Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 120 trang )







ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ






NGUYỄN THỊ THU HẰNG






HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆT NAM - CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN






LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG













Hà Nội – 2015





ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ




NGUYỄN THỊ THU HẰNG



HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆT NAM - CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN



Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng
Mã số: 60 34 02 01


LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU



NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ HÀ CƢỜNG


XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ
HƢỚNG DẪN
XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HỘI
ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN







Hà Nội – 2015







MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN
CAM KẾT
Danh mục các ký hiệu viết tắt i
Danh mục các bảng ii
Danh mục các sơ đồ, biểu đồ iv
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên
cứu đề tài 5
1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu 5
1.2. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài 8
1.2.1. Phƣơng pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử 8
1.2.2. Phƣơng pháp thống kê và phân tích số liệu thống kê 9
1.2.3. Phƣơng pháp so sánh 10
1.2.4. Phƣơng pháp tham vấn chuyên gia 11
Chƣơng 2:Cơ sở lý luận về huy động vốn của ngân hàng thƣơng mại 12
2.1. Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thƣơng mại 12
2.1.1. Khái niệm và đặc điểm của Ngân hàng thƣơng mại 12
2.1.2. Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thƣơng mại 14
2.2. Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thƣơng mại 18
2.2.1. Phân loại theo hình thức huy động 18
2.2.2. Phân loại theo kỳ hạn 21
2.2.3. Phân loại theo loại tiền huy động 22
2.2.4. Phân loại theo đối tƣợng huy động 23
2.3. Hiệu quả hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thƣơng mại 24
2.3.1. Quan niệm hiệu quả hoạt động huy động vốn của Ngân hàng
thƣơng mại 24

2.3.2. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động vốn của NHTM 25
2.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động huy động vốn 33
2.4.1. Nhân tố chủ quan 33
2.4.2. Nhân tố khách quan 37





Chƣơng 3: Thực trạng hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Thái Nguyên 41
3.1. Khái quát về ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt
Nam – Chi nhánh Thái Nguyên 41
3.1.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Thái Nguyên 41
3.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ 42
3.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàngNông nghiệp và
Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên giai đoạn 2011–
2013 45
3.2. Thực trạng hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Thái Nguyên giai đoạn
2011– 2013 50
3.2.1. Tình hình hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Thái Nguyên giai đoạn 2011-
2013 50
Số tiền 53
3.2.2. Hiệu quả hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Thái Nguyên 60
3.3. Đánh giá thực trạng hoạt động huy động vốn tại ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Thái Nguyên 73

3.3.1. Kết quả đạt đƣợc 73
3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 75
Chƣơng 4: giải pháp nâng cao hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Thái
Nguyên 82
4.1. Định hƣớng phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Thái Nguyên 82
4.1.1. Định hƣớng phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam (Agribank) 82
4.1.2. Định hƣớng nâng cao hoạt động huy động vốn của Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Thái Nguyên . 83





4.2. Giải pháp nâng cao hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Thái Nguyên 84
4.2.1. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 85
4.2.2. Xây dựng chính sách lãi suất linh hoạt và hợp lý 87
4.2.3. Đa dạng hoá các hình thức huy động, tập trung huy động tiền gửi
daì hạn 88
4.2.4. Tăng cƣờng hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả
90
4.2.5. Thúc đẩy hoạt động nghiên cứu thị trƣờng và đẩy mạnh hoạt động
Marketing 91
4.2.6. Hoàn thiện chính sách khách hàng 92
4.2.7. Tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin trong ngân hàng 94
4.2.8. Một số giải pháp khác 94
4.3. Kiến nghị 95

4.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ và NHNN 95
4.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Việt Nam 99
PHỤ LỤC
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO








LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, em xin chân thành cảm ơn sự hƣớng dẫn
tận tình của TS. Vũ Hà Cƣờng trong suốt quá trình viết và hoàn thành luận văn.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo trong Hội đồng khoa học
Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội, khoa Ngân hàng - Tài
chính đã tạo điều kiện và giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.

Thái Nguyên,ngày … tháng …năm …
Tác giả luận văn



Nguyễn Thị Thu Hằng








CAM KẾT
Em xin cam kết đây là công trình nghiên cứu độc lập của em với sự giúp
đỡ của giáo viên hƣớng dẫn. Số liệu đƣợc nêu trong luận văn là trung thực và
có trích dẫn nguồn gốc rõ ràng. Kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung
thực và chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.


