BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN
CHUẨN BỊ GIỐNG TRỒNG
MÃ SỐ: MĐ 01
NGHỀ: TRỒNG HOA LILY, HOA LOA KÈN
Trình độ: Sơ cấp nghề
Hà Nội, 2013
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
MÃ TÀI LIỆU: MĐ 01
2
LỜI GIỚI THIỆU
Hiện nay nghề trồng hoa Lily, hoa Loa kèn mang lại thu nhập cao cho người
trồng hoa và đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng của nhiều nước sản xuất
hoa trên thế giới. Ở Việt Nam chưa tự sản xuất được củ giống hoa Lily cung cấp
cho sản xuất mà vẫn nhập nội. Đối với cây hoa Loa kèn, người dân dựa vào kinh
nghiệm của mình tự nhân và giữ củ giống để trồng nên còn gặp nhiều khó khăn về
số lượng cũng như chất lượng củ giống.
Được sự phân công của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn, dựa trên các
khảo sát thực tế, kinh nghiệm thực tiễn trong sản xuất và với sự giúp đỡ của các cơ
sở sản xuất hoa, chúng tôi tiến hành biên soạn bộ giáo trình nghề Trồng hoa Lily,
hoa Loa kèn. Mô đun chuẩn bị giống trồng nhằm giới thiệu cho người học, các hộ
nông dân và các cơ sở sản xuất biết cách lựa chọn giống hoa cho phù hợp với
vùng trồng và thị trường tiêu thụ, biết cách nhân giống hoa để phục vụ cho sản
xuất.
Mô đun Chuẩn bị giống trồng gồm 3 bài:
Bài 1: Giới thiệu cơ bản về cây hoa Lily, hoa Loa kèn
Bài 2: Lựa chọn giống trồng
Bài 3: Nhân giống hoa Loa kèn
Trong quá trình biên soạn, chúng tôi có sử dụng một số tài liệu của các đồng
nghiệp khác để tham khảo cung cấp thêm thông tin cho người trồng hoa Lily, hoa
Loa kèn. Qua đây chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Vụ Tổ chức cán
bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT cùng các đồng nghiệp là cán bộ kỹ thuật của các
Viện, Trường, cơ sở sản xuất hoa Lily, hoa Loa kèn đã giúp đỡ, tạo điều kiện và
cung cấp nhiều thông tin để chúng tôi hoàn thành bộ giáo trình này.
Trong quá trình biên sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết. Rất mong
được sự đóng góp ý kiến quý báu, của hội đồng thẩm định giáo trình, các nhà khoa
học, cán bộ kỹ thuật trong ngành và các thành viên có liên quan, về nội dung cũng
như cách trình bày để giáo trình hoàn thiện hơn, góp phần vào sự nghiệp đào tạo
nghề cho nông dân nói riêng và sự phát triển của nghề Trồng hoa Lily, hoa Loa
kèn nói chung.
Xin chân thành cảm ơn!
Tham gia biên soạn
1. Trịnh Thị Nga (Chủ biên)
2. Trần Thị Thắm Hồng
3. Hoàng Văn Ninh
3
MỤC LỤC
ĐỀ MỤC TRANG
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN: CHUẨN BỊ GIỐNG TRỒNG
Mã mô đun: MĐ 01
Giới thiệu mô đun
- Mô đun 01: “Chuẩn bị giống trồng” có thời gian học tập là 48 giờ, trong đó
có 24 giờ lý thuyết, 16 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra.
4
- Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực
hiện các công việc: Nhận biết đặc điểm hình thái của cây hoa Lily, hoa Loa kèn,
lựa chọn giống hoa Lily, hoa Loa kèn và thực hiện được kỹ thuật nhân giống hoa
Loa kèn đúng kỹ thuật.
- Dùng phương pháp trắc nghiệm khách quan để đánh giá lý thuyết và kiểm
tra kỹ năng nghề thông qua bài thực hành, giáo viên đánh giá qua quan sát và theo
dõi thao tác, thái độ thực hiện và kết quả thực hành của học viên.
