang )

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TỈNH CÀ MAU
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG CÀ MAU

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
THIẾT KẾ VÀ CÀI ĐẶT MẠNG CHO
CÔNG TY
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HIỆN
Ths. Phan Minh Nhật Võ Bích Chuyền
Ths.Võ Tuyết Ngân MSSV: CK1202A012
Cà Mau, năm 2015
i
LỜI CẢM ƠN
Sau một khoảng thời gian thực tập tại Sở Thông Tin và Truyền Thông, em đã
hoàn thành bài báo cáo thực tập tốt nghiệp. Thời gian tiếp cận thực tế đó, đã giúp em
hiểu sâu hơn về những kiến thức đã học ở trường và bổ sung thêm những kiến thức
mà em chưa được học, đó là hành trang vô cùng quý báu cho em khi rời ghế Nhà
trường, cũng như làm việc trong tương lai.
Em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình trong thời gian thực tập. Nhờ đó, em đã
tiếp thu được nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tế. Em xin gửi lời cảm ơn chân
thành đến:
• Cơ quan Sở Thông Tin và Tuyền Thông đã tạo điều kiện cho em thực tập.
• Các anh chị nhân viên phòng Đào tạo và Chuyển giao trong cơ quan đã
luôn nhiệt tình giúp đỡ, cũng như tạo một môi trường làm việc rất thân
thiện.
• Thầy Phan Minh Nhật và cô Võ Tuyết Ngân, giáo viên hướng dẫn thực
tập đã theo sát em trong quá trình thực tập, trả lời các thắc mắc của chúng
em.
• Thầy Nguyễn Văn Sóc giáo viên dạy môn Mạng máy tính đã truyền đạt
những kiến thức nền tảng quan trọng cho em.
Cuối cùng em xin được gửi lời kính chúc đến các thầy,các cô dồi dào sức khỏe


và thành công trong sự nghiệp giảng dạy của mình. Đồng kính chúc các anh, chị
trong Sở Thông tin và Truyền thông luôn thành công trong công việc.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực tập
Võ Bích Chuyền
ii
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP



















ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ THỰC TẬP
(Ký tên, đóng dấu)
iii
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN




















GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
(Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu)
Ths. Phan Minh Nhật Ths. Võ Tuyết Ngân
iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT TỪ VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ
1 LAN Local Area Network
2 IBM International Business Machines
3 CD Compact Disc
4 ROM Read-Only Memory
5 ARCNET Attache Resource Computer Network

6 NIC Network Internet Card
7 AP Access points
8 EAS Enterprise Access Server
9 OSI Open Systems Interconnection
10 TCP/IP Transmission Control Protocol/ Internet Protocol
11 WAN Wide Area Network
12 MAC Media Access Control
13 NAT Network Address Translation
14 PAT Port Address Translation
15 NETBEUI NetBios Extended Interface
16 IPX Internetwork Packet Exchange
17 SPX Sequences Packet Exchange
18 IIS Internet information Services
19 IE Internet Explorer
v
MỤC LỤC
Nội dung Trang
TRANG BÌA PHỤ i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC HÌNH vii
DANH MỤC HÌNH vii
DANH MỤC BẢNG
Hình 3.1 Chi phí lắp đặt mạng 22
vi
DANH MỤC HÌNH
Tên hình Trang
vii
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 GIỚI THIỆU ĐƠN VỊ THỰC TẬP.
1.1.1 Giới thiệu chung cơ quan.

Địa chỉ: 284, Trần Hưng Đạo, phường 5, thành phố Cà Mau
Điện thoại: 0780.3567.889
Fax: 0780.3567.889
Email:
1.1.2 Quy trình thành lập và mục tiêu của cơ quan.
Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Cà Mau được thành lập theo quyết định
số 616/QĐ-UB của Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân tỉnh ký ngày 18/4/2008. Sở
Thông tin và Truyền thông chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công
tác của Ủy ban Nhân dân tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về nghiệp vụ
chuyên môn của Bộ Thông tin và Truyền thông. Thực hiện một số nhiệm vụ,
quyền hạn theo sự uỷ quyền của Uỷ ban Nhân dân tỉnh và theo quy định của
pháp luật.
Với chức năng là cơ quan tham mưu giúp Ủy ban Nhân dân tỉnh Cà Mau
thực hiện :
 Việc quản lý Nhà nước về Báo chí.
 Xuất bản và quản lý các dịch vụ công trên địa bàn về Bưu chính viễn
thông và Công nghệ thông tin, Internet, truyền dẫn phát sóng, tần số vô
tuyến điện và cơ sở hạ tầng thông tin.
1
Hình 1.1 Trụ sở Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Cà Mau
1.2 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Ngày nay, mạng máy tính là một phần không thể thiếu trong các hệ thống thông
tin của các cơ quan, trường học. Nó trở thành một kênh thông tin không thể thiếu
được trong thời đại công nghệ thông tin vì lợi ích mà nó đem lại rất lớn, đóng góp
một phần rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội của Đất nước.
Ở các cơ quan, các cơ sở đơn vị địa phương ngoài việc kết nối internet (nếu có),
thì việc kết nối mạng LAN cũng rất quan trọng. Nó đáp ứng nhu cầu trao đổi thông
tin giữa các phòng ban và các đơn vị. Với sự phát triển và tầm quan trọng đó của hệ
thống mạng máy tính thì vấn đề thiết kế và cài đặt mạng trở nên cấp thiết.
Với xu thế giá thành ngày càng hạ của các thiết bị điện tử, kinh phí đầu tư cho