Tác giả luận văn




Nguyễn Thị Thu Hằng






i

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT













STT
Ký hiệu
Nguyên nghĩa
1
Agribank
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
2
Agribank
Thái Nguyên
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt
Nam - Chi nhánh Thái Nguyên
3
NH
Ngân hàng
4
NHNN
Ngân hàng Nhà nƣớc
5
NHTW
Ngân hàng trung ƣơng
6
NHTM

Ngân hàng thƣơng mại
7
NVHĐ
Nguồn vốn huy động
8
TCKT
Tổ chức kinh tế
9
TCTD
Tổ chức tín dụng



ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
STT
Bảng
Nội dung
Trang
01
Bảng 3.1
Cơ cấu tín dụng của Agribank Thái Nguyên giai
đoạn 2011 – 2013
47
02
Bảng 3.2
Nợ xấu của Agribank Thái Nguyên giai đoạn 2011–
2013
48

03
Bảng 3.3
Kết quả hoạt động ngoài tín dụng của Agribank
Thái Nguyên 2011 – 2013
49
04
Bảng 3.4
Kết quả hoạt động tài chính của Agribank Thái
Nguyên 2011 – 2013
50
05
Bảng 3.5
Quy mô vốn huy động của Agribank Thái Nguyên
giai đoạn 2011 – 2013
51
06
Bảng 3.6
Cơ cấu nguồn vốn huy độngtheo thành phần kinh tế
của Agribank Thái Nguyên giai đoạn 2011– 2013
53
07
Bảng3.7
Cơ cấu nguồn vốn huy độngtheo kỳ hạn của
Agribank Thái Nguyên giai đoạn 2011-2013
55
08
Bảng 3.8
Cơ cấu nguồn vốn huy độngtheo loại tiền của
Agribank Thái Nguyêngiai đoạn 2011 – 2013
58

09
Bảng 3.9
Cơ cấu vốn huy động theo hình thứchuy động vốn
của Agribank Thái Nguyên giai đoạn 2011 – 2013
60
10
Bảng 3.10
Tổng nguồn vốn huy động, chovay và đầu tƣ của
Agribank Thái Nguyên giai đoạn 2011 – 2013
61
11
Bảng 3.11
Khả năng hoàn thành kế hoạchhuy động vốn của
Agribank Thái Nguyên giai đoạn 2011 – 2013
62
12
Bảng 3.12
Chi phí huy động vốn của Agribank Thái Nguyên
64



iii














giai đoạn 2011 – 2013
13
Bảng 3.13
Sự phù hợp giữa huy độngvà sử dụng vốn ngắn hạn
của Agribank Thái Nguyên giai đoạn 2011-2013
66
14
Bảng 3.14
Sự phù hợp giữa huy động vàsử dụng vốn trung, dài
hạn của Agribank Thái Nguyên giai đoạn 2011- 2013
68
15
Bảng 3.15
Cân đối giữa nguồn vốn huy động nội tệ vàcho vay,
đầu tƣ nội tệ tại Agribank Thái Nguyên giai đoạn
2011 – 2013
69
16
Bảng 3.16
Cân đối giữa nguồn vốn huy động ngoại tệ vàcho
vay, đầu tƣ ngoại tệ tại Agribank Thái Nguyên giai
đoạn 2011 – 2013
70
17

Bảng 3.17
Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn sử dụngcho
vay trung, dài hạn tại Agribank Thái Nguyên giai
đoạn 2011 – 2013
71



iv

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

STT
Sơ đồ,
biểu đồ
Nội dung
Trang
01
Sơ đồ 3.1
Quy trình hoạt động cơ bản của NHTM
13
02
Sơ đồ 3.2
Mô hình tổ chức của Agribank Thái Nguyên
43
03
Biểu 3.1
Quy mô vốn huy động giai đoạn 2011 – 2013
51
04

Biểu 3.2
Nguồn vốn huy động của Agribank Thái Nguyên
phân theo kỳ hạn hạn giai đoạn 2011- 2013
55
05
Biểu 3.3
Nguồn vốn huy động của Agribank phân theo loại
tiền giai đoạn 2011 – 2013
57
06
Biểu 3.4
Cân đối giữa tổng vốn huy động và cho vay, đầu
tƣ tại Agribank Thái Nguyên giai đoạn 2011–2013
61
07
Biểu 3.5
Tốc độ tăng trƣởng vốn huy động tại Agribank
Thái Nguyên giai đoạn 2011 – 2013
63
08
Biểu 3.6
Các chỉ tiêu đánh giá tính hợp lý của chi phí huy
động vốn tại Agribank Thái Nguyên giai đoạn
2011 – 2013
64
09
Biểu 3.7
Cân đối giữa NVHĐ ngắn hạn và cho vay, đầu tƣ
ngắn hạn tại Agribank Thái Nguyên giai đoạn
2011 – 2013

