Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Giáo trình nghề sản xuất giống cua xanh mô đun thu hoạch và tiêu thụ cua xanh giống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 80 trang )


BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN




GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN

THU HOẠCH VÀ TIÊU THỤ
CUA XANH GIỐNG

MÃ SỐ: MĐ 07

NGHỀ SẢN XUẤT GIỐNG CUA XANH

Trình độ: Sơ cấp nghề

Hà Nội, Năm 2014



1

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể
được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và
tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
MÃ TÀI LIỆU: MĐ 06




2

LỜI GIỚI THIỆU
Nghề sản xuất giống cua xanh trong những năm qua đã cung cấp con
giống, góp phần phát triển nghề nuôi cua xuất khẩu của Việt Nam. Thành quả
đạt được của nghề sản xuất giống cua xanh là rất lớn nhưng nâng cao chất lượng
đàn giống là vấn đề cần thiết và cấp bách, đòi hỏi người sản xuất giống cua cần
có những hiểu biết và tuân thủ qui trình sản xuất giống cua xanh.
Xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề “Sản xuất giống
cua xanh” trình độ sơ cấp là một trong những hoạt động triển khai Đề án “Đào
tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” để đào tạo trình độ sơ cấp và
dạy nghề dưới 3 tháng cho người làm nghề sản xuất giống cua xanh và bà con
lao động vùng có khả năng sản xuất giống cua xanh, giảm bớt rủi ro, nhằm tới
hoạt động sản xuất giống cua xanh theo hướng phát triển bền vững.
Được tạo điều kiện về nguồn lực và phương pháp làm việc từ Vụ Tổ chức
cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và lãnh đạo Trường Trung học
thủy sản; chúng tôi đã tiến hành xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình cho
nghề ” Sản xuất giống cua xanh” dùng cho học viên. Chương trình, giáo trình đã
được phản biện, nghiệm thu của hội đồng nghiệm thu do Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn thành lập.
Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã tham khảo tài liệu, đi thực tế tìm
hiểu và được sự góp ý của các chuyên gia, đồng nghiệp tại một số đơn vị thông
qua các buổi hội thảo.
Chương trình dạy nghề “Sản xuất giống cua xanh” trình độ sơ cấp gồm các
mô đun:
MĐ01. Xây dựng trại sản xuất giống cua
MĐ02. Chuẩn bị sản xuất giống cua
MĐ03. Nuôi cua mẹ

MĐ04. Ương ấu trùng cua
MĐ05. Ương cua giống
MĐ06. Phòng trị bệnh cua
MĐ07. Thu hoạch và tiêu thụ cua xanh giống
Giáo trình “Thu hoạch và tiêu thụ cua xanh giống” cung cấp cho học viên
những kiến thức cơ bản về thu hoạch, vận chuyển và tiêu thụ giống cua xanh,
giúp hướng dẫn học viên học tập và có thể tham khảo để vận dụng trong thực tế
sản xuất hoặc điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế của địa
phương.




3
Giáo trình được biên soạn dựa trên chương trình mô đun “Thu hoạch
và tiêu thụ cua xanh giống” trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề
”sản xuất giống cua xanh”. Nội dung của Giáo trình gồm 07 bài:
Bài 1. Khảo sát thị trường và ký hợp đồng tiêu thụ cua giống
Bài 2. Những hiểu biết chung về đảm bảo chất lượng trong quá trình sản
xuất giống
Bài 3. Kiểm tra, kiểm dịch chất lượng cua giống
Bài 4. Thu cua giống
Bài 5. Vận chuyển cua giống
Bài 6. Quản lý hồ sơ sản xuất
Bài 7. Tính hiệu quả sản xuất
Nhóm xây dựng chương trình và biên soạn giáo trình trân trọng cảm ơn Vụ
Tổ chức cán bộ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Dạy nghề,
các Viện, Trường, cơ sở sản xuất, các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật, thầy cô
giáo đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu để giáo trình này được hoàn thành. Tuy
nhiên, giáo trình cũng không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi rất mong

nhận được ý kiến đóng góp bổ sung để giáo trình được hoàn thiện hơn.
Tham gia biên soạn:
1. Chủ biên: Lê Thị Minh Nguyệt
2. Nguyễn Thị Phương Thanh


4

MỤC LỤC
ĐỀ MỤC
TRANG
LỜI GIỚI THIỆU
MỤC LỤC
CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHỮ VIẾT TẮT
MÔ ĐUN THU HOẠCH, BẢO QUẢN VÀ TIÊU THỤ CUA
XANH GIỐNG
BÀI 1. NHỮNG HIỂU BIẾT CHUNG VỀ ĐẢM BẢO
CHẤT LƯỢNG GIỐNG CUA XANH
1. Ý nghĩa, vai trò của chất lượng cua giống
2. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cua giống
BÀI 2. KHẢO SÁT THỊ TRƯỜNG VÀ KÝ HỢP ĐỒNG
TIÊU THỤ SẢN PHẨM
1. Khảo sát thị trường tiêu thụ
2. Khảo sát giá cả thị trường
3. Hợp đồng bán cua giống
4. Thanh lý hợp đồng
BÀI 3. KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CUA GIỐNG
1. Mục đích, ý nghĩa
2. Các phương pháp kiểm tra, đánh giá chất lượng cua xanh
giống