việc xây dựng một hệ thống mạng không vượt quá ngoài khả năng của các cơ quan,
trường học. Tuy nhiên, việc khai thác một hệ thống mạng một cách hiệu quả để hỗ
trợ cho công tác nghiệp vụ của các cơ quan, trường học thì còn nhiều bất cập. Hầu
hết người ta chỉ chú trọng đến việc mua phần cứng mạng mà không quan tâm đến
yêu cầu khai thác sử dụng mạng về sau. Điều này có thể dẫn đến hai trường hợp:
lãng phí đầu tư hoặc mạng không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng.
Vì những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài “ THIẾT KẾ VÀ CÀI ĐẶT HỆ
THỐNG MẠNG LAN CHO CÔNG TY”.
1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.
Thông qua đề tài “ Thiết kế và Cài đặt hệ thống mạng Lan cho công ty”
chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu:
• Mạng máy tính.
• Cách thiết kế và cài đặt một mô hình mạng LAN cho một công ty.
• Đưa ra một số giải pháp khi thiết kế và cài đặt mạng.
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
Căn cứ nhũng kiến thức đã học tại trường, thời gian thực tập và điều kiện nơi
thực tập cho phép, chúng tôi quyết định sẽ tập trung nghiên cứu trong phạm vi thiết
kế và cài đặt là chính. Để đảm bảo chất lượng trong thời gian thực tập. Không
những thế trong thời gian thực tâp chúng tôi sẽ cố găng tích lũy thêm nhiều kiến
thức và kĩ năng khác phục vụ cho công việc sau này.
1.5 GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.
2
Tên đề tài: THIẾT KẾ VÀ CÀI ĐẶT HỆ THỐNG MẠNG LAN CHO
CÔNG TY.
Đề tài gồm các phần cơ bản sao:
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ MẠNG MÁY TÍNH.
CHƯƠNG III: THIẾT KẾ VÀ CÀI ĐẶT MẠNG LAN TRONG CÔNG
TY.
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN.

3
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ MẠNG MÁY TÍNH.
2.1 CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN.
2.1.1 Sơ lược lịch sử mạng máy tính.
Vào giữa những năm 50, những hệ thống máy tính đầu tiên ra đời sử dụng
các bóng đèn điện tử nên kích thước rất cồng kềnh và tiêu tốn nhiều năng lượng.
Việc nhập dữ liệu vào máy tính được thực hiện thông qua các bìa đục lỗ và kết
quả được đưa ra máy in, điều này làm mất rất nhiều thời gian và bất tiện cho
người sử dụng.
Đến giữa những năm 60, cùng với sự phát triển của các ứng dụng trên máy
tính và nhu cầu trao đổi thông tin với nhau, mốt số nhà sản xuất máy tính đã
nghiên cứu chế tạo thành công các thiết bị truy cập từ xa tới các máy tính của họ
và đây chính là những dạng sơ khai của hệ thống mạng máy tính.
Đến đầu những năm 70, hệ thống thiết bị đầu cuối 3270 của IBM ra đời cho
phép mở rộn khả năng tính toán của các trung tâm máy tính đến các vùng ở xa.
Đến giữa những năm 70, IBM đã giới thiệu một loạt các thiết bị đầu cuối được
thiết kế chế tạo cho lĩnh vực ngân hàng, thương mại. Thông qua dây cáp mạng
các thiết bị đàu cuối có thể truy cập cùng một lúc đến một máy tính dùng chung.
Đến năm 1977, công ty Datapoint Corporation đã tung ra thị trường hệ điều
hành mạng của mình là “Attache Resource Computer Network” (Arcnet) cho
phép liên kết các máy tính và các thiết bị đầu cuối với nhau bằng dây cáp mạng,
và đó chính là hệ điều hành mạng đầu tiên.
2.1.2 Các khái niệm cơ bản.
Mạng máy tính là hai hay nhiều máy tính được kết nối với nhau thông qua
các thiết bị kết nối mạng và phương tiện truyền thông. Sau đó, chúng có thể trao
đỏi thông tin qua lại với nhau.
Mạng máy tính ra đời xuất phát từ nhu cầu muốn chia sẻ và dùng chung dữ
liệu. Không có hệ thống mạng thì dữ liệu trên các máy tính độc lập muốn chia sẻ
với nhau phải thông qua việc in ấn hay sao chép qua đĩa mềm, CD, ROM, Điều
này gây bất tiện cho người dùng. Các máy tính được kết nối thành mạng cho