67
10
Biểu 3.8
Cân đối giữa NVHĐ trung, dài hạn và cho vay,
đầu tƣ trung, dài hạn tại Agribank Thái Nguyên
giai đoạn 2011 – 2013
68
11
Biểu 3.9
Cân đối giữa NVHĐ nội tệ và cho vay, đầu tƣ nội
tệ tại Agribank Thái Nguyên giai đoạn 2011 -2013
70
12
Biểu 3.10
Cân đối giữa NVHĐ ngoại tệ và cho vay, đầu tƣ
ngoại tệ tại Agribank Thái Nguyên giai đoạn
2011-2013
71




1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nƣớc ta đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá,
xây dựng nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa trong xu thế hội
nhập kinh tế khu vực và toàn cầu. Để thực hiện thành công chiến lƣợc đó, nhu
cầu về vốn đầu tƣ là rất lớn và cần thiết bởi vốn là nguồn lực vô cùng quan

trọng, là chìa khoá, điều kiện tiền đề cho mọi quá trình phát triển. Văn kiện
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX nhấn mạnh “Chúng ta không thể thực hiện
công nghiệp hoá – hiện đại hoá nếu không huy động đƣợc nhiều nguồn vốn,
nhất là nguồn vốn dài hạn trong nƣớc mà nòng cốt để thực hiện đƣợc nhiệm
vụ quan trọng này phải là các Ngân hàng thƣơng mại (NHTM), các công ty
tài chính”.
Ngân hàng thƣơng mại là một trung gian tài chính quan trọng trong nền
kinh tế, là loại hình doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh chủ yếu trên lĩnh vực
tiền tệ buộc phải hoạt động có hiệu quả để đảm bảo mục tiêu an toàn, phát
triển bền vững trong nền kinh tế thị trƣờng và thực hiện vai trò dẫn vốn, đáp
ứng nhu cầu cho nền kinh tế.
Tại Việt Nam, trong những năm gần đây hệ thống ngân hàng nói chung
và hệ thống các NHTM nói riêng đã có những bƣớc phát triển đáng kể, hoạt
động huy động vốn có mức tăng trƣởng cao và từng bƣớc đáp ứng nhu cầu
vốn cho sự nghiệp công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nƣớc. Tuy nhiên,
nguồn vốn trong nền kinh tế vẫn chƣa đƣợc khai thác triệt để và chƣa đƣợc sử
dụng có hiệu quả, chi phí vốn còn cao do các hình thức huy động vốn nghèo
nàn, năng lực đội ngũ cán bộ nhân viên ngân hàng yếu kém, thị trƣờng chứng
khoán phát triển chƣa tƣơng xứng với tiềm năng cùng hành lang pháp lý chƣa
hoàn thiện.



2

Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên (Agribank Thái Nguyên) trong thời
gian qua đã đạt đƣợc một số kết quả nhất định, bên cạnh đó vẫn còn bộc lộ
một số tồn tại, hạn chế.Vì vậy, cần nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn về
hoạt động huy động vốn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động này, phục vụ cho

hoạt động sản xuất kinh doanh của ngân hàng (NH).
Xuất phát từ đòi hỏi thực tế, tác giả đã chọn đề tài “ Huy động vốn tại
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thái
Nguyên” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích
Vận dụng kiến thức đã học để phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động
huy động vốn, đề xuất các giải pháp nâng cao hoạt động huy động vốn tại
Agribank Thái Nguyên.
- Nhiệm vụ
+ Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động huy động vốn
của NHTM.
+ Phân tích thực trạng hoạt động huy động vốn tại Agribank Thái Nguyên.
+ Đề xuất các giải pháp nâng cao hoạt động huy động vốn tại Agribank
Thái Nguyên.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu hoạt động huy động vốn tại Agribank Thái Nguyên.
- Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: nghiên cứu hoạt động huy động vốn tại Agribank Thái Nguyên.



3

Về thời gian: hoạt động huy động vốn của Agribank Thái Nguyên giai
đoạn 2011 - 2013 và định hƣớng nâng cao hoạt động huy động vốn của
Agribank Thái Nguyên.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phƣơng pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ

