Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

giáo trình mô đun nuôi gà thả vườn nghề nuôi và phòng trị bệnh cho gà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.71 MB, 108 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN



GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN
NUÔI GÀ THẢ VƢỜN

MÃ SỐ: M03
NGHỀ: NUÔI VÀ PHÒNG TRỊ BỆNH CHO GÀ

Trình độ: Sơ cấp nghề





1
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN:
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham
khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
MÃ TÀI LIỆU: MĐ03


2
LỜI GIỚI THIỆU
Phát triển chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nhằm đáp ứng nhu cầu
đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2010 - 2015 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, là nhu cầu cấp thiết của các cơ sở đào tạo


nghề. Đối tượng học viên là lao động nông thôn, với nhiều độ tuổi, trình độ văn
hoá và kinh nghiệm sản xuất khác nhau. Vì vậy, chương trình dạy nghề cần kết
hợp một cách khoa học giữa việc cung cấp những kiến thức lý thuyết với kỹ
năng, thái độ nghề nghiệp. Trong đó, chú trọng phương pháp đào tạo nhằm xây
dựng năng lực và các kỹ năng thực hiện công việc của nghề theo phương châm
đào tạo dựa trên năng lực thực hiện.
Chương trình đào tạo nghề Nuôi và phòng trị bệnh cho gà được xây
dựng trên cơ sở nhu cầu học viên và được thiết kế theo cấu trúc của sơ đồ
DACUM. Chương trình được kết cấu thành 5 mô đun và sắp xếp theo trật tự lô-
gíc nhằm cung cấp những kiến thức và kỹ năng từ cơ bản đến chuyên sâu về nuôi
và phòng trị bệnh cho gà.
Chương trình được sử dụng cho các khoá dạy nghề ngắn hạn cho nông dân
hoặc những người có nhu cầu học tập. Các mô đun được thiết kế linh hoạt có thể
giảng dạy lưu động tại hiện trường hoặc tại cơ sở dạy nghề của trường. Sau khi
đào tạo, học viên có khả năng tự nuôi gà thả vườn, làm việc tại trang trại chăn
nuôi, nhóm hộ gia đình, các chương trình và dự án liên quan đến lĩnh vực liên
quan đến nuôi gà thả vườn.
Mô đun nuôi gà thả vườn gồm có 5 bài:
Bài 1: Chuẩn bị điều kiện chăn nuôi gà
Bài 2: Chọn giống gà nuôi thả vườn
Bài 3: Chuẩn bị thức ăn, nước uống
Bài 4: Nuôi dưỡng gà thả vườn
Bài 5: Chăm sóc gà thả vườn
Việc xây dựng chương trình dạy nghề theo phương pháp DACUM dùng
cho đào tạo sơ cấp nghề ở nước ta là mới, vì vậy chương trình còn nhiều hạn chế
và thiếu sót. Ban xây dựng chương trình và tập thể các tác giả mong muốn nhận
được sự đóng góp của các nhà khoa học, các nhà quản lý giáo dục và các bạn
đồng nghiệp để chương trình hoàn thiện hơn
Xin chân thành cảm ơn!
Tham gia biên soạn

1. Lê Công Hùng - Chủ biên
2. Nguyễn Danh Phương - Thành viên
3. Nguyễn Ngọc Điểm – Thành Viên

3
MỤC LỤC
ĐỀ MỤC TRANG
LỜI GIỚI THIỆU 2
MỤC LỤC 3
MÔ ĐUN NUÔI GÀ THẢ VƯỜN 7
Bài 1: Chuẩn bị điều kiện chăn nuôi gà thả vườn 7
A. Nội dung: 7
1.1. Chuẩn bị chuồng nuôi gà 7
1.1.1. Xác định kiểu chuồng nuôi gà 7
1.1.2. Địa điểm xây dựng chuồng gà 11
1.1.3. Khu vực xung quanh chuồng nuôi gà 12
1.1.4. Cổng trại gà 12
1.2. Chuẩn bị vườn thả (bãi chăn) 12
1.2. Chuẩn bị dụng cụ và trang thiết bị nuôi gà 14
1.2.1. Rèm che 14
1.2.2. Quây gà 15
1.2.3. Chụp sưởi 16
1.2.4. Hệ thống làm mát 18
1.2.5. Chất độn chuồng 18
1.2.6. Máng ăn, máng uống 18
1.2.7. Kho thức ăn 22
1.2.8. Ổ đẻ 23
1.2.9. Vật tư phục vụ chăn nuôi khác 24
1.3. Vệ sinh, tiêu độc chuồng nuôi gà 24
1.3.1. Thu dọn các trang thiết bị trong chuồng nuôi 24