Bài 1: Giới thiệu cơ bản về cây hoa Lily, hoa Loa kèn
Mã bài: MĐ 01-01
Mục tiêu:
5
+ Nêu được đặc điểm cơ bản của các phần (rễ, thân, lá, hoa ) của cây hoa
Lily, hoa Loa kèn ;
+ Trình bày được đặc điểm sinh trưởng, phát triển của cây hoa Lily, hoa
Loa kèn.
A. Nội dung:
1. Đặc điểm hình thái của cây hoa Lily, hoa Loa kèn
Cây hoa Lily, Loa kèn là cây thân thảo lâu năm. Phần nằm dưới mặt đất
gồm thân vảy, rễ. Phần trên mặt đất gồm có Lá, thân và mầm hạt.
1.1. Thân vảy (củ giống)
- Thân vảy là phần phình to của thân tạo thành, trên đĩa thân vảy có vài
chục vảy hợp lại. Về mặt hình thái phát dục có thể coi nó là hình ảnh của cả một
cây. Chất đất, kỹ thuật trồng và tuổi của thân vảy ảnh hưởng rất lớn đến hình thái,
chất lượng cây hoa.
- Một thân vảy trưởng thành gồm đĩa vảy, vảy già, vảy non, trục thân sơ
cấp, trục thân thứ cấp và đỉnh sinh trưởng. Thân vảy là thể kết hợp của nhiều thế
hệ, vì vậy khả năng phát triển của nó cũng chịu ảnh hưởng của môi trường và các
điều kiện chăm sóc khác nhau.
- Thân vảy không có vỏ bao bọc. Màu sắc thân vảy thay đổi tùy theo loài
và các giống khác nhau: Màu trắng, màu vàng, màu đỏ cam, màu đỏ tím.
- Kích thước của thân vảy cũng tùy thuốc vào các loài, giống khác nhau.
- Độ lớn của thân vảy tương tương quan chặt chẽ với số nụ hoa:
Ví dụ: Củ giống hoa Lily Sorbonne có nguồn gốc từ Hà Lan.
+ Đường kính củ 16-18 có 3-5 hoa;
+ Đường kính củ 18-20 có 5-7 hoa;
+ Đường kính củ trên 20 có trên 7 hoa.
6
Hình số 1.1.1. Củ giống hoa Lily
Hình số 1.1.2. Củ giống hoa Loa kèn
1.2. Rễ
Cây hoa Lily, hoa Loa kèn có hai loại rễ là rễ thân và rễ gốc
- Rễ thân còn gọi là rễ trên do phần thân mọc dưới đất sinh ra, có nhiệm vụ
nâng đỡ thân hút nước và dinh dưỡng nuôi cây trong suốt quá trình sinh trưởng phát
triển, có tuổi thọ khoảng 1 năm.
7
- Rễ gốc là rễ được sinh ra từ gốc của củ, có nhiều nhánh. Đây là loại rễ to,
sinh trưởng khỏe, là cơ quan chủ yếu hút nước và chất dinh dưỡng, tuổi thọ của rễ
này tới 2 năm.
Hình số 1.1.3. Bộ rễ cây hoa Lily
1.3. Thân
- Trục thân của Lily, Loa kèn được tạo thành do mầm dinh dưỡng co ngắn
lại. Trục thân chia ra trục thân sơ cấp và trục thân thứ cấp.
- Sau khi nảy mầm, trục sơ cấp ở trên mầm nách là vùng vươn dài thứ nhất,
mầm đỉnh co ngắn, vươn lên mặt đất, lá trên bắt đầu mở ra, khi cây ra nụ thì số lá
đã được cố định.
- Chiều cao cây quyết định bởi số lá và chiều dài đốt, số lá lại chịu ảnh
hưởng chất lượng của củ giống, điều kiện ngoại cảnh và thời gian xử lý lạnh củ
giống.
- Thông thường cây hoa Lily, hoa Loa kèn số mầm lá đã được cố định trước
khi trồng, vì vậy chiều cao cây vẫn chủ yếu được quyết định bởi chiều dài đốt.
1.4. Lá
- Cây hoa Lily, hoa Loa kèn có nhiều lá mọc rải rác theo vòng rộng.
- Có nhiều hình dạng khác nhau: Hình thoi dài, hình kim xòe, hình huôn dài
khá đều đặn, phiến lá thẳng, đầu lá hơi nhọn, không có cuống hoặc cuống ngắn.