phép các khả năng:
 Sử dụng chung các công cụ tiện ích.
 Chia sẽ kho dữ liệu dùng chung.
4
 Tăng độ tin cậy của hệ thống.
 Trao đổi thông điệp, hình ảnh.
 Dùng chung các thiết bị ngoại vi (máy in, máy vẽ, Fax, modem ).
 Giảm thiểu chí phí và thời gian đi lại.
2.2. KIẾN THỨC CƠ BẢN CỦA MẠNG LAN:
Mạng cục bộ là hệ thống tốc độ cao được thiết kế để kết nối các máy tính và các
thiết bị xử lý dữ liệu khác cùng hoạt động với nhau trong một khu vực địa lý nhỏ
như một tầng của tòa nhà, hoặc trong một tòa nhà Một số mạng LAN có thể kết
nối lại với nhau trong một khu vực làm việc.
2.2.1 Mô hình mạng Lan kết nối dây:
Đối với mô hình mạng LAN ta sử dụng mô hình mạng sao tập trung do nó
có các ưu điểm sau:
Không đụng độ hay ách tắc trên đường tuyến truyền, lắp đặt đơn giản, dễ
dàng cấu hình lại. Nếu có trục trặc trên một trạm thì toàn mạng không ảnh
hưởng qua đó dễ dàng soát lỗi và khắc phục sự cố. Khuyết điểm thì độ dài của
hai nút mạng dưới 100m, cần nhiều cable.
Mạng cục bộ là hệ truyền thông tốc độ cao được thiết kế để kết nối các máy
tính và các thiết bị xử lý dự liệu khác cùng hoạt động với nhau trong một khu
vực địa lý nhỏ như ở một tầng của tòa nhà, hoặc trong một tòa nhà Một số
mạng LAN có thể kết nối lại với nhau trong một khu làm việc.
Các mạng LAN trở nên thông dụng vì nó cho phép những người sử dụng
dùng chung những tài nguyên quan trọng như máy in mầu, ổ đĩa CD-ROM, các
phần mềm ứng dụng và những thông tin cần thiết khác. Trước khi phát triển
công nghệ LAN các máy tính là độc lập với nhau, bị hạn chế bởi số lượng các
chương trình tiện ích, sau khi kết nối mạng rõ ràng hiệu quả của chúng tăng lên
gấp bội.

Cấu trúc topo (network topology) của LAN là kiến thức hình học thể hiện
các bố trí các đường cáp, sắp xếp các máy tính để kết nối thành mạng hoàn
chỉnh. Hầu hết các mạng LAN ngày nay đều được thiết kế để hoạt động dựa trên
một cấu trúc mạng định trước. Điển hình và sử dụng nhiều nhất là các cấu trúc:
dạng hình sao, dạng hình tuyến, dạng vòng cùng với những cấu trúc kết hợp của
chúng.
Một số mạng được kết nối hiện nay:
5
2.2.1.1 Mạng dạng hình sao: ở mạng hình sao, tất cả các trạm được nối vào
một thiết bị trung tâm có nhiệm vụ nhận tính hiệu từ các trạm và chuyển
tính hiệu đến trạm đích với phương thức kết nối là phương thức điểm điểm.
Ưu điểm của mạng hình sao:
• Hoạt động theo nguyên ký nối song song nên nếu có một thiết
bị nào đó ở một nút thông tin bị hỏng thì mạng vẫn hoạt động
bình thường.
• Cấu trúc mạng đơn giản và các thuật toán điều khiển ổn định.
• Mạng có thể dễ dàng mở rộng hoặc thu hẹp.
• Những Khả năng mở rộng mạng hoàn toàn phụ thuộc vào khả
năng của trung tâm.
Nhược điểm mạng dạng hình sao:
• Khi trung tâm có sự cố thì toàn mạng ngừng hoạt động.
• Mạng yêu cầu nối độc lập riêng rẽ từng thiết bị ở các nút thông
tin đến trung tâm. Khoảng cách từ máy đến trung tâm rất hạn
chế (100m).
2.2.1.2 Mạng hình tuyến: trong dạng hình tuyến, các máy tính đều được
nối vào một dây truyền chính (bus). Đường truyền chính này được giới hạn
hai đầu bởi một loại đầu nối đặc biệt gọi là terminator (dung để nhận biết là
đầu cuối để kết thúc đường truyền tại đây. Mỗi trạm được nối vào bus qua
một đầu nối chữ T (T_connector) hoặc một bộ thu phát (transceiver).
Ưu điểm của mạng hình tuyến: Loại hình này dùng dây cáp ít nhất,

dễ lắp đặt, giá thành rẻ.
Nhược điểm của mạng hình tuyến:
• Sự ùn tắc giao thông khi di chuyển dữ liệu với lưu lượng lớn.
• Khi có sự hỏng hóc ở đoạn nào đó thì rất khó phát hiện, một sự
ngừng trên đường dây để sửa chữa sé ngừng toàn bộ hệ thống.
• Cấu trúc này ngày nay ít được sử dụng.
2.2.1.3 Mạng dạng vòng: các máy tính được nối với nhau thành một vòng
tròn theo phương thức điểm - điểm, qua đó mỗi một trạm có thể nhận và
truyền dữ liệu theo vòng một chiều và dữ liệu được truyền theo từng gói
một.
6
Ưu điểm của mạng dạng vòng:
• Mạng dạng vòng có thuận lợi là có thể nới rộng ra xa, tổng
đường dây cần thiết ít hơn so với hai kiểu trên.
• Mỗi trạm có thể đạt được tốc độ tối đa khi truy nhập.
Nhược điểm của mạng dạng vòng: Đường dây phải khép kín, nếu bị
ngắt ở một nơi nào đó thì toàn bộ hệ thống cũng bị ngừng.
2.2.1.4 Mạng dạng kết hợp hình sao và hình tuyến(star/ Bus
topology):
Kết hợp hình sao và tuyến (star/Bus topology): cấu hình mạng dạng
này có bộ phận tách tín hiệu (spitter) giữ vai trò thiết bị trung tâm, hệ
thống dây cáp mạng có thể chọn hoặc Ring Topology hoặc Linear Bus
Topology. Lợi điểm của cấu hình này là mạng có thể gồm nhiều nhóm
làm việc ở cách xa nhau. ARCNET là mạng kết hợp Star/Bus Topology.
Cấu hình dạng này đưa lại sự uyển chuyển trong việc bố trí đường dây
tương thích dễ dàng đối với bất cứ tòa nhà nào.
2.2.1.5 Mạng dạng kết hợp hình sao và hình vòng(Star/Ring
Topology)
Cấu hình dạng kết hợp Star/Ring Topology, có một “thẻ bài” liên lạc
(Token) được chuyển vòng một Hub trung tâm. Mỗi trạm làm việc