1.3.2. Quét dọn và rửa chuồng 24
1.3.3. Sửa chữa chuồng trại 25
1.3.4. Sát trùng, tiêu độc chuồng gà 25
1.4. Vệ sinh, tiêu độc trang thiết bị, dụng cụ nuôi gà 25
1.4.1. Vệ sinh, sát trùng máng ăn và máng uống 25
1.4.2. Vệ sinh, sát trùng chụp sưởi và quây gà 25
1.4.3. Vệ sinh, sát trùng ổ đẻ 26
1.4.4. Vệ sinh, sát trùng hệ thống cung cấp và chứa nước 26
1.5. Thực hiện phòng dịch khu vực nuôi gà 26
1.5.1. Chuẩn bị hố sát trùng 26
1.5.2. Vệ sinh, tiêu độc khu vực xung quanh chuồng nuôi 26
1.5.3. Quy định đối với công nhân, khách thăm quan 27
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 27

4
C. Ghi nhớ: 27
Bài 2: Chọn giống gà nuôi thả vườn 28
A. Giới thiệu quy trình và cách thức thực hiện công việc 28
Bước 1: Xác định đặc điểm các giống gà thả vườn 28
Bước 2: Xác định giống gà nuôi 28
Bước 3: Xác định tiêu chuẩn con giống 28
Bước 4: Thực hiện chọn gà con 1 ngày tuổi 28
Bước 5: Thực hiện chọn gà hậu bị 28
Bước 6: Thực hiện chọn gà đẻ. 28
Bước 7: Ghi chép sổ sách theo dõi 29
B. Các bước tiến hành 29
Bước 1: Xác định đặc điểm các giống gà thả vườn 29
Bước 2. Xác định giống gà nuôi 33
Bước 3. Xác định tiêu chuẩn gà giống 33
Bước 4: Thực hiện chọn gà con 1 ngày tuổi 36

Bước 5. Thực hiện chọn gà hậu bị 63 ngày tuổi. 37
Bước 6. Thực hiện chọn gà đẻ. 37
Bước 7. Ghi sổ sách theo dõi 38
C. Bài tập và (hoặc) sản phẩm thực hành của học viên. 38
D. Ghi nhớ: 38
Bài 3: Chuẩn bị thức ăn, nước uống cho gà thả vườn 39
A. Nội dung: 39
1.1. Xác định đặc điểm các loại thức ăn 39
1.1.1. Thức ăn giầu năng lượng 39
1.1.2. Thức ăn giầu đạm 42
1.1.4. Thức ăn bổ sung 49
1.1.5. Thức ăn hỗn hợp 51
1.2. Chuẩn bị các loại thức ăn 51
1.2.1. Xác định chủng loại thức ăn 51
1.2.2. Xác định số lượng các loại thức ăn 52
1.2.3. Mua nguyên liệu thức ăn 52
1.2.4. Kiểm tra, đánh giá chất lượng 53
1.2.5. Nhập kho 55
1.3. Chuẩn bị dụng cụ, phương tiện phối trộn. 55
1.4. Phối trộn thức ăn 56
1.4.1. Xây dựng công thức phối trộn 56
1.4.2. Thực hiện phối trộn 61
1.4.3. Kiểm tra, đánh giá chất lượng 65
1.5. Bao gói và bảo quản thức ăn 66
1.5.1. Bao gói thức ăn 66

5
1.5.2. Bảo quản thức ăn 66
1.6. Chuẩn bị nước uống 66
1.6.1. Nguồn cung cấp nước 66

1.6.2. Kiểm tra chất lượng nước 67
1.6.3. Vệ sinh nước uống 67
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 67
C. Ghi nhớ: 68
Bài 4: Nuôi dưỡng gà sinh sản thả vườn 69
A. Nội dung: 69
1.1. Xác định nhu cầu dinh dưỡng 69
1.1.1. Xác định nhu cầu dinh dưỡng gà thả vườn sinh sản 69
1.1.2. Xác định nhu cầu dinh dưỡng cho gà thịt thả vườn 72
1.2. Chọn hỗn hợp thức ăn, nước uống 72
1.2.1. Chọn hỗn hợp thức ăn 72
1.2.2. Nước uống cho gà 76
1.3. Nhận và kiểm tra thức ăn. 76
1.4. Cho gà ăn, uống 76
1.4.1. Cho gà con ăn, uống 76
1.4.2. Cho gà hậu bị ăn, uống 78
1.4.3. Cho gà đẻ ăn, uống 79
1.4.4. Cho gà thịt ăn, uống 80
1.5. Theo dõi khả năng tiêu thụ thức ăn 84
1.6. Điều chỉnh thức ăn, nước uống 89
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 89
C. Ghi nhớ: 89
Bài 5: Chăm sóc gà thả vườn 90
A. Nội dung: 90
1.1. Bố trí mật độ gà nuôi 90
1.2. Kiểm tra, điều chỉnh nhiệt độ và ẩm độ 90
1.3. Xác định thời gian và cường độ chiếu sáng 93
1.4. Theo dõi tình trạng sức khoẻ đàn gà 94
1.5. Kiểm soát khối lượng cơ thể 94
1.6. Thu nhặt trứng và theo dõi tỷ lệ đẻ 95