- Chiều rộng từ 1,8-2,8cm, chiều dài từ 9-12cm, lá mềm, bóng, có màu xanh
nhạt.
8
Rễ thân
Rễ gốc
- Số lá thường dao động từ 50-150 lá, Tùy thuộc và giống.
1.5. Củ con và mầm hạt
Cây hoa Lily, Loa kèn có nhiều củ con ở gần thân rễ, chu vi mỗi củ từ 0,5-
3cm, số lượng củ con tùy thuộc giống và điều kiện trồng trọt.
1.6. Hoa
- Hoa Lily mọc đơn lẻ, hoặc xếp đặt trên trục hoa, bao hoa hình lá, nhỏ. Hoa
chúc xuống, vươn ngang hoặc hướng lên.
- Hình dáng hoa là căn cứ chủ yếu để phân loại:
Ví dụ: Loại hình Loa kèn, 1/3 phía trước cong ngược lên; loại hình phễu 1/3 phía
trước cong ngược ra; Loại hình cái cốc phía trước hơi cong.
Loa kèn thường hơi nghiêng, tạo với mặt phẳng nằm ngang khoảng 45-60
o
.
Hoa có hình cái loa, màu trắng, chiều rộng cánh hoa từ 5-7cm, chiều dài cánh hoa
từ 13-16cm, đường kính hoa từ 10-12cm, cánh hoa hơi cong.
- Cấu tạo của hoa: Bao hoa 6 mảnh dạng cánh có 6 nhị, bao phấn màu vàng,
dài, bầu hoa hình trụ, đầu nhụy chia 3 thùy, vòi hoa ngắn hơn trục, trục hoa nhỏ,
đầu phình to có 3 khía tử phòng ở trên.
- Màu sắc hoa rất phong phú: Trắng, phân hồng, đỏ, vàng, vàng cam, vàng
canh, đỏ tím.
- Hoa có hương thơm đậm đà, hoa cắt có độ bền khoảng 6-10 ngày.
Hình số 1.1.4. Hoa loa kèn
9
Hình số 1.1.5. Hoa Lily
1.7. Quả
- Quả Lily, Loa kèn là loại quả nang, hình tròn dài, có 3 ngăn, chiều dài quả
từ 8-10 cm, mỗi quả có vài trăm hạt.
- Hạt hình dẹt, xung quanh có cánh mỏng, hình bán cầu, hoặc 3 góc, vuông
dài.
- Đường kính hạt 15-22mm, 1 gam hạt có khoảng 700-800 hạt. Trong điều
kiện khô lạnh, hạt có thể giữ được 3 năm.
2. Đặc điểm sinh trưởng, phát triển của cây hoa Lily, hoa Loa kèn
2.1. Đặc điểm về sinh trưởng
Quá trình sinh trưởng của cây hoa Lily, hoa Loa kèn như sau:
- Từ khi trồng đến nảy mầm: Lá bắt đầu sinh trưởng, giai đoạn này hoàn
toàn dựa vào dinh dưỡng trong củ.
+ Nếu củ giống được xử lý lạnh để phá ngủ ở nhiệt độ 5
0
C sau 4-6 tuần, thì
sau khoảng 1-2 tuần đã mọc mầm.
10
+ Xử lý lạnh không tốt, trong thời gian trồng gặp lạnh thì giai đoạn mọc
mầm có thể kéo dài tới 4-5 tuần.
- Từ nảy mầm đến hết sinh trưởng: Giai đoạn này lá sinh trưởng mạnh, sản
phẩm quang hợp được vận chuyển xuống thân.
- Từ khi ra hoa đến khi hoa tàn: Giai đoạn này, khối lượng chất khô ở tất cả
các bộ phận của cây đều tăng nhanh, đặc biệt là ở củ.
Nhìn chung thời gian từ khi trồng đến khi ra nụ mất khoảng 6-9 tuần, thời
gian từ lúc ra nụ đến lúc nở hoa mất 4-7 tuần.