(workstation) được nối với Hub - là cấu nối giữa các trạm làm việc và để
tăng khoảng cách cần thiết.
2.2.2 Mô hình mạng Lan kết nối không dây.
Một số Lan không dây gồm có 3 phần: Wireless client, Access points và
Access server.
Wireless client điển hình là một chiếc laptop với NIC (network internet
card) không dây được cài đặt để cho phép truy cập vào mạng không dây.
Access points (AP) cung cấp sự bao phủ của sóng vô tuyến trong một
vùng nào đó (được biết đến như là các ccll (tế bào) và kết nối đến mạng
không dây.
Access server điều khiển sự truy cập. Cả 2 chuẩn 802.11b (Lan 11mbps
tại tần số 2,4Ghz) và áp bluetooth được hỗ trợ ở đây. Một Access server( như
là Enterprise Access Server ở EAS) cung cấp sự điều hành, quản lý, các đặc
tinnhs bảo mật cho mạng không dây Enterprise.
7
2.3 KIẾN TRÚC PHÂN TẦNG.
2.3.1 Kiến trúc phân tầng
Để máy tính trên mạng có thể trao đổi thông tin với nhau chúng cần có một
bộ những phần mềm cùng làm việc theo một chuẩn nào đó. Giao thức truyền
thông (protocol) là tập các quy tắc quy định phương thức truyền nhận thông tin
giữa các máy tính trên mạng.
Các máy tính hiện tại được thiết kế bằng cách phân chia cấu trúc ở mức độ
cao nhằm làm giảm sự phức tạp khi thiết kế. Các giao thức mạng thường được
chia thành các tầng, mỗi tầng được xây dựng dựa trên dịch vụ của tầng dưới nó
và cung cấp dịch vụ cho tầng cao hơn.
2.3.2 Mô hình OSI
Mô hình OSI đã trở thành mô hình chính thức cho hoạt động truyền thông
mạng, mặc dù vẫn tồn tại các mô hình khác nhưng hầu hết các nhà chế tạo đều
lấy mô hình tham chiếu OSI làm chuẩn cho sản phẩm của mình. Đây là một
thực tế khá đặc biệt khi nhà chế tạo muốn huấn luyện khách hàng sử dụng sản

phẩm của họ. OSI cũng được coi là mô hình tốt nhất, được xem như là công cụ
có sẵn cho việc giảng dạy về truyền nhận dữ liệu trên mạng.
Hình 2.1 Mô hình OSI.
Các lớp của mô hình OSI
Tầng 1 (Physical): Tầng này định nghĩa các quy cách về điện, các đặc tả
chức năng để kích hoạt,duy trì và kết thúc một liên kết vật lý giữa các hệ thống
8
đầu cuối. Các đặc trưng như mức điện áp, tốc độ truyền dữ liệu, cự li tối đa, các
đầu nối vật lý và những đặc tính tương tự khác đều được định nghĩa bởi các đặc
tả của lớp vật lý
Tầng 2 (datalink): Tầng liên kết dữ liệu cung cấp khả năng truyền dữ liệu
tin cậy qua một liên kết vật lý. Trong khi làm công việc này tầng liên kết dữ liệu
gắn liền với một lược đồ đánh địa chỉ vật lý, cấu hình mạng, truy xuất mạng,
thông báo lỗi thứ tự phân phát các frame và điều khiển luồng.
Tầng 3 (network ): Tầng mạng cung cấp kết nối và lựa chọn đường dẫn tốt
nhất giữa hai hệ thống host nằm trên các hệ thống mạng tách biệt về khoảng
cách địa lý.Tóm lại nó là lớp chọn đưòng, định tuyến và đánh địa chỉ
Tầng 4 (transport): Tầng vận chuyển thực hiện vận chuyển tin cậy giữa
các host. Nó thiết lập và duy trì các mạch ảo đồng thời nó cũng phát hiện lỗi
phục hồi thông tin và điều khiển luồng
Tầng 5(section): Tầng phiên truyền thông liên host thực hiện thiết lập, quản
lý và kết thúc các phiên giữa các ứng dụng
Tầng 6 (presention): Tầng trình diễn dữ liệu thực hiện các chức năng đảm
bảo đọc được dữ liệu, định dạng dữ liệu cấu trúc dữ liệu và đàm phán vế cấu
trúc dữ liệu giữa các host
Tầng 7 (application): Tầng ứng dụng cung cấp các dịch vụ mạng cho các
ứng dụng như mail, truyền file và mô phỏng đầu cuối.
2.3.3 Giao thức TCP/IP
Giao thức TCP/IP (Transmission Control Protocol/Internet Protocol) do Bộ
Quốc phòng Mỹ đưa ra năm 1960 được phát triển từ mạng ARPANET, được

