Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty xây dựng và nội thất Minh Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (442.51 KB, 77 trang )

Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt, đòi hỏi những nhà
sản xuất kinh doanh phải làm mọi cách để đứng vững và phát triển. Đây là vấn đề
bao trùm xuyên suốt hoạt động kinh doanh thể hiện chất lượng của toàn bộ công
tác quản lý kinh tế.Với cơ chế thị trường như hiện nay điểm quyết định giành
thắng lợi trong cạnh tranh của sản phẩm tiêu thụ trên thị trường là giá thành sản
phẩm.Trước yêu cầu của thị trường,các nhà quản lý của đơn vị phải tìm mọi biện
pháp để sản xuất có chất lượng tốt nhất,với mức chi phí ít nhất với lợi nhuận cao
nhất.Chính vì vậy việc làm thế nào để hạ được giá thành là việc sống còn của các
công ty,Công ty xây dựng và nội thất Minh Sơn cũng không nằm ngoài quy luật
đó. Muốn thực hiện được mục tiêu này thì vấn đề đặt ra với doanh nghiệp là phải
làm sao tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành một cách hợp lý để
quản lý có hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, trong thời gian thực tập ở
công ty xây dựng và nội thất Minh Sơn em đã tìm hiểu và viết báo cáo với
chuyên đề: “Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của
công ty xây dựng và nội thất Minh Sơn”. Mục đích nghiên cứu đề tài của em là
vận dụng những kiến thức lý luận về hạch toán kế toán đã học ở trường để tìm
hiểu thực tiễn công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại
công ty xây dựng và nội thất Minh Sơn. Từ quá trình nghiên cứu học tập em có
thêm được nhiều kinh nghiệm cho bản thân để sau này có thể ra công tác tốt.
Báo cáo thực tập nghiệp vụ của em ngoài phần mở đầu và phần kết luận,
gồm có ba phần:
Phần I: Khái quát chung về Công ty xây dựng và nội thất Minh Sơn.
Phần II: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
tại Công ty xây dựng và nội thất Minh Sơn.
Vũ Thị Nam Lớp : Kế toán K9
1
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm
Phần III: Một số đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và


tính giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng và nội thất Minh Sơn.
Để hoàn thành được bài viết này, em đã hết sức cố gắng và được sự giúp đỡ
nhiệt tình của các cô chú tại phòng kế toán của công ty xây dựng và nội thất
Minh Sơn và sự tận tình hướng dẫn của cô giáo Phạm Thị Bích Chi. Tuy nhiên
do trình độ lý luận và kinh nghiệm thực tiễn còn nhiều hạn chế nên bài viết của
em không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Em rất mong được sự đóng góp,
bổ sung của cô giáo cũng như ban giám đốc công ty và phòng kế toán của công
ty để bài viết của em được hoàn thiện.
Em xin chân thành cảm ơn!
Vũ Thị Nam Lớp : Kế toán K9
2
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm
CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY XÂY DỰNG
VÀ NỘI THẤT MINH SƠN
1.1.Lịch sử hình thành phát triển của công ty.
Tên công ty :Công ty xây dựng và nội thất Minh Sơn
Giám đốc : Vũ Văn Minh
Địa chỉ : Đồng Tiến – Đồng Kỵ - Từ Sơn - Bắc Ninh
Điện thoại : 024.3833.402
Ngày thành lập : Công ty được thành lập theo giấy phép kinh doanh số
2100489TS/HKD do Uỷ ban nhân dân huyện Từ Sơn cấp ngày 09/06/2003 với số
vốn trên 2tỷ đồng và bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 08/2003.
Loại hình doanh nghiệp : Công ty xây dựng và nội thất Minh Sơn là một
công ty trách nhiệm hữu hạn có 2 thành viên trở lên, được hoạt động theo Luật
doanh nghiệp,các thành viên tự nguyện tham gia thành lập công ty.
Lịch sử phát triển : - Công ty bắt đầu đi vào sản xuất từ 8/2003, do hoạt
động sản xuất của công ty mới được 6 năm nên sự biến động của công ty hầu như
không có nhiều. Hiện nay công ty mới có một số máy móc sản xuất,dự kiến đến
tháng 02/2010 công ty sẽ thêm mới và nâng cấp máy móc.

Quá trình hoạt động và phát triển của công ty đã đạt được những thành tựu
nhất định như :
+ Giải thưởng doanh nghiệp trẻ Bắc Ninh (năm 2006, năm 2007, năm 2008).
+ Giải thưởng bàn tay vàng của hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam năm 2008.
1.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
1.2.1.Ngành nghề lĩnh vực kinh doanh
- Sản xuất kinh doanh sản phẩm kim khí,vật liệu xây dựng công trình dân
dụng, giao thông thuỷ lợi,công trình phi nhà ở…
Vũ Thị Nam Lớp : Kế toán K9
3
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm
- Trang trí nội,ngoại thất.
- Mua bán,sản xuất,chế biến các sản phẩm từ gỗ: đồ gỗ mỹ nghệ,gia
dụng,văn phòng.
1.2.2.Nhiệm vụ:
- Xây dựng chiến lược và tổ chức thực hiện các kế hoạch về sản xuất các
mặt hàng đồ gỗ gia dụng theo đăng kí kinh doanh và mục đích thành lập của
công ty.
- Tổ chức nghiên cứu nâng cao năng suất lao động, áp dụng tiến bộ khoa
học kĩ thuật nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp với thị hiếu và nhu cầu
đặt hàng của khách.
- Thực hiện bảo toàn và phát triển nguồn vốn của công ty.
- Thực hiện chăm lo và không ngừng cải tiến điều kiện làm việc, đời sống
vật chất tinh thần, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hoá, khoa học kĩ thuật,
chuyên môn nghiệp vụ cho công nhân, nhân viên trong công ty.
- Bảo vệ công ty, bảo vệ sản xuất, bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh trật
tự, an toàn lao động.
1.2.3. Đặc điểm của công ty.
Công ty xây dựng và nội thất Minh Sơn chuyên sản xuất đồ gia dụng bằng
gỗ,sản phẩm chính là bàn ghế,giường tủ, lan can,cầu thang,hoành phi,câu đối

