Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

CHUYÊN ĐỀ HÁT NHẠC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.22 KB, 10 trang )

CHUYÊN ĐỀ HÁT NHẠC
VÀI BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH NẮM VỮNG CÁCH GÕ ĐỆM
THEO TIẾT TẤU, NHỊP, PHÁCH KHI HÁT
I. Phần mở đầu:
1. Lý do chọn chuyên đề
Âm nhạc là môt loại hình nghệ thuật xuất hiện từ rất lâu đời trong lịch sử xã hội loài
người. âm nhạc luôn gắn bó mật thiết trong cuộc sống mỗi con người và đó cũng là nhu
cầu không thể thiếu trong đời sống, văn hóa tinh thần của con người, âm nhạc luôn mang
lại niềm vui, sức sống tình yêu của cuộc sống và tinh thần lạc quan cho mỗi người chúng
ta.
Riêng ở bậc tiểu học nói chung và đời sống học sinh ở trường tiểu học Mỹ Tú B nói
riêng, với tư cách là một môn chính khóa âm nhạc mang tính nghệ thuật. âm nhạc giữ vai
trò hết sức cơ bản, góp phần hoàn thiện mục tiêu giáo dục toàn diện của ngành đề ra, ngoài
ra âm nhạc cũng đóng góp vai trò hết sức quan trọng việc giáo dục, thẩm mãy đạo đức, tình
cảm tiến tới hoàn thiện nhân cách cho học sinh. Mặt khác âm nhạc còn cùng với các môn
học tự nhiên và xã hội khác trang bị cho các em hệ thống kiến thức nền tảng trên con
đường học vấn tương lai của các em
Đất nước ta chuyển dần sang thời kì thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
và hội nhập quốc tế. Đại hội Đảng công sản Việt Nam nhiều khóa đã nhấn mạnh “nâng cao
dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và phát huy nguồn nhân lực to lớn của con
người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước”
Vì vậy mà mục tiêu của giáo dục nước nhà là hướng tới việc đào tạo những con người
phát triển toàn diện về đức, trí, lao, thể, mĩ. Nhằm hướng tới những con người lao động
chủ động linh hoạt, sáng tao, sẵng sàng thích ứng với xã hội trong từng ngày đổi thay
Ở bậc tiểu học hiện nay Bộ giáo dục đã qui định dạy đủ 9 môn bắt buộc và có công
văn chính thức về việc giảm tải dạy và học vì vậy đội ngũ giáo viên đã và đang có những
cố gắng đổi mới phương pháp dạy học soạn thảo theo công văn 896 và chuẩn kiến thức để
đảm bảo môn âm nhạc là một trong những môn học không thể thiếu trong quá trình giáo
dục toàn tiện, cân đối hài hòa cho các em học sinh, bởi vì âm nhạc là nhu cầu thiết yếu
trong đời sống tinh thần của mỗi con người nói chung và ở trẻ em nói riêng. Trẻ em tham


gia ca hát là tự hoạt động để nhận thức thế giới xung quanh và bản thân mình. Từ hình
tượng âm nhạc của bài hát, bản nhạc có tác động rất nhiều vào cảm xúc của các em. Từ đó
giúp cho việc phát triển trí tuệ, các thẩm mĩ, trí tưởng tưởng. thông qua nội dung bài hát
các em thêm yêu cuộc sống, yêu quê hương đất nước, yêu truyền thống, bản sắc dân tộc
con người Việt Nam. Học sinh tiểu học rất nhạy cảm với âm thanh, nhịp điệu, tiết tấu . trẻ
em thích được hoạt động và tự biểu hiện. từ việc nghe hát, nghe nhạc, tập hát và biết được
một số kiến thức phổ thông về âm nhạc… tất cả những điều đó sẽ tạo thành một trình độ
văn hóa tối thiểu để góp phần cùng các môn học khác giáo dục nhân cách con người
Qua 6 năm được phụ trách giáo dục môn âm nhạc bản thân tôi nhận thấy rằng học
sinh trường tiểu học Mỹ Tú B còn lúng túng chưa phân biệt được cách gõ đệm theo “tiết
1
tấu, theo nhịp, theo phách” khác nhau như thế nào trong một bài hát cụ thể. Chính vì điều
đó mà các em hát và sử dụng cách gõ đệm còn tùy tiện, lúc nhanh, lúc chậm dẫn đến việc
hát sai giai điệu của bài hát. Vì thế mà học sinh rất e ngại khi đứng hát trước đám động, do
sợ mình hát sai, sợ các bạn chê cười . bởi thế mà làm giảm đi phần nào khả năng biểu hiện
năng lực học tập âm nhạc của bản thân mình
Khi giáo viên giới thiệu các kiểu gõ đệm theo tiết tấu, gõ theo nhịp, gõ theo phách thì
các em hiểu rất mơ hồ bởi vì những từ đó rất trừu tượng với lứa tuổi học sinh tiểu học
Hơn nữa điều kiện ở nơi các em đang sinh sống, việc tiếp cận với những bài hát cho
thiếu nhi còn hạn chế, ít được xem tivi, nghe đài, băng đĩa về những bài hát dành cho lứa
tuổi thiếu nhi mà chủ yếu là xem nhiều phim hoạt hình, xem đĩa siêu nhân…thời gian dạy
hát ở nhà trường chỉ được phân bố 1 tiết/tuần. Do sự phát triển trí tuệ chưa hoàn chỉnh, tâm
lí lứa tuổi chưa ổn định nên ở lứa tuổi này các em dể thuộc nhưng lại rất hay quên, có thể
là tiết trước dạy các em nhưng tiết sau hỏi lại thì các em đã quên, mà trong một tuần chỉ có
một tiết âm nhạc trong 35 phút
Vậy làm thế nào để giúp học sinh biết cách “vỗ tay” đúng tiết tấu, đúng nhịp, đúng
phách khi hát. Mà những điều trên là cơ sở làm nền tảng cho việc hát đúng giai điệu của
bài hát. Đó là những điều trăn trở của bản thân tôi mỗi khi lên lớp
Từ những điều trăn trở đó bản thân tôi luôn tìm tòi, nghiên cứu, tìm ra cách giảng dạy
học sinh nắm vững cách gỏ đệm theo tiết tấu gõ theo nhịp, gõ theo phách trong bất cứ bài