Internet dùng như giao thức mạng và vận chuyển trên mạng Internet. Giao thức
TCP (Transmission Control Protocol) là giao thức thuộc tầng vận chuyển và IP
(Internet Protocol), giao thức này thuộc tầng mạng của mô hình OSI. Hiện nay
các máy tính của hầu hết các mạng có thể sử dụng giao thức TCP/IP để liên kết
với nhau thông qua nhiều hệ thống mạng với kỹ thuật khác nhau. Giao thức
TCP/IP thực chất là một họ giao thức cho phép các hệ thống mạng cùng làm
việc với nhau thông qua việc cung cấp phương tiện truyền thông liên mạng.
Nhiệm vụ chính của giao thức IP là cung cấp khả năng kết nối các mạng con
thành liên kết mạng để truyền dữ liệu, vai trò của IP là vai trò của giao thức tầng
mạng trong mô hình OSI. Giao thức IP là một giao thức kiểu không liên kết
(connectionlees) có nghĩa là không cần có giai đoạn thiết lập liên kết trước khi
truyền dữ liệu.
9
Mô hình tham chiếu TCP/IP và chồng giao thức TCP/IP tạo khả năng
truyền dữ liệu giữa hai máy tính bất kỳ giữa hai máy tính nào trên thế giới, với
tốc độ gần bằng tốc độ ánh sáng.
Mô hình TCP/IP có tầm quan trong trong lịch sử, gần giống như các chuẩn
đã cho phép điện thoại, năng lượng điện, đường sắt, truyền hình, công nghệ
băng hình phát triển cường thịnh.
Mô hình TCP/IP gồm có 4 lớp: lớp ứng dụng (Aplication), lớp vận chuyển
(Transport), lớp mạng (Internet), và lớp truy xuất mạng (Network).
Hình 2.2: Mô hình TCP/IP
Lớp ứng dụng (The Application layer): Lớp ứng dụng trong mô hình
TCP/IP bao gồm các giao thức mức cao chứa chi tiết của lớp trình bày và lớp
phiên trong mô hình OSI, như kiểm soát các giao thức mức cao, các chủ đề về
trình bày, mã hóa và điều khiển hội thoại. TCP/IP tập hợp tất cả các vấn đề liên
quan đến lớp ứng dụng vào trong một lớp và đảm bảo dữ liệu được đóng gói
một cách thích hợp cho lớp kế tiếp. TCP/IP có các giao thức để hỗ trợ truyền
file, email và remote login như các ứng dụng: FTP (File Transfer Protocol),
TFTP (Trivial File Transfer Protocol), NFS (Network File System), SMTP

(Simple Mail Transfer Protocol)…
Lớp vận chuyển (The Transport layer): Lớp vận chuyển đề cập đến vấn
đề chất lượng dịch vụ như độ tin cậy, điều khiển luồng và sửa lỗi. Một trong
10
giao thức quan trọng của nó là TCP, TCP cung cấp các phương thức linh hoạt
và hiệu quả để thực hiện các hoạt động truyền dữ kiệu tin cậy, hiệu suất cao và
ít lỗi. TCP là giao thức có tạo cầu nối (connection - oriented) giữa host gửi và
host nhận, nó tiến hành hội thoại giữa nguồn và đích trong khi bọc thông tin lớp
ứng dụng thành các đơn vị gọi là segment. Tạo cầu nối có không có nghĩa là tồn
tại một mạch thực sự giữa hai máy tính (như vậy sẽ là chuyển mạch kênh –
circuit switching), thay vì vậy nó có nghĩa là segment của bốn lớp di chuyển tới
và lui giữa hai host để công nhận kết nối tồn tại một cách luận lý trong một
khoảng thời gian nào đó. Điều này được coi như chuyển mạch gói (packet
switching). Giao thức vận chuyển phân chia và tái thiết lập dữ liệu của các lớp
ứng dụng ở lớp trên thành luồng dữ liệu giống nhau ở các đầu cuối, các luồng
dữ liệu này cung cấp các dịch vụ truyền tải từ đầu cuối này đến đầu cuối khác
trong mạng. Điều khiển End - to – End được cung cấp bởi cửa sổ trượt (Sliding
window) và tính địa chỉ tin cậy trong các cơ sở tuần tự và sự báo nhận là nhiệm
vụ then chốt của lớp vận chuyển.
Lớp mạng (The Internet layer): Mục tiêu của lớp internet là chuyển các
gói bắt nguồn từ bất kỳ mạng nào trên liên mạng đến được đích trong điều kiện
độc lập với đường dẫn và các mạng mà chúng trải qua. Giao thức đặc trưng ở
lớp này này là IP, nó xác định đường dẫn tốt nhất và hoạt động chuyển gói diễn
ra tại lớp này.
Lớp truy xuất mạng (The Network Access layer): Lớp này còn được gọi
là lớp Host – to – Network, lớp này liên quan đến tất cả các vấn đề mà một gói
IP yêu cầu để tạo ra một liên kết vật lý thật sự, và sau đó tạo liên kết vật lý khác.
Tầng này bao gồm các chi tiết kỹ thuật LAN/WAN và tất cả các chi tiết trong
lớp liên kết dữ liệu cũng như lớp vật lý của mô hình OSI.
2.3.4 Tổng quan về địa chỉ IP