1.7. Vệ sinh chuồng trại, dụng cụ nuôi gà 95
1.8. Ghi sổ sách theo dõi 96
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 96
C. Ghi nhớ: 96
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN/MÔN HỌC 98
I. Vị trí, tính chất của mô đun /môn học: 98
II. Mục tiêu: 98

6
III. Nội dung chính của mô đun: 98
IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 99
4.1. Nguồn nhân lực: 99
4.2. Cách thức tổ chức 99
4.3. Thời gian: 99
4.4. Số lượng 99
4.5. Tiêu chuẩn sản phẩm 100
V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 100
5.1. Bài 1: Chuẩn bị điều kiện chăn nuôi gà thả vườn 100
5.2. Bài 2: Chọn giống gà nuôi thả vườn 100
5.3. Bài 3: Chuẩn bị thức ăn, nước uống cho gà thả vườn 101
5.4. Bài 4: Nuôi dưỡng gà thả vườn 102
5.5. Bài 5: Chăm sóc gà hả vườn 103
VI. Tài liệu tham khảo 105


















7
MÔ ĐUN NUÔI GÀ THẢ VƢỜN
Mã mô đun: MĐ 03
Giới thiệu mô đun:
Nguời học sau khi học xong mô đun này có khả năng chuẩn bị được điều
kiện chăn nuôi, chọn con giống đúng tiêu chuẩn, chuẩn bị được thức ăn, nuôi
dưỡng và chăm sóc được gà thả vườn. Mô đun này được giảng dạy theo phương
pháp dạy học tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, kết thức mô đun được đánh
giá bằng phương pháp trắc nghiệm và làm bài tập thực hành.
Bài 1: Chuẩn bị điều kiện chăn nuôi gà thả vƣờn
Mục tiêu:
- Chuẩn bị được chuồng nuôi, dụng cụ và trang thiết bị nuôi gà thả vườn.
- Thực hiện được vệ sinh, sát trùng, tiêu độc chuồng nuôi, dụng cụ và
trang thiết bị nuôi gà thả vườn
- Thực hiện được các phương pháp phòng dịch khu chăn nuôi gà thả vườn.
A. Nội dung:
1.1. Chuẩn bị chuồng nuôi gà
1.1.1. Xác định kiểu chuồng nuôi gà
- Kết cấu chuồng nuôi gà nuôi trên nền:
Tùy theo quy mô tùy theo phương thức chăn nuôi, tùy đối tượng gà mà có

thể thiết kế kiểu chuồng nuôi khác nhau. Nhìn chung khi xây dựng chuồng nuôi
gà, kết cấu chuồng phải thỏa mãn các yêu cầu:
+ Nền phải kiên cố, chắc để dễ vệ sinh, dễ sát trùng tiêu độc, nền có độ
dốc thích hợp dễ thoát nước, không ẩm ướt, tránh bị chuột đào bới. Bởi vậy, nền
chuồng thường láng xi-cát hoặc lát gạch.
+ Diện tích nền chuồng tùy thuộc vào quy mô, mức độ thâm canh nhưng
phải đảm bảo đủ rộng.
Ví dụ:
Chuồng nuôi gà con 10 - 12 con/m
2


8
Chuồng nuôi gà dò 5 - 6 con/m
2

Chuồng nuôi gà đẻ trứng giống 4 – 4,5 con/m
2

+ Mái chuồng làm bằng vật liệu khó hấp thu nhiệt để chống nóng. Mái có
thể lợp bằng ngói hoặc lá tranh, lợp qua vách chuồng khoảng 1 m để tránh mưa
hắt làm ướt nền chuồng. Làm một mái hoặc 2 mái.
+ Tường vách chuồng: Xây cách hiên 1 - 1,5 m , vách chỉ nên xây cao 30 -
40 cm còn phía trên dùng lưới thép hoặc phên nứa. Trường hợp tường vách được
coi là tường bao thì phải có thêm cửa sổ để chuồng thông thoáng
+ Rèm che: Dùng vải bạt, bao tải, phên nứa Che cách vách tường 20 cm
phía ngoài chuồng nuôi, nhằm bảo vệ cho gia cầm tránh được mưa, gió rét nhất
là ở giai đoạn gà nhỏ.

Hình 1: Chuồng xây đơn giản


+ Chuồng được ngăn làm nhiều ô, tùy diện tích nhưng ít nhất nên ngăn
thành 2 - 3 ô để dễ quản lý đàn gà nhất là gà sinh sản. Nên ngăn ô bằng lưới thép
hoặc nan tre đảm bảo thông thoáng.
+ Hệ thống cống rãnh: Chuồng nuôi bắt buộc phải có hệ thống cống rãnh
ngầm, đồng thời có đường thoát nước bên ngoài để tránh hiện tượng đọng nước
xung quanh tường.