nghĩa duy vật lịch sử, luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu: phƣơng
pháp thống kê và phân tích số liệu thống kê; phƣơng pháp so sánh; phƣơng
pháp tham vấn chuyên gia cùng với việc sử dụng các công cụ phân tích kinh
tế nhƣ bảng, biểu, sơ đồ, các chỉ số để minh họa nội dung.
Luận văn sử dụng nguồn dữ liệu thu thập từ các báo cáo kết quả hoạt
động của Agribank Thái Nguyên, thông tin nội bộ liên quan đến các số liệu về
kết quả hoạt động kinh doanh và hoạt động của NHTM để so sánh và phân
tích.Các nguồn dữ liệu đƣợc tác giả trích dẫn trực tiếp trong luận văn và đƣợc
ghi chú chi tiết trong phần tài liệu tham khảo.
5. Câu hỏi nghiên cứu
- Ngân hàng thƣơng mại đƣợc hiểu nhƣ thế nào theo các quan điểm khác
nhau?
- Ngân hàng thƣơng mại có các hoạt động cơ bản nào?
- Ngân hàng thƣơng mại chủ yếu huy động vốn từ những nguồn nào?
- Hiệu quả hoạt động huy động vốn của NHTM đƣợc quan niệm nhƣ thế
nào và các tiêu chí định tính, định lƣợng để đánh giá.
- Hoạt động huy động vốn của NHTM chịu ảnh hƣởng bởi nhân tố nào?
- Trong giai đoạn 2011- 2013, hoạt động huy động vốn tại Agribank
Thái Nguyên đƣợc thực hiện ra sao?
- Cần có giải pháp gì để nâng cao hoạt động huy động vốn tại Agribank
Thái Nguyên.




4

6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn đƣợc kết cấu thành 4 chƣơng, cụ thể nhƣ sau:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu
đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý luận về huy động vốn của Ngân hàng thƣơng mại
Chương 3: Thực trạng hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên.
Chương 4: Giải pháp nâng cao hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên.



5

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH
NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu
Bất kỳ một tổ chức nào muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi phải có vốn.
Nhu cầu sử dụng vốn là rất lớn nên các tổ chức không thể chỉ dựa vào nguồn
vốn tự có để trang trải mà phải huy động vốn từ bên ngoài. Huy động vốn
càng đóng vai trò quan trọng và cấp thiết đối với hoạt động củaNH khi nó chủ
yếu dựa trên nguồn vốn huy động (NVHĐ). Do vậy, làm thế nào để nâng cao
hoạt động huy động vốn luôn là vấn đề trăn trở của các nhà quản lý NH.Nhận
thấy tầm quan trọng của việc nâng cao hoạt động huy động vốn trong bối
cảnh cạnh tranh giữa các NH diễn ra ngày càng gay gắt và mãnh liệt.
Trong thời gian qua đã có nhiều tác giả lựa chọn đề tài: huy động vốn tại
một số NH làm đề tài nghiên cứu của mình; nhiều tài liệu về NHTM và các
hoạt động của NHTM trong đó có hoạt động huy động vốn.
Khi đƣa ra khái niệm về NHTM, luận văn các tác giả Vũ Thu Giang
(2008), Ngô Xuân Hoàng (2013), Đỗ Minh Huệ (2011), Nguyễn Thị Hƣờng
(2012), Nguyễn Thị Thuỷ (2012), Trần Nhã Trân (2012), Trƣơng Thị Hải Yến

(2014), Vũ Thị Kim Oanh (2012) đều căn cứ theo Luật các TCTD nƣớc Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010: “Ngân hàng thƣơng
mạilà loại hình NH đƣợc thực hiện tất cả các hoạt động NH và các hoạt động
kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”.
Nghiên cứu về các nguồn vốn huy động của NHTM, luận văn các tác giả
có khá nhiều quan điểm khác nhau. Các tác giả Nguyễn Thị Hƣờng, Nguyễn
Thị Thủy cho rằng, NHTM có thể huy động vốn dƣới các hình thức nhận tiền
gửi, phát hành giấy tờ có giá, đi vay và các hình thức huy động vốn khác theo
quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc (NHNN). Tác giả Vũ Thị Kim Oanh cho



6

rằng: phát hành giấy tờ có giá về bản chất là đi vay nên NVHĐ đƣợc cấu
thành từ tiền gửi và đi vay. Tác giả Trần Nhã Trân, Đỗ Minh Huệ đƣa ra suy
luận nguồn vốn chủ sở hữu là nguồn vốn NH huy động đƣợc nên NVHĐ gồm
vốn chủ sở hữu và vốn nợ trong đó vốn nợ gồm tiền gửi, đi vay.
Nghiên cứu về quan niệm hiệu quả hoạt động huy động vốn, các tác giả:
Đỗ Minh Huệ, Nguyễn Thị Thủy, Trƣơng Thị Hải Yến có cùng cách hiểuvề
hiệu quả huy động vốn của NHTM là kết quả huy động mà NH đạt đƣợc, phù
hợp với nhu cầu sử dụng vốn, đảm bảo đƣợc mục tiêu an toàn và sinh lợi cao
trong từng thời kỳ.Tác giả Trần Nhã Trân còn cho rằng:hiệu quả hoạt động
huy động vốn đƣợc thể hiện khả năng tích hợp với dịch vụ mà NH đƣa ra.Tác
giả Vũ Thu Giang đƣa ra quan niệm về chất lƣợng huy động vốn dựa trên
định nghĩa của tổ chức quốc tế về chất lƣợng trong tiêu chuẩn hoá ISO: “ Chất
lƣợng là tổng thể các đặc điểm và đặc tính của một sản phẩm hoặc dịch vụ có
khả năng thỏa mãn đƣợc nhu cầu đƣợc nêu ra”, hay, “ Chất lƣợng là phù hợp
với mục đích và sự sử dụng”. Theo đó, tác giả cho rằng: “ Chất lƣợng huy
động vốn là sự phù hợp giữa khả năng huy động vốn và nhu cầu sử dụng