Là đại chỉ có cấu trúc được chia làm hai hoặc ba phần : network_id&host_id
hoặc network_id&subnet_id&host_id
Là một con số có kích thước 32 bit. Khi trình bày, người ta chia con số 32
bit này thành bốn phần, mỗi phần có kích thước 8 bit, gọi là octet hoặc byte. Có
các cách trình bày sau:
• Ký pháp thập phân có dấu chấm (dotted-decimal notation). Ví
dụ:72.16.30.56.
• Ký pháp nhị phân. Ví dụ: 10101100 00010000 00011110 00111000.
11
• Ký pháp thập lục phân. Ví dụ: AC 10 1E 38.
Không gian địa chỉ IP (gồm 232 địa chỉ) được chia thành nhiều lớp (class)
để dễ quản lý. Đó là các lớp: A, B, C, D và E; trong đó các lớp A, B và C
được triển khai để đặt cho các host trên mạng Internet; lớp D dùng cho các
nhóm multicast; còn lớp E phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
Địa chỉ IP còn được gọi là địa chỉ logical, trong khi địa chỉ MAC còn
gọi là địa chỉ vật lý (hay địa chỉ physical).
2.3.4.1 Một số khái niệm và thuật ngữ liên quan.
Network_id: là giá trị để xác định đường mạng. Trong số 32 bit dùng địa
chỉ IP, sẽ có một số bit đầu tiên dùng để xác định network_id. Giá trị của các
bit này được dùng để xác định đường mạng.
Host_id: là giá trị để xác định host trong đường mạng. Trong số 32 bit
dùng làm địa chỉ IP, sẽ có một số bit cuối cùng dùng để xác định host_id.
Host_id chính là giá trị của các bit này.
Địa chỉ host: là địa chỉ IP, có thể dùng để đặt cho các interface của các
host. Hai host nằm thuộc cùng một mạng sẽ có network_id giống nhau và
host_id khác nhau.
Mạng (network): một nhóm nhiều host kết nối trực tiếp với nhau. Giữa
hai host bất kỳ không bị phân cách bởi một thiết bị layer 3. Giữa mạng này với
mạng khác phải kết nối với nhau bằng thiết bị layer 3.
Địa chỉ mạng (network address): là địa chỉ IP dùng để đặt cho các mạng.

Địa chỉ này không thể dung để đặt cho một interface. Phần host_id của địa
chỉ chỉ chứa các bit 0. Ví dụ 172.29.0.0 là một địa chỉ mạng.
Mạng con (subnet network): là mạng có được khi một địa chỉ mạng (thuộc
lớp A, B, C) được phân chia nhỏ hơn (để tận dụng số địa chỉ mạng được cấp
phát). Địa chỉ mạng con được xác định dựa vào địa chỉ IP và mặt nạ
mạng con (subnet mask) đi kèm (sẽ đề cập rõ hơn ở phần sau). Địa chỉ
broadcast: là địa chỉ IP được dùng để đại diện cho tất cả các host trong mạng.
Phần host_id chỉ chứa các bit 1. Địa chỉ này cũng không thể dùng để đặt cho
một host được. Ví dụ 172.29.255.255 là một địa chỉ broadcast.
Mặt nạ mạng (network mask): là một con số dài 32 bit, là phương tiện
giúp máy xác định được địa chỉ mạng của một địa chỉ IP để phục vụ cho
công việc routing. Mặt nạ mạng cũng cho biết số bit nằm trong phần host_id.
Được xây dựng theo cách: bật các bit tương ứng với phần network_id (chuyển
12
thành bit 1) và tắt các bit tương ứng với phần host_id (chuyển thành bit 0).
Mặt nạ mặc định của lớp A: sử dụng cho các địa chỉ lớp A khi không
chia mạng con, mặt nạ có giá trị 255.0.0.0.
Mặt nạ mặc định của lớp B: sử dụng cho các địa chỉ lớp B khi không
chia mạng con, mặt nạ có giá trị 255.255.0.0.
Mặt nạ mặc định của lớp C: sử dụng cho các địa chỉ lớp C khi không
chia mạng con, mặt nạ có giá trị 255.255.255.0.
2.3.4.2. Giới thiệu các lớp địa chỉ.
2.3.4.2.1. Lớp A.
Số bit làm network_id: 8 bit (0xxxxxxx).
Số bit làm host_id: 24 bit.
Số đường mạng của lớp A: 2^(8-1) -2 = 126.
Số địa chỉ lý thuyết trọng một đường mạng thuộc lớp A là 2^24.
Số địa chỉ hợp lệ trong một đường mạng thuộc lớp A là 2^(24-2).
Lưu ý:
- Đường mạng không tính là đường mạng 0 và 127.

- Địa chỉ hơp lệ không tính địa chỉ đường mạng và điah chỉ
boardcast.
2.3.4.2.2. Lớp B.
Số bit làm network_id: 16 bit (10xxxxxxxx ).
Số bit làm host_id: 16 bit.
Số đường mạng của lớp B: 2^(16-2).
Số địa chỉ lý thuyết trong một đường mạng thuộc lớp B là 2^16.
Số địa chỉ hợp lệ trong một đường mạng thuộc lớp B là 2^(16-2).
Lưu ý: Địa chỉ không hợp lệ không tính địa chỉ đường mạng và địa chỉ
boardcast.
2.3.4.2.3. Lớp C.
Số bit làm network_id: 24 bit (10xxxxxxxx ).
Số bit làm host_id: 8 bit.
13
Số đường mạng của lớp C: 2^(24-3).
Số địa chỉ lý thuyết trong một đường mạng thuộc lớp B là 2^8.
Số địa chỉ hợp lệ trong một đường mạng thuộc lớp B là 2^(8-2).
2.3.4.2.4. Lớp D và Lớp E.
Các địa chỉ có byte đầu tiên nằm trong khoảng 224 đến 255 là các địa
chỉ thuộc lớp D hoặc E. Do các lớp này không phục vụ cho việc đánh địa
chỉ các host nên không trình bày ở đây.
2.3.4.3. Địa chỉ riêng (Private address)và cơ chế chuyển đổi địa chỉ mạng
(Network Address Translation - NAT)
Tất cả các IP host khi kết nối vào mạng Internet đều phải có một địa chỉ
IP do tổ chức IANA (Internet Assigned Numbers Authority) cấp phát – gọi
là địa chỉ hợp lệ (hay là được đăng ký). Tuy nhiên số lượng host kết nối vào
mạng ngày càng
gia
tăng dẫn đến tình trạng khan hiếm địa chỉ IP. Một giải
pháp đưa ra là sử dụng cơ chế NAT kèm theo là RFC 1918 qui định danh