9
- Kết cấu chuồng lồng:
Chuồng lồng có hình dạng, kích thước phụ thuộc vào số lượng gà, vị trí
đặt lồng, nguyên liệu làm lồng.
Nguyên liệu có thể bằng tre, gỗ, sắt.
+ Kích thước lồng:
- Cao 40-50 cm
- Rộng 40-60 cm
- Dài tùy thuộc số lượng gà nuôi.
Nếu dài 1,2 m thì nên chia làm 3 ngăn mỗi ngăn nuôi nhốt 3 - 4 gà đẻ
+ Đáy lồng: Là yếu tố quan trọng nhất, yêu cầu phải chắc chắn, thoáng, dễ
thoát phân. Đáy lồng có thể hàn bằng kim loại: sắt, thép có đường kính 3 - 4 mm.
Mối hàn có khe hở 1,5 - 2 cm.
+ Đáy bằng thanh tre gốc già vót tròn nhẵn rồi ghép thành tấm có khe hở
1.5 - 2 cm.
+ Vách lồng và nắp trên lồng bố trí bên ngoài trước cửa lồng.
+ Máng ăn máng uống bố trí bên ngoài trước cửa lồng.
Chú ý: Chuồng lồng có thể nuôi nhiều loại gà:
+ Nếu nuôi gà đẻ : Đáy lồng làm hơi dốc, nghiêng 10% (nhỏ) về phía
trước, có gờ cong để thu trứng.
+ Nếu nuôi gà con: Đáy phải lót thêm lưới thép khe hở 1 cm, thên có lót
giấy (sau 5 ngày nuôi phải thay đi)

- Kiểu chuồng gà đơn giản (vật liệu địa phương):
Tận dụng các vật liệu sẵn có trong gia đình như tre nứa tranh ván
+ Nền có thể làm đất nện chắc, trên mặt nền lót rơm, rạ, trấu, phoi bào.
Hoặc nuôi trên sàn lưới, tre đan cách mặt đất 20- 40 cm.
+ Nền chuồng:
Là nơi cho gà ngủ vào ban đêm, là chỗ để các máng ăn máng uống và

10
cũng là nơi gà thải phân cho nên cần thiết kế nền sao cho cao hơn xung quanh ít
nhất là 30 cm để tránh mưa ngập nước.
Nền có thểđược làm bằng các vật liệu như: gạch, xi măng hoặc nền đất,
tuy nhiên nên thiết kế nền chuồng chắc chắn bằng gạch hoặc nền xi măng.
Mặt nền phải nhẵn để tiện quét dọn tẩy uế (phổ biến nhất là nền láng xi
măng), đồng thời nền chuồng cần có độ nghiêng nhất định và hệ thống rãnh thoát
nước : nếu chuồng có độ rộng dưới 8m thì cần có một rãnh thoát nước ở giữa, tất
cả các rãnh thoát nước được thiết kế đổ vào bể xử lý nước thải.(không phổ biến
lòng chuồng 8m chỉ nên phổ biến lòng chuồng từ 4 đến 6m và láng phẳng bằng
xi măng với cát)
+ Khung, tường chuồng:
Khung chuồng phải bền vững, chịu được gió bão mạnh, thường được xây
dựng bằng bê tông hay gỗ, tre loại tốt.
Tường có thể dùng các loại nguyên vật liệu khác nhau để làm tường
chuồng như, gạch, gỗ, tre, nứa Song cần thiết kế sao cho chắc chắn. Hai đầu hồi
xây kín, xung quanh phía trước và phía sau ở bên dưới nên xây bằng gạch cao
khoảng 0,4 - 0,6m, phía trên dùng gỗ, tre, nứa ken thưa hoặc dùng lưới mắt cáo
tạo thành vách lưới để che chắn và có độ thoáng. Bên ngoài vách lưới chuồng
có hệ thống rèm che, có thể điều chỉnh linh hoạt để giữ ấm cho gà vào mùa đông
và che nắng, che mưa khi cần thiết. Như vậy vừa đảm bảo độ thông thoáng cho
chuồng nuôi và chống được gà có thể bay ra ngoài.
+ Mái chuồng: Làm bằng vật liệu nhẹ nhưng tương đối bền vững, cách

nhiệt và dễ vệ sinh sát trùng nên có thể được làm bằng : Fibro xi măng, tôn, ngói,
lá cọ, tranh nhưng phải đảm bảo chắc chắn, vững vàng trong mưa gió.
Nếu lợp bằng lá cọ thì mái có độ nghiêng 45
0
, nếu lợp ngói thì độ nghiêng
là 35
0
, còn Fibro xi măng hoặc tôn múi thì độ nghiêng là 16
0
đến 20
0
. Trong
trường hợp này phía dưới mái cần có vật liệu cách nhiệt hoặc đóng trần theo
chiều của mái.
+ Chuồng làm cao 1,5 m, dài 2,5 m, rộng 2m. Chuồng có 1 hoặc 2 cửa cho
gia cầm ra vào.