….Công ty gặp rất nhiều khó khăn vì đây là mặt hàng tuy quen thuộc với người
tiêu dung nhưng lại rất khó sản xuất ra sản phẩm tinh tế mà phù hợp với sở
thích,tính tiện dụng của sản phẩm đem lại và đặc biệt tính phong phú của sản
phẩm phù hợp với túi tiền người tiêu dung.Hơn nữa, hiện nay có rất nhiều sản
phẩm tương tự sản xuất từ gỗ ép,gỗ công nghiệp được nhập khẩu từ
Đức,Balan,Italia,Nhật,mẫu mã đẹp,tiện dụng.Thị trường đồ gỗ ở nước ta hiện nay
là thị trường cạnh tranh hoàn hảo.
Hiện nay, thị trường của công ty là toàn quốc,tuy nhiên công ty cũng khai thác
sang thị trường Trung Quốc và đang dần dần đi vào ổn định.
Vũ Thị Nam Lớp : Kế toán K9
4
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm
Biểu số 1.01: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
từ năm 2006-2008
Đơn vị tính:triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Doanh thu về bán hàng &CCDV 15.277 16.468 17.191
Các khoản giảm trừ 0 0 0
Doanh thu thuần về BH&CCDV 15.277 16.468 17.191
Giá vốn hàng bán 13.950 14.769 15.273
Lợi nhuận gộp về bán hàng & CCDV 1.327 1.699 1.918
Doanh thu hoạt động tài chính 0 0 0
Chi phí tài chính 0 0 0
Chi phí bán hang 1.138 1.196 1.227
Chi phí QLDN 55 58 63
Lợi nhuận thuần từ HĐKD 131 445 628
Thu nhập khác 18 10 15
Chi phí khác 0 0 0
Lợi nhuận khác 18 10 15
Tổng lợi nhuận trước thuế 149 455 643

Thuế thu nhập DN phải nộp (28%) 42 124,6 180
Lợi nhuận sau thuế TNDN 107 330,4 463
(Nguồn : Phòng kế toán)
Ta thấy doanh thu thuần của công ty qua các năm đều tăng và lợi nhuận sau
thuế cũng tăng, điều này cho thấy công ty đang có sự tăng trưởng tốt. Tuy nhiên
hiện nay trên thế giới đang có khủng hoảng về kinh tế, Việt Nam cũng bị ảnh
hưởng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sự hoạt động của công ty trong năm 2009 đòi
hỏi công ty phải có những giải pháp phù hợp để không ảnh hưởng đến hoạt động
của công ty.
- Trong 3 năm hoạt động công ty đã luôn hoàn thành xuất sắc những kế
hoạch sản xuất kinh doanh đã đề ra, thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước
đầy đủ, đời sống cán bộ công nhân viên của công ty ngày càng được nâng cao.
Tình hình hoạt động của công ty trong 3 năm (2006-2008) được thể hiện qua số
liệu sau.
Vũ Thị Nam Lớp : Kế toán K9
5
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm
Biểu số 1.2: Hoạt động của Công ty qua các năm (2006-2008)
TT Chỉ tiêu ĐVT
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
01
Mặt hàng sản phẩm 1000 sp 229 332 492
02
Sản phẩm quy đổi 1000 sp 586 735 1.066
03

Doanh thu Triệu đồng 15.277 16.468 17.191
04
Lợi nhuận trước thuế Triệu đồng 149 455 643
06
Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 107 330,4 463
07
Giá trị tài sản cố định
bình quân trong năm
Triệu đồng 4.105 4.864 4.869
08
Vốn lưu động bình quân
trong năm
Triệu đồng 958 958 958
09
Số lao động bình quân
trong năm
Người 192 209 185
10
Tổng chi phí sản xuất
trong năm
Triệu đồng 13.950 14.769 15.273
(Nguồn: Phòng Kế toán)
- Yếu tố vốn
Nguồn vốn của công ty chủ yếu là vốn chủ sở hữu và vốn đi vay.
Biểu số 1.3: Cơ cấu nguồn vốn của công ty.
Đơn vị tính: triệu đồng
NGUỒN VỐN
Ngày 31/12/2006 Ngày 31/12/2007 Ngày 31/12/2008
Số tiền
Tỷ trọng

(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ trọng
(%)
A. Nợ phải trả: 1.532 33,2 1.776 32,0 1.586 29,0
Vũ Thị Nam Lớp : Kế toán K9
6
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm
- Nợ ngắn hạn 1.525 - 1.760 - 1.045 -
- Nợ dài hạn 7 - 16 - 41 -
B. Vốn chủ sở
hữu:
3.086 67,7 3.770 68,0 3.894 71,0
- Vốn chủ sở hữu. 3.086 - 3.770 - 3.894 -
- Nguồn kinh phí
quỹ
0 - 0 - 0 -
Tổng cộng
nguồn vốn
4.618 100 5.546 100 5.480 100
(Nguồn: Phòng kế toán)
Vốn của công ty được chia thành 2 phần là vốn cố định và vốn lưu động:
+ Vốn cố định bao gồm đất đai, nhà xưởng, máy móc, công cụ dụng cụ
+ Vốn lưu động bao gồm nguyên vật liệu, nhiên liệu, sản phẩm dở dang,
bán thành phẩm
Vũ Thị Nam Lớp : Kế toán K9

