Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Giáo trình MD02-Chuẩn bị ao nuôi, bè nuôi và thả giống cá lăng cá chiên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.35 MB, 109 trang )








BÈ NUÔI VÀ
 
CÁ CHIÊN








4

1


Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham
khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.




2
L

Cá lăng, cá chiên là đối tượng thủy sản được nuôi nhiều tại các địa phương
trong cả nước với 2 hình thức nuôi ao và nuôi bè trên sông, hồ chứa. Tuy nhiên,
rất nhiều bà con chưa được tiếp nhận đầy đủ, có hệ thống các hiểu biết và cách
thực hiện thao tác của nghề nên hiệu quả nuôi không cao.
Xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề Nuôi cá lăng, cá chiên
trình độ sơ cấp là một trong những hoạt động triển khai Đề án “Đào tạo nghề
cho lao động nông thôn đến năm 2020” để đào tạo trình độ sơ cấp và dạy nghề
thường xuyên cho người làm nghề nuôi lăng, cá chiên và bà con lao động nông
thôn, giảm bớt rủi ro, hướng tới hoạt động nuôi lăng, cá chiên phát triển bền
vững.
Được sự chỉ đạo, hướng dẫn của Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn; Tổng cục dạy nghề - Bộ Lao động thương binh và Xã hội,
Trường Trường Trung học Thủy sản đã tiến hành biên soạn bộ giáo trình mô
đun nghề “Nuôi cá lăng, cá chiên. Bộ giáo trình gồm 5 mô đun:
Mô đun 01. Xây dựng ao nuôi, bè nuôi cá lăng, cá chiên
Mô đun 02. Chuẩn bị ao, bè nuôi và thả giống lăng, cá chiên
Mô đun 03. Quản lý ao nuôi, bè nuôi cá lăng, cá chiên
Mô đun 04. Phòng trị bệnh cá lăng, cá chiên
Mô đun 05. Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ cá lăng, cá chiên thương phẩm
Giáo trình mô đun “Chuẩn bị ao, bè nuôi và thả giống cá lăng, cá chiên”
được biên soạn theo Chương trình mô đun Chuẩn bị ao, bè nuôi và thả giống cá
lăng, cá chiên của nghề Nuôi cá lăng, cá chiên trình độ sơ cấp nghề.
Giáo trình nhằm giới thiệu một số kiến thức cơ bản về công tác chuẩn bị ao,
bè nuôi và thả giống cá lăng, cá chiên bao gồm các việc cải tạo ao, lấy nước,
kiểm tra môi trường nước, vệ sinh và cố định bè ở vị trí nuôi, chọn, vận chuyển,
tắm cá và thả cá vào ao, bè nuôi.
Giáo trình là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, đồng

thời là tài liệu học tập của học viên. Nội dung của giáo trình giới thiệu một số
kiến thức và kỹ năng cơ bản về cải tạo ao trước khi thả giống cá lăng, cá chiên
để nuôi, mô đun được phân bổ trong thời gian 92 giờ, gồm 5 bài:
Bài 1. Chuẩn bị ao nuôi
Bài 2. Chuẩn bị bè nuôi
Bài 3. Chọn cá giống
Bài 4. Vận chuyển cá giống
Bài 5. Kiểm tra môi trường nước và thả cá giống

3
Trong quá trình biên soạn giáo trình, nhóm biên soạn có tham khảo các
tài liệu nuôi cá lăng cá chiên, chụp hình tại các cơ sở nuôi và sử dụng hình ảnh
của các tác giả trong và ngoài nước. Chúng tôi xin trân trọng cám ơn các cơ sở
sản xuất, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy cô giáo đã tạo điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ thực hiện giáo trình này.
Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng không thể tránh khỏi thiếu sót, chúng tôi
rất mong nhận được ý kiến đóng góp của độc giả để giáo trình được hoàn thiện
hơn.
Tham gia biên soạn:
1. Chủ biên: Nguyễn Thị Phương Thanh
2. Lê Thị Minh Nguyệt
3. Đặng Thị Diệu
4. Lê Tiến Dũng


