Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Tóm tắt lý thuyết ôn thi môn tài chính quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.76 KB, 8 trang )

1
TÓM TẮT NỘI DUNG TCQT
Câu 1: Arbitrage là gì?
Hãy nêu các hình thức phổ biến của Arbitrage?
Arbitrage là sự vốn hóa trên khác biệt của giá niêm yết.
Có 3 hình thức arbitrage phổ biến:
Arbitrage địa phương: là việc vốn hóa trên khác biệt tỷ giá giữa các ngân
hàng trên cùng một quốc gia.
Arbitrage ba bên: là việc vốn hóa trên khác biệt tỷ giá giữa các ngân hàng
không cùng một quốc gia. Arbitrage ba bên điều chỉnh để làm cho tỷ giá
niêm yết của các ngoại tệ tương thích với nhau và cũng làm cho không có
nhà kinh doanh chênh lệch nào thu được lợi nhuận từ những khác biệt trong
tỷ giá chéo. Kinh doanh chênh lệch lãi suất có phòng ngừa: Thiết lập nên
mối quan hệ giữa lãi suất của hai quốc gia thông qua đại lượng phần bù hoặc
chiết khấu kỳ hạn. Kinh doanh chênh lệch lãi suất có phòng ngừa là một
hoạt động có liên quan đến đầu tư ra nước ngoài và sau đó nhà đầu tư tìm
cách phòng ngừa để chống lại rủi ro tỷ giá.
Câu 2: Nghiệp vụ arbitrage địa phương có rủi ro tỷ giá hay không?
Bạn có thể thực hiện được nghiệp vụ này thu lợi hay không?
Nghiệp vụ arbitrage đại phương có rủi ro tỷ giá hay không?
Nghiệp vụ arbitrage không có rủi ro tỷ giá vì bạn có thể biết trước giá hỏi
mua và giá chào bán của ngân hàng về một đồng tiền nào đó khi bạn muốn
thực hiện nghiệp vụ này để kiếm lợi nhuận.
Có thể thực hiện nghiệp vụ này thu lợi hay không?
Khi giá hỏi mua của 2 ngân hàng hoặc giá chào bán giữa hai ngân hàng khác
nhau thì điều này cũng không đảm bảo rằng bạn có thể thực hiện được
nghiệp vụ arbitrage địa phương. Bạn có thể nhận được lợi nhuận từ arbitrage
địa phương khi giá hỏi mua của một ngân hàng phải cao hơn giá chào bán
của một ngân hàng khác.
Câu 3: Ngang giá lãi suất là gì? Nếu ngang giá lãi suất tồn tại thì điều gì
xảy ra?


Ngang giá lãi suất:
Ngay khi các áp lực thị trường làm cho lãi suất và tỷ giá thay đổi làm cho
hoạt động kinh doanh chênh lệch lãi suất có phòng ngừa không còn khả thi
nữa, thì chúng ta sẽ ở vào một thế cân bằng gọi là ngang giá lãi suất IRP. Lý
thuyết ngang giá lãi suất IRP cho rằng, chênh lệch lãi suất giữa hai quốc gia
2
sẽ được bù đắp bằng sự khác biệt giữa tỷ giá kỳ hạn và tỷ giá giao ngay của
2 đồng tiền.
Sự khác biệt giữa tỷ giá kỳ hạn và tỷ giá giao ngay của hai đồng tiền được
thể hiện bằng phần bù hoặc khoản chiết khấu kỳ hạn.
Nếu ngang giá lãi suất tồn tại thì việc kinh doanh chênh lệch lãi suất có
phòng ngừa không còn khả thi nữa.
Câu 4: Ngang giá lãi suất có được duy trì liên tục hay không? Nếu
ngang giá lãi suất không duy trì thì điều gì sẽ xảy ra?
-Ngang giá lãi suất hầu như không duy trì liên tục, lý do là do:
+Sự tồn tại của chi phí giao dịch
+Những hạn chế tiền tệ tiềm ẩn (như: quy định quản lý ngoại hối…)
+Sự khác nhau về luật thuế giữa các quốc gia (như: thuế trên vốn đầu tư,
thuế trên lãi…)
-Nếu ngang giá lãi suất không duy trì liên tục thì bạn có thể thu được lợi
nhuận từ hoạt động kinh doanh chênh lệch lãi suất có phòng ngừa.
Câu 5: Cán cân thanh toán là gì? Các thành phần chủ yếu của cán cân
thanh toán?
Cán cân thanh toán là một đo lường tất cả các giao dịch giữa các cư dân
trong nước và cư dân nước ngoài qua một thời kỳ nhất định.
Thành phần của cán cân thanh toán được chú trọng nhất là: Tài khoản
vãng lai và tài khoản vốn.
-Tài khoản vãng lai: là một thước đo rộng nhất của mậu dịch quốc tế về
hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia. Bao gồm các thành phần như:
+Cán cân mậu dịch: nói lên chênh lệch xuất khẩu và nhập khẩu. Một thâm