3. Kiểm tra chất lượng cua giống
4. Kiểm tra sức khỏe đàn cua
BÀI 4. THU CUA GIỐNG
1. Chuẩn bị thu hoạch
2. Thu cua giống trong ao đất
3. Thu cua giống trong ao lót bạt
4. Xác định số lượng cua giống
BÀI 5. VẬN CHUYỂN CUA GIỐNG
1. Chuẩn bị vận chuyển
2. Cho cua vào dụng cụ
3. Quản lý quá trình vận chuyển
2
4
6
7

7

7

7
20

20
23
24
30
33
33
33


34
35
37
37
39
40
40
43
43

44


5
4. Đánh giá kết quả vận chuyển
BÀI 6. QUẢN LÝ HỒ SƠ TRẠI GIỐNG
1. Quản lý hồ sơ cần có theo quy định
2. Ghi nhật ký trại sản xuất giống
3. Thu thập thông tin khách hàng
BÀI 7. TÍNH TOÁN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT GIỐNG
1. Khái niệm giá thành
2. Xác định các loại chi phí
3. Xác định giá thành
4. Tính toán hiệu quả sản xuất giống.
5. Dự kiến kế hoạch sản xuất giống kế tiếp
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG
TRÌNH, BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH
ĐỘ SƠ CẤP

DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU
45
45
47
47
51
54
57
57
57
58
59
60
63
82


82














6

CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, HỮ VIẾT TẮT

1. 28 TCN 95 – 1994, 28.TCN 164:2000: Tiêu chuẩn ngành;
2. GAP: Thực hành nuôi thủy sản tốt
3. Vorticella, Zoothamnium, Carchesium, Epistylis, Apisoma, Scyphidia,
Acineta, Tokophrya, Podophyria, Capriniana Vibrio parahaemolyticus
và Vibrio harveyi : Tên khoa học của ký sinh trùng và vi khuẩn gây
bệnh.
4. Formalin, KMnO
4
, CuSO
4
, Chlorine , nước Javel : Các hóa chất dùng để
sát trùng dụng cụ, thiết bị, trị bệnh cua
5. ppm: phần triệu ( mg/lít); cc ml : Đơn vị đo nồng độ, thể tích.
6. Zoae1, Zoae 2… Zoae 5; Megalope; Cua bột: ký hiệu các giai đoạn phát
triển của cua
7. Luântrùng, Brachionus, Artemia, Nauplius của Artemia, V8-Zoea: Thức
ăn cho các giai đoạn ấu trùng cua
8. Super EMC, QT-002: chế phẩm xử lý nước


7

MÔ ĐUN: THU HOẠCH VÀ TIÊU THỤ CUA XANH GIỐNG
Mã mô đun: MĐ 07


Giới thiệu mô đun:
Mô đun ”Thu hoạch và tiêu thụ cua xanh giống” là mô đun chuyên môn
nghề, mang tính tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành có thời gian đào
tạo thời gian 56 giờ; trong đó có 8 giờ lý thuyết, 40 giờ thực hành, 04 giờ kiểm
tra định kỳ và 04 giờ kiểm tra kết thúc mô đun. Mô đun này trang bị cho học viên
kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: cách kiểm tra cua trước
khi thu hoạch, phương pháp nâng hạ độ mặn trong bể ương cua , phương pháp
thu hoạch, vận chuyển được cua giống đúng kỹ thuật, đạt chất lượng và hiệu quả
cao; các công việc cần thực hiện để bán cua giống ra thị trường, thu thập được
các thông tin cần thiết về khách hàng và đưa ra các biện pháp đẩy mạnh hoạt
động tiêu thụ đồng thời biết tính toán được kết quả lợi nhuận của quá trình sản
xuất giống.
Học viên sẽ được học lý thuyết tại lớp học, hội trường tại địa phương hoặc
các cơ sở dạy nghề kết hợp với thực hành làm bài tập hoặc thao tác tại cơ sở sản
xuất giống cua ; kết quả học tập của học viên được đánh giá trong các bài của
quá trình học mô đun và qua bài kiểm tra kết thúc mô đun bằng hình thức thi
trắc nghiệm kết hợp với kiểm tra thực hành, quan sát đánh giá mức độ thực hiện
thao tác.