hát nào.
2. Mục đích chuyên đề
Trong nhà trường, môn học âm nhạc nhằm mục đích phát huy tối đa khả năng nghệ
thuật của học sinh, giáo dục văn hóa âm nhạc như là một bộ phận văn hóa tinh thần trong
lứa tuổi hiếu nhi hướng tới tương lai tốt đẹp
Trang bị cho các em những kiến thức âm nhạc cơ sở, những kỹ năng, kỹ sảo, gõ đệm
theo tiết tấu, nhịp và phách tạo điều kiện hình thành năng lực cảm thụ, hiểu và gõ đệm
được bài hát
Trao dồi tình cảm, đạo đức và những niềm tin trong sáng, thị hiếu âm nhạc lành mạnh
và nhu cầu âm nhạc trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày
Ngoài ra âm nhạc còn có tác dụng giáo dục tình cảm thẩm mỹ và hình thành phong
cách thẩm mỹ cho học sinh
Trong khi tác động đến tình cảm của học sinh âm nhạc cũng đồng thời hình thành
trong các em tình cảm đạo đức. đôi khi tác động của âm nhạc còn mạnh hơn những lời
khuyên hay sự ra lệnh nghiêm khắc
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Việc nghiên cứu của tôi là nhằm giải quyết, khắc phục những lỗi sai về gõ tiết tấu,
nhịp và phách và hạn chế của học sinh trường tiểu học Mỹ Tú B, nêu bật vai trò tác tác
dụng của âm nhạc với học sinh tiểu học
Phân tích nội dung của phương pháp âm nhạc tiểu học, tạo mọi điều kiện thuận lợi để
các em học tốt môn âm nhạc. qua đó áp dụng thực tiễn rút ra kinh nghiện để giúp các em
nghe tốt gõ theo tiết tấu, theo nhịp, theo phách tốt và đọc nốt nhạc tốt và hát tốt, đồng thời
giúp các em lạc quan yêu đời hơn trong cuộc sống và tự tin hơn trong giao tiếp
4. Đối tượng nghiên cứu
“Vài biện pháp giúp học sinh nắm vững cách gõ đệm theo tiết tấu, nhịp, phách khi
hát”
2
Trường tiểu học Mỹ Tú B là vùng nông thôn điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó
khăn, cho nên trình độ cảm thụ âm nhạc còn nhiều hạn chế. Một số em chưa thực sự yêu
thích môn học này dẫn đến hiệu quả học tập chưa đạt như mong muốn