sách địa chỉ riêng. Các địa chỉ này sẽ không được IANA cấp phát - hay còn
gọi là địa chỉ không hợp lệ.
NAT được sử dụng trong thực tế là tại một thời điểm, tất cả các host trong
một mạng LAN thường không truy xuất vào Internet đồng thời, chính vì vậy ta
không cần phải sử dụng một số lượng tương ứng địa chỉ IP hợp lệ. NAT cũng
được sử dụng khi nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) cung cấp số lượng địa chỉ
IP hợp lệ ít hơn so với số máy cần truy cập Internet. NAT được sử dụng trên
các router đóng vai trò là gateway cho một mạng. Các host bên trong mạng
LAN sẽ sử dụng một lớp địa chỉ riêng thích hợp. Còn danh sách các địa chỉ IP
hợp lệ sẽ được cấu hình trên Router NAT. Tất cả các packet của các host
bên trong mạng LAN khi gửi đến một host trên Internet đều được router
NAT phân tích và chuyển đổi các địa chỉ riêng có trong packet thành một địa
chỉ hợp lệ trong danh sách rồi mới chuyển đến host đích nằm trên mạng
Internet. Sau đó nếu có một packet gửi cho một host bên trong mạng LAN thì
Router NAT cũng chuyển đổi địa chỉ đích thành địa chỉ riêng của host đó rồi
mới chuyển cho host ở bên trong mạng LAN. Một cơ chế mở rộng của NAT là
PAT (Port Address Translation) cũng dùng cho mục đích tương ứng. Lúc này
thay vì chỉ chuyển đổi địa chỉ IP thì cả địa chỉ cổng dịch vụ (port) cũng được
chuyển đổi (do Router NAT quyết định).
14
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ VÀ CÀI ĐẶT MẠNG LAN TRONG CÔNG TY.
3.1 KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ THIẾT KẾ VÀ CÀI ĐẶT MẠNG LAN TRONG
CÔNG TY.
Tiến hành xây dựng mạng là quy trình xây dựng cơ sở hạ tầng, thiết kế giải pháp
nhằm phục vụ cho việc sử dụng mạng một các hiệu quả, tránh lãng phí trong đầu tư
hoặc mạng không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng
3.1.1 Thu thập yêu cầu của khách hàng.
Mục đích của yêu cầu này là nhằm xác định mong muốn cảu khách hàng mà
chúng ta sắp xây dựng. Những câu hỏi cần được trả lời trong giai đoạn này là:
 Thiết lập mạng để làm gì?

 Sử dụng nó cho mục đích gì?
 Các máy tính nào sẽ được nối mạng?
 Những người nào sẽ được sử dụng mạng, mức độ khai thác của từng
người nhóm người ra sao?
 Trong vòng 3 - 5 năm tới nối thêm máy vào mạng hay không? Nếu
có ở đâu? Số lượng bao nhiêu?
3.1.2 Phân tích yêu cầu.
Khi đã có yêu cầu của khách hàng, bước kế tiếp là ta phân tích yêu cầu để
xây dựng bảng “ Đặc tả yêu cầu hệ thống mạng” trong đó xác định rõ những vấn
đề sau:
 Những dịch vụ nào cần phải có trên mạng? (dịch vụ chia sẽ tâp tin,
chia sẽ máy in, dịch vụ web, truy cập internet, ).
 Mô hình mạng là gì? (workgroup hay client - server).
 Mức độ yêu cầu an toàn mạng.
 Ràng buộc về băng thông tối thiểu trên mạng.
3.1.3 Thiết kế giải pháp.
Bước kế tiếp trong tiến trình xây dựng mạng là thiết kế giải pháp để thỏa
mãn những yêu cầu đặt ra trong bảng đặc tả yêu cầu hệ thống mạng. Việc lựa
chọn giải pháp cho hệ thống mạng, phụ thuộc vào nhiều yếu tố, có thể liệt kê
như sau:
15
 Kinh phí dành cho hệ thống mạng.
 Công nghệ phổ biến trên thị trường.
 Thói quen về công nghệ của khách hàng.
 Yêu cầu tính ổn định và băng thôngcủa hệ thống mạng.
Tùy thuộc vào mỗi khách hàng cụ thể mà thứ tụ ưu tiên, chi phối của các
yếu tố khác nhau dẫn đến giải pháp thiết kế khác nhau. Tuy nhiên các giai đoạn
mà công việc thiết kế giải pháp phải giống nhau.
3.1.3.1 Thiết kế mạng ở mức luận lý.
Thiết kế sơ đồ mạng ở mức luận lý liên quan đến việc lựa chọn mô hình