Hình số 1.1.6. Giai đoạn nảy mầm của cây hoa Lily
=> Thời gian sinh tưởng của cây hoa Lily, hoa Loa kèn tùy thuộc vào
giống và điều kiện thời tiết và kỹ thuật chăm sóc
11
Hình số 1.1.7. Giai đoạn nụ của cây hoa Lily
Hình số 1.1.8. Giai đoạn nở hoa của cây hoa Lily
- Từ khi hoa tàn đến thu hoạch củ: Lúc này cây đã ngừng sinh trưởng chỉ có
củ con tiếp tục hoạt động.
12
2.2. Đặc điểm về phát triển
2.2.1. Sự phân hóa và phát triển của hoa
Khi củ đã qua xử lý lạnh thì trước khi trồng, củ có thể mọc mầm và phân
hóa hoa vì vậy nếu không trồng kịp thời sẽ bất lợi cho sự phát triển của mầm hoa.
Do đó khi mầm ngắn hơn 1cm phải trồng ngay.
Số lượng mầm hoa nguyên thủy chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện sinh
trưởng vụ trước và chất lượng của củ giống.
Tốc độ phát triển của nụ và hoa lại chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện sau
khi trồng
Ví dụ: Sau khi trồng nhiệt độ vượt quá 30
0
C thì hoa sẽ bị mù, tức là tất cả
các mầm hoa đều khô đi. Nhiệt độ 25
0
C - 30
0
C sẽ làm thui nụ, tỷ lệ ra hoa chỉ đạt
21-43%. Ở nhiệt độ 15
0
C - 20
0
C tỷ lệ ra hoa đạt > 80%
Trong điều kiện tự nhiên ở miền bắc Việt Nam, cây hoa Lily thường được
trồng vào tháng 9, tháng 10 ra hoa vào tháng 11 tháng 12, quá trình ra hoa và hoa
phát triển được hoàn thành trong khoảng 40-60 ngày.
Sau khi hoa nở được khoảng 2 tháng thì quả chín. Khi quả có màu vàng sẽ
nứt ra, hạt có cánh vì vậy ở điều kiện tự nhiên có thể truyền đi theo gió. Sau khi
thu hoạch quả thân lá khô héo, lúc này có thể thu hoạch củ để làm giống.
2.2.2. Sự ngủ nghỉ và biện pháp phá ngủ
Một trong những kỹ thuật quan trọng trong việc trồng hoa Lily, Loa kèn là
phải phá ngủ của củ giống. Hiện nay để phá ngủ cho củ giống hoa Lily, hoa Loa
kèn người ta thường xử lý bằng nhiêt độ thấp 2-5
0
C, trong thời gian từ 4-6 tuần.
Các giống khác nhau thì thời gian xử lý lạnh để nảy mầm là khác nhau.
Ví dụ: Giống Yellow Blage cần xử lý lạnh thời gian 8 tuần.
Cùng một giống, việc xử lý lạnh càng lâu thì thời gian từ trồng đến ra hoa
càng ngắn. Từ đặc điểm này ta có thể xác định được thời gian ra hoa, đồng thời
xác định được thời gian trồng thích hợp.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Các câu hỏi
*Câu hỏi trắc nghiệm
Khoanh tròn vào câu hỏi đúng nhất cho mỗi câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Củ giống có kích cỡ càng lớn thì số nụ hoa càng nhiều.
a. Đúng b. Sai
13
Câu 2: Thân vảy là phần phình to của thân tạo thành.
a. Đúng b. Sai
Câu 3: Hình dáng hoa là căn cứ chủ yếu để phân loại
a. Đúng b. Sai
Câu 4: Biện pháp hữu hiệu nhất để phá ngủ cho củ giống hoa Lily, Loa kèn là
dùng hóa chất.
a. Đúng b. Sai
Câu 5: Sự phân hóa hoa và số lượng mầm hoa chịu ảnh hưởng lớn của chất lượng
củ giống và điều kiện xử lý.
a. Đúng b. Sai
2. Các bài thực hành:
2.1. Bài thực hành số 1.1.1: Quan sát đặc điểm hình thái cây hoa Lily, hoa
Loa kèn.
- Mục tiêu: Nhận được đặc điểm của củ giống, loại rễ, hình dạng thân lá và
hoa của một số giống hoa Lily, hoa Loa kèn trồng phỏ biến trong sản xuất.
- Nguồn lực:
+ Máy tính, máy chiếu, Giáo án, phim tài liệu, băng đĩa, tranh ảnh về cây
hoa Lily, hoa Loa kèn.