Vì thế tôi luôn băng khoăn làm sao để không những chỉ nâng cao được hiệu quả gõ
đệm trong học tập âm nhạc của các em, mà còn phải giáo dục được ý thức tự giác học tập,
lòng say mê âm nhạc
Xây dựng cho các em lòng tự tin, sự hào hứng phấn khởi, tính tích cực trong các giờ
học hát. Trang bị những kiến thức, khả năng để các em học tốt môn âm nhạc và có ý thức
rèn luyện để phát triển khả năng và năng khiếu của mình
5. Phạm vi ngiên cứu
Do âm nhạc giữ vị trí trong nhà trường tiểu học, cho nên để đạt hiệu quả cao thì trong
quá trình dạy học luôn đặt ra yêu cầu cao đối với học sinh. Các em phải gõ đúng theo tiết
tấu, nhịp và phách tiến tới hát đúng, rõ lời, mạnh dạn tiến tới hát hay có cảm xúc.
Để đạt được mục đích trên, bản thân phải nghiên cứu và tìm ra những giải pháp hay để
áp dụng cho bản thân và thực nghiệm trên học sinh của trường tiểu học Mỹ Tú B nhằm
nâng cao hiệu quả học tập cho các em. Đó cũng là phạm vi nghiên cứu của tôi trong bài
viết này
6. Phương pháp nghiên cứu
Quan sát: học sinh quan sát giáo viên làm mẫu
Trò chuyện: giáo viên hướng dẫn học sinh cách gõ đệm theo tiết tấu, nhịp và phách
Thực hành: gọi học sinh hát và gõ đệm theo bài hát
Kiểm tra đánh giá: giáo viên quan sát học sinh thực hành giáo viên nhận xét và tuyên
dương
B. Phần nội dung
Thực trạng vấn đề nghiên cứu
Trường tiểu học Mỹ Tú B là đơn vị trường thuộc khu vực nông thôn của huyện Mỹ
Tú. Hoàn cảnh nhân dân ở đây còn gặp nhiều khó khăn, đa số hộ nghèo còn chiếm khá
cao trên một số hộ gia đình dân tộc Khmer và phải đi làm thuê. Từ đó dẫn đến việc thiếu
quan tâm dẫn đến một số em không có sách giáo khoa âm nhạc vì thế thiếu hẳn nguồn
động viên của gia đình cho việc học tập của các em.
Vì hầu hết các em sống trong gia đình nghèo, phải đi theo cha mẹ đi làm mướn đôi
khi phải bỏ học, nên phần lớn các em ít có điều kiện tiếp xúc với âm nhạc, các em ít được
xem, nghe các chương trình ca nhạc thiếu nhi trên ti vi, đài,… nên kiến thức âm nhạc của

các em còn hạn chế. Nhiều học sinh còn rụt rè, lúng túng thiếu tự tin khi trình bày bài hát,
nên hiệu quả học tập của các em đạt kết quả chưa cao.
Về cơ sở vật chất của nhà trường phục vụ cho bộ môn còn thiếu thốn, phải vận động
các em tự làm thanh phách thêm, trường chưa có phòng chức năng riêng, chưa được trang
bị các thiết bị nghe nhìn, chưa có tranh ảnh minh họa
Những giải pháp đề ra
Bước vào năm học mới khi được phân công của ban giám hiệu cho tôi phụ trách các
khối lớp, từ khối 1 đến khối 5 điểm chính và 4 lớp điểm lẽ. trong mỗi khối lớp có rất
nhiều đối tượng học sinh khác nhau có lớp học 2buổi/ngày, 1. vì thế mà trình độ học sinh
không đồng điều cho nên việc tiếp thu bài ở các em cũng rất khác nhau
Bản thân luôn tìm tòi học hỏi qua sách, báo, đài, phương tiện thông tin đại chúng…
Từ đó chọn lọc các cách dạy củ thể phù hợp với đặc điểm học sinh địa phương. Tìm tòi
3
những trò chơi âm nhạc phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học, lôi cuốn lòng yêu thích
giúp các em tham gia tích cực vào môn học.
Giáo viên luôn hòa mình với học sinh tạo sự gần gũi giữa cô và trò. Tạo cho không
khí lớp học thỏa mái, không gò bó để các em được tự nhiên bộc lộ phát triển khả năng
biểu hiện năng khiếu của mình
Các hoạt động dạy dành cho từng đối tượng học sinh được thực hiện rõ trên giáo án.
Luôn đan xen và tổ chức nhiều hình thức gõ đệm trong một tiết
Sử dụng những nhạc cụ gõ đa dạng phù hợp với nội dung của từng bài, cho học sinh
xem các hình nốt nhạc và giá trị của các nốt được liệt kê vào bảng phụ ở góc học tập
thường xuyên (với các lớp 3, 4, 5) để rèn cho học sinh nhớ những nốt nhạc và giá trị của
mỗi hình nốt
Với lớp 1 và lớp 2 các em chưa nhận biết hỉnh nốt và giá trị của các nốt trắng, nốt
đen, nốt móc đơn, nốt dấu lặng đơn, dấu lặng đen. Mà với lứa tuổi ở lớp này chỉ yêu cầu
hát đúng giai điệu theo phương pháp truyền miệng của giáo viên. Các em biết gõ tiết tấu,
gõ nhịp là thông qua giáo viên với các thao tác đó. Học sinh bắt chước theo giáo viên
Vd: bài “Quê hương tươi đẹp”
Dân ca Nùng