4



Bài 1. CHUẨN BỊ AO NUÔI 7

1. Cải tạo ao 7
1.1. Xử lý ao mới đào 7
1.2. Cải tạo ao cũ tháo cạn được nước 15
1.3. Cải tạo ao cũ không tháo cạn được nước 19
2. Chuẩn bị nước nuôi cá 25
2.1. Chọn thời điểm lấy nước 25
2.2. Cấp nước vào ao chứa 26
2.3. Diệt khuẩn 28
2.4. Cấp nước vào ao nuôi 29
2.5. Gây màu nước 29
2.6. Đánh giá chất lượng nước ao 30
Bài 2. CHUẨN BỊ BÈ NUÔI CÁ 32
1. Đăng ký hoạt động bè nuôi cá 32
1.1. Yêu cầu, điều kiện để đăng ký, đăng kiểm bè nuôi là: 32
1.2. Thực hiện đăng ký hoạt động bè nuôi cá 33
2. Kiểm tra, vệ sinh bè 33
2.1. Bè mới 33
2.2. Bè cũ 34
3. Xác định vị trí đặt bè 34
4. Đưa bè ra vị trí nuôi 39
4.1. Chuẩn bị phương tiện 39
4.2. Chọn thời gian di chuyển bè 40
4.3. Tổ chức di chuyển 40
5. Cố định bè 41
5.1. Chuẩn bị vật tư, dụng cụ 41
5.2. Neo bè 41
6. Lắp lồng lưới 44
6.1. Chuẩn bị vật tư và dụng cụ cố định lồng 44
6.2. Rải lồng lưới trên khung 45
6.3. Buộc lồng lưới 45

6.4. Định dạng lồng lưới 46
6.5. Lắp lưới mặt lồng 47
Bài 3. CHỌN CÁ GIỐNG 49
1. Xác định thời gian thả giống 49
1.1. Xác định thời gian thả giống trong ao 49
1.2. Xác định thời gian thả giống trong bè 49
2. Xác định mật độ và số lượng con giống 50
2.1. Xác định mật độ, số lượng con giống thả trong ao 50
2.2. Xác định mật độ, số lượng con giống thả trong bè 50
3. Chọn cơ sở sản xuất, kinh doanh cá lăng, cá chiên giống 51

5
4. Chọn cá giống 52
4.1. Tầm quan trọng của con giống trong nuôi cá 52
4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cá giống 52
4.3. Yêu cầu kỹ thuật đối với cá lăng, cá chiên giống 54
4.4. Cách kiểm tra cá giống 55
Bài 4. VẬN CHUYỂN CÁ GIỐNG 60
1. Xác định thời điểm vận chuyển cá giống 61
2. Luyện cá 61
2.1. Luyện cá trong ao ương 61
2.2. Luyện cá trong bể hay giai chứa 62
3. Chọn hình thức vận chuyển cá giống 64
3.1. Vận chuyển kín 64
3.2. Vận chuyển hở 65
4. Chọn phương tiện vận chuyển cá giống 65
4.1. Xe 65
4.2. Ghe 67
4.3. Máy bay 67
5. Xác định mật độ vận chuyển cá 68

6. Tổ chức vận chuyển 68
6.1. Vận chuyển bao cá 68
6.2. Vận chuyển hở bằng thùng nhựa, bạt chứa nước 76
Bài 5. KIỂM TRA MÔI TRƯỜNG NƯỚC VÀ THẢ CÁ GIỐNG 77
1. Kiểm tra môi trường nước 77
1.1. Đo pH nước 77
1.2. Đo oxy hòa tan trong nước 79
1.3. Đo độ kiềm 81
1.4. Đo hàm lượng NH
3
83
1.5. Đo nhiệt độ nước 85
1.6. Đo độ trong 86
1.7. Kết luận về chất lượng nước 87
2. Thả cá giống vào ao 87
2.1. Tiếp nhận cá 87
2.2. Thả cá 89
2.3. Kiểm tra tình trạng cá trong ao 90
3. Thả cá giống vào bè 90
3.1. Tiếp nhận cá 90
3.2. Thả cá giống vào bè 90
3.3. Kiểm tra tình trạng cá trong bè 91
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 93