BÀI 1. NHỮNG HIỂU BIẾT CHUNG VỀ
ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG CUA XANH GIỐNG
Mã bài: MĐ07- 1
Mục tiêu:
- Hiểu được các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giống cua xanh;
- Có ý thức trách nhiệm trong việc bảo đảm chất lượng cua xanh giống
A. NỘI DUNG
1. Ý nghĩa, vai trò của chất lượng sản phẩm
Một trong những nguyên nhân làm giảm lợi nhuận của quá trình sản xuất
thủy sản nói chung và sản xuất giống cua xanh nói riêng, chủ yếu là do không
đảm bảo chất lượng sản phẩm; Do đó người sản xuất cần quan tâm đặc biệt đến

việc tạo ra chất lượng sản phẩm tốt hơn, an toàn hơn để đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao của khách hàng, đó là vấn đề tiên quyết cho sự thành công của các nhà
sản xuất
Chất lượng của một sản phẩm có vai trò:


8
- Giúp cho sản phẩm đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng;
- Tạo được sự tín nhiệm trong quá trình sản xuất;
- Thỏa mãn được sự hài lòng về mọi mặt cho khách hàng;
- Quyết định đến việc tạo ra giá trị cho sản phẩm.
Như vậy, chất lượng cua xanh giống có ý nghĩa hết sức quan trọng quyết
định đến giá trị kinh tế cũng như sự sống còn của nhà sản xuất nhằm tạo được
uy tín và thương hiệu trên thị trường.
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giống cua xanh
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giống cua xanh nhưng chủ yếu là do:
- Chất lượng cua bố mẹ
- Kỹ thuật nuôi cua đẻ và ấp trứng
- Kỹ thuật ương nuôi ấu trùng
- Phòng và trị bệnh











Hình 7.1.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giống cua xanh
2.1. Chất lượng cua bố mẹ
Kỹ thuật
ương nuôi ấu
trùng
Chất lượng
cua bố mẹ
Phòng và
trị bệnh
Kỹ thuật
nuôi cua
đẻ và ấp
trứng


9
Để bảo đảm chất lượng cua giống, cần có giải pháp chủ động
nguồn cua bố mẹ, được nuôi dưỡng hợp lý, bảo đảm chất lượng phôi trứng.
Cua mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của ấu trùng và cua giống,
vì vậy để có đàn cua mẹ cho đẻ đạt kết quả tốt, cần chọn cua mẹ dựa vào các chỉ
tiêu kỹ thuật sau:
Bảng 7.1.1. Các chỉ tiêu để chọn lựa cua mẹ
Chiều dài (cm)
Trọng lượng (gr)
Các chỉ tiêu khác của cua mẹ
Từ 12cm trở lên
Từ 400 g/con trở lên
Cá thể khoẻ mạnh, không bị
dập nát, chân bò và chân bơi
đầy đủ, đã giao vĩ, buồng

trứng phát triển từ giai đoạn 2
đến giai đoạn 4



Hình 7.1.2. Hình ảnh cua xanh bố mẹ
Nếu chọn cua cái đã giao vĩ: trước mùa sinh sản vào khoảng tháng 8, 9
cua cái đã giao vĩ có tuyến sinh dục phát triển thường đánh bắt được ở vùng
cửa sông, vùng biển ven bờ. Chọn những con cua cái lên gạch tốt, khỏe mạnh
còn nguyên càng, chân bò, chân bơi, tốt nhất là chọn những con cua vừa đánh
bắt được, chuyển về ao hoặc các bể xi măng để nuôi vỗ. Những con cua cái
như vậy thường có trọng lượng từ 250-800g. Tuỳ theo số lượng cần thiết mà
chọn cua, tốt nhất là chọn đủ số lượng cho một đợt cho đẻ để cùng thả nuôi
một lần.



10


Hình 7.1.3. Cua cái đã giao vĩ
Nếu chọn cua cái so: có trọng lượng từ 150 đến 200 gram, ghép đôi với
cua đực đã thành thục sinh dục, lột xác, giao vĩ, phát triển buồng trứng và đẻ
trứng. Chọn những con cua cái so nguyên vẹn, khỏe mạnh chắc (sắp cốm), đồng
thời chọn những con cua đực to (từ 300 đến 700g) nguyên vẹn khỏe mạnh theo
tỉ lệ 2 cái/ 1 đực đem thả nuôi trong ao, lồng, bể với mật độ như nuôi cua cái đã
giao vĩ. Đáng chú ý là nuôi cua cái so sắp cốm, chuẩn bị lột xác tiền giao vĩ ăn
rất ít hoặc không ăn, nhưng chúng cần được yên tĩnh để ghép đôi.



11

Trong thời gian từ 5-10 ngày
đến một tháng cua cái so (sống cùng
cua đực) hoàn thành ghép đôi, lột xác
và giao vĩ. Trong bể xin măng có thể
quan sát quá trình ghép đôi, lột xác và
giao vĩ. Quá trình giao vĩ kéo dài 4-5
giờ đến 1-2 ngày; Trong mùa sinh sản
một cua đực có thể giao vĩ với nhiều
cua cái.