vốn”. Theo tác giả Nguyễn Thị Hƣờng, hoạt động huy động vốn có hiệu quả
khi NVHĐ có tính ổn định.
Nghiên cứu về các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn,
đa số các tác giả (Vũ Thu Giang, Vũ Thị Kim Oanh, Nguyễn Thị Thủy,
Trƣơng Thị Hải Yến), đều sử dụng các tiêu chí: quy mô nguồn vốn tiền gửi
đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn, tốc độ tăng trƣởng cao, ổn định, cơ cấu nguồn
vốn phù hợp, chi phí huy động vốn hợp lý qua việc đánh giá các chỉ tiêu: tốc
độ tăng trƣởng, tỷ trọng các loại vốn huy động, chi phí trả lãi và các chi phí
khác. Tác giả Nguyễn Thị Thủy sử dụng chỉ tiêu chênh lệch lãi suất bình quân
giữa huy động vốn và sử dụng vốn để đo lƣờng khả năng sinh lời của NH
trong quá trình huy động vốn và cho vay, đầu tƣ. Tác giả Vũ Thu Giang cho



7

rằng hiệu quả hoạt động huy động vốn còn dựa trên một số tiêu chí nhƣ: sự đa
dạng về hình thức, kỳ hạn, lãi suất, tiền tệ của các sản phẩm huy động vốn,
NVHĐ có thể chuyển hóa thành tiền mặt một cách dễ dàng với chi phí thấp.
Tác giả Trần Nhã Trân đƣa ra nhiều chỉ tiêu nhƣ chi phí huy động biên, xác
định lãi suất huy động theo phƣơng pháp định giá cá biệt, xác định chi phí lãi
suất dựa trên tỷ lệ lạm phát và thu nhập kỳ vọng của ngƣời gửi tiền. Ngoài ra,
tác giả còn cho rằng bên cạnh các tiêu chí định lƣợng thì các tiêu chí định tính
cũng rất quan trọng, đó là độ hài lòng của khách hàng, đảm bảo an toàn vốn
huy động, khả năng mở rộng và phát triển hoạt động, mức độ thuận tiện và lợi
ích của khách hàng gửi tiền.
Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động huy động vốn, tất
cả các tác giả đều cho rằng hoạt động huy động vốn của NH chịu ảnh hƣởng
bới các nhân tố chủ quan xuất phát từ nội tại NH và các nhân tố khách quan.
Các tác giả đƣa ra các nhân tố chủ quan nhƣ chính sách lãi suất, cơ sở vật

chất, trang thiết bị của NH, mạng lƣới hoạt động, uy tín, thƣơng hiệu, sự đa
dạng các dịch vụ, sản phẩm huy động, chiến lƣợc kinh doanh, quy mô vốn
chủ sở hữu, trình độ nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng và các nhân tố khách
quan nhƣ pháp luật, chính sách Nhà nƣớc, tình trạng nền kinh tế, môi trƣờng
cạnh tranh. Tác giả Đỗ Minh Huệ,Nguyễn Thị Thủy cho rằng các yếu tố: hiệu
quả hoạt động cho vay, đầu tƣ, hoạt động Marketing cũng có ảnh hƣởng đến
hoạt động huy động vốn của NH.
Các sách, luận văn trên đều chung nội dung là hoạt động huy động vốn
tại một số ngân hàng. Tuy nhiên, chƣa có công trình nào nghiên cứu hoạt
động huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt
Nam – Chi nhánh Thái Nguyên. Vì vậy, tác giải lựa chọn khoảng trống
nghiên cứu này.