Đặt lời: Anh Hoàng
Trước khi dạy hát cho học sinh giáo viên cho các em đọc lời ca theo tiết tấu 2 – 3
lần. sau đó giáo viên dạy cho học sinh hát rồi hướng dẫn các em cách gõ đệm với bài này
thì giáo viên sử dụng cách gõ đệm theo phách và gõ đệm theo tiết tấu đã được viết sẵn
vào bảng phụ trên khuông nhạc chia thành 2 cách gõ khác nhau
Gõ theo tiết tấu (gõ mỗi hình nốt)
Quê hương em biết bao tươi đẹp
x x x x x x x
Gõ đệm theo phách (gõ theo phách mạnh)
Quê hương em biết bao tươi đẹp
x x x x
Mỗi nốt trên khuông nhạc giáo viên đã đánh dấu x vào từ được gõ trong ô nhịp. giáo
viên chỉ định cho học sinh là gõ vào những tiếng ở bài hát trên chứ không phải là thích là
vì sao. Vì nếu giải thích thì học sinh sẽ không hiểu gì mà làm cho các em lúng túng hơn.
Vì vậy mà giáo viên chỉ định bằng đánh dấu x tiếng nào được đánh dấu x ở dưới thì phần
gõ của 2 thanh phách sẽ rơi vào những tiếng đó. Sau đó giáo viên yêu cầu học sinh nhận
xét về hai cách gõ của câu hát trên, bài trên
Giáo viên nêu cách gõ đệm theo tiết tấu là gõ đệm vào từng từ (tiếng) trong câu hát,
còn gõ phách là gõ vào phần mạnh của phách tương ướng với 1 nốt đen hoặc hai nốt móc
đơn
Để học sinh phân biệt 2 cách gõ trên giáo viên chia lớp thành 2 nhóm
Nhóm 1: thực hiện gõ đệm theo tiết tấu
4
Quê hương em biết bao tươi đẹp
x x x x x x x
Nhóm 2: thực hiện gõ theo phách
Quê hương em biết bao tươi đẹp
x x x x
khi đã được gõ và đươc nghe các em sẽ nhận biết điểm khác của 2 cách gõ trên. Như
vậy với học sinh lớp 1 và lớp 2 giáo viên dạy cho học sinh tập gõ đệm bằng cách xếp đặt

về cách gõ và hướng dẫn các em luyện tập nhiều lần
đối với lớp 2 các em bắt đầu được hát những bài có hình nốt móc kép vì thế để các
em gõ tốt phần tiết tấu của nốt móc kép
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc bài hát và gõ đệm theo tiết tấu của bài từ chậm,
dần dần tăng nhanh hơn từ đó các em sẽ quen dần với bài hát có tiết tấu nhanh các em đọc
và gõ được chắc chắn các em sẽ hát và gõ đệm 1 cách tốt nhất
VD: như bài “Bắc kim thang” Dân ca Nam Bộ
Đọc và gõ theo tiết tấu
Bắc kim thang cà lang bí rợ
x x x x x x x
Cột bên kèo là kèo bên cột
x x x x x x x
Chú bán dầu qua cầu mà té…
x x x x x x x
Hát và gõ đệm theo tiết tấu
Bắc kim thang cà lang bí rợ. cột bên kèo là kèo bên cột
x x x x x x x x x x x x x x
Nhưng với học sinh lớp 3, 4, 5 các em đã được học về các hình nốt trắng, nốt đen,
nốt móc đơn, nốt móc kép, dấu lặng đơn, dấu lặng đen và các kí hiệu âm nhạc khác thì
với bài mới giáo viên yêu cầu học sinh tự xác định cách gõ đệm giáo viên trước tiên phải
nêu khái niệm về phách, về nhịp ¾ mỗi nhịp có trường độ tương đương nốt trắng chấn dôi
( ), mỗi nhịp chia làm 3 phách, mỗi phách bằng 1 nốt đen hoặc 2 nốt móc đơn
VD: lớp 3 có bài “Con chim non” dân ca Pháp
Bình minh lên có con chim non hòa tiếng hót véo…
Vì đây là bài hát được viết ở nhịp ¾ nên khi dạy hát giáo viên phải nhấn mạnh vào
phách 1 của nhịp ¾ (những tiếng có gạch dưới) đó là phách mạnh của nhịp ¾
Bình minh lên có con chim non
hòa tiếng hót véo von…
Giáo viên hướng dẫn để tránh nhầm lẫn khi gõ đệm theo nhịp ¾ tay gõ phách vào
phách mạnh, miệng có thể đếm nhẩm 1 – 2,3 số 1 nhấn mạnh hơn số 2, 3