7
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm
Biểu số 1.4: Tình hình vốn của công ty trong các năm
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Số lượng % Số lượng % Số lượng %
Tổng số vốn 4.618 100 5.546 100 5.470 100
Vốn lưu động 513 11,5 682 12,3 601 11,9
Vốn cố định 4.105 88,5 4.864 87,7 4.869 88,1
(Nguồn :Phòng kế toán)
Qua bảng trên ta thấy nguồn vốn của công ty tăng lên qua các năm. Đặc
biệt là vốn chủ sở hữu đã tăng lên, nguồn vốn nợ phải trả đã giảm xuống, điều
này cho thấy sự làm ăn hiệu quả của công ty. Tuy nhiên công ty chưa xây dựng
được các nguồn quỹ, điều này sẽ là bất lợi nếu xảy ra các sự cố.
Vốn cố định và vốn lưu động của công ty khác ổn định qua các năm
chứng tỏ dù mới đi vào hoạt động không lâu nhưng công ty đã có sự ổn định
- Yếu tố lao động
a. Lao động trực tiếp: 85 người
Lao động trực tiếp là yếu tố quan trọng của doanh nghiệp. Lao động trực
tiếp là những người sản xuất ra sản phẩm cho công ty. Nguồn lao động ổn định,
có tay nghề, gắn bó với doanh nghiệp là một thế mạnh mà bất cứ doanh nghiệp
nào cũng mong muốn. Tuy nhiên do ngành sản xuất đồ gỗ phát triển ở địa
phương nên công nhân có tay nghề thường không gắn bó với công ty,có sự luân
chuyển qua các năm.Những người lao động này đa số là lao động trẻ có đặc tính
cần cù chịu khó của người nông dân. Ngoài ra đây là ngành sản xuất nặng nhọc
nên tỷ lệ lao động nữ là công nhân chiếm tỷ lệ rất nhỏ.
Vũ Thị Nam Lớp : Kế toán K9
8
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm

b. Lao động gián tiếp: 14 người
Tuy mới thành lập nhưng lao động gián tiếp trong công ty có học vấn
khá cao. Hầu hết mọi người đều có trình độ cao đẳng trở lên. Tuy nhiên đa số họ
trong số đó đều mới ra trường nên chưa có kinh nghiệm quản lý.
Vũ Thị Nam Lớp : Kế toán K9
9
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm
c.Công tác đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực
Mỗi công nhân khi xin vào làm tại công ty đều được công ty đào tạo 1
tháng miễn phí. Trong quá trình làm việc công ty có đào tạo thêm.
Cán bộ quản lý khi vào công ty đều được làm đúng ngành mình học.
Hàng năm có chọn 1 số người đi tham quan học hỏi tại công ty nổi tiếng có quan
hệ với giám đốc.
d.Các chính sách hiện thời của công ty tạo động lực cho người lao động
- Hiện nay công ty sử dụng chính sách tiền lương, tiền thưởng là chủ yếu
- Đối với công nhân
+ Công ty có chế độ trả lương có định cho công nhân, ngoài ra nếu người
nào làm vượt định mức mà công ty đề ra sẽ được thưởng.
+ Làm ngoài giờ sẽ được công ty trả lương gấp đôi.
+ Hàng tháng công ty đều bình bầu những người hoàn thành xuất sắc
công việc để thưởng.
+ Trong các dịp lễ, tết công ty cũng thưởng cho nhân viên.
+ Trong 1 tháng nếu ai không nghỉ buổi nào cũng được công ty thêm một
số tiền nhất định vào tiền lương nếu người đó không vi phạm gì.
+ Cuối năm vào dịp tết những người không nghỉ quá số buổi quy định
công ty có thưởng thêm 1 tháng lương.
+ Có sáng kiếm tiết kiệm chống lãng phí đều được công ty tặng thưởng.
- Đối với cán bộ quản lý: Ngoài những chính sách trên công ty còn áp
dụng một số chính sách như: Nếu ai tìm được khách hàng mới sẽ được hưởng
hoa hồng từ của lô hàng bán được lần đầu tiên

- Ngoài ra công ty có sử dụng một số chính sách như:
+ Chính sách trợ cấp: Khi người lao động trong công ty hoặc người thân
gặp chuyện không may đều được công ty thăm hỏi và trợ cấp khó khăn.
+ Đóng BHXH, BHYT cho công nhiên viên trong công ty.
+ Khám sức khoẻ định kì cho nhân viên.
Vũ Thị Nam Lớp : Kế toán K9
10
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm
1.2.4.Quy trình sản xuất sản phẩm
1.2.4.1. Đặc điểm an toàn lao động
Khu vực sản xuất của công ty đã được trang bị hệ thống điều hoà không
khí đảm bảo tốt cho người lao động làm việc. Công ty đã cố gắng tạo điều kiện
thuận lợi tốt nhất cho công nhân thông qua đầu tư, cải tạo nâng cấp hệ thống nhà
xưởng, cải thiện môi trường làm việc, quan tâm đến vấn đề an toàn sản xuất.
Công ty tổ chức huấn luyện cho người lao động về quy trình, quy tắc an
toàn lao động, an toàn trong công tác phòng cháy, chữa cháy. Mọi chi phí cho
công tác học tập được tính vào giá thành sản phẩm theo quy định.
Công ty có trang bị đầy đủ các phương tiện phòng hộ lao động theo tính
chất công việc cho từng người lao động. Người lao động làm việc ở môi trường
độc hại được phụ cấp độc hại.
Người lao động trong công ty được tham gia trực tiếp những ý kiến đóng
góp thông qua hòm thư đặt tại của phòng giám đốc. Những vấn đề không thể gửi
thư người công nhân có thể thông qua đại diện của mình là Tổ chức công đoàn
trong công ty.
Ngoài ra công ty đều tham gia đóng BHXH, BHYT cho 100% công nhân
viên trong công ty.
Với điều kiện lao động như vậy nên các nhân viên trong công ty cảm
thấy thoải mái khi làm việc, đều cố gắng hết sức vì sự phát triển chung của công
ty. Điều này góp phần không nhỏ vào việc tăng năng suất lao động của công ty
trong thời gian qua.