+ Mẫu vật thật về cây hoa Lily, hoa loa kèn có đầy đủ các bộ phận (rễ, thân,
lá, hoa)
- Cách thức tiến hành: Chia lớp thành các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm)
- Nội dung thực hành: Thực hiện các bước công việc:
+ Quan sát đặc điểm Thân vảy (củ giống)
+ Quan sát và mô tả đặc điểm của hai loại rễ
+ Quan sát và mô tả đặc điểm của lá
+ Quan sát và mô tả đặc điểm hoa
- Thời gian hoàn thành: 60 phút/1 nhóm
- Địa điểm thực hành: Thực hành ngoài vườn.
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành:
TT Nội dung thực hành Số lượng Chất lượng sản phẩm
1 Quan sát đặc điểm Quan sát đặc điểm Mô tả đúng đặc điểm về kích
14
Thân vảy (củ giống) của 4-6 loại giống
phổ biến trong sản
xuất
cỡ, màu sắc của các giông
2 Quan sát và mô tả đặc
điểm của hai loại rễ
Quan sát đặc điểm bộ
rễ của 3-4 giống khác
nhau
Mô tả đúng đặc điểm về kích
cỡ, vai trò của từng loại rễ
3 Quan sát và mô tả đặc
điểm của lá
Quan sát đặc điểm bộ
lá của 4-6 giống khác
nhau.
Mô tả đúng đặc điểm về hình
dạng, kích thước, màu sắc bộ lá
4 Quan sát và mô tả đặc
điểm hoa
Quan sát đặc điểm về
hoa của 4-6 giống
khác nhau.
Mô tả đúng đặc điểm về kích
thước, màu sắc, hình dạng và
hương thơm của hoa.
C. Ghi nhớ:
- Củ giống có kích cỡ càng to thì có số hoa càng nhiều, nhưng lại dễ bị
bệnh cháy lá. Trong sản xuất nếu trồng loại củ có kích cỡ to phải phòng chống
bệnh cháy lá ngay từ đầu.
- Rễ thân là loại rễ quan trọng, trong trồng trọt, chăm sóc tạo điều kiện
thuận lợi cho bộ rễ thân phát triển thuận lợi để cây hoa sinh trưởng phát triển
tốt.
15
Bài 2: Lựa chọn giống trồng
Mã bài: MĐ 01-02
Mục tiêu:
+ Trình bày được các căn cứ để chọn giống phù hợp cho từng khu vực trồng
hoa;
+ Nêu được đặc điểm chính của một số giống hoa Lily, hoa Loa kèn đang
trồng trong sản xuất;
+ Lựa chọn được giống hoa Lily, Loa kèn phù hợp để trồng cho năng xuất
cao.
A. Nội dung
1. Xác định giống hoa Lily, hoa Loa kèn thích hợp để trồng
Lily là tên gọi chung cho tất cả các cây thuộc loài Lilium, họ Liliaceae, bộ
phụ của thực vật một lá mầm.
Trên thế giới có 300 giống khác nhau, chủ yếu phân bố ở vùng ôn đới và
Hàn đới - Bắc bán cầu, một số ít ở vùng núi cao nhiệt đới.
Trung quốc là nước có nhiều chủng loại hoa Lily nhất và cũng là trung tâm,
nguồn gốc hoa Lily trên thế giới.
Nhật Bản có 145 giống trong, đó có 19 giống là đặc trưng của Nhật Bản.
Hàn Quốc có 110 giống trong, đó có 30 giống mang đặc trưng của nước
này.
Hà Lan có khoảng 320 giống, trong đó có 80% là các giống do chính Hà
Lan tạo ra.
Do việc mua bán hoa Lily trên thế giới phát triển, nên công tác lai tạo giống
mới luôn được chú ý và mở rộng, giống mới ngày càng nhiều. Để tiện cho việc
giới thiệu mua bán.
Hiệp hội làm vườn Hoàng Gia Anh năm 1963 đã đưa ra hệ thống phân loại
hoa Lily. Hệ thống này chủ yếu căn cứ vào nguồn gốc bố mẹ con lai, tác giả tạo ra
giống và năm tạo giống. Từ đó chia giống hoa Lily trồng trọt ra thành các nhóm
giống sau.