Đếm 1 2 3 1 2 3
Gõ x x
Sau đó giáo viên chia lớp thành 2 nhóm để thi, nhằm tạo hứng thú cho học sinh
1 nhóm hát, 1 nhóm gõ đệm theo nhịp của nhịp
5
Giáo viên đàn lại bài hát (bắt nhịp)
Nhóm hát 1: Bình minh lên có con chim non hòa tiếng hót véo…
Nhóm hát 2 x x x
1 nhóm hát, 1 nhóm gõ đệm sẽ giúp học sinh cảm nhận hơn về tính chất nhịp nhàng
của nhịp 3/4
Với nhịp 2/4 mỗi nhịp có trường độ tương đương nốt trắng ( ), mỗi nhịp chia làm 2
phách, mỗi phách bằng 1 nốt đen hoặc 2 nốt móc đơn
VD: bài hát ở lớp “Em yêu hòa bình” của nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn có sử dụng
nhiều hình nốt khác nhau trong 1 khuông nhạc. để các em hát và gõ đúng nhịp, đúng
phách, đúng tiết tấu, thì trước tiên để cho học sinh xác định: nếu gõ phách thì biết phân
chia phách (đánh phách). Nếu chọn gõ nhịp đánh dấu nhịp sẽ rơi vào từ nào, còn tiết tấu
thì chỉ cần đánh dấu vào các từ (tiếng) chứ không đánh dấu vào cả dấu lặng đơn hoặc lặng
đen
Giáo viên cho học sinh đánh dấu x về 3 cách gõ với câu hát đầu
* Gõ đệm theo nhịp 2/4
Em yêu hòa bình yêu đất nước Việt Nam, yêu…
x x x x
* Gõ đệm theo phách
Em yêu hòa bình yêu đất nước Việt Nam, yêu…
x x x x x x x
* Gõ đệm theo tiết tấu
Em yêu hòa bình yêu đất nước Việt Nam, yêu…
x x x x x x x x x x
Giáo viên yêu cầu học sinh nêu xong và thực hành gõ đệm bằng thanh phách, hoặc
song loan. Trước tiên giáo viên cho học sinh đọc lời ca theo 1 lượt đến hết bài.

Sau khi đã quen giáo viên yêu cầu các em hát và gõ đệm theo tiết tấu, phách, nhịp.
thực hiện như vậy sẽ tạo cho các em gõ tốt hơn, ít bị lỗi nhịp, phách.
Khi học sinh đã phân biệt được từng cách gõ với bài hát trên, để củng cố kĩ năng gõ
đệm giáo viên tổ chức trò chơi thi đua trong các nhóm bằng cách giáo viên chi lớp thành
3 nhóm mỗi nhóm chịu trách nhiệm 1 cách gõ. Hát theo kiểu nối tiếp đến câu hát nào ở
nhóm đó sẽ có cách gõ riêng về nhịp, tiết tấu hay phách. Trò chơi trên nhằm tạo một
không khí sôi động khi các em hát và tạo điều kiện cho học sinh nắm vững giai điệu của
bài hơn.
6
Với bài hát viết ở nhịp 3/8 thì giáo viên chọn cho học sinh cách gõ đệm theo phách là
phù hợp nhất thông qua 2 cách gõ sau để giữ vững phách
VD: bài “Tre ngà bên lăng Bác”
Giáo viên luyện cho học sinh cách gõ thứ nhất
Giáo viên giải thích: đây là bài hát được viết ở nhịp 3/8 nên mỗi phách được tính
bằng một nốt móc đơn
Gõ đệm theo phách

Bên lăng Bác Hồ có đôi khóm tre ngà…
x x x x x x x x
Cách gõ thứ nhất
Giáo viên hướng dẫn gõ đệm theo phách
Tiếng “bên” hai tay vỗ vào nhau ở phách 1, tiếng “lăng”, “Bác” hai tay vỗ nhẹ lên
mặt bàn ở phách 2 và phách 3 cứ như vậy cho đến hết bài
Cách gõ thứ 2 (kết hợp với bạn)
Hai học sinh ngồi gần nhau quay mặt vào nhau hát và gõ phách 1 hai tay mình từ vỗ
vào nhau, phách 2 và phách 3 hai tay của 2 bạn chạm vào nhau ( giáo viên làm mẫu 1 lần)
sau đó học sinh hát và gõ đệm theo phách đến hết bài, thực hiện đều đặn như vậy sẽ giữ
vững được cao độ, trưởng độ bài hát và không bị hát sai giai điệu
Với cách dạy không rập khuôn máy móc cô hát, trò hát theo 1 cách cứng ngắc sẽ tạo
cho mỗi học sinh có 1 cách thức học tập cơ bản về cách gõ đệm cho giai điệu bài hát. Vì