Hình 7.1.4. quá trình ghép đôi, lột xác và
giao vĩ
Đem cua cái sau khi giao vĩ ra nuôi riêng, chăm sóc cho ăn để tuyến sinh
dục phát triển, chín và đẻ trứng. Từ lúc giao vĩ đến lúc đẻ trứng phải kéo dài 2-3
tháng hoặc hơn nữa. Sau khi lột xác kích thước cua cái tăng lên đột ngột và
trong quá trình phát dục trọng lượng của cua cũng tăng lên đáng kể (từ 70 đến
150% so với cua cái so).
Cua mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của ấu trùng và cua giống, vì
vậy để có đàn cua mẹ cho đẻ đạt kết quả tốt, cần chọn cua mẹ dựa vào các chỉ
tiêu kỹ thuật sau:
Bảng 7.1.2. Các chỉ tiêu để chọn lựa cua mẹ
Chiều dài (cm)
Trọng lượng (gr)
Các chỉ tiêu khác của cua mẹ
Từ 12cm trở lên
Từ 400 g/con trở
lên

Cá thể khoẻ mạnh, không bị dập
nát, chân bò và chân bơi đầy đủ, đã
giao vĩ, buồng trứng phát triển từ
giai đoạn 2 đến giai đoạn 4
2.2. Kỹ thuật nuôi cua đẻ và ấp trứng
- Nuôi vỗ cua mẹ: Hồ nuôi cua mẹ làm bằng xi măng hoặc nhựa,
composite, đáy hồ nghiêng về nơi thoát nước để thuận tiện trong quá trình thay
nước.


12

Diện tích đáy mỗi hồ từ 1 - 20m
2
,
độ sâu mức nước trong hồ từ 1,0 -
1,2m. Một phần ba đáy hồ có lớp
bùn cát hoặc cát có độ dày từ 15 -
20cm.


Hình 7.1.5. Hồ nuôi cua mẹ
Trong hồ nuôi cua mẹ, cần sục khí 24/24 giờ trong ngày và duy trì một số yếu tố
môi trường như sau:
Bảng 7.1.3. Môi trường nước dùng để nuôi cua mẹ
pH
H
2
S
mg/lít

NH
3
-N
mg/lít
NO
2
– N
mg/lít
Ðộ mặn
(%
0
)
Nhiệt độ
(oC)
8,0 - 8,5
< 0,01
< 0,01
< 0,01
30 - 35
27 - 29
Thời gian nuôi vỗ từ 10 - 30 ngày/1 đợt; Mật độ thả nuôi cua mẹ từ 2 - 3
con/m
2

Cho ăn: Thức ăn được làm giàu khoáng vi lượng và vitamin trước khi cho
cua mẹ ăn; Phương pháp cho ăn: Hằng ngày cho cua ăn làm 2 lần, sáng từ 5 - 7
giờ và chiều cho ăn vào lúc 17 - 18 giờ, trước mỗi lần cho ăn phải loại bỏ thức
ăn dư thừa. Thường xuyên thay đổi các loại thức ăn để cua mẹ sử dụng được tối
đa lượng thức ăn.
Chế độ nước : Hằng ngày thay 1/3 nước cũ, bổ sung nước mới; sau 3 - 5

ngày thay 100% nước cũ cấp nước mới.
- Cho đẻ: Kỹ thuật cho đẻ ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ sống và chất lượng
con giống
Ðịnh kỳ kiểm tra sự phát triển của tuyến sinh dục : 3 ngày/1 lần. Khi cua
mẹ có buồng trứng phát triển vào cuối giai đoạn IV, chúng ta tiến hành kích
thích cua mẹ đẻ bằng cách thay đổi độ mặn và tạo dòng nước chảy để gây hưng
phấn cho cua đẻ.
- Ấp trứng và chăm sóc:
Dùng vợt vớt cua mẹ ôm trứng ra khỏi hồ sâu, sau đó vệ sinh và chuyển
qua hồ ấp trứng. Hồ ấp trứng có thể tích từ 100 đến 150 lít. Ðể nâng cao tỷ lệ nở


13
và hạn chế ký sinh trùng bám vào trứng, cua mẹ ôm trứng được ấp bằng
phương pháp treo. Hằng ngày cho cua mẹ ấp trứng ăn một lần/ngày và thay
nước 100%. Trước khi trứng nở thành ấu trùng hai ngày, tiến hành xử lý trứng
phôi và cua mẹ, đồng thời ngừng cho cua mẹ ăn. Trong thời gian ấp trứng từ 13
- 17 ngày, cần duy trì sục khí liên tục 24/24 giờ và giữ cho môi trường nước
luôn trong sạch.
Bảng 7.1.4. Môi trường nước dùng để ấp trứng cua
pH
H
2
S
mg/lít
NH
3
-N
mg/lít
NO

2
– N
mg/lít
Ðộ mặn
(%
0
)
Nhiệt độ
(oC)
8,0 - 8,6
< 0,01
< 0,01
< 0,01
30 - 35
27 - 29
2.3. Kỹ thuật ương nuôi ấu trùng
Các giai đoạn phát triển của ấu trùng cua xanh là: Zoae 1,2,3,4,5,
Meagalope và cua bột; Trong qui trình sản xuất cua xanh giống, kỹ thuật quản lý
chăm sóc bể ương ấu trùng đóng vai trò đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa quyết
định sự thành công hay thất bại trong sản xuất. Vì vậy, đòi hỏi người nuôi phải
hiểu và vận dụng tốt những yêu cầu kỹ thuật của quy trình đề ra như:
- Những đặc điểm sinh học cơ bản của cua xanh cần thiết cho sản xuất
giống (về hình thái các giai đoạn ấu trùng, điều kiện môi trường sống, tính ăn
trong từng giai đoạn v.v ), kỹ thuật xử lý nguồn nước phù hợp điều kiện môi
trường nuôi, kỹ thuật sản xuất thức ăn tự nhiên (tảo), kỹ thuật sản xuất thức ăn
chế biến, kỹ thuật sử dụng thức ăn tươi sống (Artemia) để thực hiện quy trình
một cách chặt chẽ và đồng bộ.
- Thực hiện được các thao tác kỹ thuật trong quá trình sản xuất như: Xử
lý, thuần hóa và thả giống, kỹ thuật thu nauplius, thức ăn, chăm sóc, vệ sinh bể,
thay nước, mật độ ương ấu trùng, sử dụng thuốc trong quá trình ương, kịp thời