6

, BÈ NUÔI CÁ




Mô đun 02 Chuẩn bị ao, bè nuôi và thả giống cá lăng, cá chiên là mô đun
chuyên môn của nghề nuôi cá lăng, cá chiên. Mô đun tích hợp giữa kiến thức và
kỹ năng về chuẩn bị ao, bè nuôi và thả giống cá lăng, cá chiên. Mô đun gồm các
bài Chuẩn bị ao nuôi cá, Chuẩn bị bè nuôi cá, Chọn cá giống, Vận chuyển cá
giống và Kiểm tra môi trường nước và thả cá giống. Đồng thời mô đun cũng
trình bày hệ thống các bài tập, bài thực hành cho từng bài dạy và khi kết thúc mô
đun.
Mô đun 02 Chuẩn bị ao, bè nuôi và thả giống cá lăng, cá chiên có thời gian
học tập 92 giờ, trong đó có 20 giờ lý thuyết, 64 giờ thực hành, 04 giờ kiểm tra
định kỳ và 04 giờ kiểm tra kết thúc mô đun.
Phần lý thuyết của mô đun được trình bày ở lớp học, phần thực hành học
viên được thực hiện tại các ao, bè nuôi cá và cơ sở sản xuất, kinh doanh cá lăng,
cá chiên giống.
Kết quả học tập của học viên được đánh giá qua trả lời các câu hỏi trắc
nghiệm về kiến thức và kỹ năng thực hiện các công việc chuẩn bị ao, bè nuôi và
thả giống cá lăng, cá chiên.
Học xong mô đun này, học viên có được những kiến thức cơ bản về qui
trình chuẩn bị ao, bè nuôi và thả giống cá lăng, cá chiên; kỹ năng thực hành các
bước công việc như: cách thức tháo cạn nước, sên vét bùn đáy ao, diệt tạp, bón
vôi, gây màu nước, kiểm tra được các yếu tố môi trường và chọn giống, thả
giống cá lăng, cá chiên theo đúng yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo an toàn trong lao
động.
Để đạt yêu cầu đào tạo, học viên phải có ý thức học tập tích cực, tham gia
học đầy đủ thời lượng của mô đun.



7
Bài 1. CHUN B AO NUÔI

Mã bài: M02-01
Cải tạo ao nuôi trước khi thả cá là khâu rất quan trọng trong quá trình
nuôi cá và đòi hỏi phải thực hiện trước khi đưa ao vào sử dụng lần đầu cũng như
trước mỗi vụ nuôi.
Mục đích của cải tạo ao nuôi là chuẩn bị môi trường sống thuận lợi để cá
lớn nhanh đạt năng xuất cao, tránh bệnh tật.
Mc tiêu:
- Trình bày được cách chuẩn bị ao nuôi cá lăng, cá chiên;
- Cải tạo được ao nuôi cá đúng kỹ thuật;
- Thực hiện được công việc lấy và xử lý nước cấp vào ao nuôi cá;
- Tuân thủ qui trình chuẩn bị ao nuôi cá.
A. Ni dung
1. Ci to ao
Mục đích của việc cải tạo ao là chuẩn bị cho cá nuôi có được một nền đáy
ao sạch, chất lượng nước thích hợp và ổn định, ngăn ngừa hay hạn chế dịch
bệnh, các sinh vật khác hay địch hại xâm nhập và phát triển trong ao nuôi.
Cải tạo ao gồm các khâu chính là dọn tẩy ao, bón vôi và tu sửa bờ ao để
lấy nước thả cá giống. Tùy theo ao mới đào hay đã nuôi được nhiều vụ mà các
bước xử lý có khác nhau.
1.1. 
Chuẩn bị dụng cụ, vật tư:
- Máy bơm nước công suất 8-15CV
- Nhiên liệu: Dầu, nhớt
- Ống dẫn nước đường kính 10cm
- Thau, xô, xẻng
- Đồ bảo hộ lao động, khẩu trang, găng tay
- Cân 50kg
- Máy đo độ pH, giấy qùy, máy đo độ pH đất
- Máy tính, giấy, bút
- Cọc gỗ dài 1- 1,2m

- Lưới bao, dây nilon, dây kẽm
- Vôi: Có 3 loại vôi thường được dùng để xử lý đáy ao, mỗi loại vôi có
một tác dụng riêng vì vậy muốn sử dụng có hiệu quả cần xem xét chọn loại nào
phù hợp với mục đích sử dụng.

8

- Mức độ tác dụng của vôi tùy thuộc vào độ nồng của vôi nên vôi sử dụng
phải sạch, không lẫn tạp chất đối với vôi cục.
- Vôi bột cần được bảo quản, tránh bị hút ẩm làm mất tác dụng của vôi,
đối với vôi tôi cần sử dụng trong vòng 3 tháng trở lại để có hiệu quả cao hơn.
*   
(CaCO
3
):
- Có dạng bột trắng.
- Không làm tăng pH đất khi
bón vào ao.
- Thường sử dụng bón cho
ao có pH ít chua, phèn.