nếu các em biết cách xác định từng cách gõ thì các em sẽ hát đúng giai điệu của bài hát đó
là điểm cơ bản để tất cả học sinh “nhớ bài” tốt hơn. Tùy vào từng nội dung bài và trình độ
của học sinh mà giáo viên lựa chọn các cách gõ đện khác nhau sao cho đảm bảo được tất
cả học sinh trong lớp đều nắm được cách gõ đệm không phải bài hát nào cũng có tiết tấu
đơn giản và giống nhau mà còn có những bài hát viết ở dạng đảo phách trong ô nhịp
VD: bài “Dàn đồng ca mùa hạ”
Nhạc: Lê Minh Châu
Lời: phỏng thơ Nguyễn Minh Nguyên
Chẳng nhìn thấy ve đâu chỉ râm ran tiếng ….
Những bài hát có sử dụng đảo phách thuộc loại bài khó. Nếu giáo viên không tập cho
học sinh tính tự lập xác định nhịp phách thì học sinh sẽ gõ sai phách và không hát đúng
giai điệu bài. Gặp những bài khó các em lúng túng chắc chắn sẽ hát sai.
Vì vậy để dạy cho học sinh nắm chắc được tiết tấu, nhịp, phách trong bài hát, giáo
viên phải tạo cho học sinh tư thế chủ động, hướng học sinh biết cách xác định nhịp, phách
trong bài. Cần hạn chế việc sử dụng cách gõ đơn giản mà luyện tập cho học sinh những
cách gõ phách nhiều hơn trong bài
Để tránh tình trạng học sinh chưa gõ đệm được cũng như không hát đúng giai điệu.
Trong giờ lên lớp, tôi chia cho học sinh thành 2 nhóm, nhóm học sinh năng động và nhóm
học sinh thụ động, đặt ra biện pháp giáo dục cụ thể riêng cho từng nhóm để nâng cao dần
7
kết quả học tập âm nhạc của các em. Đối với học sinh năng động: các em rất thích học
môn này nhưng do 1 số em có tính ỷ lại dẫn đến kết quả học tập của các em chưa cao, các
em thường hát và vỗ tay trước các bạn, cố hát lớn và vỗ tay lớn để các bạn khác nghe
được và chú ý đến mình, đôi khi các em vỗ tay mà không biết là mĩnh đã vỗ tay sai. Để
giúp các em nhận thấy được cái sai của mình. Tôi gọi một số em hát đúng và gõ đệm
đúng lên trình bày trước lớp, sau đó biểu dương và chỉ ra các ưu khuyết điểm cho các em
gõ và hát sai thấy rõ để so sánh và nhận ra được cái sai của bản thân Đồng thời biểu
dương các em hát và gõ đệm sai nhưng biết sửa sai để gõ đệm tốt hơn trong những lần
sau.
Làm cho các em tự tin vào bản thân và cố gắng vươn lên. Với giải pháp trên chỉ sau

một thời gian ngắn, những học sinh năng động này không còn hát và gõ đệm tuỳ thích,
mà các em luôn hát và gõ đệm với tập thể lớp, biết ăn ý với nhau trong phối hợp thể hiện
được tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau cùng vưon lên và kết quả học tập của các em cũng
được nâng lên.
Đối với nhóm học sinh thụ động: Ngay từ đầu năm học tôi đặc biệt quan tâm đến các
em, một số em chỉ ngồi xem bạn hát và gõ đệm một số em do bị khuyết tật các em hát
được nhưng gõ đệm chưa được những em này tôi phải đến bên cạnh các em vỗ để các em
nhìn và vỗ theo một vài em phải cầm tay các em vỗ các em mới biết đồng thời tuyên
dương các em thường xuyên để các em tự tin hơn đỡ mặc cảm hơn, mặt khác tôi liên hệ
với gia đình và giáo viên chủ nhiệm các em để có biện pháp giáo dục và động viên các em
nhiều hơn, khuyến khích các em xem các chương trình ca nhạc thiếu nhi trên tivi hoặc
xem băng, đĩa chọn lọc để khuyến khích các em tập hát và vỗ tay theo nhằm tập tính
mạnh dạn, tự tin hơn
Trên lớp tôi luôn động viên các em hát rõ lời, và gõ đệm chính xác, động viên
khuyến khích kịp thời khi các em có những biểu hiện tốt trong tiết học để các em tích cực
học tập.
Phần giới thiệu bài tôi luôn cố gắng thể hiện sinh động như cho các em xem tranh
minh hoạ và giáo dục nội dung bài bài hát giúp các em học tốt hơn. Để thu hút các em say
mê học tập khi hát và gõ đệm mẫu tôi luôn bảo đảm tính chính xác để gây ấn tượng đúng
trong não các em.
Ngoài việc tiến hành tiết dạy một cách tốt nhất, đảm bảo qui chế chuyên môn cùng
với những biện pháp như đã nêu, tôi còn đưa tiếng đàn vào các tiết dạy trên lớp, nhằm tạo
hứng thú học tập của các em, giúp các em hát đúng hơn về cao độ của âm thanh…và mỗi
lần như thế các em hết sức phấn khởi, tập trung chú ý lắng nghe và gõ tốt hơn. Phần cũng
cố tôi còn cho các em lên thi hát nhóm và gõ đệm theo từng nhóm nhằm tạo cho các em
sự hào hứng và tự tin hơn, mạnh dạn hơn, dần dần các em đã phát triển khả năng cảm âm
của mình và gõ đúng nhịp, tiết tấu, phách dẫn đến các em hát đúng hơn, hay hơn, có cảm
xúc hơn, hơn thế các em còn biết tự nhận xét phần đúng, sai của bạn khi trình bày.
Với tình cảm gần gũi trìu mến, tôi luôn tạo ra sự gắn bó giữa cô và trò, cho nên
những giờ tập gõ đệm cho bài hát tất cả các em đều tham gia luyện tập một cách tích cực.