8

1.2. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài
1.2.1. Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
Phép biện chứng duy vật là một học thuyết khoa học, có tính hệ thống
chặt chẽ thể hiện ở nội dung rất phức tạp và đa dạng, có nhiều yếu tố, nhiều
cấp độ, nhiều chức năng và phản ánh ngày càng sâu rộng thế giới hiện thực.
Theo nghĩa ấy, Lê-nin viết: “Phép biện chứng với tính cách là nhận thức sinh
động, nhiều mặt (số các mặt không ngừng tăng lên mãi mãi) bao hàm vô số
khía cạnh trong cách tiếp cận, đi gần tới hiện thực (với một hệ thống triết học
đi từ mỗi khía cạnh mà phát triển thành một toàn thể)”.
Phép biện chứng duy vật là sự thống nhất hữu cơ giữa lý luận và phƣơng
pháp. Hệ thống các nguyên lý, quy luật, phạm trù của nó không chỉ phản ánh
đúng hoạt động của thế giới tự nhiên, xã hội, tƣ duy và là công cụ sắc bén
nhận thức thế giới khách quan của con ngƣời, mà còn chỉ ra đƣợc những cách

thức để định hƣớng đúng hoạt động cụ thể nhằm mang lại hiệu quả, năng suất
cao trong thực tiễn. Khi đánh giá các mối quan hệ, làm các công tác dự báo và
kiểm tra các giả thiết từ học thuyết kinh tế, các nhà nghiên cứu thƣờng sử
dụng số liệu theo dạng chuỗi thời gian, các sự kiện quan sát đƣợc sắp xếp theo
trình tự thời gian, để nghiên cứu các biến số kinh tế.
Áp dụng phƣơng pháp này trong nghiên cứu đề tài là phải có quan điểm
khách quan, trung thực, xem xét sự vật một cách toàn diện, mang tính hệ
thống, trong sự vận động và phát triển, có quan điểm lịch sử cụ thể. Xem xét
các hiện tƣợng và quá trình kinh tế trong mối liên hệ chung và sự tác động lẫn
nhau trong trạng thái phát triển không ngừng, trong tiến trình đó sự tích lũy
những biến đổi về lƣợng sẽ dẫn đến những biến đổi về chất. Phƣơng pháp này
đƣợc sử dụng xuyên suốt trong quá trình viết luận văn.



9

1.2.2. Phương pháp thống kê và phân tích số liệu thống kê
Phƣơng pháp thống kê và phân tích số liệu thống kê đƣợc sử dụng phổ
biến trong hầu hết các sách, tạp chí, luận văn, công trình nghiên cứu khoa học.
- Thống kê là một hệ thống các phƣơng pháp bao gồm thu thập,tổng hợp,
trình bày số liệu, tính toán các đặc trƣng của đối tƣợng nghiên cứu nhằm phục
vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và đề ra các quyết định. Thống kê thƣờng
nghiên cứu 2 lĩnh vực: thống kê mô tả (bao gồm các phƣơng pháp liên quan
đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán các đặc trƣng khác nhau
để phản ánh một cách tổng quát đối tƣợng nghiên cứu) và thống kê suy
diễn(bao gồm các phƣơng pháp ƣớc lƣợng các đặc trƣng của tổng thể nghiên
cứu, phân tích mối liên hệ giữa các hiện tƣợng nghiên cứu, dự đoán hoặc đề
ra các quyết định trên cơ sở các số liệu thu thập đƣợc. Đề tài nghiên cứu của
tác giả chủ yếu sử dụng thống kê mô tả với các kỹ thuật thƣờng sử dụng nhƣ

sau:biểu diễn dữ liệu bằng đồ họa trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu, so sánh
dữ liệu; biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu; thống kê
tóm tắt (dƣới dạng các giá trị thống kê đơn nhất) mô tả dữ liệu.
- Phân tích là phƣơng pháp dùng để chia cái toàn thể hay một vấn đề
phức tạp ra thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố đơn giản hơn để
nghiên cứu và làm sáng tỏ vấn đề. Chẳng hạn, để luận giải đƣợc những vấn đề
về hiệu quả của hoạt động huy động vốn, lý luận chia nhỏ thành những vấn đề
cụ thể hơn nhƣ: khái niệm, các tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hƣởng
đến hiệu quả hoạt động huy động vốn…
Phƣơng pháp thống kê và phân tích số liệu thống kê dựa trên cơ sở các
số liệu hiện có Agribank Thái Nguyên trên các sổ sách, báo cáo kết quả hoạt
động vàmột số thông tin, số liệu thu thập trên internet, sách báo và tạp chí;
thực hiện phân chia dƣ nợ, nguồn vốn tại thời điểm 31/12 trong giai đoạn
2011-2013 theo các tiêu chí: thành phần kinh tế, kỳ hạn, hình thức huy động,