Hình 2.1.1. Vôi nông nghiệp CaCO
3
*    -
CaO):
- Có dạng cục.
- Khi bón vào ao, vôi hút
nước, tỏa nhiệt mạnh, có khả năng

sát thương làm chết động vật, thực
vật cao.
- Có tác dụng làm tăng pH
đất khi bón vào ao nên thường sử
dụng bón cho ao có pH chua, phèn.

Hình 2.1.2. Vôi nung CaO
* Vôi bung (vôi tôi-
Ca(OH)
2
):
- Dạng bột ẩm, được tạo
thành bằng cách tưới nước vào vôi
nung.
- Làm tăng pH đất khi bón
vào ao.


Hình 2.1.3. Cho nước vào vôi nung để
tạo vôi bung Ca(OH)
2
)

9
- Khi bón vôi cần phải đo độ pH trong ao để tính lượng vôi cần bón với
lượng vừa đủ, nếu lượng vôi bón quá nhiều sẽ làm tăng độ pH quá cao.
- Chỉ nên bón vôi tôi và vôi nung khi đất ao quá phèn, độ pH < 5.
- Nếu nước ao có độ kiềm và độ pH cao (> 80mg CaCO
3
/l và độ pH > 8)

thì không cần bón bất cứ loại vôi nào.
- Không bón vôi khi ao xử lý chlorin vì sẽ làm giảm tác dụng diệt khuẩn
của chlorin.
* Qui trình xử lý ao mới đào

















1.1.1. 
- Rửa phèn thường được thực
hiện đối với những ao xây dựng trên
vùng đất phèn hoặc phèn tiềm tàng.
- Dấu hiệu nhận biết là ao sau
khi đào xong có nước đọng ở đáy ao
màu nâu đỏ, vàng hay có váng trên
mặt nước.



Hình 2.1.4. Nước phèn đọng trong ao
- Việc rửa phèn được thực hiện bằng cách rất đơn giản là đưa nước vào ao
ngâm 1-2 ngay rồi tháo ra ngoài. Thực hiện lặp lại 2-3 lần sẽ giúp giảm phèn
trong ao.
Cách thực hiện như sau:
- Lấy nước từ sông, rạch vào đầy ao.
Rửa phèn
Bón vôi

Bao lưới bờ ao

Làm sàng cho ăn

10
- Ngâm ao 3-4 ngày để phèn từ trong bờ và đáy ao hòa tan vào nước.
- Tháo bỏ khối nước đã nhiễm phèn này ra ngoài.
- Lấy nước vào đầy ao trở lại.
- Ngâm 3-4 ngày để phèn từ trong đất tiếp tục hòa tan vào nước.
- Sau đó tháo bỏ hết nước trong ao.
- Thực hiện lặp lại cho đến khi pH ổn định.
1.1.2. Bón vôi
Mục đích của bón vôi:
- Ổn định phèn ở nền đáy ao.
- Diệt địch hại, sinh vật cạnh tranh, gây hại với động vật nuôi như trứng
ếch, nòng nọc, côn trùng, ốc, rêu xanh và một số loài cá dữ.
Trước khi bón vôi cần xác định pH đất. Tùy thuộc vào pH đất (mức độ
phèn) đo được mà chọn loại vôi và lượng vôi bón thích hợp (Bảng 2.1.1).
Bảng 2.1.1. Lượng vôi để khử độ chua của ao nuôi cá
 

 (CaCO
3
)
kg/100m
2
Vôi (CaO)
kg/100m
2
> 6
10
5
5 - 6
20
10
< 5
30
15
Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Xác định pH đất
Tùy theo điều kiện có thể xác định đo pH đất bằng 2 cách:
Cách 1: Đo trực tiếp pH đất bằng thiết bị đo pH đất

Thiết bị đo pH của đất hiệu DM-13
Thiết bị đo pH và độ ẩm đất hiệu DM-15
Hình 2.1.5. Thiết bị đo pH của đất

11
Cách đo:
- Cắm đầu đo của thiết bị đo
pH đất xuống đất sao cho 2 (hoặc

3) vòng kim loại của đầu đo ngập
trong đất.