11


Hình 2: Chuồng nuôi đơn giản
* Chuồng phải được vệ sinh khử trùng tiêu độc trước khi nuôi. Có thể
dùng Formol 2% với liều 1ml/m
2
, Paricolin 0.05% hoặc disinfecton 0.05% trước
khi bắt gà về nuôi từ 7- 15 ngày.
1.1.2. Địa điểm xây dựng chuồng gà
- Địa điểm xây dựng chuồng trại phải phù hợp với quy hoạch tổng thể của
khu vực và địa phương.
- Chuồng phải cách xa đường giao thông, khu dân cư, khu công nghiệp,

công sở, trường học, khu chế biến sản phẩm chăn nuôi, bệnh viện, khu chăn nuôi
khác và xa hệ thống kênh mương thoát nước thải của khu vực theo quy định.
- Ở cuối và xa nguồn nước sinh hoạt, có nguồn nước sạch và đủ trữ lượng
nước cho chăn nuôi. Đảm bảo đủ diện tích và điều kiện xử lý chất thải, nước thải
theo quy định.
- Mặt bằng phải đảm bảo diện tích về quy mô chăn nuôi, các khu phụ trợ
khác (hành chính, cách ly, xử lý môi trường…).
- Chuồng nuôi phải xây dựng ở những nơi có đủ nguồn điện.
- Chuồng nuôi được xây dựng theo hướng đông nam.
1.1.3. Khu vực xung quanh chuồng nuôi gà
- Chuồng phải được xây dựng tách biệt với khu sinh hoạt của con người.

12
- Không xây chuồng gà chuông với các chuồng gia súc, gia cầm khác.
- Xung quanh chuồng nuôi phải có hàng rào để bảo vệ và ngăn ngừa
người, gia súc vào trại chăn nuôi như: xây tường bao hay hàng rào lưới sắt…
- Xung quanh chuồng nuôi trồng cây xanh tạo bóng mát
- Có kho để chứa thức ăn và dụng cụ chăn nuôi.
- Xung quanh chuồng nuôi cách chuồng tối thiểu 5 m phải bằng phẳng,
quang đãng, sạch sẽ không bị đọng nước.
- Nếu xây nhiều dãy chuồng thì chuồng nọ cách chuồng kia 25m
1.1.4. Cổng trại gà
- Nếu trại lớn xây dựng 2 hố sát trùng nhỏ 2 bên để người chăn nuôi đi lại
và một hố sát trùng lớn ở giữa chỉ giành cho xe ô vận chuyển thức ăn, gà ra vào trại.
- Trại nuôi theo kiểu gia đình thì chỉ cần thiết kế một hố sát trùng chung là được.
- Hố sát trùng được đổ crezyle 3% hoặc vôi bột
1.2. Chuẩn bị vƣờn thả (bãi chăn)
- Đối với gà nuôi bán công nghiệp hoặc gà nuôi thả phải thiết kế những bãi thả.
- Bãi thả nên có cây bóng mát (trồng cây ăn quả hoặc cây lâm nghiệp), có
trồng cỏ xanh là nguồn thức ăn có chứa nhiều vitamin, khoáng, là nguồn dinh

dưỡng cho gà. Có thể làm lán tạm để treo thêm máng ăn (chú ý tránh mưa ướt)
và máng uống cho gà trong thời gian chăn thả. Cây bóng mát trồng cách hiên
chuồng nuôi 4 - 5 m, tán cây che nắng phải cao hơn chiều cao mái hiên chuồng
nuôi để tăng cường thông thoáng.
- Có bãi thả gà tự do, vận động. Trên bãi thả gà có thể tìm được một số
thức ăn, tắm nắng để tạo vitamin làm xương rắn chắc, sức khỏe tốt, ít bị bệnh.
- Vườn thả phải đủ diện tích cho gà vận động và kiếm thêm thức ăn. Yêu
cầu diện tích bãi chăn thả tối thiểu là từ 0,5 đến 1m
2
/gà, bãi chăn bố trí cả hai
phía (trước và sau) của chuồng nuôi và thực hiện chăn thả luân phiên, sẽ tốt hơn
là sử dụng bãi chăn thả một phía. Bãi chăn bố trí chạy dọc theo chiều dài chuồng
nuôi, sao cho khoảng cách từ cửa chuồng đến hàng rào không quá xa, gà dễ ra
vào (đặc biệt khi gặp thời tiết bất thường xấu).