điều chỉnh một số vấn đề thường xảy ra trong quá trình nuôi.
- Kỹ thuật ương từ Zoae 1 đến Zoae 4,5


14

Hình 7.1.6. Zoae1
Hình 7.1.7 Zoae2
Hình 7.1.8. Zoae 3
Hình 7.1.9. Zoae 4,5
+ Hồ ương : Chọn hồ ương có thể tích từ 500 - 1000 lít. Hồ hình tròn,
đường kính từ 1,2 - 2m, đáy hồ có dạng hình cầu, mặt bên trong trơn nhẵn, mỗi
hồ sử dụng một viên đá sục khí.

Hồ ương và dụng cụ liên quan
được rửa sạch bằng xà phòng, sau đó
xử lý bằng chlorin nồng độ 200 ppm
trong thời gian 24 giờ. Trước khi cấp
nước để ương ấu trùng, tất cả các hồ
ương phải được rửa lại bằng nước
sạch, để khô sau đó cấp nước sản
xuất.

Hình 7.1.10 Hồ ương từ giai đoạn Zoae
đến cua bột


15
+ Thả ấu trùng Zoae 1 vào hồ ương với mật độ ấu trùng ban đầu 150
- 250 con/lít.

+ Thức ăn và phương pháp cho ăn : Luân trùng cho ăn ở giai đoạn Z1 và
đầu giai đoạn Zoae 2 , Brachionus cho ăn ở giai đoạn Zoae 3, Artemia, Nauplius
của Artemia cho ăn ở giai đoạn ấu trùng Zoae 4, 5; Hằng ngày cho ấu trùng ăn
từ 2 - 3 lần/ngày vào lúc 5 - 6 giờ; 15 - 18 giờ và 24 - 1 giờ. Duy trì mật độ thức
ăn trong hồ ương từ 10 – 20 con/ml


Không thay cấp nước trong suốt
quá trình ương nuôi. Hằng ngày kiểm
tra các yếu tố thuỷ lý, thuỷ hoá để xử
lý kịp thời các yếu tố môi trường khi
có những biến động xấu.


Hình 7.1.11 Thay nước, lọc và san thưa
ấu trùng cua
- Kỹ thuật ương từ giai đoạn Zoae 4, 5 đến cua bột

Hình 7.1.12. Giai đoạn ấu trùng
Megalope

Hình 7.1.13. Giai đoạn cua bột
+ Nuôi Artemia sinh khối để làm thức ăn cho giai đoạn ấu trùng Meagalope
trước đó từ 5 - 7 ngày.


16

Hình 7.1.14. Hình ảnh và nuôi Artemia làm thức ăn
+ Chuẩn bị nước đạt tiêu chuẩn (bảng 7), nước xử lý giống như trước dùng

để ương ấu trùng Zoae.
Bảng 7.1.5. Tiêu chuẩn nước dùng trong quá trình ương nuôi ấu trùng
Ðộ mặn
(%
0
)
pH
Oxy (mg/l)
NO
2
– N
(mg)
Fe
+2
(mg/l)
Nhiệt độ
(oC)
20 - 28
7,5 - 8,5
5,0
<0,1
<0,01
28- 30
+ Chọn hồ ximăng có thể tích từ 5 - 6m
3
, độ sâu mức nước 1,2m, cấp đầy
nước biển vào hồ ương, lắp hệ thống sục khí : 5 vòi khí/1 hồ, cấp thức ăn là
Artemia sinh khối và Nauplius của Artemia.
+ Thu ấu trùng Zoae 4, 5: Xiphông sạch toàn bộ hồ ương trước khi thu ấu
trùng; tắt sục khí và để như vậy từ 3 - 5 phút; thubằng cách xi phông toàn bộ ấu

trùng Zoae 5 và Megalope vào xô để chuyển ra hồ ương Zoae 5 và Megalope.
+ Chuyển số ấu trùng vừa thu vào hồ ương. Với mật độ khoảng 50 cá thể/1
lít.
+ Thức ăn và phương pháp cho ăn: Nauplius của Artemia cho ăn hết giai
đoạn Zoae 4, 5 và Megalope. Artemia sinh khối cho ấu trùng ăn 5 ngày đầu,
hằng ngày cho ăn 3 lần : Sáng từ 5 - 6 giờ; chiều từ 17 - 18 giờ và tối từ 24 - 1
giờ.

Mật độ nauplius cho ăn duy trì từ 20 -
25 cá thể/lít.