hụt trong cán cân mậu dịch nói lên giá trị hàng nhập khẩu lớn hơn giá trị
hàng xuất khẩu. Và một thặng dư trong cán cân thương mại nói lên giá trị
hàng xuất khẩu lớn hơn giá trị hàng nah65p khẩu.
+Các cân dịch vụ: là số tiền chi trả thuần tiền lãi và cổ tức cổ phần cho các
nhà đầu tư nước ngoài, cũng như số tiền thu và chi từ du lịch quốc tế và các
giao dịch khác .
+Chuyển giao đơn phương: Bao gồm các khoản biếu tặng hay viện trợ của
chính phủ và tư nhân.
-Tài khoản vốn: Phản ánh các thay đổi trong tài sản dài hạn và ngắn hạn mà
quốc gia sở hữu.
+Đầu tư nước ngoài dài hạn: Bao gồm việc đầu tư vốn giữa các quốc gia,
kể cả đầu tư trực tiếp nước ngoài và mua chứng khoán với kỳ hạn trên 1
năm. +Đầu tư nước ngoài ngắn hạn: Bao gồm các lưu lượng vốn đầu tư vào
chứng khoán có kỳ hạn dưới 1 năm.
3
Câu 6: Hãy trình bày và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân tài
khoản vãng lai?
Các yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất là:
Lạm phát: Nếu 1 quốc gia có tỷ lệ lạm phát cao hơn so với quốc gia có
quan hệ mậu dịch thì người tiêu dùng trong nước sẽ thích mua hàng nước
ngoài hơn (do giá rẻ hơn) làm tăng lượng hàng nhập khẩu, trong khi đó hàng
xuất khẩu lại giảm (do người nước ngoài không mua hàng trong nước mình
do giá đắc hơn). Làm cho cán cân mậu dịch giảm nếu các yếu tố khác không
đổi. Dẫn đến giảm tài khoản vãng lai.
Thu nhập quốc dân: Khi thu nhập của 1 quốc gia tăng lên theo 1 tỷ lệ
cao hơn so với các quốc gia khác có quan hệ mậu dịch. Thì người dân trong
nước sẽ gia tăng nhu cầu chi tiêu cho hàng hóa nước ngoài nhiều hơn. Làm
cho cán cân mậu dịch giảm nếu các yếu tố khác không đổi. Dẫn đến giảm tài
khoản vãng lai.
Tỷ giá hối đoái: Nếu đồng tiền của một quốc gia bắt đầu tăng giá so với

đồng tiền của các nước khác, các cân mậu dịch của nước đó sẽ giảm, dẫn
đến tài khoản vãng lai sẽ giảm nếu các yếu tố khác không đổi. Bởi vì hàng
hóa xuất khẩu từ nước này sẽ trở nên mắc hơn đối với các nước nhập khẩu
nếu đồng tiền họ mạnh hơn.
Các biện pháp hạn chế của chính phủ:
Nếu chính phủ 1 quốc gia đánh thuế trên mặt hàng nhập khẩu thì làm cho
lượng hàng nhập khẩu đó sẽ giảm đi. Làm cho cán cân mậu dịch tăng lên
nếu các yếu tố khác không đổi. Dẫn đến tăng tài khoản vãng lai.
Hoặc, chính phủ có thể quy định 1 hạn ngạch đối với hàng hóa nhập khẩu,
hay giới hạn tối đa có thể có nhập khẩu.
Ngoài ra, chính phủ có thể sử dụng chính sách tiền tệ và tài khóa để tác động
đến tài khoản vãng lai của nước mình. Vì chính sách tài khóa và tiền tệ có
thể ảnh hưởng đến lạm phát và thu nhập, mà các biến số lạm phát và thu
nhập lại ảnh hưởng đến TKVL.