* Theo nguồn gốc xuất xứ có những nhóm giống sau:
- Nhóm lai Phương Đông (Oriental hybrids)
16
Phần lớn các giống thuộc nhóm này có đặc điểm là thân có chiều hướng
cao, hoa khá to, hướng ra ngoài và có hương thơm.
Hiện nay có rất nhiều giống Lily lai Phương Đông được đưa vào sản xuất
thương phẩm, như: Casa blanca, Angelique, Dizzy, Maru, Souvenir, Rio regro,
Pink expressions, Stargazer, Sorbonne, Starfighter, Acapulco, Tiber, Collection,
Mixed, Miss Lucky, Montezuma, Muscadet
- Nhóm Lily lai châu Á (Asiatic hybrids)
Gồm những giống lai có nguồn gốc ở châu Á, hoa nở vào đầu mùa hè, đây
là nhóm dễ trồng và cũng dễ ra hoa nhất.
Nhóm này có đặc điểm là màu hoa rất phong phú: đỏ thẫm, cam, vàng, hồng,
xanh tía, mầu mận và trắng; nhìn chung hoa không có mùi thơm.
Dựa vào hình dáng hoa nhóm này lại được phân ra làm 3 loại: Nhóm hoa
hướng lên trên, hoa hướng ra ngoài và hoa hướng xuống dưới.
+ Loại hoa hướng lên trên: mọc đơn hoặc trên hoa tự, ra hoa sớm. Các giống
thường thấy như: Angel’s Touch, Aurora Borealis, Peachy Keen, Gold Ballerina
+ Loại hoa hướng ra ngoài: giống thường thấy là Apricot Pixels, Orange Art,
Braudwine
+ Loại hoa chúc xuống: gồm các giống: Ambrosia, King Pete, Blackbuttylly,
Wtonella
- Nhóm lai Lily thơm (Longiflorum hybrids)
Nhóm này có mùi thơm, hoa có hình dáng giống loa kèn. Một số giống thuộc
nhóm này như: Gelria, Avita Come, Snow Queen, Ice Queen, Longistar, Evening
Star, Yellow Tullican, Casa Rosa, Ace of hearts, Dragoon, Bermuda Lily
- Nhóm Lily lai tạo (interdivisional hybrids-Orienpets: OT hybrids, LA
hybrids, AA hybrids…) Gồm những giống lai khác, như lai giống giữa nhóm
Phương Đông và nhóm Loa kèn, nhóm thơm với nhóm châu Á
Hiện nay nhóm này có nhiều, nhờ lai giống đã tạo ra các giống mới có
khả năng chống chịu tốt với điều kiện ngoại cảnh, sâu bệnh Một số giống LA
(lai Longiflorum và Asiatic):Aerobic, Ballroom, Best seller, Canillo, Carmine
diamond; giống AA (lai Aurelian và Asiatic): Fiery belles, Ivory belles, Silky
belles; giống OA (lai Oriental x Asiatic): Elegant crown, Fancy crown, Fuego
crown; giống OT (lai Oriental x Trumpet): Yelloween, Altary, American
bandstand, American dream, American jouney
- Nhóm Lily lai Tinh Diệp (Martagon hybrids)
17
Nhóm này là loại Lily ưa bóng, thân cao, hoa hơi hướng xuống dưới, nhiều
màu sắc: vàng, trắng, hồng, xanh tía, cam, màu hoa cà Một số giống như: Black
Prince, Blush, Brocade, Cadense, Autumn Color, Attiwaw, Terrace City
- Nhóm Lily lai Loa kèn (Trumpet hybrids)
Bắt nguồn từ loài Lily châu Á, như: Lily Vương (L.regale), Lily Thông
Giang (L.sargentiae), Lily Nghi Xương (L.luecanthum) Hoa hình Loa kèn, có thể
hoa hướng ra ngoài hoặc hướng xuống dưới, có hương thơm, đặc biệt là ban đêm.