17
Hình 7.1.15. Thả nauplius vào bể ương
Khoảng 2 - 3 ngày cuối của giai đoạn ấu trùng Megalope, cho ấu trùng ăn
thêm thức ăn chế biến. Khi giai đoạn Megalope kết thúc, vẫn tiếp tục cho ăn
Artemia sinh khối và thức ăn chế biến cho đến khi thu hoạch cua bột từ 3 - 5
ngày tuổi.


Hình 7.1.16. Thức ăn chế biến
+ Định kỳ vệ sinh, xi phông đáy bể loại bỏ thức ăn dư thừa và những cá
thể chết do không chuyển giai đoạn từ Zoae 5 sang Megalope và từ Megalope
sang cua bột; kiểm tra các yếu tố môi trường để kịp thời xử lý khi các yếu tố
môi trường biến động ảnh hưởng xấu đến đời sống ấu trùng bằng các chế phẩm
làm sạch nước và nền đáy ao, bể ương cua như QT 002 hoặc men vi sinh Super
EMC có tác dụng phân hủy nhanh các chất hữu cơ dư thừa trong nước và nền
đáy bể ương nuôi.



Hình 7.1.17. Men vi sinh và chế phẩm xử lý nước
2.4. Phòng và trị bệnh
Trong quá trình nuôi ấu trùng, do mật độ ấu trùng cao, môi trường là nước
nên bệnh tật rất dễ lây lan. Do đó những biện pháp kỹ thuật đúng đắn xuyên suốt


18
toàn bộ quy trình từ khâu xử lý nước, chuẩn bị bể, chuẩn bị thức ăn, quá
trình vận hành chăm sóc được xem là phương pháp phòng ngừa bệnh hữu hiệu
nhất. Bởi vì nếu kiểm soát được các yếu tố môi trường và thức ăn phù hợp sẽ
giúp ấu trùng phát triển nhanh, khỏe mạnh có khả năng kháng bệnh. Ngoài ra
trong quá trình sản xuất, có thể sử dụng một số loại thuốc, hóa chất để hạn chế
phát triển một số loại nấm, vi khuẩn gây bệnh.
Phòng bệnh cho cua là phải quản lý chất lượng nước nuôi tốt, nuôi cua bố mẹ
tốt, sản xuất Nauplius khỏe mạnh, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, không thể
xảy ra hiện tượng sốc trong quá trình ương, cua sẽ phát triển nhanh, khỏe mạnh
và lấn át bệnh tật.
Phải thường xuyên quan sát ấu trùng qua kính hiển vi, khi thấy xuất hiện dấu
hiệu gây bệnh, phải trị ngay mới mang lại hiệu quả.
Hai bệnh thường gặp nhất trong quá trình ương là bệnh trùng loa kèn trên ấu
trùng Zoae và bệnh phát sáng trên ấu trùng cua giống
Bệnh trùng loa kèn: Trùng loa kèn là nhóm ký sinh trùng bao gồm các giống
loài Vorticella, Zoothamnium, Carchesium, Epistylis, Apisoma, Scyphidia,
Acineta, Tokophrya, Podophyria, Capriniana,… nhóm trùng này thường hiện
diện trong môi trường nước và gây bệnh cho cá, cua, tôm đặc biệt là giai đoạn
ấu trùng

Hình 7.1.18. Hình ảnh trùng loa kèn và ấu trùng Zoae bị bệnh
Bệnh phát sáng thường xảy ra trong tất cả các giai đoạn ấu trùng cua

giống có hiện tượng phát sáng khi nhiễm Vibrio parahaemolyticus và Vibrio
harveyi.


19

Do các loại vi khuẩn Vibrio có
nguồn gốc từ nước biển gây nên; vì vậy,
việc phòng bệnh sẽ thông qua việc xử lý
thật kỹ nguồn nước nuôi.

Hình 7.1.19. Quan sát cua bệnh

Phòng bệnh trùng loa kèn và bệnh phát sáng ở ấu trùng cua xanh bằng
cách lọc kỹ nguồn nước, định kỳ 3 tháng thay cát bể lọc một lần; nước trước khi
đưa vào ương nuôi phải được xử lý bằng tia cực tím hoặc ozone; cua mẹ cần
được tắm hai ngày một lần bằng thuốc tím
Như vậy, trong quá trình ương ấu trùng cua cần thực hiện tốt việc phòng
ngừa để tránh xảy ra bệnh; khi đã xảy ra bệnh và phải dùng đến biện pháp điều
trị sẽ làm giảm chất lượng con giống.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành của học viên
Câu hỏi thảo luận nhóm số 7.1.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến chất
lượng giống cua xanh trong quá trình ương?
Mục tiêu: Củng cố kiến thức để hiểu về việc đảm bảo chất lượng trong quá
trình ương cua xanh giống
Bài kiểm tra trắc nghiệm số 7.1.2. Nội dung là hiểu các yếu tố ảnh hưởng
đến chất lượng cua xanh giống
C. Ghi nhớ
- Chất lượng giống cua xanh có vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng quyết
định đến giá trị kinh tế cũng như tạo được uy tín và thương hiệu cho nhà sản

xuất trên thị trường.
- Bốn yếu tố chính ảnh hưởng đến chất lượng giống cua xanh, đó là:
+ Chất lượng cua bố mẹ
+ Kỹ thuật cho đẻ
+ Kỹ thuật ương nuôi
+ Phòng và trị bệnh