Do vậy, các em đều tiếp thu khá tốt với những cách gõ theo nhịp, tiết tấu, phách hết sức
hiệu quả. Kết quả học tập của các em được biểu hiện rõ nét trên những tiết học, trên
những khuôn mặt tươi tắn của các em.
Với cách làm như trên, sau một thời gian ngắn tính nhút nhát thụ động của các em
không còn nữa các em không còn mặt cảm với bạn bè, không khí lớp học sôi động hẳn
8
lên, các em thực sự đã yêu thích môn học này và các em luôn tự tin khi gõ đệm và hát
trước đám đông, kết quả học tập của các em cũng được nâng dần từ đây.
Song song với biện pháp trên thì phương pháp tự bồi dưỡng chuyên môn, trao dồi
nhân cách cho mình là việc làm không thể thiếu. Bởi lẽ dạy học là hình thành nhân cách
của học sinh. Do vậy chỉ có người có nhân cách tốt mới có thể làm tốt công tác giáo dục
nhất là giáo dục những phẩm chất nghệ thuật ở học sinh ý thức được như thế tôi luôn rèn
luyện cho mình lòng trung thành với lý tưởng xã hội chủ nghĩa và không ngừng học tập
và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Lòng yêu nghề, mến trẻ, trang bị cho mình
cùng năng lực dạy học và giáo dục một cách hoàn thiện.
Để trao dồi nhân cách của mình tác động đến nhân cách của học sinh giúp các em
phát triển theo chiều hướng tích cực, tức là các em đã tiến bộ nhiều về chất và lượng
trong đó bao gồm cả chất lượng của môn học.
Sau một năm áp dụng những giải pháp mới vào giảng dạy môn Âm nhạc. Kết quả
kiểm tra cả năm toàn trường năm học 2009 - 2010
BẢNG THỐNG KÊ TOÀN TRƯỜNG MÔN ÂM NHẠC NĂM 2009 - 2010
Khối A
+
A
1 81,5% 18,5%
2 83,5% 16,5%
3 82,7% 17,3%
4 85% 15%
5 90% 10%
Trên đây tuy chưa phải là một kết quả cao nhất nhưng cho thấy rằng những giải pháp