1.2.4.2.Quy trình chế biến
Sản xuất đồ gỗ trải qua nhiều công đoạn khác nhau.Mỗi công đoạn có quá
trình sản xuất riêng.Công ty phân công công nhân làm 5 tổ,mỗi tổ phụ trách 1
công đoạn,4 tổ sản xuất chính và 1 tổ sản xuất phụ chuyên phụ trách vận chuyển
nguyên vật liệu,kiểm tra sản phẩm và nhập kho….
Nguyên vật liệu chính cho sản xuất đồ gỗ của công ty hoàn toàn là gỗ tự
nhiên không ép,không sấy.Ngoài ra còn có một số nguyên liệu khác dùng để tạo
Vũ Thị Nam Lớp : Kế toán K9
11
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm
hoạ tiết,làm đẹp cho sản phẩm.Toàn bộ nguyên vật liệu được nhập từ
Lào,Campuchia,Thái Lan,Trung Quốc,Gia Lai,Lào Cai……
Số lượng,nguồn cung cấp,giá cả,của nguyên vật liệu,năng lượng sử dụng
được thể hiện trong bảng số liệu sau :

Biểu số 1.5: Một số nguyên vật liệu chính và năng lượng được sử dụng
qua các năm (2006 – 2008)
TT
Tên NVL và
Năng lượng
Nguồn cung cấp
Số lượng sử dụng và giá cả bình quân.
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Số
lượng
Giá
cả
Số
lượng
Giá

cả
Số
lượng
Giá
cả
1 Gỗ trắc Lào 10.6 112 9.4 108 9.2 110
2 Gỗ Hương Lào,
Campuchia
5.2 78 5.1 78.5 5.3 78.2
3 Gỗ Gụ Campuchia 3.7 12.7 4.2 13 3.5 13.2
4 Gỗ Cẩm Gia Lai 2.8 32.6 2.4 32 2.7 32.5
5 Gỗ Rổi Thái Lan 1.6 17.6 2.1 17 1.9 17.7
6 Gỗ Mít Lào 6.7 25.3 6.2 25 5.9 25
7 Trai TrungQuốc 72 1.2 74 1.5 72.7 1.6
8 Ốc TrungQuốc 27 3.5 26 3.6 28 3.6
9 Vàng 8 1.93 7 2.13 7.5 2.13
10 Sơn TrungQuốc 35 0.9 32 1.1 33 1.1
11 Cồn TrungQuốc 40 1.3 41 1.2 41 1.5
12 Giấy Giáp TrungQuốc 17 0.5 18 0.6 22 0.6
13 Điện năng
tiêu thụ
Điên lực Bắc
Ninh
7350 1000 8665 1000 9532 1000
(Nguồn :Phòng quản lý sản xuất)
Vũ Thị Nam Lớp : Kế toán K9
12
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm
Trong đó:
TT

Tên NL và Năng lượng
Đơn vị tính
Số lượng Giá cả
1 Các loại gỗ
m
3
Triêu đồng/
m
3
2 Trai, Ốc Kg Triệu đồng/Kg
3 Cồn Kg Triệu đồng/Kg
4 Vàng Chỉ Triệu đồng/Chỉ
5 Sơn Kg Triệu đồng/ Kg
5 Giấy giáp Kg Triệu đồng/Tấn
6 Điện năng tiêu thụ KWh Nghìn đồng/KWh
(Nguồn : Phòng quản lý sản xuất)
Về định mức tiêu hao: mỗi sản phẩm có tỷ lệ tiêu hao gỗ khác nhau,nguyên liệu
cho từng sản phẩm dùng khác nhau, định mức cho từng sản phẩm riêng biệt.
Ví dụ: Sản xuất 1 bộ quốc hương khảm trai cột 10 cần 0.7 m3 gỗ hương,2kg
trai,1kg ốc ,3kg cồn,2kg giấy giáp.
Sản xuất đồ gỗ trải qua nhiều công đoạn :
Vũ Thị Nam Lớp : Kế toán K9
13
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm
Sơ đồ số 1.1 : Quy trình chế biến sản phẩm
Từ kho nguyên liệu những cục gỗ được đưa vào máy xẻ để xẻ ngang cục
gỗ,chia cắt chúng theo kích thước phù hợp với từng bộ bàn ghế,giường tủ,………
Tuỳ vào độ dày của chi tiết mà xẻ thành 0.5cm,1cm,2cm….Sau đó gỗ được
chuyển sang máy cưa để cắt thành chi tiết nhỏ hơn và đi vào kiểu dáng hình thù
của sản phẩm.Ví dụ máy cưa sẽ cát thành những chân ghế,cánh tủ,bệ,mành,yếm