Câu 7: Để điều chỉnh một thâm hụt cán cân mậu dịch chúng ta nên làm
gì?
Bất kỳ một chính sách nào làm tăng nhu cầu của người tiêu dùng nước
ngoài đối với hàng hóa và dịch vụ trong nước sẽ cải thiện vị thế của cán cân
mậu dịch của nước đó. Nhu cầu của người tiêu dùng nước ngoài đối với
hàng hóa và dịch vụ trong nước tăng khi: giá xuất khẩu hàng hóa trong nước
trở nên rẻ hơn đối với người nước ngoài, hay lạm phát nước đó thấp hơn
nước ngoài.
4
Câu 8: Hãy trình bày và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân
tài khoản vốn?
Các yếu tố tác động tài khoản vốn như:
Các biện pháp kiểm sốt vốn của chính phủ:
Các phương thức kiểm sốt vốn:
Kiểm sốt vốn trực tiếp. là việc hạn chế những giao dòch vốn, những

khoản thanh toán liên quan đến giao dòch vốn và việc chuyển giao ngân
quỹ bằng những ngăn cấm triệt để, những hạn chế mang tính chất số
lượng. Thông thường, loại kiểm soát này áp đặt những nghóa vụ hành
chính lên hệ thống ngân hàng để kiểm tra dòng vốn.
Kiểm sốt vốn gian tiếp. (hay kiểm soát vốn dựa trên cơ sở thò trường) là
việc hạn chế những biến động của dòng vốn và những giao dòch khác làm
cho chúng phải tốn kém nhiều chi phí hơn mới thực hiện được. Ø
Cấc biện pháap kiểm sốt vốn:
Chính sấch đdối với dòng vốn vầo:
_Can thiệp vô hiệu hóa
_Nâng tỷ giá
_Các chính sách tài chính tiền tệ
Chính sấch đối với dong vốn ra:
_Nhằm mục đích kiềm chế đầu cơ tiền tệ và ổn đònh thò trường ngoại hối
_Kiểm soát dòng vốn ra trong suốt thời kỳ khủng hoảng tài chính chỉ tạm
thời mang tính chất đối phó của chính phủ ü
Dâan số: Đối với các quốc gia có nguồn dân số trẻ thì nhu cầu vốn cao, làm
cho tài khoản vốn tăng hơn so với các quốc gia khác. ü
Tỷ giá hối dối: Khi tỷ giá hối đối của một quốc gia gia tăng thì tài khoản vốn
của quốc gia đó sẽ gia tăng so với các quốc gia khác.
Câu 9: Lý thuyết ngang giá sức mua trình bày về vấn đề gì? Các hình
thức chủ yếu của nó?
Lý thuyết ngang giá sức mua PPP phân tích mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ
giá hối đối.
PPP có 2 hình thức chủ yếu:
Ngang giá sức mua tuyệt đối (hay còn gọi là luật 1 giá):
Thuyết này cho rằng, giá cả của các sản phẩm giống nhau của hai quốc gia
khác nhau sẽ bằng nhau khi được tính bằng 1 đồng tiền chung. Nếu có 1
chênh lệch trong giá cả khi được tính bằng 1 đồng tiền chung hiện hữu, mức
cầu sẽ dịch chuyển để các giá cả này gặp nhau.