Hình 2.1.6. Cắm thiết bị đo pH xuống
đất
- Đọc chỉ số pH theo kim chỉ
trên màn hình (thang đo pH tương
ứng từ 3-8)




Hình 2.1.7. Đọc chỉ số pH=7
Lưu ý:
- Mỗi ao đo 4-5 điểm đại diện cho ao.
- Đất đo pH cần ẩm, mềm.
- Lau sạch các vòng kim loại sau khi đo. Nếu có vết gỉ ố, làm sạch bằng
giấy nhám.
Cách 2: Đo gián tiếp bằng bộ kiểm tra pH nước
- pH đất có thể được đo gián tiếp qua đo pH của dung dịch đất bằng bộ
kiểm tra pH nước. Cách đo này được thực hiện khi không có thiết bị đo pH đất
hoặc khi đất định đo pH quá khô.
Cách thực hiện như sau:
+ Phơi khô mẫu đất cần đo trong bóng râm nếu đất quá ẩm.
+ Đập vụn mẫu đất trước khi cho nước cất vào.
+ Hòa 1kg mẫu đất khô vào 1 lít nước cất (tỷ lệ 1:1).
+ Khuấy kỹ để đất tơi rã trong nước.

12

+ Để yên qua đêm cho nước lắng trong.
+ Lấy dịch đất (phần nước trong) đem đo pH bằng hộp test pH (xem
hướng dẫn ở mục 3.1. Đo pH).
Bước 2: Xác định liều lượng vôi sử dụng
- Dựa vào độ pH đất đã đo được và theo bảng 2.1.1 để xác định liều lượng vôi
bón cho ao.
Ví dụ: Nếu pH=5 thì liều lượng vôi cần bón là 20kg CaCO
3
/100m
2
hoặc 10kg
CaO/100m
2

Bước 3: Tính lượng vôi cần bón
- Dựa vào liều lượng vôi đã xác định ở bước và diện tích đáy ao và bờ ao
cần rải vôi
Lx 
Ví dụ: Tính lượng vôi cần bón cho ao có tổng diện tích đáy và bờ ao cần
bón vôi là 8000m
2
, độ pH đất đo được là 5
Cách tính lượng vôi cần cần bón cho ao như sau:
- Dựa vào bảng 2.1.1, nếu sử dụng vôi CaO thì liều lượng bón là
10kg/100m
2

- Tính lượng vôi cần bón cho 1m
2
ao là:

10kg : 100m
2
= 0,1kg/m
2
Vậy lượng vôi cần cần bón cho ao là:
0,1kg/m
2
x 8000m
2
= 800kg vôi
Bước 4: Thực hiện bón vôi
* Nếu sử dụng vôi cục (CaO):
- Vận chuyển các bao vôi
(CaO) đến ao.
- Đổ vôi vào thùng (hoặc thành
từng điểm phân bố đều trên đáy ao).
- Dùng xô tưới nước vào vôi
(CaO) cho vôi toả hết ra thành vôi
bột.
- Dùng xẻng tạt nước vôi thật
đều trên mặt ao và bờ ao.

Hình 2.1.8. Vôi phân bố nhiều điểm trên
ao

13
* Nếu sử dụng vôi bột
(CaCO
3
):

- Vận chuyển các bao vôi đến
ao.
- Rải vôi đều khắp đáy ao.
- Rải vôi bờ ao.
- Nếu ao có những vũng bùn
nhão, bùn đen thì bón vôi vào nhiều
hơn.

Hình 2.1.9. Bón vôi đứng trên gió
Lưu ý :
- Khi bón vôi, người bón vôi nên đứng xuôi theo chiều gió, rải vôi từ cuối
gió đi lên đầu gió.
- Phải mang khẩu trang, kính mắt, găng tay.
- Không để vôi sống tiếp xúc với không khí hoặc nước mưa trước khi bón
vì như thế sẽ làm mất hoạt tính của vôi.
1.1.3. 
Bao lưới quanh bờ ao là nhằm mục đích:
- Ngăn chặn các sinh vật hại cá vào ao như rắn, chuột
- Đề phòng cá thoát ra ngoài.
Các bước tiến hành như sau:

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ, vật tư
- Lưới muỗi hoặc lưới có mắt lưới 10mm, cao 0,8-1m, biên trên của tấm
lưới được giềng dây PE cỡ 5-10mm, dài đủ để bao quanh ao.
- Cọc tre hoặc gỗ cao 1,2-1,5m, số lượng cọc bằng số mét chu vi ao.
- Dây PE hoặc dây kẽm để buộc lưới vào cọc.
- Búa đóng cọc
- Cuốc đất
- Xẻng
- Dao.