ghế….Tiếp tục người công nhân sẽ bào,trà cho gỗ hết răng cưa làm sản phẩm
nhẵn,rồi dùng đục,cưa tay để làm mộng,các chi tiết được ghép lại với nhau.Tiếp
theo những thanh gỗ được mang đi vanh,lộng lỗ để những bàn tay khéo léo của
công nhân đục,chạm khảm hoa văn,hoạ tiết theo mẫu đã được vẽ sẵn theo yêu
Vũ Thị Nam Lớp : Kế toán K9
14
Kho nguyên liệu
Máy cưa
Máy xẻ
Đục,khảm hoa văn,hoạ
tiết
Đánh giấy giáp
Lắp ráp
Kho sản phẩm
Làm mộng
Hoàn thiện,làm đẹp
Máy bào,máy trà
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm
cầu của khách hàng cho từng loại sản phẩm phù hợp.Công đoạn này rất cầu
kỳ,phức tạp, như tỉa bông hoa,con hạc,con rồng,hình người… hoặc cắt trai, ốc
rồi đục gắn trai,ốc lên gỗ .Khâu này cần những đôi bàn tay khéo léo,cẩn thận
chính xác đến từng chi tiết.Mỗi chi tiết sai không thể sửa chũa được và bị loại
luôn không thể dùng vào việc khác được vì vậy thiệt hại là rất lớn.Sau khi đục
người thủ công phải gọt,nạo nhưng phần thô,rảptên gỗ,những vết đục phải theo
thớ gỗ.Làm xong tất cả công đoạn trên,bán thành phẩm phải được kiểm tra chất
lượng kỹ lưỡng bởi vì đây là sản phẩm thủ công( do bàn tay người thợ làm là
chính) đòi hỏi đúng mẫu mã để chuyển sang lắp ghép các bộ phận thành sản
phẩm.công đoạn này đòi hỏi người thủ công co tay nghề lâu năm bởi độ chính
xác cao.Tất cả sản phẩm đều không được sai lệch đến từng cm.Những chỗ ghép
phải có mộng mạng chính xác để sản phẩm chắc chắn,khíp liền nhau.Sang khâu

đánh giấy giáp người công nhân sẽ dung máy quay giấy giáp quay với nước để
cho sản phẩm khô lại tiếp tục quay giấy giáp khô đồng thời ngưòi công nhân sẽ
phải dung tay thứa những khe,lỗ mà máy quay không đánh vào tới.Yêu cầu của
công việc này cũng rất kỹ lưỡng, đánh làm sao cho nhẵn,hết răng cưa của máy
vanh,lộng.Người công nhân phải đánh cho nhẵn,k vết gằn trên gỗ, ít nhất phải
đánh với 3 lượt giấy giáp nhẵn.tiếp đó sản phẩm sẽ được đem đi phun sơn hoặc
đánh vecni tuỳ theo yêu cầu của khách hàng hoặc của sản phẩm.Trứơc tiên sản
phẩm được phun lót 1 lượt để sản phẩm có thể gắn kết sơn lại với nhau rồi dùng
máy rung,giấy giáp đánh lên sản phẩm tạo lớp nền cho sản phẩm.Sau đó phun
sơn 1 lượt nữa chờ cho sơn khô sẽ đến lớp cuối cùng là phun bóng.Sản phẩm
được để trong nhà ít nhất 1 ngày mới được chuyển nhập kho thành phẩm.
- Đặc điểm về trang thiết bị:
Do công ty mới được thành lập không lâu nên các trang thiết bị của công
ty đều mới và hiện đại. Hiện nay công ty đang sử dụng những máy móc và trang
thiết bị sau:
Vũ Thị Nam Lớp : Kế toán K9
15
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm
Biểu số 1.6: Danh mục trang thiết bị, máy móc của
công ty xây dựng và nội thất Minh Sơn

Vũ Thị Nam Lớp : Kế toán K9
stt Tên máy móc,thiết bị
1 Máy xẻ ngang
2 Máy cưa
3 Máy bào
4 Máy Trà
5 Máy đánh giấp giáp
6 Máy rung phẳng
7 Máy cắt gỗ dọc

8 Máy lộng lỗ
9 Máy cắt trai
10 Máy lấy nền
11 Máy phun sơn
12 Máy phun bóng
16
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm
1.3. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty xây dựng và nội thất Minh Sơn.
1.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty:
Sơ đồ số 1.2:Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
1.3.2.Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban
- Giám đốc là người đứng đầu công ty chịu trách nhiệm trước Nhà nước
và pháp luật. Giám đốc quản lý và điều hành mọi hoạt động của công ty là người
có quyền quyết định cao nhất trong công ty.
- Hiện nay công ty chưa có phó giám đốc.
- Phòng Tổ chức - Hành chính
a. Chức năng
Phòng Tổ chức – Hành chính có chức năng giúp giám đốc công ty quản
lý và tổ chức thực hiện công tác: tổ chức, công nhân, nhân viên, biên chế; tổng
hợp, hành chính, quản trị, thi đua, khen thưởng, tuyên truyền theo quy định.
b. Nhiệm vụ và quyền hạn
- Công tác tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, biên chế:
Vũ Thị Nam Lớp : Kế toán K9
Giám đốc
Phòng
Tổ
chức -
Hành
chính
Phòng