5
Ngang giá sức mua tuyệt đối xây dựng trên giả định là thị trường cạnh tranh
hồn hảo: khơng có chi phí giao dịch, chi phí vận tải, hoạt động thương mại
tự do, khơng có sự can thiệp của chính phủ bằng các hàng rào thuế quan, bảo
hộ mậu dịch…
Nhược điểm:
_Chỉ dựa trên giá cả 1 hàng hóa cụ thể và đưa ra kết luận chung cho nền
kinh tế.
_Dựa trên giả định về thị trường cạnh tranh hồn hảo.
Ngang giá sức mua tương đối:
Hình thức tương đối của lý thuyết Ngang giá sức mua giải thích cho khả
năng bất hoàn hảo của thò trường như chi phí vận chuyển, thuế quan và
hạn ngạch v.v…
Hình thức này cho rằng do các điều kiện bất hoàn hảo của thò trường nên
giá cả của những sản phẩm giống nhau ở các nước khác nhau sẽ không
nhất thiết bằng nhau khi được tính bằng một đồng tiền chung
Theo hình thức này, tỷ lệ thay đổi trong giá cả sản phẩm sẽ phần nào
giống nhau khi được tính bằng một đồng tiền chung, miễn là chi phí vận
chuyển và các hàng rào mậu dòch không thay đổi
Câu 10: Tại sao ngang giá sức mua khơng duy trì liên tục?
Có 2 lý do chính:
Các yếu tố ảnh hưởng chính như: Ngồi yếu tố chênh lệch trong lạm phát,
tỷ giá hối đối còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác như lãi suất, mức thu
nhập, các biện pháp kiểm sốt của chính phủ và các hàng rào mậu dịch.
Khơng có hàng thay thế cho hàng nhập khẩu: Theo PPP, khi hàng hóa
nhập khẩu có giá trong nước cao hơn so với nước ngồi thì nước đó sẽ
ngưng nhập khẩu hàng hóa đó và chuyển sang sử dụng hàng trong nước. Tuy
nhiên, nếu trong nước khơng có hàng thay thế cho hàng hóa nhập khẩu đó
thì quốc gia đó phải tiếp tục nhập khẩu hàng nhập khẩu.
Câu 11: Tỷ giá thực là gì? Tỷ giá hối đối thực (tỷ giá thực) là một chỉ số

của sức mua khi chuyển đổi đồng nội tệ ra ngoai tệ. Sức mua phản ánh giá
trị của hàng hóa nước ngồi có thể mua.
Câu 12: Lý thuyết hiệu ứng Fisher quốc tế trình bày về vấn đề gì? Tại
sao nói “lý thuyết fisher quốc tế thực ra là lý thuyết ngang giá lãi suất
trong trường hợp kinh doanh khơng phòng ngừa rủi ro” ?
Lý thuyết hiệu ứng Fisher quốc tế sử dụng lãi suất để giải thích tại sao tỷ
giá hối đối thay đổi theo thời gian, nhưng nó có liên quan mật thiết với lý
thuyết ngang giá sức mua vì lãi suất thường có mối quan hệ mật thiết với tỷ
lệ lạm phát.
6
“Lý thuyết fisher quốc tế thực ra là lý thuyết ngang giá lãi suất trong
trường hợp kinh doanh không phòng ngừa rủi ro”:
Vì lý thuyết ngang giá lãi suất cũng thể hiện mối quan hệ giữa tỷ giá hối
đoái và lãi suất.
Nhưng đối với lý thuyết ngang giá lãi suất, các nhà đầu tư phòng ngừa rủi ro
kinh doanh của mình bằng việc thực hiện một hợp đồng kỳ hạn để đảm bảo
lợi nhuận thu được khi tỷ giá thay đổi trong tương lai.
Trong khi đó, lý thuyết fisher quốc tế lại cho rằng không cần thực hiện hợp
đồng kỳ hạn để phòng ngừa rủi ro, do sự thay đổi, chênh lệch trong tỷ giá sẽ
được bù trừ trong sự chệch lệch trong lãi suất.
Câu 13: Tại sao hiệu ứng Fisher quốc tế không luôn luôn đúng?
Do hiệu ứng Fisher quốc tế căn cứ trên ngang giá sức mua, mà ngang giá
sức mua cũng không luôn luôn đúng. Đồng thời, ngoài lạm phát còn có
những yếu tố khác ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái, nên tỷ giá hối đoái không
điều chỉnh theo chênh lệch lạm phát.
Chế độ tỷ giá hối đoái
a. Chế độ tỷ giá cố định
- Tỷ giá cố định là tỷ giá được cố định (giữ không đổi) hoặc chỉ được cho
phép dao động trong một phạm vi rất hẹp. Nếu tỷ giá bắt đầu dao động quá
nhiều thì các chính phủ có thể can thiệp để duy trì tỷ giá hối đoái trong vòng