14
Bước 2: Đào rãnh
- Dùng cuốc, xẻng đào
rãnh quanh bờ ao:
- Sâu khoảng 0,3m
- Cách mép trong của bờ
ao 0,5-1m.

Hình 2.1.10. Đào rãnh quanh ao
Bước 3: Cắm cọc
- Cắm cọc vào giữa rãnh,
sâu 0,1-0,2m, hơi nghiêng ra
ngoài ao.
- Khoảng cách giữa 2 cọc
khoảng 1m.


Hình 2.1.11. Cắm cọc vào rãnh
Bước 4: Bao lưới
- Buộc dây giềng lưới vào
cọc bằng dây PE hoặc dây kẽm,
cao từ mặt bờ lên khoảng 0,5-
0,8m.
- Đưa chân lưới vào rãnh,
ém đất kỹ để tránh gió thổi tốc
lưới lên.

Hình 2.1.12. Buộc lưới vào cọc quanh bờ
ao


15
1.1.4. 
- Sàng cho ăn dùng để chứa
thức ăn khi cho cá ăn, không để thức
ăn thừa phân hủy ở đáy ao.
- Sàng hình vuông cạnh 0,8m
hoặc hình tròn đường kính 0,8m,
thành cao 10cm.



- Khung sàng làm bằng gỗ hay
sắt.
- Đáy sàng làm bằng lưới cước
1mm được kết dính vào khung bằng
dây cước PA.
- Số lượng sàng tùy thuộc vào
diện tích ao, khoảng 1 sàng/100m
2
ao.




Hình 2.1.13. Sàng cho cá ăn
1.2. 
Quy trình cải tạo ao:

















Làm cạn nước ao

Vét bùn đáy

Phơi đáy ao

Tu sửa bờ, cống ao

Sửa lưới bờ ao

Bón vôi


16
1.2.1. Làm 
- Nước trong ao được làm cạn

bằng máy bơm hoặc tháo qua cống
thoát.
- Nước ra khỏi ao được đưa
vào hệ thống ao xử lý nước thải
trước khi thải ra môi trường.

Hình 2.1.14. Bơm nước làm cạn nước
1.2.2. Vét 
- Bùn đáy là chất thải của cá, thức ăn thừa ở đáy ao được tích tụ từ vụ nuôi
trước.
- Bùn đáy ao còn chứa nhiều khí độc, mầm bệnh sẽ gây hại cho cá nếu
không được đưa khỏi ao.
- Bùn đáy ao được đưa vào bãi chứa bùn đáy để phân hủy thành phân bón.
Cách thực hiện như sau:
- Dùng trang hay cào gom bùn vào một góc ao.
- Sau đó, dùng thùng, xô, thúng vận chuyển ra khỏi ao
- San nền đáy phẳng, dốc nghiêng về phía cống thoát khoảng 3- 5
o
.
- Độ dày lớp bùn đáy còn lại trong ao khoảng 15- 25cm.


Hình 2.1.15. Vét bùn đáy ao
Hình 2.1.16. San nền đáy
1.2.3. Bón vôi

17
- Cách bón vôi (thực
hiện như ở mục 1.1.2. Bón
vôi).

- Thông thường, các ao
cũ (sau 2-3 vụ nuôi), phèn trong
ao đã giảm rất nhiều, khi ao
không còn phèn: bón 7-10kg
vôi nông nghiệp cho 100m
2
đáy
và bờ ao.


Hình 2.1.17. Bón vôi ao nuôi
1.2.4. 
- Mục đích phơi đáy ao:
+ Phơi đáy ao để đất khô và nứt ra, không khí đi sâu vào đáy ao, tạo sự
khoáng hóa đất, giải phóng các chất độc tích tụ trong đất.
+ Phơi đáy ao còn để ánh sáng mặt trời diệt mầm bệnh tồn tại trong ao.
- Thời gian phơi tùy thuộc vào thời tiết, độ bằng phẳng của đáy ao.
Thường phơi khoảng 5-10 ngày.
- Tiêu chuẩn ao sau khi phơi: đáy ao khô nứt chân chim.