10

loại tiền; tiến hành phân tích, đánh giá các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt
động huy động vốn cũng nhƣ các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động này.
Phƣơng pháp nàydễ sử dụng do có các phần mềm hỗ trợ trong việc tính
toán, vẽ đồ thị nên kết quả có tính chính xác cao, dễ thấy đƣợc xu hƣớng
biến động của chỉ tiêu, giúp tiết kiệm chi phí thời gian và tiền bạc. Tuy
nhiên, kết quả phân tích chỉ phản ánh đúng thực trạng khi số liệu thu thập
đầu vào đầy đủ, chính xác và phụ thuộc vào trình độ ngƣời đánh giá. Mặt
khác, phƣơng pháp này chỉ phản ánh phiến diện, cần có sự kết hợp với các
phƣơng pháp khác nhƣ phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp tham vấn chuyên
gia để đƣa ra các đánh giá đúng, giải pháp khả thi, sát thực tế, có khả năng
áp dụng và tính hiệu quả, theo định hƣớng phát triển đặc thù của ngân hàng,

Nhà nƣớc và địa phƣơng.
1.2.3. Phương pháp so sánh
Phƣơng pháp so sánh đƣợc sử dụng để xác định xu hƣớng, mức độ biến
động của các chỉ tiêu phân tích. Để thực hiện phƣơng pháp cần xác định số
hiệu gốc, điều kiện, mục tiêu để so sánh.
Số hiệu gốc để so sánh là số liệu, chỉ tiêu ở kỳ trƣớc để đánh giá sự biến
động, tốc độ tăng trƣởng.
Điều kiện để so sánh đƣợc các chỉ tiêu kinh tế: thống nhất về nội dung
kinh tế, phƣơng pháp tính, đơn vị tính và thời gian.
Mục tiêu so sánh: nhằm xác định mức độ biến động tuyệt đối và mức độ
biến động tƣơng đối cùng xu hƣớng biến động của chỉ tiêu phân tích.
Mức biến động tuyệt đối đƣợc xác định trên cơ sở so sánh trị số của chỉ
tiêu giữa hai kỳ, kỳ phân tích và kỳ gốc.
Mức độ biến động tƣơng đối là kết quả so sánh giữa số thực tế với số gốc
đã đƣợc điều chỉnh theo một hệ số của chỉ tiêu có liên quan theo hƣớng quy
mô của chỉ tiêu phân tích.



11

1.2.4. Phương pháp tham vấn chuyên gia
Đây là một phƣơng pháp thu thập thông tin dựa trên cơ sở quá trình giao
tiếp bằng lời nói có tính đến mục đích đặt ra.
Mục đích tham vấn là tham khảo ý kiến của đối tƣợng tham vấn, nhờ họ
đánh giá tính hình hoạt động của tổ chức và đƣa ra các giải pháp tức thời,
chiến lƣợc dài hạn.
Đối tƣợng tham vấn là các chuyên gia kinh tế, lãnh đạo chính quyền địa
phƣơng, cán bộ NH trong và ngoài đơn vị.
Nội dung tham vấn là những nội dung đƣợc chuẩn bị sẵn theo mục đích

nghiên cứu của đề tài, ngoài ra còn có các nội dung thay đổi phù hợp với
ngƣời đƣợc tham vấn và ngữ cảnh thực hiện.
Phƣơng pháp này giúp thu thập nhiều thông tin hữu ích, có giải phápduy
trì điểm mạnh và khắc phục những tồn tại để nâng cao hiệu quả hoạt động huy
động vốn. Phƣơng pháp có nhƣợc điểm là tốn thời gian và chi phí. Đối tƣợng
tham vấn thƣờng có ít thời gian để trao đổi, họ luôn cố gắng xây dựng hình
ảnh đẹp cho NH của mình. Mặt khác, cuộc tham vấn sẽ không mang lại hiệu
quả cao khi nội dung chuẩn bị không tốt và ngƣời tham vấn không linh động.



12

CHƢƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ
HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI

2.1. Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thƣơng mại
2.1.1. Khái niệm và đặc điểm của Ngân hàng thương mại
2.1.1.1. Khái niệm Ngân hàng thương mại
Cho đến thời điểm hiện nay, có rất nhiều quan điểm khác nhau về
NHTM, ở mỗi nƣớc có một cách định nghĩa riêng.
Ở Mỹ: NHTM là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp dịch vụ tài
chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính.
Ở Pháp: NHTM là những doanh nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp
thƣờng xuyên là nhận tiền bạc của công chúng dƣới hình thức ký thác và sử
dụng tài nguyên đó do chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng
và tài chính.
Ở Ấn Độ: NHTM là cơ sở nhận các khoản ký thác để cho vay, tài trợ và
đầu tƣ.