20

BÀI 2. KHẢO SÁT THỊ TRƯỜNG VÀ HỢP ĐỒNG BÁN
GIỐNG CUA XANH
Mã bài: MĐ07-2
Mục tiêu
- Lựa chọn, ghi chép và tổng hợp được các thông tin khảo sát;
- Tính toán được giá cả bình quân cua xanh giống trên thị trường.
- Thực hiện được các nghiệp vụ bán cua giống như: soạn thảo hợp đồng, thực
hiện và thanh lý hợp đồng;
- Tuân thủ các quy định khi thực hiện soạn thảo, thực hiện hợp đồng bán cua
giống.
A. Nội dung
1. Khảo sát thị trường
1.1. Mục đích, ý nghĩa
- Khảo sát thị trường nhằm xác định khả năng tiêu thụ cua xanh giống của
cơ sở sản xuất trên địa bàn xác định. Trên cơ sở đó nâng cao khả năng thích ứng
với thị trường, từ đó tiến hành tổ chức sản xuất và tiêu thụ cua giống của cơ sở
có hiệu quả theo yêu cầu của thị trường.
- Khảo sát thị trường gồm:
+ Tìm hiểu khả năng tiêu thụ giống cua xanh của cơ sở sản xuất vào thị
trường.

+ Tìm hiểu các đối tượng sẽ tiêu thụ giống cua xanh của cơ sở về giá cả, số
lượng, chất lượng, thời gian và địa điểm.
+ Nghiên cứu cạnh tranh: Xác định số lượng, chất lượng, giá cả của các cơ
sở sản xuất giống cua xanh và đối tượng khách hàng của họ.
- Qua công tác khảo sát thị trường, cơ sở sản xuất giống sẽ đề ra những đối
sách phù hợp nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu khách hàng để nâng cao hiệu quả
tiêu thụ cũng như hiệu quả sản xuất.
1.2. Các phương pháp khảo sát
- Phương pháp khảo sát tại văn phòng làm việc.


21

Hình 7.2.1.a. Khảo sát qua điện thoại

Hình 7.2.1.b. Khảo sát trực tiếp

Hình 7.2.1.c. Khảo sát qua mạng Internet

Hình 7.2.1.d. Khảo sát qua sách, báo
Hình 7.2.1. Một số phương pháp khảo sát tại văn phòng làm việc
- Phương pháp khảo sát tại hiện trường: Quan sát trực tiếp hoặc dùng các
máy móc, chụp ảnh, quay video

Hình 7.2.2.a. Chụp ảnh, quay video

Hình 7.2.2.b. Tham quan cơ sở sản xuất
Hình 7.2.2. Các phương pháp khảo sát tại hiện trường
1.3. Thực hiện khảo sát thị trường




22
1.3.1. Thu thập thông tin
Tổ chức thu thập hợp lý các nguồn thông tin về nhu cầu của thị trường. Các
thông tin đó bao gồm:
- Thông tin về chất lượng cua xanh giống trên thị trường: Kích cỡ, giá cả,
v.v ;
- Thông tin về cơ sở sản xuất giống: Có bao nhiêu cơ sở trong vùng; xu thế
phát triển của các cơ sở đó trong tương lai; Mức độ đáp ứng của các cơ sở hiện
có đối với nhu cầu thị trường, dịch vụ cung cấp cua giống của các cơ sở,v.v ;
- Thông tin về tiêu thụ sản phẩm: Cua xanh giống được tiêu thụ như thế
nào, bao nhiêu, ở đâu, giá bán trên thị trường trong vùng và sự biến động của giá
trên thị trường, v.v ;
- Đối tượng tiêu thụ cua xanh giống: Các cơ sở nuôi, thị hiếu, sức mua, v.v
;
- Thông tin về các chính sách của nhà nước về hỗ trợ phát triển sản xuất
cho nông dân
1.3.2. Phân tích và xử lý thông tin
Cần phân tích và xử lý đúng thông tin thu thập được về nhu cầu các loại thị
trường. Cơ sở sản xuất phải biết lựa chọn những thông tin đáng tin cậy để tránh
sai lầm khi ra quyết định. Việc xử lý thông tin phải đảm bảo tính khả thi trên các
điều kiện sản xuất của cơ sở. Qua khảo sát nhu cầu thị trường phải giải quyết
được các vấn đề sau:
- Xác định yêu cầu của thị trường về giống cua xanh: Kích cỡ, chất lượng,
bao bì, phương thức thanh toán, giao hàng, vận chuyển, v.v ;
- Ước lượng giá cả, giá bình quân trên thị trường trong từng thời điểm;
- Ước lượng có bao nhiêu khách hàng sẽ mua cua xanh giống trong thời
gian tới và sẽ mua bao nhiêu;
- Xác định quảng cáo như thế nào sao cho có hiệu quả;

- Tình hình hoạt động sản xuất của các đối tượng cạnh tranh trên thị
trường;
1.3.3. Xác định nhu cầu thị trường
Kết quả của quá trình xử lý thông tin giúp đưa ra các quyết định như:
- Xác định thị trường tiêu thụ;
- Quyết định giá bán;
- Số lượng cua xanh giống dự trữ cho tiêu thụ;
- Xác định các hoạt động xúc tiến tiêu thụ.
Nhu cầu thị trường rất lớn song cơ sở sản xuất phải biết lựa chọn phù hợp
với khả năng của mình.