Hình 2.1.18. Đất nứt chân chim
- Lưu ý: Ao bị nhiễm phèn thì không nên phơi đáy.
1.2.5. 
Sau một vụ nuôi bờ ao thường bị sạt lở, lún sụp, bị các sinh vật đào hang
ẩn nấp hay có lỗ mọi làm rò rỉ nước. Do đó, trước khi bắt đầu vụ nuôi mới cần tu
sửa ao nhằm mục đích:

18
- Đảm bảo bờ ao chắc chắn
- Ao không rò rỉ

- Không có địch hại ẩn nấp trong bờ.
- Dụng cụ tu sửa bờ ao gồm:
cuốc, xẻng, dao.


Cách tiến hành:
Hình 2.1.19. Dụng cụ tu sửa bờ ao
- Chặt cây, nhổ cỏ trên bờ để
không còn nơi trú ẩn cho các sinh vật
gây hại cho người nuôi và cá.
- Đào, bắt rắn, chuột và các loài
động vật khác làm hang sống ở bờ ao.
- L
ấp lỗ mọi ở cả 2 mặt trong và
ngoài bờ ao.




Hình 2.1.20. Dọn bờ ao
- Nâng cao các đoạn bờ bị lún,
sạt lở.
- Đảm bảo không bị nước tràn
bờ do thủy triều cao trong vụ nuôi
mới.



Hình 2.1.21. Đắp bờ bị lún, sạt lở




19
- Đắp lại khe phai bị vỡ.
- Sửa chữa các ván phai bị
mục, gãy cần. Bổ sung ván phai bị
mất.
- Bổ sung đất, đầm nén chặt
khu vực trước và sau cống bị xói lở
do áp lực nước.



Hình 2.1.22. Tu sửa cống
1.2.6. 
- Cắm lại cọc bị gãy.
- Vá chỗ lưới rách.
- Thay lưới cũ (Xem mục 1.1.3. Bao lưới)

Hình 2.1.23. Sửa lưới bao bờ ao
1.3. 
Do nhiều nguyên nhân mà có những ao không tháo cạn được nước:
- Xây dựng ao không đạt yêu cầu kỹ thuật (đáy ao không bằng phẳng,
cống thoát cao hơn đáy ao).
- Đang kỳ nước kém, nước bên ngoài không xuống thấp hơn cao trình đáy
ao nên nước trong ao không thoát ra bên ngoài được.
- Tháo cạn nước ao, phơi đáy sẽ làm “xì phèn” (chất pyrit sắt biến đổi
thành phèn khi tiếp xúc với oxy và nước).
Quy trình cải tạo


20



















1.3.1. 


Hình 2.1.24. Bơm hút bùn đáy ao
Hình 2.1.25. Đưa bùn vào khu chứa
Cách tiến hành:
- Dùng máy bơm nối với ống nhựa dẻo đường kính 15-20cm để kết hợp
bơm nước trong ao và hút bùn đáy ao.
- Có thể đặt máy bơm trên bờ ao, ống nhựa dẻo được cột với các phao
nhựa để nổi trên mặt nước.

- Một người cầm đầu ống hút di chuyển qua lại dưới đáy ao để hút bùn
đáy.
- Khi thấy nước thoát ra ở đầu ống xả đã bớt màu đen của bùn đáy thì di
chuyển đầu ống hút sang vị trí khác.
Bơm hút bùn đáy

Sát trùng, diệt tạp

Bón vôi
Tu sửa bờ, cống ao

Sửa lưới bờ ao


21
- Nước bùn thoát ra được đưa vào bãi chứa bùn để phân hủy.
1.3.2. Sát , d
- Mục đích sát khuẩn, diệt tạp chủ yếu là tiêu diệt các sinh vật gây bệnh
cho cá như nấm, vi khuẩn…và các loài cá tạp tồn tại trong ao.
- Công tác sát khuẩn thường được thực hiện ở ao cá bị bệnh ở vụ nuôi
trước hoặc ao nuôi cá hay bị bệnh
- Công tác diệt tạp thường được thực hiện ở ao có nhiều cá dữ và khi phải
thả cá giống cỡ nhỏ.
- Tùy theo điều kiện cụ thể mà người nuôi có thể chọn một trong 2 cách
hoặc kết hợp cả 2 cách sao cho ít tốn kém nhưng vẫn đạt được mục đích.
* Cách tiến hành sát khuẩn:
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ, chất sát khuẩn
- Xô, thùng để pha chất sát khuẩn.
- Ca để múc nước sát khuẩn tạt xuống ao.
- Bảo hộ lao động: khẩu trang, kính, găng tay.