giới hạn của phạm vi này.
- Chế độ tỷ giá hối đoái cố định là một chế độ tỷ giá hối đoái được nhà nước
công bố sẽ duy trì không thay đổi tỷ giá giữa đồng nội tệ với một đồng ngoại
tệ nào đó.
- Đặc điểm của chế độ tỷ giá cố định
Về cơ bản, những lực cung - cầu vẫn tồn tại trong thị trường ngoại tệ và chi
phối số lượng cung - cầu ngoại tệ trên thị trường.
Nhà nước cam kết sẽ duy trì tỷ giá hối đoái ở mức độ cố định nào đó bằng
cách nếu cung trên thị trường lớn hơn cầu ở mức tỷ gía cố định thì nhà nước
đảm bảo mua hết số dư cung ngoại tệ. Nếu cung trên thị trường nhỏ hơn cầu
ở mức tỷ gía cố định đó thì nhà nước sẽ đảm bảo cung cấp một lượng ngoại
tệ bằng đúng lượng dư cầu. Nhà nước sẽ thực hiện hoạt động mua bán
lượng dư cung hay cầu đó với tư cách là người mua bán cuối cùng, người
điều
phối. Những dự báo thay đổi tỷ giá trên thị trường gần bằng không trừ
trường hợp nhà nước thay đổi mức tỷ giá cố định.
7
- Điều kiện: Phải có sự can thiệp của chính phủ
- Ưu điểm: Đảm bảo sự ổn định về tỷ giá trong một thời gian dài.
- Nhược điểm: Không phản ánh đúng tỷ giá thị trường do vậy phát sinh
tình trạng tỷ giá ngầm. Đây chỉ là tỷ giá mang tính hình thức.
b. Chế độ tỷ giá thả nổi tự do
TGHĐ được xác định hoàn toàn dựa trên tương quan (mối quan hệ) cung
cầu giữa các đồng tiền trên thị trường ngoại hối mà không cần đến bất kỳ sự
can thiệp nào của NHTW. Chế độ tỷ giá thả nổi là chế độ mà trong đó tỷ giá
hối đoái được xác định và vận động một cách tự do theo quy luật thị trường
mà trực tiếp là quy luật cung - cầu ngoại tệ trên thịtrường ngoại tệ.
Đặc điểm của chế độ tỷ giá thả nổi:
Tỷ giá hối đoái được xác định và thay đổi hoàn toàn tùy thuộc vào tình hình
cung cầu ngoại tệ trên thị trường.

Nhà nước hoàn toàn không có bất cứ một tuyên bố, một cam kết nào về điều
hành và chỉ đạo tỷ giá.
Nhà nước không có bất kỳ sự can thiệp trực tiếp nào vào thị trường ngoại tệ.
Ưu điểm: Chế độ tỷ giá hối đoái này đảm bảo cán cân thanh toán, đảm bảo
chính sách tiền tệ, làm cho nền kinh tế trở nên độc lập, góp phần ổn định
kinh tế, đầu tư tư nhân, ổn định thị trường. Chính sách này được nhiều nước
tư bản có đồng tiền mạnh áp dụng như Mỹ, Anh…
Nhược điểm: Đặt ra những rủi ro khó lường trước cho việc quản lý nguồn
vốn và hoạt động xuất nhập khẩu.
Khi xảy ra những biến động về cung cầu của các đồng tiền thì các đồng tiền
sẽ có xu hướng tăng hoặc giảm giá một cách tự động.
Điều kiện áp dụng: Đối với những nước đã có thị trường ngoại hối tương đối
hoàn chỉnh.
c. Chế độ tỷ giá linh hoạt có sự quản lý của nhà nước
Về cơ bản tỷ giá do thị trường quyết định nhưng có sự can thiệp của nhà
nước vào những lúc cần thiết nhằm tránh những cơn sốc về tỷ giá, hạn chế
sự biến động. Tỷ giá được xác định và thay đổi hoàn toàn phụ thuộc tình
hình quan hệ cung cầu trên thị trường. Ngân hàng nhà nước tuyên bố một
mức biến động cho phép đối với tỷ giá và chỉ can thiệp vào thị trường với tư
cách là người mua bán cuối cùng khi tỷ giá có sự biến động mạnh vượt mức
cho phép.
Nếu tình hình kinh tế có những thay đổi lớn thì mức tỷ giá hối đoái, biên độ
dao động cho phép được nhà nước xác định và công bố lại. Do những ưu
điểm của chế độ này nên chế độ này được nhiều nước áp dụng đặc biệt là
các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam.
8

×