13
- Bãi chăn thả được san lấp bằng phẳng, dễ thoát nước, không có vũng
nước tù đọng, không có rác bẩn, vật lạ ở trong bãi chăn, định kỳ thu dọn lông gà
rơi vãi ở bãi chăn. Thường xuyên duy trì thảm thực vật ở bãi chăn để có môi
sinh, môi trường tốt cho khu trang trại, hơn nữa còn bổ sung thêm nguồn thức ăn
xanh, giàu vitamin cho gà.
- Bao xung quanh bãi chăn nên sử dụng lưới mắt cáo hoặc rào bằng phên
tre, hóp Sao cho thông thoáng nhưng chắc chăn, chống người, thú hoang, hoặc
thú nuôi xâm nhập và gà không thể vượt qua
- Bãi thả đặc biệt quan trọng đối với gà nội địa, gà đẻ trứng
- Bãi chăn phải thường xuyên vệ sinh và định kỳ phụ tiêu độc.


14


Hình 3: Vườn thả gà


Hình 4: Kiểu chuồng nuôi có bãi chăn thả

1.2. Chuẩn bị dụng cụ và trang thiết bị nuôi gà
1.2.1. Rèm che
- Đối với hệ thống chuổng hở thì nhất thiết phải có rèm che để che mưa,
nắng, gió, rét nhất là thời kỳ gà con.

15
- Rèm che làm bằng vải bạt, bao tải… sử dụng che phía bên ngoài chuồng
nuôi. Đầu trên của rèm treo cách mái nhà 30 - 35cm để không khí lưu thông,
đầu dưới phủ kín mép tường lửng 20cm.
1.2.2. Quây gà
- Quây gà làm bằng cót, tấm nhựa hoặc dùng lưới thép và bên ngoài bọc
bằng bạt…

Hình 5: Quây úm gà

- Quây úm được bố trí trong phòng úm, không nên làm gần cửa ra vào
tránh gió lùa. Có thể dùng các tấm cót ép, cót cật, tôn có chiều cao 0,5 m, quây
vòng tròn có đường kính 2,8 - 3,0 m. Một quây gà đường kính như trên nuôi
được 400 gà con vào mùa hè và 500 con vào mùa đông.
- Mùa hè ngày tuổi thứ 5 thì nới rộng quây và đến ngày thứ 10 thì có thề
thao bỏ quây. Mùa đông ngày tuổi thứ 7 thì nới rộng quây và cuối tuần thứ 2 - 3
thì có thể tháo bỏ quây.
- Bô trí trong quây úm :

16

Khay, mẹt cho gà con ăn và máng uống nhỏ được bố trí xen kẽ nhau trong
quây đảm bảo cho gà con ăn uống được thuận tiện. Chụp sưởi (làm bằng tôn
dạng hình nón có đường kính rộng 60 đến 80cm, bên trong khoét 3 lỗ so le nhau
để lắp bóng điện, ở nóc chụp có móc để buộc dây treo) dùng bóng điện, bóng
hồng ngoại, khí gas đốt để cung cấp nhiệt sưởi, chụp sưởi có tác dụng hứng
nhiệt và tập chung nhiệt để tăng khả nang cấp nhiệt cho gà, ngoài ra làm chụp
sưởi sẽ khong làm cho nhiệt thoát ra ngoài nên tiết kiệm được điện chụp sưởi
thường treo giữa quây gà, treo cao 40 - 50 cái so với mặt nền.
Chú ý : Tùy theo tình hình thực tế, sau 10 ngày úm, có thể bố trí một quây
úm phụ trong phòng úm để tách nuôi riêng những gà còi cọc, ốm yếu.
- Vệ sinh trước khi úm gà :
Trước khi đưa gà một ngày tuổi vào nuôi, cần phải vệ sinh phòng úm và
quây úm như sau :
Trước khi nhận gà tối thiểu 7 - 10 ngày nền phòng úm, tường, rèm che
phải được quét sạch bụi bẩn. Sau đó nền phòng úm phải được sát trùng kỹ bằng
thuốc sát trùng (thuốc thường dùng là Vikon S, Haniodine hoặc Chloramin B pha
với tû lệ 100ml với 10 lít nước thành dung dịch để phun sát trùng dụng cụ và
chuồng nuôi) hoặc quét nước vôi đặc.
Sát trùng chất độn chuồng (trấu hoặc dăm bào) bằng thuốc sát trùng 2 lần.
Trong quá trình phun, đảo đều đệm lót, ủ thành từng đống, sau đó phơi cho thật
khô. Trải một lớp đệm lót trên nền chuồng dày tối thiểu 5cm (8cm và san phẳng
để gà con đi lại dễ dàng).
Sau khi vệ sinh sát trùng xong, kéo rèm che và đóng kín phòng úm 7 -10
ngày. Thời gian để trống chuồng sau khi vệ sinh càng lâu thì gà nuôi càng tốt.
Nếu nhận gà con vào mùa hè khi nhiệt độ bên ngoài trên 30
O
c thì không
cần làm phòng úm mà chỉ cần làm quây úm. Nếu nhận gà con vào mùa đông khi
nhiệt độ bên ngoài thấp thì cần làm thêm phòng úm để giữ nhiệt tốt cho gà.
1.2.3. Chụp sƣởi

- Chụp sưởi có thể dùng một trong các loại sau đây: Bóng điện, bóng hòng
ngoại, hệ thống dây may so, bếp điện, bếp than hoặc điềm gas…Chụp sưởi được
đặt ở giữa quây gà.