Kinh
doanh
Phòng
Kế
toán
Ban
Bảo vệ

Phòng
Quản
lý sản
xuất
Bộ
phận
đục
Bộ
phận
lắp ráp
Bộ
phận
máy
Bộ
phận
hoàn
thiện
17
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm
+ Theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và phân cấp quản lý của các phòng ban trong công ty.
+ Xây dựng chức năng, nhiệm vụ cụ thể của các phòng ban và tổ sản xuất

trên cơ sở quy định chung của công ty và pháp luật; xây dựng quy chế làm việc,
quy chế dân chủ, quy chế phối hợp công tác với các tổ chức liên quan ở địa
phương; tổ chức hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện.
+ Xây dựng quy hoạch đội ngũ công nhân, nhân viên; kế hoạch đào tạo,
bồi dưỡng; kế hoạch biên chế dài hạn, hàng năm và tổ chức thực hiện quy hoạch,
kế hoạch sau khi được phê duyệt.
+ Thực hiện quy trình bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, điều động,
thuyên chuyển, khen thưởng, kỷ luật, tuyển dụng công nhân, nhân viên theo
trách nhiệm.
+ Phân loại, đánh giá công nhân, nhân viên hàng năm
+ Tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách về tiền lương, bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế và các chế độ, chính sách khác cho công nhân, nhân viên
trong công ty.
+ Quản lý công nhân, nhân viên, quản lý hồ sơ nhân sự.
+ Chủ trì, phối hợp với các phòng nghiệp vụ liên quan tổ chức bồi dưỡng
chuyên môn, nghiệp vụ cho công nhân, viên chức trong công ty
+ Chủ trì, phối hợp với các phòng, ban liên quan xây dựng kế hoạch thi
đua, khen thưởng hàng năm và tổ chức thực hiện kế hoạch sau khi được phê duyệt.
- Công tác tổng hợp, hành chính, quản trị, tuyên truyền:
+ Tổng hợp, xây dựng kế hoạch công tác tuần của giám đốc và kế hoạch
công tác tháng, quý, năm công ty; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế
hoạch công tác sau khi được phê duyệt.
+ Tổng hợp, soạn thảo các loại báo cáo theo định kỳ và đột xuất liên
quan đến các hoạt động của công ty; cung cấp các số liệu thống kê theo yêu cầu
của giám đốc công ty.
Vũ Thị Nam Lớp : Kế toán K9
18
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm
+ Tổ chức - thực hiện và quản lý công văn đi, đến theo đúng quy định
của công tác văn thư, bảo mật, lưu trữ.

+ Kiểm tra nội dung, thể thức văn bản của các phòng nghiệp vụ soạn thảo
trước khi trình giám đốc công ty ký ban hành; quản lý và sử dụng con dấu đúng
quy định; hệ thống hoá các văn bản liên quan; thẩm định về mặt pháp lý liên
quan đến hoạt động của công ty, đảm bảo cho công ty hoạt động đúng pháp luật.
+ Tổ chức quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản và các phương tiện hoạt
động tại công ty.
+ Xây dựng kế hoạch xây dựng cơ bản, mua sắm, sửa chữa tài sản và các
phương tiện hoạt động của công ty; chủ trì, phối hợp với các phòng liên quan tổ
chức thực hiện kế hoạch sau khi được phê duyệt.
+ Đảm bảo công tác phục vụ cho các cuộc họp, hội nghị, tập huấn, tiếp
khách của công ty; hướng dẫn khách đến làm việc ở công ty.
+ Chủ trì, phối hợp với các phòng nghiệp vụ liên quan xây dựng kế
hoạch, tuyên truyền theo chỉ đạo, hướng dẫn của giám đốc và tổ chức thực hiện
kế hoạch sau khi được phê duyệt.
+ Tổng hợp, thống kê, báo cáo theo quy định.
+ Tham gia thông tin, tuyên truyền về công ty.
+ Tham gia đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.
+ Quản lý, sử dụng nhân viên và tài sản của phòng.
- Phòng kế toán
a.Chức năng:
Phòng Kế toán có chức năng giúp giám đốc công ty thực hiện công tác kế
hoạch và quản lý tài chính; tổ chức hạch toán, kế toán theo quy định của pháp luật.
b. Nhiệm vụ
+ Chủ trì, phối hợp với các phòng ban trong công ty xây dựng kế hoạch
thu, chi và phân bổ dự toán thu và kinh phí chi hoạt động quản lý bộ máy của các
phòng, ban; xây dựng các văn bản liên quan đến chi tiêu trong nội bộ đơn vị.
Vũ Thị Nam Lớp : Kế toán K9
19
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm
+ Tổ chức cấp phát và quản lý kinh phí chi hoạt động quản lý bộ máy,

đầu tư xây dựng cơ bản, sửa chữa lớn, mua sắm trạng thiết bị và các nguồn kinh
phí khác của công ty theo quy định.
+ Tổng hợp đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tài chính và quyết toán
theo quy định
+ Thực hiện chế độ chi tiêu tài chính, tổ chức hạch toán, kế toán theo chế
độ kế toán quy định.
+ Chủ trì, phối hợp với các phòng nghiệp vụ thực hiện xét duyệt quyết
toán cho các phòng ban và tổ sản
+ Theo dõi, lưu trữ, quản lý chứng từ, sổ sách kế toán theo quy định.
+ Tổng hợp, thống kê, báo cáo theo quy định.
+ Tham gia thông tin, tuyên truyền cho công ty.
+ Tham gia đào tạo , bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ .
+ Quản lý, sử dụng nhân viên và tài sản của phòng.
- Phòng quản lý sản xuất
a.Chức năng:
Phòng quản lý sản xuất có chức năng giúp giám đốc công ty tổ chức thực
hiện công tác giám sát, kiểm tra và giải quyết các vấn đề có liên quan đến quá
trình sản xuất.
b.Nhiệm vụ
+ Xây dựng chương trình, kế hoạch và phối hợp với phòng ban giám sát,
kiểm tra việc sản xuất trong công ty.
+ Báo cáo những vấn đề với giám đốc, đưa ra hướng giải quyết và thực
hiện những quyết định của giám đốc.
+ Tổng hợp, thống kê, báo cáo theo quy định.
+ Tham gia đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.
+ Quản lý, sử dụng công nhân, nhân viên và tài sản của phòng.
Vũ Thị Nam Lớp : Kế toán K9
20
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm
- Phòng kinh doanh