tôi đã nghiên cứu và áp dụng cho học sinh trường tiểu học Mỹ Tú B là hợp lý, tôi mong
rằng những giải pháp ấy đang và sẽ tiếp tục góp phần nâng cao kết quả học tập của học
sinh nhất là đối với môn Âm nhạc.
III. Kết luận
1. Bài học kinh nghiệm
Qua quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy kết quả đạt được như trên là rất khả quan. Tuy
nhiên để đạt được những kết quả này không phải trong một vài tiết học là rèn luyện cho
học sinh có thói quen và cách thức xác định được, giáo viên phải có sự kiên trì bền bỉ
nhận xét, động viên luyện tập, có những em cần phải cầm tay hướng dẫn cụ thể từ từng
tiếng cho đến câu
Vì thế ngay từ đầu năm học giáo viên cần uốn nắn đưa các em vào nề nếp học tập,
phải hiểu cá tính và đặc điểm tâm sinh lý của học sinh nhất là đối với các em thụ động
trong học tập để tìm ra những giải pháp tác động kịp thời
Như vậy để đạt được hiệu quả cao trong một giờ học người giáo viên phải hòa mình
với học sinh, hiểu được đặc điểm tâm lí của từng học sinh cũng như đặc điểm của từng
lớp mà áp dụng những hình thức và phương pháp hướng dẫn khác nhau. Vì trong các
phương pháp dạy học không có phương pháp nào là vạn năng mà giáo viên phải biết kết
hợp hài hòa sáng tạo thì khả năng phát huy được năng khiếu cũng như tinh thần say mê
học tập của học sinh
Với những cách thức hướng dẫn như trên mà tiết học nào cũng vậy, học sinh trong
lớp đều tham gia ca hát rất tích cực, Rất ít học sinh còn rụt rè do sợ hát và gõ đệm sai học
9
sinh trong lớp đều biết cách phân biệt từng cách gõ đệm cho lời ca, điều đó đã tạo niềm
vui cho tôi khi bước vào lớp
Riêng bản thân tôi không ngừng học hỏi về chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao hơn
nữa kiến thức âm nhạc, tìm hiểu, trao đổi, rút kinh nghiệm ở các đồng nghiệp phương
pháp và thủ pháp giảng dạy phải luông luôn cải tiến sáng tạo, áp dụng linh hoạt cho phù
hợp với thời lượng thích hợp, điều kiện dạy và học đặc biệt phải phù hợp với trình độ và
khả năng học tập của từng lớp học và từng đối tượng học sinh.
Trước khi lên lớp, giáo viên tự soạn bài, vì khi soạn bài giáo viên phải đọc lại nội

dung của bài học đó nắm chắc được cụ thể nội dung từng bước lên lớp. Xác định được
mục đích yêu cầu của bài học và lựa chọn phương pháp nào lên lớp cho phù hợp.
Khi chuẩn bị lên lớp, giáo viên cần tập hát thật kỹ và gõ đệm thật chính xác. Để khi
lên lớp, giáo viên cần hát và gõ mẫu thật chính xác, thật trọn vẹn, đầu tư sẽ tạo được ấn
tượng tốt đối với các em. Giáo viên hát và gõ đệm có thể kèm theo một vài động tác phụ
họa sẽ càng làm cho các em thích thú hơn, ham học hơn…phải có thị kiến về cách thức
truyền thụ từng nội dung của bài để vừa đảm bảo thời gian, vừa giúp cả lớp nắm được bài
và tham gia tốt các hoạt động.
Giáo viên phải tận dụng tối đa, đồ dùng phục vụ dạy học như: tranh, ảnh, máy
cassette, băng nhạc, nhạc cụ gõ, đàn Organ, bảng phụ hoặc kèm theo kèn molodion vv…
để góp phần truyền đạt kiến thức lĩnh hội và bài học tốt hơn, tạo cho giờ học thêm phong
phú, không khô khan, nhàm chán, tạo không khí lớp học thêm sinh động và hiệu quả tốt
hơn.
2. Kết luận
Dạy gõ đệm cho học sinh tiểu học chủ yếu là cung cấp cho các em những kiến thức
cơ bản âm nhạc, qua giọng hát các em còn hòa vào những xinh động âm thanh của nhạc
cụ như song loan, thanh phách được gõ đệm theo giọng hát bằng các kiểu gõ đệm khác
nhau như gõ đệm theo nhịp, tiết tấu và phách, qua đó âm nhạc tác động vào thế giới tinh
thần của các em. Do đó âm nhạc của các trường học phải đáp ứng được những mục đích
sau:
Góp phần vào việc bồi dưỡng tâm hồn và trí tuệ tính nhạy bén, giúp các em học tốt
hơn các môn văn hoá khác (đặc biệt là sinh hoạt đội)
Góp phần làm học sinh yêu thêm cuộc sống, yêu quê hương đất nước, yêu trường
lớp, thầy cô, bạn bè và chính bản thân các em.
Qua phần gõ đệm theo nhịp, tiết tấu, phách sẽ làm cho giai điệu của các bài hát, các
bài tập đọc nhạc thêm sinh động, hào hứng, qua đó nhằm giáo dục tình cảm, đạo đức lối
sống tinh thần của các em thêm phong phú, tình cảm và trí tuệ của các em được giáo dục
bồi dưỡng thêm về tinh thần đoàn kết và trong ca hát và gõ đệm phải có chung một tinh
thần phối hợp nhờ đó các em mới gõ đệm theo nhịp, tiết tấu, phách một cách chính xác và
hát hay hơn theo năm tháng.

Mỹ Tú B, Ngày 24 tháng 02 năm 2011
Ý kiến của BGH Người viết
Cho phép mở chuyên đề
P.HT

Nhâm Văn Sam Trần Thị Nhã Uyên
10

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×