17
- Bóng hồng được treo cách nền chuồng từ 30 - 60cm, hệ thống dây may
so đặt cách nền từ 20 - 30cm, đối với hệ thống bếp than phải có ống dẫn khí ra
ngoài chuồng nuôi. Bóng điện 60 - 100W treo cách nền 30 - 60cm và có chao
đèn để tập trung nhiệt vào quây. Lò sưởi điện, bếp điện, bếp đốt củi hoặc đốt trấu
đặt cách nền 20 - 30cm để đảm bảo an toàn cho gà.
- Chụp sưởi phải được khởi động trước khi nhận gà về một thời gian để đảm
bảo nhiệt độ trong quây trước.


Hình 6: Chụp sưởi bóng điện
Hình 7: Chụp sưởi bóng điện


Hình 8: Đèn hồng ngoại
Hình 9: Bếp than


18
- Dùng chụp sưởi điện công suất 1KW, mỗi chụp gồm 2 - 4 bóng sưởi tuỳ
theo công suất của bóng.
- Nuôi úm gà con giai đoạn từ 1 đến 21 ngày cung cấp nhiệt sưởi đủ ấm
cho gà con quan trọng hơn việc cho ăn vì nếu không cung cấp đủ nhiệt gà bị lạnh
sẽ không ra ăn cho dù thức ăn có chất lượng tốt, để cung cấp nhiệt đủ ấm cần sử
dụng chụp sưởi và bóng điện đủ công suất, nếu không có điện có thể dùng bếp
than tuy nhiên phải dẫn khí than ra ngoài nếu không khí độc của than tổ ong sẽ

làm gà chết do ngạt thở
1.2.4. Hệ thống làm mát
- Trồng cây bóng mát xung quanh chuồng nuôi và ngoài vườn chăn thả.
- Làm mái chuồng bằng chất liệu chống nóng như: lá cọ, rơm rạ, ngói…
- Sử dụng hệ thống quạt gió đăth trong chuồng nuôi.
1.2.5. Chất độn chuồng
- Yêu cầu chung là chất độn chuồng phải khô ráo, tơi xốp và không có
nấm mốc.
- Dùng vỏ bào, vỏ trấu hoặc rơm rạ cắt ngắn. Dùng vỏ bào là tốt nhất vì có
khả năng hút ẩm tốt, tơi xốp và khó sinh ra các vụn nhỏ. Vỏ trấu hút ẩm không
tốt bằng dăm bào, vỏ trấu cũng tơi xốp nhưng đầu nhọn sắc hay gẫy thành các
vụn nhỏ, gà con ăn phải các vụn nhỏ này sẽ khó tiêu, đôi khi bị viêm ruột
1.2.6. Máng ăn, máng uống
- Máng ăn: có thể sử dụng bằng khay, mẹt, P50

19

Hình 10: Máng ăn P50

Hình 11: Khay ăn và mẹt

- Yêu cầu :
+ Làm bằng vật liệu không thấm nước, không gây độc hại cho gà
+ Giảm sự rơi vãi thức ăn, ngăn gà nhảy vào đào bới thức ăn nhưng gà dễ
nhận biết và lấy được thức ăn
+ Dễ cạo phân dính, dễ cọ rửa. Do vậy thường làm bằng tôn hoa, nhựa
cứng
+ Hình dáng, kích thước phù hợp với độ tuổi gà
- Các loại máng ăn và kích thước :


20
+ Máng ăn cho gà lớn có thể làm từ ống tre, ống bương có chiều dài 1,0 -
1,5m được khoét 1/3 phía trên.
+ Sử dụng máng ăn tròn, treo dây:
Máng ăn tròn bằng nhựa, có chu vi vành ngoài khoảng 150 cm, định mức
2cm - 4cm/gà thì một máng như vậy dùng cho 35 - 70 gà,
Cũng có thể sử dụng máng ăn dài có chân đế đặt trực tiếp xuống nền
chuồng và điều chỉnh độ cao máng thông qua giá đỡ, định mức là 5cm /gà
Lưu ý:
Máng ăn phải được vệ sinh hàng ngày và định kỳ hàng tuần sát trùng.
Máng ăn phải được điều chỉnh sao cho mép máng ngang tầm với sống lưng
gà, không treo máng quá cao hoặc quá thấp.

Hình 12: Máng ăn treo quá cao

- Máng uống: Có thể sử dụng các loại máng như galon, máng dài.