- Chất sát khuẩn: Chlorin
- Liều lượng chlorin để sát
khuẩn nước ao là 15-30g/m
3
tùy
thuộc vào pH hoặc mức độ đục của
nước.
- Nếu pH nước > 7 hay nước
đục nhiều thì sử dụng chlorin với
nồng độ cao.



Hình 2.1.26. Bột chlorin
- Nên thực hiện sát khuẩn bằng chlorin sau khi bơm hút bùn đáy và đã
lắng trong nước vài ngày để tránh giảm hiệu quả của chlorin do tác dụng với các
thành phần lơ lửng trong nước và sinh chất độc gây hại cho cá nuôi.
- Thời điểm thích hợp để xử lý là sáng sớm hoặc chiều tối, nhiệt độ mát,
không mưa.
- Ngoài ra, một số chất sát khuẩn khác cũng được dùng để sát trùng như
BKC, formol, virkon liều lượng và cách sử dụng theo hướng dẫn được ghi trên
bao bì.
Lưu ý: Sử dụng chất sát khuẩn phải được thực hiện trước khi thả giống 7-
10 ngày.

22
Bước 2: Xác định lượng nước trong ao
- Xác định mức nước trong ao bằng thước đo hoặc que gỗ, tre.
- Tính thể tích nước trong ao = diện tích ao x mức nước
Ví dụ:

Diện tích ao 4.000m
2

Mức nước 0,5m
Lượng nước trong ao là:
4.000m
2
x 0,5m = 2.000m
3


Hình 2.1.27. Xác định mức nước trong ao
Bước 3: Xác định lượng chất sát khuẩn
Lng chlorin cn dùng = th c ao x Ling chlorin x lý
Ví dụ:
Thể tích nước trong ao là 2.000m
3

Liều lượng chlorin xử lý là 30g/m
3

Lượng clorin cần dùng = 2.000m
3
x 30g/m
3
= 60.000g = 60kg
Bước 4: Cho chất sát khuẩn xuống ao
- Cân lượng chlorin đã xác định
ở bước 3.
- Cho từ từ vào vật chứa nước

(xô, thùng).
- Dùng que khuấy cho chlorin
tan đều trong nước.




23
- Dùng ca múc nước chlorin
trong xô, tạt đều vào ao.
- Chú ý: đi từ hướng cuối
gió lên đầu gió để không phải ngửi
mùi chlorin hoặc chlorin dính vào
người gây bỏng da.



Hình 2.1.28. Tạt chlorin xuống ao
* Cách tiến hành diệt tạp:
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ, chất diệt tạp
- Xô, thùng hay chậu để ngâm rễ dây thuốc cá.
- Dao, thớt gỗ, búa để cắt và đập rễ dây thuốc cá.
- Ca để múc nước rễ dây thuốc cá tạt xuống ao.
- Bảo hộ lao động: khẩu trang, kính, găng tay.
- Rễ dây thuốc cá có tác
dụng diệt các loại cá còn sót lại
trong ao.
- Liều lượng sử dụng là
2-3kg rễ dây thuốc cá cho
1000m

3
nước.
- Ngoài ra, Saponin cũng
được sử dụng ở những vùng
không có cây dây thuốc cá.



Hình 2.1.29. Rễ dây thuốc cá
Bước 2: Xác định lượng nước trong ao
Thể tích nước trong ao = diện tích ao x mức nước trong ao
Bước 3: Xác định lượng dây thuốc cá
Phụ thuộc vào lượng nước trong ao nhiều hay ít.

24
Lượng dây thuốc cá cần dùng = Thể tích nước trong ao x Liều lượng sử
dụng dây thuốc cá
Bước 4: Ngâm và vắt nước rễ dây thuốc cá
- Xay hoặc đập dập rễ dây
thuốc cá,
- Sau đó, ngâm rễ dây
thuốc cá trong nước khoảng 12
giờ (1 đêm)


Hình 2.1.30. Đập rễ dây thuốc cá
- Vắt lấy nước dịch rễ dây
thuốc cá.






Hình 2.1.31. Vắt rễ dây thuốc cá
Bước 5: Cho nước rễ dây thuốc
cá xuống ao
- Dùng ca múc nước dây
thuốc cá tạt khắp ao
- Nên thực hiện vào sáng
sớm để đạt hiệu quả cao hơn.

Hình 2.1.32. Tạt nước rễ dây thuốc cá

×