a.Chức năng
Phòng kinh doanh có chức năng giúp giám đốc tìm kiếm các khách hàng
để tiêu thụ sản phẩm và các nguồn hàng để cho công ty thực hiện việc sản xuất.
b.Nhiệm vụ
+ Nắm bắt thông tin về nguồn hàng, tình hình thị trường, theo dõi sự biến
động giá cả trên thị trường, cách thức giao hàng và phương thức thanh toán đối
với các sản phẩm của công ty và các nguyên vật liệu, máy móc cần thiết cho việc
sản xuất.
+ Theo dõi tình hình nhiên nguyên vật liệu, máy móc, sản phẩm tồn kho
trong công ty để đảm bảo cho công ty không bị gián đoạn sản xuất và ứ đọng sản
phẩm.
+ Tìm kiếm thu hút thêm các khách hàng mới, kí kết các hợp đồng.
+ Quản lý, sử dụng công nhân, nhân viên và tài sản của phòng
- Ban bảo vệ
Chức năng, nhiệm vụ:
+ Ban bảo vệ thực hiện công tác bảo vệ an ninh trật tự, vệ sinh cơ quan,
phòng cháy, chữa cháy; theo dõi, kiểm tra việc thực hiện nội quy cơ quan.
+ Tham gia công tác dân quân tự vệ ở địa phương, đảm bảo tốt công tác
quân sự.
- Các bộ phận sản xuất
+ Thực hiện sản xuất theo những nhiệm vụ được giao.
+ Báo cáo với cấp quản lý của mình những vấn đề nảy sinh.
+ Quản lý và bảo vệ tài sản của công ty.
- Mối quan hệ giữa các bộ phận trong hệ thống quản lý doanh nghiệp
Công ty tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình tập trung.Vì vậy,mỗi
phòng ban trong công ty đều có chức năng nhiệm vụ riêng, nhưng các phòng ban
luôn luôn có một mục đích chung là sự phát triển của công ty, làm cho công ty
ngày càng lớn mạnh.
Vũ Thị Nam Lớp : Kế toán K9
21

Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm
Tuy có sự khác nhau về công việc, nhưng các phòng ban luôn có sự tác
động qua lại, trao đổi thông tin với nhau để mọi hoạt động trong công ty từ nhập
nguyên vật liệu đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đều thông suốt.
1.4. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty xây dựng và nội thất Minh Sơn.
1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán.
Bộ máy kế toán của một công ty phải được tổ chức phù hợp với đặc điểm
hoạt động sản xuất kinh doanh và đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty đó.
Công ty xây dựng và nội thất Minh Sơn là một doanh nghiệp thống nhất
độc lập, có quy mô, các đơn vị thành viên trực thuộc hoàn toàn, không có sự
phân tán quyền lực quản lý hoạt động kinh doanh cũng như hoạt động tài chính.
Do đó bộ máy kế toán được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung. Phòng kế
toán của công ty là trung tâm, là nơi thực hiện toàn bộ công tác kê toán từ thu
nhận, ghi sổ, xử lý thông tin trên hệ thống báo cáo phân tích và tổng hợp của đơn
vị. Ở các tổ sản xuất và các bộ phận liên quan đến sản xuất không tổ chức bộ
máy kế toán riêng mà chỉ bố trí các nhân viên hạch toán thống kê thực hiện hạch
toán ban đầu, thu nhận và kiểm tra chứng từ, ghi chép sổ sách hạch toán nghiệp
vụ phục vụ cho yêu cầu quản lý sản xuất kinh doanh ở tổ sản xuất đó.
Tại công ty là phòng kế toán của công ty: Hiện nay phòng kế toán tài vụ
của công ty gồm có 6 người và được tổ chức theo các phần hành kế toán sau:
- Đứng đầu là Kế toán trưởng: Là người tổ chức và kiểm tra việc thực hiện
toàn bộ công tác kế toán, tài chính của công ty. Đồng thời cũng là người kiểm soát mọi
hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Kế toán trưởng của công ty có nhiệm vụ tổng
hợp và lập các Báo cáo thuế và là người phải chịu trách nhiệm trước giám đốc và các
cơ quan tài chính cấp trên về các vấn đề liên quan đến tài chính của công.
- Sau đó là các kế toán viên và thủ quỹ được phân công như sau:
+ Kế toán tiền lương & các khoản trích theo lương, kế toán tập hợp chi
phí kiêm kế toán kho: Có nhiệm vụ hạch toán tiền lương&các khoản trích theo
lương, tính và lập bảng thanh toán lương, bảng thanh toán BHXH. Đồng thời
cũng có nhiệm vụ theo dõi, tập hợp chi phí từ các báo cáo của các tổ sản xuất.