mạng, giao thức mạng và thiết đặt các cấu hình cho các thành phần nhận
dạng mạng.
Mô hình mạng được chọn phải hỗ trợ được tất cả các dịch vụ đã được
mô tả trong bảng đặc tả hệ thống mạng. Mô hình mạng có thể chọn là
workgroup hay client-server đi kèm với giao thức TCP/IP, NETBEUI hay
IPX/SPX.
3.1.3.2 Xây dựng chiến lược khai thác và quản lý tài nguyên mạng.
Chiến lược này, nhằm xác định ai được quyền làm gì trên hệ thống
mạng. Thông thường người dùng trong mạng được nhóm lại thành từng
nhóm và việc phân quyền được thực hiện trên các nhóm người dùng.
3.1.3.3 Thiết kế sơ đồ mạng ở mức vật lý.
Căn cứ vào sơ đồ thiết kế mạng ở mức luận lý, kết hợp với kết quả khảo
sát thực địa. Bước kế tiếp ta tiến hành thiết kế mạng ở mức vật lý. Sơ đồ
mạng ở mức vật lý mô tả chi tiết vị trí đi dây mạng ở thực địa, vị trí kết nối
các thiết bị như hub, switch, router, Từ đó, đưa ra một bảng dự trù các
thiết bị mạng cần mua. Trong đó, thiết bị cần nêu rõ: tên thiết bị, thông số
kỹ thuật, đơn vị tính, đơn giá,
3.1.3.4 Lựa chọn hệ điều hành và phần mềm ứng dụng.
Mô hình mạng có thể được cài đặt dưới nhiều hệ điều hành khác nhau
như: windowns server 2003,windownsws server 2008, Linux Tương tự,
các giao thức thông dụng như TCP/IP, OSI cũng được hỗ trợ trong hầu hết
các hệ diều hành. Chính vì thế, ta có một phạm vi lựa chọn rất lớn. Quyết
định lựa chọn một hệ điều hành mạng thông thường dựa vào các yếu tố.
- Giá thành phần mềm của giải pháp.
16
- Sự quen thuộc của khách hàng đối với phần mềm.
- Sự quen thuộc của người xây dựng mạng đối với phần mềm.
Hệ điều hành là nền tảng để cho các phần mềm sau đó vận hành trên nó.
Giá thành phần mềm của giả pháp không phải chỉ có giá thành của hệ điều
hành được chọn mà nó còn bao gồm cả các giá thành các phần mềm ứng

dụng chạy trên nó. Hiện nay, có hai xu hướng chọn hệ điều hành mạng: các
hệ điều hành của microsoft windows (bản quyền) hoặc các phiên bản Linux
( mã nguồn mở).
Sau khi đã chọn hệ điều hành mạng, bước kế tiếp là tiến hành chọn các
phần mềm ứng dụng cho từng dịch vụ.
3.1.4 Cài đặt mạng.
Khi bản thiết kế đã được thẩm định, bước kế tiếp là tiến hành lắp đặt phần
cứng và phần mềm theo thiết kế.
3.1.4.1 Cài đặt phần cứng.
Lắp đặt phần cứng liên quan đén việc đi dây mạng và lắp đặt các thiết bị
mạng vào đúng ví trí như trong thiết kế mạng ở mức vật lý đã tả.
3.1.4.2 Cài đặt phần mềm.
Cài đặt hệ điều hành mạng cho máy trạm, server.
Cấu hình các dịch vụ mạng.
Tạo người dùng, phân quyền sử dụng mạng.
Việc phân quyền cho người dùng theo đúng chiến lược khái thác và
quản lý tài nguyên mạng.
Nếu mạng có sử dụng router hay phân nhánh mạng con thì cần thiết phải
thực hiện bước xây dưng bảng chọn đường trên các router và trên các máy
tính.
3.1.5 Kiểm tra thử mạng:
Sau khi đã cài đặt xong phần cứng và các máy tính đã được nối vào mạng.
Bước kế tiếp là kiểm tra sự vận hành của mạng.
Trước tiên, kiểm tra sự kết nối giữa các máy tính với nhau. Sau đó, kiểm tra
hoạt động của các dịch vụ, khả năng truy cập của người dùng vào các dịch vụ và
mức độ an toàn của hệ thống.
Nội dung kiểm thử dựa vào bảng đặc tả yêu cầu mạng đã được xác định lúc
17
đầu.
3.1.6 Bảo trì hệ thống:

Mạng sau khi đã cài đặt xong cần được bảo trì một khoảng thời gian nhất
định để khắc phục những vấn đề phát sinh xảy ra trong tiến trình thiết kế và cài
đặt mạng.
3.2 MÔ HÌNH TRIỂN KHAI THỰC TẾ.
3.2.1 Tổng hơp các yêu cầu.
Công ty ABC có 3 tầng gồm 42 máy tính. Trong đó,
Tầng 1:
- Phòng kế toán: 05 máy tính.
- Phòng kinh doanh: 10 máy tính.
Tầng 2:
- Phòng giám đốc: 02 máy tính
- Phòng kế họach: 10 máy tính.
Tầng 3:
- Phòng kỹ thuật: 10 máy tính.
- Phòng lắp ráp: 5 máy.
Hình 3.1 Mô hình tầng 1
18
HÀNH LANG TẦNG 1 CẦU THANG
PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG KINH DOANH

×