23
2. Khảo sát giá cả thị trường
3.1. Tìm hiểu giá cả từ các cơ sở sản xuất giống trong vùng
Bước 1. Tìm hiểu địa chỉ các cơ sở sản xuất giống trong vùng
- Tìm hiểu qua danh bạ điện thoại
- Tìm hiểu qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài phát
thanh, truyền hình, internet,
- Tìm hiểu qua cơ quan chức năng liên quan: cơ quan đăng ký sản xuất kinh
doanh, cơ quan quản lý thị trường, cơ quan thuế
Bước 2. Chọn địa chỉ khảo sát
- Địa chỉ được chọn phải phân đều cho các vùng.
- Chú ý các cơ sở sản xuất đã có thương hiệu, có uy tín trên thị trường.
Bước 3. Khảo sát tại các địa chỉ đã được chọn
- Các thông tin cần thu thập: số lượng bán ra, giá bán, quy trình sản xuất…
- Thực hiện khảo sát
+ Cách 1. Đóng vai là người mua, có nhu cầu trực tiếp về nuôi cua xanh
+ Cách 2. Đóng vai là người của đại lý chuyên mua và bán cua xanh giống
3.2. Tìm hiểu giá cả từ các cơ sở tiêu thụ (nuôi cua xanh) trong vùng

- Tìm hiểu qua danh bạ điện thoại
- Tìm hiểu qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài phát
thanh, truyền hình, internet,
- Tìm hiểu qua cơ quan chức năng liên quan: cơ quan đăng ký kinh doanh,
cơ quan quản lý thị trường, cơ quan thuế
- Tìm hiểu từ các nguồn thông tin khác: bạn bè, người thân.
- Các thông tin cần thu thập: Sản lượng nuôi bình quân, mùa vụ nuôi, giá
và nơi mua cua giống, …
3.3. Tính giá cả bình quân cua xanh giống trên thị trường
Bước 1. Chọn giá ít nhất của 03 cơ sở sản xuất giống và 03 cơ sở nuôi cua
xanh trong vùng đã khảo sát
Bước 2. Cộng tất cả các giá lại và chia trung bình để tính giá bình quân cua
xanh giống trên thị trường.
2.4. Xác định giá bán
Giá bán = giá thành + chi phí lưu thông + lợi nhuận dự kiến.
Tuy nhiên, giá bán phải phù hợp với giá bình quân chung của cua xanh
giống trên thị trường tại thời điểm đó (có thể tăng hoặc giảm cho phù hợp).


24
3. Hợp đồng bán cua giống
3.1. Các hình thức bán cua xanh giống
3.1.1. Bán trực tiếp: Cua giống được bán trực tiếp đến cơ sở nuôi không
qua khâu trung gian.




3.1.2. Bán cua giống thông qua tổ chức trung gian: cơ sở sản xuất bán cua
giống cho các cơ sở nuôi thông qua các đại lý, thương lái




Khi bán cua xanh giống, để dễ xử lý khi có xảy ra tranh chấp giữa bên mua
và bên bán mà không có một văn bản hay một chứng từ nào cụ thể, cần phải
thực hiện việc ký kết hợp đồng kinh tế về mua bán.
3.2. Các yêu cầu cơ bản của bản hợp đồng
Hợp đồng là văn bản chứng từ ghi rõ các điều khoản ràng buộc của hai bên,
trên giấy và có chữ ký, con dấu của hai bên. Hợp đồng phải ghi rõ nếu một trong
hai bên không thực hiện các nghĩa vụ của mình thì sẽ có các hình thức xử lý theo
pháp luật hiện hành.
Hợp đồng phải ghi rõ phương pháp giải quyết các kiện tụng, tranh chấp xảy
ra.
Hợp đồng phải được lập bằng ngôn từ chung, chính xác, cụ thể, thống nhất
giữa hai bên.
Sau khi ký kết hợp đồng các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp cần xác định rõ
trách nhiệm, nội dung và yêu cầu công việc, cố gắng không để sai sót sẽ là cơ sở
phát sinh các khiếu nại.

3.3. Các nội dung chính phải có trong một hợp đồng
- Tên hợp đồng
- Những căn cứ thiết lập hợp đồng: Căn cứ vào những văn bản pháp lý để
xây dựng một hợp đồng kinh tế:
+ Căn cứ vào quyết định, công văn của các cấp
+ Căn cứ vào nhu cầu công việc thực tế
- Thời điểm lập hợp đồng.
Cơ sở sản xuất
giống cua xanh

Đại lý,

thương lái
Cơ sở nuôi
cua xanh
Cơ sở sản xuất cua xanh
giống

Cơ sở nuôi
cua xanh

×