Vũ Thị Nam Lớp : Kế toán K9
22
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm
+ Kế toán nguyên liệu, vật tư và kế toán kho thành phẩm: Có nhiệm vụ
hạch toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ theo phương pháp thẻ song song.
Cuối tháng, lập bảng kê nhập, xuất, tồn đối với từng loại nguyên vật liệu và công cụ
dụng cụ, sau đó nộp báo cáo cho kế toán tính giá thành. Theo dõi giá vốn hàng bán,
tình hình xuất hàng cho đại lý, hàng quý tính giá xuất cho từng mặt hàng.
+ Kế toán tiêu thụ thành phẩm :Phản ánh số lượng,chất lượng,giá trị của
thành phẩm mua vào bán ra,phát hiện thừa,thiếu, ứ đọng,kém chất lượng.Phản ánh
tình hình tiêu thụ sản phẩm hang hoá,kết chuyển xác định kết quả kinh doanh.
+ Tại kho: Thủ kho phải tuân thủ theo chê độ ghi chép ban đầu căn cứ
vào các chứng từ nhập, xuất kho làm căn cứ ghi vào sổ kho. Thủ kho có trách
nhiệm lập các báo cáo xuất, nhập, tồn của các vật tư, hàng hóa vào cuối tháng và
nộp lên phòng kế toán.
Bộ máy kế toán của công ty được mô tả trên sơ đồ sau:
Sơ đồ số1.03:Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán công ty xây dựng và nội thất
Minh Sơn

1.4.2. Tổ chức vận dụng chế độ kế toán tại Công ty
1.4.2.1. Đặc điểm chung về việc vận dụng chế độ kế toán.
- Công ty xây dựng và nội thất Minh Sơn là công ty TNHH hai thành viên
trở lên với 100% vốn góp của các cổ đông. Chế độ kế toán áp dụng ở công ty là
chế độ kế toán được ban hành theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày
20/03/2006. Các chính sách kế toán áp dụng ở công ty đều tuân thủ theo hệ thống
các chuẩn mực kế toán, Luật kết toán và các quy định hiện hành có liên quan.
Vũ Thị Nam Lớp : Kế toán K9
23
Kế toán trưởng
Kế toán vật

liệu công
cụ,dụng cụ
Kế toán
lương và
khoản trích
theo lương
Kế toán
tổng hợp
chi phí tính
giá thành
Kế toán
tiêu thụ
thành
phẩm
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm
- Niên độ kế toán của công ty bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng
năm. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán và lập báo cáo tài chính ở
công ty là Đồng Việt Nam(ký hiệu là VNĐ).
- Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng:
Công ty xây dựng và nội thất Minh Sơn áp dụng phương pháp tính thuế
giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế.
- Phương pháp tính giá hàng tồn kho:
Công ty xây dựng và nội thất Minh Sơn áp dụng phương pháp tính giá
bình quân để tính giá vốn hàng tồn kho.
- Phương pháp khấu hao TSCĐ:
Chi phí khấu hao TSCĐ phản ánh khấu hao TSCĐ thuộc các xí nghiệp
đó là các máy móc, thiết bị, nhà xưởng… Trong CP SXC tại công ty thì khoản
mục chi phí khấu hao TSCĐ chiếm một tỷ trọng lớn. Phương pháp khấu hao
TSCĐ tại công ty là phương pháp đường thẳng theo quy định tại Quyết định số
2006/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ tài chính ban hành về việc ban

hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ.
Hàng tháng, kế toán TSCĐ tiến hành trích khấu hao:
Mức khấu hao
TSCĐ tháng
=
Nguyên giá TSCĐ
Thời gian sử dụng TSCĐ x 12
- Nguyên tắc tính giá thành sản phẩm
Phương pháp tính GTSP ở công ty là phương pháp trực tiếp. Do vậy
GTSP sẽ được tính chung rồi phân bổ cho từng sản phẩm sản xuất trong kỳ.
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho
Do đặc điểm riêng của ngành đồ gỗ chủng loại vật tư, hàng hoá nhiều,
biến động liên tục và do yêu cầu quản lý nên Công ty xây dựng và nội thất Minh
Sơn áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên.
- Phần mềm kế toán
Do công ty mới được thành lập và là công ty vừa và nhỏ nên công ty
chưa sử dụng phần mềm kế toán
1.4.2.2 Đặc điểm vận dụng hệ thống chứng từ, tài khoản
Vũ Thị Nam Lớp : Kế toán K9
24
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm
- Hệ thống chứng từ kế toán:
Hiện nay công ty đã đăng ký sử dụng hầu hết các chứng từ do bộ tài
chính ban hành. Chứng từ kế toán là căn cứ quan trọng thể hiện các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh và ghi sổ kế toán đồng thời cũng là căn cứ để kiểm tra, kiểm
soát các hoạt động tài chính của công ty. Danh mục chứng từ kế toán bao gồm:
+ Chứng từ liên quan đến quá trình hạch toán đầu vào.
+ Chứng từ TSCĐ.
+ Chứng từ liên quan đến việc hạch toán lương và các khoản trích theo
lương.

+ Chứng từ liên quan đến quá trình tiêu thụ.
- Hệ thống tài khoản kế toán:
Công ty sử dụng hầu hết các tài khoản kế toán theo QĐ 15/2006/QĐ-BTC.
1.4.2.3. Hình thức sổ kế toán
Công ty đăng ký sử dụng hệ thống sổ sách theo hình thức nhật ký chung do
đó hệ thống sổ sách công ty sử dụng bao gồm sổ nhật ký chung,sổ nhật ký đặc
biệt,sổ cái,các sổ thẻ kế toán chi tiết.
Vũ Thị Nam Lớp : Kế toán K9
25

×