21


Hình 13: Máng galon
Hình 14: Máng uống dài

- Yêu cầu :
+ Làm bằng các vật liệu không thấm nước, không gây độc hại cho gà.
+ Gà dễ dàng uống nước và có chắn máng để gà không nhúng chân vào
+ Đảm bảo vệ sinh, sát trùng, bền, chịu được cọ rửa thường xuyên, vững
vàng, chống bị gà làm bẩn, làm ướt lông, hay làm đổ, rơi vãi nước ra đệm lót
- Các loại máng uống và kích thước:
+ Làm bằng các vật liệu như hộp nhựa, ống tre, ống bương…

+ Loại máng tròn dung tích 1,5 – 3,8 lít; dùng cho 50 – 80 gà trên máng.
+ Trong trường hợp chăn nuôi quy mô nhỏ, có thể dùng máng uống tròn 8
lít bằng nhựa, định mức 40 - 50 gà/máng, hoặc dùng máng uống dài bằng nhựa
hoặc kim loại với định mức 2 cm vành máng/gà
- Cách bố trí máng uống:
+ Thời kỳ úm gà máng uống được bố trí theo hình dải quạt xen kẽ máng ăn
+ Thời kỳ sau úm khi cho gà uống máng uống tròn đặt trực tiếp trên nền
và kê cao hơn so với đệm lót để gà không bới đệm lót vào nước, hoặc dùng máng
dài đặt bên ngoài vách ngăn chuồng khi uống gà thò cổ ra để lấy nước.

22
Ở thời kỳ gà thả ra vườn (bãi chăn) thì ta đặt trực tiếp máng ăn, máng
uống ở ngoài vườn.
+ Chiều cao của mép máng phải ngang tầm sống lưng gà
Lưu ý: Không treo máng uống quá cao hoặc quá thấp so với mép sống
lưng gà.

Hình 15: Máng uống cao
1.2.7. Kho thức ăn
- Kho là nơi chứa thức ăn và nguyên liệu nên phải được xây dựng nơi cao
ráo, xa ao hồ, thoáng, có hệ thống hút ẩm, làm mát lạnh. Nền cao, cuốn vòm
dưới nền cho thoáng, chống ẩm. Xung quanh kho có cống rãnh thoát nước
nhanh.
- Vệ sinh sạch sẽ, sát trùng phun formol 2%, sun phat đồng 0,5% diệt vi
khuẩn, nấm mốc.
- Nhập nguyên liệu, thức ăn khi kho đã sát trùng, kho ráo. Thức ăn,
nguyên liệu xếp riêng từng loại, từng dãy trên bục kê cao 30 - 40cm, cách xa
tường 20cm, có lối đi giữ các khu đủ rộng cho đi lại quản lý kho, xuất nhập, sát
trùng.
- Có hiện tượng mối mọt , mốc cần xử lý ngay .


23
- Lối ra vào kho có hố sát trùng , người, xe cộ ra vào đều được khử trùng .
Có bể dự trữ nước, dụng cụ va
̀
phương tiê
̣
n cứu hoả đề phòng hoả hoạn .
1.2.8. Ổ đẻ
Tùy từng cách nuôi công nghiệp hay bán chăn thả để làm ổ đẻ khác nhau.
- Nuôi gà đẻ theo kiểu công nghiệp lồng nuôi gà là ổ gà đe, khi gà đẻ
trứng lăn ra phía ngoài. Nuôi thả hay bán công nghiệp phải làm ổ đẻ.
- Nuôi thả hay bán công nghiệp phải làm ổ đẻ bằng thùng, hoặc chuồng đẻ
cho cả loại gà. Để ở nơi tối, khuất bóng gà trống hoặc gà mái khác; tùy tưng
giống gà,một ổ đẻ cho 5-10 gà mái.



Hình 16: Ổ đẻ làm bằng tôn
Hình 17: Ổ đẻ làm bằng sọt

24

Hình 18: Ổ đẻ làm bằng cót

1.2.9. Vật tƣ phục vụ chăn nuôi khác
Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ chăn nuôi khác cho từng chuồng nuôi như:
+ Thúng, dần sàng, xe cải tiến, quốc xẻng, chuổi, giẻ lau, bình bơm để tiêu độc
+ Sổ sách giấy tờ biểu mẫu, bút mực thước kẻ
+ Quần áo, gầy dép bảo hộ lao động

1.3. Vệ sinh, tiêu độc chuồng nuôi gà
1.3.1. Thu dọn các trang thiết bị trong chuồng nuôi
Sau mỗi đợt nuôi phải dọn dẹp vệ sinh tiêu độc sát trùng chuồng trại:
- Đưa toàn bộ các dụng cụ, trang thiết bị chăn nuôi đã dùng ra ngoài
- Đưa hết chất độn chuồng ra khu vực quy định
- Loại bỏ rèm che cũ đã bị rách hỏng
1.3.2. Quét dọn và rửa chuồng
- Quét bụi mạng nhện toàn bộ trần nhà, tường lưới, rèm che, dây treo
máng ăn và máng uống. Nạo phân nền chuồng và quét sạch. Chú ý quét thật kỹ
các góc ô chuồng, quét theo hướng dẫn từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài.

×