Một số giống thuộc nhóm này: Black Dragon, Copper King, Golden Sunburst,
Midnight, Moonlight, African queen, Pink Perfection,…
- Loài hoang dại (The wild species)
Gồm những loài thuộc nội địa của bắc châu Mỹ, châu Âu và châu Á (Nhật
Bản, Trung Quốc, Ấn Độ ) là những loài được trồng trong môi trường tự nhiên,
chưa bị ảnh hưởng bởi sự lai giống, loài L.auratum (gold-banded Lily) là
một loài đẹp nhất trong tự nhiên, loài L.lancifolium (Tiger Lily) nổi tiếng ở
Trung Quốc và Nhật Bản. Đây là nhóm Lily quan trọng trong việc phát triển
các giống lai châu Á và nhóm khác. Một số chủng: L.cernuum có ở Hàn Quốc và
Nga; L.davidii, L.henryi, L.regale có ở Trung Quốc; leichtlinii có ở Nhật Bản;
pardalium có ở Tây Nam nước Mỹ; L.speciosum album, L.speciosum rubrum
có ở Nhật Bản và Trung Quốc…
* Phân loại theo thời gian sinh trưởng, ra hoa:
+ Loại ra hoa sớm: Từ khi trồng đến khi ra hoa 60-80 ngày.
+ Loại ra hoa trung bình: Từ khi trồng đến khi ra hoa 85-100 ngày.
+ Loại ra hoa muộn: Từ khi trồng đến khi ra hoa 105-120 ngày.
+ Loại ra hoa cực muộn: 120-140 ngày.
* Ngoài ra người ta còn có thể phân loại theo màu sắc của hoa: hoa đỏ, hoa trắng,
hoa vàng
1.1. Giới thiệu giống hoa Lily đang trồng phổ biến trên thế giới
Có 4 nhóm Lily trồng lấy hoa cắt phổ biến là:
- Nhóm lai Phương Đông (Oriengal hybrids)
- Nhóm lai Á châu ( Asiatic hybrids)
- Nhóm lai Lily thơm (Longilorum hybrids) và các nhóm hoa Lily khác.
1.1.1. Nhóm Lai Phương Đông (Oriengal hybrids)
- Giống Asterian
+ Thời gian sinh trưởng từ 120 ngày.
18
+ Chiều cao cây trung bình từ 120cm, hoa trắng đậm hướng ra goài.
+ Số lượng hoa tùy thuộc vào kích cỡ củ
Ví dụ: Củ có kích cỡ 12/14, có 2-3 hoa;
Củ có kích cỡ 14/16, có 3-4 hoa;
Củ có kích cỡ 16/18, có trên 4-6 hoa
Củ có kích cỡ 18/20, có trên 4-7 hoa
Hình số 1.2.1. Giống hoa Lily Asterian
- Giống Calvados
+ Thời gian sinh trưởng từ 100 ngày.
+ Chiều cao cây trung bình từ 95-100cm, hoa hồng đậm, hướng ra ngoài.
+ Số lượng hoa tùy thuộc vào kích cỡ củ
Ví dụ: Củ có kích cỡ 14/16, có 3-5 hoa;
Củ có kích cỡ 16/18, có trên 5-7 hoa
Củ có kích cỡ 18/20, có trên 6-9 hoa
19
Hình số 1.2.2. Giống hoa Lily Calvados
Hình số 1.2.3. Giống hoa Lily Curie
- Giống Curie
+ Thời gian sinh trưởng từ 110-125 ngày.
20
+ Chiều cao cây trung bình từ 95-100cm, thân cây cứng.
+ Hoa có màu đỏ đậm, nụ hoa hướng ra ngoài
+ Số lượng hoa tùy thuộc vào kích cỡ củ
Ví dụ: Củ có kích cỡ 14/16, có 4-5 hoa;
Củ có kích cỡ 16/18, có trên 5-6 hoa
Củ có kích cỡ 18/20, có trên 7
+
hoa
- Giống Arabian Red
+ Chiều cao cây trung bình 110 cm
+ Thời gian sinh trưởng 110 ngày.
+ Có 3-7 hoa, hoa màu đỏ đậm, lá to nhọn
+ Số lượng hoa tùy thuộc vào kích cỡ củ
Ví dụ:Củ có kích cỡ 14/16, có 3-5 hoa;
Củ có kích cỡ 16/18, có 4-6 hoa;
Củ có kích cỡ 18/20, có trên 5-7 hoa
Hình số 1.2.4. Giống hoa Lily Arabian Red
Câu hỏi trắc nghiệm: Hãy chọn câu trả lời đúng nhất (khoanh tròn vào câu được
chọn)
Câu 1: Đặc điểm ra hoa của nhóm lai phương Đông là?