Ở Thổ Nhĩ Kỳ: NHTM là hội trách nhiệm hữu hạn thiết lập nhằm mục
đích nhận tiền ký thác và thực hiện các nghiệp vụ hối đoái, nghiệp vụ công
hối phiếu, chiết khấu và những hình thức vay mƣợn khác,
Ở Việt Nam, theo Luật các TCTD nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam số 47/2010/QH12, NHTM đƣợc định nghĩa nhƣ sau: NHTM là loại hình
ngân hàng đƣợc thực hiện tất cả các hoạt động NH và các hoạt động kinh
doanh khác theo quy địnhcủa Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận. Trong đó,
hoạt động NH là việc kinh doanh, cung ứng thƣờng xuyên một hoặc một số
các nghiệp vụ: nhận tiền gửi; cấp tín dụng; cung ứng dịch vụ thanh toán qua
tài khoản.



13

Từ những quan điểm khác nhau về NHTM ở trên có thể thấy: NHTM là
một trong những trung gian tài chính mà đặc trƣng là cung cấp đa dạng các
dịch vụ tài chính với nghiệp vụ cơ bản là nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung
ứng các dịch vụ thanh toán và các hoạt động liên quan khác.
2.1.1.2. Đặc điểm của Ngân hàng thương mại
- Ngân hàng thƣơng mại là loại hình doanh nghiệp hoạt động vì mục tiêu
lợi nhuận, chủ yếu kinh doanh tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ NH.
Ngân hàng thƣơng mại là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ
sở giao dịch ổn định, đƣợc đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật
nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh nên đƣợc coi là một loại
hình doanh nghiệp (theo Luật doanh nghiệp 2014).
Khác với các doanh nghiệp phi tài chính kinh doanh trong các lĩnh vực
công nghiệp, thƣơng nghiệp, trực tiếp sản xuất sản phẩm hoặc kinh doanh
hàng hóa, NHTM chuyên kinh doanh tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ NH.
- Ngân hàng thƣơng mại là một định chế tài chính trung gian







Sơ đồ 3.1
Quy trình hoạt động cơ bản của Ngân hàng thƣơng mại
Ngân hàng thƣơng mại làm cầu nối giữa các chủ thể thặng dƣ vốn đến
các chủ thể thiếu hụt vốn nhằm nâng cao hiệu quả nguồn vốn đang tạm thời
nhàn rỗi,đem lại lợi ích không chỉ cho hai bên mà còn cho NHTM, cho nền
kinh tế. Các chủ thể bao gồm các tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân.
Tổ chức
kinh tế, hộ
gia đình, cá
nhân
Tổ chức
kinh tế, hộ
gia đình, cá
nhân
Nhận tiền
gửi
Ngân hàng
thƣơng mại
Cấp tín dụng
Đi vay



14


- Ngân hàng thƣơng mại có nguồn vốn kinh doanh đƣợc cấu thành chủ
yếu từ NVHĐ và tài sản đƣợc cấu thành chủ yếu từ tài sản vô hình.
2.1.2. Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại
Nền kinh tế càng phát triển thì nhu cầu của con ngƣời ngày càng đa
dạng. Trong bối cảnh cạnh tranh diễn ra gay gắt và mãnh liệt nhƣ hiện nay,
NH nào đáp ứng đƣợc nhu cầu khách hàng một cách tốt nhất sẽ tồn tại và đạt
đƣợc lợi nhuận tối đa. Hoạt động của NH vì thế trở nên đa dạng.Ngân hàng
thƣơng mại có các hoạt động chủ yếu sau:
2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn
Huy động vốn là hoạt động khởi đầu tạo điều kiện cho mọi hoạt động
của ngân hàng, theo suốt quá trình tồn tại và phát triển của NHTM. Hoạt động
huy động vốn phản ánh quá trình hình thành vốn cho hoạt động kinh doanh
của NHTM, bao gồm các nghiệp vụ:
Nhận tiền gửi của các tổ chức và cá nhân dƣới hình thức tiền gửi không
kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn bằng đồng nội tệ và các đồng ngoại tệ khác;
Vay vốn từ các tổ chức tín dụng (TCTD) trong nƣớc và TCTD nƣớc
ngoài, vay từ NHNN, phát hành các giấy tờ có giá nhƣ kỳ phiếu, trái
phiếu,…;
Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của NHNN.
2.1.2.2. Hoạt động sử dụng vốn
Hoạt động sử dụng vốn phản ánh quá trình sử dụng vốn của NHTM
nhằm đảm bảo an toàn và sinh lời.Ngân hàng thƣơng mại sử dụng nguồn vốn
huy động vào các nghiệp vụ chính sau:
-Dự trữ
Dự trữ bắt buộc do Ngân hàng trung ƣơng (NHTW) qui định theo một tỷ
lệ nhất định trên tổng tiền gửi buộc các NHTM phải tuân thủ nhằm đảm bảo
tính thanh khoản cho NHTM và thực hiện các mục tiêu của chính sách tiền tệ

×