21
a. Có thời gian ra hoa sớm
b. Có thời gian ra hoa trung bình
c. Có thời gian ra hoa muộn
d. Có thời gian ra hoa cực muộn
Câu 2: Đặc điểm thân cây của nhóm lai Phương Đông là?
a. Thân cây cao và cứng
b. Thân cây cao và yếu
c. Thân cây thấp và cứng
d. Thân cây thấp và yếu
Câu 3: Nhóm lai phương Đông hoa có đặc điểm là
a. Bông hoa to, hướng ra ngoài và hoa có mùi thơm
b. Bông hoa nhỏ, hướng xuống dưới và có mùi thơm
c. Bông hoa to , hướng lên trên và không có mùi thơm
d. Bông hoa to, hướng ra ngoài và không có mùi thơm
1.1.2. Nhóm lai Châu Á (Asiatic hybrids)
- Giống Cheops
Hình số 1.2.5. Giống hoa Lily Cheops
22
+ Thời gian sinh trưởng từ 85 ngày.
+ Chiều cao cây trung bình từ 95-100cm.
+ Hoa có màu vàng, nụ hoa hướng lên.
+ Thích hợp trồng hoa chậu.
+ Số lượng hoa tùy thuộc vào kích cỡ củ
Ví dụ: Củ có kích cỡ 14/16, có 4-6 hoa;
Củ có kích cỡ 16/18, có trên 5-7 hoa
Củ có kích cỡ 18/20, có trên 6-8 hoa
- Giống Brunello
Hình số 1.2.6. Giống hoa Lily Brunello
+ Thời gian sinh trưởng từ 85 ngày.
+ Chiều cao cây trung bình từ 95-100cm.
+ Hoa có màu vàng cam, nụ hoa hướng lên.
+ Thích hợp trồng hoa chậu.
+ Số lượng hoa tùy thuộc vào kích cỡ củ
23
Ví dụ: Củ có kích cỡ 14/16, có 5-6 hoa;
Củ có kích cỡ 16/18, có trên 6-8 hoa
Củ có kích cỡ 18/20, có trên 8
+
hoa
- Giống Val Di Solo
+ Thời gian sinh trưởng từ 85 ngày.
+ Chiều cao cây trung bình từ 90cm, thích hợp trồng hoa chậu.
+ Hoa có màu vàng, nụ hoa hướng lên.
+ Số lượng hoa tùy thuộc vào kích cỡ củ
Ví dụ: Củ có kích cỡ 12/14, có 3-5 hoa;
Củ có kích cỡ 14/16, có trên 5-7 hoa
Củ có kích cỡ 16/18, có trên 6
+
hoa
Hình số 1.2.7. Giống hoa Lily Val Di Solo
- Giống Navona
+ Thời gian sinh trưởng từ 75 ngày.
+ Chiều cao cây trung bình từ 100cm, thân cây không cứng
+ Hoa có màu trắng, nụ hoa hướng ra ngoài.
24
+ Thích hợp trồng hoa cắt cành, hoa chậu
+ Số lượng hoa tùy thuộc vào kích cỡ củ
Ví dụ: Củ có kích cỡ 12/14, có 4-5 hoa;
Củ có kích cỡ 14/16, có trên 5-6 hoa
Củ có kích cỡ 16/18, có trên 6-7 hoa
Củ có kích cỡ 18/20, có trên 8-9 hoa
Hình số 1.2.8. Giống hoa Lily Navona
- Giống Vermeer
+ Thời gian sinh trưởng từ 80 ngày.
+ Chiều cao cây trung bình từ 100cm, thân cây không cứng, lá dài nhọn,
thích hợp trồng hoa chậu.
+ Hoa có màu hồng, nụ hoa hướng lên.
+ Số lượng hoa tùy thuộc vào kích cỡ củ
Ví dụ: Củ có kích cỡ 12/14, có 3-5 hoa;
Củ có kích cỡ 14/16, có trên 5-7 hoa;
Củ có kích cỡ 16/18, có trên 6
+
hoa
25